Thực hiện Nghò quyết số 40 /2000/QH-10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội và chỉ thò 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới nội dung chương trình Giáo dục phổ thông , Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai đại trà chương trình và Sách giáo khoa Tiểu học mới trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002-2003 , bắt đầu từ lớp 1. Sau 6 năm triển khai kế hoạch đổi mới chương trình và sách giáo khoa ( từ lớp 1 đến lớp 5 ) thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học ( Ban hành kèm theo quyết đònh số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) , một số vấn đề đổi mới về nội dung , phương pháp dạy học các môn học , cũng như công tác quản lý , chỉ đạo ở cấp Tiểu học đang từng bước ổn đònh và đem lại hiệu quả thiết thực . Để tạo điều kiện giúp Giáo viên và Cán bộ quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ yêu cầu đổi mới phương pháp ở Tiểu học , trên cơ sở những tài liệu của Bộ GD-ĐT, phòng Tiểu học Sở Giáo dục – Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn một số nội dung trọng tâm để Cán bộ quản lý chỉ đạo cho Giáo viên dạy Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 như sau : I. QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO VIỆC DẠY MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC : * Cần chú ý một số điểm cơ bản sau đây : - Dạy Tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp. - Vậân dụng quan điểm tích hợp trong dạy Tiếng Việt , kết hợp dạy Tiếng Việt với dạy văn hóa và dạy văn . - Tích cực hóa hoạt động học tập , tận dụng những kinh nghiệm sử dụng Tiếng Việt của HS. - Nội dung môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho HS với trọng tâm là các kỹ năng đọc , viết , nghe , nói , trong đó tập trung vào kỹ năng đọc và viết . * Để quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, cần thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau: - Quản lý và chỉ đạo việc lập kế hoạch của tổ chuyên môn ( căn cứ vào PPCT dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học ) - Quản lý thời lượng dạy học : Mỗi tiết học trung bình 35 phút . - Xây dựng thời khóa biểu khoa học , hợp lý . - Chỉ đạo để mọi cán bộ , giáo viên trong trường Tiểu học thực hiện các chỉ thò về quản lý chuyên môn của Bộ , Sở và Phòng GD-ĐT. - Ngoài chương trình do Bộ GD-ĐT quy đònh , cần hướng dẫn để mỗi GV biết cụ thể hóa được kế hoạch giảng dạy cho mình ở từng phân môn Tiếng Việt , từng lớp học mà mình phụ trách . II. QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC : Để dạy học môn Tiếng Việt có hiệu quả , cần sử dụng những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của HS . * Đổi mới PPDH thực chất là sự thay đổi về cách dạy và cách học: - Dạy T.Việt không phải chỉ để giúp HS tiếp nhận kiến thức một cách đơn thuần mà thông qua đó còn giúp cho HS thay đổi cả cách nghó , cách làm , cách sống . Đặc biệt chú ý vận dụng tốt các tình huống giao tiếp , dạy học qua giao tiếp. - GV vẫn đóng vai trò quan trọng không gì thay thế . Song GV phải biết hướng dẫn HS hoạt động , người học phải là chủ thể của hoạt động . * Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ yếu : + Phương pháp : Các phương pháp đặc trưng của môn học là : PP thực hành giao tiếp , P 2 đóng vai , P 2 rèn luyện theo mẫu , P 2 phân tích ngôn ngữ … Các phương pháp tạo tình huống và giải quyết tình huống ; sử dụng trò chơi ; thuyết minh ; vấn đáp ; sử dụng phương tiện trực quan … vẫn cần được sử dụng trong dạy Tiếng Việt ở Tiểu học . + Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu ( trong lớp , ngoài lớp ): - Hướng dẫn HS làm việc độc lập. - Làm việc theo nhóm . - Làm việc theo lớp. * Các bước tiến hành chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt : + HỌC VẦN ( Lớp 1) Theo phương pháp Tổng hợp – Phân tích . Thực hành luyện đọc ứng dụng , viết củng cố và ghi nhớ âm ( vần )- Tiếng mới đọc. Ôn tập , hệ thống hóa kiến thức và thực hành đọc – viết ( theo nhóm âm , vần đã học). + TẬP ĐỌC – HỌC THUỘC LÒNG - Lớp 1 ( 7 tuần cuối ) và đầu lớp 2 : Mục đích ôn luyện ôn luyện tổng hợp , củng cố âm , vần , thanh đã học , giúp HS đọc trơn nhanh các tiếng – từ – câu – đoạn – bài ngắn có nội dung khá trọn vẹn . - Lớp 3 : Luyện đọc và tìm hiểu bài ( phục vụ yêu cầu đọc , hiểu ) . Rèn kỹ năng đọc thầm và đọc thành tiếng ( rõ ràng , rành mạch , đạt tốc độ đọc quy đònh ). - Lớp 4, 5 : Luyện đọc – Hiểu và cảm thụ bài văn ( thơ) ; rèn đọc lưu loát , diễn cảm . Các giờ tập đọc ( hoặc tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng ) có kết hợp dạy từ ngữ , ngữ pháp , bước đầu tìm hiểu giá trò nội dung , nghệ thuật bài văn nhằm nâng cao trình độ đọc và cảm thụ văn học cho HS . + CHÍNH TẢ - Kết hợp chặt chẽ với rèn cách phát âm , hiểu nghóa của từ nhằm khắc phục lỗi chính tả ở các vùng phương ngữ . - Chú ý đến yêu cầu cung cấp tri thức ( quy tắc chính tả, quy đònh về cách trình bày văn bản …), đồng thời chú trọng yêu cầu luyện tập thực hành ( viết chính tả , làm bài tập , sửa lỗi viết chưa đúng ). + TẬP VIẾT - Rèn kỹ năng viết chữ là chủ yếu . Phần lớn thời gian dành cho HS tập viết ( không giảng giải nhiều về lý thuyết ). - GV phải là gương sáng , mẫu mực về chữ viết , cách trình bày và luôn chú ý rèn nền nếp “Vở sạch - Chữ đẹp” cho HS. + TỪ NGỮ (Đối với lớp 1,2,3 từ ngữ , ngữ pháp học chung , chương trình mới gọi là “Luyện từ và câu” ) Đặc biệt coi trọng phương pháp thực hành luyện tập , kích thích HS suy nghó , mở rộng vốn từ , tập sử dụng từ ngữ trong hoạt động nói , viết. Vận dụng linh hoạt các phương pháp: vấn đáp, gợi mở( dẫn dắt HS tìm tòi, phát hiện, so sánh, liên tưởng …nhằm mở rộng vốn từ và dùng từ có hiệu quả ); sử dụng trực quan ( vật thật, tranh ảnh – mô hình, cử chỉ hay động tác , lời nói …) ; tổ chức trò chơi vui học ( tìm từ , điền từ , chọn lựa từ …) ;… Riêng lớp 5, cần khắc sâu những tri thức sơ giản về từ ngữ nhằm phục vụ cho yêu cầu hệ thống hóa và thực hành từ ngữ tốt . + NGỮ PHÁP Dạy theo cách quy nạp là chủ yếu ( từ những hiện tượng ngữ pháp , từ những mẫu câu , tìm hiểu đến nắm vững tri thức ngữ pháp cơ bản ). Quan tâm đến việc hướng dẫn HS thực hành luyện tập , ứng dụng trong nói , viết sao cho đúng ngữ pháp Tiếng Việt . + TẬP LÀM VĂN Rèn HS về kiến thức , kỹ năng , tư tưởng , tình cảm , phương pháp suy nghó và diễn đạt … Hình thành nền nếp , thói quen tốt cho việc viết bài văn ( quan sát , nhớ lại , tưởng tượng , sắp xếp ý , trình bài bài nói , bài viết mạch lạc …) Rèn các kỹ năng viết văn bản : Lập dàn ý , liên kết các ý trong đọan văn và các đoạn trong bài văn. + KỂ CHUYỆN - GV nắm vững truyện , kể hấp dẫn , gây hứng thú cho HS . - Tổ chức tốt các hình thức luyện tập gây hứng thú cho HS ( phân vai , dựng lại chuyện , tập đóng hoạt cảnh, …). Tạo mọi cơ hội cho HS kể chuyện trên lớp , trong nhóm , tổ hoặc theo từng cặp . . - Làm việc theo nhóm . - Làm việc theo lớp. * Các bước tiến hành chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt : + HỌC VẦN ( Lớp 1) Theo phương pháp. tình huống giao tiếp , dạy học qua giao tiếp. - GV vẫn đóng vai trò quan trọng không gì thay thế . Song GV phải biết hướng dẫn HS hoạt động , người học