1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bánh xe

9 1,6K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 496 KB

Nội dung

- Đỡ toàn bộ trọng lượng của xe, biến chuyển động quay của bánh xe thành chuyển động tịnh tiến của xe. - Thu hút một phần chấn động do mặt đường gây ra nhờ tính đàn hồi của lốp xe và không k

BÁNH XE5.5.1 Nhiệm vụ− Đỡ toàn bộ trọng lượng của xe, biến chuyển động quay của bánh xe thành chuyển động tịnh tiến của xe.− Thu hút một phần chấn động do mặt đường gây ra nhờ tính đàn hồi của lốp xe và không khí nén bên trong lốp.− Tạo lực bám mặt đường tốt để khi xe tăng tốc, phanh hay quay vòng khả năng trượt của bánh xe ít xảy ra.5.5.2 Cấu tạoBánh xe gồm các bộ phận vành, lốp có săm hoặc lốp không săm. Đa số xe con hiện nay dùng lốp không săm. 1. Vành bánh xe ( hình 6.51 a)Vành bánh xe có nhiệm vụ giữ cho lốp ở nguyên hình dáng yêu cầu và cố định bánh xe với may ơ đầu trục.Hiện nay trên ôtô sử dụng hai loại vành:− Vành phẳng dùng cho xe tải.− Vành lõm sống trâu dùng cho xe du lịch.Vành bánh xe gồm hai phần: Phần ngoài có dạng vành (1) và phần trong gọi là đĩa (4). Đĩa được tán đinh, hàn hay chế tạo liền với vành. Trên đĩa có khoan từ 4 đến 6 lỗ để bắt vành bánh xe vào với moay ơ, mặt ngoài có các lỗ có dạng côn để định tâm bánh xe trên moay ơ. Vành bánh xe cho xe du lịch có lõm sống trâu để lắp ráp hay tháo lốp bánh xe, loại này vành được làm liền (hình 6.52a). Một vài loại vành có thêm hai sống an toàn để ngăn cho mép lốp không tụt xuống rãnh lõm và tránh hiện tượng lốp bật ra khỏi vành trong trường hợp bị mất hơi. Hình 5.51 Vành bánh xe.Hình 5.52 Các loại vành xea. Vành lõm sống trâu; b. Vành phẳng có 2 vòng hãm c. Vành phẳng tháo rờiLoại vành phẳng cho xe tải có hai loại: loại phẳng tháo rời ( hình 6.52 c) và loại có hai vòng hãm, một vòng được dập liền, một vòng được mở miệng ( hình 6.52 b ). Vòng đúc liền (1) gọi là vòng nẹp được lắp vào vành bánh xe nhờ vòng hãm mở miệng (2) ( tanh hãm ). Khi muốn tháo lốp cần tháo vòng hãm sau đó tháo vòng nẹp khỏi vành và đưa lốp ra. Vành bánh xe bắt vào moay ơ bằng hai cách: Dùng gulông cấy vào moay ơ và lắp xuyên qua đĩa vành và dùng bulông cố định trên moay ơ. Êcu dùng để bắt bánh xe cũng có dạng hình côn trùng khớp với lỗ côn trên đĩa vành, đảm bảo bánh xe được lắp chính xác.Bánh đơn được lắp vào moay ơ hay mặt bích của bán trục chủ động bằng các loại bulông và êcu thông thường ( hình 5.51b). Bánh xe kép của cầu sau chủ động của xe tải cần được bắt chặt bằng loại gugiông đặc biệt ( hình 5.51 c). Trước tiên bắt chặt bánh xe trong lên gugiông của mặt bích bán trục sau bằng êcu mũ có cả ren trong lẫn ren ngoài sau đó trên êcu này lắp bánh ngoài và vặn chặt bằng êcu thông thường.Để tránh hiện tượng các êcu tự vặn ra khi tăng tốc hoặc hãm xe, đối với xe tải các êcu bắt bánh xe bên phải có ren phải, bánh xe bắt bên trái có ren trái, êcu ren trái được đánh dấu ở trên sườn êcu. 2. Lốp xeLốp xe có nhiệm vụ tạo lực bám mặt đường tốt và giảm bớt sự va đập khi xe chạy trên đường không bằng phẳng. Lốp xe được chia làm hai loại chính:− Lốp có săm.− Lốp không có săm.Hình 5.53 Săm lốp xe. Lốp có săm bao gồm: săm, lốp, yếm lót. Lốp được làm từ cao su, sợi vải hoặc kim loại. Kết cấu của lốp bao gồm thân lốp, mặt lốp, cạnh lốp và mép lốp. Thân lốp làm bằng lớp vải bố cùng với những lớp cao su ở giữa. Lớp vải bố được đan bằng sợi bông, sau đó được thay bởi sợi nhân tạo và ngày nay còn dùng cả sợi kim loại. Cấu trúc lớp vải bố có hai loại: loại đan sợi chéo và loại đan sợi hướng tâm. Để tăng độ bền của lốp người ta bố trí thêm các lớp sợi kim loại . Số lượng lớp vải bố tuỳ theo khả năng chịu tải, áp suất hơi của lốp. Lốp xe con thường có 4, 6, 8 lớp vải bố, lốp xe tải có thể có tới 14 lớp vải bố ( hình 5.53 ).Mặt lốp là một lớp cao su bền có tính đàn hồi cao, dai và ít bị mài mòn. Để cho lốp bám mặt tốt với mặt đường, trên lốp có rãnh lõm tạo thành hoa lốp. Dạng hoa lốp tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc của bánh xe. Hoa lốp có hai loại chính (hình 5.54):− Loại hoa lốp có rãnh nhỏ và rất nhỏ dùng cho xe chạy trên các đường tốt ( hình 5.54a, b ).− Loại hoa lốp có rãnh lớn và thô dùng cho xe chạy trên các đường có chất lượng bề mặt kém, đường lầy bùn, tuyết .Loại này cho phép hoa lốp ấn sâu trong nền đường để tăng độ bám (hình 5.54 c, d). Hình 5.54 Các loại hoa lốp Nhằm nâng cao chất lượng bám khi đi trên bề mặt đường trơn, lớp hoa lốp có đúc thêm các đinh kim loại làm bằng thép hợp kim cứng. Chiều cao của đinh tán nhô lên khỏi lớp cao su thường từ 1 ÷ 1,5 mm, đầu trong có tán và cách lớp cao su trong cùng khoảng 3 mm.Đối với những hoa lốp hình chữ nhật khi lắp phải chú ý để chiều quay của bánh xe tương ứng với mũi tên trên hông lốp, có như vậy mới tăng được khả năng bám đường và giảm sự mòn lốp. Giữa thân lốp và lớp cao su mặt lốp có lớp đề kháng gồm sợi vải và cao su mềm. Lớp đề kháng có tác dụng cho mặt lốp dính chặt với thân lốp.Bên trong mép lốp có tanh lốp làm bằng sợi dây thép, tanh lốp có tác dụng làm tăng thêm cường độ bám chặt của mép lốp lên vành bánh xe.Săm là một ống cao su hình vòng tròn. Ở săm có lắp van để bơm không khí vào săm hoặc xả không khí trong trường hợp cần thiết.Yếm lót là một vòng cao su, chỉ sử dụng cho xe tải. Yếm lót bảo vệ săm khỏi bị hư hỏng do vành bánh xe gây lên.Loại lốp không săm ngày càng được sử dụng rộng rãi. Vành và lốp được lắp ráp thành một cụm kín hơi hoàn toàn. Quanh mép lốp có một lớp cao su mềm bảo đảm bao kín vành xe. Bề mặt trong của lốp được bịt kín bằng một lớp cao su có tính chống lọt khí cao. Van được lắp trực tiếp vào vành và có đệm cao su làm kín. Trong trường hợp lốp không săm không còn độ kín nữa thì có thể lắp săm và sử dụng như lốp thông thường.Ngoài ra trên một số xe có sử dụng lốp xe đặc biệt như sau: Hình 5.55 Các lốp đặc biệt− Loại lốp có mặt lốp tháo rời gồm một số vòng làm bằng cao su có độ bền cao và sợi kim loại. Khi các vòng mặt lốp mòn thì thay các vòng khác ( hình5.55 b; hình 5.56).− Loại lốp hai ngăn: lốp có hai ngăn (1) và (2), được ngăn cách với nhau bằng màng đàn hồi gồm hai lớp vải sợi nilon và hai lớp sợi kim loại. Ngoài van (4) còn có thêm van (3) để bơm không khí vào ngăn (1). Khi lớp ngoài bị thủng, không khí ở ngăn trong sẽ hạn chế độ gập lốp để ôtô vẫn có thể tiếp tục hoạt động ( hình 5.55.c ) − Loại lốp hai săm tự làm kín: khi lốp không săm hoặc săm bị đâm thủng chất chống rò rỉ trong lốp sẽ bao kín lỗ thủng, hạn chế không khí lọt ra ngoài ( hình 5.55. a ). Hình 5.57 Các thông số cơ bản của lốp xe Hình 5.56 Lốp có mặt B. Chiều rộng lốp xe; H. Chiều cao lốp xe; lốp tháo rời d1. đường kính trong; D. đường kính ngoàiTrên mỗi ôtô chỉ lắp các lốp có kích thước nhất định, kích thước đó được thể hiện trên kí hiệu lốp xe. Lốp xe có các thông số kỹ thuật ( hình 5.57) và được kí hiệu theo nhiều hệ thống tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ với hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu cho lốp xe có vận tốc lớn nhất > 210 km/h. Kí hiệu 185/70 R 14 84 S có ý nghĩa như sau:− 185: chiều rộng lốp xe B tính theo mm.− 70: chỉ số H/B = 70%, H là chiều cao lốp xe.− R: cấu trúc lớp vải bố đan sợi hướng tâm.− 14: đường kính trong tính theo insơ ( inch ).− 84: tỷ số tải trọng.− S: chỉ tiêu tốc độ xe VMAX < 180 km/h.Trong quá trình sử dụng lốp, có một điều đặc biệt quan trọng là phải đảm bảo áp suât hơi của lốp đúng quy định. Độ chênh lệch áp suất cho phép so với áp suất tiêu chuẩn không lớn hơn 0,1 ÷ 0.2 kG/cm2 ( at). Nếu áp suất khí nén quá qui định thường dẫn tới mau mài mòn lốp, hư hỏng giảm chấn trong hệ thống treo. Khi áp suất hơi lốp quá thấp thường gây ra vết nứt theo chu vi, giảm tuổi thọ của lốp đáng kể, mặt khác trọng tâm xe hạ thấp, có thể va quệt vào chướng ngại vật trên đường.5.5.3 Hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa bánh xe a. Hư hỏng:− Lốp bị mòn mặt ngoài, nứt , thủng , đứt tanh, do ma sát, sử dụng lâu ngày cao su bị lão hoá, bánh xe bị trượt lết ngang khi chuyển động.− Thủng săm do bị đinh, sắt nhọn sắc cắm vào, lốp bị dập cà xát vào săm.− Van của săm bị hỏng do bề mặt van bị mòn.− Bánh xe bị lắc, đảo do vành bị đảo, ổ bi, moay ơ bị mòn dơ lỏng hoặc điều chỉnh độ dơ bánh xe không đúng.* Tác hại: Không đảm bảo an toàn khi xe chuyển động hoặc không thể chuyển động được.b. Kiểm tra:− Chủ yếu là quan sát lốp bị rạn nứt, mòn hoa văn, mòn thành gờ.− Sam thủng kiểm tra bằng hơi và nước− Độ đảo bánh xe kiểm tra bằng đồng hồ so.c. Sửa chữa:− Săm thủng nhỏ có thể vá chín, săm thủng lớn và nhiều chỗ, van săm hỏng thì thay săm mới. − Hiệu chỉnh lại độ dơ bánh xe, nếu độ đảo vẫ vượt quá quy định thì thay mới bánh xe.− Khi các lốp xe mòn không đều thì chuyển đổi vị trí các bánh xe: Trên cùng một xe các lốp có thể mòn khác nhau do loại xe hoặc do thói quen của lái xe tạo ra. Để cân bằng sự mài mòn ta phải tiến hành chuyển đổi vị trí theo một định kỳ thường từ sau 10.000 đến 12.000 km. Có hai phương pháp đảo lốp: đảo lốp khi không có bánh xe dự phòng và có bánh xe dự phòng. Vị trí các lốp được đảo được biểu diễn trên hình 5.58.Hình 5.58 Các phương pháp đảo lốp. . độ dơ bánh xe, nếu độ đảo vẫ vượt quá quy định thì thay mới bánh xe. − Khi các lốp xe mòn không đều thì chuyển đổi vị trí các bánh xe: Trên cùng một xe các. 4 đến 6 lỗ để bắt vành bánh xe vào với moay ơ, mặt ngoài có các lỗ có dạng côn để định tâm bánh xe trên moay ơ. Vành bánh xe cho xe du lịch có lõm sống

Ngày đăng: 24/10/2012, 15:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w