1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Các góc lắp đặt bánh xe dẫn hướng

6 4,7K 132
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 175,81 KB

Nội dung

 Góc doãng của bánh xe,  Độ chụm của bánh xe.  Góc nghiêng ngang của trụ đứng (chốt chuyển hướng).  Góc nghiêng dọc của trụ đứng.

CÁC GÓC LẮP ĐẶT BÁNH XE DẪN HƯỚNGTính ổn định của hệ thống lái phụ thuôc chủ yếu vào vị trí lắp đặt của bánh xe dẫn hướng, tức là phụ thuộc vào góc lắp đặt đặt trụ đứng và trục của cam quay trên cầu trước dẫn hướng (xem phẫn cầu dẫn hướng). Các góc lắp đặt bánh xe dẫn hướng bao gồm: − Góc doãng của bánh xe, − Độ chụm của bánh xe.− Góc nghiêng ngang của trụ đứng (chốt chuyển hướng).− Góc nghiêng dọc của trụ đứng.6.4.1 Góc doãng của bánh xe dẫn hướng ( γ ). Góc doãng của bánh xegóc nghiêng của bánh xe về bên phải hay bên trái so với mặt phẳng vuông góc với mặt đường. Nếu đầu bánh xe nghiêng ra ngoài ta có góc doãng dương. Nếu đầu bánh xe nghiêng vào trong ta có góc doãng âm.( hình 6.41)Góc doãng bánh xe được tính theo độ và có giá trị nhỏ hơn 2o. Đa số các xe bố trí góc doãng dương, với xe du lịch góc doãng dương nằm trong khoảng +5’ đén +10’, với bánh xe tải có giá trị lớn hơn( góc doãng ở xe Din-130 là 1o) . Bánh xe dẫn hướng lắp đặt góc doãng dương nhằm mục đích sau: Hình 6.41 Góc doãng bánh xe dẫn hướng.− Giảm cánh tay đòn quay của bánh xe dẫn hướng, do đó điều khiển hệ thống lái nhẹ nhàng hơn.− Phản lực từ mặt đường tác dụng lên bánh xe tập trung vào vòng bi trong, nhờ vậy giảm bớt tải trọng cho vòng bi ngoài và đai ốc hãm, đồng thời giảm nhẹ va đập truyền cho cơ cấu lái.− Đối với hệ thống treo độc lập bố trí góc doãng ban đầu dương, khi xe có tải góc doãng gần bằng không, bánh xe lăn thẳng với mặt đường nên mòn đều. Khi góc doãng của hai bánh xe bị sai lệch sẽ làm nặng tay lái, không ổn định.Ơ các xe cao tốc thường bố trí góc doãng âm. Góc doãng bánh xe do nhà chế tạo qui định. Đa số các xe có hệ thống treo độc lập đều có khả năng điều chỉnh góc doãng bánh xe.Góc doãng dương hay góc doãng âm đều làm mòn nhanh lốp xe, do bánh xe có xu hướng lăn về hai phía nên lốp xe bị trượt trong quá trình hoạt động, đồng thời tăng tải trọng cho hệ thống treo và hệ thống lái. 6.4.2 Độ chụm của bánh xe dẫn hướng ( δ ). ( hình 6.42)Độ chụm của bánh xe dẫn hướng thường được tính bằng mm, xác định bằng hiệu: δ = B - A mm Trong đó A và B là kích thước đo hai tâm lốp ở phía trước và phía sau vị trí xe chuyển động thẳng.Độ chụm âm khi hai bánh xe đặt chụm về phía sau, độ chụm dương khi hai bánh xe đặt chụm về phía trước. Hình 6.42 Độ chụm bánh xe Độ chụm có ảnh hưởng lớn đến sự mài mòn lốp và ổn định hệ thống lái.Để sự mài mòn lốp xảy ra ít nhất, trong quá trình hoạt động hai bánh xe cần phải lăn song song với nhau. Bởi hai bánh xe dẫn hướng đều có góc doãng dương, nên hai lốp xe có xu hướng xoay ra ngoài làm nảy sinh hiện tượng trượt ngang của lốp xe. Đặt hai bánh xe có độ chụm dương để giải quiyết vấn đề này, tâm quay của bánh xe dịch chuyển về phía trước và bánh xe chỉ còn xu hướng lăn thẳng.Mặt khác bánh xe dẫn hướng luôn chịu tác động lực cản lăn khi làm việc. Lực cản lăn tạo ra mômen ép hai bánh xe về phía sau. Độ chụm dương ban đầu giúp cho hai bánh xe lăn thẳng khi hoạt động.Ơ cầu trước chủ động dẫn hướng, lực kéo cùng chiều chuyển động nên ép hai bánh xe dẫn hướng về phía trước, do đó độ chụm có giá trị âm.Trên xe con độ chụm có giá trị 2 đến 3 mm.Trên xe tải độ chụm có giá trị 3 đến 8 mm.Độ chụm bánh xe dẫn hướng điều chỉnh được bằng cách thay đổi chiều dài thanh kéo ngang của cơ cấu hình thang lái. Trên một số xe hai bánh xe sau cũng đặt góc chụm.6.4.3 Góc nghiêng ngang của trụ đứng ( θ ) ( hình 6.43) Góc nghiêng ngang của trụ đứng còn gọi là góc nghiêng trong, đó là góc giữa đường tâm của trụ đứng với mặt phẳng dọc theo thân xe. Trụ đứng có góc nghiêng ngang nhằm tác dụng sau :− Giảm cánh tay đòn của bánh xe dẫn hướng nên giảm lực quay vành tay lái, điều khiển xe nhẹ nhàng hơn.− Ổn định hướng chuyển động thẳng của ôtô, nghĩa là sau khi đi ra khỏi khúc quanh, nếu bỏ vành tay lái hai bánh xe dẫn hướng có đặc tính tự động chuyển về vị trí chuyển động thẳng. Do trụ đứng có góc nghiêng trong nên khi xoay bánh xe dẫn hướng, đầu xe bị nhấc lên làm tăng lực quay vô lăng, đồng thời trọng lượng của xe tạo ra tác động quay bánh xe dẫn hướng về vị trí chuyển động thẳng. Đây là mục đích chính của góc nghiêng trong trụ đứng.Trên các xe có hệ thống treo độc lập góc nghiêng trong của trụ đứng có thể điều chỉnh được bằng đệm điều chỉnh. Ở hệ thống treo độc lập trên hai đòn ngang, tổng của góc doãng bánh xegóc nghiêng trong của trụ đứng là đại lượng không đổi. Bởi vậy nếu điều chỉnh góc doãng đúng thì góc nghiêng trong của chốt chuyển hướng cũng đúng và ngược lại.Hình 6.43 Góc nghiêng ngang của trụ đứnga. Đối với hệ thống treo phụ thuộcb. Đối với hệ thống treo độc lập hai đòn ngangc. Đối với hệ thống treo độc lập kiểu person 6.4.4 Góc nghiêng dọc của trụ đứng ( τ ) (hình 6.44)Góc nghiêng dọc của chốt chuyển hướnggóc giữa đường tâm chốt chuyển hướng với mặt phẳng đứng theo chiều ngang thân xe. Góc nghiêng dọc dương khi chốt chuyển hướng nghiêng về phía sau, góc nghiêng dọc âm khi chốt chuyển hướng về phía trước. a) b) c)Hình 6.44 Góc nghiêng trụ đứng τ dương và độ lệch dọc nk a. Đối với hệ thống treo phụ thuộc b,c Đối với hệ thống treo độc lập Góc nghiêng dọc của chốt chuyển hướng trên xe du lịch thông thường điều chỉnh được, phương pháp điều chỉnh tùy thuộc vào kết cấu hệ thống treo. Trên xe thường bố trí góc nghiêng dọc dương nhằm mục đích sau:− Duy trì tính ổn định và kiểm soát hướng di chuyển của xe một cách an toàn.− Làm tăng khả năng quay trở lại vị trí chuyển động thẳng của bánh xe dẫn hướng.Góc nghiêng dọc dương sẽ giúp cho lái xe được ổn định, bởi vì đường tâm kéo dài của chốt chuyển hướng nằm phía trước đường tâm tiếp xúc của bánh xe với mặt đường. Như vậy bánh xe bị kéo và bao giờ cũng ổn định và dễ điều khiển hơn bánh xe bị đẩy từ phía sau. Tác dụng quay trở về hướng chuyển động thẳng của bánh xe dẫn hướnggóc nghiêng dọc giống như góc nghiêng ngang. Tác dụng này kèm theo hiện tượng tăng lực quay vô lăng, do đó hệ thống lái có trợ lực bao giờ bố trí giữa góc nghiêng dọc lớn hơn ở hệ thống lái cơ khí đơn thuần.Ở một số xe có cầu trước chủ động, góc nghiêng dọc có giá trị âm hay gần bằng không. Khi bố trí góc nghiêng dọc âm, xe ổn định hơn khi quay vòng nên phù hợp cho xe có tốc độ cao. . lắp đặt đặt trụ đứng và trục của cam quay trên cầu trước dẫn hướng (xem phẫn cầu dẫn hướng) . Các góc lắp đặt bánh xe dẫn hướng bao gồm: − Góc doãng của bánh. CÁC GÓC LẮP ĐẶT BÁNH XE DẪN HƯỚNGTính ổn định của hệ thống lái phụ thuôc chủ yếu vào vị trí lắp đặt của bánh xe dẫn hướng, tức là phụ thuộc vào góc lắp

Ngày đăng: 24/10/2012, 15:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w