1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay

236 68 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 236
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Do vậy, giáo dục thẩm mỹ thông qua các phương tiện truyềnthông đại chúng, nhất là truyền hình trở thành một vấn đề không chỉ có ýnghĩa lý luận mà còn đáp ứng những nhu cầu cấp bách của t

Trang 1

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định

Tác giả

Tạ Khánh Trường

Trang 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC

1.3 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 29

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ

CHO THANH NIÊN THÔNG QUA TRUYỀN THÔNG ĐẠI

2.2 Thanh niên và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên 422.3 Truyền thông đại chúng với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên 55

Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO THANH

NIÊN THÔNG QUA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở VIỆT

3.1 Các yếu tố tác động đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua

3.2 Thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền hình

3.3 Những nguyên nhân cơ bản của những thành tựu và hạn chế trong

giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam qua truyền thông đại

chúng

3.4 Một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông

Chương 4: XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO

Trang 5

4.1 Một số xu hướng biến đổi cơ bản của giáo dục thẩm mỹ cho thanh

niên Việt Nam qua truyền thông đại chúng trong thời gian tới 1224.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục thẩm

mỹ cho thanh niên Việt Nam thông qua truyền thông đại chúng 129

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

Trang 6

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaGDTM : Giáo dục thẩm mỹ

Trang 7

Bảng 3.1: Mức độ quan tâm của thanh niên đối với các loại hình truyền

Bảng 3.2: Mức độ xem truyền hình của thanh niên hiện nay 85Bảng 3.3: Mức độ quan tâm của thanh niên với chương trình nghệ thuật,

Bảng 3.4: Mức độ quan tâm của thanh niên với các chương trình có nội

Bảng 3.5: Mức độ quan tâm của thanh niên đối với chương trình có nội

Bảng 3.6: Nguyên nhân tác động tích cực của truyền thông đại chúng

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TrangBiểu đồ 3.1: Tầm quan trọng của Toàn cầu hóa đối với giáo dục thẩm mỹ 73Biểu đồ 3.2: Tác động của kinh tế thị trường đến giáo dục thẩm mỹ cho

Biểu đồ 3.3: Hiệu quả của các hình thức giáo dục thẩm mỹ 87Biểu đồ 3.4: Mức độ quan tâm của thanh niên đến các phương tiện

Biểu đồ 3.5: Tác động tiêu cực của truyền thông đại chúng đối với

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Giáo dục thẩm mỹ (GDTM) là một trong những vấn đề trọng tâm của

mỹ học vì nó góp phần quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhâncách của con người Trong các hình thức giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹthông qua các phương tiện truyền thông đại chúng là một hình thức đã và đang

có tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi, đặc biệt làthế hệ trẻ - đối tượng tiếp cận truyền thông đại chúng nhiều nhất, phổ biến nhấttrong xã hội hiện nay

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến việc phát triểntoàn diện con người Việt Nam trên các mặt: thể, đức, trí, mỹ Chủ tịch Hồ ChíMinh rất chú ý đến việc giáo dục, nhất là giáo dục thẩm mỹ cho thể hệ trẻ -tương lai của nước nhà Kế thừa tư tưởng đó của Người, trong quá trình lãnhđạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến việcphát triển con người Đảng ta xác định: …“Văn hóa, con người là trung tâmcủa phát triển, đồng thời là chủ thể, động lực của phát triển…” [48, tr.76].Đảng ta cũng luôn xác định: “…Nhiệm vụ trung tâm của văn hóa, văn nghệnước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam có trí tuệ, đạo đức, tâmhồn, tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng, ngangtầm với sự nghiệp đổi mới, dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh…” [43,tr.53]

Văn kiện Đại hội lần thứ XII (năm 2016) của Đảng: “…Xây dựng môitrường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện để xây dựng con người Việt Nam đẹp

về nhân cách, đạo đức, tâm hồn; cao về trí tuệ, năng lực, kỹ năng sáng tạo;khỏe về thể chất…” [53, tr.29] Với định hướng phát triển con người có đầy đủtri thức, đạo đức, thể lực, thẩm mỹ; Đảng ta đã khẳng định giáo dục thẩm mỹ làmột hoạt động không thể thiếu trong việc giáo dục con người, giúp cho conngười phát triển toàn diện Tư tưởng này của Đảng ta không chỉ là sự kế thừa

Trang 9

những tinh hoa của mỹ học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai tròcủa thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ mà còn là sự vận dụng sáng tạo vào thựctiễn phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới

1.2 Trong suốt hơn 80 năm qua, Đảng ta cũng luôn chú trọng đến lựclượng thanh niên và công tác phát triển đội ngũ thanh niên Với tầm quantrọng của tầng lớp thanh niên, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa họcvấn đề giáo dục cho thanh niên, nhất là giáo dục thẩm mỹ nhằm bồi đắp tri thức,

lý tưởng, tình cảm thẩm mỹ cho thanh niên là một trong những vấn đề có ýnghĩa lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay

Đại bộ phận thanh niên nước ta có ước mơ, hoài bão cao đẹp và có ý chíphấn đấu để biến những ước mơ trở thành hiện thực; có niềm tin, bản lĩnh,nghị lực, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách Tuy nhiên, do đặc điểmtâm lý lứa tuổi, do tác động của cơ chế thị trường nên trong quá trình hìnhthành và hoàn thiện nhân cách, một bộ phận thanh niên có cách nhìn nhận vấn

đề, giải quyết sự việc, lựa chọn giá trị văn hóa, đạo đức vẫn còn phiến diện,chủ quan Thanh niên cũng là lớp người nhạy cảm, dễ tiếp thu cái mới kể cảmặt tích cực và tiêu cực Do đó, phải có định hướng và giáo dục cho thanhniên nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng Thông qua giáo dục thẩm mỹ,thanh niên có thể hiểu được cái hay, cái đẹp của con người và cuộc sống,đồng thời có tình cảm và cách ứng xử tốt đẹp, có sự lựa chọn đúng đắn và lýtưởng cao đẹp

1.3 Trong những năm gần đây, dưới tác động của cuộc cách mạng khoahọc, công nghệ hiện đại và quá trình toàn cầu hóa; truyền thông đại chúngtrên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triểnvượt bậc cả về nội dung, hình thức thể hiện, phương diện kỹ thuật, côngnghệ… Một trong những ngành truyền thông đại chúng có sự phát triển mạnh

mẽ và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của xã hội, nhất là giới trẻ chính

là truyền hình Truyền hình đã thể hiện vai trò to lớn trong việc hiện đại hóa

xã hội và thể hiện “quyền lực vô hình” trong việc thay đổi các mối quan hệ xã

Trang 10

hội cũng như những tư tưởng, tình cảm, quan điểm, lối sống của tầng lớpthanh niên Ngoài những tác động tích cực không ai có thể phủ nhận được,truyền thông đại chúng nói chung và truyền hình nói riêng còn có những ảnhhưởng tiêu cực đến sống tinh thần của con người, đặc biệt là đời sống thẩm

mỹ của thế hệ trẻ Những hạn chế đó đã được Đảng ta chỉ rõ trong Văn kiện,Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng nhận định:… Hệ thống thông tin đạichúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản lýkhông theo kịp sự phát triển… [53, tr.125,129]

Đây là những nhận định thỏa đáng về những mặt trái của văn hóa nóichung và truyền thông đại chúng nói riêng đối với đời sống đạo đức, thẩm mỹcủa con người Do vậy, giáo dục thẩm mỹ thông qua các phương tiện truyềnthông đại chúng, nhất là truyền hình trở thành một vấn đề không chỉ có ýnghĩa lý luận mà còn đáp ứng những nhu cầu cấp bách của thực tiễn nhằmphát huy những tác động tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực củatruyền thông đại chúng đối với đời sống thẩm mỹ cho con người Việt Namnói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng trong bối cảnh hiện nay

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, NCS chọn:

“Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Mỹ học

2 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo

dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng, tập trung khảo sátgiáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua Truyền hình

2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu:

+ Vì thanh niên là đối tượng đang sống, học tập và làm việc ở tất cả cácvùng, miền trên cả nước nên đề tài không thể khảo sát tình hình giáo dục thẩm

mỹ cho thanh niên qua truyền thông ở tất cả mọi địa phương mà chỉ tập trungvào tầng lớp thanh niên là sinh viên sống, lao động và học tập ở thành phố Hà

Trang 11

Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Đây cũng là những địa bàn khá rộng lớn, có

số lượng học sinh, sinh viên, thanh niên sinh sống, tập trung đông nên tính đạidiện rất cao

+ Đề tài nghiên cứu, đánh giá vai trò của một số phương tiện truyềnthông cơ bản (Internet, Báo chí, Đài phát thanh, Truyền hình…) tác động đếngiáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Đặc biệt, đề tài tập trung khảo sát sự tácđộng trực tiếp của Truyền hình đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên ViệtNam

- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đối tượng trong phạm vi

thời gian từ năm 2010 đến nay.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dụcthẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng, nhất là truyềnhình ở Việt Nam hiện nay; từ đó, dự báo về xu hướng biến đổi và đề xuất một

số khuyến nghị khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ chothanh niên thông qua truyền thông đại chúng trong thời gian tiếp theo

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu như trên, nhiệm vụ của luận án là:

Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về giáo

dục thẩm mỹ, tính tất yếu của việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, vai tròcủa truyền thông (đặc biệt là truyền hình) với tư cách là phương thức tronggiáo dục thẩm mỹ cho thanh niên hiện nay

Thứ hai, phân tích được những tác động của truyền thông đối với đời

sống thẩm mỹ của thanh niên nước ta hiện nay trên cả hai mặt: tác động tíchcực và tác động tiêu cực và chỉ ra một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục thẩm

mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng

Thứ ba, luận án đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị góp phần nâng cao

hiệu quả của việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đạichúng ở nước ta hiện nay

Trang 12

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

- Đề tài luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về con người, về giáo dục thẩm mỹ, những quan điểmcủa Đảng về vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong việc phát triển toàn diệnnhân cách con người và vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dụcthẩm mỹ nhằm phát triển con người ở Việt Nam hiện nay

- Luận án dựa trên cơ sở lý luận về mỹ học, giáo dục học, tâm lý họclứa tuổi… trong nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa chủ thể giáo dụcthẩm mỹ và đối tượng tiếp nhận là thanh niên

- Luận án kế thừa thành quả của những công trình nghiên cứu trước đó

về những vấn đề liên quan đến nội dung của luận án, nhất là các luận án vàcác công trình khoa học đã nghiên cứu về vai trò của truyền thông đại chúngvới giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận củachủ nghĩa Mác - Lênin như là: phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng;chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử - lôgic

- Phương pháp liên/đa ngành: nghiên cứu giáo dục thẩm mỹ cho thanhniên thông qua truyền thông đại chúng là sự thu thập, tổng hợp kết quả nghiêncứu của rất nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như Xã hội học, Tâm lýhọc, Sử học, Triết học thẩm mỹ và Văn hóa học thẩm mỹ…

- Luận án sử dụng những phương pháp cơ bản của Xã hội học truyềnthông như: phân tích tài liệu; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học thôngqua bảng hỏi, phương pháp chuyên gia

5 Nguồn tài liệu của luận án

Trang 13

- Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ chothanh niên và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua các phương tiệntruyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay.

- Nguồn tài liệu chính của luận án là tài liệu thu được trong quá trìnhkhảo cứu tư liệu hiện có, điều tra xã hội học, lập phiếu điều tra,… Ngoài ra,các kết quả báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của các tổ chức Đoàn thanhniên, các cơ quan truyền thông và các đề tài nghiên cứu, hội thảo khoa họccác cấp về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thông đại chúng được

sử dụng để làm rõ vấn đề luận án quan tâm

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án góp phần trình bày một cách có hệ thống những quan điểm

cơ bản về giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Khẳng địnhvai trò của truyền thông đại chúng trong hoạt động giáo dục thẩm mỹ chothanh niên nói riêng và con người Việt Nam nói chung

- Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng tác động của truyền thông đạichúng với đời sống thẩm mỹ của thanh niên; từ đó đưa ra một số khuyến nghịnâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng với tư cách là một phương thứcgiáo dục thẩm mỹ cho thanh niên ở nước ta hiện nay

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứucho học viên, sinh viên chuyên ngành triết học Mác - Lênin, chuyên ngành Mỹhọc, Truyền thông đại chúng, Văn hóa học….; đồng thời có thể cung cấp chocác cơ quan thông tin đại chúng, những người làm công tác phát thanh, truyềnhình, xuất bản những tài liệu tham khảo về những vấn đề đã nêu trên

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học đã công

bố và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm có 4 chương, 12 tiết

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

Nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ chothanh niên được các học giả, các nhà nghiên cứu mỹ học nước ngoài quan tâmsâu sắc Sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, sự giao lưu và tiếp biến vănhóa đã tác động không nhỏ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó cóđời sống thẩm mỹ Những vấn đề về giáo dục thẩm mỹ nhằm nâng cao đờisống, thị hiếu thẩm mỹ và năng lực thẩm mỹ được nghiên cứu ở nhiều quốcgia trên thế giới Các công trình nghiên cứu đó đã tiếp cận đến giáo dục thẩm

mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đạichúng nói riêng

Công trình của hai tác giả Tracie Costantino and Boyd White: Essays

on Aesthetic Education for the 21st Century (Những tiểu luận về giáo dục thẩm mỹ cho Thế kỷ 21)[186] Những tiểu luận về giáo dục thẩm mỹ cho Thế

kỷ 21 do Tracie Costantino và Boyd White chủ biên đem đến những cách hiểu

tương đồng về các quan điểm chuyên sâu của các tác giả về mối liên hệ giữađối thoại có tính dấn thân với sự phê phán có tính bản thể của Mỹ học đối vớigiáo dục nghệ thuật hiện đại Công trình này là sự tập hợp các bài viết từ mộthội thảo chuyên đề, trong đó trọng tâm là những nghiên cứu của bốn tác giảtrong các bài viết thuộc phần một của cuốn sách, chủ yếu những nghiên cứucủa họ bàn về sự khởi phát của đối thoại, đồng thời đặt lại cách hiểu về mộtloạt các khái niệm như: kinh nghiệm thẩm mỹ, cái đẹp, cái cao cả và mỹhọc Trên cơ sở đó, công trình này mở rộng phạm vi đối thoại với támchương tiếp theo với những tiểu luận thú vị và chuyên sâu của các tác giả Âu

- Mỹ Do đó, có thể nói, công trình này là một nguồn tài liệu tham khảo giá trị

và bổ ích đối với các sinh viên chuyên ngành Giáo dục nghệ thuật học và

Trang 15

trong các chương trình giảng dạy; đồng thời cuốn sách cũng là tài liệu thamkhảo quan trọng đối với các giảng viên thực hành nghệ thuật, các giáo viêntương lai cũng như bất cứ ai quan tâm đến tầm quan trọng của mỹ học, khôngchỉ trong giáo dục nghệ thuật đương đại mà còn trong các lĩnh vực rộng lớnhơn của giáo dục thẩm mỹ nói chung.

Tác giả Gayatri Chakravorty Spivak: An Aesthetic Education in the era

of Globalization (Giáo dục thẩm mỹ trong thời đại Toàn cầu hoá) [187] Với

một tiêu đề cụ thể như trên, người đọc mong đợi ở cuốn sách mới của GayatriChakravorty Spivak như một trường hợp điển hình cho việc giảng dạy mỹ học

ở Mỹ và ở nước ngoài trước cơn bão thực dụng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.Nói cách khác, độc giả dường như đang trông chờ một định nghĩa lâu dài củagiáo dục thẩm mỹ, một phân tích chi tiết về các loại hình đào tạo mỹ học vàmột cuộc tranh luận mang tính xây dựng đối với vai trò, giá trị của mỹ họctrong thế giới ngày nay Nếu ai đang trông chờ hoặc tìm kiếm sự thoả mãntrong giáo dục mỹ học ở thời kỳ toàn cầu hoá, thì cuốn sách này của Spivakđáp ứng được điều đó Công trình đã làm nên những khác biệt đối với cáccông trình bàn về giáo dục thẩm mỹ trước đó Công trình này mở đầu bằng sựquay trở về với các luận điểm mỹ học của Friedrich Schiller trong cuốn sách

Giáo dục thẩm mỹ cho con người, trong đó luận điểm quan trọng của Schiller

được cuốn sách nhấn mạnh nhiều lần là, nếu loài người không có/không còncảm giác về cái đẹp thì mọi cuộc cách mạng nhằm giải phóng cá nhân ra khỏi

sự áp bức đều là vô nghĩa; và nếu không có một nền giáo dục thẩm mỹ chocon người, thì sự tự do mà con người có được một cách dễ dàng sẽ trở nênman rợ, khủng khiếp Cuốn sách cũng viện dẫn quan điểm của Schiller vềkiểu mẫu lãng mạn và con người chỉ có thể có được sự trải nghiệm tự do thực

sự khi và chỉ khi họ có kinh kiệm thực sự về cái đẹp trước đó Do vậy, đónggóp của Spivak trong công trình này là đặt lại vấn đề về "sự khởi đầu" của mỹhọc Vì tư tưởng mỹ học của Schiller trong cái nhìn của Spivak, thực chất là

Trang 16

quan điểm về việc đào tạo mỹ cảm và mỹ cảm tốt chính là cốt lõi của một nềngiáo dục thẩm mỹ.

Tác giả Ralph Alexander Smith, Alan Simpson: Aesthetics and Arts

Education (Mỹ học và Giáo dục nghệ thuật) [188] Công trình này phân tích

các khía cạnh khác nhau về lý thuyết và thực hành mỹ học cũng như giáo dụcthẩm mỹ Mỗi phần chứa đựng một giới thiệu và bài viết của các tác giả khácnhau Phần 1, "Mỹ học là một lĩnh vực nghiên cứu," phác thảo câu hỏi vềthẩm mỹ, về các vấn đề trường hợp, các loại lý thuyết mỹ học và mỹ học gầnđây ở Anh và Hoa Kỳ Phần 2, "Một số vấn đề về mỹ học", trình bày phântích các quan niệm về sự sáng tạo, về kinh nghiệm thẩm mỹ, về diễn giải, vềđánh giá phê bình, và về chính nghệ thuật Phần 3, "Mục đích của giáo dụcthẩm mỹ" bàn về nghệ thuật như là kiểu thức giáo dục căn bản, về triết học và

về lý luận giáo dục thẩm mỹ, về giảng dạy nghệ thuật trong các trường cônglập, cùng tính hữu ích của việc giáo dục thẩm mỹ Phần 4, "Giáo trình Thiết

kế và đánh giá", đặt ra các vấn đề như việc theo đuổi sự xuất sắc trong giáodục nghệ thuật và việc phát hiện, đánh giá năng lực học tập cùng sự phát triểnthẩm mỹ Cách thức để thiết kế chương trình giảng dạy được thảo luận cùngmột lúc với kết quả nhận thức và đạo đức của giáo dục thẩm mỹ Phần 5,

"Dạy và học trong giáo dục thẩm mỹ", mô tả đối tượng của phê bình thẩm

mỹ, và làm thế nào để giáo viên có được tri thức về các nguyên tắc mỹ họccũng như các cấp độ có thể của diễn ngôn Điều này có thể giúp họ giảng dạytốt hơn các khái niệm phê bình thẩm mỹ, đồng thời giúp họ hiểu hơn về nhânvật được hư cấu của các tác phẩm nghệ thuật

Tác giả Ralph Alexander Smith: Aesthetics and problems of

education (Mỹ học và Vấn đề giáo dục) [188] Công trình này bàn về cácvấn đề có tính cách triết học đối với giáo dục và giáo dục thẩm mỹ Đa sốcác tác giả nghiên cứu trong công trình này đều sử dụng tư liệu từ các lĩnhvực mỹ học trong triết học để làm rõ và hiểu được các vấn đề cơ bản của

Trang 17

giáo dục thẩm mỹ Phạm vi của Mỹ học được chia thành ba loại: khoa học,phân tích, và phổ quát (hay tư biện) Mỹ học khoa học bao gồm một lượnglớn các nghiên cứu thực nghiệm mà tiêu biểu là ví dụ điển hình trong cácyêu cầu về tâm lý Mỹ học phân tích và Mỹ học phổ quát, cả hai đều là triết

lý về tính cách Tài liệu này được chia thành bốn phần, bao gồm: Ý niệm

về lịch sử Giáo dục thẩm mỹ, Mục đích của Giáo dục thẩm mỹ, Thiết kếbài giảng và sự hợp thức trong Giáo dục thẩm mỹ, Dạy và Học trong Giáodục thẩm mỹ

Tyson Lewis: The Aesthetics of Education (Giáo dục thẩm mỹ) [188].

Ở tác phẩm này, Tyson Lewis đã cung cấp cho người đọc một phân tích ấntượng, thâm nhập sâu vào các tác phẩm của Jacques Rancière gắn liền với lýluận và thực tiễn của giáo dục Cuốn sách cũng là một sự dẫn dắt hấp dẫn, rấtđộc đáo và rất cần thiết trong các cuộc thảo luận hiện nay về giáo dục, chínhtrị học và dân chủ Tác phẩm là một sự nghiên cứu tinh tế và thú vị về giáodục thẩm mỹ, cũng như mối quan hệ giữa mỹ học và giáo dục

Các tác giả I.U.A.Lukin và V.C.Xcacherơsiccốp “Nguyên lý Mỹ học

Mác - Lênin” [121] Đây là công trình nổi tiếng của hai nhà mỹ học người

Liên Xô cũ Trong nội dung: Giáo dục thẩm mỹ cho những người xây dựng chủ nghĩa cộng sản, các tác giả tập trung trình bày vấn đề giáo dục thẩm mỹ.

Trước hết, các tác giả chỉ ra ý nghĩa và nhiệm vụ của giáo dục thẩm và khẳngđịnh cần thiết phải giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là thanh thiếu niênvì: “Giáo dục thẩm mỹ cho nhân dân, trước hết là cho thế hệ thanh thiếu niên

có trách nhiệm phát triển văn hóa thẩm mỹ cho con người, thúc đẩy việc xâydựng các nhu cầu thẩm mỹ, các quan điểm và thị hiếu thẩm mỹ, triển khai cáckhả năng sáng tạo” [121, tr.338] Trong công trình này, các tác giả người Nga

đã quan tâm đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, một lực lượng xã hội đặcbiệt Các ông đã cho rằng, giáo dục thẩm mỹ trước tiên đối tượng cần đượcgiáo dục phải là thanh niên, thiếu niên Nhóm xã hội này cần được trang bị,

Trang 18

định hướng các nhu cầu, thị hiếu và khả năng thưởng thức cũng như sáng tạothẩm mỹ Đây là quan điểm đúng đắn và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâusắc trong xây dựng và phát triển con người của xã hội chủ nghĩa Đặc biệt,các tác giả đã phân biệt sự khác nhau giữa giáo dục thẩm mỹ và giảng dạy mỹhọc:

Không được đồng nhất giáo dục thẩm mỹ với giảng dạy mỹ học bởi

vì có giáo dục và có học thức hoàn toàn không phải là một, có thểtrở thành con người có học thức song lại không được giáo dục [121, tr.339]

Đây là một sự phân biệt rất rạch ròi và có lý về sự khác biệt giữa giáodục thẩm mỹ và giảng dạy mỹ học Nếu giảng dạy thẩm mỹ chỉ dừng lại ởviệc trang bị cho con người những tri thức thì giáo dục thẩm mỹ giúp conngười biến những tri thức đó thành niềm tin và hành vi ứng xử có thẩm mỹcủa con người Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giáo dục thẩm mỹ khôngchỉ là giảng dạy mỹ học mà còn bồi đắp cho con người những niềm tin, tìnhcảm, lý tưởng thẩm mỹ để chỉ đạo con người trong hoạt động Bởi vậy, tác giả

đã khẳng định: “Giáo dục thẩm mỹ có sứ mệnh xây dựng các cảm quan củacon người, làm phong phú thế giới tình cảm của nó, dạy cho con người biếtcảm thụ cái tiến bộ, cái nhân đạo, …” [121, tr.341]

Công trình tiếp cận đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyềnthông đại chúng trước tiên được đề cập là của GS M.F Ốp-xi-an-nhi-cốp chủ

biên với công trình: Mỹ học cơ bản và nâng cao [139] Đây là công trình về

nghiên cứu Mỹ học với nhiều nội dung phong phú và đa dạng về các tri thức

Mỹ học Công trình này được sử dụng trong giáo dục sinh viên các trường khoahọc xã hội và nghệ thuật toàn Liên bang Xô Viết trước đây Nội dung giáo dụcthẩm mỹ được trình bày ở phần V viết về Văn hóa thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa.Trong chương VI, tác giả đã nghiên cứu về thực chất và ý nghĩa của giáo dụcthẩm mỹ Theo ông:

Trang 19

…Tình yêu đối với cái đẹp chắp cánh cho con người, làm cho cuộcsống của họ trở lên có hồn, làm cho nó đầy ý nghĩa và nội dung sâusắc Trong cái đẹp thể hiện khát vọng vươn tới hạnh phúc, tự do,điều thiện, sự thông tuệ, sự lớn lao về đạo đức… [138, tr.809].

Trong mục nghiên cứu về các phương pháp và phương tiện giáo dụcthẩm mỹ, tác giả đã chỉ ra được các “nhân tố” giáo dục thẩm mỹ cơ bản: Quan

hệ xã hội; Thiên nhiên; Nghệ thuật; Hoạt động thực tiễn - lao động; Cácphương tiện giao tiếp đại chúng; Tổ chức thẩm mỹ môi trường, đồ vật - khônggian; văn hóa thẩm mỹ của đời sống sinh hoạt… Trong các nhân tố kể trênông đã chỉ ra được vị trí, vai trò của truyền thông đại chúng đối với giáo dụcthẩm mỹ Các phương tiện truyền thông đại chúng được gọi là các phươngtiện giao tiếp đại chúng Theo GS Ôp-xi-an-nhi-côp: “…Báo chí, đài phátthanh và vô tuyến truyền hình tham gia vào giáo dục thẩm mỹ bằng cáchtuyên truyền các giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật không phải của chúng…”[138, tr.828] Như vậy, từ rất sớm trong giáo dục thẩm mỹ hình thành conngười xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô Viết trước đây các nhà nghiên cứu mỹhọc và giáo dục thẩm mỹ đã thấy được vai trò của “các phương tiện giao tiếpđại chúng” trong giáo dục thẩm mỹ GS Ôp-xi-an-nhi-cốp đã đề cập đến cácloại hình truyền thông lúc đó bao gồm: báo chí, đài phát thanh và vô tuyếntruyền hình Đó là các hình thức truyền thông hiện đại nhất có ảnh hưởng đếntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và giáo dục nói chung và giáo dụcthẩm mỹ nói riêng Tác giả đã chỉ ra bản chất của giáo dục thẩm mỹ quatruyền thông đại chúng là quá trình tuyên truyền các giá trị thẩm mỹ và cácloại hình nghệ thuật Trong nghiên cứu tình hình giáo dục thẩm mỹ quatruyền thông của Liên bang Xô Viết, ông chỉ ra được những hạn chế, yếu kémcủa truyền thông, của giao tiếp đại chúng với giáo dục thẩm mỹ

Tóm lại, các nhà nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu một số nội dungcủa đề tài luận án Một số quan điểm nghiên cứu, phân tích về giáo dục thẩm

Trang 20

mỹ hay mối quan hệ của thẩm mỹ với giáo dục và đặc biệt là giáo dục thẩm

mỹ trong thế kỷ XXI là những vấn đề rất đáng quan tâm Các nhà nghiên cứunước ngoài đã có nhiều cách kiến giải về những vấn đề thuộc về mỹ học vàgiáo dục thẩm mỹ, đánh giá vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thẩm mỹ

và khẳng định vị trí của cái đẹp thẩm mỹ trong đời sống xã hội Mặc dù chưanghiên cứu trực diện về giáo dục thẩm mỹ thông qua truyền thông đại chúng,nhưng các học giả nước ngoài đã cung cấp tri thức thẩm mỹ và những vấn đề

lý luận và phương pháp luận trong nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ hiện nay

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Giáo dục thẩm mỹ là những vấn đề cơ bản và có ý nghĩa quan trọng của

mỹ học Mácxit Cho đến nay, ở nước ta có khá nhiều sách giáo trình về Mỹ học

Mác - Lênin bàn về vấn đề này Tiêu biểu là những giáo trình sau: Mỹ học đại cương của tác giả Đỗ Văn Khang,[107]; Mỹ học đại cương (dành cho sinh

viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh), của tác giả Thế Hùng,[95]; Giáo

trình Mỹ học Mác - Lênin của hai tác giả Đỗ Huy và Vũ Trọng Dung,[90]

… Đây là những cuốn giáo trình cơ bản về mỹ học đã cung cấp những kiếnthức lý luận quan trọng về giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹcho thanh niên nói riêng Những công trình tiêu biểu về giáo dục thẩm mỹ chothanh niên và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đạichúng liên quan trực tiếp đến nội dung của luận án là:

1.2.1 Nhóm công trình liên quan đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay

Giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên làvấn đề được nhiều nhà nghiên cứu mỹ học quan tâm Thanh niên là lứa tuổiđặc biệt, một nhóm xã hội cần được giáo dục thẩm mỹ để hoàn thiện nhâncách Trong các giáo trình mỹ học ở Việt Nam vấn đề giáo dục thẩm mỹ và

Trang 21

giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên còn nhiều hạn chế Trong tài liệu giáo trìnhcác nhà nghiên cứu mới chỉ bàn đến những nội dung cơ bản về giáo dục thẩm

mỹ mà chưa được khảo cứu riêng biệt, sâu sắc và hệ thống Các vấn đề nàychỉ được nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu giáo dục thẩm mỹ chothế hệ trẻ của các nhà nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục thẩm mỹ

Tác giả Đỗ Huy với công trình chuyên khảo nói về giáo dục thẩm mỹ

và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên: “Giáo dục thẩm mỹ - Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn” [85] Trong nội dung: Bản chất của giáo dục thẩm mỹ và

sự nghiệp xây dựng con người mới Tác giả cho rằng: để xây dựng con người

mới xã hội chủ nghĩa cần thiết phải bồi đắp cho con người những tri thứcthẩm mỹ để con người có thể sống và làm việc theo quy luật của cái đẹp Ởcông trình này, tác giả đã phân tích vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong việchình thành một chủ thể thẩm mỹ tài năng và sáng tạo, trong việc xuất hiện thịhiếu thẩm mỹ lành mạnh và hình thành lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn Tác giả

đã trình bày các hình thức và biện pháp giáo dục thẩm mỹ Đó là giáo dụcthẩm mỹ bằng văn hóa - nghệ thuật, giáo dục bằng lao động và thông qua laođộng, bằng việc nêu gương và bằng mỹ học Mác - Lênin Ở mỗi hình thức đó,tác giả đã có những lý giải rất cụ thể và khoa học về đặc điểm, vị trí và vai tròcủa từng hình thức giáo dục thẩm mỹ Đặc biệt, tác giả đã chỉ bốn nguyên tắc

cơ bản trong việc giáo dục thẩm mỹ Đó là: Phải căn cứ vào lứa tuổi để cónhững biện pháp giáo dục khác nhau, giáo dục thẩm mỹ phải đảm bảo tính hệthống, tính liên tục và tính toàn diện Có thể nói, đây là bốn nguyên tắc đúngđắn và cần thiết trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên hiện nay

Cuối cùng, tác giả khẳng định lại vai trò to lớn của giáo dục thẩm mỹtrong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay:

Giáo dục thẩm mỹ là một sự nghiệp lớn Giáo dục thẩm mỹ sẽ gópphần tích cực vào việc hình thành con người mới, con người yêu Tổ

Trang 22

quốc nồng nàn, có tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, có tình cảmsâu sắc đối với cuộc sống, với truyền thống tốt đẹp [85, tr.219] Đây không phải là một nhận định mang tính chủ quan mà nó xuất phát

từ đòi hỏi khách quan của thời kỳ quá độ đối với giáo dục thẩm mỹ trong việcxây dựng con người mới - chủ thể của quá trình phát triển xã hội

Một công trình khác của tác giả Đỗ Huy là: Mấy vấn đề giáo dục thẩm

mỹ ở lứa tuổi thanh niên trong: Đạo đức học - Mỹ học và đời sống văn hóa nghệ thuật [91] Trong công trình này, tác giả đã phân tích những nội dung cơ

bản về tính thiết yếu của việc giáo dục thẩm mỹ ở lứa tuổi thanh niên, bảnchất của giáo dục thẩm mỹ đối với lứa tuổi thanh niên và giáo dục thẩm mỹ

có hệ thống và hệ thống giáo dục thẩm mỹ cho tuổi trẻ Trong tính thiết yếucủa giáo dục thẩm mỹ đối với thanh niên, tác giả đã khẳng định vai trò to lớncủa các quốc gia là phải quan tâm đến giáo dục thanh niên, đó là công dân lýtưởng của mọi xã hội, là lứa tuổi có ước mơ táo bạo, năng lực lao động phithường và thanh niên là đối tượng trung tâm của mỗi nền giáo dục, trong đó

có giáo dục thẩm mỹ Theo tác giả: “Giáo dục thẩm mỹ là bộ phận hữu cơ của

hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa và nó phải trở thành nhiệm vụ cực kỳ quantrọng trong chiến lược cách mạng nhằm định hướng những giá trị mới cho tuổitrẻ trong cuộc chiến đấu phức tạp và lao động vô cùng gian khổ hiện nay” [91,tr.700] Trong bài viết này, tác giả Đỗ Huy đã chỉ ra được tính đặc thù của lứatuổi thanh niên trong tiếp nhận, hưởng thụ và sáng tạo cái đẹp Ông cũng chỉ rađược vai trò thiết yếu của giáo dục nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thế hệtrẻ và đề cập đến bản chất của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên

Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên về bản chất là giáo dục nghệ thuật, làbồi dưỡng khả năng thưởng thức cái đẹp và mục tiêu xa hơn là nâng cao nănglực trong sáng tạo cái đẹp của thanh niên Mặc dù bài viết khoa học của ôngđược đề cập đến trong tạp chí triết học từ năm 1981 và cho đến nay đã hơn 30năm, tuy nhiên về cách tiếp cận và mục tiêu trong giáo dục thẩm mỹ cho

Trang 23

thanh niên vẫn còn nguyên giá trị Hiện nay, về bản chất, giáo dục thẩm mỹnói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng về bản chất vẫn làbồi dưỡng, nâng cao ý thức thẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ, tri thức thẩm mỹ và

văn hóa thẩm mỹ cho thanh niên Đặc biệt, trong bài viết: Mấy vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên tác giả Đỗ Huy đã xác định được giáo dục có hệ

thống và hệ thống giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ Trong công trình này, cáchình thức, nguyên tắc của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên đã được đề cập vànghiên cứu một cách sâu sắc Theo ông, muốn giáo dục thẩm mỹ cho thanhniên thì cần quan tâm cả giáo dục thâm mỹ cho lứa tuổi thiếu niên, giáo dụcthẩm mỹ không chỉ ở nhà trường mà cả ở gia đình, các tổ chức xã hội Tác giả

Đỗ Huy cũng khẳng định vai trò của giáo dục thẩm mỹ học Mác - Lênin, chorằng giáo dục mỹ học Mác - Lênin bản thân nó đã bao gồm các nguyên lý,tính chất và nội dung giáo dục Các nguyên tắc được đưa ra trong giáo dụcthẩm mỹ cho thanh niên gồm có bốn nguyên tắc cơ bản: phải căn cứ vào lứatuổi, nguyên tắc tính liên tục, tính lịch sử - logic, nguyên tắc toàn diện vànguyên tắc cuối cùng là phải quan tâm đến giáo dục sự phát triển của các giácquan của đối tượng được giáo dục Như vậy, trong nghiên cứu về giáo dụcthẩm mỹ cho thanh niên, tác giả Đỗ Huy đã nghiên cứu một cách có hệ thốngnhững vấn đề về tại sao phải giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên?, bản chất củagiáo dục thẩm mỹ cho thanh niên là gì? và hình thức, nguyên lý giáo dụcđược áp dụng như thế nào? Mặc dù ở công trình này, tác giả Đỗ Huy chưa

đề cập đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đạichúng, tuy nhiên ông đã khẳng định về đối tượng đặc thù của giáo dục thẩm

mỹ (thanh niên); nội dung, các hình thức và các nguyên lý, nguyên tắc tronggiáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ

Cùng hướng nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên, các tác

giả Nguyễn Chương Nhiếp, Nguyễn Ngọc Thu và Trần Túy với “Tư tưởng

Hồ Chí Minh về giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ” [131] Thế hệ trẻ là đối

Trang 24

tượng quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giáo dục thẩm mỹ Trướchết, tác giả chỉ ra tình cảm, niềm tin của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thế hệthanh niên vì:

Cả cuộc đời chiến đấu, lao động, học tập của mình, Bác đã tintưởng mãnh liệt và đào tạo nhiều thế hệ thanh niên Lòng tin ởthanh niên của Bác xuất phát từ những tiến bộ nhỏ nhất, niềm vuikhông thay thế trong đời thường và lý tưởng khát khao, mong muốnvươn lên của tuổi trẻ [132, tr.24]

Với tình cảm và trách nhiệm với thanh niên, theo Bác, cần phải giáodục cho thanh niên, không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn phải giáodục thẩm mỹ bởi Người rất quan tâm đến sự phát triển toàn diện, cân đối củathế hệ trẻ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cội nguồn cái đẹp của thế hệ trẻ Theo tácgiả, kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định cộinguồn của cái đẹp của thế hệ trẻ cũng bắt nguồn từ quá trình lao động Vì vậy,Bác luôn phê phán những thanh niên lười lao động, trốn tránh lao động vìchúng sẽ nảy sinh ra những thói hư tật xấu cho thanh niên Ngoài ra, Bác còncho rằng cái đẹp còn bắt nguồn trong quá trình lao động, chiến đấu và trong

cả hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh

Trong phần bốn và phần năm, các tác giả bàn đến tư tưởng Hồ Chí Minh

về định hướng những nhu cầu thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh chothanh niên Phần sáu: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về các biện pháp giáo dục thẩm

mỹ cho thế hệ trẻ” Theo tác giả, trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ba hình thứcgiáo dục thẩm mỹ chủ yếu là giáo dục thẩm mỹ bằng lao động; giáo dục thẩm

mỹ bằng tấm gương người tốt việc tốt; giáo dục thẩm mỹ bằng sách báo, văn hóa

và nghệ thuật cách mạng

Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về giáo dụcthẩm mỹ cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh Những nội dung mà các

Trang 25

tác giả đưa ra cũng là những vấn đề rất cơ bản và cốt lõi trong tư tưởng Hồ ChíMinh về giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ Công trình này có giá trị với đề tàiluận án trong việc phân tích sự kế thừa và phát triển trong quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nước ta hiện nay.

Trong nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ và lối sống của thanh niên nóichung và thanh niên Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, Tác giả Lương

Thanh Tân đã có công trình: Giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống

văn hóa cho thanh niên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay [156].Trong luận án, tác giả đã tập trung phân tích nội hàm khái niệm thanh niên,đặc điểm lối sống văn hóa của thanh niên trên các mặt: đặc điểm lứa tuổi -sinh học; đặc điểm về tính chất xã hội của thanh niên… Đặc biệt, tác giả đãtiếp cận tác động của giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành và phát triển lốisống văn hóa của thanh niên, nhằm xây dựng hình ảnh những người thanhniên có lối sống đẹp trong thời đại mới

Tác giả đã chỉ ra những biểu hiện rất cơ bản trong lối sống văn hóa củathanh niên; góp phần mang đến những nét mới trong việc tiếp cận tác độngcủa giáo dục thẩm mỹ đối với thanh niên Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở khái quát những đặc điểm cơ bản của thanh niên vùng Đồngbằng Sông Cửu Long, tác giả đã đưa ra những nguyên nhân cần phải giáo dụcthẩm mỹ để hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên ở vùng này Tác giảcũng đã chỉ ra những tích cực, hạn chế trong lối sống của thanh niên vùngĐồng bằng Sông Cửu Long và phân tích vai trò to lớn của giáo dục thẩm mỹtrong việc hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên ở đây Mặc dù đốitượng được nói đến là thanh niên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ chiếmkhoảng 1/6 số lượng thanh niên của cả nước nhưng những số liệu, nhữngphân tích và những kiến giải mà tác giả đề tài đưa ra cũng có giá trị thamkhảo nhất định đối với nội dung của luận án

Trang 26

Một trong những luận án tiến sĩ gần đây của tác giả Lê Thị Thùy Dung về:

Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, Hà Nội năm 2013 Tác giả luận án đã phân tích, đánh giá vai trò của

văn hóa thẩm mỹ đối với sự hình thành nhân cách sinh việt Việt Nam hiện nay.Theo tác giả:

Văn hóa thẩm mỹ hiện diện trong tất cả lĩnh vực hoạt động của conngười, đặc biệt nó tác động đến con người bằng cái đẹp và thông quacái đẹp, trong sự hài hòa với cái chân, cái thiện, cái có ích [37, tr.1].Tác giả đã nêu ra những phương hướng và giải pháp trong giáo dụcnhân cách sinh viên bằng văn hóa thẩm mỹ Tác giả luận án sẽ kế thừa và tiếpthu nội dung lý luận về văn hóa thẩm mỹ, giáo dục văn hóa thẩm mỹ chothanh niên Việt Nam hiện nay

Tác giả Vũ Thị Thu Trang với bài viết: “Về giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ hiện nay” [170] Trước hết, tác giả trình bày quan điểm của Chủ tịch HồChí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục thẩm mỹ cho conngười nói chung và cho thanh niên nói riêng Tác giả cũng chỉ ra đặc điểm,mục đích và tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ Theo tác giả,

“giáo dục thẩm mỹ luôn có một vai trò đặc biệt quan trọng với thế hệ trẻ”[170,tr.48] Tuy nhiên, trong giới hạn của một bài viết nên những phân tích của tácgiả về giáo dục thẩm mỹ đối với thế hệ trẻ còn nhiều hạn chế, những nội dungtriển khai trong bài viết còn chưa thật sự rõ ràng, thiếu logic, thiên nhiều vềtrình bày, chưa có nhiều số liệu cụ thể để minh chứng

Như vậy, nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Namhiện nay có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều công trình đa dạng và phong phú.Các nhà nghiên cứu có điểm chung là cùng tiếp cận về đối tượng cần đượcgiáo dục thẩm mỹ là lứa tuổi thanh niên Các công trình đã phân tích tính đặcthù của lứa tuổi thanh niên, vai trò của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên vàcác hình thức, nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên…Trong các công

Trang 27

trình đã được phân tích cho thấy, các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách tiếpcận, kiến giải khác nhau về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Có nhà nghiêncứu đề cập đến giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ cho thanhniên nói riêng; có nhà nghiên cứu đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên với

sự hình thành lối sống, hình thành nhân cách cho thanh niên Tác giả luận án

sẽ kế thừa những giá trị, những đóng góp của các công trình trước về giáo dụcthẩm mỹ cho thanh niên như là cơ sở lý luận, phương pháp luận và các lýthuyết nghiên cứu cơ bản về giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm

mỹ cho thanh niên nói riêng

1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng có vị trí vai trò quan trọng trong sự phát triểnkinh tế - xã hội hiện đại Các phương tiện truyền thông đại chúng được ví như

là quyền lực mềm, là sức mạnh mềm của các quốc gia, dân tộc Trong giáo dụcnói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng, các nhà giáo dục đã rất quan tâm đếnphương thức giáo dục từ xa, giáo dục qua mạng internet, giáo dục qua cácphương tiện nghe - nhìn…Đây là các hình thức giáo dục cần quan tâm, nghiêncứu trong xã hội hiện đại Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền thôngđại chúng là một loại hình giáo dục đặc thù Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứuquan tâm đến truyền thông đại chúng như là công cụ, phương tiện của giáo dụcthẩm mỹ cho thanh niên

Tài liệu “Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay” [159] của tác giả Trần Ngọc Tăng là công trình nghiên cứu

quan trọng có nội dung nghiên cứu gần với chủ đề của luận án này Tác giảTrần Ngọc Tăng đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về giáo dục thẩm

mỹ, những nguyên tắc, hình thức và phương thức giáo dục thẩm mỹ cơ bản.Trong công trình, tác giả đã trình bày lý luận cơ bản về vai trò của truyền thôngđại chúng nói chung và vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm

Trang 28

mỹ nói riêng Phần nội dung cuối của công trình, tác giả trình bày và phân tíchmột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông trong giáo dục thẩm

mỹ ở nước ta tại thời điểm nghiên cứu

Có thể nói, những nội dung của công trình liên quan trực tiếp đến nộidung đề tài luận án, nhất là về vai trò, sự ảnh hưởng của truyền thông đạichúng với giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, tác giả TrầnNgọc Tăng mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá vai trò của truyềnthông đại chúng nói chung, chưa chỉ ra được những đặc tính quan trọng và làthế mạnh của truyền thông đại chúng trong thời đại toàn cầu hóa Đó là sựtác động liên tục, sự thẩm thấu, sự tác động mạnh và hiệu ứng xã hội rộngcủa truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại Hơn thế nữa, truyền thôngđại chúng đã phát huy được vai trò giáo dục nói chung và giáo dục thẩm mỹnói riêng khi kết hợp được cả hình thức giáo dục trường quy và phi trườngquy khác trong quá trình thực hiện chức năng giáo dục Đó là quá trình pháttriển các hình thức giáo dục từ xa, giáo dục qua mạng internet, qua truyềnhình… Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà các học giả, những nhànghiên cứu và các nhà giáo dục đã không chỉ nói về một thế giới “phẳng”

mà đã đề cập đến một thế giới “nhanh”, một thế giới mà truyền thông thểhiện được vai trò, vị trí mới trong các lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hộinói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng

Trong nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Tăng, đối tượng của quátrình giáo dục thẩm mỹ là con người Việt Nam nói chung mà chưa đề cậpđến giáo dục thẩm mỹ cho lứa tuổi thanh niên Theo nghiên cứu và theo lýluận về giáo dục nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng thì yếu tố dựa vàolứa tuổi để giáo dục như là một nguyên tắc quan trọng bậc nhất Điểm khácbiệt trong luận án này với nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Tăng là tiếp cậngiáo dục thẩm mỹ cho đối tượng thanh niên Việt Nam

Trang 29

Ngoài ra, khi nghiên cứu giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông quatruyền thông đại chúng, chúng tôi đặt giáo dục thẩm mỹ là đối tượng nghiêncứu và các phương tiện truyền thông đại chúng như là hình thức, phương thứctác động đến giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Đó là sự khác biệt cơ bản củaluận án với nghiên cứu của Trần Ngọc Tăng về vai trò của truyền thông đạichúng với giáo dục thẩm mỹ Đặc biệt hơn nữa, trong thời gian từ năm 2010đến nay, tốc độ phát triển của truyền thông đại chúng ngày càng mạnh mẽ,trong đó internet, truyền hình… đã tác động rất lớn đến đời sống xã hội vàđặc biệt là ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên Điều này tác giả TrầnNgọc Tăng chưa có điều kiện bàn tới trong công trình nghiên cứu của mình.

Tác giả Đỗ Thị Thanh Hương với bài viết: "Vai trò của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên hiện nay" [93] Trong bài viết tác giả đã nêu, phân tích và đánhgiá về sự ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến đời sống của thanh niênhiện nay Tác giả đã đánh giá vai trò của giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên,nêu một số các biện pháp cần thiết nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trongnhà trường Về sự ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, tác giả đã khẳngđịnh: “Internet và truyền thông nói chung có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhậnthức và thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên.” [93, tr.13] Tác giả cũng đã chỉ ranhững mặt tích cực và những tác động tiêu cực của truyền thông đến thanhniên:

Hội nhập cùng với sự bùng nổ của truyền thông số và công nghệ,phim ảnh, âm nhạc, thời trang nước ngoài du nhập vào Việt Nammang theo sự mới mẻ, hiện đại của phương Tây làm cho đời sốngtinh thần của thanh niên phong phú [93, tr.13]

Tuy nhiên, trong bài báo này tác giả đã không phân tích sự tác động, sựảnh hưởng của giáo dục thẩm mỹ qua truyền thông Tác giả chỉ đưa truyềnthông như là nhân tố ảnh hưởng đến thanh niên Tác giả chủ yếu đưa các giảipháp nâng cao giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường

Trang 30

Trong Báo nhân dân hằng tháng số ra tháng 9 năm 2014 có bài viết: Sự lệch chuẩn thẩm mỹ trên truyền thông Bài báo là sự bình luận, đánh giá của

những người làm báo, làm quản lý trong lĩnh vực truyền thông Các tác giả đã

chỉ ra những mặt mạnh cũng như những hạn chế của truyền thông hiện đại.

Khi phân tích về sự lệch chuẩn thẩm mỹ qua truyền thông, các nhà nghiêncứu cho rằng: “Trong bối cảnh truyền thông đó không có chính kiến, khônghoàn thành trách nhiệm định hướng, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng” [10,tr.11]

Bài báo cũng đã phân tích đánh giá các hiện tượng phản cảm, tiêu cực,những hiện tượng có biểu hiện “mặt trái” của truyền thông gây tác độngkhông nhỏ đến thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ hiện nay

Tác giả Văn Giá trong bài: "Năng lực thẩm mỹ của nhà báo" [61]đã phântích vai trò, chức năng của mỹ học, của năng lực thẩm mỹ đối với nhà báo.Mặc dù công trình này không trực tiếp liên quan đến luận án, nhưng theochúng tôi với những đánh giá sâu sắc về vị trí của cái đẹp, của thẩm mỹ trongnghề nghiệp làm báo, đó là tiêu chí quan trọng nâng cao giáo dục thẩm mỹqua truyền thông hiện nay Đây là công trình có giá trị lý luận sâu sắc về đạođức nghề nghiệp, về vai trò của những người làm truyền thông đối với sự pháttriển xã hội Tác giả nhận định: “Tôi nghĩ trong nhiều nội dung cần trang bịcho người làm báo, rất cần thiết phải có một nội dung nghiêm chỉnh về mỹhọc” [61, tr.25] Tác giả cho rằng nhà báo cần có năng lực thẩm mỹ trong lựachọn đề tài, phân tích, viết bài, diễn ngôn và có trình độ thưởng thức, đánh giánghệ thuật… Bài báo là nguồn tư liệu quan trọng định hướng chúng tôi vềnhững giải pháp trong nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ qua truyềnthông hiện nay

Trong mục giới thiệu tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông của Học

viện Báo chí và Tuyên truyền trong bài viết: "Truyền thông đại chúng với giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam" là một bài viết đã chỉ ra được vị trí, vai

Trang 31

trò của giáo dục thẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nóiriêng.

Có thể khẳng định, bài báo đã phản ánh được bản chất, cấu trúc và hìnhthức giáo dục thẩm mỹ qua truyền thông hiện nay Tuy nhiên, các tác giảchưa có điều kiện phân tích sâu hơn nữa vai trò của truyền thông hiện đại đốivới giáo dục thẩm mỹ Các xu hướng của giáo dục thẩm mỹ qua truyền thôngchưa được đề cập cũng như thực trạng và những vấn đề đặt ra của giáo dụcthẩm mỹ qua truyền thông là những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâusắc Đặc biệt, tác giả của bài báo chưa phân tích đối tượng thanh niên như mộtnhóm xã hội đặc thù, nhóm xã hội đó có vai trò tất lớn trong sự phát triển xãhội hiện tại và tương lai

Cùng hướng nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông quatruyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay có công trình của tác giả Nguyễn

Thị Hậu: "Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh" [72] Đây là

công trình nghiên cứu sự tác động của truyền thông đại chúng đến một lĩnhvực hẹp của giáo dục thẩm mỹ đó là thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ của thànhphố Hồ Chí Minh Công trình là những bài khoa học của các nhà nghiên cứutiếp cận đến sự tác động của truyền thông đại chúng đến thị hiếu thẩm mỹ.Theo tác giả Nguyễn Thị Hậu:

…Internet và truyền thông nói chung có ảnh hưởng mạnh mẽ đếnnhận thức và thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ Các loại hình nghệ thuậtqua các phương tiện nghe nhìn hiện đại đã đáp ứng nhu cầu của giớitrẻ từng ngày, từng giờ từng phút, tác động trực tiếp đến họ… [72,tr.4-5]

Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực,các phương tiện truyền thông đại chúng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực

Sự ảnh hưởng tiêu cực sẽ dẫn đến những nhận thức thẩm mỹ lệch lạc và tạo

Trang 32

nên những cơn sốt ảo về giá trị văn hóa và tác động làm giới trẻ ‘miễn dịch”với cái xấu Truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong trách nhiệmđịnh hướng thẩm mỹ cho giới trẻ hiện nay, đặc biệt là các mạng xã hội và cáchình thức hoạt động khác trên mạng Internet Tác giả đã có những đánh giáxác đáng đối với vai trò của truyền thông đại chúng tác động đến thị hiếuthẩm mỹ của thanh niên nói chung và thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh nóiriêng Trong công trình này các nhà khoa học đều chỉ ra được tính hai mặt -tính tích cực và hạn chế của truyền thông đại chúng đối với thị hiếu thẩm mỹcủa thanh niên.

Trong bài viết về: Mối quan hệ giữa quá trình xã hội hóa cá nhân và

lý tưởng thẩm mỹ của thanh niên, tác giả Trần Ngọc Nhờ đã phân tích vai trò

của công nghệ và truyền thông như là những nhân tố xã hội hóa lý tưởng thẩm

mỹ Theo tác giả, truyền thông đại chúng là tác nhân xã hội hóa đặc trưng của

xã hội hiện đại và là nhân tố quyết định đến sự thay đổi trong thị hiếu thẩm

mỹ Chính thông qua truyền thông đã làm cho các cá nhân có sự trải nghiệm

đa dạng về phong cách sống, về trang phục, âm nhạc và trong cách ứng xửcủa giới trẻ

Trong bài nghiên cứu, tác giả Trần Ngọc Nhờ đã phân tích tính tíchcực của truyền thông và khoa học công nghệ đã tác động đến thanh niên.Những biểu hiện bề ngoài về hình thức và chiều sâu trong cách hành xử vănhóa của thanh niên đã chịu ảnh hưởng lớn từ truyền thông đại chúng Nhậnđịnh vai trò của truyền thông đại chúng là phương tiện quan trọng trong giaolưu và tiếp biến văn hóa của tác giả rất xác đáng Tuy nhiên, tác giả chưađánh giá hết vai trò của truyền thông với đời sống thẩm mỹ của thanh niên nóichung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng

Trong công trình: Thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ Thành phố Hồ ChíMinh còn có bài viết rất đáng quan tâm của nhà nghiên cứu Võ Xuân Đàn vềThị hiếu thẩm mỹ của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh trước tác động của

Trang 33

mở cửa, hội nhập và giao lưu văn hóa thế giới Ông cho rằng: “Phải hết sức coitrọng công tác tuyên truyền, giáo dục thanh niên qua các phương tiện truyềnthông đại chúng để thu hút sự quan tâm của sinh viên đến các vấn đề về chínhtrị, kinh tế văn hóa, giáo dục” [72, tr.53]

Tác giả đã quan tâm đến giáo dục thẩm mỹ, nâng cao nhận thức và khảnăng thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng Tuy nhiên,

đó chỉ là những nhận định, phân tích bước đầu về sự tác động của truyềnthông đại chúng đến thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ và đặc biệt là giới trẻ ở

Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ qua truyền thông đại chúng

ở trong nước có một số công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc và đã đạtđược một số thành tựu đáng quan tâm Các tác giả đã cho thấy truyền thôngđại chúng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thanh niên, thể hiện “sức mạnhmềm” trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có giáo dục thẩm mỹ.Các tác giả đã chỉ ra được tính hai mặt của truyền thông trong giáo dục thẩm

mỹ và đã đưa một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của truyềnthông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ cho giới trẻ hiện nay Tuy nhiên, cácquan điểm tiếp cận về giáo dục thẩm mỹ qua truyền thông đại chúng cònnhiều hạn chế như đã tổng quan Tác giả luận án sẽ kế thừa và tiếp thu nhữngkết quả của các công trình nghiên cứu trong quá trình phân tích, kiến giải vềgiáo dục thẩm mỹ thông qua truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay

1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu

Liên quan quan đến nội dung của luận án có khá nhiều công trìnhnghiên cứu được chia thành các nhóm chính như tác giả đã tổng quan Từnhững nội dung đã phân tích và đánh giá đó, chúng tôi chỉ ra những kết quả

Trang 34

đã đạt được, một số mặt còn tồn tại của các công trình nghiên cứu trước đây

và đồng thời chỉ ra những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án

Một là, về những công trình giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên: Các tác

giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của giáo dục thẩm mỹ đối với thanh niên Giáodục thẩm mỹ là một phương thức quan trọng giúp hình thành và phát triểnnhân cách đối với thế hệ trẻ Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của khoahọc kỹ thuật, của toàn cầu hóa và hội nhập thanh niên đang là đối tượng thamgia vào quá trình đó và chịu tác động nhiều nhất Những biến đổi về điều kiện

xã hội và kinh tế hiện nay đã tác động không nhỏ đến sự thay đổi của thanhniên về lối sống, về sự lựa chọn tiêu chí về cái tốt, cái đẹp và lựa chọn cái gì

là giá trị của cuộc sống là một đòi hỏi bức thiết cần có sự định hướng, sự dựbáo và giáo dục thanh niên một cách khoa học Hiện nay, những nội dung cốtlõi của giáo dục thẩm mỹ như là ý thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, thị hiếuthẩm mỹ, năng lực thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ… cho thanh niên cũng cần đượcđánh giá, phân tích và có sự chắt lọc và định hướng cụ thể

Hai là, về công trình giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên qua truyền

thông đại chúng: Tài liệu nghiên cứu trực tiếp đến luận án còn rất hạn chế.Qua tổng quan chúng tôi đã phân tích và kiến giải những công trình chủ yếu

đã nghiên cứu ở trong và ngoài nước Đặc biệt, trong những công trình nhưtác giả đã tổng quan, có công trình nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Tăng đãnói đến giáo dục thẩm mỹ qua truyền thông đại chúng nhưng đối tượng tácgiả hướng đến là con người nói chung, hơn nữa, tác giả Trần Ngọc Tăng cũngchưa đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của truyền thông đạichúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta Trong tạp chí Lý luận Chính trị vàTruyền thông cũng đã đề cập đến vai trò của truyền thông trong giáo dụcthẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉbước đầu nhận diện về vai trò của truyền thông với giáo dục thẩm mỹ màchưa có điều kiện khảo sát, đánh giá và đưa ra các dự báo, xu hướng phát

Trang 35

triển của hình thức giáo dục thẩm mỹ ngoài trường quy này Ngoài ra, chúngtôi đã tổng quan một số bài báo, tạp chí nghiên cứu, đánh giá về truyền thôngtrong giáo dục thẩm mỹ Chúng tôi đánh giá cao các công trình đã nghiên cứutrực tiếp đến luận án Trên cơ sở phân tích những giá trị và những hạn chế củacác tác giả đi trước, chúng tôi tiếp thu và chọn lọc những giá trị đó phục vụnghiên cứu của mình một cách toàn diện và sâu sắc.

Ba là, về những công trình nghiên cứu nước ngoài: Các học giả nước

ngoài nghiên cứu về mỹ học và giáo dục thẩm mỹ rất công phu, đa dạng và cónhiều công trình có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Trong quá trình tổngquan một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về mỹhọc và giáo dục thẩm mỹ cận đại, hiện đại Các nhà khoa học nước ngoàiđánh giá cao vai trò của mỹ học và giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng vàhoàn thiện con người Tuy nhiên, các công trình về giáo dục thẩm mỹ quatruyền thông đại chúng còn ít được đề cập một cách trực tiếp

Có thể khẳng định truyền thông đại chúng có vị trí rất quan trọng trong

xã hội hiện nay, tuy nhiên để chỉ ra vai trò, vị trí và chức năng giáo dục thẩm

mỹ của truyền thông đại chúng còn ít được quan tâm đúng mức Qua tổng quantài liệu nước ngoài, chúng tôi sẽ kế thừa những tư tưởng mỹ học trong lịch sử

và đương đại trong xây dựng lý luận, lý thuyết và kiến giải về vị trí vai trò củagiáo dục thẩm mỹ qua truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay

1.3.2 Nội dung Luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã được công

bố, Luận án nghiên cứu đề tài: "Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay " tiếp tục giải quyết những vấn đề

cụ thể sau:

Một là, trên cơ sở lý luận, luận án trình bày một cách có hệ thống và

logic những vấn đề lý luận về giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ cho thanhniên và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ở

Trang 36

Việt Nam hiện nay Là người đi sau nên tác giả luận án có điều kiện kế thừanhững nghiên cứu của tác giả đi trước về vấn đề này, tuy nhiên, ở từng nộidung cụ thể, tác giả cũng có những phân tích và lý giải riêng.

Hai là, trên cơ sở thực tiễn, Luận án tập trung vào các nội dung cơ bản

như sau:

Thứ nhất, tác giả luận án đặt vấn đề giáo dục thẩm mỹ trong bối cảnh

kinh tế - xã hội mới mà hầu như các tác giả trước đó chưa bàn tới Các tác giả

đi trước đã chỉ bàn đến giáo dục thẩm mỹ trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá

độ (nhất là sau khi nước ta được giải phóng bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xãhội nên cần phải xây dựng con người mới) Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế - xãhội mà luận án đề cập đến trong luận án là bối cảnh toàn cầu hóa khiến cácquốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam tham gia vào quátrình giao lưu, tiếp biến văn hóa Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, truyềnthông đại chúng đã phát triển rất mạnh mẽ, mang tính toàn cầu, tạo ra sự rađời của “kỷ nguyên truyền thông” Truyền thông đại chúng không chỉ có ảnhhưởng to lớn đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội mà còn trở thànhmột trong những phương tiện, cách thức để giáo dục thẩm mỹ Về khía cạnhnày, hầu như các đề tài trước đó chưa khai thác hoặc còn khai thác ở mức độkhá hạn chế Bởi vậy, đây là một trong những điểm mới của luận án, sẽ gópphần vào việc khẳng định tính tất yếu của việc phải đa dạng hóa các hình thứcgiáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, nhất là những hình thức giáo dục hiệnđại, hiện đang là sự quan tâm lớn của toàn xã hội

Thứ hai, tác giả Luận án tiếp cận giáo dục thẩm mỹ với đối tượng là

thanh niên Đây là một lứa tuổi đặc biệt và có nhu cầu thẩm mỹ cao, luônthích những cái mới, cái lạ nên việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên quatruyền thông đại chúng là một vấn đề rất đáng được quan tâm Điểm mới củaluận án là hướng đến đối tượng của giáo dục thẩm mỹ qua truyền thông đạichúng là thanh niên

Trang 37

Thứ ba, trên cơ sở kế thừa và phát triển những nghiên cứu của các tác

giả trước đó, tác giả luận án đưa ra các quan điểm, giải pháp cụ thể nhằmphát huy vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ Chúngtôi cho rằng đây cũng là một trong những đóng góp đáng kể của luận án cả

về mặt lý luận và thực tiễn trong vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho con ngườinói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng trong bối cảnh toàncầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay

Tiểu kết chương 1

Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyền thông đại chúng ởnước ta hiện nay có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Giáo dụcthẩm mỹ nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên thông qua truyềnthông đại chúng nói riêng đã được nhiều tác giả tiếp cận ở nhiều công trìnhnghiên cứu khác nhau Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích một số công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước, có thể khẳng định, các công trình đã tổngquan đều là những công trình nghiên cứu nghiêm túc và công phu về giáo dụcthẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên Việt Nam hiện nay

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiếp cận đến vị trí,vai trò của truyền thông đại chúng nói chung và vai trò của truyền thông đạichúng trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên nói riêng Các tác giả đi trướccũng phân tích những tính đặc thù, tính ưu việt của truyền thông trong giáodục thẩm mỹ Trong thời đại ngày nay, với sức lan tỏa, sự tác động mạnh mẽcủa truyền thông đã cho thấy đây là một trong những nguồn lực, sức mạnhtrong giáo dục thế hệ trẻ Truyền thông đại chúng là một phương thức giáodục của các xã hội hiện đại Các tác giả nghiên cứu đã chỉ rõ được tính haimặt của truyền thông trong sự phát triển xã hội và phát triển giáo dục trong đó

có giáo dục thẩm mỹ

Trang 38

Mặc dù những công trình nghiên cứu trực tiếp đến luận án còn rất hạnchế, chúng tôi đã có sự phân tích, đánh giá và chỉ ra những điểm mới trongnghiên cứu và kiến giải cụ thể vấn đề được đặt ra Quá trình chuẩn bị tư liệu,phân tích và xử lý số liệu điều tra xã hội học, làm rõ những vấn đề liên quantrong nghiên cứu là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi triển khai và thực hiệnluận án

Trang 39

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO

THANH NIÊN THÔNG QUA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

2.1 GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC THẨM MỸ

2.1.1 Quan niệm về giáo dục

Theo Từ điển tiếng Việt:

Giáo dục có 2 nghĩa, 1: là hoạt động nhằm tác động một cách có

hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượngnào đó, làm cho đối tượng ấy dần có được những năng lực vàphẩm chất như yêu cầu đề ra; 2: Hệ thống các biện pháp và cơquan giảng dạy - giáo dục của một nước [181, tr.379]

Trong định nghĩa trên, giáo dục được hiểu như là một quá trình, mộthoạt động trong đó có sự tác động của nhà giáo dục lên đối tượng giáo dụcnhằm đạt được kết quả nhất định

Từ những định nghĩa vừa nêu, có thể thấy, giáo dục là một khái niệm

đa nghĩa Khi phân tích giáo dục là một hiện tượng xã hội ta thấy, giáo dục là

sự kế thừa về mặt xã hội của những thế hệ sau đối với các thế hệ trước, là sựchuẩn bị cho các thế hệ tiếp nối tham gia tích cực vào lao động sản xuất vàđời sống xã hội Theo cách hiểu này, có ba yếu tố đáng chú ý: một là, xã hộilàm nhiệm vụ giáo dục - đó là chủ thể giáo dục; hai là, thế hệ được giáo dục -

đó là đối tượng xã hội của giáo dục và ba là, quá trình truyền thụ và tiếp thunhững kinh nghiệm lịch sử - xã hội - bao gồm cả những tác động tự phát vàtác động tự giác

Khi xem xét giáo dục dưới góc độ là một hoạt động, ta thấy giáo dục cóhai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Trang 40

Với nghĩa rộng, giáo dục là quá trình tác động của nhà giáo dục lên cácđối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách toàndiện (trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, kỹ năng lao động…)

Như vậy, theo chúng tôi: giáo dục nói chung là hoạt động nhằm tácđộng một cách có hệ thống đến sự phát triển thể chất, tinh thần của một đốitượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất, nhậnthức, năng lực, niềm tin, thái độ như yêu cầu đặt ra

2.1.2 Quan niệm về giáo dục thẩm mỹ

Giáo dục thẩm mỹ có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diệncon người nói chung và tầng lớp thanh niên nói riêng Trong các công trình,tài liệu về mỹ học vấn đề giáo dục thẩm mỹ được các nhà nghiên cứu quantâm sâu sắc Các nhà nghiên cứu đều có những quan điểm riêng về khái niệmgiáo dục thẩm mỹ, cấu trúc của giáo dục thẩm mỹ và các hình thức giáo dụcthẩm mỹ… Khi bàn đến khái niệm giáo dục thẩm mỹ có nhiều cách kiến giảikhác nhau về vấn đề này Theo IU.A Lukin và V.C.Xcacherosiccop - hai nhà

mỹ học của Liên Xô trước đây: “Giáo dục thẩm mỹ tức là giáo dục sự hiểubiết, cảm xúc cái đẹp và lòng mong muốn xây dựng và thể hiện nó trong hiệnthực, với mục đích mở rộng nhận thức của con người và xây dựng thế giớitình cảm của họ.” [121, tr.342]

Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về giáo dục thẩm mỹnhưng tựu chung lại, có thể hiểu: Giáo dục thẩm mỹ là hoạt động có hệ thốngcủa chủ thể giáo dục đến khách thể giáo dục nhằm hình thành cho con ngườinhận thức, đánh giá, sáng tạo và hành động theo quy luật của cái đẹp

2.1.3 Nội dung của giáo dục thẩm mỹ

Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành của sự nghiệp giáo dục conngười nói chung Có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung giáo dục thẩm mỹ

và cấu trúc của giáo dục thẩm mỹ Có nhà nghiên cứu cho rằng giáo dục thẩm

Ngày đăng: 10/12/2019, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w