1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo TK 08-09,nhiệm vụ 2009-2010(Đại học)

16 297 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 138 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ THẢO (2) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2009 BÁO CÁO TÓM TẮT TỔNG KẾT NĂM HỌC 2008 - 2009 và PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 - 2010 KHỐI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Để chuẩn bị tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2008 - 2009 khối các trường đại học, cao đẳng, ngày 03 tháng 7 năm 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 5551/BGDĐT-GDĐH gửi các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng yêu cầu báo cáo tổng kết năm học theo 9 nội dung: 1) Tình hình và kết quả thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành; 2) Công tác tuyển sinh và đào tạo; 3) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; 4) Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; 5) Công tác hợp tác quốc tế; 6) Tài chính và cơ sở vật chất, thiết bị trường học; 7) Công tác quản lý học sinh, sinh viên; 8) Một số nhiệm vụ khác và 9) Các đề xuất, kiến nghị. Đến hết ngày 10 tháng 8 năm 2009, Bộ Giáo dục và đào tạo đã nhận được báo cáo của 205 trường (95 trường đại học và 110 trường cao đẳng), đạt 54,5% số trường có báo cáo so với tổng số trường đại học, cao đẳng trong toàn hệ thống. Hầu hết các báo cáo gửi về Bộ đều rất chi tiết, rõ ràng các kết quả trường đã triển khai tổ chức thực hiện, những khó khăn vướng mắc trong triển khai nhiệm vụ và đề xuất về các giải pháp cần tập trung triển khai trong năm học tới. Trên cơ sở quản lý và qua báo cáo của các trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng báo cáo tổng kết năm học 2008 - 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 khối các trường đại học, cao đẳng. Báo cáo tổng kết kiểm điểm kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo Chỉ thị số 56/2008/CT- BGDĐT ngày 3/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá những mặt được, chưa được, những hạn chế yếu kém, phân tích nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục và xác định những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009 - 2010. Báo cáo tóm tắt này đã đuợc gửi tới Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng qua mạng giáo dục từ thứ 5 ngày 20/8/2009 và đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp. 1 Tại Hội nghị hôm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo tóm tắt những đặc điểm nổi bật nhất của năm học 2008 - 2009 và những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009 - 2010 như sau: PHẦN I KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008 - 2009 Năm học 2008 - 2009 là năm thứ ba toàn ngành giáo dục tổ chức thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; là năm học thứ ba các đại học, học viện, các trường đại học và trường cao đẳng thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam giai đoạn 2006 - 2020; Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; đồng thời tiếp tục triển khai cuộc vận động “Hai không” với chủ đề mới của năm học là: “Đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin”. Năm học 2008 - 2009 Giáo dục đại học Việt Nam đang triển khai nhiều chương trình, đề án để thực hiện tiến trình đổi mới sâu sắc và toàn diện trong toàn hệ thống, từ cơ chế đến chính sách, từ nội dung đến hình thức và phương thức thực hiện, như: Đẩy mạnh việc áp dụng các chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới (gọi tắt là Chương trình tiên tiến); xây dựng 4 trường đại học có trình độ quốc tế bằng vốn vay của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á; Chương trình đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường ĐH, CĐ đến năm 2020; Chương trình bồi dưỡng giảng viên các trường đại học, cao đẳng; Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy; Đẩy mạnh đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội; Đổi mới phương thức triển khai hoạt động khoa học công nghệ; Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục đại học; Tăng cường thực hiện tín dụng sinh viên;… Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2008 - 2009 theo Chỉ thị số 56/2008/CT-BGDĐT ngày 3/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn hệ thống giáo dục đại học đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể là: I. CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT A. Về công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học 1. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học đã được ban hành, làm căn cứ pháp lý cho các trường tổ chức triển khai, thực hiện và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý các cấp. 2 Cụ thể, các văn bản sau đã được ban hành trong năm học vừa qua là: Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (Thông tư số 02/2009/TT-BGDĐT ngày 02/02/2009); Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ vừa làm vừa học (Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2008); Quy định về đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học (Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2008); Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học (Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008); Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ (Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/8/2008); Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ (Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009); Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên (Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008); Điều lệ trường cao đẳng (Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009); Điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học (Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009); Quy chế tổ chức và hoạt động trường đại học tư thục (Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/04/2009);… 2. Đẩy mạnh thí điểm áp dụng các chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới. Đề án Đào tạo theo chương trình tiên tiến đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay đã triển khai đào tạo 23 chương trình tiên tiến tại 17 trường đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt đánh giá thường xuyên, định kỳ để đảm bảo triển khai đúng yêu cầu, mục tiêu của Đề án. Kết quả bước đầu cho thấy trong các trường triển khai chương trình tiên tiến đang thực sự tạo ra môi trường đào tạo mới, có sự gắn kết giữa học với hành, chất lượng giảng viên và sinh viên được nâng cao rõ rệt; chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá đã theo kịp với các trường đối tác. 3. Xây dựng 4 trường đại học trình độ quốc tế. Là các trường đại học nghiên cứu công lập, phi lợi nhuận, chất lượng cao tiến tới trình độ quốc tế, bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á với mức trên 100 triệu đô la Mỹ cho mỗi trường. Phấn đấu 1 trong 4 trường đại học này sẽ được xếp hạng trong top 200 thế giới vào năm 2025; tạo động lực cho đổi mới hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; có khả năng giải quyết những vấn đề lý thuyết và thực tế, đóng vai trò quan trọng cho phát triển đất nước, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia trong phát triển kinh tế toàn cầu. 4. Triển khai mạnh mẽ chủ trương đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức 3 Hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội các ngành: Chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản (ngày 3 05/11/2008); Y Dược (ngày 27/12/2008) và Công nghệ cao (ngày 11/04/2009). Tại các Hội thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký văn bản thoả thuận hợp tác với các Bộ trong đào tạo và sử dụng nhân lực; các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng cũng đã ký kết hàng trăm văn bản thoả thuận và hợp đồng trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; đồng thời cam kết cung ứng các dịch vụ hỗ trợ đào tạo, tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên các trường thực hành, thực tập, làm quen với môi trường lao động nghề nghiệp. Tính đến nay, các hợp đồng đặt hàng đào tạo từ các Tổng công ty và các doanh nghiệp lớn khác đã lên đến trên 10.000 lao động từ trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học. 5. Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2009 Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2009 được tổ chức nghiêm túc, trật tự, an toàn và đúng quy chế, được dư luận xã hội hoan nghênh và đánh giá cao. Trong điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước, khi nhu cầu học tập của thanh niên còn rất lớn, năng lực đáp ứng của các trường có hạn, giải pháp “3 chung” tiếp tục phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả rõ rệt, đảm bảo mặt bằng chất lượng tuyển chọn, từng bước góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng, đại học. 6. Trong năm học vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 31 chương trình khung giáo dục đại học, nâng tổng số chương trình khung đã được ban hành lên 207; đã chỉ đạo các trường triển khai việc rà soát các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đang được thực hiện tại các trường, trên 3.800 chương trình đào tạo đã được rà soát và đang tiếp tục hoàn thiện danh mục ngành đào tạo cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (mã cấp IV) để ban hành; Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ đạo các trường đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, thi kiểm tra, đánh giá, biên soạn giáo trình đảm bảo đủ giáo trình có chất lượng phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, nhất là các môn học chuyên ngành. 7. Hoạt động NCKH trong năm học 2008 - 2009 đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ kế cận. Nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã gắn với các đề tài NCKH các cấp. Các đề tài NCKH góp phần xây dựng tiềm lực của các trường trong lĩnh vực đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho các doanh nghiệp, các địa phương góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Một số kết quả nghiên cứu quan trọng đã tạo ra được những công nghệ, sản phẩm khoa học có tính ứng dụng cao. 8. Tổng kết, đánh giá tình hình xây dựng và hoạt động của các trường đại học, cao đẳng thành lập từ năm 1998 đến 2008 và khẳng định những ưu điểm, những nội dung cần tập trung khắc phục của việc thành lập và nâng cấp các trường 4 đại học, cao đẳng trong 10 năm qua. Việc thành lập và nâng cấp các trường đại học, cao đẳng đã chú ý đến cơ cấu vùng miền, nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao của địa phương, nhu cầu học tập của các đối tượng khó khăn. Các trường được nâng cấp, thành lập đã góp phần to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng miền và mỗi địa phương, tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giảm tải lượng sinh viên ở 2 thành phố lớn, giảm sức ép đáng kể việc tăng quy mô tuyển sinh hàng năm, tạo cơ hội nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn cho người lao động. 9. Công tác Hợp tác quốc tế có nhiều hoạt động mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thành công Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế lần đầu tiên ở Việt Nam (tháng 7/2008), với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới; tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Bộ trưởng Bộ trưởng Giáo dục các nước Á Âu lần thứ 2 (ASEMME 2) tại Việt Nam (tháng 5/2009). Tham gia Hội nghị này có các quan chức cao cấp của Chính phủ và Bộ Giáo dục của 45 nước thuộc Châu Á và Châu Âu và một số Tổ chức Quốc tế. 10. Đề án đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục - đào tạo đã được Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị ngày 05/3/2009 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII. Đề án đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 35/2009/NQ- QH12 ngày 19/6/2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015; cơ chế quản lý tài chính giáo dục và đào tạo đã được xác lập tạo ra nguồn lực để phát triển giáo dục đào tạo, là tiền đề mới cho phát triển giáo dục đào tạo ở giai đoạn sau. B. Trong hoạt động thực tiễn ở các trường đại học, cao đẳng 1. Triển khai các cuộc vận động đã thực sự có sự đổi mới trong nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường. Từng trường đã thành lập các Ban chỉ đạo, có kế hoạch hành động cụ thể, xem xét và đánh giá để xác định các vấn đề như: ngành học nào, khoa nào, hệ đào tạo nào, trình độ đào tạo nào đang tồn tại tình trạng đào tạo không đạt chuẩn đào tạo, sinh viên, học viên ra trường không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp ở trình độ tương ứng. Phong trào đã được thực hiện bằng nhiều hoạt động và giải pháp cụ thể, mang lại hiệu quả thiết thực như xây dựng và tuyên bố chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo, xây dựng ngân hàng đề thi, thiết lập các kênh thông tin để công khai yêu cầu đào tạo, năng lực đào tạo và tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp 1 năm;… 5 2. Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tiếp tục được các trường quan tâm, tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tổng số giảng viên cơ hữu của các trường đại học, cao đẳng là 61.190 người, tăng 5.070 người (tăng 9,03%) so với năm học 2007 - 2008. Trong đó, số giảng viên có chức danh giáo sư là 320 người (tăng 6 người); số giảng viên có chức danh phó giáo sư là 1.966 người (tăng 121 người); số giảng viên có trình độ tiến sĩ là 6.217 người (tăng 335 người); thạc sĩ là 22.831 người (tăng 2.556 người). So với năm học 2007 - 2008, năm học này tỷ lệ giảng viên trong các trường cao đẳng có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ đều tăng (tiến sĩ tăng 95 người và thạc sĩ tăng 931 người). Trong các trường đại học, giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng 236 người và có trình độ thạc sĩ tăng 1.625 người. Đây là một cố gắng và quyết tâm rất lớn của các trường đại học, cao đẳng năm học vừa qua trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo Chỉ thị 40 của Ban bí thư và Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Năm học qua, đã có nhiều trường đại học chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với khoá tuyển sinh hệ chính quy năm 2008; bên cạnh đó, nhiều trường đã xây dựng và tuyên bố lộ trình chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ vào năm học 2009 - 2010 và các năm tiếp theo. Theo đó, các trường đã rà soát lại chương trình đào tạo, kết cấu lại chương trình, chuẩn bị đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, xây dựng các chương trình phần mềm để chuyển đổi có hiệu quả. 4. Đến nay đã có 24 trường đại học đăng ký và được giao nhiệm vụ với tổng số 1.830 giáo trình để đưa lên thư viện giáo trình điện tử. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được trên 1.000 giáo trình từ các trường, trong đó 937 giáo trình đã được hoàn thiện và đưa lên mạng, không kể 166 giáo trình đã được đưa lên mạng từ đầu năm 2008. Số lượt truy cập Website là 11.668.958 lượt (cập nhật hồi 13:45 ngày 08/8/2009) và nhận được hàng chục nghìn ý kiến khen ngợi, góp ý qua mục đóng góp ý kiến có sẵn trên website tại mỗi giáo trình. 5. Các trường đã nghiêm túc thực hiện đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai công tác rà soát và tái cấu trúc lại chương trình đào tạo của từng ngành, đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu, đảm bảo tính liên thông, phù hợp với nhu cầu nhân lực thực tiễn ở địa phương và của ngành; đặc biệt các chương trình đào tạo đã xác định rõ mục tiêu đào tạo, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, chuẩn đầu ra và vị trí làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. 6. Thực hiện Chỉ thị số 56/2008/CT-BGDĐT ngày 3/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2008 - 2009, đã có 118 trường cao đẳng, đại học tổ chức Hội thảo cấp trường về đổi mới phương pháp giảng dạy và gửi báo cáo về Bộ. Theo hầu hết các báo cáo, nhận thấy sự chuyển biến khá rõ nét cả về nhận thức lẫn hành động đối với yêu cầu bức thiết 6 cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới thi kiểm tra, đánh giá. Chính vì vậy, các trường đã có sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt theo hướng giảng dạy phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của người học; lấy người học làm trung tâm, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác thi; công khai, minh bạch việc đánh giá kết quả học tập của người học, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo đội ngũ sinh viên vừa có kiến thức sâu, rộng, vừa có kỹ năng tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng. 7. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội nhiều trường đã tổ chức các buổi hội thảo về chương trình hành động đào tạo theo nhu cầu xã hội, tổ chức các ngày hội tư vấn việc làm, chủ động tìm đến doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu, ký kết các hợp đồng đào tạo nhân lực, mời doanh nghiệp tham gia xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo, qua đó các trường nhận thức được nhu cầu bức thiết phải xác định chuẩn đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Nhìn chung, một không khí sôi động về đẩy mạnh đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội đang lan tỏa sâu rộng trong hệ thống các cơ sở đào tạo từ dạy nghề, TCCN đến CĐ và ĐH. II. HẠN CHẾ, YẾU KÉM 1. Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng tăng đáng kể trong 10 năm vừa qua, đặc biệt số lượng trường ngoài công lập (trường tư thục) phát triển nhanh chóng, nhưng năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo một số trường còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập. Chưa phân cấp mạnh mẽ nhiệm vụ quản lý cho các địa phương có trường ĐH, CĐ đóng trên địa bàn, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp Bộ với các địa phương chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, nên không kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm của trường. Có thể nói hệ thống giáo dục đại học phát triển nhanh về mạng lưới, quy mô, nhưng phương pháp quản lý, cơ chế quản lý chưa theo kịp. 2. Tiến độ triển khai các cuộc vận động còn chậm, chưa quyết liệt. Ở một số trường, các cuộc vận động chưa đi vào thực chất, còn mang nặng tính hình thức, một số cán bộ, đảng viên, sinh viên nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và vị trí của các cuộc vận động, nên còn thờ ơ, đứng ngoài cuộc, chưa tích cực hưởng ứng và tham gia. Công tác quản lý ở một số trường còn lỏng lẻo, bộc lộ yếu kém, dẫn đến khiếu kiện, tố cáo, gây bức xúc trong đội ngũ cán bộ công chức và dư luận xã hội; thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, vì vậy các hiện tượng gian lận, tiêu cực trong các hoạt động giảng dạy, học tập, thi kiểm tra đánh giá vẫn còn tồn tại. 7 3. Chưa tập hợp và phát huy được trí tuệ tập thể của đội ngũ cán bộ, giảng viên cho sự phát triển của trường, chưa tạo động lực để cán bộ, giảng viên và sinh viên nâng cao trách nhiệm, phát huy sức sáng tạo vì uy tín và “thương hiệu” của trường. Các tấm gương tiêu biểu trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chống lại các hiện tượng tiêu cực trong trường, trong khoa (như chạy thày, chạy điểm, học hộ, thi hộ, sao chép luận văn, luận án…) chưa được biểu dương kịp thời. Ngược lại, các hiện tượng gian lận, tiêu cực chưa bị phát hiện kịp thời, xử lý không dứt điểm, thiếu cương quyết. 4. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đào tạo cao đẳng, đại học hệ không chính quy và hoạt động liên kết đào tạo của nhiều trường còn mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và hình thức đào tạo; tổ chức và quản lý giảng dạy chưa đúng quy định. Đào tạo trình độ tiến sĩ ở nhiều cơ sở đào tạo không gắn liền với nghiên cứu khoa học; chất lượng luận văn và luận án chưa cao; việc đánh giá luận văn, luận án vẫn còn tình trạng nể nang, xuê xoa, chưa thật sự nghiêm khắc, thẳng thắn và khách quan. Nhiều nghiên cứu sinh không thật sự nghiêm túc trong học tập và thi cử; gây dư luận xấu trong giới tri thức khoa học và xã hội; làm ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo và chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao của các cơ sở đào tạo. 5. Đối với các trường thành lập mới, nâng cấp từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng hoặc cao đẳng lên đại học (chủ yếu là các trường tư thục và trường đóng tại các địa phương) chưa thực hiện đúng các cam kết khi thành lập trường, tiến độ triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển trường chậm làm ảnh hưởng đến điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Hạn chế lớn nhất là đội ngũ giảng viên cơ hữu thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Tỷ lệ giảng viên có chức danh GS, PGS và trình độ TS, Ths thấp so với mặt bằng chung của toàn hệ thống giáo dục đại học. Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành vẫn còn thiếu thốn nhiều, hệ thống thư viện nhỏ bé, nghèo nàn, chưa cung cấp đủ thông tin cho giảng viên và người học, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhất là các ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ. Quy mô đào tạo của các trường, nhìn chung, vượt quá khả năng cho phép theo quy định và năng lực đào tạo để đảm bảo chất lượng. 6. Năng lực quản lý của Ban giám hiệu một số trường đại học, cao đẳng, trong đó có vai trò và trách nhiệm của Hiệu trưởng còn yếu, bộc lộ nhiều hạn chế, nên công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động của trường còn lúng túng, bị động và kém hiệu quả, dẫn đến sai sót, vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật, phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy tố trước pháp luật. Một số trường ngoài công lập nội bộ còn mất 8 đoàn kết, mâu thuẫn giữa Hội đồng quản trị với Ban giám hiệu nhà trường, đã dẫn đến khiếu kiện, tố cáo lẫn nhau. PHẦN II NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2009 - 2010 Chủ đề của năm học 2009 - 2010: “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Các nguyên tắc để xác định nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009 - 2010 nhằm thực hiện thành công và có hiệu quả chủ đề của năm học là: 1. Xác định tầm nhìn chiến lược năm học 2009 - 2010, là năm học thứ ba của giai đoạn 3 năm đột phá vào việc nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội. Năm học này, bằng mọi giải pháp, huy động mọi nguồn lực tạo nên chuyển biến thực sự, đột phá về chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. 2. Đổi mới công tác quản lý ở tất cả các cấp từ Trung ương đến các cơ sở đào tạo, tạo sự chuyển biến tích cực về lề lối làm việc và thông thoáng trong chỉ đạo, điều hành ở Trung ương và quản lý trực tiếp ở các trường; nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý, quản trị trường đại học. 3. Ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học; tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra ở các cấp; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm. 4. Tăng cường phân cấp và nâng cao tính tự chủ, trách nhiệm xã hội của các trường theo Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 5. Các trường công khai trên trang thông tin điện tử (Website) và tài liệu in của trường về 3 công khai: công khai cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo thực tế, công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm và học lên trình độ cao hơn sau 1 năm ra trường; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng như cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên và công khai thu chi tài chính theo đúng quy chế công khai quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Kiên quyết lập lại trật tự, kỷ cương học đường, lành mạnh hoá môi trường sư phạm trong các nhà trường; tăng cường đầu tư để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho các hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên và 9 sinh viên, tạo động lực và sáng tạo cho người dạy, tạo hứng thú và say mê cho người học; sinh viên phải biết chịu trách nhiệm về kết quả học tập và tương lai nghề nghiệp của mình, bỏ được những tiêu cực trong học tập, nghiên cứu, nhất là đối với hệ đào tạo không chính quy. 7. Nhà nước tạo điều kiện và hỗ trợ để các trường đảm bảo chất lượng đào tạo như: tăng học phí, chương trình đào tạo chất lượng cao thì thu cao, xây dựng giáo trình .; thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học; Xây dựng chương trình khung làm cơ sở để trường xây dựng chương trình đào tạo; Đào tạo giảng viên có trình độ ThS, TS cho các trường; Đầu tư các dự án: dự án đại học, triển khai các chương trình tiên tiến,…; Thúc đẩy đào tạo theo nhu cầu xã hội; Cho vay để mua sắm thiết bị; … Căn cứ các nguyên tắc nêu trên, nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo dục đại học năm học 2009 - 2010 và 3 năm tới sẽ tập trung vào các nội dung sau: I. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động - Ban chỉ đạo các cuộc vận động của các trường cần xây dựng kế hoạch, nội dung triển khai và tổ chức thực hiện với các hình thức phù hợp với các đối tượng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. - Tổ chức tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động “Hai không”. II. Công tác tuyển sinh và đào tạo 1. Công tác tuyển sinh - Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2010 tiếp tục giữ ổn định theo giải pháp 3 chung: thi chung đợt, dùng chung đề và sử dụng chung kết quả thi để xét tuyển (cả hệ đại học và cao đẳng). - Thực hiện Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ vừa làm vừa học ban hành theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng tổ chức thi tuyển sinh VLVH vào tháng 10 và 11/2009. Đề thi do Cục KT&KĐCLGD cung cấp, các trường công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng mọi thông tin cần thiết liên quan đến kỳ thi tuyển sinh và kết quả tuyển sinh cùng với danh sách thí sinh trúng tuyển để nhiều người, nhiều cơ quan cùng tham gia giám sát. 2. Công tác đào tạo - Xây dựng phần mềm tổ chức và quản lý đào tạo, tài liệu hướng dẫn đào tạo theo tín chỉ dùng chung cho tất cả các trường. - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình khung đã ban hành; xây dựng và ban hành quy định về cấu trúc và khối lượng kiến thức tối thiểu trình độ 10 [...]... Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ - Các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ đề xuất với Bộ KH&CN để tham gia tuyển chọn 140 nhiệm vụ cấp Nhà nước, trong đó có 69 đề tài KH&CN trọng điểm, 27 đề tài khoa học xã hội và nhân văn, 01 dự án sản xuất thử nghiệm, 43 nhiệm vụ nghiên cứu theo Nghị định thư ký với nước ngoài - Xây dựng các quy định để gắn kết đào tạo nghiên cứu sinh với hoạt động nghiên cứu... chất lượng giáo dục đại học Bộ sẽ xây dựng kế hoạch kiểm định, đánh giá chất lượng của các trường và công bố kế hoạch theo hướng năm học 2009 – 2010 có 90% số các trường đại học, cao đẳng hoàn thành báo cáo tự đánh giá, đến hết năm 2010 có 80% số trường đại học, 50% số trường cao đẳng được đánh giá ngoài - Tăng cường hợp tác quốc tế về công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng: Giới thiệu và khuyến khích... công tác phân luồng học sinh, về đào tạo cán bộ quản lý đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính, về đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội của các ngành Cơ khí, Xây dựng, Dệt may, Da dày,… trên cơ sở các báo cáo của các Bộ ngành này về nhu cầu đào tạo nhân lực của mình XII Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Điều lệ trường đại học; - Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa; 15 - Thông... hiện việc công bố chuẩn đầu ra và 3 công khai - Nghiên cứu và xây dựng lại quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng trường - Cuối năm 2009, các trường hoàn thành việc xây dựng kênh thông tin, có nhiệm vụ kết nối và theo dõi các hoạt động của sinh viên sau tốt nghiệp, thông tin về thị trường việc làm cho sinh viên và là cầu nối để doanh nghiệp gặp gỡ, hỗ trợ sinh viên, gắn kết giữa hoạt động của nhà... trường - Tiếp tục triển khai và có kế hoạch khảo sát tình hình thực hiện Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại các đơn vị để kịp thời nắm bắt những thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện - Tiếp tục triển... trình, giáo trình; bồi dưỡng, tập huấn giảng viên và cán bộ quản lý; cử giảng viên các trường đối tác sang giảng dạy tại Việt Nam; hợp tác NCKH và chuyển giao công nghệ; chia sẻ các nguồn tài nguyên phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học; cấp bằng tốt nghiệp và đào tạo sau tốt nghiệp; kiểm định nội dung chương trình - Tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục, đào tạo... quy hoạch phát triển tổng thể của các trường ĐH, CĐ và các đơn vị để có cơ sở lập quy hoạch xây dựng, gắn việc quy hoạch xây dựng với tăng cường công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng đạo tạo, nhiệm vụ công tác của các đơn vị 13 - Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành, các trường đại học, cao đẳng triển khai thực hiện... mô hình, tổ chức đánh giá rèn luyện của sinh viên trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ đảm bảo công bằng, hiệu quả - Xây dựng các quy tắc ứng xử văn hóa trong sinh viên - Tổ chức hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên như ký túc xá, nhà ăn, thư viện, mạng internet, vv… IX Công tác thanh tra, kiểm tra - Tăng cường thanh tra thi tốt nghiệp phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng góp phần bảo đảm... (Dự án đại học 3 pha 2) Đề án xây dựng Tiêu chí và mô hình trường ĐH nghiên cứu - Nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của Trung quốc về hoạt động của Hội đồng trường để xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Hội đồng trường cho phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam XI Tổ chức các Hội nghị, hội thảo, tập huấn - Hội nghị tổng kết mô hình hoạt động của Hội đồng trường - Hội nghị... tạo giáo viên của các trường đại học sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế” - Triển khai xây dựng chương trình NCKH và chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên giai đoạn 2010-2020 IV Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục - Rà soát và kiện toàn lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và . tạo đã xây dựng báo cáo tổng kết năm học 2008 - 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 khối các trường đại học, cao đẳng. Báo cáo tổng kết kiểm. cao đẳng), đạt 54,5% số trường có báo cáo so với tổng số trường đại học, cao đẳng trong toàn hệ thống. Hầu hết các báo cáo gửi về Bộ đều rất chi tiết, rõ

Ngày đăng: 16/09/2013, 05:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w