1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG CHÚNG LẠNG SƠN VỚI CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ 19H ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM VÀ CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TỔNG HỢP ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH LẠNG SƠN

155 98 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌCMã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

PGS.TS MAI QUỲNH NAM PGS.TS ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI – 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôidưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Mai Quỳnh Nam và chưa từng đượccông bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Những số liệu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trungthực Các số liệu và quan điểm của các tác giả khác được tôi trích dẫn nguồn đầyđủ, rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Hứa Thị Loan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu chuyên ngành Báo chí học tại ViệnBáo chí Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại họcQuốc gia Hà Nội), đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp.

Để có được kết quả này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớiPGS.TS Mai Quỳnh Nam, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thựchiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban lãnh đạo và giảng viênViện Báo chí Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đạihọc Quốc gia Hà Nội); Trường Cao Đẳng Phát thanh – Truyền hình thuộc ĐàiTruyền hình Việt Nam; Ban Thời sự kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam; Banlãnh đạo và cán bộ, đồng nghiệp tại Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã chia sẻ khó khăn,động viên và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2019Tác giả luận văn

Hứa Thị Loan

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1.Lý do lựa chọn đề tài 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9

3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 16

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 17

7 Kết cấu chi tiết luận văn 17

CHƯƠNG 1 19

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 19

1.1 Lý Luận về báo chí học, xã hội học truyền thông đại chúng, công chúngbáo chí, công chúng truyền hình 19

1.1.1 Khái niệm truyền thông, truyền thông đại chúng 20

1.1.2 Công chúng, công chúng báo chí và công chúng truyền hình 20

1.1.3 Chương trình truyền hình, chương trình thời sự truyền hình 23

1.2 Điều kiện phát triển của báo chí Lạng Sơn và công chúng Lạng Sơn 25

1.2.1 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn 25

1.2.2 Điều kiện tiếp nhận báo chí của công chúng tỉnh Lạng Sơn 26

1.3 Vài nét về chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sựtổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn 27

1.3.1 Chương trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam 27

1.3.2 Chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – TruyềZn hình tỉnh LạngSơn 28

1.4 Kết cấu chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự tổnghợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn 29

1.4.1 Kết cấu chương trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam 29

1.4.2 Kết cấu chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hìnhtỉnh Lạng Sơn. 30

Trang 6

1.4.3 Sự giống và khác nhau giữa chương trình thời sự 19h Đài THVN vàchương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn 32

Tiểu kết chương 1 34

CHƯƠNG 2: 35

QUAN HỆ CỦA CÔNG CHÚNG LẠNG SƠN VỚI CHƯƠNG TRÌNH THỜISỰ 19H ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM VÀ CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰTỔNG HỢP ĐÀI PT-TH TỈNH LẠNG SƠN 35

2.1 Đối tượng, địa bàn và đặc điểm mẫu điều tra 35

2.2 Quan hệ của công chúng Lạng Sơn với những thông tin trên các phươngtiện truyền thông đại chúng 38

2.3 Quan hệ của công chúng Lạng Sơn với việc tiếp nhận thông tin trongchương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn 42

2.3.1 Mức độ theo dõi chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trìnhthời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn của công chúng Lạng Sơn 42

2.3.2 Phương tiện và địa điểm xem chương trình thời sự 19h Đài THVN vàchương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn của công chúng LạngSơn 45

2.3.3 Mục đích xem, cách thức xem và mức độ ghi nhớ nội dung khi xemchương trình thời sự 19h trên kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợptrên kênh LSTV của công chúng Lạng Sơn 47

2.3.9 Mức độ xem các chương trình khác ngoài chương trình thời sự trên kênhVTV1 và kênh LSTV của công chúng Lạng Sơn 81

Tiểu kết chương 2 83

CHƯƠNG 3 84

NHẬN ĐỊNH CỦA CÔNG CHÚNG LẠNG SƠN VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỜISỰ 19H ĐÀI THVN VÀ CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TỔNG HỢP ĐÀI PT-TH TỈNH LẠNG SƠN CÙNG NHÓM GIẢI PHÁP THU HÚT CÔNGCHÚNG 84

Trang 7

3.1 Nhận định của công chúng Lạng Sơn về chương trình thời sự 19h Đài

THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn 84

3.1.1 Nhận định của công chúng Lạng Sơn về nội dung chương trình thời sự19h Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn .843.1.2 Nhận định của công chúng Lạng Sơn về mặt hình thức thể hiện và mứcđộ tương tác của chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sựtổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn 87

3.1.3 Mong muốn của công chúng Lạng Sơn đối với chương trình thời sự 19hĐài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn 89

3.2 Nhóm giải pháp thu hút công chúng Lạng Sơn đối với chương trình thời sự19h kênh VTV1 và chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV 95

3.2.1 Nâng cao cách thức, điều kiện tiếp cận chương trình thời sự của côngchúng Lạng Sơn 96

3.2.2 Nâng cao chất lượng Chương trình thời sự, củng cố uy tín, lòng tin đốivới công chúng 98

3.2.3 Đầu tư nghiên cứu công chúng, đáp ứng nhu cầu và cải tiến hình thứctương tác phù hợp 100

Tiểu kết chương 3 102

KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHẦN PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 TTĐC: Truyền thông đại chúng

2 PTTTĐC: Phương tiện truyền thông đại chúng3 TTTT: Bộ Thông tin & Truyền thông

4 THVN, VTV: Đài Truyền hình Việt Nam 5 PT-TH : Phát thanh và Truyền hình6 TS: Tiến sĩ

7 PGS.TS: Phó Giáo sư, Tiến sĩ8 NXB: Nhà xuất bản

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu giới tính của mẫu điều tra công chúng Lạng Sơn từ 15 tuổi trở lên 36Bảng 2.2 Cơ cấu tuổi của mẫu điều tra công chúng Lạng Sơn từ 15 tuổi trở lên 37

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng của mẫu điềutra……… …… 38Biểu đồ 2.2: Mức độ xem một số kênh truyền hình của mẫu điều tra……….……40Biểu đồ 2.3: Mục đích xem chương trình thời sự của mẫu điều tra ……….…… 49Biểu đồ 2.4: Mức độ theo dõi chương trình thời sự của mẫu điều tra ……… … 53Biểu đồ 2.5: Mức độ ghi nhớ nội dung của công chúng khi xem chương trình thờisự……… ………55Biểu đồ 2.6: Mức độ quan tâm đến các lĩnh vực thông tin trong chương trình thời sự19h kênh VTV1 Đài THVN của công chúng……… …….60Biểu đồ 2.7: Mức độ quan tâm đến các lĩnh vực thông tin trong chương trình thời sựtổng hợp kênh LSTV Đài THVN của công chúng……… …….61Biểu đồ 2.8: Mức độ hài lòng của công chúng với chương trình thời sự……….….69Biểu đồ 2.9: Mức độ trao đổi thông tin từ chương trình thời sự của công chúng 71Biểu đồ 2.10: Đối tượng trao đổi thông tin từ chương trình thời sự của côngchúng……… 76Biểu đồ 2.11: Những nội dung thông tin được công chúng trao đổi, chia sẻ…… 78Biểu đồ 2.12: Mức độ sử dụng thông tin tiếp nhận được của công chúng…… … 79

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin – giao tiếp, giải trí nhằm góp phần làmthay đổi nhận thức và hành vi của con người Từ khi xuất hiện cho đến nay, báo chíluôn đi đầu trong việc phản ánh hiện thực xã hội, sự vận động và phát triển của xãhội Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi người,

mọi dân tộc “Thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục, xuyên suốt trongmối quan hệ chặt chẽ giữa cuộc sống – Nhà báo – Tác phẩm – Công chúng” [56,

Xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, Truyền hình phát triển với tốc độ như vũ bão,tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội, làm cho hệ thống truyềnthông đại chúng ngày càng hùng mạnh, thu hút ngày càng nhiều công chúng trênkhắp hành tinh Số gia đình có máy thu hình đã lên đến con số hàng tỷ và báo chítruyền hình ngày vẫn tiếp tục thể hiện rõ sức mạnh truyền thông của mình.

Báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, đều hướng đến mục đích là phụcvụ con người, phục vụ công chúng Mục đích nhắm tới chính là công chúng, phụcvụ công chúng.

Ngày nay, truyền hình là một trong những phương tiện truyền thông đạichúng lôi cuốn sự chú ý của đông đảo công chúng bởi khả năng thông tin trực quansinh động bằng hình ảnh và âm thanh Sự ra đời khá muộn so với các loại hình báochí khác lại là một lợi thế của loại hình báo chí truyền hình Nó gắn liền với sự pháttriển của khoa học kỹ thuật và tiếp thu được các quan điểm của các loại hình nghệthuật và báo chí khác

Theo số liệu công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông tính đến hết năm2018, cả nước có 67 đài PTTH, trong đó có 64 đài địa phương Tỷ lệ phủ sóngtruyền hình đạt khoảng 95% diện tích cả nước Điều này cho thấy sự tác động mạnhmẽ của truyền hình đến mọi mặt đời sống xã hội và các tầng lớp nhân dân Trongkhi đó, xuất hiện trên truyền hình ngay từ khi phương tiện thông tin đại chúng nàymới ra đời, tin tức thời sự là thể loại cơ bản của truyền hình và đảm trách nhiệm vụ

Trang 12

quan trọng là cung cấp thông tin cho khán giả Đối với Đài truyền hình Trung ươnghay các Đài truyền hình địa phương thì chương trình thời sự trong khung giờ vànglà chương trình quan trọng nhất, thường được coi như là trang nhất của tờ báo hình.Bởi đây là bản tin chính và quan trọng nhất trong ngày, tất cả những sự kiện, tin tứcquan trọng nhất đều được phản ánh, nhằm mang đến cho khán giả những thông tinvô cùng quý giá mà họ không dễ gì tìm thấy được ở những phương tiện truyềnthông khác.

Trước sự cạnh tranh quyết liệt của các loại hình truyền thông và trước yêucầu ngày càng khắt khe của công chúng, hoạt động sáng tạo truyền hình nói chung,sáng tạo trong thể hiện Bản tin Thời sự truyền hình nói riêng đang thường xuyênphải đối diện với áp lực đổi mới.

Đối với công chúng Lạng Sơn, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội ngàycàng phát triển, đời sống dân trí không ngừng được nâng cao, cơ hội tiếp cận đốivới các phương tiện thông tin đại chúng không ngừng được mở rộng, với đủ các loạihình, gồm báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo điện tử Khán giả truyềnhình ở Lạng Sơn cũng có rất nhiều sự lựa chọn các chương trình, nội dung, kênhphát sóng hoặc Đài phát sóng khác nhau

Những năm gần đây, trước yêu cầu ngày càng cao của công chúng, Đài TH tỉnh Lạng Sơn luôn tìm tòi, đổi mới, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng hình ảnh, âm thanh, truyền dẫn phát sóngnhằm phục vụ khán giả, với phương châm luôn đặt công chúng ở vị trí ưu tiên số 1.Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu bài bản nào vềcông chúng của chương trình thời sự cũng như công chúng báo chí Lạng Sơn nênchưa có cơ sở đánh giá và hiểu rõ những sở thích, hành vi của khán giả, động lực vàcác phương thức tiếp cận của khán giả Lạng Sơn đối với chương trình thời sự nóiriêng và đối với báo chí truyền thông nói chung.

PT-Với mong muốn của một Biên tập viên phòng Thời sự của Đài PT-TH tỉnhLạng Sơn, người viết chọn “Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h Đàitruyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền

Trang 13

hình tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Báo chí học Đây bao gồm mộtchương trình chính, quan trọng nhất trên kênh thời sự chính trị tổng hợp của ĐàiTHVN – Đài truyền hình quốc gia và một chương trình chính, quan trọng nhất củaĐài PT-TH tỉnh Lạng Sơn – Đài truyền hình địa phương Từ đó, nhằm ghi nhậnmức độ, tần suất, đánh giá nội dung, hình thức khi xem chương trình thời sự củacông chúng Lạng Sơn, để có những điều chỉnh hợp lý, đáp ứng trúng mong đợi củacông chúng, gia tăng hiệu quả truyền thông; củng cố vị thế và uy tín trong bối cảnhcạnh tranh thông tin hiện nay.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu truyền thông đại chúng trên thế giới

Trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông đại chúng (trong đó có báo chí), đãđược tiến hành từ rất lâu Theo đó, giới nghiên cứu trên thế giới đi theo ba hướngchính: nghiên cứu công chúng – người tiếp nhận (ứng xử của người đọc, ngườixem, người nghe đối với các phương tiện truyền thông đại chúng); nghiên cứu nộidung thông điệp của truyền thông và nghiên cứu ảnh hưởng (hay tác động) củatruyền thông đại chúng đối với đời sống xã hội.

Trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng trên thế giới, người tathường phân biệt bốn giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn thứ nhất, bắt đầu từ khoảng đầu thế kỉ XX cho tới cuối thập niên30 của thế kỉ này Nhà xã hội học Marx Weber ( 1864-1920) được coi là người mởđầu cho việc nghiên cứu tác động của các PTTTĐC đối với công chúng Quan điểmxuyên suốt của giai đoạn này là truyền thông có tác động mạnh mẽ đến đám đôngcông chúng và có hiệu quả trực tiếp đến từng cá nhân Một số nhà nghiên cứu đãtiến hành các nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh khả năng tác động trực tiếpcủa truyền thông đến công chúng.  Họ cho rằng, truyền thông như “mũi kim tiêm”(viên đạn thần kỳ), có sức mạnh vạn năng trong việc tác động đến nhận thức vàhành vi của công chúng. Harold Lasswell (1927) là nhà lý luận nổi tiếng bậc nhất vềmô hình này

Trang 14

Giai đoạn phát triển thứ hai trong quá trình nghiên cứu về truyền thông đạichúng là từ khoảng năm 1940 tới đầu những năm 1960 của thế kỉ XX Đặc điểm củagiai đoạn này là bắt đầu xuất hiện quan điểm đánh giá bớt bi quan hơn về vai trò củacác phương tiện truyền thông đại chúng Học thuyết “Dòng chảy hai bước củatruyền thông” (Lazarsfeld và Katz) xuất hiện với quan điểm cơ bản là bên cạnhkênh truyền thông đại chúng, từng cá nhân người tiếp nhận còn có các mối quan hệliên cá nhân với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…

Giai đoạn thứ ba trong lịch sử nghiên cứu TTĐC bắt đầu từ giữa những năm60 của thế kỷ XX đến cuối thế kỉ XX Với đặc điểm là xuất hiện nhiều xu hướngquan điểm nghiên cứu khác nhau, và rất nhiều đề tài đa dạng Giai đoạn này xuấthiện trường phái “Cultural Studies” với người tiên phong là Richard Hoggart vàStuart Hall Về mặt phương pháp nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đi theo nhiềuhướng nghiên cứu khác nhau, thay vì chỉ bó hẹp trong những loại nghiên cứu thựcnghiệm như giai đoạn trước Học giả Denis McQuail phân chia truyền thông làm baloại là truyền thông mệnh lệnh, truyền thông dịch vụ và truyền thông liên kết Thậpniên 80 gắn với sự phát triển của lý thuyết “không gian công cộng” do nhà nghiêncứu Jurgen Habermas khởi xướng Những xu hướng nghiên cứu thời kỳ này nhấnmạnh rằng nhóm công chúng có tính chủ động cao khi sử dụng nội dung thông điệpđể tự tạo ra những trải nghiệm riêng ý nghĩa với họ.

Giai đoạn thứ tư bắt đầu từ khoảng năm 1995 đến nay Giai đoạn này đượcđánh dấu bằng sự bùng nổ của internet Các PTTTĐC mới đang dần tạo thành thếhệ công chúng mới – thế hệ@, với những khác biệt về lối tư duy, mối quan tâm vàsở thích Công chúng không đơn giản chỉ là quảng đại quần chúng không bản sắc,không đơn giản chỉ là “khán-thính-độc giả” thụ động thụ hưởng sản phẩm truyềnthông mà thực sự là người sử dụng, người tiêu dùng, người thẩm định, đánh giá vàlà người đồng sáng tạo sản phẩm truyền thông Trong thời gian gần đây, giới nghiêncứu đều coi nghiên cứu công chúng – người tiếp nhận là một bộ phận, một khâukhông thể thiếu trong khi nghiên cứu truyền thông đại chúng như một quá trình vàđều đề cao vai trò tích cực, chủ động, tác động trở lại của người tiếp nhận [7]

Trang 15

Về phương pháp nghiên cứu truyền thông đại chúng, một trong nhữngnghiên cứu sớm nhất là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, diễn ra năm 1916.Tiếp đó là phương pháp chọn mẫu ra đời vào thập niên 20 của thế kỷ trước, đánhdấu bước phát triển lớn trong phương pháp nghiên cứu truyền thông Đến thập niên30 của thế kỷ XX, các phương pháp nghiên cứu truyền thông mới ra đời, bao gồm:phương pháp phỏng vấn sâu, bảng hỏi và phân tích nội dung tin tức Cho đến ngàynay, các phương pháp nghiên cứu truyền thông đại chúng đã được hoàn thiện vàứng dụng gồm: Điều tra; Phân tích nội dung; Thí nghiệm; Phỏng vấn nhóm tậptrung; Phỏng vấn sâu; Nghiên cứu trường hợp; Phân tích thứ cấp; cùng các phươngpháp nghiên cứu định tính khác [13, tr.12-13].

Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ hằng ngày,hằng giờ diễn ra trên khắp các lục địa tạo ra một khối lượng thông tin khổng lồ Nỗlực của các tổ chức truyền thông là phải cố gắng đặt mình vào môi trường cạnhtranh trong khuôn khổ một chiến lược truyền thông lâu dài Hoạt động truyền thôngtrong xu thế hiện nay phải luôn linh hoạt, tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau,trong đó quan tâm cụ thể đến từng nhóm nhỏ công chúng, còn gọi là nhóm côngchúng chuyên biệt với những nhu cầu thông tin riêng ở từng kênh, từng chươngtrình Do đó, các đơn vị truyền thông cũng cần quan tâm đến những bước chuyểnbiến mới của công chúng, đảm bảo hoạt động truyền thông vừa đáp ứng được nhucầu thông tin công chúng cần và nhu cầu thông tin công chúng muốn.

2.2 Tình hình nghiên cứu truyền thông đại chúng ở Việt Nam

Nghiên cứu công chúng thực sự đã trở thành một chuyên ngành (audienceresearch) của nghiên cứu truyền thông. Ở Việt Nam, lĩnh vực này còn khá mới mẻ,nhưng cũng đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu báo chí, truyền thông, bởi tínhthiết thực của vấn đề Nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu về báo chí nói riêngvà truyền thông đại chúng nói chung đã được công bố trong thời gian qua Bộ sáchthường niên “Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Khoa Báo chí, trườngĐHKHXH & NV biên soạn, tập hợp nhiều bài viết về lý luận báo chí học, nghiêncứu truyền thông đại chúng cũng như các kỹ năng làm truyền thông Bộ sách này

Trang 16

chú trọng cả cách tiếp cận báo chí học cũng như hướng nghiên cứu truyền thông đạichúng.

Ở góc độ báo chí học, các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả

như: Tạ Ngọc Tấn (Truyền thông đại chúng -2001) đã khái quát sơ lược lịch sử phát

triển, mô hình và cơ chế tác động, các chức năng xã hội của TTĐC; Đinh Hường –

Dương Xuân Sơn – Trần Quang với cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông 2011, đã đề cập đến những vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạm

-trù, đặc trưng, chức năng của báo chí làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu cácvấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí – truyền thông, đưa ra những giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả thông tin đối với hoạt động báo chí; Các công trình của Nguyễn

Văn Dững trong năm 2011, 2012 như: Báo chí truyền thông hiện đại, NXB ĐHQGHà Nội; Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động; Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năngcơ bản, NXB Chính trị quốc gia … đã trình bày những vấn đề cơ bản về truyền

thông, truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, TTĐC và thiết lập chu trình truyềnthông, kế hoạch truyền thông

Ở góc độ xã hội học truyền thông đại chúng, nghiên cứu có nhiều đóng góp

quan trọng là Trần Hữu Quang (1998) với Chân dung công chúng truyền thông trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ Đặc biệt, cuốn “Xã hội học Báo chí– Tái bản lần thứ nhất có bổ sung và cập nhật ”(Trần Hữu Quang, 2015, NXB

-ĐHQG TP Hồ Chí Minh) Tập sách đã trình bày những nội dung chính yếu của bộmôn xã hội học truyền thông đại chúng, trong đó bao gồm cách tiếp cận xã hội họcđối với các quá trình truyền thông, đối với nghề làm báo và hoạt động của nhà báo,những quan điểm và những phân tích xã hội học về công chúng truyền thông và nộidung truyền thông, cũng như về các tác động xã hội của truyền thông đại chúng

Tác giả Mai Quỳnh Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu xã hội họctruyền thông đại chúng với những đúc kết về mối tương tác hai chiều giữa cơ quantruyền thông với công chúng đồng thời gợi mở về các hướng nghiên cứu công

chúng khác nhau cho các cơ quan báo chí, như: “Truyền thông đại chúng và dưluận xã hội” (Tạp chí Xã hội học, số 1/1996); “Về đặc điểm và tính chất của giao

Trang 17

tiếp đại chúng” (Tạp chí Xã hội học, số 2/2000);“Về vấn đề nghiên cứu hiệu quảtruyền thông đại chúng” (Tạp chí Xã hội học, số 4/2001) Ngoài ra, các bải nghiêncứu như: “Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình” (Tạp chí Xã hội học, số4/2000); “Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in” (Tạp chí Xã hội học, số2/2002); “Báo Thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân tộc” (Tạp chí Xã hội

học, số 4/2002) … Cũng đã đưa ra những kết quả nghiên có ý nghĩa về lý luận vàthực tiễn đối với vấn đề nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt Nam.

Vấn đề nghiên cứu công chúng được nhiều tác giả nghiên cứu, như Luận vănthạc sĩ của Nguyễn Thu Giang (2007), “Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in vàbáo điện tử” đã chỉ ra cách thức tiếp nhận của công chúng Hà Nội cụ thể đối với hailoại hình báo in, báo điện tử Đồng thời tác giả cũng phân tích đặc điểm tương quangiữa hai nhóm công chúng của hai loại hình báo chí này

Cũng về vấn đề nghiên cứu công chúng, Luận án tiến sĩ của Trần Bá Dung(2008) về “Nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Hà Nội” đã mô tả thựctrạng, xem xét nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Hà Nội; những nhân tốtác động tới nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng thủ đô và chỉ ra cácmối quan hệ có tính quy luật giữa công chúng và nhà tổ chức truyền thông

Nghiên cứu cụ thể hơn các nhóm công chúng của truyền hình có Luận ántiến sĩ của Trần Bảo Khánh (2007), “Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Namgiai đoạn hiện nay”, đã khái quát các đặc điểm cơ bản của công chúng truyền hìnhViệt Nam cách đây hơn 10 năm và một số đề xuất điều chỉnh chiến lược phát triểntruyền hình Việt Nam nhằm thích ứng với đặc điểm công chúng và nâng cao chấtlượng chương trình phù hợp với các đòi hỏi phát triển của xã hội

Có thể thấy, trong các công trình nghiên cứu nói trên, các tác giả đã phân tíchtình hình nghiên cứu công chúng, chỉ ra được thực trạng, những hành vi tiếp nhậncác sản phẩm truyền thông của công chúng nói chung, và công chúng Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh là hai đối tượng có nhiều công trình nghiên cứu nhất Công chúngmột số địa phương như Bắc Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Nai… cũng đã đượcđề cập ở một số đề tài luận văn thạc sĩ Tuy nhiên, các tài liệu, luận án, luận văn

Trang 18

này đều mới chỉ tiếp cận và nghiên cứu đối tượng công chúng ở một số địa phươnghoặc phần nhiều nghiên cứu công chúng nói chung của từng loại hình báo chí nhưbáo in, báo điện tử, truyền hình Chưa có công trình nghiên cứu công chúng ở mộtChương trình truyền hình, đặc biệt là công chúng Lạng Sơn với chương trình thờisự truyền hình là chưa từng có

Do đó, tác giả sẽ kế thừa, tiếp thu kiến thức có được từ các công trình nghiên

cứu kể trên phục vụ cho việc tiến hành nghiên cứu Từ đó giúp tác giả có những kế

thừa về phương pháp để tiến hành nghiên cứu nhằm nhận diện sự tương đồng vàkhác biệt trong chương trình thời sự 19 giờ Đài THVN và chương trình thời sự tổnghợp Đài PT - TH tỉnh Lạng Sơn Đồng thời giúp cho chương trình thời sự của haiĐài nhận diện, thu hút và giữ chân được công chúng của mình ngay trên địa bàntỉnh Lạng Sơn – Một tỉnh miền núi biên giới ở vùng Đông Bắc của tổ quốc.

Bằng việc nghiên cứu đề tài “Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự19 giờ Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh –Truyền hình tỉnh Lạng Sơn” (Khảo sát từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018với đối tượng công chúng từ 15 tuổi trở lên), tác giả mong muốn quảng bá, thu hútnhiều đối tượng công chúng tiềm năng và ghi nhận ý kiến đóng góp của công chúnghiện tại Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo giúp những ngườisản xuất chương trình thời sự Đài THVN và Đài PT – TH tỉnh Lạng Sơn có nhữngđiều chỉnh, đổi mới trong công tác tổ chức sản xuất, phát sóng chương trình nhằmđáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của các đối tượng công chúng.

3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu mối quan hệ giữa “Công chúng LạngSơn với chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp ĐàiPhát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn” để biết được: Đặc điểm; phương thức tiếpcận; nhận định về nội dung và hình thức của công chúng Lạng Sơn với hai chươngtrình từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả thông tin tới công chúngcho phù hợp.

Trang 19

3.2 Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có những nội dung nghiên cứu sau:- Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về TTĐC; xã hội học về TTĐC và xã hộihọc về công chúng Trên cơ sở đó điều tra, khảo sát nhằm biết được công chúngLạng Sơn xem chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự tổnghợp Đài Phát thanh – Truyền hình Lạng Sơn như thế nào, thông qua những phươngtiện gì, mức độ theo dõi ra sao và ý kiến phản hồi cũng như đánh giá của họ đối vớinội dung và hình thức của hai Chương trình Những căn cứ này sẽ là dữ liệu đểphân tích và lý giải sự tương đồng và khác biệt của công chúng Lạng Sơn trong việcsử dụng và tiếp nhận các nội dung thông tin trong chương trình thời sự 19h ĐàiTHVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn Đồng thời đưara những kiến nghị, đề xuất để góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông của haichương trình.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là quan hệ của công chúng Lạng Sơn với chươngtrình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh LạngSơn Khách thể nghiên cứu là người dân từ 15 tuổi trở lên nằm trong khu vực chọnmẫu ở Lạng Sơn

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu, khảo sát việc xem chương trình thời sự19h Đài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn củakhán giả đang sinh sống, học tập và làm việc tại Lạng Sơn Mặc dù đây đều là haichương trình thời sự truyền hình, công chúng đều tiếp nhận thông tin qua hành vinhìn và nghe Tuy nhiên chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thờisự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn lại có sự khác biệt rất lớn về địa bàn phảnánh, cách thức tổ chức sản xuất, điều kiện hoạt động, nội dung và hình thức thểhiện… Từ những dị biệt và tương đồng đó mà việc cùng lúc xem xét hoạt động tiếpnhận thông tin từ hai chương trình thời sự này của công chúng Lạng Sơn có thể làm

Trang 20

sáng tỏ nhiều điều về công chúng ở tỉnh miền núi biên giới phía Bắc - Lạng Sơn,nơi dân tộc ít người chiếm số đông dân số toàn tỉnh với 84,74%

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Để nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở kết hợp những vấn đề lý luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về báochí Đồng thời dự trên những lý luận về công tác tư tưởng và những quy định củapháp luật về hoạt động báo chí truyền thông Đề tài dựa trên cơ sở lý luận báo chíhọc theo mô hình truyền thông của Claude Shannon gồm sự tương tác giữa các yếutố cơ bản: nguồn - thông điệp - kênh truyền thông – người nhận - hiệu quả - nhiễuvà phản hồi Cơ sở lý thuyết của luận văn là những lý thuyết về báo chí học, truyềnthông đại chúng và xã hội học về truyền thông đại chúng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:

- Hệ thống hóa tài liệu: Đọc và tra cứu tài liệu, sách báo, hồ sơ, văn bản, cóliên quan đến đề tài; tổng hợp các khuynh hướng, nội dung nghiên cứu công chúngtruyền thông đại chúng và công chúng truyền hình, tìm hiểu báo chí truyền hình vàchương trình thời sự truyền hình

- Phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn:

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Điều tra xã hội học bằng phỏng vấnanket (bằng bảng hỏi), bao gồm một hệ thống các câu hỏi được thiết kế logic, dễ hiểu,bao quát nội dung nghiên cứu, có hướng dẫn cách trả lời, qua đó nhằm tìm hiểu nhậnthức, thái độ, hành vi của công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h ĐàiTHVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn Mẫu được chọnđiển hình trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Dung lượng mẫu là 400, được lấy trên 4huyện và thành phố (huyện Hữu Lũng, huyện Lộc Bình, huyện Văn Lãng và thànhphố Lạng Sơn) tại 16 địa bàn khác nhau thuộc 4 huyện và thành phố kể trên bằngphương pháp phỏng vấn trực tiếp

Trang 21

+ Phương pháp thảo luận nhóm nhằm thu thập thông tin định tính, góp phần bổtrợ, làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu chúng ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu sốsinh sống Chúng tôi tiến hành thảo luận ở 6 nhóm, lựa chọn theo thành phần dântộc là: Nùng, Tày, Dao (ba dân tộc thiểu số chiếm số đông ở Lạng Sơn).

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với 5 trường hợp, gồm: Trưởngphòng Biên tập – Ban Thư ký Biên tập - Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam;Phóng viên quay phim Ban Thời sự - Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam; Phógiám đốc phụ trách nội dung Đài PT - TH tỉnh Lạng Sơn; Phó trưởng phòng Thờisự Đài PT - TH tỉnh Lạng Sơn; Phóng viên phòng Thời sự Đài PT - TH tỉnh LạngSơn

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về nghiên cứucông chúng và công chúng Lạng Sơn với các loại hình báo chí ở nói chung với lĩnhvực truyền hình và thời sự truyền hình nói riêng, có giá trị tham khảo về mặt lý luậnđối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu báo chí, truyền thông.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp các cơ quan báo chí,phóng viên, nhà báo nhận thức rõ hơn vai trò của công chúng đối với báo chí nóichung và loại hình báo hình nói riêng Kết quả của đề tài sẽ cung cấp số liệu vềlượng khán giả tại Lạng Sơn đang theo dõi hai chương trình thời sự và nguyện vọngcủa công chúng Lạng Sơn Những khuyến nghị, giải pháp đề tài đưa ra sẽ góp phầnlàm cho chương trình ngày càng thiết thực, gần gũi, hấp dẫn, sinh động đáp ứng tốthơn nhu cầu thông tin của công chúng; hiện thực hóa nỗ lực định vị thương hiệu,tạo nền tảng làm kinh tế báo chí cho Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn Kết quả này cũngcó thể có giá trị tham khảo với các nghiên cứu công chúng báo chí học và xã hộihọc TTĐC ở các kênh và Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành khác.

7 Kết cấu chi tiết luận văn

Trang 22

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài“Công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trìnhthời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn” được kết cấu với 3 chương cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Quan hệ của công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19hĐài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn

Chương 3 : Nhận đinh của công chúng Lạng Sơn về chương trình thời sự 19hĐài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn cùng nhómgiải pháp thu hút công chúng của hai Chương trình

Trang 23

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Lý Luận về báo chí học, xã hội học truyền thông đại chúng, côngchúng báo chí, công chúng truyền hình

Lý luận báo chí (hay còn gọi là báo chí học) nhằm nghiên cứu toàn diện cácvấn đề trong sự vận hành của hệ thống báo chí Nó làm sáng rõ các phạm trù, kháiniệm cơ bản, tìm ra những mối quan hệ bên trong, sự vận động qua lại giữa bảnthân báo chí với các tiến trình xã hội, phát hiện ra tính quy luật cũng như nhữngphương pháp, nguyên tắc, con đường nhằm tăng cường chất lượng hoạt động củamỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí và cả hệ thống các phương tiện thông tin đạichúng.

Đứng trước một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí cónhững cách riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiềutầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau.Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúngrộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được.

Truyền thông đại chúng (TTĐC), bao gồm báo chí và các kênh truyền thôngkhác như sách, điện ảnh, các phương tiện nghe – nhìn, panô – áp phích… nhưng dotính chất và đặc trưng vốn có của mình, báo chí chiếm vị trí trung tâm, nền tảng vàcó vai trò chi phối, quyết định khuynh hướng, sức mạnh của truyền thông đại chúngnói chung Do đó, trong nhiều trường hợp, người ta dùng khái niệm báo chí để chỉcác phương tiện truyền thông đại chúng; và ngược lại, khi nói truyền thông đạichúng thì trước hết và chủ yếu cũng nói đến báo chí [8, tr.8]

Trong những năm gần đây, truyền thông đại chúng phát triển mạnh Hiệntượng này liên quan đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ Tin họcvà viễn thông đã tăng thêm sức mạnh cho truyền thông đại chúng Ngày nay, nhiềuloại hình phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại vàphát triển trong xã hội hiện đại nhưng vẫn phát huy tác dụng khi tham gia giải quyếtnhững vấn đề mà xã hội đặt ra “Hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng

Trang 24

luôn chịu sự tác động từ hai phía, phía thứ nhất là các thiết chế xã hội mà phươngtiện đó là công cụ (như các tờ báo của các tổ chức chính trị xã hội), và phía thứ hailà công chúng báo chí” [40].

Nghiên cứu báo chí học về truyền thông đại chúng là nghiên cứu về đốitượng và cơ chế tác động của truyền thông đại chúng; các phương tiện, kênh truyềnthông đại chúng; những nguyên tắc cơ bản của của hoạt động truyền thông đạichúng; chức năng xã hội của truyền thông đại chúng… Trong hoạt động báo chí –truyền thông, khi nghiên cứu công chúng – người tiếp nhận, giới nghiên cứu coi côngchúng không chỉ là đối tượng tác động, đối tượng chi phối, điều chỉnh mà còn là lựclượng xã hội quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí – truyền thông Việcnghiên cứu, nắm rõ tính chất, đặc điểm, nhu cầu của công chúng chính là một trongnhững yếu tố hàng đầu đối với bất cứ tổ chức truyền thông nào, từ đó để biết đượcchân dung, diện mạo của đối tượng truyền thông sẽ giúp nhà truyền thông có giảipháp tính toán, điều chỉnh và cải tiến chất lượng nội dung, hình thức, bảo đảm hiệuquả tác động của truyền thông đại chúng. 

1.1.1 Khái niệm Công chúng, công chúng báo chí và công chúng truyềnhình

Công chúng là một cộng đồng xã hội rộng lớn, bao gồm nhiều giới, nhiềutầng lớp xã hội khác nhau và đang cư trú ở một địa bàn nhất định, gắn liền vớinhững mối quan hệ xã hội và hoàn cảnh sống của họ.

Vào năm 1953, nhà xã hội học Eliot Freison đã chỉ ra bốn đặc trưng khu biệtcủa đại chúng trong khái niệm truyền thông đại chúng, là:

- Kết cấu không đồng nhất

- Đó là tập hợp những người không biết nhau.

- Về mặt không gian, các thành viên của công chúng thường cô lập với nhau.- Đại chúng là hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì cũngrất lỏng lẻo, không có yếu tố lãnh đạo [27, tr.60].

Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: Thuật ngữ công chúng được hiểu làquần thể dân cư – không phân biệt thành phần giai cấp, giới tính, nghề nghiệp; tức

Trang 25

nhìn họ như đám đông với tiêu chí địa bàn cư trú (địa phương, vùng miền, lãnh thổ)như đặc điểm nổi trội nhất [9, tr.177]

Theo tác giả Trần Hữu Quang: Công chúng không phải là một tập thể haymột cộng đồng Nó không có cơ cấu tổ chức, mà cũng không có người chỉ huy,không có tập quán hay truyền thống, không có những quy tắc riêng của mình, vàcác thành viên của nó cũng không có ý thức là mình cùng thuộc về một tổ chức haymột cộng đồng nào đó Công chúng cũng không phải là một khối người thuần nhất,giống nhau, ngược lại nó rất phức tạp, bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầnglớp xã hội khác nhau, với những đặc trưng đa dạng và những quyền lợi dị biệt vànhiều khi mâu thuẫn nhau [52, tr.25].

Theo một tài liệu đăng tải trên Blog Nguyễn Bùi Khiêm năm 2012, chỉ ra:

Cùng với sự phát triển của các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng mới ứng dụngcông nghệ hiện đại, công chúng truyền thông đại chúng cũng có những đặc điểm mới,tương đối khác biệt so với những quan niệm truyền thống về công chúng truyền thông đạichúng Có thể so sánh như sau:

Công chúng TTÐC truyền thốngCông chúng TTÐC hiện đại

- Ðại chúng - Phi đại chúng hóa

- Cá nhân nặc danh - Ðề cao, khẳng định “cái tôi”

- Không đồng nhất, bao gồm nhiều giới,tầng lớp khác nhau

- Bao gồm nhiều giới và tầng lớp nhưngđã có một số đặc điểm tương đồng

- Ðộc lập nhau xét về mặt không gian,không ai biết ai

- Tập hợp thành nhóm trong một thế giới“ảo”

- Không có hình thức tổ chức hoặc nếucó thì rất lỏng lẻo, khó có thể tiến hànhmột hoạt động chung và hiếm có khảnăng tương tác

- Tuy hình thức tổ chức cũng chỉ làtương đối trong một thế giới ảo nhưngcó khả năng tương tác cao

- Mức độ ý thức chung không cao - Mức độ ý thức chung tương đối cao

Trang 26

nhưng không kéo dài và thường bị chiphối bởi tính cá nhân

- Thụ động trong quá trình truyền thông - Chủ động lựa chọn thông tin vàphương tiện truyền thông

- Thường chỉ tiếp nhận thông tin, cóphản hồi nhưng tần suất không cao.

- Tiếp nhận, phản hồi và phát tán thôngtin…

Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông với chi phí giá thành vừa phảiđang “phân tách, chia nhỏ” khối quảng đại quần chúng Các kênh truyền thôngchuyên biệt đã hình thành và phát triển ngày một mạnh mẽ Mô hình truyền thôngcổ điển với việc phát tán thông điệp cho quảng đại quần chúng đang dần biến mất,nhường chỗ cho các phân khúc thị trường và công chúng mục tiêu [27, tr.61].

Về khái niệm công chúng báo chí, nhóm tác giả Dương Xuân Sơn – ĐinhVăn Hường – Trần Quang cho rằng: Công chúng (người đọc, nghe, xem) của báochí thuộc tất cả các thành phần cư dân trong xã hội có liên quan đến báo chí (trongđó có cả người làm báo) [56, tr.182] Công chúng báo chí là đối tượng phục vụ vàđích đến của hoạt động báo chí, trong đó bao gồm người đọc, người nghe, ngườixem sản phẩm của các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử.

Trong một nghiên cứu, tác giả Mai Quỳnh Nam đã đưa ra luận điểm: Côngchúng báo chí là một tập hợp xã hội rộng lớn, thậm chí ở họ có thể không có mốiliên hệ nào, nhưng đặc tính giao tiếp của số đông cho thấy tính chất tập thể của kiểugiao tiếp đại chúng Tính chất này trong kiểu giao tiếp ấy tạo nên các tương tác xãhội giữa nguồn phát và người nhận [45].

Tác giả Nguyễn Văn Dững, cho rằng: Trong địa hạt BCTT, công chúng lànhững người, cộng đồng người trực tiếp hay gián tiếp tiếp nhận thông điệp - phátngôn hay các tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí nói chung [9, tr.175]

Từ nhận định của các nhà nghiên cứu, tác giả luận văn đưa ra khái niệm:“Công chúng báo chí là đối tượng tiếp nhận, sử dụng và chịu ảnh hưởng của thôngtin từ cơ quan báo chí Về khía cạnh xã hội, công chúng báo chí là lực lượng quantrọng, quyết định vai trò, vị thế xã hội của cơ quan báo chí; về khía cạnh kinh tế,

Trang 27

công chúng báo chí là người chi trả cho các sản phẩm báo chí do đó họ là kháchhàng của cơ quan báo chí. 

Cũng như tất cả các phương tiện thông tin đại chúng khác, khái niệm côngchúng truyền hình được biết đến khi truyền hình xuất hiện Truyền hình có sức hấpdẫn đặc biệt nhờ khả năng giao tiếp với công chúng bằng cả thị giác và thính giác.Ngày nay khi mà chất lượng kỹ thuật hình ảnh ngày càng hoàn thiện, công nghệtruyền hình đã có những bước tiến vượt bậc, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầutiếp nhận thông tin truyền hình của công chúng.

Theo Trần Bảo Khánh: “Công chúng truyền hình là những người được xemtruyền hình, tiếp nhận thông tin và chịu ảnh hưởng từ các thông tin mà truyền hìnhmang lại” [34, tr.26].

Tựu chung, trong kỷ nguyên số ngày nay, công chúng chịu tác động bởinhiều loại thông tin từ báo in, phát thanh, truyền hình và gần đây là mạng xã hội.Một cá nhân có thể vừa là công chúng của báo in, vừa là công chúng của phát thanh,công chúng của truyền hình, công chúng của báo mạng điện tử vừa là công chúngcủa mạng xã hội Như vậy, cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng đã thayđổi nhanh chóng, đòi hỏi truyền hình nói chung, trong đó có các chương trình thờisự phải đổi mới.

1.1.2 Chương trình truyền hình, chương trình thời sự truyền hình

Về cách hiểu khái niệm Chương trình truyền hình, trong cuốn Truyền thôngđại chúng, tác giả Tạ Ngọc Tấn cho rằng, thuật ngữ chương trình truyền hình được

sử dụng trong hai trường hợp: “Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trìnhtruyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần, trongtháng của một kênh truyền hình hay của cả đài truyền hình; Trường hợp thứ hai,chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh, hoặc kếthợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hìnhthức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát theo định kỳ [58, tr.142]

Còn theo tác giả Dương Xuân Sơn: Chương trình truyền hình là sự liên kết,sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời

Trang 28

gian nhất định được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chàotạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằmmang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả [57, tr.95].

Từ những quan điểm nêu trên, có thể hiểu, chương trình truyền hình là cáchthức giao tiếp chủ yếu của khán giả với truyền hình Chương trình truyền hình làsản phẩm hoàn chỉnh của một tập thể, có sự liên kết, sắp xếp, bố trí các nội dungthông tin của đời sống xã hội theo phạm vi thời gian và chủ đề nhất định, có nộidung và hình thức thể hiện thống nhất, phát sóng trên một khung giờ ổn định nhằmthu hút khán giả

Về khái niệm chương trình thời sự truyền hình, nhóm tác giả G.V.

Cudơnnhetxốp, X.L Xvich, A.La Iurốpki, trong cuốn Báo chí truyền hình, đã cho

rằng: Chương trình thời sự đơn giản giống như một bản tin trên báo, thông báo cácsự việc, hơn nữa đó là những sự việc được phân tích, khái quát Trên thực tế, chủ đềcủa bản tin là không giới hạn: nông nghiệp, nghệ thuật, kinh doanh, sáng chế, các sựkiện trong đời sống, quốc tế, v.v…” [64, tr.83]

Kế thừa những quan điểm trên, cùng thực tiễn công tác, tác giả luận văn đưara quan niệm về chương trình thời sự truyền hình như sau: Chương trình thời sựtruyền hình là một chương trình phát sóng định kỳ, có thời lượng ổn định nhằmtruyền tải những thông tin được nhiều người quan tâm, về tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội một cách ngắn gọn, chính xác, kịp thời, đáp ứng nhiệm vụ tuyêntruyền, định hướng dư luận và nhu cầu thông tin của công chúng, thông qua các thểloại như: tin, phóng sự, phản ánh, ghi nhanh, phỏng vấn …

1.1.3 Vai trò của nghiên cứu công chúng báo chí

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho báo chí cách mạng ViệtNam, luôn quan tâm nhắc nhở những người làm báo Chính người đã nêu một tấmgương sáng trong cách nói, cách viết, cách tiếp cận với công chúng Trong thư gửi

lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng năm 1949, Người khuyên: “Đối tượng của tờbáo là đại đa số dân chúng; một tờ báo không được đại đa số ham chuộng thì

Trang 29

không xứng là một tờ báo” Người cũng căn dặn: “Muốn viết báo thì cần gần gụiquần chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực”

Những lời khuyên bảo đó của Hồ Chủ tịch luôn nhắc nhở những người làmbáo cần tôn trọng công chúng của mình, một công chúng có trình độ và có ý thức, từhình thức tờ báo, từ chữ in, từ cách bố cục nội dung bài vở, tranh ảnh minh họa đếncách sắp xếp chương trình, các chuyên mục trên phát thanh, truyền hình, mạngInternet Càng ít sai lỗi, báo chí càng có được những bạn đồng hành đáng tin cậy từphía công chúng [56, tr 185]

Có thể nói, công chúng là đối tượng sống còn của báo chí Không có một cơquan báo chí nào lại không mong muốn có công chúng đông đảo và không có ngườiđọc nào lại không mong muốn mình có trong tay một tờ báo, tạp chí hay, được nghexem một chương trình phát thanh, truyền hình cuốn hút về hình thức, sâu sắc về nộidung, hợp lý về giá cả Do đó, muốn hoạt động báo chí có hiệu quả, đòi hỏi ngườilàm báo phải biết đến công chúng của mình, coi họ như khách hàng, là đối tượngphục vụ đặc biệt Để biết được đối tượng phục vụ, nhất thiết người làm báo phải đisâu vào bản chất, nghiên cứu kỹ đối tượng, tạo lập được sự hiểu biết chung nhằmgây được ảnh hưởng và làm thay đổi cách suy nghĩ và hành vi của công chúngthông qua hoạt động truyền thông.

Ở mỗi giai đoạn, công chúng truyền hình đều có sự khác nhau về thu nhập,địa vị xã hội, cách thức tiếp nhận và sử dụng thông tin truyền hình Trong dòngchảy xã hội hiện đại ngày nay khiến công chúng thường lựa chọn hình thức thôngtin nhanh gọn, trực tiếp, dễ hiểu, dễ nhớ Do đó, các cơ quan báo chí, bao gồm cácđài truyền hình muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng đổi mới, nâng cao chấtlượng nội dung thông tin cũng như hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu, mongđợi của khán giả trong và ngoài nước

1.2 Điều kiện phát triển của báo chí Lạng Sơn và công chúng Lạng Sơn1.2.1 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam Diện tích8.310 km2 , gồm 10 huyện và 01 thành phố, 226 xã, phường, thị trấn Dân số toàn

Trang 30

tỉnh là trên 788 nghìn người, trong đó dân số nông thôn chiếm trên 80% Giống nhưcác tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc ít người chiếm số đông(84,74 % tổng số dân của tỉnh) Là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, trongđó người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%, người Kinh chiếm 15,3%, ngườiDao chiếm 3,5 %, người Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm  khoảng1,4 %

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn có bước phát triển ổnđịnh, duy trì được đà tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2017, đạt35 triệu đồng Bên cạnh đó, mạng lưới thông tin liên lạc là một trong những lĩnhvực sớm được đầu tư, đổi mới với tốc độ phát triển nhanh, đồng bộ và hiện đại.Mạng viễn thông kỹ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới11/11 huyện, thành phố, 100% xã, các cửa khẩu Mạng bưu cục của tỉnh được tổchức chặt chẽ, nên công văn, thư tín, điện tín hàng ngày vẫn đến tận các bản làngvùng cao Hệ thống phát thanh, truyền hình, đường truyền mạng Internet được đầutư xây dựng

1.2.2 Điều kiện tiếp nhận báo chí của công chúng tỉnh Lạng Sơn

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 3 cơ quan báo chí của tỉnh, gồm: Báo Lạng Sơn;Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn, Tạp chí Văn nghệ Xứ Lạng thuộc HộiVăn học nghệ thuật tỉnh Đồng thời có 3 cơ quan báo chí trung ương thường trúgồm: Báo Nhân dân, Báo Tiền phong và Thông tấn xã Việt Nam Cùng với đó,nhiều sở, ban, ngành có bản tin nội bộ, tập san, trang thông tin điện tử của ngành…góp phần làm phong phú kênh thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lạng Sơn, đến năm 2017, Lạng Sơncó 3 doanh nghiệp kinh doanh cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát trên địa bànvới tổng số điểm phục vụ bưu chính là 229 điểm, sản lượng phát hành báo chí duytrì ổn định từ 7 đến 8 triệu tờ, cuốn/năm; 214/226 xã, phường, thị trấn đã có báo đếntrong ngày Mạng lưới viễn thông tiếp tục phát triển nhanh chóng, rộng khắp cả vềlượng và chất, đưa dịch vụ về tới vùng sâu, vùng xa; mật độ điện thoại đạt 85,2 thuêbao/100 dân, số thuê bao di động trên địa bàn toàn tỉnh năm 2017 là 784.000 thuê

Trang 31

bao, trên 822.000 thuê bao Internet; phát sóng kênh truyền hình Lạng Sơn trên vệtinh đảm bảo phủ sóng truyền hình 100% địa bàn tỉnh; quan tâm đầu tư, củng cố,nâng cấp 11 đài truyền thanh – truyền hình cấp huyện, 226 đài truyền thanh xã,phường, thị trấn.

Với việc dịch vụ Internet ngày càng phát triển, đến cả những bản làng vùngsâu, vùng xa, giúp cho công chúng Lạng Sơn có điều kiện tiếp xúc với các loại báochí đa phương tiện và báo điện tử Tuy nhiên, việc cập nhật thông tin về tình hìnhchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh vẫn được đại đa số côngchúng tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận qua các chương trình phát sóng của Đài Truyền hìnhquốc gia và Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, đặc biệt là chương trình thời sự 19hĐài THVN và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn

1.3 Vài nét về chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thờisự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn

1.3.1 Chương trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) được thành lập năm 1970, phủ sóng 100%trên toàn lãnh thổ Việt Nam và phủ sóng vệ tinh hầu hết các khu vực trên thế giới.Đến nay Đài THVN đã chuyển toàn bộ các kênh truyền hình quảng bá từ VTV1 đếnVTV9 phát sóng theo tiêu chuẩn độ nét cao (HDTV).

VTV1 là kênh thời sự tổng hợp của Đài Truyền hình Việt Nam Từ ngày31/3/2014, kênh VTV1 bắt đầu phát sóng theo chuẩn truyền hình độ nét cao HD.Kênh VTV1 dành phần lớn thời lượng cho nội dung các chương trình thời sự, chínhluận với hàng loạt các tin tức, chuyên mục cập nhật nhằm truyền tải thông tin nhanhnhạy, chính xác và tin cậy đến nhân dân, đồng thời khẳng định vai trò chủ đạo trongcông tác tuyên truyền, định hướng dư luận Sự ra đời và các bước phát triển củachương trình thời sự gắn với sự ra đời và phát triển của Đài truyền hình Việt Nam.Vì tin tức thời sự là thể loại cơ bản của báo chí truyền hình nên nó ra đời ngay từbuổi đầu tiên phát sóng thử nghiệm chương trình truyền hình: lúc 19 giờ ngày7/9/1970 tại 58 Quán Sứ, Hà Nội Đến nay, kênh VTV1 – Đài truyền hình ViệtNam, mỗi ngày phát sóng 18 chương trình thời sự Trong đó, chương trình thời sự

Trang 32

phát sóng lúc 19 giờ hàng ngày là chương trình quan trọng nhất, hay nhất và tậptrung sự đầu tư lớn nhất cũng như được đông đảo khán giả quan tâm nhất Hiện nay,thời lượng của một chương trình thời sự 19 giờ của Đài truyền hình Việt Nam là 45phút, kể cả tin thế giới

1.3.2 Chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnhLạng Sơn

Đài Phát thanh Lạng Sơn được thành lập vào năm 1979, đến năm 1991 đượcđổi tên thành Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn Sau gần 40 năm xây dựngvà phát triển, Đài PT-TH Lạng Sơn đã duy trì ổn định hoạt động của 2 loại hình báochí là phát thanh và truyền hình Hiện nay, Đài PT-TH Lạng Sơn phát sóng truyềnhình 18 tiếng trên ngày từ 6h00 đến 24h00 Đặc biệt, kể từ ngày 21/8/2013, Đài PT-TH Lạng Sơn đã phát sóng chính thức kênh truyền hình Lạng Sơn (LSTV) trên vệtinh vinasat Việc phát sóng quảng bá kênh LSTV trên vệ tinh là phù hợp với xu thếphát triển chung của thời đại, điều đó đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc tuyêntruyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cácnhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương Đồng thời, quảng bá hình ảnhcủa Lạng Sơn đến với đông đảo người dân trong, ngoài tỉnh và quốc tế Như vậy,cùng với việc phát sóng analog, truyền hình cáp, MyTV, truyền hình vệ tinh trướcđây, đến năm 2013, truyền hình internet là loại hình truyền dẫn phát sóng thứ 5 cácchương trình của Đài PT-TH Lạng Sơn Đài Phát thanh truyền hình Lạng Sơn đãphủ sóng truyền hình 90% số hộ, phủ sóng phát thanh 100% số hộ.

Hiện nay, cùng với các chương trình, chuyên mục, chuyên đề, phim truyện,quảng cáo, hàng ngày kênh LSTV phát sóng 6 chương trình – Bản tin thời sự vàocác khung giờ 6h; 9h; 10h; 12h; 15h; 19h45 Trong đó chương trình thời sự tổnghợp phát sóng khung giờ 19h45 là chương trình quan trọng nhất, nội dung tập trungtuyên truyền một cách kịp thời chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của cấpủy, chính quyền địa phương đến với mọi tầng lớp nhân dân và các dân tộc trongtỉnh Đồng thời, thông tin phản ánh một cách toàn diện tình hình kinh tế - xã hội củatỉnh; động viên khích lệ tinh thần lao động sản xuất, học tập, biểu dương các nhân

Trang 33

tố mới, các nhân tố điển hình tiên tiến, tích cực đấu tranh ngăn chặn từng bước đẩylùi tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng và các tệ nạn xã hội Thời lượng một chươngtrình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn là 30 phút, kể cả tin thế giới

1.4 Kết cấu chương trình thời sự 19h Đài THVN và chương trình thờisự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn

1.4.1 Kết cấu chương trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam

Về kết cấu một chương trình thời sự truyền hình chính là sự sắp xếp các chấtliệu: Tin, phóng sự, phỏng vấn thành một chương trình hoàn chỉnh, ở đó thể hiệnmục đích thông tin; quy mô, tầm quan trọng và sự đa dạng của thông tin.

Hiện nay, thông thường kết cấu chương trình thời sự 19h của Đài truyền hìnhViệt Nam sẽ là: Mở đầu bằng hình hiệu, tiếp đến là phần giới thiệu các tin chính,tiếp sau là tin, bài được sắp xếp theo trật tự của các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xãhội, văn hóa, tin thế giới Đây là kết cấu được duy trì tương đối ổn định, phản ánhcách thức thông tin hợp lý, vì nó thể hiện tính trang trọng của sự kiện Mặt khác,việc duy trì kết cấu chương trình ổn định sẽ giúp người làm công tác biên tập, tổchức sản xuất thực hiện một cách thuận lợi, đồng thời tạo điều kiện cho khán giả dễdàng tiếp nhận, theo dõi được nội dung muốn quan tâm.

Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, khi xảy ra những thảm họa lớn,đột xuất (như những trận động đất, sóng thần, bão lũ, tai nạn nghiêm trọng…), thìnhững tin này được xếp lên đầu chương trình để tạo sự chú ý ngay lập tức chongười xem, thể hiện độ nóng của tin tức và sự quan tâm của xã hội, cũng như làmtăng độ hấp dẫn của chương trình

Việc Chương trình được sắp xếp hợp lý sẽ giúp người xem dễ tiếpnhận thông tin Vì phục vụ số đông khán giả cả nước nên chương trình phảicó những vấn đề chung nổi bật và những vấn đề riêng mang sắc thái vùngmiền có ý nghĩa với số đông khán giả Ngoài việc đặc biệt ưu tiên các hoạtđộng quan trọng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chương trìnhthời sự 19 giờ luôn sắp xếp những vấn đề liên quan đến mạng sống củanhiều người như thiên tai, dịch bệnh, thảm họa,…những vấn đề trong nước

Trang 34

và thế giới được đông đảo khán giả quan tâm lên phần đầu chương trình.

(PVS số 1, phỏng vấn nhà báo N.H, Trưởng phòng Thư ký Biên tập, BanThời sự, Đài THVN)

Ví dụ, chương trình thời sự 19h (thứ 6, ngày 14/9/2017) Đây là ngày diễn ranhiều sự kiện chính trị của các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, nhưng đâycũng là ngày cơn bão số 10 ảnh hưởng đến các tỉnh miền Trung nước ta, gây ranhiều thiệt hại, nên Ban Biên tập đã linh hoạt, dành hơn 15 phút đầu chương trìnhđể cập nhật tình hình cơn bão, sau đó mới đến những tin tức về chính trị, kinh tế,văn hóa, tin tức quốc tế … chứ không theo kết cấu cố định là đưa tin có tính chất lễnghi, các hoạt động bình thường của lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên trên.

Ngoài việc sắp xếp tin, bài một cách hợp lý, hệ thống hình đồ họa giới thiệutin chính, giới thiệu tin tiếp theo, hình cắt… được bố trí phát sóng vào những thờiđiểm thích hợp trong chương trình thời sự 19 giờ đã góp phần tạo nhịp điệu, tăng sựchú ý của khán giả, giúp khán giả dễ theo dõi, dễ nắm bắt vấn đề, thỏa mãn đượcnhu cầu về thông tin, đồng nghĩa với việc tăng tính hấp dẫn của chương trình

1.4.2 Kết cấu chương trình thời sự tổng hợp Đài Phát thanh – Truyềnhình tỉnh Lạng Sơn.

Chương trình thời sự tổng hợp của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh LạngSơn trong thời gian khảo sát có thời lượng 30 phút, với kết cấu thông thường cũngkhá tương đồng với chương trình thời sự 19h của Đài THVN, đó là: Mở đầu bằnghình hiệu, tiếp đến là phần giới thiệu các tin chính, tiếp sau là tin, bài được sắp xếptheo trật tự của các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tin thế giới và chàohết Đây là kết cấu đảm bảo trật tự sắp xếp tin, bài ổn định nhưng không cứng nhắc(trong trường hợp đặc biệt có thể thay đổi trật tự), vừa bảo đảm định dạng cơ bảncủa chương trình, nhưng vẫn linh hoạt trong những trường hợp đặc biệt Thời gianqua, chương trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH Lạng Sơn cũng đã mạnh dạn đổimới, khi trên địa bàn tỉnh có những tin tức mới, đột xuất, được dư luận xã hội quantâm, đặc biệt là những tin tức về hỏa hoạn thiên tai được Ban Biên tập sắp xếp đưangay vào đầu chương trình, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

Trang 35

Ví dụ, trong chương trình thời sự tổng hợp tối thứ 2, ngày 10/7/2017, đây làngày xảy ra vụ cháy chợ Tân Thanh (thuộc huyện Văn Lãng) Vụ cháy đã gây thiệthại lớn về kinh tế Do đó, chương trình thời sự của Đài PT-TH Lạng Sơn đã đưanhững thông tin xung quanh vụ cháy chợ lên đầu chương trình, sau đó mới đếnphần tin tức về hoạt động của lãnh đạo tỉnh và các nội dung khác

Thời gian qua, lãnh đạo Đài PT-TH Lạng Sơn đã tổ chức mời chuyên gia tưvấn, xây dựng lại bố cục chương trình thời sự nhằm đảm bảo thông tin đầyđủ nhanh chóng, chính xác các ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của các đ/c lãnh đạotỉnh; các sự kiện, vấn đề diễn ra trên địa bàn tỉnh, trong nước và quốc tế vớihình ảnh rõ nét, nội dung xác thực, hình thức thể hiện sinh động, thu hútđược đông đảo các tầng lớp nhân dân theo dõi (PVS số 3, phỏng vấn nhà

báo V.K.O – Phó Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn)

Trong cấu trúc chương trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH Lạng Sơn còncó xen kẽ thêm phần tin tức trong nước, khai thác từ nguồn Truyền hình Thông tấnxã Việt Nam Trong đó, ưu tiên những tin tức dân sinh gần gũi, liên quan đến đờisống nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là những tin tức vềlĩnh vực y tế, dịch bệnh, giáo dục, việc làm… được Ban Biên tập thực hiện chắt lọc,biên tập lại cho ngắn gọn, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của khán giả Lạng Sơn.Qua đó Phần đã góp phần làm phong phú thêm nội dung thông tin được chuyển tảitrong các chương trình thời sự của Đài PT-TH Lạng Sơn, đáp ứng tối đa nhu cầucủa công chúng xem truyền hình trên địa bàn tỉnh.

Ví dụ chương trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH Lạng Sơn ngày12/3/2018, Ban Biên tập đưa vào chương trình 4 tin khai thác từ nguồn Truyền hìnhThông tấn xã Việt Nam, gồm: Một số thay đổi trong quy chế thi THPT quốc gia;Ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2018; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩuphụ; Cơ hội vàng cho du lịch Việt Nam

1.4.3 Sự giống và khác nhau giữa chương trình thời sự 19h Đài THVNvà chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn

* Sự giống nhau:

Trang 36

Trước hết, có thể thấy, cấu trúc chương trình thời sự 19h Đài THVN vàchương trình thời sự tổng hợp Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn về cơ bản là giống nhau.Chương trình đều có kết cấu chung với các tiểu mục cố định: nhạc hiệu, intro, chàođầu và giới thiệu tin chính, tin chính trị, tin kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốcphòng, tin thế giới và chào hết Thời lượng các phần – mục được phân bổ hợp lý

Về thể loại, chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam và Đài TH Lạng Sơn, đều có các thể loại, đó là: Tin, phóng sự ngắn và ghi nhanh Trong đóthời lượng dành cho tin là nhiều nhất

PT-Về tính chất thông tin của hai chương trình, đều thể hiện những tính chất cơbản của chương trình thời sự, đó là: Tính cập nhật; ngắn gọn; chính xác; kháchquan; định hướng dư luận; giáo dục, nâng cao hiểu biết và tính phổ cập đại chúng.

* Sự khác nhau:

Về khung giờ phát sóng và thời lượng phát sóng, chương trình thời sự 19hcủa Đài truyền hình Việt Nam phát sóng từ 19h đến 19h45 hàng ngày, với tổng thờilượng là 45 phút Còn chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV của Đài PT-TH Lạng Sơn có tổng thời lượng là 30 phút, phát sóng từ 19h45’ đến 20h15’ hàngngày

Về người dẫn chương trình thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam là cácBiên tập viên, mỗi chương trình gồm hai người, thường là một nam và một nữ Cònchương trình của Đài PT-TH Lạng Sơn, người dẫn chỉ có một phát thanh viên

Đối với chương trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam là chương trìnhkết hợp giữa thông tin phát trực tiếp với tin tức gián tiếp (được thực hiện trước, đãhoàn thiện file phát sóng) Trong đó, yếu tố trực tiếp được thực hiện bằng nhiềuhình thức linh hoạt, như: Phát sóng thẳng từ trường quay phần xuất hiện dẫnchương trình của biên tập viên; Phóng viên xuất hiện tại hiện trường, tường thuậttrực tiếp với khán giả về sự kiện, hay trao đổi với người đang dẫn chương trình thờisự; Lập cầu truyền hình, nối sóng với nơi đang diễn ra sự kiện, phát hình xen vớicác tin tức khác trong chương trình thời sự; Riêng những sự kiện có tầm quan trọngđặc biệt, có thể làm những chương trình thời sự với thời lượng tương đối dài, truyền

Trang 37

hình trực tiếp trọn vẹn hay phần diễn biến chính của sự kiện Do đó, tính thời sựnóng hổi của thông tin được đảm bảo tối đa, tin tức được dễ dàng cập nhật nhiều lầntrong chương trình đang phát sóng Những phóng viên đang đi công tác ở tỉnh xa,thậm chí ở nước ngoài có thể đưa tin trực tiếp về ngay lúc đang phát hình thời sự.Các vấn đề, sự kiện quan trọng đột xuất luôn được ưu tiên đưa lên đầu bản tin Cònđối với chương trình thời sự tổng hợp trên kênh LSTV hoàn toàn thực hiện giántiếp, theo kiểu “đóng gói” Tin, bài, phóng sự sau khi phóng viên viết, dựng thô sẽđược chuyển cho bộ phận kỹ thuật dựng hoàn chỉnh và sắp xếp thứ tự theo vỏ bảntin đã được duyệt Sau đó, lãnh đạo Đài và phòng Thời sự tổ chức duyệt thành phẩmbản tin và chỉnh sửa lỗi, rồi chuyển sang bộ phận truyền dẫn phát sóng đợi đến19h45 phút hàng ngày thì phát sóng Vì vậy chương trình bộc lộ yếu điểm trongviệc cập nhật thông tin mới.

Trang 38

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã nêu những vấn đề cơ bản về tình hình nghiên cứubáo chí học, xã hội học truyền thông đại chúng, công chúng báo chí, công chúngtruyền hình với những khái niệm, quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới vàViệt Nam Đồng thời nêu ra những đặc trưng nổi bật của công chúng truyền thôngđại chúng truyền thống và công chúng truyền thông hiện đại, nhận diện những thayđổi nhanh chóng trong cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng trong kỷnguyên số Chương 1 cũng đã làm rõ các định nghĩa về chương trình truyền hình vàchương trình thời sự truyền hình, qua đó tác giả đã đưa ra quan điểm riêng củamình.

Trong chương này còn nhấn mạnh đến vai trò của nghiên cứu công chúngbáo chí nói chung và công chúng truyền hình nói riêng, trong đó khẳng định: Hoạtđộng nghiên cứu công chúng sẽ giúp cơ quan báo chí nhận diện được đặc điểm đốitượng tiếp nhận thông tin, hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng thương hiệu;thu hút sự quan tâm của công chúng.

Cũng trong chương 1, tác giả đã nêu khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế- xã hội và điều kiện tiếp nhận báo chí của công chúng ở tỉnh miền núi biên giớiLạng Sơn – Nơi có đông đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao sinh sống Bên cạnh đó,chúng tôi cũng nêu những nét cơ bản về chương trình thời sự 19h của Đài THVN vàchương trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn cùng những nét tươngđồng và khác biệt của hai chương trình.

Căn cứ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu vềquan hệ của công chúng Lạng Sơn với chương trình thời sự 19h của Đài THVN vàchương trình thời sự tổng hợp của Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn tại chương 2.

Trang 39

Để phục vụ việc nghiên cứu đề tài “Công chúng Lạng Sơn với chương trình

thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài Phátthanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn”, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi,thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu Trong đó, điều tra bằng bảng hỏi với 400 người tạicác phường, xã, thị trấn của 4 huyện - thành phố (Văn Lãng, Lộc Bình, Hữu Lũng,thành phố Lạng Sơn) của tỉnh Lạng Sơn Trong đó có hai địa bàn biên giới là huyệnVăn Lãng và huyện Lộc Bình; hai địa bàn nội địa là huyện Hữu Lũng và thành phốLạng Sơn

Trong số 4 huyện, thành phố nêu trên, chúng tôi tiến hành điều tra ở 16 khuvực khác nhau để đảm bảo tính đại diện của mẫu Thời gian tiến hành cuộc điều tratừ ngày 20/8/2018 đến ngày 15/9/2018 Phiếu hỏi được các điều tra viên phỏng vấntrực tiếp Các đối tượng điều tra được lựa chọn tuân theo tỷ lệ thống kê về giới tính,nghề nghiệp và lứa tuổi Do số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009không còn phù hợp nên chúng tôi chọn đối tượng điều tra dựa trên số liệu thống kênăm 2017 do Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn cung cấp

Theo thống kê năm 2017, dân số Lạng Sơn là 778,4 nghìn người, trong đódân số nam chiếm 50,12%; dân số nữ chiếm 49,88% Như vậy kết quả trả lời về giớitính của phiếu điều tra có sự chênh lệch không đáng kể, có thể nói là khá tươngđồng với tỷ lệ giới tính chung của tỉnh Lạng Sơn.

Tỉnh Lạng Sơn được đánh giá là đang trong thời kỳ có cơ cấu “dân số vàng”,tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm số lượng lớn Đặc điểm “trẻ hóa” nàygiúp cho công chúng Lạng Sơn có điều kiện thuận lợi trong tiếp nhận thông tin quacác phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và thông tin trong chương trình

Trang 40

thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam và chương trình thời sự tổng hợp Đài PT-THLạng Sơn nói riêng.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, tập trung đông đồng bào thiểu sốsinh sống, trong đó dân tộc Tày và Nùng chiếm gần 80%, dân tộc Kinh chỉ chiếmgần 17%; tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn của ngườidân những năm gần đây được cải thiện nhưng so với nhiều địa phương trong cảnước thì trình độ học vấn cao ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ tương đối thấp Với đặc đểmvề mặt bằng dân trí sẽ là một trong những yếu tố chi phối mức độ tiếp nhận thôngtin và tâm lý tiếp nhận thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng nóichung và trong các chương trình thời sự nói riêng.

Để đảm bảo tính khách quan cho mẫu, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằngbảng hỏi dành cho các đối tượng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau với địa bàn cưtrú ở cả thành thị và nông thôn; khu vực nội địa và khu vực biên giới nhằm tạo sựđa dạng và đồng đều, phản ánh cơ cấu ngành nghề tại địa phương.

Bảng 2.1 Cơ cấu ngành nghề của mẫu điều tra công chúng Lạng Sơn từ 15

tuổi trở lên

Tỉ lệ (%)

Học sinh/Sinh viên 49 12

Cán bộ, Công chức, Viên chức 56 14Kinh doanh dịch vụ 48 12Nghỉ hưu, nội trợ 36 9

Nguồn: Cuộc điều tra tháng 9/2018

Ngày đăng: 07/12/2019, 08:48

Xem thêm:

Mục lục

    1. Lý do lựa chọn đề tài

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    7. Kết cấu chi tiết luận văn

    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1.1. Lý Luận về báo chí học, xã hội học truyền thông đại chúng, công chúng báo chí, công chúng truyền hình

    1.1.1. Khái niệm Công chúng, công chúng báo chí và công chúng truyền hình

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w