1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BC XÃ HỘI HÓA GD 09-10

2 521 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHÒNG GD&ĐTKRÔNG PA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM TRƯỜNG THCS KPĂ KLƠNG Độc lập – Tự do- Hạnh phúc BÁO CÁO CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NĂM HỌC 2009-2010 Kính gửi: Lãnh đạo Phòng Giáo dục – Đào tạo Krông Pa . Thực hiên sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục – Đào tạo Krông Pa. Trường THCS Kpă Klơng báo cáo công tác xã hội hóa giáo dục năm học2009-2010 như sau: 1.Về công tác tuyên truyền. Thường xuyên tham mưu với chính quyền tổ chức tuyên truyền công tác xã hội hóa giáo dục thông qua nhiều kênh thông tin nhằm làm cho các tổ chức cá nhân và quần chúng nhân dântrên địa bàn nhận thức rõ về trách nhiệm đối với công tác giáo dục ở địa. Đồng thời nhằm huy động mọi nguồn lực cùng tham gia công tác giáo dục. 2. Về đánh giá nhận thức của lãnh đạo chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân, các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục. Qua công tác tuyên truyền các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân, các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục trên địa bàn xã đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và thấy rõ hơn trách nhiệm của cộng đồng và tham gia một số lĩnh vực trong công tác giáo dục. 3.Kết quả huy động các nguồn lực. - Về mặt tài lực: UBND xã hổ trợ nhà trường kinh phí hoạt động phong trào bằng ngân sách giáo dục của xã với số tiền là: 2. 000.000 đồng. - Hội cha mẹ học sinh gây quỹ trên 5 triệu đồng nhằm hổ trợ nhà trường tổ chức các hoạt động phong trào và khen thưởng giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong năm học. - Về nhân lực, trí lực: Chính quyền xã thành lập Ban tuyên truyền vận động bao gồm: Chính quyền, các đoàn thể trong xã kết hợp với hội cha mẹ học sinh, các thôn trưởng thôn buôn và nhà trường để tuyên truyền vận động, phát động phong trào và làm công tác duy trì sĩ số vào các thời điểm nhạy cảm và theo yêu cầu của nhà trường. 4. Đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục - Về ưu điểm: Nhìn chung công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn xã có sự chuyển biến về nhận thức, phần nào công đồng địa phương đã thấy được một phần vị trí, vai trò và trách nhiệm của họ trong công tác giáo dục. - Về nhược điểm: Tuy có chuyển biến về nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương, nhưng vị trí vai trò chưa thực sự rõ ràng, hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục chưa cao. Chưa đóng vai trò quan trọng trong việc định trách nhiệm, nghĩa vụ học tập và đóng sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung. Sự quan tâm về giáo dục chưa thực sự cụ thể mà phần lớn chỉ dừng trên các văn bản, các nghị quyết cuộc họp, thiếu các biện pháp cụ thể. Đặc biệt là công tác huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp và công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn. - Nguyên nhân. Nhận thức về xã hội hóa giáo dục còn lệch lạc chưa đầy đủ, đặc biệt đối với các tầng lớp nhân dân ở địa phương. Kinh tế của đại bộ phận nhân dân còn khó khăn. Trên đây là một số mặt đã làm được và những mặt tồn tại trong công tác xã hội hóa giáo dục của đại bà xã Chư Ngọc thời gian qua. Chư Ngọc, ngày 22 tháng 5 năm 2010 HIỆU TRƯỞNG . cầu của nhà trường. 4. Đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục - Về ưu điểm: Nhìn chung công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn xã có sự chuyển biến về nhận thức, phần nào công đồng. Klơng báo cáo công tác xã hội hóa giáo dục năm học2009-2010 như sau: 1.Về công tác tuyên truyền. Thường xuyên tham mưu với chính quyền tổ chức tuyên truyền công tác xã hội hóa giáo dục thông qua. PHÒNG GD& amp;ĐTKRÔNG PA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM TRƯỜNG THCS KPĂ KLƠNG Độc lập – Tự do- Hạnh phúc BÁO CÁO CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NĂM HỌC 2009-2010 Kính

Ngày đăng: 10/07/2014, 11:00

Xem thêm: BC XÃ HỘI HÓA GD 09-10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w