Nắm bắt được vị trí quan trọng của ngành và xu thế của thời đại, hàng loạt công ty được thành lập và ngày càng phát triển, mở rộng hoạt động, cung cấp ngày càng nhiều những sản phẩm và d
Trang 1HỌC VIỆN TÀI CHÍNHKHOA NGÂN HÀNG-BẢO HIỂM
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
Giảng viên hướng dẫn:
Lớp:
Hà Nội-2019
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) bao gồm tất cả các nhóm ngành công nghệ (sử dụng hệ thống máy tính, phần mềm, và mạng lưới internet) được sử dụng cho việc xử lý và phân phối dữ liệu, lưu trữ, trao đổi và sử dụng thông tin dưới tất cả các hình thức dữ liệu (dữ liệu kinh doanh, tin đàm thoại, hình ảnh phim, các bài thuyết trình đa phương tiện, và các hình thức khác)
Trong thời kỳ hội nhập, Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn mang đến sự phát triển vượt bậc cho khoa học kỹ thuật Nắm bắt được vị trí quan trọng của ngành và xu thế của thời đại, hàng loạt công ty được thành lập và ngày càng phát triển, mở rộng hoạt động, cung cấp ngày càng nhiều những sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, với chất lượng ngày càng hiện đại, phong phú, thiết thực hơn, đáp ứng ngày càng đầy đủ các nhu cầu trong cuộc sống Trong đó FPT luôn là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam
Chính vì vậy nhóm đã lựa chọn Công ty cổ phần FPT làm để tài phân tích
Năm 2006 Công ty FPT chính thức tham gia thị trường Chứng khoán
Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức tham gia giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HSTC) FPT trở thành công ty ICT đầu tiên của Việt Nam lên sàn chứng khoán với mã chứng khoán là “FPT” cổ phiếu FPT chính thức niêm yết trên sàn HOSE với gần 61 triệu đơn vị Mức giá khởi điểm cho phiên giaodịch hôm đó là 160.000 đồng, tuy nhiên đến chốt phiên giao dịch mỗi cổ phần FPTđược trao tay ở mức 400.000 đồng
Trang 3PHẦN 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ, TÌNH HÌNH NGÀNH GIAI ĐOẠN 2007-2018.
Năm 2007
I Tình hình thị trường (nền kinh tế vĩ mô)
Môi trường chính sách vĩ mô 2007 là năm Việt Nam đánh dấu nhiều mốc quan trọng: Ngày 1/11/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO; Việt Nam được bầu làm uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, khẳng định uy tín và vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế Song song với đó, Kinh tế đạt mức tăng trưởng 8,5%, cao nhấttrong vòng 10 năm qua; nguồn vốn đầu tư phát triển được huy động ở mức kỷ lục Vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 464.500 tỷ đồng, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 20
tỷ USD (Theo Thông tấn xã Việt Nam) Môi trường chính sách vĩ mô cũng như môi trường kinh doanh có rất nhiều sự thay đổi
II Tình hình ngành
Năm 2007 đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng của ngành công nghệ thông tin qua các sự kiện sau:
1- Thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông
Ngày 02/8/2007, Quốc hội đã chính thức phê chuẩn việc thành lập Bộ Thông tin vàTruyền thông, trên cơ sở hợp nhất Bộ Bưu chính, Viễn thông và chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản của Bộ Văn hóa Thông tin Ông Lê Doãn Hợp được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Việc thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông không chỉ là sự đổi tên thông thường
và phép cộng đơn giản các chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT, báo chí, xuất bản, phát thanh - truyền hình, mà còn thể hiện một tư duy mớitrong quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý Việc thành lập Bộ Thông tin và Truyền thông cũng phù hợp với xu thế phát triển và hội tụ giữa công nghiệp nội dung và hạ tầng truyền thông của thế giới
BCVT-2 Luật Công nghệ thông tin chính thức có hiệu lực
Trang 4Ngày 21/7/2006, tại Văn phòng Chủ tịch nước, đã diễn ra lễ công bố Lệnh của Chủtịch nước số 09/2006/L-CTN về Luật Công nghệ thông tin Luật CNTT chính thức
có hiệu lực từ ngày 1/1/2007
Luật CNTT gồm 6 chương, 79 điều Việc ban hành Luật CNTT là rất cần thiết, nhằm tạo hành lang pháp lý cơ bản để điều chỉnh các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, tạo điều kiện thuận lợi để từng bước phát triển kinh tế tri thức, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh Mặt khác, việc ban hành Luật CNTT nhằm tạo sự đồng bộ với các quy định trong các đạo luật có liên quan đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế với ASEAN, APEC, WTO…
3 Đạt và vượt số thuê bao điện thoại của kế hoạch 5 năm (2006-2010) do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra
Mật độ điện thoại của Việt Nam đạt 35 máy/100 dân đúng vào ngày mùng Một Tết Đinh Hợi (17/2/2007) Với con số này, ngành BCVT đã hoàn thành trước 3 năm chỉ tiêu về mật độ điện thoại mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra cho kế hoạch 5 năm (2006-2010) Kết quả này là nỗ lực phấn đấu liên tục của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong các năm qua Hiện Việt Nam đã đạt 46 triệu thuêbao điện thoại, trong đó thuê bao di động chiếm 75% và mật độ điện thoại là 54 máy/100 dân Với con số này, Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển điện thoại nhanh trên thế giới
4 10 năm phát triển và hội nhập của Internet Việt Nam
Ngày 19/11/1997, Việt Nam đã chính thức kết nối vào mạng Internet toàn cầu Sau
10 năm phát triển, Việt Nam đã có hơn 5 triệu thuê bao Internet, với hơn 18 triệu người sử dụng thường xuyên, chiếm 21,6% dân số, vượt mức trung bình của thế giới và châu Á Việt Nam là nước triển khai khá sớm nhiều dịch vụ Internet hiện đại như điện thoại Internet, Wimax, Wifi Internet đã thâm nhập ngày càng sâu rộng vào mọi hoạt động KT-XH của đất nước và đời sống của người dân, góp phầnquan trọng vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và xây dựng xã hội thông tin
Trang 55- Công nghiệp CNTT phát triển khởi sắc, đặc biệt là công nghiệp nội dung số và các dịch vụ trực tuyến
Năm 2007, một loạt tập đoàn CNTT, điện tử và viễn thông hàng đầu thế giới tiếp tục đầu tư lớn hàng tỷ USD vào Việt Nam như tập đoàn Intel, Foxconn, Nidec, Compal, Panasonic, Renesas Không chỉ hấp dẫn các tập đoàn sản xuất phần cứng, một loạt các công ty lớn trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT như Yahoo, Microsoft, IBM, Vodafone, eBay cũng tăng cường mở rộng hoạt động và hiện diện thương mại tại Việt Nam, đưa lĩnh vực công nghiệp CNTT trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư năm nay của đất nước
Sản phẩm điện tử, vi tính và linh kiện của Việt Nam tiếp tục là một trong các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của đất nước và đạt giá trị 2,18 tỷ USD Bên cạnh đó, công nghiệp nội dung số và dịch vụ trực tuyến năm nay phát triển mạnh Hàng loạt cổng thông tin trực tuyến, các công cụ tìm kiếm trực tuyến và các mạng xã hội tiếng Việt ra đời đã thu hút được đông đảo người tham gia từ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến với người dân
6- Giảm giá cước và công khai chất lượng các dịch vụ viễn thông
Trong bối cảnh giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường tiếp tục tăng cao, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đã đồngloạt giảm mạnh các giá cước điện thoại quốc tế, thuê kênh, di động từ 15% đến 50%, góp phần bình ổn giá, phát triển sản xuất và giảm chi tiêu cho người sử dụng dịch vụ viễn thông
Năm 2007 là năm đầu tiên Cục Quản lý chất lượng BCVT – CNTT chính thức công khai chất lượng dịch vụ di động và Internet của các nhà khai thác viễn thông Động thái này đã giúp doanh nghiệp có nhận thức và hành động cụ thể nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quy định, góp phần bảo vệ quyền lợi người sử dụng dịch vụ viễn thông
Năm 2008
I, Tình hình thị trường- kinh tế vĩ mô
Lạm phát và đình trệ nền kinh tế
Trang 6Những bất ổn của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá: Những biến động bất thườngcủa nền kinh tế trong năm 2008 (lạm phát tăng cao, dự trữ ngoại hối mỏng và lo ngại về nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán), cùng với những hạn chế trong tính minh bạch thông tin của Chính phủ về dự trữ ngoại hối đã gây nên những áp lực nặng nề lên tỷ giá hối đoái.
Thâm hụt thương mại nghiêm trọng và khả năng mất cân đối trong cán cân thanh toán: Xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhưng không bền vững; Thâm hụt thương mại nghiêm trọng Nhập siêu của 6 tháng đầu năm tăng mạnh do nhập khẩu, gây thâm hụt thương mại ở mức khoảng 14,8 tỷ USD, tăng 184,6% so với mức thâm hụt cùng kỳ năm 2007 Trong 6 tháng cuối năm, giá trị kim ngạch nhập khẩu có xu hướng giảm dần, nguyên nhân do nhu cầu trong nước sụt giảm bởi tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, và sự giảm giá chung của hàng hóa thế giới; Sự bất thường của các dòng vốn đầu tư nước ngoài
II Tình hình ngành
Năm 2008 được đánh giá là năm có nhiều biến động về kinh tế cũng như các mặt của đời sống xã hội Và ngành CNTT-TT cũng không nằm ngoài những diễn biến sôi động đó Mặc dù khủng hoảng kinh tế đang lan đến các công ty ICT khiến các công ty CNTT phải tính tới việc cắt giảm nhân sự và mục tiêu lợi nhuận, song lĩnh vực viễn thông của Việt Nam vẫn tăng trưởng nóng với nhiều sự kiện đáng chú ý
1 Phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên Việt Nam Vinasat-1
Đúng 5h17 phút ngày 19/4/2008 (giờ địa phương) từ Kourou (French Guiana), vệ tinh thương mại đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1 đã được phóng thành công lên quỹ đạo Đây là sự kiện lịch sử của ngành viễn thông Việt Nam, đánh dấu việc ViệtNam sẽ có chủ quyền trên quỹ đạo không gian, bắt đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của người Việt và Việt Nam hoàn thiện mạng lưới thông tin liên lạc quốc gia.VINASAT-1 có tổng giá trị đầu tư hơn 200 triệu USD, thời gian hoạt động 15 năm được giao cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT là chủ đầu tư xxâydựng và triển khai VNPT cho biết, tính tới thời điểm này, đã có khoảng 30% dung lượng của vệ tinh được sử dụng cho các mục đích thương mại và thử nghiệm dịch
vụ Dự kiến trong vòng 3 nămtới, hầu hết băng thông vệ tinh VINASAT-1 sẽ được đưa vào khai thác sử dụng
Trang 72 Tăng thêm đầu số cho các mạng điện thoại cố định
Sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý việc đổi số điện thoại cố định nhằm tăng thêm dung lượng kho số, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định đãtiến hành đổi số Theo đó, các thuê bao cố định của VNPT sẽ thêm số 3, Viettel thêm số 6, EVN thêm số 2, Saigon Postel thêm số 5, FPT thêm số 7 và VTC thêm
số 4 vào trước số thuê bao điện thoại cố định đang dùng
Thực hiện yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 0giờ ngày 5/12, VNPT đã
đi đầu trong việc thực hiện thêm đầu số cho các thuê bao cố định của mạng này và tiến hành thành công Sau đó, từ ngày 26/10/2008, các doanh nghiệp còn lại gồm: Viettel, EVN, SPT, VTC đã tiến hành đổi số cố định với toàn bộ thuê bao của mình
3 Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thông tư về quản lý blog
Cùng với sự bùng nổ của các blog giải trí, năm 2008, các blog viết về các đề tài chính trị xã hội trở nên cực “hot” trong cộng đồng những người sử dụng Internet Khá nhiều blog không những là một kênh thông tin giải trí cho người sử dụng Internet mà đã trở thành một kênh thông tin tham khảo bên cạnh kênh thông tin chính thức là báo chí truyền thống Tuy nhiên, cũng chính vì sự bùng nổ quá
nhanh, tác động xã hội cực lớn của blog nhưng không có ai kiểm soát được các thông tin được đăng tải ở loại hình truyền thông mới này, các cơ quan quản lý (Bộ TT&TT) dù đã có những đề xuất để đưa blog vào khuôn khổ, vẫn đang đau đầu trong việc tìm ra một phương án quản lý thực sự hữu hiệu
4 Lần đầu tiên kiểm tra, công bố thuê bao của các mạng di động
Tháng 6/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện một cuộc kiểm tra chínhthức về số lượng thuê bao thực hoạt động của các mạng di động và công bố công khai với kết quả: Viettel 19,42 triệu, MobiFone 13,4 triệu, VinaPhone 12,1 triệu.Cuộc kiểm tra này cũng đánh dấu việc lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông
có được một kết quả tương đối chính xác về một chỉ tiêu quan trọng trong sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam nói chung và thông tin di động nói riêng Đồng thời thể hiện vai trò của cơ quan quản lý nhà nước nhằm có cái nhìn nhận đúng đắn về thị trường nhằm đưa ra những chính sách và định hướng hợp lý hơn
Trang 85 Viettel kết nối mạng giáo dục miễn phí
Ngày 25/9/2008, ngày Viettel cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi công kết nối mạng giáo dục đã được Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân gọi là “ngày đi vào lịch sử của ngành giáo dục và ngành CNTT Việt Nam”
6 Khủng hoảng kinh tế lan đến các công ty - Kế hoạch C20 của FPT
Những dấu hiệu bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đầu năm 2008 ngay lập tức đã gây ra những tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng nhưcác công ty CNTT-TT (ICT) Việt Nam nói riêng FPT - công ty CNTT-TT hàng đầu Việt Nam trong quý 2/2008 đã công bố Kế hoạch C20, trong đó điều chỉnh kế hoạch doanh thu, cắt giảm những khoản mục chi tiêu không cần thiết và tối ưu lại nguồn nhân lực của công ty này, với mức giảm tới 20%
Càng về cuối năm, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới các công ty CNTT-TT Việt Nam càng lớn, rất nhiều công ty đã phải hoạt động cầm chừng, thậm chí thua lỗ và có nguy cơ phải đóng cửa Năm 2009 được dự báo là năm sẽ còn gây rất nhiều khó khăn cho các công ty CNTT-TT Việt Nam
7 HT Mobile chuyển đổi sang GSM và đổi thương hiệu thành VietnammobileSau khi có đề nghị của Hanoi Telecom, tháng 1/2008 Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc cho phép mạng HT Mobile được chuyển đổi công nghệ thông tin di động từ CDMA sang E-GSM ở băng tần số 882-890 MHz và 927-935 MHz Như vậy, mạng di động này đã buộc phải chuyển đổi công nghệ sau chưa đầy 1 năm chính thức cung cấp dịch vụ CDMA Lý do mà mạng di động này đưa ra để thuyết phục cho việc chuyển đổi là xu hướng nhiều mạng CDMA đã chuyển sang dùng mạng GSM Vì vậy, nếu HT Mobile cứ giữ công nghệ CDMA sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong vấn đề tìm nguồn máy điện thoại CDMA hợp lý cho khách hàng Ngày 22/4, Hanoi Telecom bắt đầu “gửi” thuê bao HT Mobile sang mạng S-Fone để bắt đầu quá trình xây dựng mạng eGSM Điều này chứng tỏ công nghệ GSM vẫn được xem là hướng đầu tư đúng cho ngành công nghệ viễn thông tại ViệtNam
8 Viettel đứng thứ 83/100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
Trang 9Informa plc (một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thông tin thống kê) vừa xếp hạng 100 thương hiệu lớn nhất thế giới trong lĩnh vực viễn thông Được Informa plc xác định giá trị thương hiệu khoảng 536 triệu USD, Viettel trở thành công ty duy nhất Việt Nam, lọt vào danh sách 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới xếp trên cả thương hiệu SingTel (Singapore).
9 RIAV kiện Nokia, Vinasa khiếu nại Yahoo! lên Bộ TT&TT
Cuối tháng 10/2008, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) đã chính thứckhởi kiện Nokia và truyền hình theo yêu cầu IPTV của FPT ra Tòa án nhân dân TP.HCM vì đã sử dụng các ca khúc của RIAV mà không xin phép Số tiền mà RIAV đòi bồi thường cũng lên tới con số kỷ lục là 50 tỷ đồng - một con số chưa từng thấyđối với ngành công nghiệp ghi âm Việt Nam
Trước đó, Hiệp hội các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) cũng gửi văn bản khiếu nại lên Bộ TT&TT về các hoạt động của Yahoo mà Vinasa coi là “vi phạm pháp luật Việt Nam” Theo Vinasa, về mặt bản chất, Yahoo đang thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng lại không phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam như các doanh nghiệp trong nước như quảng cáo trên Internet, dịch vụ chat, email, blog, nhạc… bằng tiếng Việt tại địa chỉ
www.yahoo.com.vn
10 Nạn tin tặc bùng phát - P.A Việt Nam bị tấn công
Năm 2008, nạn tin tặc bùng phát với sự kiện nổi bật nhất là vụ nhà cung cấp dịch
vụ đăng ký tên miền và hosting hàng lớn nhất Việt Nam, C ông ty P.A Việt Nam bị tin tặc tấn công ngày 27/7/2008 Không chỉ P.A Việt Nam, một loạt các website khác như 5giay.com, vietnamairlines.com.vn, vtc.com.vn, ddth.com… cũng bị tin tặc đột nhập
Các thông tin về an ninh, an toàn thông tin, bảo mật cũng được truyền thông dành
sự quan tâm lớn trong năm 2008 Một loạt các cảnh báo về lỗ hổng bảo mật từ cấp DNS đến các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng của các hãng lớn như Microsoft, vụ trùm thư rác McColo … được báo chí quan tâm đăng tải
Năm 2009
I, Tình hình kinh tế vĩ mô
Trang 10Nền kinh tế Việt Nam vốn bị ảnh hưởng phần nào từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đã dần dần hồi phục nhờ những nỗ lực kích thích kinh tế của Chính phủ thông qua gói kích cầu, đặc biệt là hỗ trợ lãi suất 4%, cũng như chính sách giảm, giãn thuế đối với doanh nghiệp Định hướng chủ đạo cho việc điều hành kinh tế vĩ mô năm 2009 là chính sách tài khóa mở rộng
và tiền tệ nới lỏng Những chính sách này thực sự đã trở thành lực kéo chính cho tăng trưởng GDP trong năm 2009 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cả năm
2009 đạt 5,32%, vượt mục tiêu điều chỉnh 0,2% và trở thành một trong những quốcgia có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực
II Tình hình ngành
1 Đột phá ý tưởng đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT-TT
Lần đầu tiên, ý tưởng này được đặt ra với Dự thảo "Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT-TT" do Bộ TTTT xây dựng Mục tiêu lớn nhất mà đề án đặt ra là đến năm 2015, Việt Nam sẽ đứng trong số 70 quốc gia phát triển về CNTT-TT hàng đầu thế giới Bản dự thảo đề án được công bố để lấy ý kiếnnhân dân và thu hút sự quan tâm lớn cũng như tạo ra những luồng quan điểm khác nhau về tính khả thi của đề án
2 Dịch vụ 3G hiện diện tại Việt Nam
Ngày 12.10, Vinaphone trở thành mạng di động đầu tiên cung cấp dịch vụ 3G, dù
có muộn hơn so với cam kết ban đầu Ngày 15.12, MobiFone cũng đã chính thức cung cấp dịch vụ này 3G đã làm nóng cuộc chạy đua mới giữa các DN viễn thông
cả về chất lượng, giá cước và sự phong phú của các loại hình dịch vụ Tuy nhiên dùđược thị trường hào hứng đón nhận, song khách hàng chưa thoả mãn với dịch vụ 3G bởi lẽ chính các DN này vẫn chưa thể đảm bảo chất lượng dịch vụ
3 Khai trương tuyến cáp quang biển Liên Á
Ngày 6.11, EVN Telecom cùng các đối tác đã khai trương Hệ thống cáp quang biểnLiên Á (IACS) với tốc độ truyền dữ liệu thiết kế 3,84 Tbps và cung cấp dung lượng đầu cuối ban đầu là 320 Gbps Như vậy, EVN Telecom trở thành DN viễn thông thứ hai ở Việt Nam có hệ thống cáp quang biển, kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, Hồng Kông, Nhật Bản với tổng chiều dài 6.800km Ngoài IACS,ngày 27.11.2009, điểm cập bờ tuyến cáp quang biển quốc tế AAG tốc độ 500
Trang 11Gigabit/giây nối Việt Nam với thế giới tại Vũng Tàu cũng chính thức đi vào hoạt động.
4 Viettel đầu tư và khai trương mạng di động tại Lào và Campuchia
Năm 2009, Viettel mở rộng đầu tư ra nước ngoài và kết quả được đánh dấu bằng sựkiện khai trương hai mạng di động tại Campuchia (thương hiệu Metfone) và tại Lào (thương hiệu Unitel) Với chiến lược kinh doanh là xây dựng mạng lưới hạ tầng trước, kinh doanh và phát triển dịch vụ sau, hiện Metfone và Unitel là các mạng di động có hạ tầng lớn nhất được Viettel và đối tác xây dựng và phát triển tại hai thị trường này
5 Các DN viễn thông tố nhau cạnh tranh không lành mạnh
Tháng 6.2009, Viettel châm ngòi nổ bằng việc tố MobiFone cạnh tranh không lành mạnh Cụ thể, Viettel cho rằng MobiFone đã in poster so sánh trực tiếp giá cước MobiFone rẻ hơn Viettel và thực hiện chiêu đổi sim mạng khác lấy sim MobiFone kèm khuyến mãi Tuy nhiên, sau khi MobiFone thừa nhận sự thật và chấm dứt chiêu cạnh tranh này thì Viettel lại bị các DN khác tố ngược Đây cũng là sự thật bởi trước đó chính Viettel cũng từng áp dụng chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh này Dù là bên châm ngòi nổ, nhưng chính Viettel lại gánh chịu hậu quả bởi những tác dụng ngược
6 Tranh cãi BKIS - VnCert
Ngày 14.7.2009, Trung tâm An ninh mạng BKIS công bố phát hiện nguồn gốc máychủ tấn công các website của Hàn Quốc và Mỹ Thông tin này được coi như là một
"chiến công" Tuy nhiên đến đêm 17.7, trên ddth.com rò rỉ nội dung công văn của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCert), đề nghị nhắc nhở BKIS
vì việc "công bố thông tin không chính xác" và có thể "gây nguy hiểm cho các hệ thống thông tin trong nước "
Thông tin này lập tức được báo chí vào cuộc và đăng tải, kéo theo cuộc tranh cãi
dữ dội giữa BKIS và VNCert Cuộc khẩu chiến thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo chí, giới CNTT và chỉ lắng dịu sau khi Bộ TTTT đứng ra hoà giải bằng một kếtluận "cả BKIS và VNCert đều thiếu sót"
7 Quy định cá nhân chỉ được đăng ký tối đa 3 sim di động trả trước/mạng
Trang 12Thông tư số 22/2009/TT-BTTT đáng ra có hiệu lực từ tháng 8.2009; tuy nhiên, do bất khả thi nên thời hạn thực hiện quy định mỗi cá nhân chỉ được đăng ký tối
đa 3 sim trả trước/mạng phải lùi đến hết năm 2009 Tuy nhiên, nguy cơ bất khả thi vẫn hiện hữu khi mà cá nhân và đại lý vẫn có thể khai gian dối thông tin để láchluật; trong khi DN viễn thông cũng như các cơ quan quản lý khó có thể kiểm soát được vì không hề có cơ sở dữ liệu cá nhân để đối chiếu cũng như xác định độ chính xác về thông tin đăng ký
Bên cạnh đó, khách hàng cũng quá thờ ơ với chính sách này bởi đa số đều dùng sim hết tiền rồi vứt Trong khi đó, các DN viễn thông vẫn phải bỏ ra cả núi tiền
để chi cho công tác tuyên truyền, khuyến mãi, tổ chức đăng ký lại thông tin
8 Yahoo!360 đóng cửa kéo theo sự nở rộ của các mạng xã hội tại Việt Nam
Cuối cùng, ngày 14.7.2009, Yahoo! đóng cửa dịch vụ Blog Yahoo!360 sau nhiều lần trì hoãn Tình cảm mà người dùng dành cho Yahoo!360 từ chỗ nuối tiếc đã trở thành giận dữ Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Yahoo!VN không thuyết phục được Yahoo! toàn cầu giữ lại dịch vụ này cho riêng Việt Nam mà lại làm một "ngôinhà" Yahoo!360 Plus là một thất bại của Yahoo!VN Các mạng xã hội đã tận dụng tốt cơ hội này để đẩy dịch vụ Blog của Yahoo! từ vị trí "số 1" xuống vị trí rất thấp ZingMe và Facebook là hai mạng xã hội có bước tăng trưởng đột biến từ sau "cái chết" của Yahoo!360, Facebook tăng số người dùng của mình tại Việt Nam từ dưới 300.000 lên hơn 1 triệu chỉ sau vài tháng Còn ZingMe, mạng xã hội của Vinagame
ra đời vào 7.2009, mới đây đã tuyên bố có đến 3,5 triệu người dùng
9 Beeline ra đời với "bom tấn" Big Zero
Ngày 20.7.2009, mạng di động thứ bảy của Việt Nam là Beeline chính thức khai trương và đi vào hoạt động với đầu số 0199 Để xâm nhập thị trường, Beeline tung
ra gói cước "Big Zero" với việc miễn phí gọi nội mạng từ phút thứ hai và chỉ
1.199đ/phút gọi ngoại mạng; cước tin nhắn SMS trong nước đến số của Beeline 250đ và đến các mạng khác 350đ Big Zore đã đưa Beeline trở thành mạng di động
có gói cước rẻ nhất trên thị trường và nhanh chóng tạo dấu ấn mạnh mẽ với thị trường và khách hàng Cũng với "bom tấn" Big Zero, Beeline đã khiến các mạng di
Trang 13động khác tỏ ra đặc biệt lo ngại khi mà chỉ sau 2 tháng, mạng di động này đã chiếmđược hơn 1 triệu khách hàng.
10 Sự ra đời các dịch vụ đọc báo trên điện thoại di động
Ngày 25.8, ứng dụng đọc tin tức trên ĐTDĐ Báo Mới Mobi do Cty ePi và Felix Studios hợp tác phát triển đã ra mắt tại Việt Nam Ngày 6.12, VietnamNet cũng hòachung trào lưu này Theo đại diện của Felix và Epi - hai DN trực tiếp làm phần mềm đọc báo trên ĐTDĐ thì Việt Nam có lượng thuê bao di dộng lớn, hạ tầng tốt, nhưng phần lớn dùng điện thoại để nghe/gọi, trong khi không phải người nào cũng
có thể sử dụng Internet để cập nhật thông tin
Do vậy, dịch vụ đọc báo trên ĐTDĐ chắc chắn sẽ trở thành xu hướng lớn trong năm 2010 Dịch vụ này khi phát triển sẽ có ý nghĩa xã hội rất lớn vì sẽ giúp phổ cập thông tin tới đa số người dân Việt Nam, ở cả những nơi mà tivi hay Internet không đến được
Năm 2010
I, Tình hình kinh tế vĩ mô
Năm 2010, sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu diễn ra chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái khủng hoảng tài chính - tiền tệ Vấn đề lạm phát, rủi ro tỷ giá, biến động lãi suất và khả năng tiêu dùng vẫn biến động theo chiều hướng không thuận lợi Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), thời kỳ khó khăn nhất của kinh tế thế giới đã qua đi, thị trường vốn của các quốc gia chủ yếu
đã dần dần ổn định trở lại, công nghiệp chế tạo đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng,thương mại xuất nhập khẩu đã tăng rõ nét Tính cả năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 4,2%, trong đó các nước phát triển là 2,3%, còn thị trường mới nổi
và các nước đang phát triển là 6,3% Năm 2010, kinh tế Việt Nam chứng tỏ sức phục hồi nhanh chóng với tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt mức 6,7% Song nền kinh tế cũng đối mặt với những thách thức lớn như mức lạm phát chính thức vượt 2 con
số, Ngân hàng Nhà nước xiết chặt các hoạt động cho vay, lãi suất huy động leo thang chóng mặt, giá vàng và USD biến động không ngừng trong những tháng cuốinăm
II Tình hình ngành
Trang 14Một số xu hướng và tình hình ngành công nghệ thông tin và viễn thông Việt Nam, một số chính sách của nhà nước liên quan đến ngành cũng có tác động đến kết quả kinh doanh 2010 của Tập đoàn Đó là sự xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường của công nghệ 3G, chiến dịch hạ ngầm cáp viễn thông đã thách thức trực tiếp đến mảngkinh doanh truyền thống ADSL Mảng tích hợp hệ thống bị ảnh hưởng do chi tiêu ngân sách nhà nước cho các dự án lớn bị tạm dừng hoặc cắt giảm, khối khách hàngViễn thông cắt giảm đầu tư do cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ vàđầu tư vào 3G, khối khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi khó khăn của kinh
tế vĩ mô nên cũng tạm dừng và cắt giảm chi tiêu cho công nghệ thông tin Thị trường sản phẩm CNTT và viễn thông không còn tăng trưởng mạnh như trước Cụ thể, thị trường điện thoại di động chỉ tăng trưởng hơn 10% (năm 2009 là 42%), thuê bao điện thoại cũng tiến dần tới ngưỡng bão hòa, không còn tăng trưởng trên 25% (theo GFK) Thị trường sản phẩm và thiết bị công nghệ thông tin cũng chỉ đạt hơn 12% (năm 2009 là gần 17%) Ngoài ra mảng phân phối còn bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế nhập siêu của nhà nước và chịu nhiều ảnh hưởng nhất do sự biến động tỷ giá
Năm 2011
I, Tình hình kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam năm 2011 là tiếp nối và tích hợp những khó khăn của những nămtrước Chính phủ liên tiếp điều chỉnh tỷ giá, tăng giá xăng, dầu, điện… hệ lụy là lạm phát tăng cao đột biến và đạt mức 18,58% vào cuối năm, gấp 2,7 lần so với kế hoạch ban đầu đề ra (7%) Tăng trưởng GDP năm 2011 không đạt kỳ vọng khi chỉ đạt 5,89%, giảm 10% so với cùng kỳ Bên cạnh đó, tuy đã được cảnh bảo trước về hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng cao trong những năm gần đây nhưng việc bùng nổ nợ khó đòi ngân hàng, đổ vỡ tín dụng đen, đại hạ giá trên thị trường bất động sản và chứng khoán vào nửa cuối năm 2011 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế và các doanh nghiệp
II Tình hình ngành
Ngày 4/9, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố các số liệu thống kê ngành CNTT-TT năm 2011
Trang 15Theo đó, công nghiệp phần mềm, viễn thông, chi tiêu trong lĩnh vực phần cứng
đã sụt giảm về mức độ trong năm 2011 Cụ thể, ngành công nghiệp phần mềm doanh thu năm 2011 đạt 1,17 tỉ USD nhưng tốc độ trung bình chỉ còn 10% Các năm trước đó, tăng trưởng công nghiệp phần mềm trung bình là 25 - 35% Trong khi đó, doanh thu viễn thông chỉ đạt 7 tỉ USD, xuống còn 5,4 tỉ USD
Doanh thu ở hai lĩnh vực phần cứng và bưu chính là hai điểm sáng Năm 2011, công nghiệp phần cứng điện tử đạt doanh thu 11,3 tỉ USD, tăng 101% so với năm
2010, chiếm 82% tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT Doanh thu dịch
vụ bưu chính năm 2011 đạt trên 246,2 triệu USD tăng 16% so với năm 2010
Năm 2012
I, Tình hình kinh tế vĩ mô
Năm 2012 là một năm thực sự khó khăn đối với nền kinh tế trong nước GDP chỉ đạt 5,03%, thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây Nhu cầu thị trường giảm sút mạnh cộng với nhiều khó khăn cộng hưởng đã khiến số lượng doanh nghiệp phá sản tăng vọt Điều kiện kinh tế vĩ mô không tốt ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực
Năm 2013, kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng chậm GDP 2013 tăng 5,4%, thấp hơn mức tăng trung bình trong vòng 5 năm trở lại đây Những khó khăn của nền kinh tế chưa được giải quyết tiếp tục gây áp lực lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ số PMI xuống dưới 50 điểm tới 5 lần trong năm 2013, chỉ số hàng
Trang 16tồn kho ở mức cao và CPI tăng thấp phản ánh nhu cầu nội địa khá yếu ớt Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng duy trì ở mức cao, tiếp tục cản trở lưu thông nguồn vốn Tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm đạt thấp hơn kỳ vọng 12% ban đầu của Ngân hàng Nhà nước và phản ánh khả năng hấp thụ vốn thấp của nền kinh tế.
II Tình hình ngành
Điều kiện kinh tế vĩ mô kém thuận lợi tiếp tục ảnh hưởng tới ngành CNTT-VT Ngành CNTT với doanh thu toàn ngành trong năm 2013 đạt trên 39,5 tỷ USD, tăngngoạn mục 55,3% so với năm 2012
Năm 2014
I, Tình hình kinh tế vĩ mô.
Năm 2014 với ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều được ở hầu hết các lĩnh vực chủ chốt như: công
nghiệp, xuất nhập khẩu, thị trường vốn, thị trường chứng khoán Những chỉ báo
vĩ mô này là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng 6,2% của năm 2015
II Tình hình ngành
Tính đến 25/12/2014, Tổng doanh thu công nghiệp CNTT ước tính đạt hơn 27 tỷ USD Các doanh nghiệp phần mềm tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu, dịch vụ CNTT tiếp tục phát triển khá, đa dạng các loại hình dịch vụ Tổng số nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp CNTT ước đạt 350.000 người
Năm 2015
I, Tình hình kinh tế vĩ mô.
Năm 2015, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển khả quan hơn, kinh tế vĩ mô
ổn định và được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế đạt 6,68%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,63%, thị trường tài chính có những chuyển biến tích cực, khó khăn củadoanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã có dấu hiệu giảm bớt Xuất – nhập khẩu được đánh giá là điểm sáng khi tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức 2 con số Với kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã phát đi
Trang 17những tín hiệu tích cực để tiến trình cải cách DNNN về đích một cách hiệu quả đã tạo đà cho phát triển kinh tế năm 2016.
- Kết thúc năm 2015, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, giá tiêu dùng tăng thấp Chỉ
số giá tiêu
dùng (CPI) tăng 0,63% so với năm 2014, là mức tăng thấp nhất trong 14 năm qua Kinh tế tiếp tục đà phục hồi với mức tăng trưởng GDP năm 2015 đạt 6,68%, cao nhất trong vòng 8 năm qua, vượt mục tiêu đề ra, tạo đà cho sự phát triển 5 năm tới
- Năm 2015 cũng là năm Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh
tế thế giới thông qua hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và
đa phương, trong đó đáng chú ý là FTA Việt Nam - EU, FTA liên minh kinh tế Á - Âu: Nga, Belarus, Kazaskhtan, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
II Tình hình ngành.
Xu hướng dịch vụ CNTT thế giới
Theo dự báo của Gartner*, thị trường dịch vụ CNTT toàn cầu dự kiến tăng trưởng 4,0% năm 2016, đạt giá trị hơn 1.000 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng trưởng trung bình 4,3% trong 03 năm tới Năm 2016, một số xu hướng được dự báo trong ngành công nghiệp dịch vụ CNTT thế giới như: các hợp đồng Outsourcing đòi hỏi tính linh hoạt và hiệu quả cao hơn; Big Data sẽ được sử dụng nhiều hơn và những công
ty có ngân sách hạn hẹp cho Big Data sẽ tìm đến các nhà cung cấp bên ngoài để giatăng khả năng xử lý dữ liệu lớn của họ; các nhà cung cấp đã ứng dụng điện toán đám mây sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn trên thị trường dịch vụ CNTT
Thị trường tích hợp hệ thống và giải pháp hạ tầng - Kỳ vọng từ chính sách mớiNgày 14/10/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử giai đoạn năm 2015 - 2017 Nghị quyết hướng tới 03 mục tiêu chủ yếu để xây dựng Chính phủ điện tử là: liên thông văn bản điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; 100% dịch vụ công được cung cấp qua mạng điện tử; xây dựng Cổng dịch vụ công Quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử Nghịquyết 36a/NQ-CP được ban hành nhằm nâng cao vị trí về Chính phủ điện tử của Việt Nam theo xếp hạng của Liên hợp quốc, đồng thời cũng mở ra cơ hội để các doanh nghiệp CNTT Việt Nam có thể tham gia vào quá trình cải cách hành chính
và điện tử hóa cơ quan nhà nước Bên cạnh đó, Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg quy định về thí điểm thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan Nhà nước đã chính thức có
Trang 18hiệu lực từ tháng 02/2015, mở ra mô hình kinh doanh mới cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT Trong khi đó, theo IDC, Việt Nam đang phát triển mạnh
mẽ và cần đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng CNTT Bên cạnh
đó, chi tiêu cho CNTT cũng có xu hướng dịch chuyển từ phần cứng sang phần mềm và dịch vụ IDC dự báo trong giai đoạn từ 2016 - 2018, tốc độ tăng trưởng chitiêu cho phần cứng sẽ giảm trung bình 2,1%/năm, nhưng chi tiêu cho phần mềm vàdịch vụ được kỳ vọng sẽ giữ nguyên tốc độ tăng trưởng hai chữ số, tăng trưởng trung bình 12,9%/năm
Năm 2016
I, Tình hình kinh tế vĩ mô.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2017, GDP toàn cầu dự kiến tăngtrưởng 2,7%, cao hơn so với mức tăng 2,3% của năm 2016 Còn tại Việt Nam, theoNghị quyết số 23/2016/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017, GDP dự báo tăng khoảng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6%-7%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%-57% Đây là những dấu hiệu tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển
II Tình hình ngành
Xu hướng dịch vụ CNTT thế giới
Gartner dự báo thị trường dịch vụ CNTT toàn cầu năm 2017 sẽ đạt quy mô 943 tỷ USD, tăng trưởng 4,8% so với 2016 Trong đó, dịch vụ thuê ngoài CNTT (IT Outsourcing) sẽ đóng góp 57% tăng trưởng của thị trường Đến năm 2020, quy mô thị trường này sẽ đạt gần 1.100 tỷ USD Đây là dư địa lớn cho các công ty dịch vụ CNTT
Xu hướng chuyển đổi số
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – cách mạng số, đang thúc đẩy nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội cải tiến mô hình phát triển, tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và xóa mờ đường biên giới địa lý Trong cuộc cách mạng này, mọi tổ chức, doanh nghiệp sẽ trở thành tổ chức số, doanh nghiệp số; mọi lãnh đạo trở thành lãnhđạo số; ngân sách trở thành ngân sách số và mỗi cá nhân đều có thể trở thành một công dân số/doanh nghiệp số
Năm 2017
Trang 19I, Tình hình kinh kinh tế vĩ mô
Năm 2017 tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra, và
là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua Quy mô nền kinh tế năm 2017 theogiá hiện hành đạt trên 5 triệu tỷ đồng, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng vàdịch vụ tiếp tục là thành phần chủ lực, đóng góp 74% vào quy mô nền kinh tế.GDP đầu người năm 2017 đạt 53,5 triệu đồng/năm (2.385 USD), tăng 170 USD sovới 2016 Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Namtăng 5 bậc, lên thứ 55/137; Ngân hàng Thế giới xếp hạng về môi trường kinhdoanh của Việt Nam tăng 14 bậc, lên thứ 68/190 quốc gia, vùng lãnh thổ.Chỉ sốphát triển bền vững của Việt Nam năm 2017 tăng 20 bậc, lên mức 68/157 quốc gia,vùng lãnh thổ.Trong năm nay, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,53%, thấp hơnmức trần là 4% Tuy nhiên bội chi ngân sách vẫn là gánh nặng của Chính phủ.Tổng thu ngân sách sau nhiều nỗ lực vẫn không đủ bù cho chi khi chỉ đạt hơn 1,1triệu tỷ đồng, bằng 91,1% dự toán năm Theo số liệu của Tổng cục thống kê, bộichi ngân sách tính đến 15/12/2017 khoảng 115.500 tỷ đồng, tăng gần 49.000 tỷđồng so với số liệu cách đây chỉ một tháng
áp dụng công nghệ cao trong canh tác nông nghiệp, an toàn an ninh mạng… Dự kiến tới năm 2020 thị trường cũng tăng trưởng bình quân ở mức 10%/năm Thị trường viễn thông và truyền hình trả tiền Ngành viễn thông toàn cầu tiếp tục quá