1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập học kì môn luật dân sự 2

15 362 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này và nêu quan điểm cá nhân về nội dung được giải quyết.

MỞ ĐẦU (8 Đ) Th.s NGUYỄN VĂN ĐIỀN ( VKSND thị xã Sơn Tây, Hà Nội) - Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lí quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội 1 Mà trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội, giao dịch dân sự càng có ý nghĩa quan trọng Các quy định đó của Bộ luật dân sự đã bảo đảm một hành lang pháp lý thông thoáng và an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự, tạo nên sự ổn định của các quan hệ tài sản trong quá trình phát triển kinh tế, – xã hội của đất nước, góp phần vào quá trình hội nhập khu vực và thế giới Tính bảo đảm đó không chỉ được thực hiện trong những giao dịch dân sự hợp pháp mà còn phát sinh từ những giao dịch vi phạm một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gọi là giao dịch dân sự vô hiệu Những quy định này góp phần ổn định giao lưu dân sự đồng thời có thể kiểm soát được các giao dịch dân sự, tránh làm thiệt hại đến lợi ích của các chủ thể khác Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức là một trong những loại giao dịch dân sự vô hiệu cần được phân tích và bàn luận Với đề bài số 4 là : “Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này và nêu quan điểm cá nhân về nội dung được giải quyết.” em hi vọng có thể phần nào làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm pháp lý về giao dịch dân sự, làm rõ chế định giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu, cũng như xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nói riêng còn đang tồn tại ở nước ta, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về giao dịch dân sự 1 Giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/giaodich-dan-su-vo-hieu-theo-quy-dinh-cua-blds-2015 (28/04/2019) 1 NỘI DUNG I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU DO KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC 1 Giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu 1.1 Giao dịch dân sự Theo Điều 116 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc chuyển dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội 2 Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch có thể phân biệt giao dịch dân sự thành hai loại là hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương a Hơp đồng dân sự (giao dịch song phương hoặc đa phương): Là giao dịch dân sự, trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của bên kia, Tuy nhiên, bên kia có thể tham gia hoặc không tham gia giao dịch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan hoặc khác quan b Hành vi pháp lý đơn phương (giao dịch đơn phương): Làm phát sinh hậu quả pháp lý khi những điều kiện của giao dịch do một bên đưa ra mà bên kia đáp ứng được các điều đó Ngược lại, hợp đồng dân sự là do sự thỏa thuận của các bên chủ thể về việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Hậu quả pháp lý của hợp đồng được phát sinh ngay sau khi các bên giao kết hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác 1.2 Giao dịch dân sự vô hiệu Theo điều 122: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tai Điều 117 của bộ Luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.” 2 TS Nguyễn Minh Tuấn, “Bình luận khoa học bộ luật dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, NXB Tư pháp 2 Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp luật và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự Một giao dịch dân sự hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 117 BLDS, vậy các trường hợp không thỏa mãn các điều kiện trong điều 117 quy định thi giao dịch đó vô hiệu Trường hợp loại trừ là trường hợp giao dịch không tuân thủ theo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung, là các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 125 Theo quy định tại khoản 2 điều 125 thì giao dịch do những người nói trên xác lập, thực hiện không bị vô hiệu trong trường hợp sau:3 • Thứ nhất: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người đó • Thứ hai: Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ; • Thứ ba: Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự 2 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức và hậu quả pháp lý của nó 2.1 Hình thức giao dịch dân sự Hình thức của gia dịch dân sự rất đa dạng và được thể hiện dưới nhiều hình thức khách quan Theo Khoản 1 Điều 119 BLDS 2015, hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện dưới những thể thức sau:  Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói: Hình thức giao dịch này thường được sử dụng trong những giao dịch có đối tượng là vật phẩm tiêu dùng, lương thực, thực phẩm…tại các thị trường như cửa hàng bán lẻ, chợ, trung tâm buôn bán… các bên thỏa thuận về đối tượng, giá cả, phương thức 3 Nguyễn Thị Tố Tâm, Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017 3 thanh toán… và sau khi thỏa thuận xong thì giao dịch được xác lập Cũng vì sự tiện lợi này mà trên thực tế, có nhiều giao dịch đáng lẽ phải được lập thành văn bản nhưng các bên lại lập dưới hình thức lời nói dẫn đến những tranh chấp khó giải quyết, ví dụ như vụ án tranh chấp về “đòi tài sản” trong Quyết định GĐT số 25/200/DS-GĐT ngày 16/9/2005 của Hội đồng thẩm phán  Giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản:  Văn bản thường: Giao dịch bằng văn bản thông thường là giao dịch liên quan đến đối tượng mà pháp luật không quy định đăng kí quyền sở hữu hoặc đăng kí quyền sử dụng hoặc hình thức giao dịch này thường được sử dụng trong các hợp đồng thuê, mượn động sản, vay tài sản giữa cá nhân với cá nhân thì giao dịch này được xác lập vào thời điểm bên sau cùng của giao dịch kí vào văn bản Hình thức giao dịch bằng văn bản như di chúc viết cá nhân tự nguyện lập ra, mà không có công chứng chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân chứng thực  Văn bản có công chứng, chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền được áp dụng trong những trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự bắt buộc phải được thành lập bằng văn bản hoặc các bên có thỏa thuận phải có chứng nhận, chứng thực có đăng kí hoặc xin phép thì khi xác lập giao dịch các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó (mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất…)  Giao dịch dân sự bằng hành vi cụ thể: Giao dịch dân sự có thể được xã xác lập thông qua những hành vi nhất định theo quy ước định trước như: báo chí, vé tham gia vận chuyển hành khách, hàng hóa, nước uống… Phương thức bán hàng này chủ yếu được thực hiện tại các điểm dân cư, bến xe, bến tàu, sân bay, hè phố mà các nước phương tây hay áp dụng, cách bán hàng này không cần lời nói, không cần văn bản… mà chỉ cần đáp ứng những yêu cầu được ghi trên tháp bán hàng thì giao dịch được thực hiện 4  Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử: dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản Điểm hạn chế trong quy định của BLDS năm 2015 về hình thức của giao dịch dân sự là chưa nhất quán trong cách tiếp cận về hình thức văn bản có đăng kí Theo quy định của khoản 2 điều 119 của BLDS năm 2015 thì văn bản có đăng kí được xem là hình thức của hợp đồng trong trường hợp luật quy định Tuy nhiên, theo khoản 2 điều 129 BLDS năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức thì: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực” Như vậy, theo quy định của khoản 2 điều 129 BLDS năm 2015 thì văn bản có đăng kí lại không được xem là hình thức của hợp đồng trong trường hợp tòa án xem xét hiệu lực của hợp đồng khi có sự vi phạm về hính thức.4 2.2 Giao dịch dân sự vô hiệu không tuân thủ quy định về hình thức Tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: "Điều 129 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây: 1 Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó 4 PGS.TS Nguyễn Văn Cừ- PGS.TS Trần Thị Huệ, “ Bình luận khoa học bộ luật dân sự năm 2015 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nxb Công an Nhân Dân 5 2 Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực." Như vậy theo nguyên tắc chung các giao dịch dân sự phải đảm bảo điều kiện về hình thức trong trường hợp pháp luật có yêu cầu bắt buộc về hình thức đối với giao dịch Theo đó, nếu không tuân thủ các quy định này thì giao dịch dân sự vô hiệu Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của các bên khi giao dịch dân sự đã đạt được mục đích, giao dịch đã gần thực hiện xong cũng như hạn chế số lượng các giao dịch, đảm bảo tính ổn định của giao dịch dân sự thì pháp luật cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ Ví dụ như đối với trường hợp văn bản phải công chứng, chứng thực mà các bên vì một số lý do đã không tiến hành công chứng, chứng thực, sau đó vào thời điểm các bên ý thức rõ điều kiện về hình thức mà các bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba hợp đồng đồng thời các bên có yêu cầu Tòa án công nhận thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và các bên không cần phải công chứng, chứng thực lại nữa 2.3 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là những hệ quả pháp lý phát sinh theo quy định của pháp luật trong trường hợp giao dịch vô hiệu, mà theo đó xác định: (i) tình trạng pháp lý của các bên trong trường hợp này; (ii) các chế tài pháp lý có thể được áp dụng; (iii) phương thức xử lý giữa các bên và từ phía Nhà nước5 Khi giao dịch vô hiệu, pháp luật thường quy định các kết quả sau: - Trường hợp vi phạm hình thức bắt buộc của giao dịch: hệ quả có thể chỉ là không công nhận hiệu lực ràng buộc của giao dịch đó 5 Lê Thị Bích Thọ, Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu, Tlđd, tr.73 6 - Trường hợp giao dịch có hình thức bắt buộc là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân thủ: giao dịch có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu Giao dịch vô hiệu thì không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên Ngoài ra, còn một số hậu quả khác về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại, như: - Hoàn lại cho nhau mọi lợi ích đã trao đổi, chuyển giao (hoàn nguyên) - Bồi thường thiệt hại do lỗi - Chịu ảnh hưởng của các chế tài luật công Các tài sản, hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động trái pháp luật trong quá trình giao kết, thực hiện giao dịch vô hiệu sẽ bị tịch thu, sung công quỹ Nhà nước, nếu pháp luật có quy định Điều 129 là một điểm mới của BLDS năm 2015, quy định hai trường hợp giao dịch dân sự dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức nhưng không vô hiệu như sau: - Trường hợp 1: Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó - Trường hợp 2: Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực Quy định này xuất phát từ việc cơ quan lập pháp muốn giảm thiểu phức tạp cho các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự mà vi phạm về hình thức vào thời 7 điểm xác lập Trên thực tế, có nhiều giao dịch về nhà ở, quyền sử dụng đất (đặc biệt đất dùng vào việc xây dựng nhà ở) được xác lập nhưng các bên chủ thể hoặc một bên chủ thể không quan tâm hoặc cố ý không thực hiện hình thức và thủ tục của hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, khi có tranh chấp, gây ra những phức tạp và lãng phí về tài sản và thời gian của các bên tham gia tranh tụng Điều 129 BLDS 2015 phản ánh yêu cầu tôn trọng sự tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các bên đương sự Xét về bản chất, hình thức không phải là ý chí của các bên mà chỉ là phương tiện biểu đạt ý chí của các bên Nếu phương tiện biểu đạt lại quyết định hủy bỏ kết quả của sự thỏa thuận, tự nguyện cam kết của các bên, thì ở góc độ nhất định, có thể tương ứng với sự không coi trọng, coi nhẹ ý chí của các bên Vì thế, dù hình thức của giao dịch chưa được các bên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật nhưng các bên đã thống nhất ý chí, hoàn toàn tự nguyện và đã thực hiện theo sự thống nhất đó thì không nên áp đặt việc vô hiệu đối với giao dịch họ đã xác lập Tuy nhiên, Khoản 1, 2 Điều 129 còn nhiều hạn chế, khó xác định đối với các nghĩa vụ dân sự khác nhau phát sinh từ giao dịch có đối tượng khác nhau Đối tượng ấy có thể là tiền, vật, công việc phải thực hiện… Việc định lượng tối thiểu hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch mà các bên đã thực hiện không phù hợp với định tính của nghĩa vụ hoặc không thể định lượng được Đối tượng của giao dịch dân sự rất đa dạng, nếu là vật còn được xác định theo tính chất, tiêu chuẩn cấu tạo vật, thuộc tính, vật đang hiện hữu và vật hình thành trong tương lai, thì việc xác định hai phần ba nghĩa vụ đã thực hiện là không đơn giản Càng phức tạp hơn nếu đối tượng là công việc phải thực hiện, có thể là một việc, có thể là tập hợp các công việc theo hệ thống, trình tự, tính đồng bộ… Do vậy, nếu áp dụng quy định tại Khoản 1, 2 Điều này thì cần xác định thật rõ đối tượng của nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự và luôn quan tâm đến sự công bằng.6 2.4 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu 6 Nguyễn Thị Trang, Hình thức hợp đồng dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học , Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013 8 Theo quy định tại khoản 1 Điều 132 của BLDS năm 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với: [1] giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;[2] giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; [3] giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; [4] giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và [5] giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức là 02 năm, kể từ ngày:7 – Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch; – Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối; – Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép; – Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch; – Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức Đối với giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế Đây là điểm mới so với quy định của BLDS năm 2005 Theo quy định tại Điều 136 của BLDS năm 2005 thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với: [1] giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; [2] giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; [3] giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa; [4] giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; [5] giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ 7 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2018/02/09/thoi-hieu-khoi-kien-vu-an-dansu/ (9/2/2018) 9 quy định về hình thức là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập Đối với giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế 3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự - Thứ nhất, quy định về hình thức của giao dịch dân sự phải quán triệt nguyên tắc tự do giao dịch trong việc lựa chọn hình thức và những hạn chế của nguyên tắc này Đối với các giao dịch có liên quan đến lĩnh vực mà Nhà nước cần quản lý, kiểm soát chặt chẽ thì pháp luật cần quy định hình thức bắt buộc và giao dịch vi phạm hình thức đó có thể bị tuyên bố vô hiệu Việc thiếu về hình thức cần có cơ chế khắc phục và những giải pháp nhằm hạn chế tối đa việc lợi dụng sự vi phạm về hình thức để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu - Thứ hai, đảm bảo các quy định về hình thức giao dịch dân sự trong pháp luật Việt Nam có sự phù hợp và tương đồng hơn với pháp luật, thông lệ và tập quán quốc tế trên quan điểm hội nhập, đồng thời cũng phù hợp với thực tiễn pháp lý Việt Nam - Thứ ba, quy định về xử lý hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vi phạm hình thức luật định phải đảm bảo sự hài hòa mối quan hệ giữa yếu tố hình thức thể hiện và ý chí đích thực của các bên tham gia - Thứ tư, quy định về xử lý hậu quả vật chất của giao dịch dân sự vi phạm hình thức luật định cần tính đến các khía cạnh pháp lý và kinh tế của vấn đề, đảm bảo sự công bằng lợi ích giữa các bên II, Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề giao dịch dân sự bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức 10 1 Bản án dân sự sơ thẩm số 41/2017/DS – ST ngày 26/9/2017 của TAND quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng 8  Tóm tắt nội dung vụ án : Ông Võ Trung D kết hôn với bà Nguyễn Thị T vào năm 1980, sinh được một người con là Võ Thị Ly L Đến năm 1984, ông D kết hôn với bà Lê Thị Q, sinh ra được hai người con là Võ Văn T và Võ Văn H Sau đó từ năm 1990, ông D chung sống với bà Phan Thị T, sinh được hai người con Võ Thị Mỹ D và Võ Thành N Bắt đầu từ năm 2013, ông D đã lâm bệnh nặng do đột quỵ nhiều lần, dẫn đến liệt nửa người và liên tục phải nhập viện để điều trị bệnh: lúc này ông đã mất khả năng nhận thức, tình trạng sức khỏe càng ngày càng giảm sút nghiêm trọng Đến năm 2014, ông D không còn vận động được nên nằm một chỗ, mất dấn ý thức và hôn mê sâu Đến ngày 01-01-2017 thì ông D chết Trước đấy từ năm 1990, ông D ra Đà Nẵng và đã chung sống với bà Phan Thị T tại thôn C, xã H, huyện H, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng Đến năm 1993, ông D liên hệ với chính quyền địa phương xin được mảnh đất làm mặt bằng để nung vôi tại khu vực H, thuộc thôn Đ, xã H, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và đến sau này được Ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào ngày 11-022010, đứng tên ông Võ Trung D; tại thửa đất số: 33; tờ bản đố số 143; địa chỉ: Phường H, Quận L, thành phố Đà Nẵng; diện tích đất 1.323, 1m2 Ngày 19/5/2014, tại Văn phòng công chứng T, ông Võ Trung D và bà Lê Thị Q cùng đứng tên về bên tặng cho để tặng toàn bộ tài sản nêu trên cho con trai ông là ông Võ Văn T Nay bà Võ Thị Mỹ D là con của ông Võ Trung D khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liến với đất giữa ông Võ Trung D, bà Lê Thị Q cho ông Võ Văn T tại Văn phòng công chứng T là vô hiệu, đồng thời hủy hợp đồng tặng cho nêu trên vì lý do không đúng theo quy định của pháp luật, do tại thời điểm làm hợp đồng tặng cho tài sản nêu trên ông D không minh 8 Bản án 41/2017/DS-ST ngày 26/09/2017 về tranh chấp yêu cầu tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu https://danluat.thuvienphapluat.vn/banan/detail.aspx?ThreadID=26912 (01/06/2019) 11 mẫn và không có năng lực hành vi dân sự; còn bà Q không có quyền đối với tài sản nêu trên không có quyền trong việc tặng cho tài sản và việc tặng cho nhà đất có giả mạo, lừa dối Tại bản án dân sự sơ thẩm số 41/2017/ DS- ST ngày 26/9/2017 của TAND quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng quyết định: Bác bỏ yêu cầu khởi kiện của bà Võ Thị Mỹ D đối với ông Võ Văn T về việc tuyên bố hợp đồng tặng cho là vô hiệu và hủy hợp đồng tặng cho Tại bản án dân sự phúc thẩm số 25/2018/DS- PT ngày 14/03/2918 quyết định: Hủy bản án dân sự sơ thẩm số 41/ 2018/DS-ST ngày 16/09/2018 nêu trên  Xác định vấn đề pháp lý: + Quan hệ pháp luật tranh chấp: Căn cứ vào nôi dung vụ án nêu trên có thể xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là yêu cầu tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu + Các vấn đề pháp lý cần giải quyết bao gồm: - Xác định thủ tục công chứng có đúng theo quy định tại điều 35 và 36 của Luật công chứng năm 2006 hay không? - Xác định hiệu lực của hợp đồng tặng cho giữa ông Võ Trung D, bà Lê Thị Q cho ông Võ Văn T  Nhận xét, đánh giá: Theo nội dung vụ án cũng như giải quyết của Tòa án, có thể đưa ra một số nhận xét, đánh giá như sau: - Về BLDS áp dụng: Ta thấy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực xong từ năm 2014 (Thời điểm này BLDS năm 2005 đang có hiệu lực) Mặc dù thời điểm đưa ra vụ án xét xử sơ thẩm là 12 tháng 09/2017 (Khi đó BLDS năm 2015 có hiệu lực) Tuy nhiên, căn cứ vào điều 688 của BLDS năm 2015 và điều khoản chuyển tiếp: Những giao dịch được thực hiện xong trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của BLDS năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết BLDS năm 2005 để giải quyết Đông thời, căn cứ vào khoản 1 điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật cũng nêu rõ: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó” Do đó, Tòa án sẽ căn cứ vào BLDS 2005 để giải quyết vụ án - Về thủ tục công chứng: Thời điểm tiến hành thủ tục công chứng năm 2014, Luật Công chứng năm 2006 đang có hiệu lực Căn cứ các quy định tại điều 35 và điều 36 của Luật công chức năm 2006 thì: Nếu có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng (ông Võ Trung D) thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng Liệu có hay không việc công chứng viên biết ông Võ Trung D có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dân sự mà vẫn tiến hành thủ tục công chứng? Trong trường hợp này, cần xem xét trách nhiệm của công chứng viên trong việc thực hiện thủ tục công chứng - Về hiệu lực của hợp đồng tặng cho: Bà Võ Thị Mỹ D có thể yêu cầu Tòa án xem xét, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, nếu có các chứng cứ chứng minh thời điểm ông Võ Trung D xác lập hợp đồng mà không minh mẫn và có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dân sự Tòa án ra quyết định tuyên bố ông Võ Trung D là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ( điều 23 BLDS năm 2015) Khi đó, hợp đồng tặng cho trong trường hợp này sẽ bị vô hiệu vì thuộc trường hợp hợp đồng vô hiệu do 13 người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện ( điều 130 BLDS năm 2005) KẾT LUẬN Vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức nói riêng là một vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu, một vấn đề có ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận cũng như về thực tiễn Trong khi thực trạng hiện nay nhiều người hiểu luật và tìm ra những “kẽ hở” của pháp luật để “lách” luật thì giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức ngày càng gia tăng Chính vì vậy, pháp luật dân sự cần được xây dựng hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt là phải quan tâm xây dựng quy định pháp luật về giao dịch dân sự thật chặt chẽ để vừa bảo vệ quyền lợi cho người dân vừa giúp Nhà nước quản lí nền kinh tế tốt hơn Em mong rằng những phân tích, tìm hiểu về chế định giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức cũng như những kiến nghị sửa đổi luật của mình có thể tạo điều kiện để giao dịch dân sự phát huy hết vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường Cùng với công tác hoàn thiện pháp luật, cần thực hiện tốt việc hướng dẫn áp dụng pháp luật cũng như tăng cường trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác pháp luật DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢM 1 Lê Thị Bích Thọ, Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu, Tlđd, tr.73 14 2 Nguyễn Thị Tố Tâm, Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017 3 Nguyễn Thị Trang, Hình thức hợp đồng dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013 4 PGS.TS Nguyễn Văn Cừ- PGS.TS Trần Thị Huệ, “ Bình luận khoa học bộ luật dân sự năm 2015 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nxb Công an Nhân Dân 5 TS Nguyễn Minh Tuấn, “Bình luận khoa học bộ luật dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, NXB Tư pháp 6 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2018/02/09/thoi-hieu-khoi-kien-vu-andan-su/ (9/2/2018) 7 Giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/giao-dich-dan-su-vo-hieu-theo-quydinh-cua-blds-2015 (28/04/2019) 8 Bản án 41/2017/DS-ST ngày 26/09/2017 về tranh chấp yêu cầu tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu https://danluat.thuvienphapluat.vn/banan/detail.aspx?ThreadID=26912 (01/06/2019) 15 ... định luật dân năm 20 15, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 20 17 Nguyễn Thị Trang, Hình thức hợp đồng dân số vấn đề lý luận thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học. .. dịch dân vô hiệu theo quy định Bộ luật dân 20 15 https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/giao-dich-dan-su-vo-hieu-theo-quydinh-cua-blds -20 15 (28 /04 /20 19) Bản án 41 /20 17/DS-ST ngày 26 /09 /20 17... dịch dân vơ hiệu Nguyễn Thị Trang, Hình thức hợp đồng dân số vấn đề lý luận thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học , Trường Đại học Luật Hà Nội, 20 13 Theo quy định khoản Điều 1 32 BLDS năm 20 15

Ngày đăng: 30/12/2019, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w