Những khó khăn đối với việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề chotrẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non ĐạiThịnh.... +Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Người hướng dẫn khoa học
ThS NGUYỄN VĂN ĐỆ
HÀ NỘI, 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi gặp không ít khó khăn nhưngnhờ sự cố gắng của bản thân và đặc biệt nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy côgiáo cùng với sự động viên, cổ vũ của bạn bè, người thân đã giúp tôi hoànthành đề tài này
Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Giáo dụcMầm non, các cô thư viện tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu đề tài này Đặc
biệt, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Đệ,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đềtài Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên trườngmầm non Đại Thinh – Mê Linh – Hà Nội đã tận tình cộng tác và tạo điều kiệncho tôi có thể hoàn thành đề tài
Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức, song đây là lần đầu tiên tôi thực hiệnnghiên cứu một đề tài khoa học nên chắc chắn không khỏi những thiếu sót, rấtmong quý thầy cô cùng toàn thể các bạn nhận xét, đóng góp ý kiến để đề tàinày được hoàn thiện hơn
Kính chúc thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
Một lần nữa tôi xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Đào Thị Hồng Nhung
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình Các dữ liệu thuthập trong khóa luận là trung thực, rõ ràng, chưa từng được công bố trong mộtchương trình nghiên cứu nào, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà nội, ngày 18 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Đào Thị Hồng Nhung
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
GQVĐ : Giải quyết vấn đề
KNGQVĐ : Kĩ năng giải quyết vấn đềLQVT : Làm quen với toán
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu .2
3 Khách thể nghiên cứu 3
4 Đối tượng nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu .3
6 Phạm vi nghiên cứu .3
7 Phương pháp nghiên cứu .3
8 Giả thuyết khoa học 4
NỘI DUNG 5Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨNĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUAHOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN 51.1 Cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán 5
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 51.1.2 Bản chất quá trình giải quyết vấn đề của trẻ 4 – 5 tuổi 7
1.1.3 Hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non với việc rèn
Trang 6động làm quen với toán .16
Trang 71.2 Cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán .19
1.2.1 Những điều kiện thuận lợi đối với việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn
đề cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toánở trường mầm nonĐại Thịnh 201.2.2 Những khó khăn đối với việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề chotrẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non ĐạiThịnh 21Kết luận chương 1 .24
Chương 2: XÂY DỰNG BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢIQUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNGLÀM QUEN VỚI TOÁN 252.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đềcho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán 25
2.1.1 Xây dựng biện pháp rèn luyện KNGQVĐ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông quahoạt động LQVT phải đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non 252.1.2 Xây dựng biện pháp phải dựa vào bản chất của quá trình giải quyết vấn
đề và phù hợp đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 25
2.1.3 Xây dựng biện pháp phải gắn với hoạt động trải nghiệm của bản thântrẻ và cuộc sống thực của trẻ 272.2 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 –
5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán 27
Trang 82.2.2 Biện pháp 2: Sử dụng các câu hỏi gợi ý giải quyết vấn đề 30
Trang 92.2.3 Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi học tập củng cố kĩ năng giải quyết vấn
đề 33
Kết luận chương 2 38
KẾT LUẬN 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang sống trong thời kì xã hội hóa cùng với sự phát triểnkhông ngừng về kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ… trên toàn thế giới Xãhội phát triển đòi hỏi con người mới phải năng động, sáng tạo và chủ độngtrong các hoạt động, tự mình nắm lấy các cơ hội mới, tích cực giải quyết mọivấn đề nhằm tạo ra bước phát triển vượt bậc cho nền kinh tế, văn hóa – xã hộicủa đất nước Do đó, việc trang bị cho trẻ những kĩ năng sống cần thiết đangtrở thành nhu cầu cấp thiết của xã hội, trong đó có kĩ năng giải quyết vấn đề(KNGQVĐ), đặc biệt là lứa tuổi mầm non
Trong các hoạt động ở trường mầm non, hoạt động cho trẻ làm quen vớitoán (LQVT) chiếm ưu thế lớn đối với việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn
đề cho bản thân đứa trẻ Các hoạt động toán học làm nảy sinh nhiều vấn đềđòi hỏi trẻ cần tự giải quyết Toán học giúp trẻ nhận thức về thế giới xungquanh, về các mối quan hệ số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí trong khônggian giữa các đồ vật với nhau Qua các hoạt động làm quen với toán, trẻ dần
có kinh nghiệm về thế giới xung quanh, có nhu cầu hiểu biết hơn về tính chất,đặc điểm của các sự vật như hình dạng, kích thước, màu sắc, số lượng, vị trísắp xếp của chúng trong không gian… Từ đó, hình thành nên các vấn đề màcần chính bản thân trẻ tự giải quyết, chẳng hạn như vì sao đồ vật này lăn đượccòn đồ vật kia thì không, tại sao đồ vật này có thể để đặt trồng lên nhau được,còn đồ vật kia thì không… Mọi kiến thức trẻ tiếp thu ở thế giới xung quanhđều liên quan đến các biểu tượng toán học Do đó, hoạt động làm quen vớitoán là một hoạt động thích hợp để rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻmầm non
Trang 11Hiện nay Giáo dục Mầm non đang tiến hành đổi mới, giáo viên đã trútrọng hơn đến việc rèn luyện các kĩ năng cho trẻ thông qua việc lồng ghéptrong các hoạt động ở trường Nhưng trên thực tế việc rèn luyện các kĩ năngđặc biệt là kĩ năng giải quyết vấn đề chưa đạt hiệu quả tương xứng với tầmquan trọng của nó, cũng chưa tương xứng với yêu cầu xã hội đặt ra cho đứatrẻ Có thể thấy việc thiếu kĩ năng nói chung và kĩ năng giải quyết vấn đề nóiriêng đang diễn ra phổ biến ở học sinh Việt Nam, đặc biệt là lứa tuổi mầmnon Vì vậy, nhu cầu cấp thiết của xã hội là cần phải giáo dục, rèn luyện các
kĩ năng này cho các em Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề mới, chưa có sựhướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục – Đào tạo, ít nguồn tài liệu nên giáo viên
và phụ huynh chưa có nhiều điều kiện để tìm hiểu và triển khai thực hiện.Trẻ mẫu giáo nhỡ có nhu cầu cao trong mọi hoạt động, mong muốn đượchoạt động và tự giải quyết các vấn đề của bản thân Cùng với nhu cầu đó, bảnthân trẻ ở lứa tuổi này đã có khả năng thực hiện có kết quả hoạt động làmquen với toán Đó là sự phát triển tư duy trực quan hình tượng và xuất hiện tưduy trực quan sơ đồ, sự phát triển của ý thức Đây là tiền đề của việc hìnhthành kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ và cũng là cơ hội không thể bỏ lỡ đểngười lớn giúp trẻ rèn luyện kĩ năng này Như vậy, giáo dục các kĩ năng chotrẻ ở giai đoạn này là thích hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất, giúp trẻ rèn luyệncác kĩ năng nói chung và kĩ năng giải quyết vấn đề nói riêng một cách tốtnhất, để trẻ tự tin bước vào cuộc sống sau này
Những lí do trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kĩ năng giải
quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán” là rất
cần thiết
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hiệu quảviệc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua
Trang 12hoạt động làm quen với toán, qua đó phát triển nhận thức, phát triển toàn diệnnhân cách trẻ.
3 Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi thôngqua hoạt động làm quen với toán
4 Đối tượng nghiên cứu
Việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi thông quahoạt động làm quen với toán
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đềcho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán
+Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 –
5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán
+ Xây dựng một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ
4 – 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán
6 Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu biện pháp rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề chotrẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non ĐạiThịnh theo hai chủ đề : Thế giới động vật và thế giới thực vật
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa những tài liệu có liênquan đến đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu của đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với giáo viên và với trẻ nhằmđánh giá nhận thức của trẻ về việc giải quyết vấn đề thông qua hoạt động làm
Trang 13- Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức hoạt động cho trẻ 4 – 5tuổi làm quen với toán và quan sát trẻ 4 – 5 tuổi giải quyết vấn đề (GQVĐ)trong hoạt động làm quen với toán nhằm xác định thực trạng việc tổ chứchoạt động của giáo viên và thực trạng kĩ năng giải quyết vấn đề trong hoạtđộng làm quen với toán của trẻ 4 – 5 tuổi.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để xử lícác số liệu
8 Giả thuyết khoa học
Nếu phối hợp sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực dựa trên việc tậndụng ưu thế của hoạt động cho trẻ làm quen với toán và khả năng nhận thứccủa trẻ 4 – 5 tuổi thì kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ sẽ được nâng cao
Trang 14NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔITHÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN 1.1 Cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 –
5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
a) Kĩ năng
Kĩ năng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nướcquan tâm Tuy nhiên có hai quan điểm xem xét kĩ năng ở góc độ khác nhau:Quan điểm thứ nhất xem xét kĩ năng từ góc độ kĩ thuật của hành động,của thao tác mà ít quan tâm đến kết quả của hành động Kĩ năng có nghĩa làmột loạt kĩ thuật về trí tuệ hay tay chân tương đối chính xác mà các cá nhân tựhọc hỏi thông qua đào tạo hay qua trường lớp, mặc dù chúng có thể phụ thuộcvào năng lực của mỗi người Theo hướng này có các định nghĩa của nhànghiên cứu: Trần Trọng Thủy, Hà Nhật Thăng Theo quan điểm này, kĩ năng
là phương thức thực hiện hành động mà con người đã nắm vững Người có kĩnăng hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức về hoạt động đó vàthực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết quảcủa hành động
Quan điểm thứ hai xem xét kĩ năng từ góc độ không đơn thuần chỉ là mặt
kĩ thuật hành động mà còn là biểu hiện năng lực của chủ thể hành động vànhấn mạnh đến kết quả của hành động Theo từ điển Tiếng Việt, kĩ năng là
“khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào
đó áp dụng vào thực tiễn” Các tác giả Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết,
Lê Quang Uẩn, đều coi kĩ năng là một mặt năng lực của con người thựchiện một công việc có hiệu quả
Trang 15Như vậy có thể coi kĩ năng vừa là năng lực cá nhân, vừa đòi hỏi mặt kĩthuật và phải dựa trên sự vận dụng kiến thức một cách linh hoạt vào thực tiễn.Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng khái niệm “kĩ năng” như sau:
Kĩ năng là năng lực thực hiện có kết quả một hành động, công việc nào
đó của cá nhân dựa trên việc vận dụng kiến thức thu nhận được áp dụng vào thực tiễn.
b) Vấn đề
Theo quan điểm triết học, “vấn đề” được xem là phạm trù logic biệnchứng của quá trình nhận thức đi từ cái đã biết đến cái chưa biết Do đó, cóthể xem “vấn đề” như là một sự biến dạng của câu hỏi mà sự giải đáp đãkhông chứa đựng trong kiến thức có sẵn, phải có những hoạt động tư duytương ứng để tiếp thu những kiến thức mới C.Mac viết “Vấn đề chỉ xuất hiệnkhi nào đã hình thành điều kiện để giải quyết chúng”
Có nhiều quan điểm khác nhau về “vấn đề” Tuy nhiên các nhà nghiêncứu đều có quan điểm chung là: Vấn đề phải mang lại cho chúng ta một sốkhó khăn nhất định, buộc chúng ta phải suy nghĩ mới tìm ra cách giải quyết
Từ phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm “vấn đề” như sau:
Vấn đề là tình huống khó khăn mà chủ thể chưa từng gặp trước đó nhưng cần phải giải quyết dựa trên những tri thức, kĩ năng đã có của mình c) Giải quyết vấn đề
Từ điển Giáo dục quốc tế viết: “Giải quyết vấn đề là một thuật ngữ trong
lí thuyết học tập của Garne.R dùng để chỉ phạm trù cao nhất của kĩ năng tưduy Đặc điểm của giải quyết vấn đề là sự kết hợp của hai hay nhiều quy tắctheo cách thức mới lạ để giải quyết một vấn đề”
Dưới ảnh hưởng của lí thuyết học tập nhận thức, giải quyết vấn đề đượcnâng lên như một hành động trí óc phức tạp bao gồm nhiều kĩ năng tư duy bậc
Trang 16cao như: tưởng tượng, liên tưởng, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp, kháiquát hóa, mỗi kĩ năng cần có sự nỗ lực và hợp tác.
Theo đó, giải quyết vấn đề là một quá trình đòi hỏi người giải quyết phảinắm bắt được chi tiết vấn đề để từ đó thực hiện những hành động theo một kếhoạch nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra từ trước
Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm “Giải quyết vấn đề”như sau:
Giải quyết vấn đề là những hành động diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau thuộc về cách cư xử và nhận thức nhằm khắc phục những tình huống khó khăn đã có để đạt được mục đích.
d) Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng giải quyết vấn đề là năng lực thực hiện có kết quả những hành động diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau thuộc về cách cư xử hoặc nhận thức nhằm khắc phục những tình huống khó khăn đã có để đạt được mục đích.
1.1.2 Bản chất quá trình giải quyết vấn đề của trẻ 4 – 5 tuổi
Như đã phân tích ở trên, giải quyết vấn đề là những hành động diễn ra ởnhiều cấp độ khác nhau, điều này cho thấy quá trình giải quyết vấn đề có cơ
sở tâm lí liên quan đến quá trình hình thành hành vi Theo thuyết hệ thốngchức năng của Anokhin, quá trình hình thành hành vi được chia làm ba giaiđoạn:
+ Giai đoạn 1: Tổng hợp hướng tâm
Não có nhiệm vụ thu thập thông tin, tổng hợp các xung thần kinh hướngtâm để đưa ra mốc khởi đầu và tình huống ban đầu Đồng thời, các phân tíchquan ở não bộ thu lượm thông tin từ môi trường xung quanh và rút các thôngtin được lưu trữ trong các phần khác nhau của não bộ Vì vậy, tổng hợphướng tâm bao gồm cả thu lượm lẫn rút thông tin ra từ trí nhớ để tạo thành sự
Trang 17tổng hợp ban đầu, nhờ vậy mà tri giác trong giai đoạn này rất quan trọng, luônmang tính vật chất và toàn diện.
+ Giai đoạn 2: Đưa ra cách giải quyết
Hình thành được mục đích và chương trình hành động nên giai đoạn nàydiễn ra ở não bộ Não bộ đưa ra cách giải quyết ban đầu nhưng hợp lí haykhông hợp lí phải được kiểm nghiệm qua thực tế, tức là khi cơ quan thừahành tham gia vào phản ứng
+ Giai đoạn 3: Hình thành kết quả và thông tin ngược chiều.
Quá trình thông tin ngược chiều chỉ thực hiện được khi các cơ quan thừahành thực hiện phản ứng Kết quả của phản ứng chính là mức độ bị hoạt hóacủa các cơ quan thụ cảm nằm trong cơ quan thừa hành, luồng thông tin xuấthiện từ đây sẽ được truyền tới não để thông báo về mức độ hợp lí hay khônghợp lí của phản ứng hành vi đã xảy ra
Hành động giải quyết vấn đề cũng là một hành vi nên quá trình giảiquyết vấn đề của trẻ 4 – 5 tuổi cũng diễn ra theo ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Tổng hợp hướng tâm Não nhận diện, tổng hợp thông tin
và phân tích vấn đề
+ Giai đoạn 2: Đưa ra cách giải quyết Não sau khi phân tích vấn đề thì
đưa ra cách giải quyết vấn đề
+ Giai đoạn 3: Hình thành kết quả và thông tin ngược chiều Các cơ
quan thừa hành thực hiện mệnh lệnh của hệ thần kinh, sau đó các cơ quan thụcảm thông báo kết quả của phản ứng trở lại não bộ Đây là giai đoạn thực hiệngiải quyết vấn đề, đánh giá và kiểm tra kết quả giải quyết vấn đề
Cụ thể hơn, kĩ năng giải quyết vấn đề là tổng hợp của nhiều kĩ năng, baogồm nhiều kĩ năng nhỏ được diễn ra theo một trình tự nhất định Đầu tiên làngười GQVĐ phải xem xét tình huống đang diễn ra để xác định rõ vấn đề đó
là gì Sau đó thu thập thông tin, dữ liệu có liên quan đến vấn đề để phân tích
Trang 18mục tiêu, nguyên nhân, kết quả, điều kiện, các yếu tố tác động, những người
có liên quan Từ đó người GQVĐ lập nên các kế hoạch GQVĐ trong đó baogồm các giải pháp, cách thực hiện, dự kiến kết quả sẽ đạt được Trong các kếhoạch đó, người GQVĐ phải lựa chọn ra một kế hoạch tốt nhất dựa trên sựcân nhắc về nguồn lực sẵn có, tính khả thi Tiếp đó, người GQVĐ thực hiện
kế hoạch đã lựa chọn Cuối cùng là theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện.Trong tất cả các bước của quá trình GQVĐ đều có sự tham gia tích cựccủa các quá trình tâm lí, sinh lí của đứa trẻ như: Tri giác, tư duy, xúc cảm,tình cảm, tự ý thức, nhu cầu, chức năng vận động, Tuy nhiên, ở mỗi giaiđoạn có một hoạt động tâm lí chiếm ưu thế hơn hẳn, đó là:
Giai đoạn 1, hoạt động tri giác chiếm ưu thế, giúp trẻ nhận biết vấn đề.Giai đoạn 2, hoạt động tư duy chiếm ưu thế, giúp trẻ phân tích, lựa chọngiải pháp và lập kế hoạch hành động
Giai đoạn 3, chức năng vận động và tự ý thức tham gia tích cực vào hoạtđộng thực hành của trẻ, giúp trẻ thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả
Như vậy, bản chất quá trình giải quyết vấn đề là quá trình diễn ra cáchành động theo một trình tự cơ bản của hoạt động nhận thức như sau:
- Tổng hợp thông tin: bao gồm việc tái hiện lại những kiến thức, dữ liệu
đã có, xác định cái đích cần đạt được và các điều kiện ban đầu có liên quanđến vấn đề cần giải quyết
- Đề xuất giải pháp: bao gồm việc làm rõ mục tiêu và xây dựng kế hoạchhành động để đạt tới mục tiêu
- Thực hiện giải pháp: bao gồm việc thực hiện kế hoạch hành động vàđánh giá kết quả Nếu hành động thành công thì dừng lại, nếu thất bại thì quaytrở lại tổng hợp thông tin hoặc đề xuất giải pháp khác
Trang 191.1.3 Hoạt động cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non với việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi
a) Hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
Theo quan điểm của tâm lí học, hoạt động là quá trình tác động qua lạigiữa chủ thể và đối tượng dựa trên hai quá trình chính đó là: chủ thể hóa vàđối tượng hóa Trong quá trình chủ thể hóa, chủ thể tác động lên đối tượngnhằm biến đổi đối tượng theo mục đích đặt ra của chủ thể Quá trình này cóthể tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần cho thế giới Song song với quátrình chủ thể hóa là quá trình đối tượng hóa Đối tượng mới tác động ngượclại chủ thể, làm thay đổi nhận thức của chủ thể, tạo nên cách nhìn mới, quanniệm mới
Thực chất của quá trình dạy trẻ làm quen với toán là quá trình hình thành
ở trẻ những biểu tượng sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước,hình dạng của vật, về khả năng định hướng trong không gian, khả năng địnhhướng thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng dưới sự tổ chức, hướngdẫn, điều khiển, đánh giá của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầmnon Hoạt động cho trẻ làm quen với toán đóng vai trò quan trọng đối với sựphát triển nhận thức, phát triển trí tuệ của trẻ nói riêng và nhân cách trẻ nóichung, hơn nữa nó còn góp phần hình thành ở trẻ những tiền đề mới của hoạtđộng học tập Quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầmnon thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu về tập hợp, con số, kíchthước, hình dạng, không gian và thời gian, đó là cơ sở đầu tiên của sự pháttriển toán học cho trẻ
- Hình thành ở trẻ những định hướng ban đầu về các mối quan hệ sốlượng, không gian và thời gian có trong hiện thực xung quanh trẻ
Trang 20- Hình thành cho trẻ một số kĩ năng nhận biết như: kĩ năng so sánh sốlượng, so sánh kích thước, kĩ năng đếm, kĩ năng đo lường, kĩ năng tính toán
và những kĩ năng của hoạt động học tập
- Giúp trẻ nắm được một số thuật ngữ toán học
- Phát triển hứng thú và năng lực nhận biết, phát triển tư duy logic vàngôn ngữ cho trẻ
Nội dung hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉbao gồm những kiến thức, kĩ năng toán học sơ đẳng mà còn bao gồm cảnhững biện pháp hoạt động thực tiễn, hoạt động trí tuệ, tất cả đều là cơ sở đểgiáo dục nhân cách trẻ một cách toàn diện
Các nhiệm vụ trên được giải quyết một cách phối hợp và linh hoạt trênmỗi hoạt động làm quen với toán cũng như trong quá trình tổ chức các dạnghoạt động độc lập của trẻ Tuy nhiên chỉ với điều kiện hoạt động của trẻ phảiđược tổ chức một cách đúng đắn và dạy học phải có hệ thống thì mới tạo ra sựphát triển đúng lúc những biểu tượng và những năng lực toán học của trẻ.Đặc trưng của dạy học với trẻ mầm non là tất cả những kiến thức toánhọc sơ đẳng được đưa đến trẻ thông qua quá trình tổ chức các hoạt động thựctiễn cho trẻ Mỗi biểu tượng toán học được hình thành ở trẻ một cách trựcquan trên cơ sở đứa trẻ ngắm nhìn các vật cụ thể hay thực hành thao tác vớichúng như: việc làm quen với các con số được thực hiện trong quá trình trẻluyện đếm các tập hợp cụ thể (những bông hoa, những con gà, những hìnhtròn ) Hay sự hình thành biểu tượng về các hình hình học diễn ra trong quátrình làm quen trẻ với chúng mà không cần tới bất cứ định nghĩa hay lời giảithích nào về khái niệm đó Vì vậy, những kiến thức toán học mà trẻ nắm được
là sản phẩm hoạt động của chính bản thân trẻ dưới sự hướng dẫn của giáoviên
Trang 21Nội dung chương trình cho trẻ làm quen với toán được đưa tới trẻ thôngqua hệ thống hoạt động làm quen với toán có chủ đích và các hình thức hoạtđộng khác Các kế hoạch dài hạn có tính định hướng cùng với các kế hoạchngắn hạn và các kế hoạch hoạt động có tác dụng định hướng cho giáo viênthực hiện công việc làm quen trẻ với toán Trong quá trình dạy trẻ, giáo viêncần thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề giúp trẻ tự tìm tòi, khámphá, so sánh nhằm nắm được kiến thức toán học ban đầu, kĩ năng nhận biết.Mỗi hoạt động làm quen với toán đều được giáo viên thực hiện một cách có tổchức, có logic, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi trẻ mà không phụthuộc vào thời gian và hình thức tiến hành Kết quả của mỗi hoạt động làmquen với toán được thể hiện qua việc đạt mục đích đề ra, tạo cho trẻ cảm xúcthỏa mãn và lòng ham muốn được học tiếp tục.
b) Ưu thế của hoạt động cho trẻ làm quen với toán đối việc rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ 4 – 5 tuổi
Có thể nói, hoạt động LQVT là một trong những hoạt động phát triểnnhận thức tích cực ở trẻ, trong quá trình tham gia vào hoạt động này tư duycủa trẻ luôn được kích thích bởi các câu hỏi, tình huống, các thí nghiệm từ đóphát huy tối đa khả năng GQVĐ của trẻ Hơn thế, trong việc rèn luyệnKNGQVĐ cho trẻ, vai trò của hoạt động LQVT cũng rất quan trọng Bởi khitrẻ giải quyết được những tình huống trong hoạt động này sẽ giúp phát triển ởtrẻ tư duy linh hoạt, mềm dẻo trong việc giải quyết các tình huống của cuộcsống sau này Vai trò của hoạt động LQVT đối với việc rèn luyện kĩ năngGQVĐ cho trẻ 4 – 5 tuổi được thể hiện như sau:
Thứ nhất, hoạt động LQVT làm nảy sinh nhiều vấn đề gắn với việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức của trẻ
Trong hoạt động LQVT trẻ được gặp rất nhiều tình huống gần gũi vớicuộc sống thực của trẻ Trong các hoạt động này trẻ được lĩnh hội những kiến
Trang 22thức toán học ban đầu dưới dạng các biểu tượng như: biểu tượng số lượng,kích thước, hình dạng, nhưng do vốn kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế nêntrẻ thường gặp những khó khăn nhất định Để giải quyết những tình huốngnày buộc trẻ phải tích cực suy nghĩ và hành động, vận dụng những điều đãbiết để giải quyết chúng, qua đó nắm kiến thức, kĩ năng Chẳng hạn như làmthế nào để lấy được quả bóng treo ở phía trên cao hơn trẻ hay làm thế nào để
số kẹo của tổ 1 bằng số bánh của tổ 2, làm sao để biết bạn nào cao hơn bạnnào thấp hơn Việc giải quyết những tình huống đó mang lại cho trẻ nhữngkinh nghiệm nhất định Những kinh nghiệm đó không chỉ bao gồm nhữngnhận thức về thế giới xung quanh mà bao gồm cả kinh nghiệm ứng xử linhhoạt trong những tình huống khó khăn Có thể thấy hoạt động LQVT là môitrường nảy sinh những tình huống có vấn đề gắn với nhiệm vụ nhận thức củatrẻ
Những tình huống mang tính chất nêu vấn đề phù hợp với xu hướng pháttriển tư duy của trẻ mẫu giáo và dựa trên sự tìm tòi độc lập giải quyết cácnhiệm vụ khác nhau có tính vấn đề như: Hệ thống các nhiệm vụ giao cho trẻ,những câu hỏi, lời đề nghị, trong các quá trình hoạt động LQVT với mức độphức tạp dần, để giải quyết chúng bắt buộc trẻ phải tích cực tìm kiếm cácphương tiện thực hiện, thử chúng trong các hoàn cảnh khác nhau Việc giảiquyết nhiệm vụ trước tạo những tiền đề cho việc giải quyết các nhiệm vụ tiếptheo nhưng với cách thức hành động không lặp lại như ở nhiệm vụ trước, màphải là những tìm tòi mới hơn
Thứ hai, Để giải quyết các tình huống có vấn đề, giáo viên hướng dẫn trẻ phương thức giải quyết vấn đề
Giáo viên nghiên cứu và dựa vào “vùng phát triển gần của trẻ” để tạo racác tình huống có vấn đề Việc tìm kiếm cách thức giải quyết các vấn đề nhận
Trang 23phải xem xét đối tượng, phân tích chúng Từ đó giúp trẻ nhận biết được cácdấu hiệu cơ bản và không cơ bản, các bộ phận chính và phụ, các mối liên hệ,quan hệ toán học Dựa trên các dấu hiệu đó, trẻ tiến hành so sánh để phânbiệt sự giống (cái chung) và khác nhau (cái riêng) giữa các đối tượng nghiêncứu, như sự giống và khác nhau về số lượng, kích thước, hình dạng, vị trí sắpđặt trong không gian của các đối tượng và các nhóm đối tượng Trên cơ sởphân biệt các dấu hiệu của các đối tượng nghiên cứu, trẻ tiến hành khái quáthóa chúng theo các dấu hiệu khác nhau như: số lượng, kích thước, hình dạng,màu sắc, tiến hành phân tích chúng theo các dấu hiệu như giống, loài, loại,
và tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa chúng
Như vậy để giải quyết các tình huống có vấn đề giáo viên còn dạy trẻbiết phân tích các điều kiện cho trước để xây dựng kế hoạch hoạt động phùhợp nhằm tìm kiếm cách thức GQVĐ và tự kiểm tra kết quả nhận biết củamình Các nhiêm vụ nhận biết được đặt ra trong các hoạt động nhận thức củatrẻ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo, để trẻ thể hiệnvai trò chủ thể tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động này Hơn nữa, việc
sử dụng thường xuyên các tình huống nhận biết có vấn đề như những câu hỏi,lời đề nghị, giao nhiệm vụ của cô mang tính định hướng buộc trẻ phải suynghĩ, tiến hành các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống,trẻ phải huy động vốn hiểu biết của mình để tìm lời giải đáp, tìm ra được cácmối liên hệ, quan hệ, những điểm giống và khác nhau giữa các đồ vật, cáchiện tượng xung quanh Tất cả điều đó buộc trẻ phải độc lập, tích cực trongcác hành động, hoạt động nhận biết dưới sự tổ chức hướng dẫn, điều chỉnh,đánh giá của giáo viên, nhờ vậy mà nhận thức của trẻ được nâng cao Mặtkhác, việc cô giáo tổ chức các hoạt động nhận biết cho trẻ chiếm lĩnh đượcđối tượng nghiên cứu qua con đường tìm tòi, tích cực khám phá thế giới xungquanh tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào các tình huống có vấn đề và tạo điều
Trang 24kiện thuận lợi cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động nhận biết để lĩnh hộikiến thức, kĩ năng Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động, bằng cách hỏi– đáp, sử dụng hành động mẫu, giáo viên hướng dẫn trẻ tìm kiếm và vậndụng những cái đã biết vào hoàn cảnh và điều kiện mới để đưa ra cách thứcgiải quyết tình huống và giải quyết thành công tình huống.
Thứ ba, kết quả của hoạt động LQVT luôn cụ thể, rõ ràng, thể hiện bằng sản phẩm cụ thể, nhờ vậy trẻ có thể kiểm tra, đánh giá kết quả bằng phương pháp trực quan, phù hợp với trẻ 4 – 5 tuổi
Chúng ta đã biết, hoạt động LQVT là hoạt động có đối tượng, diễn ra haiquá trình tác động qua lại giữa trẻ và đối tượng, cả hai quá trình này đềutạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần Chính sản phẩm mang tính vật chất
đó là yếu tố trực quan giúp trẻ có khả năng đánh giá kết quả hoạt độngcủa mình một cách dễ dàng, phù hợp với đặc điểm tư duy trực quan của trẻ
4 – 5 tuổi
Chẳng hạn khi trẻ so sánh chiều dài hai băng giấy hay so sánh số lượnghai nhóm đối tượng, kết quả thể hiện ngay khi trẻ xếp trồng từng vậtcủa nhóm này lên từng vật của nhóm kia Việc đánh giá kết quả trong hoạtđộng làm quen với toán không chỉ thuận lợi với bản thân trẻ khi tự đánh giákết quả hoạt động của mình mà còn thuận lợi với trẻ khi đánh giá kết quảhoạt động của bạn Điều này mang tính khách quan cao và sẽ tạo môi trườngđánh giá, nhận xét công bằng giữa các trẻ Đó là điều kiện thuận lợi cho việcrèn khả năng đánh giá và tự đánh giá ở trẻ 4 - 5 tuổi, đặc biệt trong việc rènluyện KNGQVĐ
Như vậy hoạt động LQVT có ưu thế rất lớn trọng việc rèn luyệnKNGQVĐ cho trẻ 4 – 5 tuổi đó là: Đáp ứng nhu cầu hoạt động và tạo cơ hội
Trang 25trẻ giải quyết làm tăng vốn kinh nghiệm và phát triển tư duy linh hoạt ởtrẻ; là
Trang 26phương tiện trực quan để trẻ có thể kiểm tra, đánh giá kết quả phù hợp với đặc
điểm phát triển tâm lí lứa tuổi
1.1.4 Đặc điểm về kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với toán
a) Trẻ 4 – 5 tuổi có khả năng nhận biết vấn đề do sự hoàn thiện dần các giác quan và hệ thần kinh
Ở trẻ 4 – 5 tuổi, các cơ quan phân tích đều đã phát triển gần như ởngười lớn bao gồm các bộ phận nhận cảm (cơ quan thụ cảm), bộ phận dẫntruyền (dây thần kinh) và bộ phận trung ương (trung khu trên vỏ não) Vềthị giác, trẻ có khả năng thu nhận được nhiều màu sắc, trong đó có cảnhững màu trung gian, thu nhận và phân biệt được các kích thước, hìnhdạng phong phú Về thính giác, có khả năng thu nhận và phân biệt âm thanh
ở những độ cao khác nhau, cảm nhận được các giai điệu của bài hát Vềkhứu giác, cảm nhận khứu giác của trẻ tương đối nhạy bén, nhạy hơn sovới ở người lớn Về vị giác, trẻ cảm nhận được 4 vị cơ bản: ngọt, đắng, mặn,chua và các vị trung gian; ngưỡng kích thích vị giác của trẻ cao hơn so với củangười lớn Về xúc giác, trẻ 4 – 5 tuổi đã hoàn thiện về các loại cảm giác: cảmgiác xúc giác (cảm giác đụng chạm và cảm giác áp lực), cảm giác nhiệt độ vàcảm giác đau Do đó, trẻ có thể nhận biết được đồ vật bằng tay mà khôngcần nhìn, có thể tự bảo vệ bản thân bằng những phản xạ tự vệ Các cơ quanphân tích này có tác động và kiểm soát lẫn nhau do hiện tượng lan tỏa vàcảm ứng đồng thời trên vỏ não, nên sự kích thích của một cơ quan phântích này có ảnh hưởng đến hưng tính của cơ quan phân tích kia Vì vậy, giữacác cơ quan phân tích có sự kiểm tra lẫn nhau, giúp cho sự tri giác được
Trang 27hiện tượng trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và xem xét chúng
ở nhiều phương diện, nhiều góc độ khác nhau
Trang 28Từ đó trẻ có khả năng nhận biết vấn đề nhanh hơn, chính xác hơn so với lứa tuổi trước.
b) Trẻ 4 – 5 tuổi có khả năng lựa chọn giải pháp và có thể lập kế hoạch cho giải pháp đó bằng phép thử ngầm trong óc
Ở độ tuổi này, trọng lượng não bộ của trẻ tăng lên đáng kể (1305g ở trẻnam, 1140g ở trẻ nữ), bằng 1/3 đến 1/4 trọng lượng cơ thể Sự pháttriển mạnh hơn của lớp vỏ ngoài so với lớp trong đã tạo thành các nếp nhăn
và rãnh trên vỏ não Quá trình này diễn ra đặc biệt mạnh mẽ đến khi trẻđược 5 tuổi Bên cạnh đó, đa số các tế bào thần kinh đã được chuyên biệthóa, các sợi thần kinh đã được miêlin hóa tương đối hoàn thiện, vì vậy hưngphấn được truyền đến não một cách chính xác và định khu hơn Nhờ sự pháttriển của hệ thần kinh như vậy giúp cho trẻ 4 – 5 tuổi có khả năng phân tíchthông tin và tổng hợp thông tin để đưa ra giải pháp cho vấn đề
Cùng với sự phát triển của hệ thần kinh thì hệ thống các phản xạ cóđiều kiện của trẻ 4 – 5 tuổi ngày càng nhiều, vì vậy các hoạt động của trẻ dễdàng được hình thành theo một chế độ thời gian chặt chẽ như ăn, ngủ, chơi,học tập theo giờ giấc
Hệ thống tín hiệu thứ hai cũng phát triển nhanh chóng, ngôn ngữphong phú, nhiều từ mới và cấu trúc ngữ pháp tương đối chuẩn
Ở trẻ mẫu giáo nhỡ, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh, do
đó phần lớn trẻ em lứa tuổi này dã có khả năng suy luận Đó là việc trẻ khôngchỉ suy luận bằng dùng hành động định hướng bên ngoài (tức là bằng tư duytrực quan hành động) như mẫu giáo bé mà trẻ có khả năng “dùng phép thửngầm trong óc” dựa vào các biểu tượng và kết quả của những hành động ấy
Do đó, trẻ ở lứa tuổi này có khả năng lập kế hoạch hành động giải quyết vấn
Trang 29trực quan hình tượng chỉ thực sự hiệu quả nhất khi giải những bài toán mànhững thuộc
Trang 30tính bản chất có thể hình dung được Cuối tuổi mẫu giáo nhỡ xuất hiện kiểu
tư duy trực quan hình tượng mới – tư duy trực quan sơ đồ giúp trẻ hiểu mộtcách nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng có kết quả những sơ
đồ đó để tìm hiểu sự vật Tư duy trực quan sơ đồ vẫn giữ chất hình tượngsong bản thân hình tượng đã trở nên khác trước: hình tượng đã mất đinhững chi tiết rườm rà mà chỉ giữ lại những yếu tố chủ yếu giúp trẻ phảnánh một cách khái quát sự vật chứ không phải là từng sự vật riêng lẻ Vì vậy,khả năng lập kế hoạch của trẻ 4 – 5 tuổi cũng tăng lên ở giai đoạn cuối độtuổi này
c) Trẻ 4 – 5 tuổi có thể thực hiện giải pháp tương đối linh hoạt nhờ sự hoàn thiện dần của các chức năng vận động và sự phát triển của tư duy, tuy nhiên hành động thực hiện giải pháp vẫn diễn ra theo cơ chế thử và sai
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ, tư duy trực quan phát triển mạnh mẽ giúp trẻ giảiquyết một số bài toán thực tiễn Nhưng trong thực tế, những thuộc tính bảnchất của sự vật hiện tượng mà trẻ cần tìm hiểu lại bị che giấu không thể hìnhdung được bằng hình ảnh Mặt khác, trẻ mẫu giáo nhỡ chưa có khả năng
tư duy trừu tượng nên trẻ chỉ mới dựa vào những biểu tượng đã có, nhữngkinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra những vấn đề mới Vì vậy trongnhiều trường hợp, chúng chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài mà chưa đivào được bản chất bên trong Do đó, nhiều khi trẻ giải thích các hiện tượngmột cách ngộ nghĩnh, và rất dễ lẫn lộn thuộc tính bản chất và không phải làbản chất của sự vật hiện tượng xung quanh Điều này dẫn đến việc trẻ đưa
ra giải pháp có thể không chính xác và việc thực hiện giải pháp buộc phảidiễn ra theo lối thử và sai Trẻ cứ thực hiện hành động theo suy nghĩ banđầu cho đến khi có kết quả rồi mới kiểm tra lại Nếu hành động đó mang lại