1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

XA HOI HOA GD

10 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lê Văn Mẫn SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC A-Phần mở đầu I- Bối cảnh đề tài: Những năm qua, công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường đạt được nhiều thành quả nhất định, góp phần cho sự phát triển của nhà trường, với sự tham mưu của lãnh đạo nhà trường, được sự lãnh đạo của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội và mạnh thường quân đã vận động được nguồn vật lực, tài lực, trí lực , tham gia tốt vào quá trình giáo dục của nhà trường, giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch từng năm học, thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của ngành với chất lượng và hiệu quả năm sau cao năm trước; Với những kết quả đã đạt được những năm qua bản thân với vai trò là hiệu trưởng, đã tham mưu, vận động các lực lượng xã hội tham gia thực hiện xã hội hóa giáo dục đạt được một số kết quả nhất định Để sự nghiệp giáo dục ở địa phương ngày một phát triển đáp ứng được yêu cầu của xã hội, bản thân tiếp tục thực hiện tham mưu vận động "Thực hiện xã hội hoá giáo dục cho nhà trường" II-Lý chọn đề tài: Trong thời gian qua, phong trào xã hội hóa giáo dục ở Giao Hòa đã góp phần cho ngành Giáo dục hòan thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch từng năm học Hàng năm chất lượng giáo dục được nâng lên, xã đã thành lập Hội đồng Giáo dục, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức…, các lực lượng xã hội có quan tâm, có nhận thức đúng về giáo dục, có đầu tư hỗ trợ cho ngành từ huy động, trì sỉ số học sinh đến hỗ trợ kinh phí, điều kiện giup đỡ học sinh nghèo, khen thưởng cán Sáng kiến kinh nghiệm Lê Văn Mẫn bộ giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc, học sinh nghèo hiếu học công tác thi đua, đóng góp kinh phí xây dựng, sửa chữa sở vật chất phòng ốc, trường lớp ,tham gia huy động học sinh lớp phổ thông, lớp phổ cập, khám, chăm sóc sức khoẻ học sinh, tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa, tạo điều kiện vui chơi cho thiếu niên nhi đồng Để tiếp tục trì và nâng cao chất lượng xã hội hóa giáo dục ở địa phương, bản thân chọn đề tài “ một số biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục” để tiếp tục nghiên cứu thực hiện: III- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cộng đồng xã hội - Đối tượng nghiên cứu là các tổ chức chính trị xã hội, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, các ban ngành đoàn thể địa phương IV- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài “ mợt sớ biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục” nhằm mục đích tuyên truyền, huy động sự đóng góp của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường về vật chất, tinh thần, về kinh nghiệm, sự phối hợp của các lực lượng vào quá trình giáo dục học sinh của nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương, góp phần vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước công cuộc công nghiệp hóa hiện và tới VI- Điểm kết nghiên cứu đề tài: - Có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục nhà trường và ngoài nhà trường - Có sự đồng tình và lãnh đạo của Đảng Bộ, chính quyền địa phương - Có sự thống nhất và nhiệt tình hỗ trợ giữa các tổ chức chính trị xã hội địa phương Hội Khuyến học, hội cựu giáo chức, các ban ngành đoàn thể xã, ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường B- Phần nội dung Sáng kiến kinh nghiệm Lê Văn Mẫn I- Cơ sở lý luận: Sự nghiệp Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của tòan Đảng tòan dân Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi ngành giáo dục cung cấp cho xã hội những người tòan diện, đủ đức, đủ tài, có tri thức khoa học, có sức khoẻ, động, sáng tạo…, đứng trước yêu cầu của xã hội, giáo dục phải phát triển vững chắc, chất lượng giáo dục phải được nâng lên mới có thể đáp ứng, góp phần đào tạo cho xã hội một lực lượng cách mạng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, muốn thế, tự thân ngành giáo dục không thể tự phấn đấu để phát triển vươn lên mà đòi hỏi tòan xã hội từ Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc đến các tổ chức đòan thể, cả cộng đồng xã hội phải tham gia, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục phát triển II-Thực trạng vấn đề : Thực tế những năm qua, công tác xã hội hoá giáo dục của trường Tiểu học Giao Hoà thực hiện đạt một số kết quả các mặt sau: 1-Đặc điểm công tác xã hội hoá giáo dục nhà trường : Từ năm học 2009-2010, được luân chuyển từ Trường Tiểu học Giao Long về quản lý trường Tiểu học Giao Hoà, với đặc điểm nhà trường cùng các đơn vị bạn phấn đấu cho sự phát triển của nhà trường, của sự nghiệp giáo dục địa phương, bản thân với vai trò Hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện xây dựng, củng cố đội ngũ, thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, nói chung thực hiện công tác đối nội, bản thân củng quan tâm nhiều về những điều kiện bên ngoài, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, sự hỗ trợ giúp đỡ của cộng đồng, nên có nhiều cố gắng, thực hiện tốt công tác đối ngoại, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các mạnh thường quân…để huy động các nguồn lực cho sự phát triển giáo dục ở địa phương nói chung và sự phát triển của nhà trường nói riêng, qua hai năm học, kết quả công tác xã hội hoá giáo dục đã Sáng kiến kinh nghiệm Lê Văn Mẫn góp phần tích cực cho sự phát triển của nhà trường, hàng năm huy động được sự hỗ trợ về tài chính 30 triệu đồng để nâng cấp, sửa chữa sở vật chất, điều kiện dạy học cho thầy trò, giúp đở điều kiện học tập cho học sinh nghèo, tặng học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo hiếu học, hỗ trợ công tác thi đua của nhà trường…, các lực lượng xã hội đã đóng góp tích cực việc huy động trì sĩ số học sinh, thực hiện giử vững và nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường, nâng cao được tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Trung học sở địa bàn, nâng cao được hiệu quả đào tạo, chất lượng các cuộc vận động thi đua của ngành đề ra, chất lượng đội ngũ các bộ, giáo viên được củng cố và nâng lên, phong trào thi đua được phát triển…đã phấn đấu xây dựng đạt trường tiên tiến cấp Huyện năm học 2009-2010 và 2010-2011 III-Các biện pháp đã tiến hành : Đạt được những kết quả trên, bản thân đã thực hiện tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền, vận động, cụ thể: 1- Về xây dựng tổ chức Hội đồng Giáo dục : Là thành viên Hội đồng giáo dục xã, thành viên ban tuyên giáo Đảng ủy, Hội khuyến học bản thân có điều kiện tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương về công tác tuyên truyền vận động tòan xã hội thực hiện những chủ trương, chánh sách pháp luật về Giáo dục đã tham mưu ban tuyên giáo xã triển khai nội bộ Đảng, cán bộ và nhân dân qua học tập chính trị, qua bản tin hàng tháng được sinh hoạt đến tận tổ nhân dân tự quản về các chủ trương, chánh sách, các vấn đề về giáo dục…, bản thân đã tham mưu với Hội đồng giáo dục giữ vững hoạt động theo qui chế đã đề ra, hàng năm xã đều có tổ chức hội nghị giáo dục, Hội đồng giáo dục được kiện tòan về tổ chức sau các lần bầu cử Hội đồng nhân dân, đại hội Đảng bộ xã , bản thân là thành viên ban thường trực chịu trách nhiệm soạn thảo các văn kiện, mỗi học kì, mỗi năm học Uỷ ban nhân dân xã đều hỗ trợ tổ chức hội nghị để tổng kết việc thực hiện kế Sáng kiến kinh nghiệm Lê Văn Mẫn hoạch, nghị quyết từng học kỳ, năm học qua và đề phương hướng, xây dựng nghị quyết cho học kỳ, cho năm học tới Đến Hội đồng giáo dục xã đã tổ chức đại hội Giáo dục nhiệm kì 2010 - 2015, số lượng thành viên được nâng lên từ 25 vị ở nhiệm kì trước lên 31 vị ở nhiệm kì nầy Hội đồng giáo dục hoạt động có phương hướng kế hoạch, đó các thành viên đều có quan hệ và gắn chặt với nhà trường góp phần thực hiện tốt nghị quyết, kế hoạch đã đề cho từng học kỳ, từng năm học và cả nhiệm kì 2-Về xây dựng tổ chức hoạt động Hội khuyến học: Trong đại hội Giáo dục nhiệm kì 2010 – 2015, Hội đồng giáo dục đã đưa nghị quyết tổ chức đại hội hội khuyến học để củng cố lại tổ chức và hoạt động, hỗ trợ ngành Giaó dục địa phương thực hiện nhiệm vụ khuyến học khuyến tài, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh nghèo, huy động trì sĩ số Hội khuyến học nhiệm kỳ 2010-2015 đã được tổ chức và thành lập lại Ban chấp hành mới, củng cố chi hội, xây dựng chi hội trường học, Hội đã vận động xây dựng quỹ khuyến học, bản thân đã tham mưu để chi xuất quỹ hội đúng mục đích, đạt hiệu quả góp phần cho nhà trường và Hội đồng giáo dục thực hiện thành công Nghị quyết Hội đồng giáo dục đã đề Hội khuyến học địa phương hoạt động có qui chế, có chương trình, phương hướng, kế hoạch hoạt động, quỹ hội xây dựng đến đạt 50 triệu đồng, hàng năm vận động từ 20 đến 30 triệu đồng, chi hỗ trợ cho trường Tiểu học và Mẫu giáo của xã hàng năm khoảng 30 triệu đờng 3- Cơng tác tham mưu với quyền địa phương, phới hợp với ban ngành, đồn thê: Uỷ ban nhân dân xã là quan nhà nước ở địa phương trực tiếp lãnh đạo và quản lý trường học cùng với Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhiệm vụ của ngành giáo dục ở địa phương là quản lý và rèn luyện học sinh gắn với yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của xã, đó để hoàn thành nhiệm vụ của ngành, với vai trò Hiệu trưởng, bản thân đã tham mưu với chính quyền địa phương, Sáng kiến kinh nghiệm Lê Văn Mẫn tranh thủ sự hỗ trợ, lãnh đạo để hoàn thành nhiệm vụ từng năm học và hoàn thành nghị quyết Hội đồng giáo dục, tham mưu để Uỷ ban hỗ trợ sửa chữa, xây dựng sở vật chất nhà trường tạo mặt cho đầu tư xây dựng phòng học, xây dựng nhà xe, lát đan sân trường Tranh thủ sự đạo của Uỷ ban đối với các ban ngành của xã việc phối hợp hỗ trợ nhà trường ban văn hoá thông tin thể dục thể thao hỗ trợ tuyên truyền về Giáo dục, hỗ trợ phong trào văn thể mĩ của nhà trường, xây dựng trường học văn hoá phân công nhà trường tổ chức chăm sóc di tích văn hoá, lịch sử của địa phương ( Chăm sóc Đền thờ liệt sĩ xã ) để góp phần thực hiện cuộc vận động thi đua : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tich cực” Bộ Giao1 dục và Đào tạo phát động, Trạm y tế hỗ trợ khám, chăm sóc sức khoẻ học sinh, tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng, các bệnh lao, bướu cổ, sốt xuất huyết, dịch cúm gia cầm H5N1, cúm A H1N1, bệnh quai bị, tai chân miệng, sốt xuất huyết…vận động học sinh sử dụng muối Iot , thực hiện tẩy giun, kiểm tra vệ sinh an tòan thực phẩm, tiêm vaccin sởi nhắc cho học sinh lớp Ban dân số gia đình trẻ em cùng xã Đoàn phối hợp cùng nhà trường chăm sóc thiếu niên nhi đồng tuyên truyền luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, luật phỗ cập giáo dục, công ước quốc tế về quyền và bổn phận trẻ em ,vận động kinh phí tổ chức tết trung thu, quốc tế thiếu nhi 4- Tham mưu với lực lượng xã hội khác: Với nhận thức sự nghiệp Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, bản thân cũng rất quan tâm đến việc quan hệ, tham mưu với các lực lượng xã hội, trước hết là uỷ ban mặt trận tổ quốc xã để tranh thủ sự hỗ trợ đạo các thành viên của mặt trận Hội nông dân, hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh, hội chữ thập đỏ, câu lạc bộ hưu trí, hội cựu giáo chức phối hợp với nhà trường thực hiện nhiệm vụ, nhị quyết Hội đồng giáo dục huy động trì sĩ số HS, vận động học sinh Trung học sở bỏ học địa bàn trở lại lớp, tạo điều kiện giúp đỡ HS nghèo, tuyên truyền phụ Sáng kiến kinh nghiệm Lê Văn Mẫn huynh quan tâm chăm sóc tạo điều kiện cho em học tập tốt, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh báo cáo ngoại khoá, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh , Hội cựu giáo chức động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần cho đội ngũ nhà giáo, truyên truyển giáo dục học sinh cố gắng công tác giảng dạy, học tập, rèn luyện Bản thân cũng quan tâm vận động mạnh thường quân, hội kiều quyến, kiều bào về thăm quê, đồng hương, các sở sản xuất kinh doanh ở trong, ngoài xã, ngoài Tỉnh đóng góp xây dựng quỹ khuyến học, kinh phí hỗ trợ nhà trường sửa chữa, nâng cấp sở vật chất, giúp đỡ học sinh nghèo, tặng học bổng cho học sinh giỏi , tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó học tốt, tổ chức tết trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi….cho học sinh hàng năm IV- Hiệu sáng kiến kinh nghiệm : Với một số biện pháp tham mưu vận động trên, hai năm học qua bản thân đã góp phần nâng cao chất lượng xã hội hóa giáo dục đạt được một số kết quả sau : - Hội đồng giáo dục xã đã trì hội họp theo đúng qui chế đề ra, qua hội nghị từng học kỳ, cuối năm học đã đánh giá thực hiện đạt và vượt các tiêu kế hoạch, nghị quyết đã đề , đưa sự nghiệp giáo dục cũa xã phát triển tốt: đã hoàn thành huy động 100% học sinh độ tuổi lớp, trì sĩ số học sinh 100%, không có học sinh bỏ học ; giử vững và nâng cao tỷ lệ Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi từ 95% năn 2009 lên 100% năm 2010, 94,9% năm 2011, chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo được nâng lên, đạt khá cao: năm 2009 đạt 100 %, năm 2010 đạt 96,7 %, số lượng giáo viên giỏi và chiến sĩ thi đua của trường tăng cao so với những năm trước, công tác thi đua được đẩy mạnh, Hội đồng giáo dục hoạt động có quy chế, tổ chức được củng cố kiện toàn, trì được hội họp, các thành viên thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục của xã Sáng kiến kinh nghiệm Lê Văn Mẫn - Hội khuyến học được thành lập, củng cố lại nhân sự và từng bước vào hoạt động có nền nếp góp phần hỗ trợ trường học huy động trì tốt sĩ số HS, đưa phong trào thi đua của ngành Giao1 dục phát triển, quỹ hội đến huy động được 50.000.000 đồng cao những năm trước Trong hai năm đã vận động công ty xây dựng Việt Long Thành phố Hồ Chí Minh nâng cấp nhà vệ sinh 15 triệu đồng, tặng 1000 quyển tập, Hội kiều quyến tặng 14 xuất học bổng… cho học sinh nghèo học giỏi ( Mỗi xuất 200.000 đồng), gia đình ông Ngô Hải Tiếc, đồng hương ở Thành phố Hồ Chí Minh tặng năm 70 xuất học bổng trị giá 25 triệu đồng, ủng hộ quỹ hội khuyến học 2.000.000 đồng, ở đầu năm học nầy đã huy động các lực lượng xã hội giúp học sinh nghèo 1.500 quyễn tập, một xe đạp, một xuất học bổng của Hội khuyến học Huyện trị giá 500.000 đồng, một xuất học bổng của Công ty máy tính Nhựt Linh trị giá 200.000 đồng, hội kiều quyến Phú An Hoà tặng học sinh nghèo xuất học bổng trị giá 624.000 đồng, Hội thánh Tin lành Giao Hòa tặng xuất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học trị giá 1.600.000 đồng và trợ giúp cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật 500.000 đồng, giáo viên đóng góp xây dựng quỹ khuyến học xã 200.000đ…, Tham mưu phối hợp với Ban chấp hành xã Đoàn và Uỷ ban nhân dân xã vận động tổ chức tết trung thu cho thiếu niên nhi đồng với kinh phí 4.200.000 đồng, tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi tặng quà cho thiếu niên nhi đồng trị giá 3.200.000 đồng C- Phần kết luận Tóm lại, công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương những năm qua có bước phát triển, chất lượng phong trào được nâng lên góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục của địa phương Tổng số tiền huy động các lực lượng xã hội hổ trợ giúp đở học sinh và nhà trường để góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục hàng năm 30 triệu đồng Riêng năn học 2011-2012 ở học kỳ I đã vận động xã hội hóa giáo dục được 33.438.000 đồng Sáng kiến kinh nghiệm Lê Văn Mẫn Qua tham mưu vận động nâng cao chất lượng xã hội hóa giáo dục bản thân rút được một số kinh nghiệm sau : I- Những học kinh nghiệm: + Phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện tốt công tác tham mưu, vận động làm cho mọi người đều có nhận thức: sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp cách mạng của toàn dân +Trong tham mưu vận động phải kiên trì, phải tham gia trực tiếp vào các tổ chức Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Mặt trận tổ quốc +Nổ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành, của địa phương giao để tạo uy tín và sự tin tưởng của Đảng uỷ, chính quyền và quần chúng nhân dân, mạnh thường quân, nhà tài trợ và cha mẹ học sinh đối với ngành giáo dục +Người lãnh đạo nhà trường và đội ngũ cán bộ, giáo viên phải gương mẫu lối sống, công tác, tạo được mối quan hệ thân thiện, gần gủi với mọi tầng lớp, các lực lượng xã hội và quần chúng nhân dân II- Ý nghĩa sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện công tác vận động xã hội hoá giáo dục có một ý nghĩa quan trọng, nó góp phần huy động các nguồn lực từ vật lực, tài lực, trí lực vào quá trình giáo dục của nhà trường, góp phần tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ, nó tạo động lực về mặt tinh thần cho đội ngũ nhà giáo công tác tích cực vì hoạt động giáo viên không còn thấy cô độc, sự quan tâm hỗ trợ, sự động viên khích lệ của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường làm cho tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên được ấm lòng, từ đó từng cá nhân nhà giáo phải phấn đấu công tác, rèn luyện phẩm chất đạo đức và lực chuyên môn để tạo uy tính cho mình, cho nhà trường vì cộng đồng xã hội, quần chúng nhân dân đồng hành, gần gủi và giám sát từng việc làm của đội ngũ giáo viên Kết quả công tác xã hôị hóa giáo dục cho ta thâý ý nghĩa chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục: “Sự nghiệp Sáng kiến kinh nghiệm Lê Văn Mẫn giáo dục là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” III- Khả ứng dụng triển khai: Với những kết quả thực hiện công tác vận động xã hội hoá giáo dục đã đạt được trên, với một số biện pháp và ý nghĩa của đề tài sáng kiến kinh nghiệm, công tác ở năm học nầy và những năm tiếp theo, bản thân tiếp tục thực hiện tham mưu vận động nâng cao nữa phong trào xã hội hóa giáo dục ở địa phương, để tranh thủ sự hỗ trợ và cộng đồng trách nhiệm cao với các lực lượng xã hội để sự nghiệp giáo dục nói chung và đơn vị trường học nói riêng phát triển, chất lượng hiệu quả được nâng cao hơn, để đáp ứng được yêu cầu của xã hợi thời kì mới / Giao Hòa, ngày 01 tháng 01 năm 2012 Người viết Lê Văn Mẫn Sáng kiến kinh nghiệm 10 ... những năm qua, công tác xa hội hoa giáo dục của trường Tiểu học Giao Hoa thực hiện đạt một số kết quả các mặt sau: 1-Đặc điểm công tác xa hội hoa giáo dục nhà trường :... quản lý và rèn luyện học sinh gắn với yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoa , xa hội của xa , đó để hoa n thành nhiệm vụ của ngành, với vai trò Hiệu trưởng, bản thân đã... có hoa n cảnh khó khăn, bệnh tật 500.000 đồng, giáo viên đóng góp xây dựng quỹ khuyến học xa 200.000đ…, Tham mưu phối hợp với Ban chấp hành xa Đoàn và Uỷ ban nhân dân xa

Ngày đăng: 30/11/2019, 07:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w