3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Các giả thuyết của nghiên cứ u
Giả thuyết 1 (ký hiệu H.1) : Tấm chắn thuế bằng nợ có thể tác động thuận chiều (+) hoặc nghịch chiều (-) lên tỷsuất nợ.
Theo lý thuyết đánh đổi TOT, lãi vayđược tính vào chi phí hợp lý, nên công ty chịu thuế
suất cao sẽ muốn tăng tỷtrọng nợ đểtận dụng tấm chắn thuế. Như chương 2 đềcập, một số nghiên cứu thực nghiệm hỗ trợ điều này song cũng có nghiên cứu tìm thấy kết quả
tố này. Vì vậy, giả thuyết phát biểu tấm chắn thuế bằng nợ có thể tác động (+/-) lên tỷ
suất nợ.
Giảthuyết 2(ký hiệu H.2):Tấm chắn thuếphi nợ vay tác động nghịch (-) lên tỷsuất nợ.
Doanh nghiệp, thay vì sử dụng chi phí lãi vay, luôn sẵn sàng khai thác các chi phí khác
như khấu hao, nghiên cứu và phát triển R&D hoặc những điều kiện ưu đãi thuế để tiết giảm số thuế phải nộp. Vì vậy, giả thuyết phát biểu tấm chắn thuế phi-nợ-vay được kỳ
vọng tỷlệnghịch với tỷsuất nợ.
Giả thuyết 3 (ký hiệu H.3) : Hiệu quả kinh doanh có thể tác động thuận chiều (+) hoặc nghịch chiều (-) lên tỷsuất nợ.
Theo lý thuyết đánh đổi TOT, công ty lợi nhuận cao sẽ có năng lực tài chính trảnợnên
được kỳ vọng đi vay nhiều hơn. Trong khi lý thuyết trật tự phân hạng POT cho rằng công ty lợi nhuận cao sẽ có ít động cơ sửdụng nợdo họ được tài trợtừdòng tiền của thu nhập giữlại. Lý thuyết chi phí đại diện ACT cho rằng giới điều hànhởcác doanh nghiệp lãi cao sẽ ít sử dụng nợ hơn vì họ không muốn quyết định mất đi tính linh động bởi những nghĩa vụvới trái chủ. Kết quảthực nghiệm trước đây thảo luậnở chương 2 đều hỗ
trợcho các lý thuyết này nên giả thuyết phát biểu hiệu quả kinh doanh có thể tác động (+/-) lên tỷsuất nợ.
Giảthuyết 4 (ký hiệu H.4) : Quy mô doanh nghiệp có thể tác động thuận chiều (+) hoặc nghịch chiều (-) lên tỷsuất nợ.
Theo lý thuyết đánh đổi TOT, doanh nghiệp quy mô lớn ít bị nguy cơ phá sản nên dễ
phát hành và sửdụng nợnhiều hơn. Trong khi lý thuyết thông tin bất cân xứng AIT cho rằng các hãng lớn phải đối diện với tình trạng thông tin bất cân xứng trong việc lựa chọn nguồn tài trợ nội bộ hay bên ngoài, vì vậy khó thu hút được trái chủ. Kết quả thực nghiệm trước đây thảo luận ở chương 2 đều hỗ trợ cho những lý thuyết này nên giả
Giả thuyết 5 (ký hiệu H.5) :Cơ hội tăng trưởng có thể tác động thuận chiều (+) hoặc nghịch chiều (-) lên tỷsuất nợ.
Theo lý thuyết đánh đổi TOT, doanh nghiệp tăng trưởng nhanh sẽcó tiềm năng cao hơn
về gia tăng thu nhập, nên có khuynh hướng sửdụng nợnhiều hơn. Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng POT cho rằng có mối tương quan âm do sự gia tăng thu nhập sẽ tạo nguồn lợi nhuận giữ lại cho tài trợ thay vì phải đi vay bên ngoài. Kết quả thực nghiệm
trước đây thảo luận ở chương 2 đều hỗ trợ cho những lý thuyết này nên giả thuyết phát biểu cơ hội tăng trưởng có thể tác động (+/-) lên tỷsuất nợ.
Giả thuyết 6 (ký hiệu H.6) : Tài sản cố định hữu hình tácđộng thuận chiều (+) lên tỷ
suất nợ, ngoại trừnợngắn hạn.
Tài sản cố định hữu hình dễnhận biết và kiểm soát, có tính thếchấp cao, giúp giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng giữa trái chủ và doanh nghiệp Theo lý thuyết chi phí đại diện ACT, doanh nghiệp sởhữu nhiều tài sản cố định hữu hình sẽ dễ đi vay hơn. Ngoài ra, điều kiện an toàn tài chính cũng đòi hỏi tài sản cố định hữu hình phải được tài trợtừ
nợdài hạn còn nợ ngắn hạn dành cho tài sản lưu động. Kết quả thực nghiệm trước đây
thảo luận ở chương 2 hỗ trợ cho lý thuyết này nên giả thuyết phát biểu tài sản cố định hữu hình tácđộng thuận chiều (+) lên tỷ suất nợ, ngoại trừ tỷsuất nợngắn hạn kỳvọng sẽcó mối tương quan nghịch (-).
Giảthuyết 7 (ký hiệu H.7) :Tính thâm dụng tài sản có thể tác động thuận chiều (+) hoặc nghịch chiều (-) lên tỷsuất nợ.
Theo lý thuyết đánh đổi TOT và một sốkết quảthực nghiệm, doanh nghiệp có tính thâm dụng tài sản cố định (hữu hình và vô hình) sẽ dễ đi vay do có tài sản đảm bảo hơn là
doanh nghiệp thâm dụng nhân công. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu thực nghiệm cho kết quảmối tương quan nghịch, như chương 2 đềcập, vì thâm dụng tài sản làm đòn bẩy hoạt
động cao, dẫn tới rủi ro thu nhập tương lai khiến trái chủ quan ngại về khả năng vỡ nợ
mà không muốn cho vay. Vì thế, giả thuyết phát biểu tính thâm dụng tài sản có thể tác
Giả thuyết 8 (ký hiệu H.8) :Rủi ro kinh doanh có thể tác động thuận chiều (+) hoặc nghịch chiều (-) lên tỷsuất nợ.
Lý thuyết đánh đổi TOT cho rằng doanh nghiệp đối phó với rủi ro cao thường có nguy
cơ phá sản nên không hấp dẫn trái chủ. Tuy nhiên, đặc điểm thểchếvới vai trò chính phủ thường bảo trợcác khoản tín dụng ngân hàng hay trái phiếu phát hành cho doanh nghiệp
Nhà nước, có thể làm dấu của tương quan này trở thành thuận chiều như kết quả thực nghiệm ở chương 2 đã chỉ ra. Vì thế, giả thuyết phát biểu rủi ro kinh doanh có thể tác
động (+/-) lên tỷsuất nợ.
Giảthuyết 9 (ký hiệu H.9) : Tính thanh khoản tác động nghịch chiều (-) lên tỷsuất nợ.
Lý thuyết trật tự phân hạng POT và kết quả thực nghiệm cho thấy tính thanh khoản
tương quan nghịch (-) với cấu trúc tài chính như chương 2 đã thảo luận. Vì vậy, giả
thuyết phát biểu tính thanh khoản kỳvọng sẽtỷlệnghịch với tỷsuất nợ.
Giả thuyết 10 (ký hiệu H.10) :Đa dạng hóa sản phẩm có thể tác động thuận chiều (+) hoặc nghịch chiều (-) lên tỷsuất nợ.
Chiến lược kinh doanh bằng đa dạng hóa giúp tăng doanh sốvà giảm rủi ro tài chính vì thếcông ty dễtiếp cận với nguồn tài trợtừnợvay. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng rủi ro
kinh doanh do đầu tư dàn trải khiến trái chủyêu cầu phần bù lãi suất cao hơn, làm giảm
động cơ sử dụng nợ. Kết quảthực nghiệm trước đây đềcậpở chương 2 hỗtrợcho cảhai nhận định này nên giảthuyết phát biểu đa dạng hóa có thể tác động (+/-) lên tỷsuất nợ.
Giảthuyết 11(ký hiệu H.11):Tài sản chuyên biệt tác động nghịch chiều (-) lên tỷsuất nợ.
Theo lý thuyết chi phí giao dịch TCE và kết quả thực nghiệm thảo luận ở chương 2,
doanh nghiệp đầu tư và khai thác tài sản có tính chuyên biệt cao (nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh) thường có đòn bẩy tài chính thấp. Vì vậy, giả thuyết phát biểu tài sản chuyên biệt kỳvọng sẽtỷlệnghịch với tỷsuất nợ.
Các doanh nghiệp Nhà nước được xem có rủi ro kinh doanh thấp hơn công ty dân doanh
do có sự bảo trợngầm từchính phủ. Như chương 2 đã thảo luận, trong một nền kinh tế
chuyển đổi dựa chủ yếu vào tài trợ ngân hàng và ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm vai trò chủyếu trong hệthống, doanh nghiệp Nhà nước sẽ được ưu tiên và dễ tiếp cận nguồn vốn vay. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp Nhà nước, sựkhác biệt giữa chi phí
đại diện của nợ vay và chi phí đại diện của nguồn vốn nội bộlà nhỏ, nên ảnh hưởng của thu nhập giữlại lên hệsốnợ ít hơn so với các công ty thuộc thành phần kinh tếkhác. Vì vậy, giảthuyết phát biểu yếu tốsởhữu Nhà nước kỳvọng sẽtỷlệthuận với tỷsuất nợ.
Giảthuyết 13 (ký hiệu H.13):Điều kiện niêm yết tác động thuận chiều (+) lên tỷsuất nợ.
Các công ty niêm yết trên sàn TPHCM (HSX) phải đáp ứng những điều kiện cao hơn so
với sàn Hà Nội (HNX) về quy mô vốn, kết quả hoạt động, phát hành trái phiếu và cổ
phiếu có quyền biểu quyết. Theo lý thuyết đánh đổi TOT, Những doanh nghiệp này sẽcó rủi ro phá sản thấp hơn và vì thế, trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển, có
điều kiện tăng cường tỷtrọng nợso với khối doanh nghiệp trên sàn Hà Nội. Các yêu cầu
cao hơn về niêm yết tại sàn TPHCM làm những doanh nghiệp ở đây có khả năng nhận
được hệsốtín dụng cao hơn từphía trái chủ. Vì những nguyên nhân trên, giảthuyết phát biểu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX có tỷ suất nợ cao hơn các doanh nghiệp trên sàn HNX.
Tiếp theo sau đây nghiên cứu sẽ đi vào xác định cách thức định lượng các biến sốtrong mô hình dựa trên tính thuận tiện của dữliệu thu thập được.