1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chữ hán đồng phù kết cấu, ý nghĩa

69 117 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Không chỉ giải thích khái niệm chữ Hán hội ý đồng phù, bài nghiên cứu các cách cấu tạo chữ hình thể chữ và chức năng biểu ý phân thành loại, ý nghĩa của văn hóa Trung Quốc được thể hiện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN -

VI THỊ LÝ

CHỮ HÁN ĐỒNG PHÙ KẾT CẤU – Ý NGHĨA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Hán nôm

HÀ NỘI, 2019

Trang 2

VI THỊ LÝ

CHỮ HÁN ĐỒNG PHÙ KẾT CẤU – Ý NGHĨA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Hán nôm

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN THỊ THANH VÂN

HÀ NỘI, 2019

Trang 3

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Sinh viên

Vi Thị Lý

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận là thành quả đạt được nhờ sự cố gắng, nỗ lực tìm hiểu của chính bản thân, khóa luận không giống bất kì công trình của một tác giả nào

Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Sinh viên

Vi Thị Lý

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 1

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của đề tài 5

7 Bố cục của khóa luận 6

Chương 1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHỮ HÁN 7

1.1 Lịch sử phát triển chữ Hán 7

1.1.1 Nguồn gốc chữ Hán 7

1.1.2 Các giai đoạn phát triển của chữ Hán 8

1.2 Cấu tạo chữ Hán 18

1.2.1 Thuyết văn giải tự 18

1.2.2.Chữ tượng hình 19

1.2.3 Chữ chỉ sự 20

1.2.4 Chữ hội ý 21

1.2.5 Chữ hình thanh 23

1.2.6 Chữ chuyển chú 25

1.2.7 Chữ giả tá 26

Tiểu kết chương 1 27

Chương 2 CHỮ HÁN ĐỒNG PHÙ 28

2.1 Chữ Hán đồng phù 28

2.1.1 Khái niệm chữ Hán đồng phù và các khái niệm có liên quan 28

2.2 Phân loại chữ Hán đồng phù 29

Trang 6

2.2.1 Phân loại chữ Hán đồng phù theo hình thức viết của các bộ thủ cấu

thành chữ 29

2.2.2 Phân loại chữ Hán đồng phù theo số lượng bộ thủ 30

2.2.3 Phân loại chữ Hán đồng phù theo phương thức sắp xếp các bộ thủ cấu thành chữ 30

2.3 Khảo sát chữ Hán đồng phù 31

2.3.1 Nhị điệp tự 31

2.3.2 Tam điệp tự 31

2.3.3 Tứ điệp tự 31

2.3.4 Ngũ điệp tự (3 từ) 32

2.3.5 Lục điệp tự (3 từ) 32

2.3.6 Bát điệp tự (2 từ) 32

2.4 Ý nghĩa của chữ Hán đồng phù

2.4.1 Nghĩa tượng hình, chỉ sự 32

2.4.2 Biểu thị số lượng nhiều, rất nhiều 35

2.4.3 Chỉ sự tập hợp thành bầy, nhóm, cụm… 36

2.4.4 Biểu thị sự phiếm chỉ loài ,vật 37

2.4.5 Biểu thị mức độ tình trạng tăng cường hoặc giảm bớt 38

2.4.6 Biểu thị tốc độ nhanh chóng 39

2.4.7 Biểu thị sự mô phỏng âm thanh 40

2.4.8 Biểu thị tính chất hoặc hình thái của sự vật (theo hướng khuếch đại, khoa trương) 40

2.4.9 Biểu thị ý nghĩa phái sinh 43

2.5 Các chữ Hán đồng phù chưa rõ nghĩa hoặc chưa rõ cả âm và nghĩa 45

Tiểu kết chương 2 49

Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA CHỮ HÁN ĐỒNG PHÙ ĐẾN CHỮ NÔM VIỆT NAM 50

3.1 Lịch sử chữ Nôm 50

Trang 7

3.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của chữ Hán đồng phù đến cách cấu tạo và ý nghĩa

chữ Nôm 53

Tiểu kết chương 3 58

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chữ viết là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền văn hóa của mỗi dân tộc trên thế giới, cũng là điều kiện tiền đề lưu lại những tinh hoa truyền thống của các nền văn hóa, văn minh nhân loại Chữ Hán là một trong những loại văn tự cổ hình thành sớm nhất trên thế giới Nó là niềm tự hào của nhân dân Trung Quốc, là kết tinh trí tuệ, tài hoa của đất nước Trung Hoa từ ngàn xưa đến nay

Trong hệ thống chữ Hán có một loại chữ có cấu tạo vô cùng đặc biệt, mỗi chữ được cấu thành bởi sự lặp lại một hay nhiều lần một bộ thủ gốc, vừa mang nhiều hàm ý thú vị vừa mang giá trị thẩm mỹ, đẹp mắt do được chú trọng bố cục khi cấu tạo chữ - chữ Hán đồng phù Đặc biệt thể chữ này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến kết cấu và ý nghĩa của bộ phận chữ Nôm của người Việt Loại chữ này vừa mang nhiều hàm ý thú vị vừa mang giá trị thẩm mỹ, đẹp mắt do được chú trọng bố cục khi cấu tạo chữ

Hơn thế, nền văn minh Trung Hoa xán lạn rực rỡ hình thành từ rất sớm trong lịch sử văn minh thế giới, đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển văn minh nhân loại Nền văn minh ấy đã có những ảnh hưởng một cách sâu sắc tới các nước lân cận như các nước Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, trong đó có Việt Nam Trong lịch sử, đất nước ta đã có một thời kỳ vay mượn chữ Hán ghi âm tiếng Việt dùng làm ngôn ngữ hành chính, về sau cha ông ta sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc - chữ Nôm cũng trên cơ sở tiếp thu có sáng tạo thể chữ tượng hình của Người Hán Có thể nói, chữ Hán và nền văn hóa, văn minh khổng lồ của đất nước láng giềng ấy có ảnh hưởng vô cùng lớn trong suốt hành trình xây dựng các triều đại phong kiến tự chủ của dân tộc Cho đến ngày nay việc học tập và nghiên cứu chữ Hán, chữ Nôm vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, học tập và nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc một thời

2 Lịch sử vấn đề

Ở Việt Nam chưa có bài viết nào nghiên cứu nào nghiên cứu về chữ Hán đồng phù (hay còn gọi là chữ Hán điệp tự, chữ Hán trùng thể) Đặc biệt có nhiều nghên cứu về chữ Nôm, nhưng chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chữ Hán đồng phù đến kết cấu và ý nghĩa chữ Nôm

Ở Trung Quốc, cũng có những bài nghiên cứu về thể chữ này, tuy nhiên số lượng bài nghiên cứu chưa thật sự xứng đáng với giá trị, vị trí của thể chữ đó

Trang 9

Trong số lượng những bài nghiên cứu khá ít ỏi đó, công trình đầy đủ và dày công nghiên cứu nhiều hơn cả phải kể đến cuốn《史上最有趣的汉子三叠字四叠字大

全》赵晓东(Toàn tập Hán tự tam điệp tự, tứ điệp tự thú vị nhất trong lịch sử, tác

giả Triệu Hiểu Đông) Trong cuốn sách này tác giả giới thiệu một bộ phận chữ Hán điệp tự vô cùng đặc biệt và thú vị Chữ Hán hợp thể đồng tự, hay còn gọi là chữ Hán tự điệp tự có thể phân thành 6 kiểu điệp: nhị điệp tự, tam điệp tự, tứ điệp tự,

ngũ điệp tự, lục điệp tự, bát điệp tự Cuốn sách Toàn tập Hán tự tam điệp tự, tứ điệp

tự thú vị nhất trong lịch sử đã dựa vào các tài liệu khác nhau thu thập, thống kê các

tam điệp tự và tứ điệp tự một cách đầy đủ nhất, hoàn chỉnh nhất Các điệp tự được thống kê số lượng, giải thích tên gọi, các nét ý nghĩa của từng tự, nguồn tài liệu trích dẫn và phân loại theo các chủ đề: liên quan đến người, tự nhiên, ngũ hành, động vật, các tự thường gặp và các tự ít gặp Tác giả cũng thu thập những tam điệp

tự, tứ điệp tự chưa rõ âm hoặc chưa rõ nghĩa hoặc chưa rõ cả âm và cả nghĩa với hi vọng sẽ có những học giả, bạn đọc yêu thích nghiên cứu tìm hiểu thêm để bổ sung hoàn thiện

Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu khác như bài nghiên cứu khoa học

《说文解字》中的同符会意字探究》孙文娟,山东广播电视大学学报,2014

年第 3 期 (Bài Nghiên cứu chữ hội ý đồng phù trong cuốn Thuyết văn giải tự tác

giả Tôn Văn Quyên, bài đăng trên học báo Đại học Truyền hình phát thanh Sơn Đông, kỳ 3 năm 2014) Ở bài nghiên cứu này, tác gỉa tập trung nghiên cứu các chữ

Hán hội ý đồng phù trong cuốn Thuyết văn giải tự - cuốn từ điển đầu tiên của người

Trung Quốc Không chỉ giải thích khái niệm chữ Hán hội ý đồng phù, bài nghiên cứu các cách cấu tạo chữ (hình thể chữ) và chức năng biểu ý phân thành loại, ý nghĩa của văn hóa Trung Quốc được thể hiện qua thể chữ này Theo bài nghiên cứu

về mặt hình thể chữ, có thể phân loại theo hai tiêu chí Dựa vào tiêu chí số lượng các bộ thủ hợp thành tự, chữ Hán hội ý đồng phù được phân thành: chữ hội ý đồng phù nhị hợp, chữ hội ý đồng phù tam hợp, chữ hội ý đồng phù tứ hợp Dựa theo tiêu chí phương thức sắp xếp bộ thủ có: chữ hội ý đồng phù kết cấu trái phải;

chữ hội ý đồng phù kết cấu trên dưới; chữ hội ý đồng phù kết cấu trái, giữa phải; chữ hội ý đồng phù kết cấu hình tam giác (kết cấu ba góc); chữ hội ý đồng phù kết cấu bốn góc (hình chữ điền) Chữ hội ý đồng phù kết cấu đơn giản, dường như

nó chỉ là sự lặp lại của các bộ thủ giống nhau được sắp xếp theo quy luật nhất định Tuy nhiên, ý nghĩa ẩn chứa sau từng nét chữ lại không hề đơn giản như vậy, số lượng các bộ thủ hợp thành khác nhau, hay cách sắp xếp vị trí các bộ thủ cũng đem

Trang 10

lại những ý nghĩa hoàn toàn khác Ví như: biểu thị số lượng rất nhiều, biểu thị quan

hệ vị trí, biểu thị tính chất và trạng thái Bài nghiên cứu cũng chỉ ra những nét văn hóa truyền thống của Trung Quốc được thể hiện qua chữ hội ý đồng phù Đó là quan niệm: “天人合一” (thiên nhân hợp nhất) - thời kỳ cổ đại, cuộc sống của con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, con người thời kỳ ấy khi sáng tạo chữ viết

đã không ngừng đưa những sự vật xung quanh mình trong tự nhiên đem vào trong

hệ thống chữ viết Bởi vậy, các bộ thủ cấu thành chữ hội ý đồng phù đa số là các

tư liệu sinh hoạt sản xuất của nhân loại Thể hiện quan niệm “以人为本” (Dĩ nhân

vi bản) Chữ hội ý đồng phù sử dụng một số lượng lớn bộ thủ có liên quan đến con người hoặc các bộ thủ biểu thị các cơ quan bộ phận của con người để cấu tạo nên một chữ mới Từ đó thể hiện được thuộc tính xã hội của nhân loại cũng như quan niệm “dĩ nhân vi bản” (lấy con người làm gốc) của người xưa Ngoài ra, nó cũng thể hiện quan niệm “男尊女卑” (nam tôn nữ ti) Vô số các chữ hội ý đồng phù khi thể hiện các ý nghĩa mang ý tốt đẹp thường liên quan đến nam tử, ngược lại các chữ mang ý nghĩa không tốt, nghĩa xấu lại thường gắn với nữ giới Đó chính là quan niệm trọng nam khinh nữ của xã hội Trung Quốc từ thời xa xưa Bài viết khẳng định vị trí của việc nghiên cứu chữ Hán hội ý đồng phù là vô cùng có giá trị

Đó là một loại hình đặc biệt có kết cấu chữ riêng, chức năng biểu ý rất mạnh, lại vừa thể hiện được nội hàm văn hóa truyền thống Trung Hoa

Tuy nhiên do giới hạn về dung lượng của một bài báo nghiên cứu khoa học bài nghiên cứu này chỉ phân tích ngắn gọn các nét ý nghĩa đặc trưng của thể chữ hội

ý đồng phù, lấy một số ít ví dụ minh họa và giới hạn tài liệu nghiên cứu trong phạm

vi các chữ thuộc cuốn thuyết văn giải tự Các nét văn hóa hàm ẩn thông qua ý nghĩa

của loại chữ này cũng được phân tích ở mức gợi mở, còn nhiều không gian để nghiên cứu tìm hiểu thêm

Cũng nghiên cứu về chữ hội ý đồng phù,tác giả 刘琳 (Lưu Lâm) trong luận văn thạc sĩ《同符会意字初探》của mìnhnghiên cứu sâu hơn về chữ hội ý đồng tự

(luận văn thạc sĩ Sơ thám chữ hội ý đồng phù năm 2004 trường Đại học Sư phạm

Thiểm Tây Trung Quốc) Đối tượng nghiên cứu của luận văn đó là những chữ hội ý đồng phù do hai hoặc hơn hai bộ thủ giống nhau hợp lại với nhau mà thành chữ (không bao gồm các chữ trùng thể mà được hợp thành bởi các bộ phận không phải

bộ thủ phi chữ) Khi phân tích cấu hình chữ hội ý đồng phù, ngoài hai tiêu chí về số lượng các bộ thủ hợp thành tự; về phương thức sắp xếp bộ thủ; còn tiến hành phân tích theo hình thức viết của các bộ thủ cấu thành chữ Dựa theo tiêu chí này, chữ

Trang 11

hội ý đồng phù phân thành 2 loại: chữ hội ý chính thư đồng phù (là các chữ hội ý đồng phù mà các bộ thủ cấu thành chữ sắp xếp song song hoặc điệp với nhau theo cùng một phương hướng) và chữ hội ý phản thư đồng phù (là các chữ hội ý đồng phù mà các bộ thủ cấu thành chữ sắp xếp song song hoặc điệp với nhau theo phương thức sắp xếp ngược nhau hoặc đảo lôn, lật ngược với nhau) Phân tích về mặt ý nghĩa của các chữ hội ý đồng phù, tác giả phân thành các loại hình ý nghĩa: thể hiện số lượng nhiều; thể hiện ý nghĩa củng cố, tăng cường; mang ý nghĩa phái sinh Phần cuối của luận văn, tác giả đã giải thích xu hướng phát triển của loại chữ này và nguyên nhân của quá trình phát triển diễn hóa ấy Có một số chữ hội ý đồng phù được hình thành từ thời cổ đại đến nay vẫn còn được sử dụng Một số khác hiện nay tuy không được sử dụng nhưng lại xuất hiện trong văn thơ cổ Và còn lại phần lớn chữ hội ý đồng phù bị thay thế bởi những chữ dị thể của nó (những chữ mang cùng nét nghĩa nhưng về mặt hình dáng và cấu tạo chữ đơn giản hơn nhiều)

Trên cơ sở thành quả những bài nghiên cứu nói trên, chúng tôi thu thập , thống kê số lượng cụ thể chữ Hán đồng phù (bao gồm các chữ Hán tượng hình đồng phù và chữ Hán hội ý đồng phù) từ các từ điển khác nhau để tiến hành phân tích cách cấu tạo của thể chữ đồng phù này, phân loại, và khái quát thành các nét ý nghĩa lớn đặc trưng của thể chữ này Từ đó khảo sát những nét ảnh hưởng đến cách cấu tạo và ý nghĩa của chữ Nôm Việt Nam

3 Mục đích nghiên cứu

Giúp cho những người học tập và nghiên cứu Hán ngữ ở Việt Nam nắm được khái niệm về chữ Hán đồng phù, cũng như cách phân loại, cấu tạo chữ; hiểu được các nét nghĩa khái quát, đặc trưng riêng biệt của thể chữ đó và sự ảnh hưởng của nó đến kết cấu ý nghĩa của bộ phận chữ Nôm, đó là mục đích chính của khóa luận này Từ đó giúp họ thấy được những nét thú vị, uyên thâm của chữ Hán Hiểu thêm về nền văn minh Trung Hoa có hàng ngàn năm bề dày lịch sử, hiểu về một nền văn minh có sức ảnh hưởng vô cùng lớn lao không chỉ với các nước lân cận, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử nhân loại

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu chữ Hán đồng phù.Từ đó thấy được những đặc trưng, thẩm mỹ về mặt kết cấu và ý nghĩa của loại chữ này, cùng những ảnh hưởng của nó đến cấu tạo chữ Nôm ở Việt Nam

Trang 12

Phạm vi nghiên cứu: Chữ Hán hợp thể đồng phù được thống kê từ một số tài

liệu và từ điển, tự điển chữ Hán như: Thuyết văn giải tự, Tân Hoa tự điển, Khang

Hy tự điển, từ điển từ nguyên từ hải chữ Hán, Tự hội, tự nguyên, Trung Hoa đại tự điển, từ điển hán ngữ hiện đại, Trung Hoa tự hải, tự điển tự dị thể, từ điển Hán Việt (tác giả Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục), Hán Việt từ điển (tác giả Đào Duy Anh), Hán Việt tự điển (Thiều Chửu), cuốn sách Toàn tập Hán tự tam điệp tự, tứ điệp tự thú vị nhất trong lịch sử《史上最有趣的汉子三叠字四叠字大全》 và cuốn Tự điển chữ Nôm do Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Hán

Nôm biên soạn

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tống hợp

Sử dụng phương pháp này để khái quát phân loại thể chữ Hán đồng phù theo kết cấu, đồng thời lợi dụng phương pháp này để khái quát được thành loại các nét nghĩa lớn của thể chữ Hán đồng phù

Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp lịch sử - xã hội; Phương pháp tiếp cận hệ thống, để tiến hành nghiên cứu về chữ Hán đồng phù và khái quát được những nét ảnh hưởng chính của chữ Hán đồng phù đến chữ Nôm

6 Đóng góp của đề tài

Thông qua nghiên cứu,khái quát và phân loại được các nét nghĩa đặc trưng của thể chữ Hán đồng phù và sự ảnh hưởng của thể chữ này đến kết cấu và ý nghĩa của bộ phận chữ Nôm Việt Nam Chúng tôi mong muốn những đóng góp của khóa luận sẽ giúp cho việc học tập nghiên cứu chữ Hán và chữ Nôm ở Việt Nam trở nên

dễ dàng và hiệu quả hơn; thấy được giá trị về mặt thẩm mĩ, về mặt ý nghĩa đặc trưng của thể chữ này Từ đó, bồi đắp thêm niềm say mê đối với chữ Hán, Chữ Nôm cho người Việt đương đại, đặc biệt là giới trẻ Khi có những hiểu biết nhất định về chữ Hán, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc cảm thụ những tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán của cha ông ta, là chìa khóa mở ra kho văn học đồ sộ một

Trang 13

thời của dân tộc, trân quý hơn những giá trị văn hóa một thời Không chỉ mong muốn những giá trị truyền thống không bị chìm vào quên lãng chúng tôi càng mong muốn sao cho thế hệ hôm nay tìm ra được những bài học từ trong quá khứ, từ trong những trầm tích văn hiến xưa giữ lấy những yếu tố văn hóa tích cực, những tri thức khoa học quý báu để xây dựng dân tộc phát triển ngày một phồn vinh vững mạnh

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Thư mục tham khảo; Khóa luận gồm ba chương:

Chương 1 Lịch sử phát triển chữ Hán và chữ Hán đồng phù

Chương 2 Chữ Hán đồng phù, kết cấu và ý nghĩa

Chương 3 Ảnh hưởng của chữ Hán đồng phù đến chữ Nôm Việt Nam

Trang 14

sử dụng

Ngày nay các dân tộc đều đang đi tìm câu trả lời về nguồn gốc của văn tự Người phương Tây có thuyết Thượng đế tạo chữ Văn tự tượng hình cổ Ai Cập được cho là do vị thần Thot, đầu chim mình người sáng tạo ra Hay như ở Trung Mĩ, văn tự May-a được người ta cho rằng do thần Izamma sáng tạo… còn về nguồn gốc chữ Hán có vô vàn các truyền thuyết

Giai thoại được lan truyền phổ biến, nhất là thuyết “Thương Hiệt tạo chữ” Theo truyền thuyết, Thương Hiệt tạo chữ, trời đổ cơn mưa thóc lúa, quỷ gào khóc trong đêm Vậy chữ Hán được ra đời khi nào? Theo sách Chu dịch có viết: “Ngày xưa thắt nút dây để ghi nhớ sự việc, sau đó bậc thánh nhân mới đổi thành chữ khắc vạch” Có nghĩa là, người Hán xưa, đã biết dùng thắt nút dây để ghi chép sự việc

Có thể thắt nút to để ghi nhớ sự việc lớn, thắt nút nhỏ hơn để ghi nhớ những sự việc cỏn con Đó chính là cách người Hán Thượng Cổ thường làm, ngày nay còn lưu lại câu nói “结绳记事” (Thắt dây thừng để ghi nhớ sự việc) Sau này, có thánh nhân nghĩ ra cách chữ khắc vạch để thay thế cách làm cũ Nghĩa là trên một số đồ vật, dụng cụ dùng cách khắc để ghi nhớ sự việc thay vì thắt nút dây thừng Điều đó cũng

có nghĩa nó đã có liên quan đến văn tự

Trong câu chuyện Thương Hiệt tạo chữ, Thương Hiệt là một sử quan của Hoàng đế Tương truyền, ông có cặp mắt phi phàm Khoảng năm 2700 trước công nguyên, ông được Hoàng đế ra lệnh tìm cách ghi nhớ sự việc trên sách vở thay cho

Trang 15

cách làm cũ Thương Hiệt trong một lần nhìn thấy vết chân trên đất, ông quan sát,

có một vết chân giống như hình lá tre đó chính là vết chân gà; còn có hình giống hoa mai, là vết chân chó Ông mường tượng ra cảnh chó đuổi gà, từ đó nảy ra ý nghĩa dùng phù hiệu khắc vẽ, ghi chép lại những đặc trưng của động vật Cũng có nghĩa có thể ghi chép sự việc bằng văn tự Từ đó, ông quan sát các sự vật xung quanh và hình thành nên những kí hiệu chữ viết tượng hình Sau khi dâng kế này lên Hoàng đế, Hoàng đế vô cùng hài lòng phân phát cho quan chín Châu sách mà Thương Hiệt đã ghi chép để sử dụng rộng rãi cho nhân dân Cũng từ đó, chữ Hán đã được hình thành

Những câu chuyện thần thoại về cách tạo chữ như trên còn có rất nhiều Hứa

Thận trong cuốn Thuyết văn giải tự của mình đã thừa nhận Thương Hiệt là người

sáng tạo ra chữ Hán Đồng thời ông khẳng định, ban đầu, người ta dùng cách tượng hình để tạo ra chữ, gọi là “văn”, khắc hoa văn Sau đó, dùng cách hình thanh dùng các chữ tượng hình ghép lại với nhau thành chữ gọi là “tự” Sách Tuân Tử viết, người sáng tạo chữ lúc bấy giờ rất nhiều, duy chỉ có Thương Hiệt được lưu tên lại

trong cuốn Môn ngoại văn đàm, Lỗ Tấn cũng viết: “Thương Hiệt không chỉ là một

người có người khắc hình trên cán dao, có người vẽ trên cửa sổ, tâm tâm tương ấn (tâm đầu ý hợp) khẩu khẩu tương truyền Như vậy chữ viết bắt đầu nhiều lên, được

sử quan ghi chép lại, văn tự hán nhờ đó mà ra đời” từ cách biểu đạt này và một số tài liệu ghi chép sử, chúng ta có thể hiểu: Thương Hiệt chỉ là một đại diện của người Hán cổ xưa Thực tế, có hàng ngàn hàng vạn người Hoa Hạ xưa sáng tạo ra chữ Hán Thực tế, có ngôn ngữ rồi mới hình thành nên chữ viết Ngôn ngữ là cơ sở hình thành chữ viết, và đó là một quá trình hình thành, quá trình lịch sử lâu dài Ngôn ngữ khi mới hình thành được truyền miệng, sau đó chuyển sang ghi chép bằng chữ viết, văn

tự “Có lẽ chữ viết đã xuất hiện ở Trung Hoa cổ đại vào lúc nền ngôn ngữ đã phát triển đến một mức độ nhất định, nhằm đáp ứng những nhu cầu của nền sản xuất và cuộc sống xã hội đương thời” Và chữ viết chính là thành quả của tập thể nhân dân lao động Trung Hoa cổ đại

1.1.2 Các giai đoạn phát triển của chữ Hán

Chữ Hán đã trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, là một trong những loại văn tự cổ xưa nhất trên thế giới, và là loại văn tự cổ duy nhất không biến mất đi

mà còn được sử dụng cho đến ngày nay Để có một hệ thống chữ viết hoàn thiện như ngày nay, chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển: từ chữ Giáp cốt (甲骨

Trang 16

文), Kim văn (金文), Triện thư (篆书), Lệ thư (隶书), Khải thư (楷书), Thảo thư (草书), Hành thư (行书)

1.1.2.1 Giáp cốt văn

Thể chữ Hán ra đời sớm nhất là thể chữ được khắc trên mai rùa, xương cốt động vật: trâu, bò, hươu,… người ta gọi đây là chữ giáp cốt (Giáp cốt văn) Chữ Giáp cốt xuất hiện từ thời nhà Ân (khoảng từ năm 1600 đến 1020 trước công nguyên) và được phát hiện ngẫu nhiên năm 1899 bởi nhà Kim Thạch học Vương Ý Vinh đời nhà Thanh Tương truyền một ngày mùa thu năm 1899, Vương Ý Vinh đổ bệnh, người nhà đi bốc thuốc cho ông Sau đó, ông tình cờ phát hiện trong thang thuốc mà người nhà mua về cho mình có một vị thuốc “long cốt”, giống như xương thú, mai rùa Và điều kỳ lạ là trên những mai rùa xương thú này dường như khắc những nét hoa văn theo hệ thống Ông nhìn kỹ và phát hiện, đó là văn chương Sau

đó, ông cho người nhà đi khắp các tiệm thuốc Bắc Kinh mua vị thuốc “long cốt” về, ông cùng với nhiều người bạn của mình nghiên cứu và bàn bạc về vị thuốc lạ này Sau cùng ông đưa ra kết luận, những ký hiệu được khắc trên mai rùa, xương thú đó chính là chữ hán cổ xưa nhất, đặt tên là Giáp cốt văn.Giáp (là mai rùa), cốt (là xương thú), như vậy giáp cốt văn chính là văn tự được khắc trên mai rùa và xương thú.Có thể nói đó là chữ viết thành hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên của chữ hán Các nghiên cứu sau này đã chứng minh kết luận này của Vương Ý Vinh là đúng đắn

Cũng có một số nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng, để hình thành Giáp cốt văn, có hệ thống như vậy, chắc chắn phải có sự thai nghén trước đó Trong các văn vật được phát hiện ngày nay có hai loại ký hiệu khắc là: ký hiệu khắc giả hồ (贾湖刻符) và ký hiệu khắc song đôn (双撴刻符) Các ký hiệu khắc này giống như giáp cốt văn Tuy nhiên trước mắt, nó được tìm thấy còn rất ít và chưa thành hệ thống, có một số nhà nghiên cứu nhận định đó chính là dạng chữ hình thành trước đó của giáp cốt văn (tức là nguồn gốc của giáp cốt văn) Hay nói cách khác là thời kỳ thai nghén của chữ Hán Hai loại ký hiệu này được khắc ở nhiều nơi: Đồ gốm, mai rùa, xương động vật, …

Nội dung của những đoạn văn tự giáp cốt chủ yếu là nói về bói toán Tương truyền, đời nhà Ân, Thương vua quan quý tộc rất mê tín bất kể muốn là việc gì đó trước tiên phải gieo quẻ xem bói để biết hung, cát, lành, dữ như thế nào Cách gieo quẻ là người ta đục những lỗ nhỏ trên xương động vật hay mai rùa Tiếp theo họ nung nóng chúng lên, sau đó dựa vào những vết nứt trên bề mặt của xương thú và

Trang 17

mai rùa để bói xem công việc mình muốn làm là tốt hay xấu, lành hay dữ, nên làm hay không nên làm Nội dung của các quẻ đó lại được quan thần khắc lên những chiếc mai rùa hoặc xương động vật để lưu lại đó là nguyên nhân vì sao chữ giáp cốt còn được gọi bằng cái tên khác là bốc từ Ngoài ra, chữ Giáp cốt còn được dùng để ghi lại những hiện tượng khác như là: Tôn giáo, địa lý, thiên văn, khí tượng,… phục

vụ cho tầng lớp vua chúa

Thời Vũ Đinh nhà Thương giáp cốt văn được coi là hoàn chỉnh nhất Và ngày nay người ta tìm được số lượng lớn chữ giáp cốt cũng phần lớn được xác định

là chữ viết ở thời kì này

Đặc điểm của giáp cốt văn: Loại chữ này có đặc điểm hình dáng chữ giống như hình vẽ, đặc biệt thường là các danh từ cụ thể chỉ sự vật như người (人), ngựa (马), cây (木), mưa (雨), quần áo (衣),… Khi dùng chữ giáp cốt để biểu thị hình chữ rất giống với hình dáng của sự vật Người ta gọi đây là chữ tượng hình

Ví dụ:

Chữ Nhân (giáp cốt văn của 人 ): hình dáng một người đứng nghiêng

Chữ Nữ (giáp cốt văn của 女): hình dáng một người con gái

Chữ Nhĩ (giáp cốt văn của 耳): hình dáng một cái tai người

Chữ Mã (giáp cốt văn của 马): hình dáng một con ngựa có đầu và chân

Chữ Ngư (giáp cốt văn của 鱼): hình dáng con cá với đầu,thân, hai bên vây và đuôi

Chữ Sơn (giáp cốt văn của 山): hình dáng ngọn núi

Chữ Nhật (giáp cốt văn của 日): hình vẽ mặt trời

Chữ Nguyệt (giáp cốt văn của 月): hình dáng mặt trăng khuyết

Chữ Vũ (giáp cốt văn của 雨): giống trên trời đang tuôn mưa

Chữ Vân (giáp cốt văn của 云): hình một đám mây

Trang 18

Ở loại chữ giáp cốt này còn có một số chữ được tạo nên nhờ sự kết hợp của hai hoặc hơn hai chữ tượng hình để biểu thị một số động tác hoặc một số khái niệm phức tạp nào đó Người ta gọi, đây là chữ hội ý

Ví dụ: chữ 从 Tòng: một người đi theo sau một người, có nghĩa là theo, theo sau

Chữ 休 Hưu, người dựa vào gốc cây thể hiện sự nghỉ ngơi

Chữ giáp cốt văn do được khắc trên mai rùa, xương động vật rất cứng, hơn thế lại dùng dao để khắc chữ nên chữ viết không có sự đồng đều vềđộ co thắt lớn bé chỗ gấp khúc chưa có đường uốn lượn như ngày nay Đặc điểm lớn của chữ viết thời này là khá đơn giản và thanh mảnh Có thể thấy về cấu tạo, chữ giáp cốt đã mang đầy đủ những đặc điểm của chữ Hán thời kỳ đầu theo hướng tượng hình Tuy nhiên, giáp cốt văn có nhiều dị thể, và chưa có sự quy ước chặt chẽ về chữ viết

Chữ giáp cốt văn khác xa so với chữ Hán hiện đại nên để nhận biết nó là một điều không hề dễ dàng Ngày nay, đã tìm được khoảng 5600 chữ giáp cốt Nhưng người ta mới chỉ nhận biết được khoảng một nghìn chữ Các chữ còn lại chưa nhận biết được thường là tên người, tên địa danh, tên bộ tộc

1.1.2.2 Kim văn

Cách đây khoảng hơn 3000 năm trước, Trung Quốc đã bước vào thời kỳ đồ đồng Đến cuối đời nhà Thương, đầu thời nhà Chu và cho đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, các nhà thống trị thời này lợi dụng đồ đồng để đúc ra các khí cụ vật dụng như

đồ để đựng thức ăn, đồ đựng rượu, đồ đựng nước, nhạc cụ… Người ta đã biết khắc chữ lên trên những đồ dùng này để giải thích nguyên nhân sáng chế ra nó, hay đúc chữ lên những chiếc chuông đỉnh bằng đồng để ghi lại một cuộc tế lễ trời đất hay thần thánh Người Hán cổ đại gọi đồ đồng là Kim bởi vậy, những chữ được khắc trên dụng cụ bằng đồng được gọi là Kim Văn

Kim Văn được chia làm bốn loại, dựa theo bốn thời kỳ phát triển: Ân Kim Văn (khoảng 1300-1046 trước công nguyên), Tây chu Kim Văn (khoảng 1046-771 trước công nguyên), Đông chu Kim Văn (770-222 trước công nguyên), Tần Hán Kim Văn (221-219 trước công nguyên)

Ân kim văn có số lượng khá ít Nội dung Ân kim văn khá là ngắn thường là tên người đúc hoặc cũng có thể là tổ tiên người thợ đúc, bài dài nhất khoảng hơn 40 chữ

Trang 19

Tây Chu kim văn: ở thời Tây Chu kim văn bắt đầu thịnh hành Nó được dùng

để ghi chép việc đi săn, tuần của vua chúa

Đông Chu kim văn: sang đến thời Đông Chu, bắt đầu xuất hiện đồ sắt, đồ đồng nhiều lên Bởi vậy, kim văn phong phú hơn rất nhiều Nó được dùng để ghi chép công việc của Vương công đại thần, ghi chép âm nhạc hay việc chiến sự…

Tần Hán kim văn: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước Trung Quốc, ông cũng bắt đầu thống nhất cả văn tự Lúc này kim văn chỉ còn xuất hiện trên các

đồ đồng ở dân gian, sau đó đến thời Đường Hán, kim văn dần dần biến mất Kim văn và giáp cốt văn thuộc cùng một hệ thống văn tự Kết cấu chữ của chúng tương đối giống nhau; tuy nhiên đã có sự khác biệt về hình dạng chữ viết:

Giáp cốt văn Kim văn

Ở thể chữ này, chữ Hán bắt đầu có sự chuyển biến từ tính đồ họa sang tính đường nét Tuy vậy, chữ hán ở giai đoạn giáp cốt văn và kim văn đều chưa có hình dáng chữ cố định Một chữ có thể vẽ theo nhiều kiểu: vẽ nghiêng, vẽ thẳng, vẽ tỉ mỉ, vẽ nguệch ngoạc, vẽ mặt trước, vẽ mặt sau

Sau này đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, các nước phân chia, văn tự lại càng không thống nhất

1.1.2.3 Triện thư

Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, người ta càng ngày càng cần ghi chép nhiều hơn Do đó, kiểu chữ mang tính đồ họa, giống hình vẽ đã không còn thích hợp để sử dụng Người ta cần đến một loại chữ có thể viết nhanh hơn Điều này đã thúc đẩy sự phát triển, thay đổi hình thể của văn tự, chữ Đại Triện ra đời

Trang 20

Một nguyên nhân khác cũng tác động tới sự thay đổi hình thể văn tự, đó là phương tiện chữ viết thay đổi Ở thời nhà Chu, cụ thể là thời Tây Chu (từ thế kỉ thứ

XI - 771 trước công nguyên) người ta đã sáng chế ra sơn và biết dùng que chấm sơn

để vạch chữ lên trên các thẻ trúc, thẻ gỗ Cũng chính nhờ đó, chữ viết dần dần trở nên đơn giản hơn, rõ ràng hơn Khác dần so với văn tự hình vẽ ban đầu Đây cũng

là thời kỳ, chữ viết có sự thay đổi về kết cấu, chữ khi này là những đường vạch hoặc thẳng hoặc xiên; góc chữ có thể nhọn hoặc uốn lượn và cũng có tính cân đối hơn rất nhiều Lối viết chữ hình thể như vậy được người ta gọi là Lựu thư hay còn gọi là Đại triện Tuy nhiên các nước chư hầu nhà Chu sử dụng lối viết chữ còn khá tùy tiện, chưa thống nhất

Năm 221 trước công nguyên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc lập nên triều Tần đã dựa trên cơ sở văn tự nước Tần, tiến hành chỉnh lý chữ Hán thống nhất văn tự, lập nên một hệ thống văn tự tiêu chuẩn đó là chữ tiểu triện

Chữ Xa ( xe)(车) giống hình một chiếc xe

Chữ Nhật (日) giống hình mặt trời

Đặc điểm chữ tiểu triện đã tiến hành giản hóa, loại bỏ những dị thể của sóng nước Nó đã có sự định dạng về hình dáng, kết cấu và đường nét chữ Mỗi chữ được viết theo khuôn chữ Nhật, có kết cấu ngay ngắn và đối xứng với nhau Chữ tiểu triện đã giảm đi rất nhiều tính hình tượng so với chữ giáp cốt văn và kim văn Đồng thời, thể chữ này cũng xuất hiện những bộ thủ biểu thị âm, số lượng chữ hình thanh nhiều lên

Việc chế định chữ tiểu triện và lưu hành toàn quốc được coi là một cuộc thống nhất văn tự có tính hệ thống đầu tiên của Trung Quốc Tuy nhiên, chữ tiểu triện viết khá chậm và phức tạp do các nét chữ tròn cong và kết cấu chữ đối xứng, nên sau này

Trang 21

nó được thay thế bằng chữ Lệ, một thể chữ đơn giản và tiện lợi hơn Ngày nay, chữ tiểu triện chủ yếu chỉ còn được dùng cho nghệ thuật thư pháp hay khắc dấu

1.1.2.4 Lệ thư

Lệ thư được coi là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán,

đó là việc chữ Hán đã hoàn toàn thoát khỏi tính tượng hình, và hình chữ đã mang tính ước lệ cao, ổn định về mặt hình thể

Về mặt lịch sử ra đời của chữ Lệ, nhiều ý kiến cho rằng chữ Lệ xuất hiện vào thời cuối tuần Dưới lệnh của Tần Thủy Hoàng người ta đã giản hóa sự rườm rà của chữ triện để tạo ra một loại chữ dễ viết hơn vàđơn giản hơn đó là chữ Lệ tương truyền người có công sáng tạo ra chữ Lệ là một tên tù nhân Trình Mạo Ông đã giản hóa chữ triện để giúp cho những người ngục tốt viết chữ đỡ vất vả hơn Lệ có nghĩa

là tù nhân, do đó chữ viết do người tù nhân sáng tạo ra được gọi là Lệ thư

Tuy nhiên, gần đây, có nhiều kết quả khảo cổ đã khẳng định Lệ thư không phải ra đời sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước Trung Quốc Lệ thư đã xuất hiện từ cuối thời Chiến Quốc Người ta đã tìm được nhiều những thẻ tre chép chữ Lệ ở nước Tần thời chiến quốc Đến thời nhà Tần, ngay khi Tần Thủy Hoàng tiến hành thống nhất văn tự, chữ Lệ lại được sử dụng song song với chữ tiểu triện Trong đó, chữ Tiểu triện được dùng trong những trường hợp long trọng, được coi là loại chữ chính thống, còn Lệ thư lại được dùng để ghi chép trong cuộc sống hàng ngày Lệ thư lưu hành rộng rãi trong dân gian, đặc biệt được sử dụng nhiều nhất bởi binh lính, thư lại So với Lệ thư, chữ Tiểu triện có hình dáng chữ hoa mỹ, kỳ lạ nên được dùng làm loại chữ chính thống Tuy nhiên, do tính dễ đọc, dễ viết nên Lệ thư được sử dụng rộng rãi hơn và sau này nóđãđược dùng thay thế hẳn chữ Tiểu triện

Từ điều này đã chứng minh rằng sự phát triển tất yếu của lịch sử văn tự rõ ràng không hề phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà cầm quyền Cũng bởi thế người ta cho rằng, Lệ thư không phải là tù nhân mà là lệ thuộc, là loại chữ lệ thuộc vào chữ tiểu triện, được đơn giản hóa từ chữ triện

Chữ Lệ thời nhà Tần hay còn gọi là Tần Lệ vẫn mang nhiều đặc điểm của chữ Triện Tuy nhiên, khi sang đến thời Hán chữ Lệ hay còn được gọi là Hán Lệ đã thoát thai hoàn toàn khỏi Triện thư, tức là đã không còn mang những đặc điểm của chữ Triện

Trang 22

Lệ thư đã gạt bỏ hoàn toàn yếu tố hình vẽ và sát lập một hệ thống các nét Nó

sử dụng các nét: chấm, ngang, sổ, mác,…để thay thế cho một số các đường nét không có quy tắc của chữ Tiểu triện

Về đặc điểm chữ viết, Lệ thư có kết cấu đơn giản, vuông góc, gãy gọn, sáng sủa, có sự ổn định về mặt hình thể Đến đời nhà Hán, Lệ thư xuất hiện những đặc điểm đường nét có độ đậm nhạt, mạnh yếu khác nhau Đó là đặc điểm chưa từng xuất hiện ở các thể chữ trước đó

Chữ Nhân (人): người Chữ Nữ (女): người con gái Chữ Nhĩ (耳): tai

Chữ Mã (马): con ngựa Chữ Ngư (鱼): con cá Chữ Sơn (山): ngọn núi Chữ Nguyệt (月): mặt trăng

Chữ Vũ (雨): mưa

Chữ Vân (云): mây Khác với chữ Tiểu triện, bộ thủ vẫn là một chữ Hán, đến Lệ thư, nhiều bộ thủ phía bên trái đã phát triển thành những bộ thủ thực sự đơn giản hơn rất nhiều

1.1.2.5 Thảo thư

Sau này, bắt đầu từ đầu đời nhà Hán, để tăng tốc độ chữ viết khi viết người ta thường có thói quen nối liền các nét với nhau; đến đời Hán thì hình thành nên chữ Thảo hay còn gọi là Thảo thư Chữ Thảo viết rất nhanh cũng đơn giản, tiện lợi, tuy nhiên nó rất khó để nhận biết chữ

Chữ Thảo lấy cơ sở là chữ Lệ thì được gọi là Chương Thảo Sau này, chữ Thảo diễn biến thành Kim Thảo khi chữ Khải ra đời

Với Chương Thảo cách viết không khác nhiều so với chữ Lệ, các chữ được viết giản lược, nhưng sự giản lược không nhiều, và từng chữ một vẫn được viết rất

rõ ràng

Trang 23

Đó là với Chương Thảo, còn Kim Thảo thì lại được chia ra thành: Tiểu Thảo

và Đại Thảo (hay còn gọi là Cuồng Thảo) Nếu như chữ Tiểu Thảo vẫn được viết tách bạch từng chữ, thì đến Cuồng Thảo các nét bút được nối liền với nhau, rất phóng túng, dường như Cuồng Thảo đã đi quá xa trên con đường “Rồng bay Phượng múa”, hoàn toàn thoát khỏi tính thực dụng của văn tự, có thể nói chữ Cuồng Thảo đã trở thành thể chữ thuần nghệ thuật

1.1.2.6 Khải thư

Về sau, người ta thấy rằng, chữ Lệ viết từng nét bút một rất tốn thời gian lại rắc rối.Đồng thời, chữ Thảo viết rất nhanh nhưng lại khó nhận biết Do vậy trên cơ

sở của Lệ Thư chữ Khải được ra đời Khải có nghĩa là tiêu chuẩn

Chữ Khải hay còn gọi là Khải thư được xuất hiện vào khoảng đời Hán, đến đời Ngụy Tần thì nó đã hoàn thiện và đến đời Đường thì phát triển rực rỡ

Khải thư là bước phát triển hoàn thiện nhất của chữ Hán Khải thư cóđặc điểm kết cấu chặt chẽ, nét bút chỉnh tề, ngay ngắn rõ ràng, đơn giản dễ nhận biết lại đẹp Chữ Hán đã hoàn toàn được định hình với thể chữ Khải Khải thư là thể chữ

Trang 24

cuối cùng trong diễn biến phát triển của chữ hán Sau khi hình thành, vẫn tiếp tục được giản hóa về mặt hình thể

Ngày nay, chúng ta thấy các loại chữ in trên báo chí, tạp chí Trung Quốc đa

số đều dùng chữ Khải để viết Trải qua 2000 năm từ khi xuất hiện cho đến nay,

Khải thư là thể chữ hoàn thiện nhất và có sức sống trường tồn với thời gian

1.1.2.7 Hành thư

Do đặc điểm chuẩn mực, chữ viết yêu cầu phải ngay ngắn, đều đặn, rõ ràng, những người làm công việc liên quan đến văn tự đã gặp khá nhiều rắc rối khi sử dụng Khải thư Bởi vậy, có người dùng bút pháp của Thảo thư để viết chữ Khải Nhờ đó Hành thư hay còn gọi là chữ Hành ra đời

Người xưa cho rằng Hành thư xuất hiện ở cuối đời Đông Hán Ngày nay, các nhà khảo cứu đã khẳng định, Hành thư ra đời gần như cùng với sự ra đời của Khải thư

Hành có nghĩa là đi, Hành thư khi viết viết rất nhanh lại có thể tùy ý hơn khi viết Khải thư, đặc biệt nó cũng không khó hiểu, khó đọc như chữ Thảo, bởi vậy thể chữ này rất được ưa chuộng Ngày nay, người Trung Quốc viết thư, viết văn đều dùng chữ Hành

Chữ Nhân (人 ): người

Trang 25

Chữ Nữ (女): người con gái

1.2.1 Thuyết văn giải tự

Nói về cách cấu tạo chữ Hán ta phải nhắc đến Hứa Thận Đó là một nhà ngôn

ngữ học của Trung Quốc thời Đông Hán Ông là tác giả của cuốn Thuyết văn giải tự

Cuốn sách này được coi là cuốn từ điển từ nguyên chữ Hán đầu tiên cũng là cuốn

từ điển chữ Hán đầu tiên sắp xếp các chữ Hán theo bộ thủ, cũng là một trong những cuốn từ điển xuất hiện sớm nhất trên thế giới

Năm 121 sau CN - năm chào đời của một tác phẩm Thuyết văn giải tự là một

năm đáng ghi nhớ trong lịch sử Trung Quốc, bởi đó là một tác phẩm vĩ Đây là một tác phẩm có giá trị to lớn trong lịch sử ngành ngôn ngữ Trung Quốc, vị trí của nó được đánh giá rất cao.Có người từng cho rằng: Đọc hết sách trong thiên hạ mà

không đọc Thuyết văn giải tự thì cũng coi như bỏ đi Con trai tác giả từng nhận xét

rằng: thiên địa,quỷ thần, sơn xuyên, thảo mộc, điểu thú, côn trùng, tạp vật, kỳ quái, vương trị, lễ nghi, thế gian, nhân sự, đều được ghi chép hết trong cuốn sách này Có nghĩa là mọi sự vật trên thế gian đều được ghi chép trong thuyết văn giải tự Lời đánh giá đã thể hiện sự tuyệt diệu của cuốn sách này

Thuyết văn giải tự là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu văn tự Hán một cách có

hệ thống và khoa học Nó đã lưu giữ và phản ánh diện mạo chữ Hán, đến nay vẫn là một tài liệu đáng tin cậy và không thể thiếu để nghiên cứu văn học cổ, Hán tự cổ;

Trang 26

thậm chí còn có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu chữ Hán trong hiện tại và cả tương lai

Bộ sách được Hứa Thận “thai nghén” hơn ba mươi mấy năm trời Sau nhiều

nỗ lực, năm 100 sau CN, lần đầu tiên bộ từ điển này xuất hiện và gây nhiều tiếng vang lớn thời bấy giờ Nhưng không dừng lại ở đó, tác giả vẫn tiếp tục nghiên cứu

văn tự, thu thập tài liệu, chỉnh lý và bổ sung cho đến năm 121 sau CN, Thuyết văn giải tự mới có thể hoàn thiện

Bộ từ điển này có dung lượng đồ sộ với 9353 chữ Hán được sắp xếp theo

540 bộ thủ (dựa trên hình thể văn tự), cũng dựa theo bộ thủ sách phân chữ thành 14 loại lớn Có thể nói, đó là bộ từ điển đầu tiên đầy đủ nhất, sưu tập số lượng chữ Hán nhiều nhất so với các sách khác

Ngoài ra, ông còn có công sáng tạo ra cách kết cấu một cuốn từ điển Hán ngữ khi lấy phương pháp phân chia theo bộ thủ làm căn cứ viết từ điển, sắp xếp chữ.Ngày nay các từ điển Hán ngữ hiện đại đều dựa theo âm hoặc bộ thủ để phân loại

Hứa Thận còn đưa ra thuyết Lục thư, thuyết lục thư giải thích sáu loại cấu tạo chữ Hán bao gồm: chữ tượng hình, chữ chỉ sự, chữ hội ý, chữ hình thanh, chữ chuyển chú, chữ giả tá Tác giả cũng vẽ chữ cụ thể để minh họa cho các cách cấu tạo chữ,nhờ đó bảo tồn được tư liệu nghiên cứu về quy luật phát triển chữ Hán, lưu giữ được diện mạo ban đầu của Hán ngữ cổ văn và tiểu triện

Theo các nhà ngôn ngữ sau này, chuyển chú và giả tá là hai cách dùng chữ chứ không phải cách tạo chữ Vì thế, có thể kết luận chữ Hán có bốn cách cấu tạo chữ

Nó giải thích các nguồn gốc chữ Hán dựa trên cơ sở nghiên cứu chữ Triện ban đầu

Việc tác giả giải thích một cách có quy luật hệ thống các cách tạo chữ Hán bằng thuyết lục thư chính là nền tảng của văn tự,ngôn ngữ học, âm luật học Cuốn sách được coi như cuốn bách khoa toàn thư với nội dung phong phú đặc sắc

1.2.2.Chữ tượng hình

Chữ tượng hình được miêu tả trong Thuyết văn giải tự như sau: “画成其物,

tùy theo hình thể mà vẽ các nét cong, uốn lượn

Trang 27

Đặc điểm kết cấu của Chữ tượng hình là dựa theo hình dáng sự vật để mô phỏng, vẽ chữ Đối tượng sự vật ở đây phải là những thứ có thể nhìn thấy, sờ nắm,

có ngoại hình cụ thể nhất định

Ở phương pháp tạo chữ này,tính phù hiệu, hình vẽ của chữ Hán được thể hiện một cách rõ nét nhất Điều này được thể hiện ở việc các chữ khi muốn biểu thị một sự vật thường sẽ cường điệu,chú ý làm nổi bật đặc trưng của đối tượng Ví dụ chữ 羊 Dương, chữ 牛 Ngưu chú ý đến đặc trưng là những con vật có sừng, chữ 虎

Hổ lại chú ý cường điệu đến đặc điểm con hổ há rộng miệng lộ răng và nét hoa văn trên thân chúng

Phương pháp tạo chữ tượng hình là cách tạo chữ đơn giản nhất, hình thành sớm nhất trong số các cách tạo chữ chữ Hán Thể chữ đầu tiên của chữ Hán trong quá trình diễn biến phát triển lịch sử của nó là Giáp cốt văn, mà giáp cốt văn đa số

là chữ tượng hình và chỉ sự Số lượng chữ tượng hình trong hệ thống chữ Hán không nhiều, tuy nhiên đây chính là nền móng của chữ Hán Chữ tượng hình thường

là các danh từ xét về mặt cấu tạo, hình thể đây là loại chữ đơn thể Ngày nay, chữ tượng hình mặc dù đã được ký hiệu hóa tuy nhiên ta vẫn có thể thấy ít nhiều nó mang nét tượng hình của chữ Cổ

Ví dụ: 人 Nhân: hình dáng một đứng nghiêng

手 Thủ: hình dáng một bàn tay người

口 Khẩu: hình dáng một cái miệng đang mở to

火 Hỏa: Giống hình một ngọn lửa đang bốc cháy

水 Thủy: giống hình giọt nước

山 Sơn: hình ngọn núi trùng điệp

马 Mã: giống hình một con ngựa có đầu và chân

鱼 Ngư: giống hình một cá với đầu thân, vây hai bên và đuôi

牛 Ngưu: hình con đầu một con trâu, bò có sừng, chỉ trâu, bò

羊 Dương: đầu con dê với hai chiếc sừng, chỉ dê, con dê

Do sự phát triển của đời sống xã hội, con người ngày càng có nhu cầu diễn

tả nhiều sự vật, sự việc phức tạp hơn Trong khi chữ tượng hình chỉ diễn tả những

sự vật cụ thể đơn gián, tính hạn chế của nó là rất lớn khi không biểu đạt được các sự vật, ý niệm trừu tượng, phức tạp Do đó, chữ chỉ sự ra đời

1.2.3 Chữ chỉ sự

Trang 28

Chữ chỉ sự được miêu tả trong Thuyết Văn Giải Tự như sau: “视而可识,察

nhận ra, quan sát kĩ một chút sẽ phát hiện ra được ý nghĩa mà nó biểu đạt Về mặt đặc điểm, chữ chỉ sự thông thường dùng để biểu thị một khái niệm cục bộ hoặc tương đối Phương pháp tạo chữ là dựa trên chữ tượng hình, thêm một ký hiệu mang tính tượng trưng hoặc thêm các ký hiệu mang tính chỉ định của sự vật lên chữ tượng hình để biểu thị những khái niệm đơn giản

Ví dụ:

二 Nhị: hai, số hai (từ chữ Nhất 一, thêm một ký hiệu nét 一 (nét ngang, biểu thị số hai, một thêm một là hai)

三 Tam: ba (từ chữ Nhất 一 , thêm hai ký hiệu nét 一 (nét ngang, biểu thị số ba )

果 Quả: quả,trái cây (Từ chữ tượng hình 木 mộc, thêm một ký hiệu 田 , biểu thị cây ra quả, cây kết trái)

中 Trung: chính,giữa, (Từ chữ 口 thêm một nét sổ 丨 chỉ ở trong, ở chính giữa)

本 Bản: gốc (Từ chữ tượng hình 木 mộc, thêm một ký hiệu 一 (nét ngang ) vào vị trí giữa của chữ mộc, biểu thị phần thân, gốc của cây)

末 Mạt: ngọn (Từ chữ tượng hình 木 mộc, thêm một ký hiệu 一 nét ngang vào phần trên cùng của chữ mộc, biểu thị ngọn cây)

束 Thúc: thắt, buộc (Từ chữ tượng hình 木 mộc, thêm một ký hiệu 口 ở giữa chữ mộc, biểu thị buộc, thắt nút)

Về mặt cấu tạo hình thể đây cũng là loại chữ đơn thể Chữ chỉ sự số lượng không nhiều trong tổng số lượng chữ Hán

1.2.4 Chữ hội ý

Trong Thuyết văn giải tự, chữ hội ý được miêu tả như sau: “比类合意,以

biết được ý nghĩa của chữ hội ý chính là hợp lại, hợp nhất thành chữ, cũng có nghĩa

là loại chữ này được tạo thành do sự hợp lại của hai hoặc hơn hai chữ tượng hình (hoặc bộ thủ chữ Hán) để biểu thị một ý nghĩa mới Nét ý nghĩa mới đó được tạo nên nhờ mối quan hệ của hai,hoặc hơn hai bộ thủ chữ Hán ghép lại với nhau, nó khác hoàn toàn với ý nghĩa của các bộ thủ cấu tạo nên chữ đó, bởi vậy ý nghĩa mà chữ hội ý thể hiện thường trừu tượng, thường là các động từ, hình dung từ hoặc các danh từ trừu tượng

Trang 29

Có thể chia chữ hội ý thành hai dạng: hội ý đồng thể và hội ý dị thể Hội ý đồng thể là chữ được tạo nên nhờ sự ghép lại của hai hoặc hơn hai chữ Hán (bộ thủ chữ Hán) giống nhau Chữ hội ý dị thể là loại chữ được tạo nên nhờ sự ghép lại của hai chữ Hán (bộ thủ chữ Hán) khác nhau Với chữ Hội ý tính biểu ý đặc trưng của chữ Hán được thể hiện rõ nhất

Ví dụ:

从 Tòng: theo sau, kế tiếp, phục tùng (là sự ghép lại của hai bộ 人 (nhân), biểu thị một người đi trước, một người khác đi theo sau)

休 Hưu: nghỉ ngơi, ngừng nghỉ (là sự ghép lại của hai bộ thủ:bộ 亻(nhân) và

bộ 木 ( mộc), ý chỉ một người đang mệt mỏi ngồi dựa vào gốc cây để nghỉ ngơi)

明 Minh: sáng, rõ, sáng tỏ (là sự ghép lại của hai bộ thủ:bộ 日 (nhật) và 月 ( nguyệt) ý chỉ mặt trăng và mặt trời đều là những vật thể phát sáng, ghép lại với nhau thể hiện sự sáng rõ, sáng tỏ, chói lóa)

林 Lâm: rừng (là sự ghép lại của hai bộ 木 ( mộc), ý chỉ nhiều cây góp lại thành rừng)

森 Sâm: cây rậm, rừng, dày đặc (là sự ghép lại của ba bộ 木 (mộc), ý chỉ nhiều cây ghép lại với nhau thành rừng rậm)

众 Chúng: nhiều người, đông người, đông, nhiều (là sự ghép lại của ba bộ 人 ( nhân) có nghĩa là nhiều người tụ tập lại thành số nhiều, đông đúc)

苗 Miêu: mầm, mạ (là sự ghép lại của hai bộ: bộ 艹(thảo) và bộ 田 (điền), cây cỏ được trồng trên ruộng là cây mạ)

泪 Lệ: nước mắt (là sự ghép lại của bộ:氵(thủy) và 目(mục), ý chỉ nước chảy ra từ mắt là nước mắt)

鸣 Minh: kêu, hót (là sự ghép lại của bộ:口 (khẩu) và 鸟 (điểu), ý chỉ con chim dùng miệng để kêu, hót)

仙 Tiên: thần tiên (là sự ghép lại của bộ:亻(nhân) và 山 (sơn), chỉ người sống trên núi là tiên)

炎 Viêm: nóng (là sự ghép lại của hai bộ 火 (hỏa ), chỉ rất nóng)

晶 Tinh: sáng chói, ánh sáng (là sự ghép lại của ba bộ 日 (nhật), chỉ ánh sáng chói lóa)

男 Nam: đàn ông, con trai (là sự ghép lại của bộ:田 (điền) và 力 (lực), chỉ người con trai là người có sức lực để làm ruộng)

Trang 30

好 Hảo: tốt, lành, hay, an (là sự ghép lại của bộ 女 (nữ) và 子 (tử), người con gái có thể sinh con là một chuyện tốt)

1.2.5 Chữ hình thanh

Chữ hình thanh (tượng thanh hay hài thanh) gồm hai bộ phận: một phần thanh (biểu thị âm đọc), một phần hình (biểu thị nghĩa), hai phần này ghép lại với tạo được chữ mới Phương pháp hình thanh đã phá vỡ phương pháp tạo chữ biểu ý đơn thuần của các phương pháp tạo chữ Hán trước đó Nhờ có phương pháp này mà

số lượng của chữ Hán nhiều lên rất nhiều, nó trở thành phương pháp tạo chữ chủ đạo của chữ Hán.Hiện nay, số lượng chữ hình thanh chiếm khoảng hơn 80% trong tổng số lượng chữ Hán

Sáu kiểu cấu tạo chữ hình thanh:

a Hình trái thanh phải (bộ phận bên trái biểu ý, bộ phận bên phải biểu âm)

松 Tùng: cây thông, cây tùng (bộ 木 mộc bên trái biểu thị nghĩa (mộc có liên quan đến cây cối), bộ 公 công biểu thị âm đọc)

情 Tình: tình cảm, tình ý (bộ 忄 tâm bên trái biểu nghĩa (tâm biểu thị có liên quan đến tình cảm), bộ 青 thanh bên phải biểu âm đọc)

描 Miêu: tô lại, viết phỏng (bộ 扌 thủ bên trái biểu ý (dùng tay để viết, tô)

và chữ 苗 miêu bên phải biểu thị âm đọc)

河 Hà: sông, sông ngòi ( bộ 氵 thủy bên trái biểu thị ý nghĩa (sông có nước)

肝 Can: gan, lá gan (bộ 月 nhục bên trái biểu ý (liên quan đến các bộ phận cơ thể người) và bộ 干 can bên trái biểu âm)

妈 Ma: mẹ (bộ 女 nữ bên trái biểu thị ý (mẹ là phụ nữ) và bộ 马 mã bên phải biểu thị âm đọc)

语 Ngữ: tiếng nói, lời nói (bộ 讠 ngôn bên trái biểu ý (liên quan đến lời nói)

và chữ 吾 ngô bên phải biểu thị âm đọc)

Trang 31

b.Thanh trái hình phải bộ phận bên trái biểu thị âm đọc, bộ phận bên phải biểu thị ý nghĩa

切 Thiết: bổ, bắt, cắt (bộ 七 thất bên trái biểu thị âm đọc và bộ 刀 đao bên phải biểu ý (dùng dao để cắt, bổ))

功 Công: công lao (bộ 工 công bên trái biểu âm và bộ 力 lực bên phải biểu ý (phải dùng sức lực cống hiến mới có công lao và đóng góp))

战 Chiến: chiến tranh, chiến (chữ 占 chiếm bên trái biểu âm, và bộ 戈 qua bên phải biểu ý (qua là giáo mác, vũ khí cổ, ý chỉ chiến tranh dùng đến vũ khí)

期 Kỳ: kỳ hạn, thời hạn (bộ 其 kỳ bên trái biểu âm và bộ 月 nguyệt bên phải biểu ý ( mặt trăng có chu kỳ xuất hiện và liên quan đến thời gian)

c.Hình dưới thanh trên (bộ phận bên trên biểu thị âm đọc, bộ phận bên dưới biểu thị ý nghĩa)

想 Tưởng: suy nghĩ, mong muốn (chữ 相 tương bên trái biểu âm và bộ 心 tâm bên dưới biểu ý (mong muốn, suy nghĩ liên quan đến tâm))

梨 Lê: cây lê,quả lê (Chữ 利 lợi bên trên biểu âm và bộ 木 mộc bên dưới biểu ý ( lê là một loại cây, liên quan đến cây cối))

勇 Dũng: dũng cảm, gan dạ (chữ 甬 dũng bên trên biểu âm và bộ 力 lực bên dưới biểu âm (dũng cảm liên quan đến năng lực con người))

贷 Thải: cho vay, vay (chữ 代 đại bên trên biểu âm và bộ 贝 bối ở dưới biểu

âm (cho vay liên quan đến của cải))

d.Hình trên thanh dưới (bộ phận bên trên biểu thị ý nghĩa, bộ phận bên dưới biểu thị âm đọc)

篱 Li: hàng rào (bộ 竹 trúc bên trên biểu ý (hàng rào làm từ thanh tre thanh trúc)và chữ 离 Li bên dưới biểu âm)

花 Hoa: bông hoa, cây hoa (bộ 艹 thảo bên trên biểu nghiã (liên quan đến hoa cỏ) và chữ 化 hóa bên dưới biểu âm)

草 Thảo: cỏ (bộ 艹 thảo bên trên biểu ý, và chữ 早 tảo bên dưới biểu âm)

芳 Phương: hương thơm, mùi hương (bộ 艹 thảo bên trên biểu ý (cỏ hoa có mùi thơm) và chữ 方 phương bên dưới biểu âm)

爸 Bá: cha, bố( bộ 父 phụ bên trên biểu âm (phụ có nghĩa là cha) và chữ

巴 ba bên dưới biểu âm)

Trang 32

竿 Can: gậy (bộ 竹 trúc bên trên biểu ý (gậy làm từ cây trúc) và bộ 干 can bên dưới biểu âm)

e.Hình trong thanh ngoài (bộ phận bên trong biểu thị ý nghĩa, bộ phận bên ngoài biểu thị âm đọc

问 Vấn: hỏi, thăm viếng (bộ 门 môn bên ngoài biểu âm và bộ 口 khẩu bên trong biểu âm (dùng miệng để nói , hỏi thăm))

闻 Văn: nghe, nghe thấy (bộ 门 môn bên ngoài biểu âm và bộ 耳 nhĩ bên trong biểu ý (dùng tai để nghe ngóng))

辩 Biện: biện luận (chữ 辡 biện bên ngoài biểu âm và bộ 讠 ngôn bên trong biểu ý (dùng lời nói, ngôn ngữ để biện luận))

f.Hình ngoài thanh trong( bộ phận bên trong biểu thị âm đọc, bộ phận bên ngoài biểu thị ý nghĩa

病 Bệnh: bệnh, ốm, đau ( bộ 疒 nạch bên ngoài biểu ý (có nghĩa là bệnh tật)

và chữ 丙 bính bên trong biểu âm)

痛 thống: đau đớn ( bộ 疒 nạch bên ngoài biểu ý (có nghĩa là bệnh tật) và chữ 甬 dũng bên trong biểu âm )

và chữ 冬 đông bên trong biểu âm)

Trong Thuyết văn giải tự Hứa Thận viết về loại chữ này như sau: “建类一

dùng cùng một bộ thủ, các chữ có bộ đầu giống nhau, ý nghĩa có thể giải thích lẫn nhau, đồng thời chúng cũng có liên hệ với nhau về mặt âm thanh

Trang 33

Ví dụ: chữ 考 và 老 trong Văn ngôn (văn cổ) về mặt âm thanh về cơ bản là giống nhau (Khảo /Lão), về mặt ý nghĩa cũng có liên quan với nhau 考 có một nét nghĩa là mất cha; 老 ám chỉ người chết

Chữ 至 (chí)、到 (đáo)、臻 (trăn) đều có nghĩa là: đến, tới

1.2.7 Chữ giả tá

Trong Thuyết văn giải tự, Hứa Thận viết: “本无其字,依声托事” (bản vô

kỳ tự, y thanh thác sự), có thể hiểu là một từ này mượn âm từ khác để diễn tả nghĩa của từ đó

Như vậy, chữ giả tá là loại chữ mượn âm của từ này để diễn tả một từ khác

mà nó có ý nghĩa khác Có thể hiểu đây là từ đồng âm khác nghĩa

Chữ 花 (Hoa) ban đầu có nghĩa là hoa cỏ, sau này được mượn dùng thành

花钱 có nghĩa là tiêu hoa tiền bạc

Chữ 难 (Nan) ban đầu có nghĩa là tên chim, sau này được mượn dùng thành

艰难 gian nan

Trang 34

Tiểu kết chương 1

Chữ Hán có lịch sử lâu đời, là thành quả và sự kết tinh trí tuệ của người dân lao động Hoa hạ từ ngàn xưa cho đến nay Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ Giáp cốt văn, Kim văn, Triện Thư, Lệ thư, Thảo thư cho đến Hành thư và Khải thư, chữ Hán dần hoàn thiện từ hình thể kết cấu cho đến ý nghĩa Quá trình phát triển của chữ Hán thể hiện sự giản hóa, đi từ phức tạp tới đơn giản, càng ngày càng thoát li kiểu chữ đồ họa, hình vẽ và mang tính ổn định dần về kết cấu, các nét rõ ràng, hệ thống chữ thống nhất, đáp ứng được nhu cầu thời đại – tiết kiệm thời gian, dễ viết,

dễ nhận biết Đó là khuynh hướng tất yếu của quá trình diễn hóa chữ Hán Theo đó các phương thức cấu tạo chữ Hán cũng đi tượng hình chỉ sự dần dần đến hội ý và hình thanh, phát triển theo hướng ngày càng thoát ly phương thức tạo chữ biểu ý, hướng đến biểu đạt những khái niệm trừu tượng trong đời sống con người, đáp ứng nhu cầu ghi chép, giao tiếp phong phú trong đời sống người dân Trong hệ thống chữ Hán ấy, có một thể chữ ra đời sớm từ những giai đoạn đầu hình thành giáp cốt văn, không chỉ thể hiện rõ nét quá trình diễn hóa, xu hướng phát triển của chữ Hán từ cổ cho đến nay, mà còn có kết cấu đặc biệt và mang những nét nghĩa đặc trưng rất riêng biệt, đó là chữ Hán đồng phù mà chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu ở chương tiếp theo

Ngày đăng: 23/12/2019, 14:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2013), Hán Vệt từ điển, Nxb Văn Hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Vệt từ điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn Hóa Thông tin
Năm: 2013
4. Thiền Chửu (2011), Hán Việt từ điển, Nxb Văn Hóa Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán Việt từ điển
Tác giả: Thiền Chửu
Nhà XB: Nxb Văn Hóa Thông Tin
Năm: 2011
6. 作者:汉ã许慎著 (1997)《说文》,江苏广陵古籍刻印社. Hứa Thận (1997) Thuyết Văn giải tự, Nxb khắc in cổ tịch Quảng Lăng Giang Tô Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuyết Văn giải tự
Nhà XB: Nxb khắc in cổ tịch Quảng Lăng Giang Tô
7. 《康熙字典》 tự điển trực tuyến -Tự điển Khang Hy http://tool.httpcn.com/KangXi/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự điển Khang Hy
9. 《 现 代 汉 语 词 典 (từ điền trực tuyến - Từ điển Hán ngữ hiện đại) http://xh.5156edu.com/page/z2577m7603j18776.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán ngữ hiện đại
10. 《新华字典》 https://zidian.911cha.com/sandiezi.html (Tân Hoa tự điển (tư ̣ điển trực tuyến ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tân Hoa tự điển
12. Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục (2011),Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa Học Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việ
Tác giả: Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục
Nhà XB: Nxb Khoa Học Xã Hội
Năm: 2011
15. Đặng Đức Siêu, (2011) Ngữ Văn Hán Nôm, Nxb Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Văn Hán Nôm
Nhà XB: Nxb Đại Học Sư Phạm
18. Viện khoa học xã hội Việt Nam, viện nghiên cứu Hán Nôm, Tự điển chữ Nôm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự điển chữ Nôm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
11. 由冷玉龙、韦一心主编 (1994 年 ), 《中华字海》 , 中华书局、中国友谊出版 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w