1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Le tuan tom tat DATN

20 143 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm nhãn là rất quan trọng nên chúng em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu tính khả thi khi áp dụng tiêu chuẩn FIRST để cải thiện quá trì

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài: TÌM HIỂU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN FIRST ĐỂ CÁI THIỆN QUÁ TRÌNH CHẾ BẢN

CHO IN NHÃN DECAL

Khóa: 2015-2019

Ngành: CÔNG NGHỆ IN

Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm nhãn là rất quan trọng nên chúng em quyết

định chọn đề tài “Tìm hiểu tính khả thi khi áp dụng tiêu chuẩn FIRST để cải thiện

quá trình chế bản cho in nhãn Decal” dựa trên điều kiện in tại công ty An Lạc để

nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức quản lý chất lượng ở công đoạn chế bản khi in nhãn trong kỹ thuật in Flexo và có thể khắc phục, giảm bớt sai hỏng có thể xảy ra ở công đoạn chế bản làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

1.2 Mục đích nghiên cứu

Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và áp dụng tiêu chuẩn FIRST ở công đoạn chế bản để giảm bớt sai hỏng có thể xảy ra khi in nhãn trong kỹ thuật in Flexo

Quản lý chất lượng sản phẩm nhãn thông qua việc kiểm soát các thông số ở các công đoạn trong quá trình chế bản

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu về tiêu chuẩn FIRST và áp dụng tiêu chuẩn vào điều kiện sản xuất tại công ty An Lạc

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn FIRST, phương pháp in Flexo trên nhãn Decal

Điều kiện sản xuất thực tế tại công ty An Lạc

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu và tìm hiểu về tiêu chuẩn FIRST sau đó áp dụng vào điều kiện sản xuất nhãn hàng decal thực tế tại công ty An Lạc

2.1 Nhãn Decal

Nhãn decal hay còn được gọi là nhãn tự dính, đây là một trong những loại nhãn được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện

nay bởi những đặc tính nổi trội của nó, có thể gây

ấn tượng tốt với nhà sản xuất và khách hàng

Nhãn decal có cấu tạo gồm 4 lớp là lớp

màng bảo vệ, lớp decal, lớp keo và lớp đế Các

lớp sẽ được sắp xếp theo thứ tự hợp lý để tạo ra

nhãn hoàn chỉnh

Hình 2.1: Cấu trúc nhãn Decal

Trang 3

2.2 Công nghệ in Flexo

Trục Anilox là một trục kim

loại mà bề mặt nó được khắc

lõm nhiều ô nhỏ Trong quá

trình in, trục Anilox sẽ được

nhúng một phần vào máng mực

để mực lọt vào các cell, phần

mực thừa trên trục sẽ bị dao gạt

mực gạt đi Tiếp đó, khuôn in sẽ

tiếp xúc với trục anilox và nhận

mực từ các cell trên trục

Hình 2.2: Nguyên lý in Flexo

2.3 Tiêu chuẩn FIRST FFTA

2.3.1 Phần thiết kế

2.3.1.1 Chữ

Kích cỡ chữ: Trong in nhãn bằng phương pháp in flexo, kích cỡ chữ sẽ bị ảnh

hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau Từ font chữ, chữ âm hay dương bản đến vật liệu

in và màu sắc của chữ

Giấy (tráng phủ và

không tráng phủ) 6 pt 4 pt 8 pt 6 pt

Màng (Metalize, ) 6 pt 4 pt 8 pt 6 pt

Bảng 2.1: Kích cỡ chữ nhỏ nhất

Font chữ: Hiện nay, trên thị trường có vô số font chữ đang được sử dụng, nhưng

tùy theo loại font mà RIP có thể hiểu được

2.3.1.2 Các yếu tố đồ họa

Trong in flexo, độ dày đường line có thể chấp nhận được sẽ phụ thuộc vào xem đường line đó là âm hay dương bản, đường line đó in 1 màu hay chồng nhiều màu và cuộn vật liệu in có kích thước lớn hay nhỏ

Trang 4

Phân loại Đường line dương bản Đường line âm bản

Vật liệu

khổ lớn

Folding Carton 0.15 mm 0.2 mm

Vật liệu

khổ vừa

Hình 2.2: Độ dày đường line tối thiểu 2.3.1.3 Barcode

Barcode là nơi chứa tất cả các thông tin về sản phẩm chẳng hạn như nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng,…Do vậy việc kiểm tra và chỉnh sửa barcode là một công việc hết sức cần thiết ở giai đoạn thiết kế này

Chuẩn Barcode: Một số chuẩn barcode có thể in bằng flexo hiện nay: GS1-128

(UCC/EAN-128), EAN-13 (thường được dùng ở Việt Nam), JAN-13 (chuẩn barcode ở Nhật), USPS 4CB (chuẩn barcode ở Mỹ)

Màu sắc của Barcode: Để có thể quét được

barcode, màu nền và màu của các thanh sọc phải có sự

tương phản tốt nhất

Hình 2.3: Màu sắc của barcode

Kích thước của Barcode: Lưu ý khi thu phóng barcode nên tránh tình trạng

biến dạng vì lúc đó barcode sẽ không thể sử dụng được nữa

Chiều in Barcode: phải đảm bảo rằng thiết kế và đặt barcode sao cho các

đường mã vạch phải nằm song song với chiều xoay của trục in, tránh đặt các đường mã vạch nằm vuông góc với chiều xoay bởi nó sẽ làm biến dạng mã vạch và dẫn tới sai mã vạch

2.3.1.4 Hình ảnh kỹ thuật số

Hình ảnh kỹ thuật số được sử dụng trong phần thiết kế phải ở không gian màu CMYK, độ phân giải tối thiểu là 300ppi Đặc biệt file ảnh nhận từ khách hàng phải là file PSD, TIFF hoặc định dạng raw là tốt nhất

Trang 5

2.3.2 Xử lý file

2.3.2.1 Tách màu

Một máy in flexo thường sẽ có từ 6 đến 10 đơn vị in Khi thiết kế, tùy theo số đơn vị in mà máy in ở công ty có, ta cần xác định màu sắc khi nào nên dùng màu pha, khi nào nên dùng màu CMYK sao cho phù hợp

Giá trị TAC (Tonal Area Coverage) tối ưu nhất trong in flexo sẽ bị ảnh hưởng bởi điều kiện in (vật liệu in, các phương pháp gia công bề mặt của vật liệu đó, mực in, trục anilox, hệ thống sấy, tốc độ máy in,…) Mục đích của việc thiết lập TAC là mở rộng phạm vi tông màu ở những vùng tối

Không tráng phủ 290% 320% N/A

Cán màng N/A N/A 300-340%

Bảng 2.3: Giá trị TAC cho in flexo (theo FFTA First 5.1) 2.3.2.2 Trapping

Cuộn rộng (Wide

Web)

Carton gấp nếp (folding carton) ≤ 0.3969 mm Bao bì mềm ≤ 0.7938 mm Màng ≤ 0.3969 mm Giấy (loại giống như trong in

báo)

≤ 0.3969 mm

Cuộn hẹp (Narrow

Web)

Bảng 2.4: Thông số trap (theo chuẩn First) Việc trapping sẽ phụ thuộc vào điều kiện in của đơn vị (máy in, tốc độ in, vật liệu và mực in) cũng như màu sắc và thứ tự chồng màu của đối tượng

Hình 2.4: Trapping

Trang 6

Ngoài việc trap từ màu nhạt sang màu đậm, đôi lúc có những trường hợp đặc biệt như trap từ vùng màu nhũ lên màu đen (độ dày trap từ 0.1-0.25pt) hay trap hình ảnh bitmap lên màu nền (độ dày trap 0.06-0.2pt và được thực hiện ở Photoshop)

2.3.2.3 Thiết lập độ phân giải trame

Độ phân giải trame ở đây sẽ được xác định tùy theo cách làm khuôn, vật liệu làm khuôn hoặc điều kiện in Đối với hình ảnh bitmap, độ phân giải tram của hình ảnh bitmap sẽ được thiết lập tùy theo độ phân giải của hình ảnh đó

photopolymer

Dung dịch photopolymer

Khắc laser

Cuộn rộng

(Wide Web)

Carton 120-150 lpi 85-110 lpi 110-133 lpi Giấy 85-100 lpi 85-110 lpi N/A Màng 110-133 lpi 85-120 lpi 85-133 lpi Cuộn hẹp

(Narrow Web)

Màng 110-133 lpi N/A 85-133 lpi Giấy tp 133-175 lpi N/A 110-133 lpi Giấy không tp 110-133 lpi 110-133 lpi 100-120 lpi Bảng 2.5: Độ phân giải trame theo phương pháp chế tạo khuôn (theo First 5.1)

Độ phân giải hình ảnh (ppi) Độ phân giải trame (lpi)

Bảng 2.6: Độ phân giải trame của hình bitmap (theo FFTA First 5.1)

2.3.2.4 Thiết lập góc xoay trame

Sau khi đã xuất file PDF, thì chúng ta sẽ sử dụng PDF

Toolbox để thiết lập góc xoay trame cũng như chọn loại

trame cho file trước khi đem file đi làm bản Việc thiết lập

góc xoay trame là một công việc cần thiết để giảm tối đa

hiện tượng moire, mặc dù trên thực tế, một vài trường hợp

việc xảy ra moire là điều không thể tránh khỏi

Hình 2.5: Góc xoay trame (theo FFTA First 5.1)

Trang 7

2.3.3 In thử

2.3.3.1 Một số thuật ngữ trong in thử

Soft proof cho phép chúng ta có thể quan sát sản phẩm thông qua màn hình máy tính đã được canh chỉnh màu sắc

Contract Proof hay còn được gọi là bài in thử ký mẫu

2.3.3.2 Phương pháp in thử

In thử bằng phương pháp in kỹ thuật số giúp cho chúng ta hạn chế thời gian sản

xuất và chi phí đầu tư cho một hệ thống in kỹ thuật số khá thấp Bên cạnh đó việc giả

lập tờ in thử theo điều kiện in sẽ dễ dàng thực hiện hơn bằng phương pháp in kỹ thuật

số

2.3.3.3 Kiểm tra, đánh giá tờ in thử

Hình 2.6: Thang kiểm tra trên tờ in thử (theo FIRST 5.1) Mục đích chính của việc kiểm tra, đánh giá các giá trị trên thang kiểm tra là để kiểm soát giá trị cân bằng xám tại các vùng sáng, ¼ tông, ¾ tông và vùng sáng

Trang 8

Thiết lập thiết bị đo dựa theo khuyến cáo của FIRST:

Chuẩn đo CGATS 4-2006

Tờ lót Độ trắng tờ lót phải đạt giá trị L* > 92 và C* < 3 Khẩu độ 2-6 mm

Điểm cân chỉnh thiết bị IDEAlliance T-RefTMcó giá trị ± 0.2

Kính lọc phân cực Thường thì không cần

Bảng 2.7: Thiết lập thiết bị đo theo FIRST 5.1 2.3.4 Bình sản phẩm

Bên cạnh những thông số cơ bản về bình trang thì riêng đối với phương pháp in flexo, thông số bù trừ độ đàn hồi của khuôn rất cần được chú ý

Tính giá trị bù trừ độ dãn bản in (distoration)

Hình 2.7: Công thức tính bù trừ độ dài bản

Công thức 1: % Distoration = 2𝜋𝑟

• 2πr là chu vi mặt trên bản in khi uốn lên trục (bằng với chu vi trục)

• R2 là bán kính mặt dưới bản khi uốn lên trục

Ngoài ra giá trị bù trừ độ dài bản in còn có thể được tính bởi công thức sau:

Công thức 2: % Distoration = 𝑅1

𝑅2

Với R1 = C + T + M và R2 = C + T + P

• C là bán kính trục

• T là độ dày băng keo dán bản

• M là độ dày của lớp Polyester mặt sau

• P là độ dày bản

Trang 9

Công thức 3: % Distoration = (𝑅𝐿 ÷2𝜋)+(𝑀−𝑃)

𝑅𝐿 ÷2𝜋

• RLlà chiều dài lặp lại (step hay repeat length)

• M là độ dày của lớp Polyester lót

• P là độ dày bản

2.3.5 Kiểm soát chất lượng bản in

Để tiến hành kiểm tra chất lượng bản in, điều đầu tiên là cần kiểm tra tổng quát bản in bao gồm: Kiểm tra về kích thước bản in, bề mặt bản in, nội dung, các bon, mark cần thiết trên bản in và cuối cùng là đánh giá về độ đàn hồi của bản in

Cũng giống như bản in offset, khi kiểm tra, đánh giá chi tiết về các thông số của một khuôn in flexo thì chúng ta sẽ kiểm tra dựa trên thang kiểm tra bản in flexo Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng thang kiểm tra DFTA

Hình 2.8: Thang kiểm tra bản in DFTA

3.1 Khảo sát tại công ty An Lạc

Trang 10

Hình 3.1: Quy trình sản xuất tại An Lạc 3.1.1 Điều kiện in

3.1.1.1 Phương pháp in

Tại công ty nhãn hàng An Lạc, các dòng sản phẩm chủ yếu đều là nhãn hàng: nhãn giấy, nhãn decal, nhãn màng,… nên kỹ thuật in Flexo là thích hợp nhất Kỹ thuật

in Flexo có thể đáp ứng được chất lượng hình ảnh in, vật liệu in nhãn, tốc độ in của đơn hàng

Trang 11

3.1.1.2 Máy in

Gallus EM 280

Bề rộng cuộn tối đa 282 mm

Bề rộng vùng in tối đa 280 mm

Bề rộng tối đa dành cho ép nhũ nóng 280 mm

Hệ thống sấy Khí nóng và UV

Vật liệu in Giấy có định lượng từ 60 g/m2trở lên

Bảng 3.1: Thông số máy Gallus EM 280 Gallus EM 430

Bề rộng cuộn tối đa 435 mm

Bề rộng vùng in tối đa 430 mm

Bề rộng tối đa dành cho ép nhũ 430 mm

Hệ thống sấy Khí nóng và UV

Vật liệu in Giấy có định lượng từ 100 g/m2 trở lên

Bảng 3.2: Thông số máy Gallus EM 430 3.1.1.3 Bản in

Công nghệ chế tạo khuôn in: Tại công ty An Lạc, công đoạn chế bản sẽ chỉ

dừng lại ở mức độ xử lý, kiểm tra file và bình file Sau đó file sẽ được gửi cho một công ty khác bên ngoài (công ty KTC) để làm bản in Công nghệ chế tạo bản in được

sử dụng ở đây là công nghệ CDI của esko

Độ dày bản: Đối với bản in dùng cho in nhãn thì sẽ ở dạng tấm phẳng, độ dày

bản sẽ có giá trị khác nhau đối với mỗi máy in khác nhau

Bảng 3.3: Độ dày bản in theo loại máy

Độ cứng bản: Độ cứng bản in ảnh hưởng đến khả năng truyền mực, tầng thứ của

hình ảnh in, khả năng tách màu của lớp mực cũng như độ biến dạng của bản in trong quá trình in Thông thường độ cứng của bản in Flexo dùng để in màng khoảng 40-60 Shore

Trang 12

3.1.1.4 Mực in

Mực in của công ty An Lạc đang sử dụng để in nhãn Decal là mực UV, mực UV

có nhiều đặc điểm nổi bật hơn 2 loại mực in còn lại như: khả năng chống mài mòn và

ma sát cao, mực có khả năng bám dính tốt, hoàn toàn không chứa dung môi hữu cơ nên lớp mực in rất mỏng, khả năng khô nhanh khi qua hệ thống sấy UV

3.1.1.5 Vật liệu in

Loại vật liệu Mã số vật liệu Tên sản phẩm Định lượng

DECAL GIẤY

FASTCOAT

AW0331 Fascoat 2/S1010/BG40Wht 135 AW0339 Fascoat 2/S1010/BG40Wht 132 SW7325 Fascoat 2/S2420/BG40Wht 140 CNBRP5X01 Raflacoat Prime 127 ESRP5X01 Raflacoat Plus 130 CPRP5X01 T2 Raflalite RP51/ White glassine

65/ High coat weigh 140 HAL - 0 Giống Fascoat 135 HAL SUPER – 0 Giống Fascoat nhưng keo rất dày

SAScote SAScote 80g/m2 130

DECAL GIẤY

HIGH-GLOSS

AW0153 High Gloss paper/S2090/BG40

03/RP5X/01 Catgloss/RP51/White glassine 150 SAScast SAScast 85g/ m2 /727SP/G60W 148 Bảng 3.4: Vật liệu in tại công ty An Lạc

3.1.2 Điều kiện chế bản

Phần thiết kế cấu trúc: sản phẩm và thiết kế đồ họa sản phẩm đều được thực hiện

trên Adobe Illustrator

Công đoạn xử lý file: sẽ là công đoạn được thực hiện trước khi đem đi in thử Xử lý

và kiểm tra file sẽ được thực hiện trên Adobe Acrobat Pro X bằng công cụ Preflight Các thông số sẽ được kiểm tra trước khi đem đi in thử bao gồm tách màu, TAC, độ phân giải hình ảnh bitmap, kích cỡ chữ, font chữ, trapping

Trapping: ở công ty sẽ được thực hiện hoàn toàn thủ công và được thực hiện trên Adobe Illustrator bằng cách sử dụng 2 cách là tăng stroke rồi overprint stroke hoặc tạo offset path rồi overprint fill

Trang 13

Bình sản phẩm: công ty không sử dụng những phần mềm bình trang chuyên nghiệp

mà sẽ tiến hành bình thủ công trên Adobe Illustrator Cần có thông số tiêu chuẩn cho

việc bù trừ độ đàn hồi khuôn dành cho từng loại máy in của công ty

Hiện tại, giá trị bù trừ độ dãn của bản in được tính dựa theo công thức sau:

% Distoration = 𝑅𝐿− 𝐾

𝑅𝐿

• RL là chiều dài lặp lại (step hay repeat length)

• K = 2π (P – M) với P là độ dày bản và M là độ dày lớp Polyester lót

Bảng 3.5: Tỷ lệ bù trừ độ dãn bản in tại công ty

Trang 14

Nhận xét quy trình chế bản tại công ty An Lạc

Chữ nhỏ hơn 6pt thường bị thiếu chân sau khi in do không tuân theo quy định kích

cỡ chữ và loại font chữ

Về phần trapping, chính vì việc thực hiện trapping được thực hiện thủ công trên phần mềm Adobe Illustrator và các thông số trap được sử dụng đều dựa trên kinh nghiệm, do đó tính hiệu quả trong việc trapping không được cao và kết quả đường trap cũng không được mềm mại

Đối với công đoạn bình trang, đa phần sẽ được thực hiện thủ công trên Adobe Illustrator mà không sử dụng bất kì phần mềm bình trang chuyên nghiệp nào

Việc thiết lập hình dạng trame và góc xoay trame đều không được thực hiện ở công

ty mà do công ty chế tạo bản in thực hiện trên RIP

Hiện tại, giá trị gia tăng tầng thứ ở những sản phẩm của công ty đang ở mức khá cao so với chuẩn First Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ rất nhiều thứ như độ dày bản

in, độ phồng của bản in, độ cứng keo dán, độ nhớt của mực, tính thấm hút của vật liệu, chất lượng mực in, xử lý file trước in, phơi bản

Hình 3.2: Biểu đồ giá trị Dotgain tại công ty

Trang 15

3.2 Thực hiện sản phẩm

3.2.1 Thông số sản phẩm

Hình 3.3: Thông số sản phẩm nhãn Blueberry

Hình 3.4: Thông số sản phẩm nhãn Ellips

3.2.2 Áp dụng tiêu chuẩn FIRST vào sản phẩm

Nhãn Blueberry

Đối

tượng

thực hiện

Nội dung thực hiện Tiêu chuẩn

Đồ họa

Độ dày các đường

line

Đường line có độ dày nhỏ nhất là 0.8pt

Các điểm thừa Loại bỏ các điểm neo hoặc text frame thừa bằng cách

objectpathclean up

Chữ

Font chữ Nhúng kèm font

Cỡ chữ Chữ có kích thước nhỏ nhất là 6pt

Chữ đen Được overprint đối với chữ có kích thước nhỏ hơn 12 pt Thiết kế Phần mềm sử dụng Adobe Illustrator

Ngày đăng: 29/11/2019, 17:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w