Công tác xã hội hóa GD năm 2010-2011

19 535 2
Công tác xã hội hóa GD năm 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ - Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Hiện nay việc cải cách giáo dục là việc làm được Đảng và Nhà nước quan tâm. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục. Nhiều người có tâm huyết quan tâm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cho chương trình xã hội hóa giáo dục nhưng thực tế công tác này vẫn còn nhiều điều cần bàn, cần được nhận thức lại và giải quyết trên cơ sở hợp lý hơn, phù hợp hơn nữa. - Trong những năm qua công tác XHH GD được các nhà trường nói chung, các trường tiểu học nói riêng đã và đang làm thay đổi bộ mặt đáng kể, có tác động lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên cũng không phải nhà trường nào cũng làm tốt công tác này hoặc làm chưa có hiệu quả cao. - Năm học 2010 - 2011 là năm học “ Tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong đó nhiệm vụ công tác xã hội hoá giáo dục được nhà trường xác định là nhiệm vụ cần đẩy mạnh hơn những năm học trước. - Hiện nay, có hai nguồn lực chính trong quá trình huy động xã hội hóa giáo dục gồm: Nguồn lực vật chất (tài lực, vật lực, nhân lực, đất đai, trường sở, trang thiết bị, ) phục vụ giảng dạy và học tập; Nguồn lực phi vật chất (việc tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, các yếu tố tinh thần, sự ủng hộ chủ trương giáo dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm) - Trong thực tế, các nhà trường tiểu học chưa tập trung đúng mức để khai thác nguồn lực mà chỉ chú trọng vào những đóng góp của phụ huynh học sinh. Nhất là việc quan tâm đến học sinh các hộ nghèo, cận nghèo, các học sinh gặp khó khăn cũng ít được quan tâm, Chất lượng giáo dục còn chưa cao cũng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có cả việc chúng ta chưa làm tốt công tác XHH GD hoặc việc XHH GD chưa có chiều sâu, hiệu quả thấp. Đảng và Nhà nước kêu gọi xã hội hóa giáo dục song xã hội hóa giáo dục là gì thì dường như chúng ta chưa đề cập tới một cách thấu đáo. Về bản chất, xã hội hóa giáo dục là giải pháp nhằm tháo gỡ những bế tắc, những khó khăn về CSVC, chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Trong thời gian gần đây trường TH nơi tôi công tác đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác XHH GD tuy nhiên, về chất lượng vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tế của cấp học. Xuất phát từ thực tiễn chỉ đạo nhà trường, xuất phát từ nhiệm vụ năm học 2010-2011, tôi mạnh dạn viết SKKN “ Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo giáo dục trong trường tiểu học”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.THỰC TRẠNG 1. Thực trạng của địa phương - Là một xã thuần nông của huyện Bình giang nhưng có truyền thống anh hùng cách mạng. Tổng diện tích tự nhiên là 679,6 ha, dân số tính đến năm 2010 là khoảng 5978 người, gồm 1346 hộ.Tổng số thôn là 5 thôn. Về cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 70%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 10 %, thương nghiệp dịch vụ là 20%. - Phát huy truyền thống quê hương, Đảng bộ xã luân luôn quan tâm đến giáo dục. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, giáo dục của địa phương đang ngày càng phát triển không ngừng. Đối với tểu học nhà trường luôn đoàn kết , thi đua Dạy tốt- Học tốt, từng bước nâng cao vị thế và uy tín của một nhà trường đang phát triển trong giai đoạn mới. 2. Thực trạng của nhà trường a/ Quy mô trường lớp: - Năm học 2010-2011, nhà trường có số lượng CBGV, HS như sau: * Về học sinh: + Tổng số 295 ( so với năm học trước tăng thêm 3 em); số học sinh nữ là 142 em. * Về CBGV: + Tổng số 27 đ/c ( GV hợp đồng là 7) + Trong đó : BGH : 2; Trực tiếp giảng dạy:21 đ/c ; TV-ĐD: 1; VT-KT: 2; Đoàn đội: 1 + Trình độ chuyên môn: 100% CBGV đạt trình độ chuẩn( trên chuẩn là 89%) b/ Cơ sở vật chất: - Tổng diện tích: 6103 m 2 - Tổng số phòng học: 14 phòng - Tổng số phòng chức năng: 11 phòng - Bàn ghế học sinh: 415 bộ * Đảm bảo cơ bản về các điều kiện để tổ chức cho 100% học sinh học 2 buổi/ ngày. Nhà trường có đủ hệ thống sân chơi, bãi tập, hệ thống nước sạch, có môi trường xanh - sạch - đẹp. c/ Những khó khăn và thuận lợi: * Thuận lợi: - Công tác GD của địa phương thường xuyên nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể cũng như toàn thể PHHS và nhân dân trong xã. - Trường đạt danh hiệu trường Tiên tiến và đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. - Nhà trường có truyền thống là đơn vị có nề nếp tốt trong việc dạy và học. Có đủ số lượng và chất lượng đội ngũ, tập thể CBGV đoàn kết, nhiệt tình và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. * Những khó khăn: - Tuy đạt chuẩn Quốc gia mức độ I song so với yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT và các yêu cầu ngày càng cao của cấp học thì nhà trường còn gặp nhiều khó khăn như: + Còn thiếu trang thiết bị dạy học hiện đại, một số trang thiết bị dạy học quá cũ hoặc bị hư hỏng. + Chưa có đủ cơ sở vật chất để triển khai dạy học theo nhóm đối tượng học sinh như chưa có phòng máy tính, phòng đàn, phòng học mĩ thuật. Đây là khó khăn lớn nhất mà cho đến trước năm học 2010-2011 nhà trường chưa triển khai được mô hình dạy học theo nhóm sở trường. + Việc tiếp cận CNTT của 1 số GV chưa cao dẫn đến việc đổi mới PPDH còn diễn ra chậm và chưa đồng đều giữa các khối lớp. + Một bộ phận gia đình còn khó khăn như hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn, chưa quan tâm đến việc học của con cái. đặc biệt những học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo. d/ Thực trạng về công tác xã hội hoá giáo dục - Trong điều kiện kinh tế các địa phương, các vùng khác nhau, việc thực hiện xã hội hoá giáo dục đòi hỏi cách vận dụng và hiệu quả khác nhau. Trường tiểu học nơi tôi công tác những năm qua đã có nhiều bước phát triển mới tuy nhiên việc xã hội hoá mới chỉ ở những tuyên truyền mà chưa có chiều sâu và chưa có hiệu quả. BGH mới chỉ chủ yếu tập trung ở sự đóng góp của PHHS, kết quả là chưa mang chuyển biến nhiều. Sự hỗ trợ của PHHS thì chủ yếu là giúp đỡ nhà trường ở một số hoạt động chuyên môn như hỗ trợ HS, CBGV dự thi các hội thi trong năm học hay hỗ trợ các hoạt động tập thể. - Qua nghiên cứu tôi nhận thấy công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường còn hạn chế ở các mặt sau: + Một là: Việc tăng cường về cơ sở vật chất ( nguồn lực vật chất) còn hạn chế, vì vậy nhà trường luôn trong tình trạng thiếu phòng chức năng, thiếu phòng học bộ môn, thiếu các trang thiết bị dạy học hiện đại. Việc nguồn lực vật chất chưa đầy đủ nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. + Hai là: Chưa quan tâm đến việc xã hội hoá nguồn lực phi vật chất như: môi trường giáo dục thống nhất, các yếu tố về tinh thần, sự ủng hộ chủ trương giáo dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, chưa tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, chưa xây dựng được kế hoạch, chiến lược lâu dài, chưa tận dụng được chất xám, hiến kế của các đoàn thể ở địa phương, các tổ chức xã hội, + Ba là: Việc quan tâm đến học sinh nghèo, học sinh khó khăn chưa thực sự đúng mức, chưa tạo được môi trường “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Nhà trường còn có nhiều học sinh thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo, gia đình neo đơn, gia đình khó khăn. Từ những tồn tại trên, việc phải đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là việc làm quan trọng góp phần cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, và thực hiện tốt sứ mệnh của mình cũng như tầm nhìn lâu dài. Vấn đề đặt ra là đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục sẽ bắt đầu từ đâu? Đó là những việc làm như thế nào? Cách giải quyết ra sao? Những điều đó đã luôn trăn trở trong tôi, một người hiệu trưởng còn trẻ nên tôi mạnh dạn đi tìm những câu trả lời đó. II.CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC : 1. Biện pháp1: Đổi mới nhận thức về công tác XHHGD: - Công việc XHHGD đòi hỏi người lãnh đạo phải đi trước một bước, phải có cách nghĩ, cách làm, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Không ai hết, người quản lý đó phải là người phải định hướng cho công tác xã hội hoá GD. Trước hết phải: + Xác định mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động; Kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; thời gian thích hợp nhất. Nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện huy động cộng đồng; Sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy động. Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể. Xây dựng chiến lược lâu dài, xây dựng quy hoạch của nhà trường, cụ thể là: Năm học Các việc cần làm Dù trù Kinh phí Dự kiến nguồn kinh phí 2010-2011 - Xây nhà làm việc của BGH và các phòng tổ chuyên môn 1200000000đ - Kinh phí cấp tỉnh - Xây nhà vệ sinh hợp chuẩn cho CBGV . 160 000 000 đ - Kinh phí theo đề án cấp tỉnh + 20% vốn đối ứng của địa phương - Triển khai dự án bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. 420 000 000 đ - Kinh phí cấp tỉnh - Xây dựng phòng truyền thống, tăng cường vốn tài liệu cho thư viện đồ dùng. 30 000 000 đ -Kinh phí cấp trường - Triển khai dạy học theo nhóm sở trường, từ học kì 2 năm học 2010- 2011 2011-2012 Hoàn thành quy hoạch tổng thể nhà trường. Quy hoạch nhà đa năng, ao bơi - Xây dựng thư viện tiên tiến 20 000 000 đ - Kinh phí cấp trường - Nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm sở trường và nhóm đối tượng cho học sinh - Phấn đấu đạt chuẩn PCGDTH Đ ĐT mức độ 2 2012 -2013 - Xây nhà đa năng 2500 000 000 đ -Kinh phí theo đề án cấp tỉnh - Xây dựng trang web riêng cho trường 20 000 000 đ - Kinh phí theo đề án cấp trường - Nâng cao chất lượng dạy học theo nhóm đối tượng và nhóm sở trường - Xây dựng ao bơi 1 200 000 000 đ - Kinh phí theo đề án cấp tỉnh 2013 -2014 - Thực hiện việc kiểm định chất lượng. 2014-2015 - Đề nghị cấp trên về kiểm tra và cộng nhận trường TH đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. + Sau khi có kế hoạch chi tiết thì tiến hành trình và thảo luận trong chi bộ, BGH, lãnh đạo mở rộng, cuối cùng là hội đồng Sư phạm nhà trường. + Tổ chức thực hiện, việc phân công và thực hiện linh hoạt theo thời gian là việc hết sức quan trọng. 2. Biện pháp 2: Huy động nguồn lực vật chất: - Việc huy động nguồn lực vật chất là rất khó khăn, tuy nhiên nhà trường tiến hành chia ra theo mảng công việc gồm: + Tham mưu cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương về quỹ đất, về quy hoạch tổng thể. + Tìm nguồn vốn đàu tư từ nhiều nguồn khác nhau, tập trung vào nguồn tài chính cấp tỉnh. Bao gồm nhà làm việc thì khai thác nguồn vốn đầu tư cho GD theo UBND tỉnh phê duyệt. Với nhà vệ sinh thì khai thác từ Trung tâm cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cấp tỉnh. Lán xe, sân bê tông, dựa vào các đề án bổ sung kinh phí tăng cường cơ sở vật chất cấp tỉnh. - Việc huy động được tiến hành theo hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các văn bản, công văn, đề nghị ) và con đường không chính thức (thông qua nguyên tắc truyền thống và tình cảm). - Thực hiện các bước đột phá trong công tác XHH GD và tạo ra kết quả bất ngờ. Lấy yếu tố con người là lực lượng nòng cốt trong công tác triển khai XHH GD, cán bộ quản lý giáo dục cùng tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đẩy mạnh công tác huy động mọi nguồn lực vật chất. 3. Biện pháp 3: Huy động nguồn lực phi vật chất: - Xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, quan tâm đến yếu tố tinh thần cho CBGV và HS. Đây là một việc làm hết sức quan trọng nó xây dựng tình đoàn kết, tập thể nhà trường tạo thành một khối thống nhất từ đó triển khai việc huy động mọi nguồn lực được dễ dàng hơn. - Xây dựng môi trường GD lành mạnh thông qua các hoạt động tập thể như tổ chức hội thi Tiếng hát dân ca, tổ chức các trò chơi dân gian, xây dựng cơ quan văn hoá, thực hiện tổ chức các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh, - Tranh thủ khai thác kinh nghiệm, khai thác tư vấn, hiến kế của các tổ chức xã hội trên địa bàn địa phương. để làm được việc này, nhà trường tiến hành tổ chức các lễ gặp mặt như Gặp mặt các nhà giáo về hưu nhân dịp 20-11, gặp mặt dâu-rể nhân ngày 8/3. Qua các lần tổ chức như vậy nhà trường tổ chức lồng ghép hội thảo, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm. Từ các ý kiến đóng góp của các tổ chức như Hội cựu giáo chức, các đ/c là hiệu trưởng, các nhà giáo dục tiền bối, thì nhà trường tiến hành tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo theo điều kiện thực tế của nhà trường. 4.Biện pháp 4: Huy động nguồn lực dành cho học sinh khó khăn: - Vì do nhà trường có một số học sinh thuộc diện hộ gia đình nghèo và cận nghèo. Theo điều tra năm học 2010-2011thì tổng số học sinh nghèo và cận nghèo là 31 học sinh. BGH xác định nếu có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng HS này thì sẽ góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Xuất phát từ thực tiễn như vậy nhà trường đã huy động các nguồn lực cho HS gặp khó khăn thông qua các công ty, các tổ chức chính trị , xã hội. Mặc dù trên địa bàn địa phương không có công ty hay khu công nghiệp vì vậy BGH đã mạnh dạn tiếp xúc với những công ty ở xa nhà trường và mời đại diện phòng nhân sự về thăm trường và giúp đỡ. Thông qua việc tiếp xúc và tạo mối quan hệ tốt đẹp đó sẽ giúp cho các tổ chức, công ty quan tâm đến đối tượng học sinh nghèo, học sinh khó khăn của nhà trường và kết quả là nhà trường đã được 1 số công ty và tổ chức xã hội trong thời gian qua đã tài trợ cũng như cấp học bổng cho học sinh khó khăn theo tháng. III.KẾT QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC NĂM HỌC 2010-2011 - Năm học 2010 – 2011 nhà trường đã đạt một số kết quả trong công tác xã hội hoá giáo dục, cụ thể như sau: Các việc đã huy động và làm Tổng kinh phí Nguồn kinh phí - Xây nhà làm việc, các phòng làm việc của BGH, tổ chuyên môn, 1 210 000 000đ - Kinh phí cấp tỉnh [...]... nhà trường đó, đơn vị đó đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục 2 Những kiến nghị Để công tác xã hội hoá giáo dục đạt hiệu quả cao, tôi có một số kiến nghị sau: - Đại hội giáo dục phải được tiến hành đồng bộ ở các địa phương để các cấp, các ngành hiểu sâu sắc về tính thiết thực của công tác xã hội hoá gáo dục - Địa phương phải phát huy, thực hiện tốt Nghị quyết của hội đồng giáo dục cấp huyện đã được... phát huy mạnh mẽ và đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục - Đề nghị các cơ quan quản lí giáo dục cần tham mưu với nhà nước ra các văn bản, tạo hành làng pháp lí cho công tác xã hội hoá giáo dục được thuận lợi hơn nữa - Thực hiện việc cải cách tiền lương là rất quan trọng Chúng tôi cho rằng, xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của từng năm học riêng lẻ mà là nó là một... trọng nhất trong chiến lược hoạch định tương lai của nhà trường Vì thế, xã hội hóa giáo dục là nhiệm vụ chung của toàn xã hội chứ không thuộc về riêng bất kỳ một bộ, ngành hay một trường nào Đó là một sự nghiệp thiêng liêng, cốt tử bởi xã hội hóa giáo dục sẽ tạo ra đội ngũ trí thức – những người tạo nên dòng phát triển chính lưu của xã hội, thẩm định tính hợp lý của dòng chính lưu ấy và cải cách nó từng... tầm nhìn tương lai của nhà trường - Có kế hoạch chi tiết cho các hành động cụ thể về công tác xã hội hoá giáo dục - Xây dựng tập thể đoàn kết, môi trường giáo dục hiện đại Chất lượng giáo dục tốt có uy tín - Xây dựng công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của nhà trường tới từng người dân - cần linh hoạt trong việc xã hội hoá giáo dục nhất là tự tạo thời cơ và vận dụng tốt thời cơ đó để biến thành hành... đều thừa nhận thực tế và những bài học lịch sử dân tộc, mọi giai đoạn, xã hội đều quan tâm, chăm lo cho giáo dục Trong những năm gần đây, đất nước đổi mới từng ngày dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 hàng năm đều được đảng và chính quyền chăm lo, quan tâm đế giáo dục đó chính là điều kiện tốt cho công tác xã hội hoá giáo dục Mỗi địa phương, mỗi nhà trường ở trong những điều kiện... công trong sứ mệnh này không chỉ bằng lòng dũng cảm và sự sáng suốt mà còn bằng cả tâm huyết và sự nhiệt thành đến với tương lai Hải Dương, Tháng 03, năm 2011 Hàng tháng công ty Uniden đến trường và trao học bổng cho học sinh nghèo, khó khăn của nhà trường Khu nhà chức năng của trường ddược đưa vào sử dụng từ năm học 2010-2011 Hệ thống cây cảnh và ghế đá của nhà trường có được do làm tốt công tác xã. .. giáo dục là : nhà trường- gia đình- xã hội, luôn quan tâm đến các hoàn cảnh khó khăn của học sinh - Chú trọng yêu cầu chất lượng là hàng đầu, cơ sở để thuyết phục, cảm hoá các tổ chức xã hội và nhân dân phải là đội ngũ giáo viên, đồng thời là kết quả nhà trường đạt được cũng như để khẳng định uy tín và vị thế của nhà trường 1 Bài học kinh nghiệm - Để làm tốt công tác xã hộ hoá giáo dục trong trường tiểu... từ cán bộ giáo viên, nhân viên từ các tổ chức đảng, chính quyền ở địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội để hoạt động tập thể nhân những ngày lễ trong năm đã tạo ra sự đồng thuận của toàn trường, tạo ra sức mạnh đoàn kết cao Từ đầu năm đến nay nhà trường đã tổ chức tốt hội thi Tiếng hát dân ca, hội thi Trò chơi dân gian, giao lưu tiếng hát Người khuyết tật, tổ chức gặp mặt nhà giáo về hưu nhân ngày... về vật lực, tài lực và tinh thần cho nhà trường Kinh nghiệm cho thấy muốn thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục các nhà trường phải đạt được các yêu fcầu cơ bản như sau: - Vận dụng đúng đắn đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước - Mục đích phải rõ ràng, trong sáng, thực hiện tốt công khai, công bằng dân chủ, gây được lòng tin của nhân dân, của các cơ quan nhà nước - Tranh thủ sự chỉ... giáo dục toàn diện đặc biệt là những học sinh khó khăn đã nhận được tiền tài trợ từ những công ty đã giúp cho các em có điều kiện tốt hơn trong việc học tập, có nhiều em đã vượt khó khăn học tốt - Từ những thành công như trên, nhà trường đã và đang phát triển một cách ổn định, bền vững trong thế kỉ 21 C.KẾT LUẬN Xã hội hoá giáo dục là một cuộc vận động lớn Việc động viên quần chúng nhân dân tham gia vào . sinh khó khăn theo tháng. III.KẾT QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC NĂM HỌC 2010-2011 - Năm học 2010 – 2011 nhà trường đã đạt một số kết quả trong công tác xã hội hoá giáo dục, cụ thể như sau: Các. có cả việc chúng ta chưa làm tốt công tác XHH GD hoặc việc XHH GD chưa có chiều sâu, hiệu quả thấp. Đảng và Nhà nước kêu gọi xã hội hóa giáo dục song xã hội hóa giáo dục là gì thì dường như. những câu trả lời đó. II.CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC : 1. Biện pháp1: Đổi mới nhận thức về công tác XHHGD: - Công việc XHHGD đòi hỏi người lãnh đạo phải đi trước một bước,

Ngày đăng: 03/11/2014, 18:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan