1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Đề phòng khủng hoảng tiền tệ

8 473 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 115,56 KB

Nội dung

Một cuộc khủng hoảng tiền tệ đã được tạo ra bởi sự vô cảm và chính sách tránh trách nhiệm của các một cơ quan tiền tệ quốc tế: Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở thế giới thứ ba xảy ra bở

Đề phòng khủng hoảng tiền tệ Một cuộc khủng hoảng tiền tệ đã được tạo ra bởi sự vô cảm và chính sách tránh trách nhiệm của các một cơ quan tiền tệ quốc tế: Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở thế giới thứ ba xảy ra bởi vì các nước kém phát triển đã vay mượn quá mức và các ngân hàng thương mại Châu Âu và Hoa Kỳ cho vay quá bừa bãi . Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở các nước phát triển trong thập niên 70-80 được tạo ra vì Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế không nghe lời khuyến cáo của những người có nhiều kinh nghiệm và thực hành trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng hơn họ. Trong suốt thời gian nắm cương vị CEO, và sau đó là thống đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, cùng một lúc với chức chủ tịch tổng giám đốc Việt Nam Thương Tín, ngân hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam - mà chính tôi đã thành lập năm 1955 - tôi đã từng chứng kiến một “lũ“ đại diện của các ngân hàng thương mại Âu, Mỹ, nhào đến như một dòng chảy không ngớt, chỉ để chào mời các khoản cho vay và các khoản tín dụng khác cho các ngân hàng thương mai và cả ngân hàng trung ương nữa . Vì lợi ích của quốc gia, và nhất là để tránh cho đất nước nạn vay mượn bừa bãi, quá mức trong tương lai, tôi luôn khước từ các khoản cho vay; nhưng rất nhiều quốc gia ở Nam Á, Châu Mỹ La Tinh và châu Phi lại rất sẵn lòng và vui mừng đón nhận những đề nghị cho vay, những quyết định sai lầm mà sau này, họ ân hận chua xót suốt đời. Bởi vì họ phải đối diện với các khoản nợ đến ngày đáo hạn không trả nổi, và đất nước họ rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả một cách nghiêm trọng. Nhưng tôi vẫn nhận thấy, các ngân hàng thương mại của các quốc gia phát triển đã nỗ lực cho những quốc gia kém phát triển vay mượn, nơi mà người ta không có ý thức về sự nguy hiểm và hậu quả của các khoản vay mượn bừa bãi, quá mức, cho đất nước họ. Tại thời điểm đó, tôi có thể hình dung được những nguy cơ hiểm họa của các khoản vay mượn quá định mức và hậu quả thảm hại trên hệ thống tiền tệ các quốc gia thuộc thế giới thứ ba, nếu những quốc gia này không giữ được chữ tín trong các hợp đồng thỏa thuận cho vay. Lúc đó tôi cũng đã thấy, sự khủng hoảng trong hệ thống tiền tệ của các quốc gia thuộc thế giới thứ ba, có thể có ảnh hưởng rất tai hại cho nên kinh tế của họ, sau một lọat khoản vay không có khả năng chi trả. Lần lượt, sự kiện này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong cuộc trao đổi vốn giữa những quốc gia phát triển và kém phát triển, tạo ra hậu quả tai hại và ngăn trở thương mại và phát triển quốc tế. Năm 1968, sau khi nhận chức quản tri viên phụ khuyết Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, tôi đã cảnh báo Quỹ, sự nguy hiểm và hậu quả tai hại của sự vay mượn bừa bãi, quá mức của thế giới đang phát triển. Một vị Phó Giám đốc sở Á Châu, quốc tịch Canada với nhiều bằng Tiến sĩ đã trao đổi cùng tôi và nói rằng: Đó không phải là trách nhiệm của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và tôi không nên băn khoăn về tác động đối với hệ thống tiền tệ quốc tế. Quả là một cái nhìn quá thiển cận ! Tôi đã cố gắng cảnh báo vị có thẩm quyền cao hơn nhưng lời cảnh báo cửa tôi cũng bị khước từ. Trong suốt những thập niên 70 và 80, thế giới đã trải qua một cuộc khủng hoảng tiền tệ khốc liệt vì các khoản nợ bên ngoài của các nước kém phát triển, không thể chi trả , làm rung chuyển nền tảng của hệ thống tiền tệ của họ, với hậu quả thảm khốc trong dòng trao vốn giữa thế giới phát triền và thế giới đang phát triển, dẫn đến một ảnh hưởng thê thảm trong nền kinh tế và tính hình ổn định của các quốc gia kém phát triển. Cuối thập niên 70, trung bình nhập khẩu của họ bớt 15%, xuất khẩu xuống 4.2%, vốn đầu tư mất 20% và thu nhập bình quân đầu người hạ hơn 2%. Ngay sau đó, khoản nợ nước ngoài của các quốc gia kém phát triển đã đi vào một “vòng xoáy” rất mạnh, làm khủng hoảng hệ thống tiền tệ thế giới bùng nổ. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế được kêu gọi để nghiên cứu, đánh giá khủng hoảng và đưa ra các giảỉ pháp cải tổ để phục hồi hệ thống tiền tệ thế giới. Khôi hài thay, vì ngày trước Quỹ đã từ chối lời khuyến cáo để tránh nạn khủng hoảng tiền tệ này. Nếu ta lấy tất cả các bằng tiến sĩ và các bằng cấp uy tín của nhân viên cao cấp của Quỹ (IMF) và kết hợp với nhau vào một đống, ta sẽ có một núi vàng “Parchemins”, nhưng họ không tài nào có những kinh nghiệm ứng dụng thực hành của họat động ngân hàng cho vay và sự không trả nợ nổi của khách hàng. Bởi vậy, họ sẽ không tài nào tiên liệu được hậu quả của số vay mượn không chi trả khổng lồ, trên bất kỳ hệ thống tiền tệ nào… Họ có thể có dịp tranh luận những vấn đề đó với những người đã học, thu lượm kiến thức và kinh nghiệm về các khía cạnh của việc cho vay vượt chuẩn cũng như thất bại tràn lan việc không trả nợ. Nhưng nhân viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế , thường hay kiêu ngạo, chẳng bao giờ lắng nghe để học hỏi từ bất cứ ai. Điều này tôi đã từng chứng kiến trong suốt thời gian tham dự hội đồng quản trị của Quỹ và làm việc trong Quỹ, mà tôi là thành viên cả 15 năm trời. Không có kiến thức về những họat động ngân hàng, họ không có ý thức gì về tác động của những bất ổn ngân hàng, những điều có thể ảnh hưởng lớn lao cho hệ thống tiền tệ thế giới mà họ có bổn phận phải nghiên cứu và theo dõi mỗi ngày để tránh được những tai ương và nguy hiểm cho tòan thế giới. Tôi đã từng đề nghị nhiều lần Quỹ nên chọn thuê những giám đốc điều hành ngân hàng xuất sắc để bổ sung cho “mớ” nhân viên thuần lí thuyết của họ. Thế nhưng lời khuyên của tôi không bao giờ được lắng nghe một cách nghiêm túc. Khi tôi nghỉ về hưu tại Quỹ, sở ngân hàng trung ương, chỉ có duy nhất một nhân viên có kinh nghiệm về họat động ngân hàng trung ương, nhưng không có một ai được huấn luyện về nghiệp vụ ngân hàng thương mại….Bà Giám Đốc mới vừa nhậm chức là một kinh tế gia chưa bao giờ có sự hiểu biết hay kinh nghiêm ngành ngân hàng. Đó là l ý do tại sao hỗ trơ kỹ thuật của Quỹ đối các quốc gia đang phát triển không bao giờ đầy đủ và thực sự hữu dụng… . Đề phòng khủng hoảng tiền tệ Một cuộc khủng hoảng tiền tệ đã được tạo ra bởi sự vô cảm và chính sách tránh trách nhiệm của các một cơ quan tiền tệ. xoáy” rất mạnh, làm khủng hoảng hệ thống tiền tệ thế giới bùng nổ. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế được kêu gọi để nghiên cứu, đánh giá khủng hoảng và đưa ra các giảỉ

Ngày đăng: 24/10/2012, 14:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w