Các biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 61)

3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4.4.Các biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình

Trong các biến số giải thích đưa vào mô hình hồi quy để ước lượng, có hai biến hoàn toàn không tìm thấy mối quan hệnào có ý nghĩa thống kê với các tỷsuất nợ.

Trước hết, là biến rủi ro kinh doanh (biến RISK). Biến này quan hệ thuận chiều (+)với các tỷ suất nợ. Điều này có thể giải thích được trong một môi trường thể chế như Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước có rủi ro kinh doanh lớn có thểnhận những khoản vay chỉ định hay phát hành trái phiếu có bảo trợ từ chính phủ. Những khoản tài trợ này

thường không dựa trên các tiêu chí thị trường. Tuy nhiên, ở đây không đi sâu phân tích hơn kết quả tương quan vì chúng không có ý nghĩa thống kê.

Và biến còn lại là biến ngành INDS9(nông nghiệp). Theo kết quả ước lượng, ngành nông nghiệp có quan hệtỷlệnghịch với các tỷsuất nợ, nhưng đều không có ý nghĩa thống kê.

Tổng lại qua kết quảphân tích trên, có thểrút ra một sốkết luận sau :

Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp quan hệnghịch chiều (-) với hiệu quảkinh doanh,

điều kiện niêm yết,tấm chắn thuế, tính thanh khoản, đa dạng hóa và mức độ thâm dụng tài sản. Các nhân tố tác động thuận chiều (+) gồm cơ hội tăng trưởng, quy mô và tài sản

cố định, sở hữu Nhà nước. Tính chuyên biệt tài sản nghịch chiều (-) với tỷ suất nợdài hạn nhưng lại thuận chiều (+) với nợngắn hạn. Trong sốcác tác nhân trên, hiệu quảkinh doanh là nhân tố tác động lớn nhất trong thay đổi cấu trúc tài chính và đa dạng hóa có

ảnh hưởng ít nhất. Kết quả này phù hợp với các giảthuyết đã nêu, ngoại trừ trường hợp của nhân tố điều kiện niêm yết (tuy nhiên vẫn có thể giải thích điều này bằng lý thuyết trật tựphân hạng POT). Ngoài ra, biến rủi ro kinh doanh không có ý nghĩa thống kê.

So sánh kết hợp dấu tương quan giữa các nhân tốvới đòn bẫy tài chính từkết quảthực nghiệm cho thấy : (1) Lợi nhuận và tính thanh khoản quan hệnghịch chiều (-) hàm ý các doanh nghiệp lợi nhuận cao và có tính thanh khoản tốt sẽ ưu tiên khai thác các nguồn quỹtừlợi nhuận giữlại trước khi sửdụng nợ như lý thuyết trật tựphân hạng POT đã chỉ ra; (2) Quy mô và TSCĐ tương quan (+) với đòn bẫy nợhàm ý doanh nghiệp quy mô lớn có rủi ro thấp và có TSCĐ đểthếchấp sẽ gia tăng sửdụng nợ. Hệsốcủa biến TANG cao

nhất trong các hệ số của những biến có quan hệ thuận chiều với đòn bẫy nợ cho thấy

TSCĐ với vai trò làm tài sản thếchấp là nhân tốquan trọng hàng đầu để huy động nợdài hạn cũng như nguồn tài trợtừ ngân hàng; và (3) Quy mô doanh nghiệp tương quan (+)

trong khi hiệu quả kinh doanh tương quan (-) với đòn bẫy nợ, hàm ý các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs có hiệu quảkinh doanh tốt sẽgặp bất lợi trong việc tiếp cận nguồn tài trợbằng nợ.

Ảnh hưởng của môi trường thể chế: yếu tố sởhữu Nhà nước giúp doanh nghiệp khai

thác đòn bẩy nợ nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ quyết định cơ cấu tài chính của doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm của bản thân họ mà còn chịu ảnh hưởng bởi môi trường thểchế nơihọ đang hoạt động.

Ảnh hưởng ngành : cấu trúc tài chính giữa các ngành khác nhau, trong đó nhóm ngành

sử dụng nợcao nhất là xây dựng và bất động sản. Điều này khá phù hợp thực tế trong thời gian qua.

Lý thuyết đánh đổi TOT và lý thuyết trật tựphân hạng POTđóng vai trò chủyếu trong việc giải thích quyết định cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 61)