1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NHIEM TRUNG TIEU O TRE NHO

2 426 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

Nhiễm trùng tiểu trẻ nhỏ Gửi lúc 10:06 - Mon, 27/04/2009 Nhiễm trùng tiểu là một bệnh rất thường gặp trẻ em, đặc biệt là trẻ gái nhưng lại dễ bị bỏ sót vì dấu hiệu rất mơ hồ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây sốt kéo dài. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy thận, cao huyết áp. Bệnh hay gặp bé gái hơn bé trai vì đường tiểu nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài đi ngược vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Nhiễm trùng vùng âm hộ nữ cũng dễ dẫn đến nhiễm trùng tiểu vì lỗ tiểu và cửa âm hộ kế bên nhau. Người ta thường thấy hai bệnh này đi cùng nhau những bé gái hay ngồi lê la dưới đất mà không mặc quần áo hay vải quần quá mỏng. Ngoài ra, các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con gáo thường hay có thói quen lau chùi từ dưới lên trên (khi trẻ tư thế nằm) tức là từ sau ra trước. Chính động tác này đã vô tình đem vi khuẩn từ hậu môn ra lỗ tiểu và lỗ âm hộ. Do đó, đa số các nhiễm trùng tiểu đều do vi khuẩn E.coli có rất nhiều trong phân gây ra. Ngoài ra, bệnh còn do Proteus, Klebsiella… cũng có trong phân. những trẻ bị giun kim không được điều trị, chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước. Đặc biệt, dễ mắc nhiễm trùng tiểu là những trẻ có điều bất thường hệ niệu như tắc nghẽn đường tiểu (ví dụ van niệu đạo sau), bị Trào ngược bàng quang - niệu quản, có sỏi niệu hoặc những trẻ được làm thủ thật niệu khoa như đặc ống thông tiểu, soi bàng quang,… Các triệu chứng thường mơ hồ và thay đổi theo lứa tuổi: • trẻ sơ sinh: có thể nóng sốt hoặc ngược lại chỉ là hạ thân nhiệt dưới 36 độ C, trẻ Bú kém, ói mửa, tiêu chảy hoặc đơn thuần là vàng Da kéo dài. • trẻ nhỏ dười 2-3 tuổi: sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, biếng ăn hoặc chỉ đơn thuần là không tăng cân. • trẻ lớn: có các triệu chứng điển hình như tiểu gắt buốt, tiểu đau, tiểu đục, tiểu lắt nhắt, đái dầm trong nhiễm trùng đường tiểu dưới (còn gọi là viêm bàng quang) hay sốt cao, đau hông lưng, đau bụng trong nhiễm trùng đường tiểu trên (còn gọi là viêm đài bể thận). Nếu bị viêm đài bể thận mãn, trẻ thường không có triệu chứng, chỉ bị cao huyết áp khi có sẹo thận do các áp xe khi lành để lại. Việc chẩn đoán nhiễm trùng tiểu thì chắc chắn khi xét nghiệm cấy nước tiểu thấy có vi khuẩn gây bệnh. Bạch cầu cũng có thể hiện diện trong nước tiểu. Để điều trị, đối với nhiễm trùng đường tiểu dưới, chỉ cần một loại kháng sinh uống trong 10-14 ngày như amoxicillin, ampicillin, bactrin,… Đối với nhiễm trùng tiểu trên, phải kết hợp hai loại kháng sinh bằng đường tiêm như cephalosporin cộng với gentamycin. Vì việc điều trị khá dài ngày và đôi khi tốn kém, nên tốt nhất là phòng ngữa không cho trẻ lê la dưới đất. Vệ sinh tốt vùng âm hộ, rửa sạch đít cho trẻ sau mỗi lần đi tiêu. Dù rửa hay lau cũng phải tuân theo nguyên tắc từ trước ra sau, rồi lại từ trước ra sau cho đến khi sạch hẳn. Mặc quần cho trẻ, dù là gái hay trai (ta thường cho trẻ truồng để khõi thay quần, quần bé trai lại thường xẻ đáy). Vải quần nên tránh loại nylon vì nóng và bí hơi, mà chọn thứ thấm hút tốt, thoáng mát và mềm mại như vải sợi. Xổ lãi định kỳ cho trẻ để diệt lãi kim. Cho uống nhiều nước để trẻ tiêu nhiều. Nước tiểu sẽ tống xuất vi khuẩn thành niệu đạo đang đi ngược lên bàng quang. Không có nước tiểu cũ bị ứ đọng thường xuyên trong bàng quang nên không có điều kiện để vi khuẩn trú ngụ lâu. Nhìn màu nước tiểu, thấy vàng sậm và nóng là dấu hiệu lượng nước tiểu ít và lâu trong bàng quang. Cho trẻ ăn trái cây hay uống vitamin C. khi đó, nước tiểu sẽ bị acid hóa sẽ là điều kiện bất lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Theo: Bibi . hộ. Do đó, đa số các nhiễm trùng tiểu đều do vi khuẩn E.coli có rất nhiều trong phân gây ra. Ngoài ra, bệnh còn do Proteus, Klebsiella… cũng có trong phân hay ngồi lê la dưới đất mà không mặc quần o hay vải quần quá mỏng. Ngoài ra, các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con g o thường hay có thói quen lau chùi từ dưới

Ngày đăng: 16/09/2013, 11:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

• Ở trẻ lớn: có các triệu chứng điển hình như tiểu gắt buốt, tiểu đau, tiểu đục, tiểu lắt nhắt, đái dầm trong nhiễm trùng đường tiểu dưới (còn gọi là viêm bàng quang) hay sốt cao, đau hông lưng, đau bụng trong  nhiễm trùng đường tiểu trên (còn gọi là viêm - NHIEM TRUNG TIEU O TRE NHO
tr ẻ lớn: có các triệu chứng điển hình như tiểu gắt buốt, tiểu đau, tiểu đục, tiểu lắt nhắt, đái dầm trong nhiễm trùng đường tiểu dưới (còn gọi là viêm bàng quang) hay sốt cao, đau hông lưng, đau bụng trong nhiễm trùng đường tiểu trên (còn gọi là viêm (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w