1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai3.thoat hoi nuoc.doc

3 705 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Bài 3. THOÁT HƠI NƯỚC -------- o0o -------- I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật. - Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. - Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. II. Kiến thức trọng tâm Cấu tạo của lá thích nghi với sự thoát hơi nước và sự điều tiết hơi nước của cây qua điều tiết độ mở khí khổng. III. Phương pháp và phương tiện dạy học: - Phương pháp: o Phương pháp chính: giảng giải. o Phương pháp xen kẽ: thảo luận nhóm và vấn đáp. - Phương tiện dạy học: o Hình 3.1/trang 15, hình 3.2 và 3.3/trang 17, hình 3.4/trang 18-SGK. o Mô hình động cơ chế điều tiết độ mở khí khẩu, máy vi tính, màng hình. IV. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh. <1 phút> 2. Kiểm tra bài cũ: <5 phút> Sử dụng 2 trong các câu hỏi sau: 1/. Nêu con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ, cấu tạo nào của dòng mạch gỗ phù hợp với chức năng vận chuyến như thế? * Động lực đẩy của dòng mạch gỗ? 2/. Nêu con đường vận chuyển của dòng mạch rây, cấu tạo nào của dòng mạch rây phù hợp với chức năng vận chuyến như thế? * Động lực đẩy của dòng mạch rây? 3/. Điểm khác nhau trong động lực đẩy của dòng mạch rây và dòng mạch gỗ? tại sao có điểm khác nhau đó? 3. Vào bài: <1 phút> Trong bài trước ta đã nói về sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá. Bài này chúng ta nghiên cứu sâu quá trình thoát hơi nước ở lá. Một nhà sinh lý thực vật Nga nói rằng: “Thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu của cây”. Tại sao thoát hơi nước lại là “tai hoạ” và lại là “tất yếu” của cây? – vào bài. 4. Tiến trình bài học: <35 phút> Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài mới  Yếu cầu học sinh đọc mục I/trang 15 rồi so sánh lượng nước thoát ra môi trường và lượng nuớc tích lũy trong cơ thể thực vật? Học sinh đọc SGK  trả lời * Lượng nước thoát ra là quá lớn so với lượng nước mà cây tích lũy lại I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC - Tạo ra lực hút nước. Tuần: 02 Tiết: 01 --- Trang 1 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh  Cây thoát hơi nước nhầm mục đích gì?  Vai trò nào của thoát hơi nước đối với thực vật là quan trọng nhất?  Hai học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận rút ra vai trò của thoát hơi nước  trả lời câu hỏi Tổng hợp kiến thức đã học  trả lời. - Điều hòa nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước - Tạo điều kiện cho CO 2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp  Chia nhóm: mổi nhóm 6 học sinh cùng thảo luận nội dung: - Mô tả cấu tạo của lá ? - Cấu tạo nào của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước? - Mối tương quan giữa số lượng khí khổng và cường độ thóat hơi nước ở mặt trên và mặt dưới của lá và ở các cây sống ở các diều kiện môi trường khác nhau?  Bổ sung Các nhóm học sinh dựa vào hình 3.1 và bảng 3 làm rõ các yêu cầu của giáo viên mô tả cấu tạo của lá - Lớp cutinbiểu bì lục mô giậumô xốp(có gân lá)biểu bì, khí khổng…  Báo cáo kết quả  hoàn chỉnh nội dung. II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ: 1.Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước: Hình3.1/SGK - Biểu bì lá có nhiều khí khổng, có lớp cutin bao phủ (trừ khí khổng) - Thường mặt dưới nhiều khí khổng hơn mặt trên. -Số lượng khí khổng tỉ lệ thuận với cường độ thoát hơi nước. -Sự thoát hơi nước qua lá còn thực hiện qua lớp cutin. -Những loài thực vật sống ở môi trường càng khô thì số lượng khí khổng càng ít và ngược lại.  Có mấy con đường thoát hơi nước ở lá? Đó là những con đường nào?  Quan sát hình trong sgk  cơ chế thoát hơi nước qua khí khổng?  Thoát hơi nước qua lớp cutin được thực hiện như thể nào? Quá trình thoát hơi nước chịu ảnh hưởng của các tác nhân nào? Học sinh dựa vào sgk  trả lời Học sinh quan sát hình, suy nghĩ  trả lời Tổng hợp kiến thức đã học  trả lời. Dựa vào SGK  trả lời 2. Hai con đương thoát hơi nước: a. Qua khí khổng:(Chủ yếu) Cấu tạo khí khổng: gồm hai tế bào hình hạt đậu có thành dày và thành mỏng. - Khi no nước: - Khi mất nước: b. Qua lớp cutin: theo cơ chế khuyết tán, lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại III. CÁC TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC: -Nước: ảnh hưởng thông qua sự điều tiết độ đống mở khí khổng. -Ánh sáng: Độ mở khí khổng càng tăng khi cường đọ ánh sáng tăng và ngược lại. - Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng.  Lượng nước hút vào: A  Lượng nước thoát qua lá:B IV. CÂN BẰNG VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG: -Lượng nước hút vào: A Tuần: 02 Tiết: 01 --- Trang 2 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh  Điều gì xảy ra khi A=B?  Điều gì xảy ra khi A>B?  Điều gì xảy ra khi A<B?  Làm thế nào để biết được nhu cầu nước của cây? Tổng hợp kiến thức đã học  trả lời Học sinh suy nghĩ  trả lời Học sinh suy nghĩ  trả lời Học sinh suy nghĩ  trả lời 2 học sinh ngồi gần thảo luận ý kiến  trả lời -Lượng nước thoát qua lá:B * khi A=B:mô đủ nước cây phát triển bình thường * khi A>B:mô thừa nước cây phát triển bình thường * khi A<B:mô thiếu nước cây mất nước héochết -Cần chẩn đoán nhu cầu nước của cây để tưới nước hợp lí cho cây. 5. Củng cố và dặn dò: <2 phút> - Hỏi: Có điều gì khác nhau khi ta đứng dưới bóng cây xanh và khi ta đứng dưới mái che làm bằng các loại vật liệu nhân tạo? Tại sao có điều khác nhau đó?  Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tích cực hưởng ứng phong trào “Môi trường xanh - sạch - đẹp”. - Học sinh ghi nhớ nội dung tóm tắt trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: <1 phút> Trả lời các câu hỏi ở cuối bài và vẽ hình 3.1 vào vở. Ngày soạn: 31/08/2008 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn NGÔ DUY THANH Tuần: 02 Tiết: 01 --- Trang 3 ---

Ngày đăng: 16/09/2013, 05:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w