Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một số ý kiến trong việc thực hiện công tác quản trị vốn lưu động để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết.
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VŨ THỊ TUYẾT MAI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
T M T T LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Đà Nẵng - Năm 2018
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đường Nguyễn Hưng
Phản biện 1: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
Phản biện 2: TS Hồ Văn Nhàn
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng nên việc cạnh tranh không chỉ còn trong phạm vi quốc gia mà còn rộng hơn trên phạm vi khu vực, toàn cầu Để tồn tại, doanh nghiệp cần phải thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh: chiến lược về đầu tư vốn, chiến lược thị trường,… sao cho hiệu quả nhất Và việc quản trị vốn lưu động là một trong các chiến lược mà nhà quản trị quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc ra các quyết định về đầu tư vào tài sản lưu động và huy động các nguồn tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động, đồng thời thực hiện các hoạt động quản trị tại doanh nghiệp bao gồm: quản trị vốn bằng tiền, quản trị hàng tồn kho, quản trị các khoản phải thu và quản trị các khoản phải trả
Việc quản trị vốn lưu động có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể: việc đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản
nợ phải thu, tốc độ xoay vòng hàng tồn kho sẽ giúp cho doanh nghiệp có được lượng tiền mặt dồi dào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở chu kỳ kế tiếp, giảm các chi phí vốn, chi phí lưu kho,… để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Tại Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở các giai đoạn, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, việc nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động
và chính sách tài trợ vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động cũng như
sự khác biệt về việc quản trị vốn lưu động giữa các nhóm ngành của
Trang 4các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa
có nghiên cứu nào phân tích cụ thể
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Từ đó, tác giả đề xuất một số ý kiến trong việc thực hiện công tác quản trị vốn lưu động để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết Cụ thể, đề tài sẽ giải quyết các vấn
đề sau:
- Tìm hiểu và phân tích sự khác biệt về công tác quản trị vốn lưu
động giữa các nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
- Phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
- Đề xuất một số kiến nghị về việc thực hiện công tác quản trị vốn lưu động cho các doanh nghiệp niêm yết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
+ Phạm vi thời gian: Số liệu các chỉ tiêu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính hàng năm ở giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu:
+ Đối với tài liệu nghiên cứu, tác giả tham khảo các bài báo khoa học liên quan đến đề tài ở các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, các giáo trình và sách chuyên ngành nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu, so sánh kết quả nghiên cứu thực chứng của đề tài với các nghiên cứu trước đây
+ Đối với số liệu nghiên cứu, tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
- Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Tác giả sử dụng phần mềm STATA14 và SPSS16 để thực hiện thống kê, so sánh và phân tích số liệu
+ Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố ANOVA, Kruskal-Wallis để tìm thấy sự khác biệt về công tác quản trị vốn lưu động giữa các nhóm ngành trên thị trường chứng khoán
+ Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng để ước lượng
mô hình nghiên cứu
+ Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu thực trạng của công tác quản trị vốn lưu động ở các doanh ngiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
5 Bố cục đề tài
- Phần Mở đầu: Trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Phần Nội dung: gồm 3 chương
+ Chương 1: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
+ Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Trang 6+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu và các hàm ý đề xuất từ kết quả nghiên cứu
- Phần kết luận: Trình bày các kết quả chính và những đóng góp quan trọng của đề tài nghiên cứu, chỉ ra các hạn chế trong nghiên cứu cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản trị vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của công ty trong kinh doanh do ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty cũng như tính thanh khoản Mục tiêu chính của quản trị vốn lưu động là duy trì sự cân bằng tối ưu giữa các thành phần vốn lưu động Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý các khoản phải thu, tồn kho và các khoản phải trả có hiệu quả Filbeck và Krueger (2005) Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới, khu vực và Việt Nam
đề cập đến mối quan hệ này Một số nghiên cứu điển hình ở các quốc gia phải kể đến là nghiên cứu của Deloof (2003) trên 1009 doanh nghiệp phi tài chính tại Bỉ giai đoạn 1992-1996; nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006) trên 131 doanh nghiệp phi tài chính Athens (Hy Lạp) giai đoạn 2001-2004; hay nghiên cứu ở khu vực châu Á của Khawaja và cộng sự (2011) trên 332 công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Iran và Hàn Quốc, giai đoạn 2006-2010 Tại Việt Nam,
có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động
và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở nhiều giai đoạn, lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Một số nghiên cứu điển hình phải kể đến như: nghiên cứu của Dong và Su (2010) trên 130 doanh nghiệp trong
Trang 7giai đoạn 2006-2008; nghiên cứu của Từ Thị Kim Thoa và Tạ Thị Uyên Uyên (2014) trên 208 công ty trong giai đoạn 2006-2012; nghiên cứu của Tô Thị Thanh Trúc và Tạ Đình Thiên (2015) trên
564 công ty niêm yết trong giai đoạn 2006-2013…Hầu hết, các nghiên cứu đều tìm thấy sự ảnh hưởng đáng kể của kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân hay chu
kỳ chu chuyển tiền đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Mặt khác, nghiên cứu của Nazir và Afza (2009), Vahid và cộng sự (2012) lại cho thấy ảnh hưởng đáng kể của chính sách đầu tư tài sản lưu động, chính sách tài trợ vốn lưu động đến chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp Tóm lại, các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra
sự ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Bài nghiên cứu này nghiên cứu sự ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động ở khía cạnh chính sách đầu tư tài sản lưu động
và chính sách tài trợ vốn lưu động cũng như kỳ phải thu bình quân,
kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân, kỳ thanh toán bình quân đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2016
Trang 8CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP 1.1 VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm
Vốn lưu động là toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng để mua sắm, hình thành nên tài sản lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh ở một thời điểm nhất định hay nói cách khác vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động Trong đó, tài sản lưu động
là những tài sản có thời gian sử dụng tương đối ngắn và dễ dàng thay đổi hình thái trong quá trình sử dụng
b Phân loại theo vai trò vốn lưu động
- Vốn trong khâu dự trữ sản xuất
- Vốn trong khâu sản xuất
- Vốn trong khâu lưu thông
c Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn
Tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi hai nguồn vốn, đó là vốn chủ
sở hữu và các khoản nợ Trong đó, các khoản nợ tài trợ chủ yếu cho tài sản lưu động, nguồn vốn chủ sở hữu cũng cần tài trợ một phần cho tài sản lưu động
Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt
Trang 9Các khoản nợ: là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ người bán chưa thanh toán
1.2 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
1.2.1 Khái niệm
Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc hoạch định và kiểm soát các khoản mục tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể theo đuổi các chính sách quản trị vốn lưu động khác nhau và do đó đạt được mức sinh lợi cũng như đối mặt với rủi ro khác nhau, các nhà quản lý cần xem xét sự đánh đổi giữa lợi nhuận với rủi ro dự kiến truớc khi quyết định một mức vốn lưu động tối ưu
1.2.2 Công tác quản trị vốn lưu động
Công tác quản trị vốn lưu động đóng vai trò then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp Trong đó, chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động được xem như là các định hướng ban đầu cho việc thực hiện quản trị vốn lưu động Vốn lưu động trong doanh nghiệp bao gồm các loại vốn bằng tiền hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả,…
a Chính sách đầu tư tài sản lưu động
Chính sách đầu tư tài sản lưu động (IP) là các chỉ dẫn cho việc đưa ra các quyết định về mức độ đầu tư vào tài sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp IP được đo lường bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản Mức đầu tư vào tài sản ngắn hạn cao, doanh nghiệp có thể xoay vòng vốn nhanh phục
vụ kịp thời cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, tăng khả năng sinh lợi
Vì vậy, tỷ lệ này cao được cho là chính sách đầu tư thận trọng đồng thời tỷ lệ này thấp được cho là chính sách đầu tư mạo hiểm
Trang 10b Chính sách tài trợ vốn lưu động
Chính sách tài trợ vốn lưu động (FP) là các chỉ dẫn cho việc đưa
ra các quyết định về mức độ tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản lưu động và có tính lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh doanh tại doanh nghiệp FP được đo lường bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản Mức nợ ngắn hạn cao dẫn đến doanh nghiệp bị áp lực về thời hạn thanh toán Vì vậy, tỷ lệ này cao được cho là chính sách tài trợ vốn lưu động mạo hiểm đồng thời tỷ lệ này thấp được cho là chính sách tài trợ thận trọng
c Quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm, hàng hóa Việc dữ trữ hàng tồn kho có ý nghĩa quan trọng vì nếu dự trữ quá ít có thể vật tư hàng hóa không đủ cho sản xuất làm gián đoạn việc kinh doanh Ngược lại, dữ trữ hàng tồn kho quá lớn tới mức dư thừa không cần thiết sẽ làm đọng vốn, tăng chi phí Vì vậy, mục tiêu quản trị hàng tồn kho là phải đảm bảo dự trữ đủ vật tư, hàng hóa cho nhu cầu sản xuất kinh doanh liên tục và tối thiểu hóa số vốn lưu động ở khâu dữ trữ để tránh ứ đọng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
d Quản trị khoản phải thu
Khoản phải thu trong doanh nghiệp có nhiều loại, đó là khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, khoản phải thu nội bộ, khoản phải thu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, khoản phải thu khác Trong đó, khoản phải thu khách hàng mua thường chiếm tỷ
lệ lớn nhất Khoản phải thu trong doanh nghiệp tồn tại là khách quan nhưng mức phải thu cao hay thấp cũng phụ thuộc vào nhân tố chủ quan là cách quản lý của doanh nghiệp
Trang 11e Quản trị khoản phải trả
Khoản phải trả là các khoản vốn mà doanh nghiệp thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp đồng đã ký kết trước, khoản phải nộp ngân sách nhà nước, khoản phải trả cho người lao động, khoản phải trả khác Trong đó, khoản thanh toán cho nhà cung cấp thường chiếm tỷ trọng lớn Khi doanh nghiệp tồn tại, khoản nợ thanh toán cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, nếu khoản phải trả quá lớn sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp do
bị hoài nghi về khả năng thanh toán, sản xuất kinh doanh Do vậy, việc quản trị khoản phải trả tốt, doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với gnhà cung cấp để kịp xoay vòng vốn trả nợ, tránh tình trạng nợ quá hạn
1.3 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1 Khái niệm
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp
1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường
Trang 12Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường như sau:
Xét ở nhiều khía cạnh khác nhau của hiệu quả hoạt động như hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh tổng hợp, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ có nhiều chỉ tiêu đo lường khác nhau Tuy nhiên, trong phần này, tác giả chỉ đề cập đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà được nhiều nghiên cứu trước sử dụng khi nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) là chỉ tiêu thể hiện mối quan
hệ giữa lợi nhuận trước thuế có được so với toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đã bỏ ra
Tỷ suất sinh lợi kinh tế tài sản (RE)
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, kết quả về lợi nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế ROA
Các yếu tố đầu vào
=
Trang 13Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận có được so với toàn bộ vốn chủ sở hữu mà
doanh nghiệp đã bỏ ra
Tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP)
Tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP) là tỷ lệ tài chính phản ánh giữa mức chênh lệch giữa giá bán và giá vốn so với tài sản ngoại trừ các tài sản tài chính của đơn vị Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại đơn vị sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lãi gộp
Chỉ tiêu GOP đo lường hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp Do vậy, tài sản tài chính đã được loại
ra khỏi tài sản của doanh nghiệp nhằm phản ánh chính xác trình độ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh chính của nhà quản lý
1.4 ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Quản lý vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong lợi nhuận và rủi ro của công ty cũng như giá trị của nó Smith (1980) Vốn lưu động là các tài sản ngắn hạn để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, và tùy thuộc vào hoạt động của mỗi doanh
Lợi nhuận sau thuế