1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn thuế 6

30 423 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 15,73 MB

Nội dung

Phần hai HƯỚNG DẪN DẠY HỌC CÁC BÀI CỤ THỂ BÀI HỌC LỚP 6 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC (1 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp học sinh bước đầu có những hiểu biết về các hình thức huy động nguồn tài chính của Nhà nước, trong đó thuế giữ vai trò quan trọng để tạo nguồn tài chính tập trung. 2. Kĩ năng: - Giúp học sinh phân biệt giữa hai hình thức quyên góp và vay dân với việc thu, nộp thuế. - Giúp học sinh biết tự đánh giá các hành vi không đúng của mình và người khác về vấn đề thu, nộp thuế. 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ đúng về việc thu, nộp thuế, có ý thức tuyên truyền về công tác thuế tại gia đình và cộng đồng. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý: 1. Về nội dung: Thông qua truyện đọc “ Điều băn khoăn của Nam ”, từ những băn khoăn của Nam về các hình thức Nhà nước sử dụng để huy động tiền của nhân dân và những lời giải thích của cô giáo để gợi cho học sinh có những suy nghĩ về vai trò của thuế đối với Nhà nước và xã hội. Để giáo viên có những hiểu biết về nguồn gốc, sự ra đời của thuế và các hình thức huy động tiền của Nhà nước có tính lý luận, chúng tôi nêu một số ý cơ bản, để các bạn tham khảo, phục vụ cho dạy học bài này. Các hình thức huy động nguồn tài chính của Nhà nước Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đã hình thành nên Nhà nước. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn. Vậy nên bộ máy Nhà nước rất cần có nguồn tài chính để chi tiêu. Nguồn tài chính đó chỉ có thể lấy từ việc động viên đóng góp một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội trực tiếp lao động sản xuất tạo ra. Nhà nước thường sử dụng ba hình thức huy động nguồn tài chính sau: - Thứ nhất: Hình thức quyên góp tiền và tài sản của nhân dân. Ví dụ: Như Nhà nước huy động tiền để ủng hộ đồng bào miền trung trong câu truyện kể hay như Nhà nước quyên góp tiền, vàng của nhân dân ủng hộ cho cuộc kháng chiến chống Pháp . - Thứ hai: Hình thức vay dân. Ví dụ: Nhà nước phát hành công trái mà trong câu truyện Nam đang băn khoăn về việc Nhà nước phát hành công trái giáo dục. Hai hình thức huy động nguồn tài chính trên chỉ được Nhà nước sử dụng có giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt, không mang tính ổn định, lâu dài. Vì hai hình thức trên tùy thuộc vào khả năng và sự tự nguyện của mọi người, do đó nó không công bằng, không lâu dài, không bảo đảm được yêu cầu chi tiêu của Nhà nước.Mặt khác, đã nói đến vay thì phải có trả, trong khi đó Nhà nước lại không tạo ra thu nhập. - Thứ ba: Hình thức thu thuế. Là hình thức Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi người đều phải đóng góp một phần thu nhập do các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình tạo ra. Ví dụ: Nhà nước thu thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên . Đây là hình thức có tính bền vững, lâu dài và cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tài chính cho Nhà nước. Từ sự phân tích trên cho thấy, thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội. Sự ra đời của thuế là một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. 2. Về phương pháp: Bài học này có thể kết hợp nhiều phương pháp như: Kể chuyện, phân tích, diễn giảng, đàm thoại, nêu vấn đề tạo tình huống cho học sinh trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tiễn địa phương. Giáo viên cần chốt lại một số vấn đề cơ bản về các hình thức huy động tiền của Nhà nước với học sinh. 3. Tài liệu và phương tiện dạy học: - Tài liệu tham khảo về thuế dành cho giáo viên do Ban soạn thảo tài liệu thuế tỉnh Yên Bái biên soạn. - Các tài liệu khác về thuế do Tổng cục Thuế Nhà nước biên soạn. - Các tranh, ảnh để minh hoạ cho 3 hình thức huy động tiền của Nhà nước, các công trình tại địa phương được xây dựng từ tiền thuế. - Giáo viên có thể sưu tầm một số câu chuyện, câu nói về các hình thức huy động và hoạt động thu thuế. - Giấy A0, bút dạ. - Máy chiếu, đầu video (nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (3 phút) - Giáo viên có thể thông qua việc thu, nộp thuế tại địa phương, đặt vấn đề tại sao phải nộp thuế để vào bài. - Giáo viên có thể đặt vấn đề : “Em hiểu gì về thuế ?” hoặc “Thuế và cuộc sống của chúng ta” và cho học sinh phát biểu, để từ đó vào bài. Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc, giúp học sinh bước đầu hiểu về các hình thức huy động nguồn tài chính của Nhà nước: (15 phút) - Cho học sinh đọc truyện. - Sử dụng hệ thống câu hỏi, kết hợp đàm thoại, tổ chức cho học sinh phân tích truyện. - Học sinh phát biểu, giáo viên ghi tóm tắt những ý học sinh phát biểu, nhận xét và chốt lại các ý chính. Nội dung cần khai thác: - Khi xem ti vi và nghe bác tổ trưởng nói chuyện với bố, Nam băn khoăn suy nghĩ điều gì ? - Trong lời giải thích của cô giáo đã nói lên những điều gì về các hình thức huy động tiền của Nhà nước và việc thu thuế ? Hoạt động 3: Liên hệ với thực tế địa phương để làm rõ thêm những điều cô giáo đã nói về các hình thức huy động: (8 phút) - Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh liên hệ, tìm những dẫn chứng về các hình thức huy động và vay dân tại địa phương. - Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tìm hiểu gia đình hoặc cộng đồng dân cư của các em thường thực hiện các hình thức huy động nào, trong đó hình thức nào là thường xuyên ? - Qua việc phát biểu của học sinh, giáo viên có thể bổ sung thêm ví dụ thực tiễn. Hoạt động 4: Cho học sinh trao đổi nhóm để tìm ra những biểu hiện của một xã hội nếu không có thuế: (8 phút) - Giáo viên chia nhóm ( theo tổ hoặc theo bàn ), giao nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện cho các nhóm, tổ chức cho các nhóm thực hiện. + Giáo viên có thể gợi ý nếu không có thuế thì Nhà nước không có nguồn tài chính để chi tiêu, lúc đó các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, y tế, giáo dục . sẽ thế nào ? Cuộc sống của ta sẽ ra sao? + Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng tổ chức trao đổi, tìm dẫn chứng, thư ký ghi ý kiến phát biểu của các thành viên trong nhóm vào giấy. Có thể sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để mọi thành viên trong nhóm ghi ý kiến riêng của mình vào các ô giấy dành cho cá nhân, sau đó nhóm trưởng tổ chức trao đỏi xây dựng ý kiến chung của nhóm, thư ký ghi ý kiến chung vào ô giấy dành cho ghi ý kiến chung. + Giáo viên cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét và bổ sung kết quả của nhau. + Giáo viên nhận xét, bổ sung, tổng hợp và đưa ra kết luận: Không có thuế, Nhà nước không có nguồn tài chính để chi tiêu cho các hoạt động trong xã hội, lúc đó xã hội sẽ mất ổn định, không phát triển được. Từ đó xác định thuế ra đời là một tất yếu khách quan. Hoạt động 5: Rút ra bài học và liên hệ bản thân:(5 phút) - Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra bài học về các hình thức huy động tiền của Nhà nước. + Học sinh phát biểu. + Giáo viên chốt lại mục nội dung bài học trong Tài liệu học sinh. - Yêu cầu học sinh liên hệ về trách nhiệm của mình với việc tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế. Hoạt động 6: Luyện tập, củng cố: (6 phút) Cho học sinh làm bài tập để củng cố bài. Lưu ý: - Bài tập a: câu đúng là: câu a1, a2, a4; câu sai: a3. - Bài tập b, c: cho học sinh tự liên hệ tại lớp hoặc về nhà suy nghĩ tiếp. Một số hình ảnh về 3 hình thức huy động tài chính Hình ảnh về quyên góp ủng hộ Từ trái sang: Nhà tư sản Hoà Tường, ông Trịnh Văn Bộ, cụ Hoàng Minh Hồ, mẹ ông Trịnh Văn Bộ, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp trước thềm Nhà hát Lớn tại Tuần lễ vàng 1945. Doanh nhân Trịnh Văn Bô, nhà tư sản cách mạng, chủ hiệu buôn tơ lụa nổi tiếng mang tên Phúc Lợi tại số 48 phố Hàng Ngang quận Hoàn Kiếm Hà Nội, trước Cách mạng tháng Tám. Nhà của ông là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, và là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi cách mạng vừa thành công, toàn bộ ngân khố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời chỉ có 1.200.000 đồng Đông Dương, gia đình ông Bô đã ủng hộ thêm cho chính phủ 5147 lượng vàng, tương đương với 2.000.000 đồng Đông Dương (theo thời giá lúc đó). Tuần lễ vàng và Quỹ độc lập Một trong những khó khăn lớn của chính quyền cách mạng là nền tài chính kiệt quệ – kho bạc trống rỗng, thuế chưa thu được. Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp; quân Tưởng tung tiền quan kim, quốc tệ ra thị trường làm rối loạn thêm nền tài chính nước ta. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của chính quyền và khắc phục khó khăn trước mắt về tài chính, ngày 4-9- 1945, Chính phủ ra sắc lệnh xây dựng Quỹ độc lập và tổ chức Tuần lễ vàng trong cả nước từ ngày 17 đến 24-9-1945, nhằm động viên mọi người dân yêu nước, tha thiết với nền độc lập của dân tộc, tự nguyện đóng góp cho Tổ quốc. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Tuần lễ vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn củng cố nền tự do, độc lập ấy, chúng ta cần sức hy sinh phấn đấu của đồng bào toàn quốc; nhưng chúng ta cũng cần sức quyên giúp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có”. Hưởng ứng sắc lệnh của Chính phủ và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở Hà Nội đã diễn ra phong trào tự nguyện đóng góp tiền của, vàng, bạc… rất sôi nổi, từ những người lao động nghèo khổ đến những tư sản, điền chủ giàu có. Tuần lễ vàng khai mạc tại Hà Nội ngày 16-9-1945. Đến ngày bế mạc, nhân dân Thủ đô đã góp 2.201 lạng vàng, 920 tạ thóc, nhiều tiền bạc, hiện vật khác, tổng cộng giá trị trên 7 triệu đồng Đông Dương lúc bấy giờ. Số tiền ủng hộ của nhân dân Hà Nội cùng với số tiền của nhân dân cả nước (20 triệu đồng góp “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng đảm phụ quốc phòng, 370 kg vàng) đã giúp Chính phủ khắc phục những khó khăn về tài chính trước mắt, mua sắm thêm vũ khí để xây dựng nền quốc phòng. [...]... (518/5/2003, cả nước đã huy động được 2.580 tỷ đồng, đạt 129% so với chỉ tiêu mà chính phủ giao cho Trong đó, huy động từ khu vực dân cư là 531 tỷ đồng, đạt 266 ,39% kế hoạch Hình ảnh về thu, nộp thuế Tặng thưởng người nộp thuế Một số hình ảnh về thuế với cuộc sống Thuế tạo nguồn kinh phí để: Phát triển giáo dục, y tế Văn hoá , thể thao Kinh tế Giao thông - vận tải Nghiên cứu khoa học Bảo vệ thiên nhiên Bảo vệ... trong đó, huy động từ khu vực dân cư là 531 tỷ đồng, đạt 266 ,39% kế hoạch Tính đến 31/3/2005, số vốn đã giải ngân là 2.371,2 tỷ đồng Qua 2 năm thực hiện, tổng số phòng học đã thực hiện là 57.057 phòng, đạt tỷ lệ 95,8% so với số phòng học cần xây dựng của năm 2002 Số phòng học đang làm thủ tục đầu tư xây dựng để triển khai trong năm 2005 là 16. 597 phòng Đợt mua công trái giáo dục đợt II/2005 sẽ phân... trở lên Kỳ hạn công trái là 5 năm, lãi suất 8,2%/1năm, lãi suất cho 5 năm là 41% (nếu thời hạn mua công trái chưa đủ 12 tháng sẽ không được hưởng lãi; nếu thời hạn mua công trái từ đủ 48 tháng đến dưới 60 tháng sẽ được hưởng lãi suất là 32,8%) Đối tượng mua công trái là công dân Việt Nam ở trong và ngoài nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam; các cơ quan... nước mua công trái, góp phần vào việc xây dựng đất nước Điều 3 Phiếu công trái có loại thu và ghi bằng tiền, có loại thu và ghi bằng thóc, có loại thu và ghi bằng ngoại tệ Loại thu và ghi bằng tiền có 6 hạng: 100 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng và 50.000 đồng Loại thu và ghi bằng thóc có 5 hạng: 50 kilôgam, 100 kg, 500 kg, 1.000 kg và 3.000 kg Loại thu và ghi bằng ngoại tệ không... bảo hộ quyền sở hữu phiếu công trái như đối với mọi tài sản riêng của công dân Người sở hữu phiếu công trái có quyền chuyển quyền sở hữu cho người khác, theo thể thức do Hội đồng bộ trưởng quy định Điều 6 Các loại phiếu công trái được hưởng lãi hàng năm là 2% tính trên số tiền, số thóc hoặc số ngoại tệ ghi trên phiếu Phiếu công trái được thanh toán đúng hạn 10 năm kể từ ngày mua, vốn và lãi thanh toán . khảo về thuế dành cho giáo viên do Ban soạn thảo tài liệu thuế tỉnh Yên Bái biên soạn. - Các tài liệu khác về thuế do Tổng cục Thuế Nhà nước biên soạn. -. Luyện tập, củng cố: (6 phút) Cho học sinh làm bài tập để củng cố bài. Lưu ý: - Bài tập a: câu đúng là: câu a1, a2, a4; câu sai: a3. - Bài tập b, c: cho học

Ngày đăng: 15/09/2013, 02:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh về phát hành công trái (vay dân) - Bài soạn thuế 6
nh ảnh về phát hành công trái (vay dân) (Trang 11)
Hình thức nhà nước vay vốn của các tầng lớp nhân dân, người cho vay được quyền thu lại vốn và - Bài soạn thuế 6
Hình th ức nhà nước vay vốn của các tầng lớp nhân dân, người cho vay được quyền thu lại vốn và (Trang 11)
Hình ảnh về thu, nộp thuế - Bài soạn thuế 6
nh ảnh về thu, nộp thuế (Trang 18)
Một số hình ảnh về thuế với cuộc sống - Bài soạn thuế 6
t số hình ảnh về thuế với cuộc sống (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w