Các công việc thực hiện - Hỗ trợ cho quá trình sản xuất in trên máy in Mitsubishi Daiya 2F4 - Lên giấy cho quá trình in - Chuẩn bị cho quá trình sản xuất kẽm, mực, giấy,… - Lau tấm cao
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CHẤT LƯỢNG CAO
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY IN TÂN
HẢI THÀNH
NGÀNH: CÔNG NGHỆ IN
GVHD: Th.s Chế Quốc Long SVTH: Hồ Duy Tân
MSSV: 15148044
TP.HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CHẤT LƯỢNG CAO
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY IN TÂN
HẢI THÀNH
NGÀNH: CÔNG NGHỆ IN
GVHD: Th.s Chế Quốc Long SVTH: Hồ Duy Tân
MSSV: 15148044
TP.HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2019
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 4
Tiếp đến em cũng xin cảm ơn các anh trong tổ in đã giúp đỡ, hỗ trợ em nhiệt tình trong suốt khoảng thời gian thực tập tại công ty
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn và chúc sức khỏe đến công ty và toàn thể công nhân của công ty
Trang 5MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về công ty in Tân Hải Thành 6
1.1 Sơ lược về công ty 6
1.2 Sản phẩm 7
1.3 Đối tác chủ yếu 7
1.1 Sơ đồ bố trí phân xưởng 7
3.1 Điều kiện thiết bị của công ty 8
2.2.1 Bộ phận chế bản 8
2.2.2 Bộ phận in 9
2.2.3 Bộ phận thành phẩm 12
3.2 Các vật tư, hóa chất sử dụng tại công ty 13
2.3.1 Vật tư 13
2.3.2 Hóa chất 13
3.3 Quy trình sản xuất của công ty 16
Chương 3: Công việc thực hiện trong quá trình thực tập 17
3.1 Vị trí và thời gian thực tập 17
3.2 Các công việc thực hiện 17
3.3 Quy trình sản xuất tại công đoạn in 17
3.4 Quy trình kiểm soát chất lượng tại công ty 19
3.5 Bố trí công việc trong máy in 20
3.6 Các thiết bị hỗ trợ trong công đoạn in 21
3.7 Pha dung dịch cấp ẩm tại công ty 22
Trang 63.8 Các lỗi trong quá trình in 22
3.9 Bảo trì bảo dưỡng 23
Chương 4: Những điều học được từ việc thực tập 24
4.1 Kỹ năng được học hỏi từ thực tế 24
4.2 Kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực tập 24
Chương 5: Kết luận 25
5.1 Nhận xét về công ty 25
5.2 Đánh giá bản thân 25
Trang 7Chương 1: Tổng quan về công ty in Tân Hải Thành
1.1 Sơ lược về công ty
Công Ty TNHH SX TM & In Bao Bì Tân Hải Thành
Địa chỉ: 134A, Đường Đặng Công Bỉnh, Ấp Nhị Tân 2, Xã Tân Thới Nhì, Huyện Hóc Môn, Tân Thới Nhì, Hóc Môn, Hồ Chí Minh
Trong những năm qua công ty Tân Hải Thành không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm đem đến cho khách hàng những tiện ích và giá trị gia tăng tối ưu nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao khi ngành Dược phẩm nước ta hội nhập toàn cầu hóa Đến nay đã có nhiều công ty, tập đoàn trong ngoài nước tin tưởng sử dụng bao bì do Tân Hải Thành cung cấp Ngoài ra công ty chúng tôi còn cung cấp bao bì xuất khẩu cho các nước khối Châu Âu, Mỹ, Phi
Bằng những kinh nghiệm và năng lực chuyên biệt công ty sẽ mang lại giải pháp tốt nhất về bao bì cho Quý khách hàng Công ty Tân Hải Thành đang tiếp tục đầu tư
mở rộng, đưa những công nghệ tiên tiến trên thế giới vào sản xuất và phấn đấu trở thành công ty hàng đầu cung cấp bao bì cho ngành Dược Phẩm tại Việt Nam
Trang 8Hiện tại công ty còn nhận cung cấp giấy tờ rời trong linh vực in hộp và in toa thuốc với tên Nguyên Khánh Phát
1.2 Sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu của công ty là hộp bao bì và toa thuốc
- Hộp bao bì dược: giấy Ivory 270 – 400 g/m2, giấy Duplex 300 – 400g/m2
- Toa thuốc: giấy Couche 39 – 60 g/m2
1.3 Đối tác chủ yếu
Đối tác chủ yếu của công ty là các công ty dược phẩm:
- Công ty dược phẩm STADA
- Công ty dược phẩm MEKOPHAR
- Công ty dược phẩm PHARMEDIC
- Công ty dược phẩm IMEXPHARM
- Công ty cơ khí Việt Nhật
Chương 2: Thực trạng sản xuất công ty
1.1 Sơ đồ bố trí phân xưởng
Trang 9Hình 2.1: Sơ đồ bố trí phân xưởng
3.1 Điều kiện thiết bị của công ty
2.2.1 Bộ phận chế bản
Công ty sử dụng công nghệ chế bản CTP với kẽm nhiệt, dương bản
Máy ghi bản Kodak Trendsetter Q800
Hình 2.2.1a: Máy ghi bản Kodak Trendsetter Q800
Thông số kỹ thuật Công nghệ Ghi bản nhiệt với bước sóng 830nm, trống ngoại
Độ phân giải 1200/ 2400 dpi
Khổ kẽm tối đa 838 x 1143 mm
Khổ kẽm tối thiểu 267 x 215 mm
Trang 10Máy hiện kẽm: Tung Shung 88PSBF
Hình 2.2.1b: Máy hiện kẽm Tung Shung 88PSBF
Thông số kỹ thuật
Dung tích ngăn chứa hóa chất 41 lít
2.2.2 Bộ phận in
Komori lithrone L226
Trang 16Hình 2.3.2c: Bột hỗ trợ làm khô Panorama
- Dung dịch rửa lô: ROLL FINE
- Sữa lau kẽm
Hình 2.3.2d: Sữa lau kẽm
Trang 173.3 Quy trình sản xuất của công ty
Hình 2.4: quy trình sản xuất
Trang 18Chương 3: Công việc thực hiện trong quá trình thực tập
- Vật liệu in: giấy Ivory (270 – 350 g/m2), giấy Duplex ( 300 – 400 g/m2)
Số lượng người trong một máy: 1 thợ chính, 2 thợ phụ
Trưởng máy: Phan Quốc Trường
Số điện thoại: 0762232882
Thời gian làm việc: giờ hành chính 7g30 – 16g30
3.2 Các công việc thực hiện
- Hỗ trợ cho quá trình sản xuất in trên máy in Mitsubishi Daiya 2F4
- Lên giấy cho quá trình in
- Chuẩn bị cho quá trình sản xuất (kẽm, mực, giấy,…)
- Lau tấm cao su, thay kẽm, rửa máy chuẩn bị cho bài in tiếp theo
- Vệ sinh, rửa máy sau mỗi ngày sản xuất
- Tìm hiểu quy trình canh chỉnh chồng màu, canh chỉnh màu sắc, cách khắc phục các lỗi thường gặp trong quá trình in
3.3 Quy trình sản xuất tại công đoạn in
- Nhận phiếu sản xuất
o Thợ in nhận phiếu sản xuất từ phòng kế hoạch
Trang 19o Phiếu sản xuất bao gồm thông tin về loại giấy in, khổ in, số lượng kẽm,
số lượng giấy, số lượng hộp, sản phẩm mới hay đã in, in thử hay in sản lượng
- Chuẩn bị cho job
o Nhận giấy từ bộ phận cắt giấy, kiểm tra đủ số lượng
o Nhận kẽm từ bộ phận kẽm, đối chiếu mã số trên kẽm trùng với mã của phiếu sản xuất, đủ số lượng kẽm của phiếu sản xuất
o Chuẩn bị mực in, pha mực theo pantone hoặc theo mẫu của khách hàng
- Set-up máy in
o Rửa máy, vệ sinh máy của job trước đó Đảm bảo màu in của bài in trước được loại bỏ hoàn toàn khỏi đơn vị in để tránh nhiễm màu lên mực in của bài in kế tiếp
o Bố trí thứ tự màu in
o Đặt các phím chỉnh mực trở về 0
o Lau tấm cao su, lên kẽm job tiếp theo
o Canh chỉnh bàn lên giấy, bàn ra giấy
o Lên giấy job sản xuất
o Canh chỉnh chồng màu
- In thử
o Sau khi set-up máy in tiến hành in thử cho khách hàng ký mẫu với số lượng khoảng 300 tờ
o In 3 tông màu “light, standard, dark” để làm mẫu cho đợt in sản lượng
o Lựa chọn khoảng 50 tờ trong tông Standard cho khách hàng kí mẫu
- In sản lượng
o Sau khi khách hàng ký duyệt tờ in mẫu, tiến hành in sản lượng theo số lượng hộp khách hàng đã đặt hàng
Trang 20o Chạy tốc độ ban đầu 8000 tờ/h để canh chỉnh màu sắc, cân bằng mực nước
o Khoảng 40 – 50 tờ sẽ lấy từ 3 – 4 tờ để kiểm tra 1 lần
o Khi máy đạt được sự ổn định tăng tốc độ in lên từ từ đến khi đạt 13.000 tờ/h
o Khoảng 300 tờ sẽ lấy ra 1 – 2 tờ để kiểm tra sản phẩm
o Loại bỏ từ 10 – 15 tờ in đầu khi mỗi lần dừng máy thay bàn
- Vệ sinh máy
o Hoàn thành job in thì vệ sinh tấm cao su, múc mực rửa máy chuẩn bị cho job tiếp theo
3.4 Quy trình kiểm soát chất lượng tại công ty
Quá trình Chỉ tiêu Tần suất
kiểm tra Mức yêu cầu
Phương pháp kiểm tra
Người kiểm tra
Bản in Số lượng Khi nhận
kẽm
Đủ số lượng Trùng mã với phiếu sản xuất
Đúng mực in yêu
Mực pha Màu sắc Khi pha mực Đúng màu theo mẫu
hoặc theo pantone Bằng mắt
Các bon chồng màu trùng khớp với nhau
Kính soi trame Thợ in
Trang 21Màu sắc
50 tờ/lần
Theo màu pantone hoặc mẫu khách hàng gửi
Đầy đủ nội dung theo mẫu
Các bon chồng màu trùng khớp với nhau
Kính soi trame Thợ in
Màu sắc 20 tờ/lần Theo mẫu khách
hàng ký
Bằng mắt Thợ in
300 tờ/lần (máy đạt sự
ổn định)
Nội dung sản phảm
Đầy đủ nội dung theo mẫu không được mất chi tiết
3.5 Bố trí công việc trong máy in
- Xem xét phiếu sản xuất, bố trí
thứ tự bài in
- Bố trí thứ tự màu in, phân công
cho các thợ phụ chuẩn bị vật tư
cho job sản xuất
- Pha mực:
- Lấy kẽm từ phòng kẽm
- Đục lỗ kẽm
- Lên kẽm
- Pha dung dịch cấp ẩm
- Nhận giấy từ bộ phận cắt giấy
- Lên giấy
- Canh chỉnh lực hút, lực thổi bộ phận cấp tờ
- Canh chỉnh bàn dây băng, tay kê
Trang 22Nếu là mẫu mới thì pha dựa
vào màu pantone
Nếu là mẫu cũ thì dựa vào
công thức mực đã lưu trước
- Kiểm tra số lượng sau khi in
xong đúng với số lượng yêu cầu
của phiếu sản xuất
- Xử lý, khắc phục các lỗi xảy ra
trong quá trình in
- Nếu sản phẩm mới thì lưu lại
mẫu với thông số phím chỉnh
- Canh chỉnh bàn
ra giấy
- Chuẩn bị mẫu lưu trước đó
- Thay bàn ra giấy
- Dò bài phụ trưởng máy
- Múc mực, rửa máy khi hoàn thành bài in
- Lau tấm cao su, lau kẽm đơn vị 1,2
- Canh chỉnh chồng màu trên máy (quay ống, bắn chéo, ép kẽm, căng kẽm)
- Thay bàn lên giấy
- Múc mực, rửa máy khi hoàn thành bài in
3.6 Các thiết bị hỗ trợ trong công đoạn in
Kính soi trame: hỗ trợ cho việc canh chỉnh chồng màu
Cây pantone: soi màu theo mẫu
Cồn kế: dùng để đo lượng cồn trong dung dịch nước mạng
Trang 233.7 Pha dung dịch cấp ẩm tại công ty
Sau mỗi lần vệ sinh bồn cấp ẩm sẽ bắt đầu pha dung dịch nước máng mới
3.8 Các lỗi trong quá trình in
Đuôi của mỗi vùng
Dư nước Tắt lô cấp ẩm, bật lô chà để
lấy nước ra khỏi bản Giảm tốc độ lô nước Chữ móc trắng bị bít Nhiệt độ xưởng tăng làm khô
mực in gây hiện tượng mực bị đóng cục
Pha thêm dầu ăn vào mực Đảo đều mực trên máng
Lau kẽm
Ké Do bụi giấy, trong quá trình in
bụi giấy bám lên cao su, kẽm
Sử dụng dụng cụ lấy ké để lấy ké Nếu vẫn không ra thì phải dừng máy lấy ra
Trang 24Vệ sinh ống ép và ống trung chuyển
3.9 Bảo trì bảo dưỡng
Tổng vệ sinh máy vào thứ 7 mỗi tuần
Các công việc vệ sinh bảo dưỡng máy, xưởng gồm:
- Vệ sinh ống ép: mở nắp ống ép cạo lau sạch các vết mực thừa bám trên bề mặt ống
- Vệ sinh bề mặt các ống trung chuyển
- Vệ sinh máng mực tháo bản lề 2 bên ra lau sạch, thay tấm lót máng mực mới
- Tổng vệ sinh: lau thân máy, dùng vòi hơi xịt bụi ngay bàn nạp giấy, bên trong thân máy, các motor máy, bàn ra giấy, bàn lên giấy,…
- Dọn dẹp xưởng, các vật dụng xung quanh để đúng vị trí Các cây giấy được kéo
để bên trong vạch ngăn màu xanh trên nền, xe đẩy để đúng vị trí đã vẽ trên nền Không được đặt vật cản nào trên lối đi
- Đổ các xô mực dơ đúng nơi quy định
- Kéo các cây giấy đựng hàng phế phẩm đến nơi xử lý để cắt nhỏ hoặc đem bán
Trang 25Chương 4: Những điều học được từ việc thực tập
4.1 Kỹ năng được học hỏi từ thực tế
- Kỹ năng làm việc nhóm, phân công công việc để cùng nhau hoàn thành
- Đặc trưng của kỹ thuật in Offset và áp dụng vào thực tế sản xuất
- Áp dụng những kiến thực học được vào sản xuất và những kinh nghiệm của người thợ trong nhiều năm làm việc
- Thích nghi được với môi trường cạnh tranh, áp lực công việc
- Tuân thủ đúng với nguyên tắc, quy định của công ty
- Nhận biết các lỗi trong quá trình in và hướng khắc phục
- Học được cách nhìn màu, bố trí thứ tự màu in
- Học được cách giao tiếp, cởi mở, làm quen với các đồng nghiệp
- Quy trình vận hành máy in, cách sắp xếp, bố trí công việc theo trình tự logic
- Quy trình sản xuất cũng như việc bố trí phân xưởng của công ty
4.2 Kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực tập
- Công việc trong ngành in đòi hỏi cần phải có sự nhanh nhẹn và chính xác để có thể tiết kiệm được thời gian chuẩn bị
- Việc rửa máy, chạy máy, chuẩn bị cho job đều có quy trình, các bước cụ thể Người thợ cần nắm rõ quy trình và làm theo trình tự Nếu không sẽ dẫn đến sai hỏng và phải mất thời gian để khắc phục
- Trong quá trình sản xuất, cho dù máy đã chạy ổn định thì cũng cần phải thường xuyên quan sát sản phẩm để tránh các lỗi phát sinh trong quá trình in Nếu chủ quan thì có thể dẫn đến sai hỏng số lượng lớn gây hao phí vật tư, kinh phí của nhà in
- Khi rửa máy phải đảm bảo mực in trước đó phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi máy để khi bỏ mực in của job khác lên xảy ra tình trạng sai lệch màu in
Trang 26- Lên giấy (giấy Duplex) cần chú ý vì rất dễ xảy ra hiện tượng cuốn đầu giấy khiến độ dày của tờ giấy bị tăng lên dẫn đến tăng áp lực in gây móp su Và giấy Duplex có rất nhiều bụi giấy nên cần phải thường xuyên dừng máy để lau tấm cao su
Công ty nên đầu tư các công cụ hỗ trợ cho việc quản lý chất lượng như đầu tư các thiết bị đo màu, đo kẽm để sau này có gặp khách hàng khó tính thì việc quản lý chất lượng sẽ được dựa trên thông số kỹ thuật chứ không phải dựa vào việc giao tiếp chỉ mang tính khách quan
5.2 Đánh giá bản thân
Ngoài việc học lý thuyết và thực hành trên lớp em chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nên khi tiếp xúc với công việc còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu xót: kiến thức chuyên môn chưa vững vàng, kỹ năng mềm chưa tốt, thao tác làm việc còn chậm Kì thực tập này là cơ hội tốt để em cải thiện bản thân, khắc phục những yếu kém và bổ sung những thiếu xót là tiền đề để phát triển cho sau này
Trang 27Một lần nữa em xin cảm ơn và mong quý công ty sẽ bỏ qua những sai lầm và thiếu xót của em trong thời gian thực tập