Hoạt động trải nghiệm là hoạt động có động cơ, cóđối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinhđược thực hiện trong thực tế, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của n
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ THANH THỦY
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thành Kỉnh
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Thủy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tớiLãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Côgiáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạođiều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường
Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
TS Nguyễn Thành Kỉnh, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tìnhgiúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã tạođiều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình họctập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bảnthân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếmkhuyết Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạnđồng nghiệp
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Thủy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC .iii
BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 5
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2 Các công trình trong nước 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 10
1.2.1 Hoạt động trải nghiệm 10
1.2.2 Hoạt động trải nghiệm 11
1.2.3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 11
1.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học 12
1.3.1 Mục tiêu hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 12
1.3.2 Vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục bậc tiểu học 12
Trang 61.3.3 Nội dung, hình thức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường
tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới 13
1.4 Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 25
1.4.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 25
1.4.2 Tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh 27
1.4.3 Chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 28
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 29
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường Tiểu học 30
1.5.1 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí 30
1.5.2 Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên tiểu học 30
1.5.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm của nhà trường 32
1.5.4 Mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với các bên liên quan trong giáo dục học sinh 32
1.5.5 Các yếu tố thuộc hành lang pháp lý về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường học 33
1.5.6 Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến hoạt động trải nghiệm 33
Kết luận chương 1 34
Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 35
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 35
2.1.1 Vài nét về các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên 35
2.1.2 Mục đích khảo sát, nội dung và phương pháp khảo sát 36
Trang 72.2 Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường Tiểu
học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 37
2.2.1 Về nội dung của hoạt động trải nghiệm 37
2.2.2 Về hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh ở trường tiểu học 39
2.2.3 Về lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm 41
2.3 Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 42
2.3.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 42
2.3.2 Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 45
2.3.3 Thực trạng công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 50
2.3.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 52
2.3.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học 54
2.4 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 57
2.4.1 Những điểm mạnh 57
2.4.2 Những điểm hạn chế 58
2.4.3 Nguyên nhân 58
Kết luận chương 2 60
Chương 3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 61
3.1 Những nguyên tắc xây dựng biện pháp 61
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ 61
Trang 83.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 61
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 61
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 62
3.2 Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 62
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên và cán bộ quản lý về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong nhà trường tiểu học 62
3.2.2 Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học về kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh 65
3.2.3 Kế hoạch hóa tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phù hợp với điều kiện của nhà trường 66
3.2.4 Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 68
3.2.5 Hoàn thiện các điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh 71
3.2.6 Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 72
3.3 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 76
3.3.1 Khái quát về khảo nghiệm 76
3.3.2 Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 77
3.3.3 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất 78
Kết luận chương 3 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1 Kết luận 81
2 Kiến nghị 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC
Trang 9BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lí
GV : Giáo viênGVCN : Giáo viên chủ nhiệmHĐTN : Hoạt động trải nghiệm
HS : Học sinh
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng số lớp và số học sinh tại các trường tiểu học năm học
2017-2018 35
Bảng 2.2 Trình độ của CB, GV các trường TH thành phố Thái Nguyên 35
Bảng 2.3 Nội dung tổ chức HĐTN cho học sinh trường tiểu học 38
Bảng 2.4 Về hình thức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 39
Bảng 2.5 Về lực lượng tham gia tổ chức HĐTN 41
Bảng 2.6 Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS tiểu học 43
Bảng 2.7 Thực trạng triển khai HĐTN cho HS các trường tiểu học 45
Bảng 2.8 Thực trạng hình thức tổ chức HĐTN cho HS ở các trường TH 47
Bảng 2.9 Đánh giá của CBQL và GV về công tác chỉ đạo tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học 51
Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐTN ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 53
Bảng 2.11 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN cho học sinh 55
Bảng 3.1 Mẫu bảng xây dựng kế hoạch trải nghiệm năm học 67
Bảng 3.2 Tính cần thiết của các biện pháp khảo sát 77
Bảng 3.3 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất 78
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong thời gian qua, hoạt động trải nghiệm là những hoạt động nằm trong
kế hoạch năm học và công tác tháng của trường học Thông qua hoạt động này,mỗi học sinh đồng thời đóng hai vai trò: vừa là người tham gia, đồng thời vừa
là người sắp xếp, điều khiển các hoạt động cho bản thân mình nên các em tìm
ra những điểm mạnh, điểm còn yếu của mình, từ đó lập kế hoạch hoạt động, tổchức cuộc sống của mình Hoạt động trải nghiệm là hoạt động có động cơ, cóđối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinhđược thực hiện trong thực tế, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của nhà trường phốihợp với phụ huynh và các lực lượng xã hội, thông qua hoạt động trải nghiệmngười học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định Sự sáng tạo
sẽ có được khi giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩnăng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới Hoạt động trảinghiệm là việc tổ chức hoạt động giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn củahọc sinh về khoa học kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt độngnhân văn, văn hóa nghệ thuật, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí giúpcác em hình thành và phát triển nhân cách
Giáo dục tiểu học là những năm học đầu đời của mỗi học sinh Đây lànhững năm học đặt nền móng quan trọng cho việc phát triển toàn diện nhâncách học sinh sau này Do đó, việc giáo dục tiểu học được thực hiện tốt thì sẽtác động tới các bậc học tiếp theo Thời gian qua, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đãtăng cường công tác quản lí chỉ đạo, ứng dụng các thành tựu của giáo dục đốivào đổi mới giáo dục tiểu học theo tình thần Nghị quyết Trung ương Đảng lần
XI về đổi mới giáo dục Trong đó, chương trình hoạt động trải nghiệm ở tiểuhọc tập trung vào việc phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong mốiquan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình Phương pháp giáodục trong trải nghiệm bằng cách tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú phải
Trang 12đáp ứng các yêu cầu sau: Làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệmtích cực; giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm; giúp người học dựavào những kinh nghiệm sẵn có của mình để giải quyết các tình huống có vấn đề
và thu lượm thêm tri thức mới thông qua trải nghiệm
Tuy nhiên, công tác quản lí hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu họctrên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay còn có những hạn chế nhất địnhnhư: nội dung, phương pháp trải nghiệm chưa phù hợp; hình thức, phương thức
tổ chức chưa đạt hiệu quả tốt; chưa phong phú… Có nhiều nguyên nhân dẫnđến thực trạng trên, trong đó nguyên nhân cơ bản thuộc về công tác quản lí.Yêu cầu đặt ra phải xây dựng được các giải pháp quản lí phù hợp với thực tiễn
ở các trường Tiểu học Thái Nguyên
Do đó tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm luận
văn thạc sĩ ngành Quản lí giáo dục
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động trảinghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh TháiNguyên, tác giả luận văn đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệmcho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh TháiNguyên góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho họcsinh nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học nói chung
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thànhphố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
3.2 Khách thể nghiên cứu
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học
Trang 134 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, hoạt động trải nghiệm tại các trường Tiểu học thành phố TháiNguyên tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định.Tuy nhiên còn bộc lộ một số tồn tại nhất định Nếu nghiên cứu cơ sở lí luận vàkhảo sát được thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu họctrên địa bàn thành phố Thái Nguyên sẽ đề xuất được biện pháp tổ chức hoạtđộng trải nghiệm phù hợp điều kiện các trường tiểu học góp phần cải thiện vànâng cao hiệu quả tổ chức HĐTN trong các trường tiểu học thành phố TháiNguyên
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ởtrường tiểu học
- Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở cáctrường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở cáctrường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài được tiến hành từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 3 năm
2019 Tiếp cận nghiên cứu tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trườngtiểu học là một khâu trong quản lí nhà trường của cán bộ quản lí trường học
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, tổng hợp vấn đề có liên quan từ giáo trình, sách, báo, các côngtrình khoa học
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động trải nghiệm để thu thập cácthông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài
Trang 14- Phương pháp điều tra viết: Xây dựng mẫu phiếu điều tra để thu thậpthông tin từ CBQL, chuyên gia, GV và học sinh để phục vụ cho quá trìnhnghiên cứu đề tài.
Trang 15- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các giáo viên, cán bộ quản lí trườngtiểu học,… để thu thập thêm các thông tin có liên quan để phục vụ cho quátrình nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp các chuyên gia xin ýkiến là các chuyên gia là những nhà quản lí của Phòng Giáo dục và đào tạo
7.3 Phương pháp xử lí số liệu
Dùng thống kê toán học để xử lí các kết quả nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
trường tiểu học
Chương 2 Thực trạng quản lí tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên
Chương 3 Biện pháp quản lí tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh
các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên
Ngoài ra còn có phần Mở đầu, phần Kết luận, Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu về quá trình học tập dựa vào trải nghiệm có lịch sử phát triểnlâu dài trên thế giới Nhà tâm lí học người Nga L.S Vugotsky trong các nghiêncứu của mình khẳng định phải học tập dựa trên những kinh nghiệm mà bản thân
đã thu thập được từ trước Nhà giáo dục cho rằng, mỗi cá nhân, mỗi con ngườithông qua các trải nghiệm sẽ tự mình tích lũy kinh nghiệm, điều chỉnh, phát triểnlàm cho các kinh nghiệm ấy dần được phong phú hơn Nếu biết phát huy nhữngkinh nghiệm ấy con người có thể vượt qua các khó khăn trong cuộc sống (dẫntheo [31])
J Piaget khi nghiên cứu tâm lí học trẻ em, đã nhấn mạnh tầm quan trọngcủa kinh nghiệm trong việc hình thành nhân cách của trẻ Ông một lần nữakhẳng định quan điểm của Vưgotsky trẻ chỉ có thể phát triển toàn diện về mọimặt thông qua hành động, kiến thức mới, qua những bài học kinh nghiệm màtrẻ tích lũy cho mình khi trẻ tham gia xã hội (dẫn theo [6])
Đồng quan điểm với J Piaget, John Deway - nhà giáo dục người Mỹ cũngnhấn mạnh đến kinh nghiệm thu được trong quá trình hoạt động thực tiễn củatrẻ em, hình thành và phát triển năng lực của mình từ cộng đồng Thông quatrải nghiệm, trẻ sẽ tích lũy kinh nghiệm, phát triển các kỹ năng và những phẩmchất đạo đức cho cuộc sống sau này (dẫn theo [6])
Các nước phát triển hiện nay đều rất quan tâm đến hoạt động trải nghiệmđặc biệt là các nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướngphát triển năng lực người học; phát triển giáo dục nhân văn, giáo dục phẩm chất
và kĩ năng sống…
Trang 17Tại Singapore chương trình giáo dục nghệ thuật được tài trợ miễn phí chocác nhà trường phổ thông như chương trình của các nhóm nghệ thuật, nhữngkinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật… (dẫn theo [6]).
Trang 18Chương trình giáo dục phổ thông của Singapore được xây dựng theo địnhhướng phát triển các năng lực cho học sinh Do đó, nội dung chương trình họctập cả chính khóa và ngoại khóa đều hướng đến việc phát triển các năng lựccho học sinh Cụ thể là:
- Rèn luyện thể thao nhằm mang lại thân thể cường tráng, tinh thần đồngđội cho học sinh
- Truyền bá cho học sinh sự đa dạng, phong phú của các di sản văn hóa xãhội đa sắc tộc
- Bồi dưỡng niềm tin, tính kiên cường, tính kỷ luật và tinh thần tương hỗlẫn nhau giúp cho học sinh trở thành những công dân tốt
- Trau dồi, phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng thích ứng với sự thayđổi của môi trường sống
Thời lượng dành cho hoạt động ngoại khóa cũng thay đổi theo lứa tuổi.Đối với cấp tiểu học, chỉ có học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 mới tham gia hoạt độngngoại khóa Đối với lớp 1 và lớp 2 sẽ được thiết kế chương trình học tập năngđộng theo tuần Chương trình tiến hành trong 7 - 10 tuần, mỗi tuần tổ chứctrong 2 giờ, sẽ có 3 - 4 modul tổ chức ngoài trời dành cho các hoạt động thểthao ngoài trời, nghệ thuật, [3]
Ở Hàn Quốc, hoạt động trải nghiệm được tiến hành thực hiện ngay từ lớp
1 đến lớp 12 Chương trình giáo dục trải nghiệm có 3 nhóm hoạt động chính làhoạt động độc lập, hoạt động câu lạc bộ và hoạt động định hướng Tùy vào đặcđiểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiệnđịa phương mà nhà trường có thể lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với mỗinhà trường
Đối với tiểu học, nội dung chính của chương trình trải nghiệm lấy trọngtâm là những thói quen sinh hoạt cơ bản, nuôi dưỡng ý thức, tư duy tập thể chohọc sinh đồng thời phát hiện những nhân tố, các tính cách của các em [30]
Các nhà quản lí giáo dục tại Hà Lan đã xây dựng hệ thống website vớimục đích trợ giúp học sinh làm quen với nghề nghiệp Các em gửi dự án của
Trang 19mình vào trang mạng này và có thể nhận được khoản kinh phí nhỏ để thực hiện
dự án của mình [30]
Chương trình trải nghiệm của nước Anh cung cấp hàng loạt tình huốngcuộc sống thực tiễn hàng ngày cho học sinh và yêu cầu học sinh phải sử dụngnhiều tri thức, kĩ năng của mình để giải quyết vấn đều nhằm đạt kết quả caonhất; đồng thời cung cấp cho các em các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ,dám làm…[31] Tại trung tâm giáo dục trải nghiệm Widehorizon (Chân trờirộng mở) ở thành phố London là nơi tổ chức các hoạt động trải nghiệm hàngđầu nước Anh Tham gia vào các hoạt động trải nghiệm tại đây học sinh sẽ có
cơ hội được trải nghiệm Trung tâm đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như:phòng học, vườn/công viên; thiết kế, xây dựng, nghề nghiệp, kiến trúc, để tổchức các loại hình trải nghiệm dành cho học sinh Nội dung chương trình trảinghiệm cung cấp các tình huống đa dạng mà các em hay gặp trong cuộc sống
và yêu cầu các em phải vận dụng kinh nghiệm của mình để giải quyết vấn đề.Các hoạt động trải nghiệm tại Đức rất quan tâm đến tầm quan trọng củacác kĩ năng như: sáng tạo; khả năng học tập độc lập; tư duy phê phán và học từkinh nghiệm của chính mình [31]
Giáo dục của Nhật Bản được thiết kế dựa trên việc coi trọng các trảinghiệm của học sinh, lấy chúng làm nguyên liệu, đầu mối, xuất phát điểm đểxây dựng nội dung chương trình Trong chương trình giáo dục, học tập trảinghiệm với các hoạt động cụ thể được triển khai ở tất cả các môn học: xã hội,khoa học, đời sống,… chỉ tính riêng trong môn xã hội và các hoạt động liênquan đã có hàng vạn các “thực tiễn giáo dục” lấy hoạt động trải nghiệm làmtrọng tâm Ví dụ như các hoạt “Đời sống làng quê”; “Cuộc đời của một conngười”; “Ga Fukuoka”; “Con chó ở ụ vỏ sò Kassori”,… [12]
Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những khía cạnh cơbản của tổ chức hoạt động trải nghiệm, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kinhnghiệm trong việc hình thành nhân cách của trẻ; thông qua trải nghiệm, trẻ sẽ
Trang 20tích lũy kinh nghiệm, phát triển các kỹ năng và những phẩm chất đạo đức chocuộc sống sau này; hoạt động trải nghiệm nhằm định hướng phát triển năng lựcngười học.
1.1.2 Các công trình trong nước
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về lí luận dạy học cũng đềcập đến vấn đề học tập dựa vào trải nghiệm Phạm Minh Hạc cho rằng thôngqua hoạt động của cá nhân mỗi người mà con người mới được hình thành vàphát triển Trong quá trình học tập, người học thu nhận được các kiến thức, kĩnăng, kĩ xảo, các giá trị xã hội Bản thân mỗi cá nhân con người có tự nghiêncứu, tìm hiểu thì mới có thể trang bị các tri thức cho bản thân mình
Đỗ Ngọc Thống đã giới thiệu kinh nghiệm tổ chức trải nghiệm của nướcAnh và Hàn Quốc Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức bằng các hìnhthức đa dạng như: ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn, tham quan dã ngoại, [30]
Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Kim Thoa đề cập và ứng dụng lí thuyếtcủa Kolb vào việc dạy học trong trường học Theo tác giả, hoạt động trảinghiệm là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của mỗi cánhân trong việc ứng dụng các kinh nghiệm, kỹ năng được học trong nhà trường
để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, nhờ đó các kinh nghiệm đượctích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực [29]
Trong nước, thời gian qua cũng có nhiều bài báo, bài nghiên cứu khoahọc về tình hình học tập trải nghiệm
Năm 2006, dự án học tập dựa vào trải nghiệm được đề cập trong tài liệu
“Học mà chơi - Chơi mà học” Trong đó hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáodục môi trường trải nghiệm do Dự án giáo dục môi trường Hà Nội và Trungtâm Con người và Thiên nhiên biên soạn Chương trình Dự án này được triểnkhai tại
12 trường cấp 1 tiểu học và 11 trường trung học cơ sở tại Hà Nội Nội dung tàiliệu dự án giới thiệu tóm tắt khái niệm liên quan đến giáo dục môi trường nói
Trang 21chung và học tập dựa vào trải nghiệm nói riêng, giới thiệu một số hoạt động tròchơi thực hành nhằm giáo dục cho HS tiểu học và trung học cơ sở [7].
Trang 22Năm 2011, lần đầu tiên khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội liên kếtvới Đại học Keuka, Mỹ sinh viên thuộc chương trình đào tạo Cử nhân khoa học
ngành Quản lí, được tiếp cận với môn học “Giáo dục trải nghiệm” Môn học
nhằm giúp sinh viên gần gũi hơn với cuộc sống, với xã hội và có thêm đượcnhững trải nghiệm thực tế trong cuộc sống [25]
Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình phổ thông gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương” đã thu hút rất nhiều bài viết của các
tác giả trong cả nước Đã có 19 bài của 21 tác giả gửi đến hội thảo, trong số đó
có một số bài viết đề cập ở mức độ nóng vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm
ở cho học sinh Bài viết của tác giả Lê Huy Hoàng về “Một số vấn đề về hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới” có đềcập những vấn đề khái quát nhất của hoạt động trải nghiệm như nội dung, đặcđiểm của hoạt động trải nghiệm [3]
Xác định vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học, Nghịquyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo có đề cập đến vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh như làmột phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học Bản chất của hoạtđộng trải nghiệm là những hoạt động giáo dục nhằm rèn luyện, phát triểnnhững phẩm chất, tri thức, kĩ năng sống mà con người trong xã hội hiện đại cần
có cho học sinh [9]
Năm 2017, hoạt động trải nghiệm được đưa vào chương trình giáo dụcphổ thông - Chương trình tổng thể Chương trình đã xác định nội dung trảinghiệm của bậc tiểu học được lồng ghép vào môn học và hoạt động trải nghiệmbắt buộc như: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Ngoại ngữ 1 (lớp 3,4,5); Tự nhiên và
xã hội (lớp 1,2, 3); Lịch sử và địa lí (lớp 4,5); Khoa học (lớp 4,5); Tin học vàcông nghệ (lớp 3,4,5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm.Nội dung Chương trình được thiết kế thành các chủ đề; các em được lựa chọnhọc phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chứccủa nhà trường” [1]
Trang 23Như vậy, vấn đề trải nghiệm, tổ chức hoạt động trải nghiệm đã được nhiềunhà khoa học và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khácnhau Các tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm và tổ chứchoạt động trải nghiệm, đồng thời đề xuất các biện pháp để quản lý tốt hoạt độngnày Tuy nhiên, còn rất ít công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động trảinghiệm cho học sinh tiểu học Cụ thể, chúng tôi nhận thấy cần tiếp tục đượcquan tâm, nghiên cứu.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Hoạt động trải nghiệm
* Trải nghiệm:
Theo từ điển Tiếng Việt về hoạt động trải nghiệm được giải thích như sau:
"trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa
là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng" [27, tr.1020].
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam "trải nghiệm theo nghĩa chung nhất là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lí học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân” [20].
Như vậy, trải nghiệm là quá trình hoạt động của cá nhân khi tham gia vàohoạt động thực tiễn Trong quá trình đó, mỗi cá nhân sẽ sử dụng các giác quancủa mình để quan sát, cảm nhận về sự vật hiện tượng và đúc rút thành kinhnghiệm cho bản thân họ
Trải nghiệm là quá trình học sinh bằng hoạt động của mình tham gia vàocác mối quan hệ xã hội, thực hiện những thao tác, hoạt động nhất định tác độngvào thế giới xung quanh Qua đó thu nhận biểu tượng về thế giới xung quanh,kiến thức, hành vi và những kỹ năng cần thiết để người học phát triển năng lực
cá thể
Trang 241.2.2 Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổchức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợcho hoạt động dạy học Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụthể và các hành động của học sinh, hoạt động trải nghiệm sẽ khai thác kinhnghiệm của mỗi cá nhân, tạo cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cựcnhững kiến thức đã học vào thực tế và đưa ra được những sáng kiến của mình,
từ đó phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân của học sinh” [2]
Theo Hiệp hội “Giáo dục trải nghiệm” quốc tế: “hoạt động trải nghiệm làmột phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khíchngười học tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại đểtăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triểncác năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”[2]
Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm còn được coi là “hoạt động giáo dục,trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môitrường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn
và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chấtnhân cách, các năng lực,… từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huytiềm năng năng sáng tạo của cá nhân mình” [3]
Như vậy, chúng tôi hiểu hoạt động trải nghiệm là hoạt động mà khi thựchiện, con người phải huy động vốn sống, kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, khảnăng sáng tạo trong giải quyết những vấn đề của thực tiễn hoạt động qua đóphát triển năng lực cá nhân
1.2.3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học là quá trình sư phạmđược tổ chức có mục đích, kế hoạch hướng vào sự hình thành phát triển nhâncách người học, đặc biệt là năng lực nhận thức, năng lực hành động được hìnhthành và phát triển trong quá trình học sinh tham gia, trải nghiệm tri thức, kỹ
Trang 25năng, thái độ trong mối quan hệ với các em học sinh khác với giới hạn phạm vihoạt động mà các em được tham gia.
Theo tiếp cận quản lý giáo dục nhà trường, tổ chức hoạt động trải nghiệmcho học sinh ở trường tiểu học là những biện pháp tác động có mục đích, có kếhoạch của hiệu trưởng trường tiểu học đến quá trình tổ chức hoạt động trảinghiệm cho học sinh (bao gồm mục tiêu tổ chức hoạt động, lực lượng tham gia
tổ chức hoạt động trải nghiệm, huy động nguồn lực trong tổ chức hoạt động trảinghiệm cho học sinh, hình thức tổ chức hoạt động, hoạt động của giáo viên vàhoạt động của học sinh) nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh qua
đó phát triển nhân cách toàn diện cho các em
1.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
1.3.1 Mục tiêu hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học
Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học nhằm hình thành ởhọc sinh các kĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sốngthực tiễn, nề nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân thủ các nội quy,quy định; có thể tự định hướng, hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử cóvăn hóa; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động xã hội, hoạt độngphục vụ cộng đồng; làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũivới cuộc sống của học sinh trong môi trường hoạt động thực [33]
Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học nhằm thu hút, lôi cuốnhọc sinh tiểu học tham gia Qua quá trình đó HS nhận thức, khám phá, pháttriển kỹ năng mới, hình thành và phát triển những kỹ năng mới đồng thời cũng
là dịp để các em được trải nghiệm, thể nghiệm những kiến thức, kỹ năng đãđược hình thành trước đó
1.3.2 Vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục bậc tiểu học
Hiện nay các trường tiểu học đều tiến hành tổ chức các hoạt động trảinghiệm Hoạt động này được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với
Trang 26hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngaytrong lớp, trong trường Hoạt động này được coi là phương pháp để phát triểnnăng lực sáng tạo, giúp các em tự mình chiếm lĩnh kiến thức, giáo dục đức -thể
- mĩ, phát triển tình cảm, thái độ, xây dựng niềm tin, chuẩn mực xã hội, nguyêntắc hành vi, hình thành các phẩm chất và kỹ năng sống cho bản thân mình.Thông qua hoạt động trải nghiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục bậctiểu học, phát triển năng lực cho HS tiểu học
Hoạt động học tập trải nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn đượctiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường Hoạt động trảinghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục được tổ chức ngoài giờ học cácmôn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạyhọc
Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể về các chủ đề,chủ điểm, nội dung giáo dục đa dạng và phong phú, học sinh sẽ phát huy vai trò
cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân Các em đượctham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thựchiện và đánh giá kết quả
Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ýtưởng của chính mình Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khiđược học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm
1.3.3 Nội dung, hình thức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới
1.3.3.1 Nội dung hoạt động trải nghiệm ở bậc tiểu học
Chương trình trải nghiệm bậc tiểu học, tập trung chủ yếu vào các hoạtđộng phát triển bản thân, các kỹ năng sống, kỹ năng quan hệ với bạn bè, thầy
cô và những người thân trong gia đình Thông qua các hoạt động trải nghiệm,học sinh có cơ hội phát triển các năng lực cá nhân sau đây [4]:
* Về năng lực chung:
Trang 271 Năng lực tự chủ và tự học
Trang 281.1 Tự lực Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sựphân công, hướng dẫn.
1.2 Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng Có ý thức vềquyền và mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiệnmột số quyền lợi và nhu cầu chính đáng
1.3 Tự kiểm soát tình cảm, thái độ, hành vi của mình
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻtình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác
- Hòa nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúc phạmngười khác
- Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnhhưởng đến việc học hành và các việc khác
1.4 Tự định hướng nghề nghiệp
- Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân
- Biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệđược những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình
1.5 Tự học, tự hoàn thiện
- Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học
- Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cô
- Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộnghiểu biết
- Có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt
2 Năng lực giao tiếp và hợp tác
2.1 Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu củabản thân
- Tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự nhiên và xã hội có sửdụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản
Trang 29- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trìnhbày thông tin và ý tưởng.
- Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp.2.2 Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải cácmâu thuẫn
2.4 Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân
Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của mình trongnhóm sau khi được hướng dẫn, phân công
2.5 Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác
Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm
để đề xuất phương án phân công công việc phù hợp
2.6 Tổ chức và thuyết phục người khác
Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ giúp
đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công
2.7 Đánh giá hoạt động hợp tác
Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được
ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của giáo viên
2.8 Hội nhập quốc tế
- Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên thế giới
- Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn
3 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
3.1 Nhận ra ý tưởng mới Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mớiđối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn
Trang 303.2 Phát hiện và làm rõ vấn đề Biết thu nhận thông tin từ tình huống,nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.
3.3 Hình thành và triển khai ý tưởng mới Dựa trên hiểu biết đã có, biếthình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện
3.4 Đề xuất, lựa chọn giải pháp Nêu được cách thức giải quyết vấn đềđơn giản theo hướng dẫn
3.5 Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề Biết tiến hànhgiải quyết vấn đề theo hướng dẫn
3.6 Tư duy độc lập Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng; không engại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng;sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót
- Biết viết đúng chính tả và ngữ pháp; viết được bài văn ngắn về các chủ
đề quen thuộc (bằng chữ viết tay và đánh máy); điền được thông tin vào cácmẫu văn bản đơn giản
- Biết nói rõ ràng, mạch lạc; kể được các câu chuyện ngắn, đơn giản vềcác chủ đề quen thuộc, phù hợp với lứa tuổi
- Biết nghe hiểu trong giao tiếp thông thường và các chủ đề học tập phùhợp với lứa tuổi; có thái độ tích cực trong khi nghe; bước đầu có phản hồi phùhợp
4.2 Sử dụng ngoại ngữ: Đạt năng lực bậc 1 về ngoại ngữ
5 Năng lực tính toán
5.1 Hiểu biết kiến thức toán học phổ thông, cơ bản
- Có những kiến thức và kỹ năng toán học cơ bản ban đầu về:
- Số học (số tự nhiên, phân số, số thập phân) và thực hành tính toán vớicác số
Trang 31- Các đại lượng thông dụng và đo lường các đại lượng thông dụng.
Trang 32- Một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.
5.2 Biết cách vận dụng các thao tác tư duy, suy luận; tính toán, ướclượng, sử dụng các công cụ tính toán và dụng cụ đo,…; đọc hiểu, diễn giải,phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học
- Thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản
- Làm quen được với lập luận logic
- Biết tính toán, ước lượng, sử dụng toán học trong học tập và giải quyếtcác vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày (phù hợp với trình độ)
- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ thông thường đểtiếp nhận (nghe, đọc) và biểu đạt (nói, viết) các ý tưởng toán học cũng như thểhiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận
- Làm quen được với máy tính cầm tay, phương tiện công nghệ thông tin
hỗ trợ học tập
6 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
6.1 Năng lực tìm hiểu tự nhiên
6.1.1 Hiểu biết kiến thức khoa học
- Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về sự đa dạng của thế giới tựnhiên xung quanh; về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và ứng phó vớibiến đổi khí hậu
- Hiểu biết về tác động của thế giới tự nhiên tới đời sống của con người;biết cách giữ vệ sinh an toàn và phòng tránh một số bệnh ở người
6.1.2 Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên
- Biết quan sát, khám phá và đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng đơn giảntrong tự nhiên và cuộc sống xung quanh
- Biết tìm tòi khám phá để giải quyết các câu hỏi đặt ra
- Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, nhận biết, pháthiện một số vấn đề mang tính khoa học đơn giản
6.1.3 Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp vớiyêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
Trang 33- Biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân, ứng xử hợp lý trong đời sống đểphòng tránh một số bệnh tật và tai nạn.
- Bước đầu biết cách thu thập chứng cứ, trả lời câu hỏi và liên kết câu trảlời với ý tưởng khoa học đơn giản
6.2.2 Hiểu và vận dụng được những cách tiếp cận và phương phápnghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội
- Làm quen được với các thao tác mô tả nhân vật, sự kiện, hiện tượng xã hội
- Biết quan sát và phân biệt được các hiện tượng đơn giản trong xã hội
mà học sinh thường gặp (xã, phường, cộng đồng dân cư nơi học sinh cư trú,trồng trọt, chăn nuôi, chợ )
- Bước đầu biết quan sát và tìm tòi khám phá về các vấn đề trong đờisống xã hội hằng ngày
6.2.3 Nắm được những tri thức cơ bản về xã hội loài người
- Nhận biết được các hiện tượng phổ biến của con người và xã hội loàingười: có cội nguồn, có ý thức, hoạt động xã hội,
- Nhận biết được những nét đặc trưng của không gian sống xung quanh:nông thôn, thành thị, duyên hải, rừng núi, xa, gần, bẩn, sạch, giàu, nghèo,…
- Có niềm tin vào những quy luật: thiện thắng ác, chính nghĩa thắng phinghĩa, tốt được ủng hộ, xấu phải bị phê phán,…
6.2.4 Vận dụng được những tri thức về xã hội và văn hóa vào cuộc sống
- Biết tự tìm hiểu về gia đình, dòng họ, địa phương (với sự giúp đỡ củagia đình, bạn bè, người thân quen khác)
- Trình bày được những ước mơ của bản thân về tương lai của bản thân,gia đình, đất nước và thế giới
7 Năng lực công nghệ
7.1 Thiết kế
- Nhận biết được đồ vật trong tự nhiên và đồ vật do con người làm ra
- Tự làm được một số đồ vật đơn giản theo ý tưởng của bản thân từnhững vật liệu đơn giản, gần gũi
Trang 347.2 Sử dụng
- Thực hiện được một số thao tác kỹ thuật đơn giản với các dụng cụ kỹthuật trong gia đình; sử dụng được một số thiết bị kỹ thuật phổ biến trong giađình
- Nhận biết được những tình huống nguy hiểm trong sử dụng thiết bị ởgia đình, lớp học và biết cách xử trí
7.3 Giao tiếp
- Biết nói, vẽ hay viết để mô tả những thiết bị, đồ dùng trong gia đình
- Biết phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kếcủa bản thân
7.4 Đánh giá Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm kỹthuật công nghệ cùng chức năng
8 Năng lực tin học
8.1 Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ, các hệ thống tự độnghóa của công nghệ thông tin và truyền thông Thực hiện được thao tác cơ bảntrên một số thiết bị kỹ thuật số quen thuộc để sử dụng được một số ứng dụng hỗtrợ học tập, vui chơi, giải trí
8.2 Hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phápluật trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức
- Nhận biết được thông tin (được tạo ra hay được cung cấp) có được sửdụng đúng cách hay đã bị lạm dụng; biết bảo vệ thông tin cá nhân
- Biết bảo vệ sức khoẻ bản thân khi sử dụng thiết bị kỹ thuật số
8.3 Nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường xã hội và nền kinh
Trang 35- Biết dùng tài nguyên thông tin và kỹ thuật của công nghệ thông tin đểgiải quyết một số vấn đề đơn giản phù hợp với lứa tuổi.
Trang 36- Hiểu và diễn đạt được các bước giải quyết vấn đề theo kiểu thuật toán.
- Bước đầu hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính.8.4 Học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông
- Sử dụng được một số phần mềm trò chơi hỗ trợ học tập, phần mềm học tập
- Bước đầu biết tra cứu những thông tin đơn giản trên mạng máy tính
8.5 Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại xã hội thông tin vànền kinh tế tri thức
Sử dụng được các công cụ kỹ thuật số thông dụng theo hướng dẫn đểchia sẻ và trao đổi thông tin với đối tượng phù hợp
- Có cảm xúc và biết bày tỏ cảm xúc trước các yếu tố thẩm mỹ
9.2 Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ Mô tả được các yếu tố thẩm
mỹ, biết so sánh, nhận xét về biểu hiện bên ngoài của các yếu tố thẩm mỹ vớimức độ đơn giản
9.3 Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ
- Mô phỏng, tái hiện được các yếu tố thẩm mỹ quen thuộc bằng hìnhthức, công cụ, phương tiện, ngôn ngữ biểu đạt,… phù hợp, ở mức độ đơn giản
- Có ý tưởng sử dụng kết quả học tập/sáng tạo thẩm mỹ để làm tăng thêm
vẻ đẹp cho cuộc sống hằng ngày của bản thân
10 Năng lực thể chất
10.1 Sống thích ứng và hài hòa với môi trường Nhận ra một số yếu tốchủ yếu của môi trường sống có lợi và có hại cho sức khỏe Thực hiện nhữngchỉ dẫn của người lớn có lợi cho sức khỏe và phát triển thể chất
Trang 3710.2 Nhận biết và có các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống Nêu
và thực hiện được các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống thường ngày
10.3 Nhận biết và hình thành các tố chất thể lực cơ bản trong cuộc sốngBiết nêu và hình thành dần các tố chất thể lực cơ bản cần thiết trong cuộc sống
và tập luyện thể thao
10.4 Nhận biết và tham gia hoạt động TDTT Biết và thực hiện đượcmột số kỹ thuật cơ bản của một số môn thể thao phù hợp với bản thân; hiểuđược vai trò, ý nghĩa và tác dụng của thể thao đối với cơ thể và cuộc sốngthường ngày
10.5 Đánh giá hoạt động vận động Nhận biết và thực hành các hoạt độngvận động để xử lý một số tình huống đơn giản trong cuộc sống một cách tự tin,
tự trọng có trách nhiệm và hòa đồng với mọi người
Thời lượng dành cho hoạt động trải nghiệm là 105 tiết/ khối lớp/ năm đểthực hiện
1.3.3.2 Hình thức hoạt động trải nghiệm của học sinh trường tiểu học
(i) Hình thức tổ chức hội thi
Là một trong những hình thức Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cánhân, nhóm hoặc tập thể luôn HĐ tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mongmuốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc Tổ chức hội thi cho HS làmột yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của GV trong quá trình tổchức HĐTN Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn HS tham gia mộtcách chủ động, tích cực vào các HĐ giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu
về vui chơi giải trí cho HS; thu hút tài năng và sự sáng tạo của HS; Hội thi/cuộcthi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Các hội thi
Hội thi là một trong những hình thức tổ chức HĐTN Mục tiêu hướng tớicủa hội thi là tăng cường tính chủ động, tích cực và sự sáng tạo của học sinh;
Trang 38phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của HS, góp phần bồidưỡng cho HS động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình
Trang 39nhận thức vào các hoạt động giáo dục của nhà trường Các hội thi được tổ chứcrất đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức như: Thi giải toán, thi sưu tầmcác bài toán dân gian, thi vẽ, thi thiết kế hình học, thi làm mô hình kiến trúchình học, thi chụp ảnh nghệ thuật hình học với cuộc sống, thi tìm hiểu lịch sửtoán học, lịch sử hình học, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thờitrang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tácthơ,sáng tác bài hát, hội thi học tập Các hội thi có thể gắn với giáo dục về mộtchủ đề nào đó như giáo dục an toàn giao thông, giáo dục về môi trường… Mộtyêu cầu đặt ra là phải đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo, tránh rập khuôn, máymóc khi tổ chức thực hiện, mới có thể thu hút được học sinh tham gia.
Hội thi một mặt đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của HS đồng thời;phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồidưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trìnhnhận thức
(ii) Hình thức tổ chức cho HS tham quan
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học còn đượcdiễn ra dưới hình thức tham quan Thông qua hoạt động tham quan, dã ngoạihướng đến mục đích giúp các em sử dụng các kiến thức được học áp dụng vàothực tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thực tế và áp dụng vào cuộc sống củachính các em
Nội dung của hoạt động tham quan, dã ngoại rất đa dạng: Tham quan cáccông trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp, Viện bảo tàng; Dã ngoại theo cácchủ đề như Về nguồn, Trách nhiệm của em đối với cộng đồng, Vì màu xanhtrái đất,…; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Dã ngoại theo các hoạtđộng nhân đạo… Các hoạt động tham quan, dã ngoại hoàn toàn có thể đượclồng ghép vào nội dung các môn học ở nhà trường tiểu học như các nội dunggiáo dục lòng yêu đất nước, yêu quê hương, giáo dục về niềm đam mê nghiêncứu khoa học,…
Trang 40(iii) Hình thức tổ chức hoạt động trò chơi
Tác dụng của hoạt động trò chơi giúp học sinh có thể phát huy tính sángtạo của mình đồng thời giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng;giúp cho giáo viên có thể đưa vào các tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau vàobài học và xây dựng được bầu không khí thân thiện
Một số trò chơi có thể tổ chức trong trường tiểu học là:
- Trò chơi học tập
- Trò chơi vận động
- Trò chơi khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập
- Trò chơi mô phỏng game show truyền hình như: Ai là triệu phú, Rungchuông vàng, Đấu trường 100,…
Tùy theo từng trò chơi cụ thể mà trò chơi có quy mô tổ chức là nhóm nhỏ
từ 2 - 4 học sinh hoặc nhóm lớn 10 - 15 học sinh hay quy mô lớp hoặc khối lớphay toàn trường
(iv) Hình thức tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện trong trường tiểu học là một hoạt động tạo cơ hội cho HSđược thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổchức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động Thông qua hoạt động
tổ chức sự kiện HS được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năngđộng, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khảnăng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê Khi tham gia tổ chức
sự kiện HS sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực caocủa mình, tạo ra nhiều cảm xúc mới, năng lực mới Ngoài ra, HS còn phải biếtcách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến Ở trường tiểuhọc có thể tổ chức các sự kiện sau để giáo dục toán học cho HS: Lễ ra mắt CLBtoán học, lễ gia nhập CLB toán học của thành viên mới, lễ kỉ niệm ngày thànhlập CLB, lễ vinh danh thành tích của thành viên CLB Các buổi triển lãm kết