1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế định ly hôn với việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em

15 3,7K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 123,5 KB

Nội dung

Chế định ly hôn với việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ……… 1

NỘI DUNG ……… 1

1 Vài nét về chế định ly hôn ……… 1

1.1 Khái niệm ly hôn .……… 1

1.2 Căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ VN ……… 1

1.3 Điều kiện hạn chế ly hôn ……… 3

1.4 Các trường hợp ly hôn và đường lối giải quyết ……… 4

1.5 Hậu quả pháp lý ……… 4

2 Chế định ly hôn với việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em … 7

2.1 Một số chính sách của Nhà nước về việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em saukhi ly hôn ……… 7

2.2 Thực tiễn về việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em sau ly hôn …… 11

3.Một số giải pháp hoàn thiện chế định hôn nhân với việc bảovệ bà mẹ và trẻ em ……… 12

KẾT LUẬN ……… 14

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Nếu như trong xã hội phong kiến và thực dân nửa phong kiến, ngừoiphụ nữ và trẻ em thường bị chèn ép thì trong xã hội hiện đại ngày nay, vai trò,thiên chức của nguời phụ nữ và việc chăm lo cho tương lai con trẻ càng đượcđề cao Xuất phát từ tinh thần ấy, pháp luật dần có những quy định về việc bảovệ bà mẹ và trẻ em, dần được cụ thể hóa trong các chế định kết hôn, ly hôn,…

Có thể nói rằng “Chế định ly hôn với việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em” là một

nội dung quan trong trong luật HN&GĐ nói riêng và trong các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước nói riêng.

Thực tế có rất nhiều vấn đề liên quan đến nội dung này đang dần trởnên phức tạp và gây nhìu khó khăn cho việc giải quyết của Tòa án Vậy nộidung nay được hiểu thế nào? Vì sao bảo vệ bà mẹ và trẻ em sau khi ly hôn làđiều quan trong và cần thiết? Chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ bà mẹ và trẻ emsau khi ly hôn? Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu để tìm câu trả lời cho cácthắc mắc nêu trên.

NỘI DUNG1 Vài nét về chế định ly hôn1.1 Khái niệm ly hôn

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết

định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng.

1.2 Căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ VN* Khái niệm căn cứ ly hôn:

Căn cứ ly hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong phápluật mà chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó, Tòa án mới được xử cho lyhôn Như vậy, căn ly hôn chính là chuẩn mực pháp lý mà dựa vào đó Tòa ánđánh giá thực chất mối quan hệ vợ chồng để giải quyết, tức là dựa vào bảnchất hôn nhân chứ không phải lỗi.

Trang 3

* Nội dung căn cứ ly hôn:

Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:

“1 Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng,đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòaán quyết định cho ly hôn.

2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mấttích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao nêu rõ:

“8.a.1 Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau,như: Người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc ngườichồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơquan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như:Thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhânphẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổchức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

- Vợ, chồng không chung thủy với nhau, như: Có quan hệ ngoại tình,đã được người chồng hoặc người vợ hay bà con than thích của họ, hoặc cơquan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình.8.a.2 Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thểkéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại đã đạt đến mức trầmtrọng như điểmna.1 mục 8 này chưa Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở,hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tụcsống ly than, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ,xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồngkhông thể kéo dài được.”

Trang 4

Khi thực tế quan hệ vợ chồng trong “tình trạng trầm trọng, đời sống

chung không thể kéo dài” thì thường dẫn tới hậu quả “mục đích hôn nhânkhông đạt được” Ở đây, cần hiểu mục đích hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ

nghĩa là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bên vững.Mục đích hôn nhân còn có thể hiểu trên góc độ riêng tư, đó là tình yêu, tráchnhiệm giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình.

Nhận xét:

Dựa vào những căn cứ ly hôn được quy định tại điều 89 Luật HN & GĐvà các nôi dung được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTPngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, ta nhậnthấy việc giải quyết hôn nhân không dựa vào hình thức bên ngoài và đã quyđịnh tương đối rõ ràng, cụ thể căn cứ ly hôn Tuy nhiên, trên thực tế tùy từngtrường hợp mà có cách xử lý khác nhau và việc giải quyết cũng phụ thuộcnhiều vào trình độ, khả năng phán đoán và trạng thái tâm lý của thẩm phán.

1.3 Điều kiện hạn chế ly hôn

Điều 85 Luật HN & GĐ năm 2000 quy định:

“1 Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyếtviệc ly hôn.

2 Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười haitháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.”

Phân tích điều luật này, ta nhận thấy:

- Thứ nhất, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn chỉ có thể là quyềncủa vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mà không thể chuyển giao cho bất kỳ ai.

- Thứ hai, Luật chỉ quy định “vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười

hai tháng tuổi”; do đó, nếu người vợ đang thuộc một trong các trường hợp

nêu trên, không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố đứa trẻ dưới mườitháng tuổi là ai thì người chồng vẫn không có quyền yêu cầu ly hôn mà quyềnyêu cầu ly hôn chỉ thộc về người vợ Đây cũng chính là việc bảo quyền lợi củabà mẹ và trẻ em trong chế định ly hôn.

Trang 5

1.4 Các trường hợp ly hôn và đường lối giải quyết

Trên thực tế xảy ra trường hợp ly hôn là do ý chí của một bên hoặc docả hai bên thuận tình.

* Trường hợp 1: Ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu.

Sau khi lấy lời khai của hai bên, Tòa án tiến hành thu thập thêm thôngtin bổ sung đồng thời xác nhận lại lời khai của cả hai bên Sau đó, Tòa tiếnhành hòa giải đoàn tụ vì mặc dù có yêu câu ly hôn nhưng có thể bên yêu cầuchưa hiểu hết hậu quả sau ly hôn và cũng để mỗi bên tự nhận biết được lỗi củamình, ở đây, mục đích duy nhất là nhằm để nguyên đơn rút đơn Nếu hòa giảikhông thành, Tòa tiến hành xét xử Việc xét xử cũng chia thành 2 trường hợp:chấp nhận yêu cầu ly hôn nếu đủ căn cứ hoặc bác yêu cầu ly hôn nếu xét thấychưa đủ yêu cầu ly hôn Quyết định của Tòa án là độc lập, dựa vào các căn cứthực tế chứ không dựa vào ý chí nguyên đơn.

* Trường hợp 2: Ly hôn do thuận tình

Việc giải quyết ly hôn do thuận tình có thủ tục pháp lý cũng tương tựnhư trường hợp 1 nhưng sau khi hòa giải không thành, Toà tiến hành xét xửtheo các hướng:

- Hướng 1: Công nhận thỏa thuận ly hôn nếu các bên thực sự, tự nguyệnly hôn; thỏa thuận được với nhau về vấn đề con cái và tài sản chung Từ đó,có căn cứ để tuyên bố ly hôn.

- Hướng 2: Mở phiên tòa nếu hai bên vợ chồng không tự thỏa thuậnđược với nhau về vấn đề con chung và tài sản chung.

- Hướng 3: Bác yêu cầu thuận tình ly hôn nếu các bên không thực sự tựnguyện ly hôn và chưa có đủ căn cứ ly hôn.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng việc giải quyết ly hôn do thuận tìnhcũng chứa đựng yếu tố bảo vệ quyền lợi của trẻ em sau ly hôn vì vấn đề conchung được xem là một nội dung quan trọng trong chế định này Đó là mộttrong những yếu tố tác động đến hướng giải quyết trường hợp ly hôn này.

1.5 Hậu quả pháp lý

Trang 6

- Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng:

Khi bản án quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quanhệ vợ chồng được chấm dứt Tức là, người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kếthôn với người khác và sau khi ly hôn nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng sẽchấm dứt hoàn toàn (như là: nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhaucùng tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng, quyền đại diện cho nhau,…), dù vợ chồng có thỏa thuận được hay không thỏa thuận được thì Tòa ánvẫn sẽ quyết định Tuy nhiên, một số quyền nhân than khác không ảnh hưởng,không thay đổi dù vợ chồng ly hôn như quyền về họ tên, tôn giáo, dân tộc,quốc tịch, nghề nghiệp,…).

- Chia tài sản củavợ chồng khi ly hôn:

Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000: Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.

1 Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoảthuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết Tài sản riêng của bên nào thì thuộcquyền sở hữu của bên đó.

2 Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xéthoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bênvào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này Lao động của vợ, chồng tronggia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thànhniên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động vàkhông có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghềnghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bênnào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình đượchưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Trang 7

3 Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ,chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Mặc dù việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một vấn đề phứctạp, thường xảy ra nhiều tranh chấp và còn gặp vướng mắc trong xét xử nhưngnhìn chung, Tòa án có thể áp dụng các nguyên tắc quy định tại Điều 95 LuậtHN&GĐ năm 2000 đồng kết hợp với các truờng hợp cụ thể được quy định tạiĐiều 96, 97, 98 và Điều 99 Luật HN&GĐ năm 2000; nhằm bảo vệ quyền lợichính đáng về tài sản của mỗi bên vợ chồng cũng như các thành viên kháctrong gia đình có liên quan Có thể nói rằng, Điều 95 Luật HN&GĐ quy địnhnguyên tắc chia tài sản nhưng còn mang tính chung chung dẫn đến việc có thểxuất hiện hành vi “lách luật”, tùy tiện áp dụng luật Chẳng hạn, khoản 1 Điều95 Luật HN&GĐ năm 2000 mới chỉ đề cao quyền “tự định đoạt” của vợchồng nhưng lại không quy định “sự thỏa thuận của vợ chồng” phải được Tòaán công nhận.

- Giải quyết cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng là quy kết của quan hệhôn nhân hợp pháp, phát sinh kể từ khi ly hôn Đây là một trong những quyênvà nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân của vợ chồng, được pháp luật thừanhận và đảm bảo thực hiện ngay cả trong trường hợp vợ chồng ly hôn.

Điều 60 Luật HN&GĐ năm 2000: “Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng

thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụcấp dưỡng theo khả năng của mình” Như vậy, theo Luật định, giải quyết cấp

dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn được đặt ra khi có các điều kiện: thứnhất là một bên khó khăn, túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chínhđáng và thứ hai là bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Về mức cấp dưỡng sẽ do vợ chồng thỏa thuận căn cứ vào khả năng, thunhập thực tế của người có nghĩa vụ trợ cấp và nhu cầu thiết yếu của ngườiđược cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết Khi có lyhôn chính đáng mức cấp dưỡng có thể thay đổi Việc thay đổi mức cấp

Trang 8

dướngo các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứĐiều 53, 54 và khỏan 6 Điều 61 Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết.

- Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000: Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục,nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.

1 Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáodục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất nănglực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tựnuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

2 Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụcủa mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà ánquyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọimặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng củacon.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếucác bên không có thoả thuận khác.

Theo quy định này, việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡngcon là quan hệ nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, không phụ thuộc và quan hệhôn nhân của cha mẹ có tồn tại hay không Nói cách khác, sau khi ly hôn,quan hệ giữa vợ, chồng chấm dứt nhưng quan hệ giữa cha, mẹ với con vẫn tồntại Vợ, chồng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ với con chung Mọi quyền vànghĩa vụ là bình đẳng trong việc yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụccon Bên cạnh việc đáp ứng nguyện vọng của cha mẹ, việc nuôi hay cấpdưỡng cho con còn có thể tham khảo ý kiến của con nhằm bảo vệ lợi ích củađứa trẻ.

2 Chế định ly hôn với việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em

2.1 Một số chính sách của Nhà nước về việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em saukhi ly hôn

Trang 9

Nhìn chung, các điều luật của chế định ly hôn trong Luật HN&GĐ đềudựa trên tinh thần bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trong những năm gần đây, vấn đềnày đang được chú trọng quan tâm nhiều; việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em có thểxem là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án xem xét, giải quyết lyhôn Cụ thể như sau:

* Trong điều kiện hạn chế ly hôn:

Theo quy định tại Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2000 vợ, chồng hoặc cảhai người đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn Tuy nhiên, xuấtphát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ quyền lợi chính đáng củangười vợ và con chưa thành niên, phụ nữ có thai và thai nhi, cũng tại Điều 85

Luật còn quy định thêm: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con

dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn” Với

quy định này, cần hiểu rằng, trong quan hệ vợ chồng, việc sinh đẻ không phảiđơn thuần là việc riêng của người vợ, đó là trách nhiệm chung của cả hai vợchồng Vì vậy, phải thấy được trách nhiệm chung đó để giải quyết vấn đề lyhôn cho thỏa đáng, hợp lý, hợp tình nhằm bảo đảm quyền lợi của phụ nữ vàcon cái, bảo vệ lợi ích của gia đình và xã hội Cũng theo quy định này thìtrường hợp hạn chế yêu cầu ly hôn chỉ áp dụng với người chồng mà không ápdụng đối với người vợ Bởi ly hôn thường để lại cho người phụ nữ nhữnggánh nặng về tâm lý, theo đó sức khỏe cũng không được đảm bảo Tuy nhiên,trong mọi khoảng thời gian, dù người vợ đang có thai hoặc đang nuôi condưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết,mâu thuẫn gia đình đến mức sâu sắc, mục đích của hôn nhân không đạt được;nếu duy trì sẽ bất lợi cho quyền lợi của người vợ, ảnh hưởng tới sức khỏe củangười vợ hoặc thai nhi hay trẻ sơ sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì Tòaán vẫn giải quyết theo thủ tục chung

Lật ngược lại vấn đề, ta nhận thấy quy định này có thể hiểu là chỉ cầnngười vợ đang mang thai (bất kể là với ai) hay người vợ đang nuôi con duới12 tháng tuổi (kể cả trường hợp người chông không là bố đứa trẻ) thì chông

Trang 10

vẫn không có quyền yêu cầu ly hôn Vậy, nếu người vợ cứ “tiếp tục” mangthai rồi lại nuôi con dưới 12 tháng tuổi (bất kể là của ai) thì viêc người chồngvẫn không được yêu cầu ly hôn còn tiếp tục đến bao giờ?? Lúc này, có thực sựlà bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em nữa hay không??

* Trong nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn

Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “… Việc chia tài sản chung

của vợ, chồng được dựa theo nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củavợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vidân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình…”.

Như vây, lợi ích của bà mẹ và trẻ em đã được quy định hết sức cụ thể trongluật định và trở thành một nguyên tắc quan trọng trong việc Tòa án giải quyếtly hôn Điều này cho thấy, bảo vệ bà mẹ và trẻ em sau khi ly hôn là điều tấtyếu, hoàn toan phù hợp với truyền thống văn hóa cũng như pháp luật ViệtNam.

* Trong việc giải quyết cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Sau khi ly hôn, người vợ thường gặp nhiều khó khăn về vật chất là tìnhtrạng tương đối phổ biến ở nước ta hiện nay Bởi vậy, việc cấp dưỡng giữa vợvà chồng là điều cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà mẹvà trẻ em sau khi ly hôn Theo đó, Điều 60 Luật HN&GĐ năm 2000 có quy

định: “Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có

lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”.

Tuy nhiên, trên thực tế việc từ chối, không chấp nhận yêu cầu cấpdưỡng vẫn xảy ra khi chứng minh được việc cấp dưỡng là “vượt quá khả năngcủa mình” Điều này, làm cản trở đến việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em đồng thờiđây cũng đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay.

* Trong nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Nhằm bảo vệ sự phát triển toàn diện của trẻ em, pháp luật hôn nhân và

gia đình cũng quy định: “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông

nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên…” (khoản 1 Điều

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w