1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DATN KKT tìm HIỂU TÍNH KHẢ THI KHI áp DỤNG TIÊU CHUẨN FIRST để cải THIỆN QUÁ TRÌNH CHẾ bản CHO IN NHÃN DECAL

102 134 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 3,78 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu tính khả thi khi áp dụng tiêu chuẩn FIRST để cải thiện quá trình chế bản cho in nhãn Decal”, chúng em đã

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

Tp Hồ Chí Minh, ngày - tháng - năm 2019

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nguyễn Duy Khanh 15148018

Giảng viên hướng dẫn: Quách Huệ Cơ ĐT: 0909 106 822

1 Tên đề tài: TÌM HIỂU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN

FIRST ĐỂ CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH CHẾ BẢN CHO IN NHÃN DECAL

2 Các số liệu, tài liệu ban đầu:

- Quy trình sản xuất nhãn hàng tại công ty An Lạc

- Điều kiện sản xuất tại công ty nhãn hàng An Lạc

- Các công việc thực hiện tại phòng chế bản tại công ty An Lạc

- Các phần mềm sử dụng để hỗ trợ sản xuất nhãn hàng: Adobe Illustrator, Adobe Photoshop, Adobe Acrobat và một số plug-in: Pitstop, PDF Toolbox,

- Tiêu chuẩn FIRST FFTA và một số tài liệu có liên quan đến kỹ thuật in Flexo khi in nhãn hàng

3 Nội dung thực hiện đề tài:

- Tìm hiểu chung về kỹ thuật in Flexo trên nhãn decal, các ưu nhược điểm của

kỹ thuật in Flexo

- Khái quát về nhãn decal: vật liệu, cấu trúc, đặc điểm, ưu điểm, hạn chế,

- Thực hiện xử lý file nhãn hàng theo điều kiện sản xuất tại công ty An Lạc

- Tìm hiểu về tiêu chuẩn FIRST, sau đó áp dụng tiêu chuẩn này vào công đoạn chế bản dựa trên điều kiện in và điều kiện chế bản tại công ty An Lạc cho sản phẩm nhãn hàng thực tế

Trang 4

- Sản phẩm nhãn thực tế áp dụng tiêu chuẩn FIRST

Trang 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(DÀNH CHO GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN)

Tên đề tài: TÌM HIỂU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN FIRST

ĐỂ CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH CHẾ BẢN CHO IN NHÃN DECAL

Tên sinh viên 1: PHAN BẢO KHANG MSSV: 15148017

Chuyên ngành: Chế bản

Chuyên ngành: Chế bản

Tên sinh viên 3: NGUYỄN DUY KHANH MSSV: 15148018

Chuyên ngành: Chế bản

Tên GVHD: QUÁCH HUỆ CƠ

Học vị:

Chức danh:

Đơn vị công tác:

NHẬN XÉT

1 VỀ THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI

-

-

-

2 VỀ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.1 Về cấu trúc đề tài: -

-

-

-

2.2 Về nội dung đề tài: -

-

-

-

-

-

-

Trang 6

2.3 Về ưu và nhược điểm của đề tài: -

-

-

-

3 ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TT Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm 1 Kết cấu luận án 30 Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung của các mục(theo hướng dẫn của khoa In và TT) 10 Tính sáng tạo của đồ án 10 Tính cấp thiết của đề tài 10 2 Nội dung nghiên cứu 50 Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật, khoa học xã hội,… 10 Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá 10 Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế 10 Khả năng cải tiến và phát triển 10 Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên ngành,… 10 3 Ứng dụng vào đời sống thực tế 10 4 Sản phẩm của đồ án 10 Tổng điểm 100 4 KẾT LUẬN  Đồng ý cho bảo vệ  Không đồng ý cho bảo vệ Ngày……tháng……năm…… Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(DÀNH CHO GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN)

Tên đề tài: TÌM HIỂU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN FIRST ĐỂ CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH CHẾ BẢN CHO IN NHÃN DECAL

Tên sinh viên 1: PHAN BẢO KHANG MSSV: 15148017

Chuyên ngành: Chế bản

Chuyên ngành: Chế bản

Tên sinh viên 3: NGUYỄN DUY KHANH MSSV: 15148018

Chuyên ngành: Chế bản

Tên GVPB: CHẾ THỊ KIỀU NHI

Đơn vị công tác:

Chức danh:

Học vị:

NHẬN XÉT

1 Về cấu trúc đề tài:

-

-

Về nội dung đề tài -

-

-

-

2 Về sản phẩm của đề tài -

-

-

3 Về ưu và nhược điểm của đề tài: -

-

Trang 8

4 Các câu hỏi cần trả lời và các đề nghị chỉnh sửa:

-

-

-

-

5 ĐÁNH GIÁ TT Nội dung đánh giá Điểm tối đa Điểm 1 Kết cấu luận án 30 Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung của các mục (theo hướng dẫn của khoa In và TT) 10 Tính sáng tạo của đồ án 10 Tính cấp thiết của đề tài 10 2 Nội dung nghiên cứu 50 Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật, khoa học xã hội,… 10 Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá 10 Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc quy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế 10 Khả năng cải tiến và phát triển 10 Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên ngành,… 10 3 Ứng dụng vào đời sống thực tế 10 4 Sản phẩm của đồ án 10 Tổng điểm 100 6 KẾT LUẬN  Đồng ý cho bảo vệ  Không đồng ý cho bảo vệ Ngày……tháng……năm……

Giáo viên phản biện

Trang 9

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu tính khả

thi khi áp dụng tiêu chuẩn FIRST để cải thiện quá trình chế bản cho in nhãn Decal”,

chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của các Quý thầy

cô trong Khoa In & Truyền thông, các anh chị tại công ty An Lạc

Với lòng biết ơn và kính trọng, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô

trong Khoa In & Truyền thông đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý

báu qua các môn học để chúng em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp Và chúng em

xin cảm ơn cô Trần Thanh Hà và Khoa & Truyền thông đã tạo điều kiện cho chúng

em đi thực tập ở công ty An Lạc để có thêm kiến thức thực tế để thực hiện đồ án

Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Quách Huệ Cơ – người đã

hướng dẫn chúng em thực hiện đồ án tốt nghiệp, chỉ bảo, đóng góp ý kiến và cho

chúng em lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình làm đồ án

Chúng em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty in nhãn hàng An Lạc, các anh

chị trong phòng Chế bản đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng em trong kỳ thực tập tại

công ty, cho chúng em những kiến thức bổ ích và giúp chúng em trực tiếp khảo sát

và tham gia sản xuất thực tế

Dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện đồ án, nhưng vì thời gian và kiến

thức của chúng em có giới hạn, nên đồ án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,

chúng em rất mong nhận được lời góp ý và nhận xét từ Quý thầy cô và bạn bè để

chúng em có thể bổ sung kiến thức và hoàn thiện hơn để có thể phục vụ công việc

và đời sống sau này

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ! Nhóm thực hiện

Trang 10

TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT

In Flexo là phương pháp in ra đời sau so với những phương pháp in truyền thống khác, điều đó có nghĩa là những tiêu chuẩn dành cho in Flexo không phong phú bằng những phương pháp in khác Tuy nhiên, in Flexo nói chung và in nhãn nói riêng đã, đang và sẽ phát triển mạnh trong tương lai gần Do đó, việc cải thiện chất lượng in để đáp ứng nhu cầu thị trường là điều rất cần thiết, một trong các công đoạn quan trọng cần được quan tâm đến là công đoạn chế bản

Bởi vì lý do trên, ở đề tài này nhóm chúng em sẽ nghiên cứu chuẩn FIRST, sau đó áp dụng chuẩn FIRST vào quy trình chế bản nhằm khắc phục những vấn đề thường đối mặt khi in nhãn decal Cuối cùng, nhóm chúng em sẽ đánh giá mức độ khả thi của chuẩn FIRST khi áp dụng cho một quy trình sản xuất cụ thể

Đồ án được nghiên cứu dựa trên việc tham khảo những nguồn tài liệu trên internet, xử lý thông tin dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, đồng thời tham khảo ý kiến của các nhân viên phòng chế bản tại nơi thực tập

Sau 2 tháng nghiên cứu, nhóm chúng em đã hoàn thành những mục đích đã

đề ra của đồ án Kết quả là nhóm chúng em đã tìm hiểu về những thông số cần lưu ý khi thiết kế và xử lý file thông qua chuẩn FIRST Bên cạnh đó, nhóm chúng em cũng đã tiếp cận và đánh giá những khó khăn thường gặp phải khi chế bản cho in nhãn decal tại một đơn vị cụ thể Cuối cùng, nhóm chúng em đã áp dụng chuẩn FIRST vào một vài sản phẩm tại công ty và đánh giá mức độ khả thi khi áp dụng

chuẩn FIRST vào sản xuất

Trang 11

TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH

Intrinsically, compare to other traditional printing method, flexo printing is the newest one, it means that there are no flexo’s standards galore rather than other traditional printing methods Notwithstanding, flexo printing in general an and label printing in particular these days are strongly growing Therefore, improving print quality is very necessary to satisfy market demands and one of the most vital stage that need to concentrate is prepress

Because of these crucial reasons, in this topic, our team is going to learn about FIRST standard, then we will apply this standard to prepress process so as to solve any problems when producing decal Finally, our group will evaluate the possibility of FIRST after applying to a certain prepress process

This project is going to research base on source’s information from the internet, processed data with the help of instructors, and consult opinion of staffs in prepress department where we practiced

After three months sober researching, our team has completely finished all of purposes of this project The result is that we studied about the technical information in FIRST standard when designing and processing file Then, we approach and evaluate the issues when printing decal at a specific corporation Finally, our team put FIRST standard into practice in several company’s product and appraise the advantages and disadvantage when applying FIRST standard in

processing

Trang 12

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT ii

TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1

1.4 Đối tượng nghiên cứu 2

1.5 Phạm vi nghiên cứu 2

1.6 Phương pháp nghiên cứu 2

1.7 Nội dung nghiên cứu 2

1.8 Ý nghĩa thực tiễn của đồ án 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1 Nhãn decal 4

2.1.1 Khái niệm 4

2.1.2 Cấu trúc 4

2.1.3 Đặc điểm 5

2.1.4 Ứng dụng 5

2.2 Khái quát về tiêu chuẩn hóa quá trình 6

2.2.1 Khái niệm 6

2.2.2 Mục đích 6

2.3 Công nghệ in Flexo 6

2.3.1 Nguyên lý hoạt động 6

2.3.2 Các dạng đơn vị in Flexo 7

2.3.3 Công nghệ chế tạo bản in 8

2.3.4 Những ưu điểm của một hệ thống in flexo: 9

2.4 Trục Anilox 10

2.4.1 Khái niệm 10

2.4.2 Các thông số của trục Anilox 10

2.4.3 Lựa chọn trục Anilox phù hợp 13

2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trục Anilox 15

Trang 13

2.5 Tiêu chuẩn hóa quá trình chế bản theo chuẩn FIRST 19

2.5.1 Phần thiết kế 20

2.5.1.1 Chữ 20

2.5.1.2 Các yếu tố đồ họa 21

2.5.1.3 Barcode 22

2.5.1.4 Hình ảnh kỹ thuật số 23

2.5.2 Xử lý file 23

2.5.2.1 Tách màu 23

2.5.2.2 Trapping 24

2.5.2.3 Thiết lập độ phân giải trame 26

2.5.2.4 Thiết lập góc xoay trame 27

2.5.3 In thử 28

2.5.3.1 Một số thuật ngữ trong in thử 28

2.5.3.2 Phương pháp in thử 28

2.5.3.3 Kiểm tra, đánh giá tờ in thử 29

2.5.4 Bình sản phẩm 31

2.5.5 Kiểm soát chất lượng bản in 33

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 34

3.1 Khảo sát thực trạng công đoạn chế bản tại công ty nhãn hàng An Lạc 34

3.1.1 Quy trình chế bản tại công ty 34

3.1.2 Điều kiện in 35

3.1.2.1 Phương pháp in 35

3.1.2.2 Máy in 35

3.1.2.3 Bản in 38

3.1.2.4 Mực in 39

3.1.2.5 Vật liệu in 41

3.1.2.6 Độ phân giải in 42

3.1.3 Điều kiện chế bản 43

3.1.4 Nhận xét quy trình chế bản của công ty 49

3.2 Thực hiện sản phẩm dựa trên điều kiện sản xuất và chuẩn của công ty nhãn hàng An Lạc 51

3.2.1 Thông số sản phẩm 51

3.2.2 Áp dụng chuẩn First lên sản phẩm dựa theo điều kiện sản xuất của công ty 52 3.2.2.1 Yêu cầu file nhận từ khách hàng 52

3.2.2.2 Nhãn Blue Berry 53

3.2.2.3 Nhãn Ellips 57

3.3 Nhận xét kết quả thực nghiệm 60

Trang 14

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 63

4.1 Kết luận 63

4.2 Các vấn đề còn tồn tại 63

PHỤ LỤC 1 HƯỚNG DẪN TRAPPING BẰNG PDF TOOLBOX 65

PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ ĐỊNH DẠNG FILE TRONG CHẾ BẢN 70

PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ LỖI TRONG QUÁ TRÌNH CTP 74

PHỤ LỤC 4 QUẢN LÝ MÀU TRÊN MỘT SỐ PHẦN MỀM 75

Trang 15

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 FFTA FIRST Flexographic Image Reproduction

Specifications & Tolerances

Photographic Experts

11 TIFF Định dạng file TIFF, tên đầy đủ là Tagged

Image File Format

Trang 16

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tỉ số giữa độ sâu và độ mở 12

Bảng 2.2: Lựa chọn trục theo các loại hình ảnh in khi in nhãn (http://vinaprint.com.vn) 14

Bảng 2.3: Lựa chọn trục theo dạng vật liệu in (http://vinaprint.com.vn) 14

Bảng 2.4: Giá trị ô chứa của trục Anilox (http://vinaprint.com.vn) 15

Bảng 2.5: Kích cỡ chữ nhỏ nhất (dựa trên FFTA First 5.1) 20

Bảng 2.6: Độ dày đường line nhỏ nhất (dựa trên FFTA First 5.1) 22

Bảng 2.7: Giá trị TAC cho in flexo (theo FFTA First 5.1) 24

Bảng 2.8: Thông số trap (theo chuẩn First) 24

Bảng 2.9: Độ phân giải trame theo phương pháp chế tạo khuôn (theo First 5.1) 26

Bảng 2.10: Độ phân giải trame của hình bitmap (theo FFTA First 5.1) 26

Bảng 2.11: Thiết lập thiết bị đo theo FIRST 5.1 30

Bảng 2.12: Giá trị mật độ (Theo FFTA FIRST 5.1) 30

Bảng 2.13: Cân bằng xám (theo First 5.1) 30

Bảng 2.14: Độ tương phản tiêu chuẩn cho in flexo (Theo FFTA First 5.1) 31

Bảng 3.1: Thông số máy Nilpeter FA 3300 35

Bảng 3.2: Thông số máy Gallus EM 280 36

Bảng 3.3: Thông số máy Gallus EM 430 36

Bảng 3.4: Thông số kỹ thuật máy GiDue S Combat 370 37

Bảng 3.5: Thông số kỹ thuật máy Omet FX 420 Flexy 38

Bảng 3.6: Thông số kỹ thuật máy ghi Esko CDI Spark XT 38

Bảng 3.7: Giá trị độ dày bảng của công ty An Lạc 39

Bảng 3.8: Vật liệu của công ty An Lạc 41

Bảng 3.9: Bù trừ khuôn in flexo (theo công thức của Esko) 49

Bảng 3.10: Dot gain tại công ty 51

Bảng 3.11: Thông số sản phẩm 52

Trang 17

Bảng 3.13: Thông số nhãn Ellips 58Bảng 4.1: Giá trị bù trừ độ dãn bản in theo FIRST 64Bảng PL 3.1: Những lỗi phát sinh trong quá trình CTP 74

Trang 18

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Cấu tạo của nhãn decal 4

Hình 2.2: Ứng dụng của nhãn decal 6

Hình 2.3: Nguyên lý hoạt động của máy in flexo 7

Hình 2.4: Máy in dạng hành tinh 7

Hình 2.5: Máy in dạng stack 8

Hình 2.6: Máy in dạng in-line 8

Hình 2.7: Các thông số ô trên trục Anilox 10

Hình 2.8: Các loại hình dáng của cell 11

Hình 2.9: Giá trị ô khác nhau sẽ cho màu mực khác nhau 12

Hình 2.10: Ba trục Anilox với số lượng ô chứa giống nhau, độ sâu khác nhau 13

Hình 2.11: Các phương pháp làm sạch trục Anilox 16

Hình 2.12: Hệ thống làm sạch trục Anilox bằng siêu âm 17

Hình 2.13: Thiết bị làm sạch lô anilox dùng phương pháp thổi 18

Hình 2.14: Làm sạch bằng laser 19

Hình 2.15: Làm sạch trục Anilox bằng bàn chải 19

Hình 2.16: Độ dày đường line 21

Hình 2.17: Màu sắc của barcode 22

Hình 2.18: Trapping 24

Hình 2.19: Góc xoay trame (theo FFTA First 5.1) 27

Hình 2.20: Thang kiểm tra trên tờ in thử (theo FIRST 5.1) 29

Hình 2.21: Giá trị gia tăng tầng thứ (theo FFTA First 5.1) 31

Hình 2.22: Công thức tính bù trừ độ dài bản 32

Hình 2.23: Thang kiểm tra bản in DFTA 33

Hình 3.1: Quy trình chế bản của công ty An Lạc 34

Hình 3.2: Nilpeter FA 3300 35

Hình 3.3: Gallus EM 280 36

Trang 19

Hình 3.5: GiDue S Combat 370 37

Hình 3.6: Omet FX 420 Flexy 38

Hình 3.7: Khoảng phục chế màu của một bộ mực in tốt trên biểu đồ màu CIE 40

Hình 3.8: Thiết lập thông số ở phần General 43

Hình 3.9: Thiết lập thông số ở phần Images 44

Hình 3.10: Thiết lập thông số ở phần Font 44

Hình 3.11: Thiết lập thông số ở phần Color 45

Hình 3.12: Thiết lập xuất file PDF trên Illustrator 45

Hình 3.13: Máy in thử Epson Stylus Pro 9900 46

Hình 3.14: Test đầu phun của máy 47

Hình 3.15: Khoảng cách từ đầu phun đến vật liệu in 47

Hình 3.16: Nhãn Blueberry 51

Hình 3.17: Nhãn Ellips 52

Hình 3.18: Nhãn Blueberry 53

Hình 3.19: Sơ đồ bình nhãn Blueberry 55

Hình 3.20: Khuôn bế nhãn Blueberry 56

Hình 3.21: Khuôn ép nhũ lạnh 56

Hình 3.22: Nhãn Ellips 57

Hình 3.23: Sơ đồ bình nhãn Ellips 59

Hình 3.24: Khuôn bế nhãn Ellips 60

Hình PL 1.1: Thẻ Automatic 65

Hình PL 1.2: Thiết lập giá trị Trap 66

Hình PL 1.3: Thẻ Modify 67

Hình PL 1.4: Phần Highlight 67

Hình PL 1.5: Tab Neutral Density 68

Hình PL 1.6: Preference 69

Hình PL 2.1: Lưu định dạng file RAW trên máy ảnh Canon 71

Hình PL 2.2: Định dạng eps 72

Trang 20

Hình PL 4.1: Assign Profile 75

Hình PL 4.2: Hộp thoại Color Setting 75

Hình PL 4.3: Các thiết lập trong phần setting 76

Hình PL 4.4: Working Spaces 77

Hình PL 4.5: Color Management Policies 78

Hình PL 4.6: Conversion Option 78

Hình PL 4.7: Default Color Management setting 79

Hình PL 4.8: Presets trên CorelDraw 79

Hình PL 4.9: Default color settings 80

Hình PL 4.10: Color Management Policies trong CorewlDraw 81

Hình PL 4.1: Color conversion settings 81

Trang 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Tài liệu nội bộ của công ty cổ phần in nhãn hàng An Lạc

Tiếng Anh

[2] Flexographic Technical Association, Inc (2016), First 5.1: Flexographic

Image Reproduction Specification & Tolerances Design Guide, Flexographic

Technical Association, Inc

[3] Flexographic Technical Association, Inc (2016), First 5.1: Flexographic

Image Reproduction Specification & Tolerances Prepress Guide,

Flexographic Technical Association, Inc

[4] Flexographic Technical Association, Inc (2016), First 5.1: Flexographic

Image Reproduction Specification & Tolerances Print Guide, Flexographic

Technical Association, Inc

Trang 22

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong thị trường, các dạng bao bì và nhãn hàng đang là dạng sản phẩm chiếm thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp in ấn và sẽ còn phát triển rất mạnh trong tương lai gần Hiện nay có rất nhiều loại nhãn hàng khác nhau, trong

đó có nhãn decal giấy, đây là một trong những loại nhãn thông dụng nhất bởi những đặc tính nổi trội của nó

Khi lựa chọn một sản phẩm nào đó, bất kể là dòng sản phẩm ở phân khúc cao cấp hay bình dân, bên cạnh thương hiệu tốt, sản phẩm chất lượng thì vẻ bề ngoài của nhãn hàng đẹp, chất lượng tốt cũng sẽ là một điểm cộng trong mắt người tiêu dùng Chính vì vậy, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm cho sản phẩm bao bì ngày nay thì gần như là một công đoạn bắt buộc phải thực hiện, nhằm mục đích hướng tới sản phẩm bao bì chất lượng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng

Bởi vì việc kiểm soát chất lượng sản phẩm nhãn là rất quan trọng nên

chúng em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu tính khả thi khi áp dụng tiêu

chuẩn FIRST để cải thiện quá trình chế bản cho in nhãn Decal” dựa trên

điều kiện in tại công ty An Lạc để nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức quản lý

chất lượng ở công đoạn chế bản khi in nhãn trong kỹ thuật in Flexo và có thể khắc phục, giảm bớt sai hỏng có thể xảy ra ở công đoạn chế bản làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

• Tìm hiểu tiêu chuẩn FFTA First 5.1

• Thiết lập các thông số dựa trên điều kiện thực tế của công ty An Lạc và tiêu chuẩn hóa các thông số tại công đoạn chế bản

Trang 23

1.4 Đối tượng nghiên cứu

• Tiêu chuẩn FFTA First 5.1

• Nhãn decal giấy: đặc tính, cấu trúc, ứng dụng

• Quy trình chế bản cho in nhãn decal giấy tại công ty An Lạc

• Điều kiện in thực tế tại công ty An Lạc

1.5 Phạm vi nghiên cứu

• Nghiên cứu về công đoạn chế bản cho sản phẩm nhãn decal giấy

• Tìm hiểu về tiêu chuẩn FIRST và áp dụng vào quy trình sản xuất tại công ty

An Lạc

• Tiêu chuẩn hóa các công đoạn trong quá trình chế bản cho in nhãn decal giấy dựa trên điều kiện in tại công ty An Lạc

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như:

• Phương pháp nghiên cứu tài liệu

• Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

• Phương pháp thu thập số liệu

• Phương pháp so sánh

Trong đó phương pháp chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu Ngoài ra nhóm còn dựa vào những kiến thức đã học ở các môn học khác, tìm hiểu các tài liệu trên Internet, tham khảo các thông tin từ công ty nhãn hàng An Lạc và tiếp thu các ý kiến của thầy cô trong Khoa In và Truyền thông

1.7 Nội dung nghiên cứu

• Đề tài trình bày những vấn đề cơ bản về kỹ thuật in Flexo, những đặc điểm của loại nhãn decal giấy và quản lý chất lượng sản phẩm nhãn decal giấy trong kỹ thuật in Flexo tại công đoạn chế bản

• Tìm hiểu các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhãn decal giấy, nguyên nhân và cách khắc phục các vấn đề xảy ra khi in nhãn, qua đó

có thể nâng cao chất lượng sản phẩm

• Quy trình sản xuất in nhãn decal giấy tại công ty An Lạc

• Tìm hiểu tiêu chuẩn FIRST và áp dụng nó vào điều kiện in tại công ty An Lạc để có thể tiêu chuẩn hóa các công đoạn trong quá trình chế bản để quản

lý chất lượng sản phẩm nhãn

Trang 24

1.8 Ý nghĩa thực tiễn của đồ án

Thông qua đề tài nghiên cứu, có thể đưa ra các thông số nhằm tiêu chuẩn hóa

quá trình chế bản cho in nhãn decal giấy bằng kỹ thuật in Flexo một cách hoàn thiện, qua đó có thể quản lý và nâng cao chất lượng in nhãn decal giấy trong quá trình sản xuất Đưa ra các thông số đầu vào tiêu chuẩn của nhãn hàng để giảm bớt sai hỏng có thể xảy ra ở công đoạn chế bản

Ngoài ra, đề tài này còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những môn học liên quan khác

Trang 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khác với các loại nhãn khác sử dụng lớp keo dính lên bề mặt sản phẩm nhờ làm ướt và khô đi hoặc nung nóng thì lớp keo của nhãn decal được gắn sẵn vào nhãn và được đính lên sản phẩm nhờ một lực ép nhẹ

Lớp màng bảo vệ: có công dụng nâng cao độ bền cũng như tính thẩm mỹ

của nhãn bằng việc tráng phủ bóng, mờ hoặc phủ PP laminate Lớp màng bảo vệ tính giúp cho nhãn không bị bám bụi và hạn chế trầy xước Thông thường thì lớp màng bảo về được tạo ra bằng cách tráng phủ bóng, mờ sẽ có chi phí thấp và thân thiện với môi trường hơn là phủ PP laminate

Lớp decal: thường sẽ có nhiều dạng và tính chất tùy thuộc vào vật liệu:

• Giấy: Đây là dạng vật liệu rẻ, đa dạng về chủng loại cũng như được sử dụng khá rộng rãi, nhiều nhất là trong lĩnh vực nhãn hàng

• Màng: Có độ bền cao hơn giấy, có khả năng chống thấm nước và ánh sáng mặt trời cao Các loại màng thường được sử dụng trong in nhãn hàng là PE (mềm, dẻo); PP (trong suốt và mỏng, dễ dàng tạo ra các

Trang 26

hiệu ứng đặc biệt như clear to clear label hay no label look); PET (bền, độ bóng cao và chịu nhiệt tốt) Giá thành khá cao so với giấy

• Nguyên vật liệu đặc biệt: Thường được dùng trong những trường hợp đặc biệt như nhãn chống giả mạo hoặc nhãn giòn, sau khi bóc những nhãn này ra thì sẽ không thể dán lại như ban đầu hoặc cấu trúc của nhãn sẽ bị vỡ thành từng mảng riêng

Lớp keo: có công dụng giúp nhãn dính lên bề mặt sản phẩm Việc lựa chọn

keo cho lớp này sẽ phụ thuộc vào ứng dụng của nhãn, điều kiện môi trường và thời hạn sử dụng Có ba loại keo dán chính gồm:

• Keo dán vĩnh viễn (thường sử dụng keo acrylic hoặc hotmelt) là loại keo được thiết kế để không thể bị tháo rời khi đã dán vào sản phẩm Việc cố ý tháo rời có thể gây hỏng nhãn

• Keo dán có thể tách khỏi vật liệu cho phép người dùng có thể tháo ra trong một khoảng thời gian dài từ các bề mặt khác nhau

• Keo cho phép dịch chuyển nhãn là loại keo cho phép tháo ra và dán lại mà không bị hư nhãn Được sử dụng khi việc dán nhãn tự động rất khó thực hiện bằng máy do hình dạng của đối tượng được dán không tương thích

Lớp đế: có công dụng bảo vệ lớp keo Lớp đế thường được làm từ hai loại

vật liệu chính là giấy và màng PET Đối với đế giấy, là vật liệu thông dụng và có thể áp dụng cho yêu cầu in mặt sau của nhãn Còn đế PET sẽ dùng cho máy dán tốc

độ cao do lớp này khá mỏng, đế PET có khả năng chống nhiễm bẩn cao

2.1.3 Đặc điểm

Đối với loại nhãn decal so với các loại nhãn khác thì chi phí sản xuất của nó khá thấp so với các loại nhãn đặc biệt khác, nhưng nó có thể cho chất lượng hình ảnh in rất tốt khi in bằng kỹ thuật in Flexo

Đây là loại nhãn thân thiện với môi trường, dễ dàng tái chế, có độ bền cao, tính kết dính khá tốt, có khả năng chống nước, chống ánh sáng mặt trời và chống trầy xước cao

2.1.4 Ứng dụng

Nhãn decal có tính ứng dụng khá rộng rãi vì những đặc điểm nổi bật của nó Nhãn decal hiện nay được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng

Trang 27

2.2.2 Mục đích

Thông qua việc thực hiện tiêu chuẩn hóa sẽ giúp cho chúng ta có thể thống nhất thông tin giữa khách hàng và nhà in hay giữa các bộ phận dây chuyền sản xuất Bên cạnh đó tiêu chuẩn hóa còn giúp chúng ta tăng tính chính xác trong quá trình phục chế, hạn chế lỗi có thể phát sinh, giảm phế phẩm

Trang 28

Hình 2.3: Nguyên lý hoạt động của máy in flexo 2.3.2 Các dạng đơn vị in Flexo

Cấu hình của một hệ thống in flexo sẽ được chia thành ba loại gồm máy in dạng hành tinh (CI hay Central Ipression), máy in dạng nằm (in-line) và máy in dạng đứng (stack)

Trong đó, máy in dạng in-line được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực in nhãn hàng, bởi có thể đáp ứng được thời gian in nhanh, gia công in-line và in nhiều màu ổn định hơn

Hình 2.4: Máy in dạng hành tinh

Trang 29

Hình 2.5: Máy in dạng stack

Hình 2.6: Máy in dạng in-line 2.3.3 Công nghệ chế tạo bản in

Nguyên liệu chính để chế tạo bản in Flexo thường là photopolymer Để chế tạo bản in thì có 2 phương pháp chính là sử dụng mask hay khắc laser

Thông thường bản in dùng để in nhãn sẽ ở dạng phẳng, khuôn in được gắn lên trục nhờ từ trường hoặc sử dụng băng keo 2 mặt

Công nghệ sử dụng mask cũng tương tự như chế bản CTF, ở công nghệ

CTF là sử dụng phim âm bản để áp lên bề mặt photopolymer, thì công nghệ mask sẽ

sử dụng một lớp “mặt nạ” màu đen thay thế cho phim âm bản Sau đó, phần mặt nạ

sẽ được đốt bằng tia laser có công suất cao và phần bị đốt sẽ được rửa sạch chỉ để lại phần tử in Sau đó chúng ta sẽ phơi bản in với quy trình như ở công nghệ CTF Tuy nhiên, ở công nghệ mask này sẽ không hút chân không khi phơi như ở CTF

Trang 30

Khi phơi ở trạng thái có không khí thì oxy trong không khí sẽ làm chậm quá trình polymer hóa dẫn đến trame sẽ bị co lại và có hình tròn như viên đạn Hiện nay, có hai loại laser phổ biến nhất:

• Sử dụng chum tia laser đơn Chùm tia này đốt bản với năng lượng cao nhưng hạt trame khi ghi ra sẽ mềm Lý do là bởi chùm tia laser này có năng lượng cao ở trung tâm, yếu ở phần rìa

• Phương pháp thứ hai là chùm laser nhiều tia gồm những tia năng lượng thấp kết hợp lại tạo ra mức năng lượng cần thiết Nhưng phương pháp này cũng tạo ra nguồn năng lượng cao ở trung tâm, yếu

ở vùng rìa, kết quả là hạt tram không sắc nét

Khắc laser là sử dụng đầu laser có công suất cực cao và đốt ở vùng có phần

tử không in nhằm tạo ra hình ảnh nổi Phương pháp này thường được sử dụng phổ biến cho việc in hình ảnh liên tục và công nghệ sleeve Giá thành của hệ thống laser khá đắt và tốc độ ghi tương đối chậm là hạn chế công nghệ này.Ưu điểm và hạn chế của hệ thống in Flexo

2.3.4 Những ưu điểm của một hệ thống in flexo:

• Về hệ thống: Một máy in flexo thì thường sẽ có tốc độ in cao (từ 300 đến 600m/phút) Máy in flexo thường có chiều dài in rất đa dạng, đây là chuẩn chung cho hầu hết các máy in flexo và cho phép chọn chiều dài in phù hợp với từng đơn hàng Cuối cùng là chi phí đầu tư một máy in flexo khá thấp

• Về khuôn in: Khuôn in flexo được làm từ photopolymer vì vậy nên khuôn

in flexo khá mềm, nhẹ và dễ dàng vận chuyển Chi phí làm khuôn in flexo cũng rẻ hơn nếu so với trục ống đồng

• Về vật liệu in: Phương pháp in flexo có thể in trên các vật liệu có bề mặt lồi lõm mà chất lượng in vẫn đảm bảo Chẳng hạn như vật liệu in có thể

là vật liệu thấm hút (giấy, carton) có độ dày 2000-3000 microns, hoặc vật liệu không thấm hút (màng plastic) có độ dày 30 microns

• Về mực in: Mực in flexo sẽ khô nhanh sau khi in, bám mực tốt, không lem và cho lớp mực khá mỏng

Những hạn chế của một hệ thống in flexo:

• Khuôn in flexo được làm từ photopolymer nên sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nhiệt độ môi trường và các dung môi có trong mực in

Trang 31

• Mực in flexo là mực dung môi nên sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và

Trục Anilox giữ vai trò vô cùng quan trọng và tạo nên đặc trưng của phương pháp in Flexo, đây là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng phục chế hình ảnh in, nó có nhiệm vụ truyền một lượng mực nhất định lên bề mặt bản in, lượng mực đó có thể được điều chỉnh bằng dao gạt mực Do vậy mà mật độ của màng mực chịu ảnh hưởng của loại trục Anilox được sử dụng

2.4.2 Các thông số của trục Anilox

Hình 2.7: Các thông số ô trên trục Anilox Trên bề mặt trục Anilox có khắc các lỗ nhỏ có chức năng chứa mực in để truyền lên bản in Các lỗ chứa mực gồm hai thông số kỹ thuật chính, thể hiện chiều sâu và độ mở, nó rất quan trọng đối với chất lượng in, quyết định đến sự đồng đều của vùng nền và độ sắc nét của điểm tram trong phục chế tầng thứ

Trang 32

Các thông số quan trọng của trục Anilox: Hình dáng ô, Tần số ô; Độ rộng ô; Độ rộng nơi thấp nhất của ô; Độ rộng vách trên của ô hay vùng phẳng trên bề mặt lô;

Độ sâu của ô; góc mở của ô; Vách cạnh của ô được mô tả dưới đây:

• Hình dáng ô

Hình 2.8: Các loại hình dáng của cell Mỗi hình dáng ô đều có đặc trưng riêng phù hợp với mục đích sử dụng của chúng, phù hợp với chất lượng in của sản phẩm, …

Đối với sản phẩm nhãn hàng chất lượng cao thì nên sử dụng loại ô hình lục giác với góc 60o sẽ cho chất lượng in tốt nhất vì sẽ cho hệ số truyền mực tốt, lớp mực phủ đồng đều, giảm gia tăng tầng thứ, vùng tối hình ảnh được sâu hơn

• Thể tích chứa mực

Thể tích chứa mực trong ô là yếu tố ảnh hưởng lên độ dày lớp mực Nếu thể tích của ô quá lớn, lượng mực truyền lên bản in sẽ nhiều, gây khó khăn cho việc làm khô Khi lớp mực đầu tiên chưa thể khô kịp sẽ ảnh hưởng đến lớp mực kế tiếp chồng lên, dẫn đến tông màu sẽ bị lệch, chồng màu sẽ không chính xác và lớp mực sẽ dày hơn dẫn đến tình trạng gia tăng tầng thứ cũng sẽ lớn hơn

Còn nếu thể tích ô quá nhỏ, dẫn đến lượng mực truyền lên bản sẽ ít, ảnh hưởng đến độ tương phản, cân bằng xám không chính xác, màu sắc sẽ bị nhạt đi

Trang 33

Bảng 2.1: Tỉ số giữa độ sâu và độ mở

• Tần số của ô trên trục:

Là số lượng ô trên 1inch vuông bề mặt trục Trục có tần số ô càng cao thì độ phân giải càng lớn tuy nhiên mật độ ô tỷ lệ nghịch với thể tích của chúng Thông thường trong in Flexo tần số ô trên trục Anilox gấp từ 3 đến 5 lần độ phân giải in trên bản Tần số có thể dao động từ 65 Lpi đến 1500 Lpi

Để chọn được tần số ô trên trục Anilox sao cho phù hợp thì ta phải dựa vào độ phân giải in của máy in, bởi tần số ô có liên quan trực tiếp với độ phân giải in

Hình 2.9: Giá trị ô khác nhau sẽ cho màu mực khác nhau

Trang 34

• Độ sâu của ô

Độ sâu của ô chứa cũng là thông số kỹ quan trọng như số lượng ô chứa Hai thông số kỹ thuật này xác định khối lượng hoặc giá trị ô chứa, chúng xác định về mật độ mực của sản phẩm Hình 2.6 cho thấy ba trục Anilox có số lượng ô chứa như nhau, nhưng có khối lượng rất khác nhau tùy thuộc vào độ sâu của ô chứa

Hình 2.10: Ba trục Anilox với số lượng ô chứa giống nhau, độ sâu khác nhau 2.4.3 Lựa chọn trục Anilox phù hợp

Chọn trục Anilox phải phù hợp với máy in, độ phân giải in, mục đích sử dụng, vật liệu in,… thì mới có thể sử dụng hiểu quả và cho ra sản phẩm đạt chất lượng đúng yêu cầu Ngoài ra còn phụ thuộc vào bài mẫu hình ảnh nhiều hay nền nhiều sẽ chọn Anilox tương ứng

Vật liệu in: Nếu chỉ có một loại vật liệu được in thì sự lựa chọn dễ dàng

Thực tế, một lô anilox sử dụng cho một loạt các vật liệu Điều này đòi hỏi các lô anilox cung cấp lượng mực cần thiết, ít nhất để đạt được mật độ và tính đồng nhất của nền mực trên hầu hết các vật liệu thấm hút

Hình ảnh in: Khi in cần phải chọn lô anilox phù hợp với đặc điểm của hình

ảnh cần in là nền, chữ hay tram Tuy nhiên trong thực tế, hình ảnh in pha trộn với các ảnh tram nên cần phải lựa chọn trục anilox tối ưu nhất

Trục anilox được lựa chọn dựa trên các yêu cầu về độ dày lớp mực Dao gạt mực sẽ đóng vai trò đảm bảo mực được lấp đầy trên bề mặt lô anilox để có thể truyền một lớp mực ổn định lên bản in

Quá trình truyền mực (độ đồng đều, độ dày, đảm bảo không moire, ) cũng bị ảnh hưởng bởi thể tích các ô trên trục, trạng thái trống của ô, tính lưu biến của mực, quá trình lăn truyền cơ học và tính chất của bề mặt bản in

Trang 35

Bảng 2.2: Lựa chọn trục theo các loại hình ảnh in khi in nhãn

(http://vinaprint.com.vn) Lựa chọn trục Anilox còn phải dựa vào mật độ trame của sản phẩm in, đối tượng chữ, hình ảnh, vector, đường kẻ, …, ta có thể tham khảo bảng 2.3 dưới đây

để lựa chọn phù hợp

Bảng 2.3: Lựa chọn trục theo dạng vật liệu in (http://vinaprint.com.vn) Tùy theo loại vật liệu thấm hút hay không thấm hút mà chúng ta sẽ lựa chọn trục Anilox sao scho phù hợp, điều này liên quan đến số lượng ô chứa mực trên bề mặt trục, có ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh in và độ bám dính của mực lên trên vật liệu in

Trang 36

Bảng 2.4: Giá trị ô chứa của trục Anilox (http://vinaprint.com.vn)

Mỗi giá trị tần số ô trên trục Anilox sẽ ứng với giá trị chứa mực của ô đó với sản phẩm sao cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu có thể cho màu sắc chính xác khi in 2.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trục Anilox

Mực in: Trong thành phần mực còn có các nhân tố như acrylic, nhựa, chất

hoạt động bề mặt, chất kết dính, chất làm khô và các chất phụ gia khác đều trong suốt và khó nhìn thấy bằng mắt thường Các nhân tố trên trong thời gian dài sẽ làm bít các lỗ (cell) làm giảm thể tích chứa mực (hoặc không nhận mực) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả in

Chất liệu của trục: Các loại trục kim loại dễ bị ảnh hưởng bởi các dung dịch

tẩy rửa có tính chất ăn mòn cao do xảy ra các phản ứng hóa học Trục được phủ gốm có độ bền cao nhưng nếu sử dụng các công cụ tẩy rửa không đúng sẽ phá vỡ cấu trúc bề mặt của gốm, hay việc sử dụng các vật dụng tẩy rửa sai, ví dụ như cọ làm từ đồng thau sẽ bị dính trên bề mặt trục

Dao gạt mực: Áp lực của dao gạt mực lên bề mặt trục trong lúc không vận

hành in, dao gạt mực chỉ hoạt động khi quá trình in diễn ra Nếu không, khi đó các hạt mực không được lưu thông và tồn đọng trong các cell mực trong thời gian lâu sẽ khô và đọng lại trong các lỗ cell Áp lực của lưỡi dao gạt có thể điều chỉnh khi cần thiết để tạo ra một độ sạch và lớp mực phù hợp, nhưng nếu điều chỉnh áp lực không hợp lý nó sẽ làm mài mòn lưỡi dao và trục Anilox, làm ảnh hưởng đến thể tích của các ô cũng như là mật độ của màng mực trên bề mặt vật liệu

Vệ sinh và bảo quản trục không đúng cách: Sử dụng sai phương pháp làm

Trang 37

của các lỗ cell, làm mòn bề mặt trục Sử dụng sai các loại hóa chất hay công cụ lau chùi (brushs) sẽ làm phá vỡ các cấu trúc bề mặt ảnh hưởng đến chất lượng truyền

và nhận mực Áp lực, áp suất tác động lên bề mặt trục trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến bề mặt trục và các lỗ cell

Quá trình bảo quản trục không tốt sẽ ảnh hưởng đến bề mặt trục bởi các yếu tố môi trường, các chất tẩy rửa sẽ làm mài mòn bề mặt trục, biến dạng bề mặt trục,… và làm ảnh hưởng đến chất lượng in của sản phẩm

2.4.5 Vệ sinh và bảo dưỡng trục Anilox

Các ô chứa mực trên trục anilox có xu hướng tích tụ lượng mực dư theo thời gian Điều này dẫn đến việc chứa mực và truyền mực lên bề mặt không đảm bảo về chất lượng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục chế, nhất là những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao và đồng đều

Do các yêu cầu về chất lượng in ngày càng cao đồng nghĩa với việc phải sử dụng các lô anilox có tần số các ô cao để có thể đạt chất lượng in tốt hơn, in nhanh hơn

và mực khô nhanh hơn Vì vậy, việc vệ sinh trục Anilox cần được thực hiện một cách thường xuyên và đúng quy cách

Đảm bảo sau khi rửa các ô phải sạch hết mực dư, tránh làm trầy xước bề mặt trục ảnh hưởng tới các ô (rất khó thấy bằng mắt thường bởi vì kích thước ô rất nhỏ)

Trang 38

• Làm sạch bằng hóa chất:

Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến để làm sạch trục Anilox Hóa chất dùng thường có tính ăn mòn có thể gây ra một số ảnh hưởng có thể làm bị thương đến người sử dụng các chất tẩy rửa này nếu không cẩn thận Nhiều hóa chất tẩy rửa

có nồng độ đậm đặc, đòi hỏi pha loãng bằng nước Nhiều người làm nhận thấy rằng chất làm sạch càng ít pha loãng, thì nó sẽ hoạt động tốt hơn, nhưng thật chất thì không phải như vậy, nếu hóa chất có nồng độ mạnh không được pha loãng phù hợp thì sẽ gặp các rắc rối ảnh hưởng đến trục Anilox và người sử dụng

• Làm sạch bằng siêu âm:

Phương pháp làm sạch bằng siêu âm là dùng năng lượng âm thanh có tần số rất cao tạo ra các bước sóng âm thanh rất nhỏ khi được đưa vào một chất lỏng Khi sử dụng hệ thống làm sạch siêu âm, lưu ý rằng thời gian thực hiện quá mức có thể gây tổn hại tới các ô Để kiểm soát quá trình này, máy phát siêu âm thường được điều khiển bởi bộ định thời gian để hạn chế thời gian tiếp xúc và giảm thiểu thiệt hại cho các ô trên trục Anilox

Có 2 loại thiết bị rửa trục bằng siêu âm hiện nay: một loại là lô anilox được nhúng ngập hoàn toàn vào hóa chất và một loại khác là lô xoay tròn chỉ phần dưới ngập khoảng một inch vào chất làm sạch

Phương pháp siêu âm tự nó có thể gây ra các vết nứt nhỏ trong lớp gốm phủ trên

bề mặt trục Anilox và các hóa chất ăn mòn có thể xâm nhập vào lớp kim loại cơ sở của trục làm phá hủy nó

Hình 2.12: Hệ thống làm sạch trục Anilox bằng siêu âm

• Làm sạch bằng phun hay thổi:

Phương pháp làm sạch này có thể được thực hiện bằng cách phun với áp suất cao các chất: baking soda, hạt nhựa, băng khô hoặc một số chất khác Tính tẩy rửa của vật liệu làm tách ra lượng mực dư nằm sâu tại các ô của trục Anilox Tuy nhiên,

Trang 39

phun có thể làm hỏng các ô chứa, đặc biệt với số lượng ô có số đường lớn hơn 800lpi và cũng gây ra việc mài mòn bề mặt trục

Hình 2.13: Thiết bị làm sạch lô anilox dùng phương pháp thổi

• Làm sạch bằng Laser:

Phương pháp này sử dụng năng lượng laser làm bay hơi chất bẩn, từ đó làm sạch các ô nhỏ trên trục Anilox Hệ thống này rất tốn kém so với các thiết bị khác có sẵn

Trang 40

Hình 2.14: Làm sạch bằng laser

• Làm sạch bằng bàn chải

Bàn chải thép không gỉ được sử dụng với các chất tẩy rửa hóa học trên trục Anilox phủ gốm, bàn chải bằng đồng thau nên được sử dụng cho các lô mạ chrome Không nên sử dụng sai các loại của bàn chải trên lô hiện dùng Nên tham khảo ý kiến nhà sản xuất trục Anilox để chọn loại bàn chải phù hợp với trục Anilox để không làm hỏng các ô nhỏ Khi làm sạch bản bằng cách này thì bắt buộc phải thực hiện thủ công, nên sẽ khó kiểm soát được

trục đã sạch hoàn toàn hay chưa

Trục Anilox phải thường được xuyên

vệ sinh các ô hằng tuần hoặc 1 tháng 2 lần,

lau bề mặt trục Anilox sạch sẽ bằng các chất

làm sạch phù hợp ngay sau khi các trục được

đưa ra khỏi quá trình làm việc

Hình 2.15: Làm sạch trục Anilox bằng bàn chải

2.5 Tiêu chuẩn hóa quá trình chế bản theo chuẩn FIRST

Trong một quy trình chế bản chúng ta có thể thấy, nếu có xảy ra sai sót trong quá trình thiết kế cũng như xử lý file thì chúng ta phải thực hiện công việc lại từ đầu Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ công việc cũng như chi phí sản xuất Do đó, việc xây dựng một tiêu chuẩn riêng và áp dụng tiêu chuẩn đó cho từng công đoạn trong quy trình chế bản là một điều hết sức quan trọng, nhằm mục đích hạn chế tối đa sai sót, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất cho một sản phẩm

Ngày đăng: 29/11/2019, 17:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w