Bai soan chi tiet-Chuong VIII

14 1.1K 0
Bai soan chi tiet-Chuong VIII

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG VIII CÁC NHÓM THỰC VẬT TUẦN 23 TIẾT 45 - BÀI 37 TẢO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: • Nêu rõ được MT sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là TVBT. • Tập nhận biết 1số tảo thường gặp. • Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: • Tranh phóng to H.37.1, 2, 3, 4. • Mẫu tảo xoắn để trong cốc thuỷ tinh. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra sỉ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ: • Tìm VD về các cây sống trong MT nước. Chúng có đặc điểm gì thích nghi? • Các cây sống trong MT đặc biệt có những đặc điểm gì? Cho VD. 3. Bài mới: • Giới thiệu: Trên mặt nước ao hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng. Váng đó do những cơ thể TV rất nhỏ bé là tảo tạo nên. Tảo còn gồm những cơ thể lớn hơn, sống ở nước ngọt hoặc nước mặn. • Các hoạt động: Hoạt động 1 TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA TẢO a. Quan sát tảo xoắn: -GV giới thiệu mẫu tảo xoắn và nơi sống. -HD HS quan sát H.37.1, trả lời câu hỏi: +Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào? +Vì sao tảo xoắn có màu lục? +Nhận xét về hình dạng và cấu tạo của tảo xoắn. -GV nghe HS trả lời và thêm về về tên gọi của tảo xoắn do chất nguyên sinh có dải xoắn chứa DL. +Cách sinh sản của tảo xoắn? b. Quan sát rong mơ (Tảo nước mặn) -Các nhóm quan sát mẫu tảo xoắn, đối chứng với tranh, trả lời: +Mỗi sợi tảo gồm nhiều TB hình chữ nhật. +Nhờ có thể màu chứa chất diệp lục. -HS các nhóm trao đổi kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Cơ thể tảo xoắn là 1sợi gồm nhiều TB hình chữ nhật. +Tảo sinh sản sinh dưỡng hoặc tiếp hợp. -Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H.37.2, trả lời câu hỏi: +Rong mơ sống ở đâu? +Rong mơ có cấu tạo như thế nào? +Vì sao rong mơ có màu nâu? +Rong mơ sinh sản bằng cách nào? +So sánh hình dạng rong mơ với cây đậu. Tìm các đặc điểm giống và khác nhau. -GV nhận xét: +Giống nhau: cơ thể đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có rễ, thân, lá, có thể màu. +Khác nhau: hình dạng, màu sắc. -GV cho HS trao đổi kết quả thảo luận → tự rút ra kết luận và nhận xét về TVBT có đặc điểm gì? -HS quan sát tranh, đọc thông tin, thảo luận, trả lời. Nhóm khác nhận xét, bổsung. +Rong mơ sống thành từng đám bám vào đá hoặc san hô ở vùng ven biển nhiệt đới. +Rong mơ có hình dạng giống 1 cây nhưng chưa có rễ, thân, lá thật sự. +HS lập bảng so sánh: Thân Lá Rễ Hoa Quả Cây đậu + + + + + Rong mơ # # giá 0 # -HS căn cứ vào CT của rong mơ và tảo xoắn rút ra nhận xét: Tảo là TVBT: cơ thể gồm 1 hoặc nhiều TB, cấu tạo rất đơn giản, có màu sắc khác nhau và luôn có DL, chưa có rễ, thân, lá. Hầu hết sống ở nước. Hoạt động 2 LÀM QUEN VỚI MỘT VÀI TẢO KHÁC THƯỜNG GẶP -GV giới thiệu 1 số tảo khác, HDHS quan sát tranh H.37.3, 4. -Yêu cầu HS đọc thông tin, nhận xét về hình dạng của các loại tảo. -HS quan sát: tảo đơn bào, tảo đa bào. Đọc thông tin, xem lại đặc điểm của rong mơ và tảo xoắn. -Đại diện nhóm nhận xét sự đa dạng của tảo về: hình dạng, cấu tạo, màu sắc. Hoạt động 3 VAI TRÒ CỦA TẢO -Yêu cầu HS đọc thông tin, liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi: +Tảo sống ở nước có ích lợi gì? +Tảo có ích lợi gì đối với đời sống con người? +Khi nào tảo có thể gây hại? (SS quá nhanh làm ô nhiễm MT nước, quấn quanh gốc lúa … -HS đọc thông tin thảo luận , trả lời: -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Cung cấp Oxi và TĂ cho ĐV ở nước. +1số tảo làm TĂ cho người và gia súc, làm thuốc, phân bón, nguyên liệu dùng trong CN. +Bên cạnh đó có 1số tảo cũng gây hại. Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK. 4. Củng cố: • Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Chúng có những đặc điểm gì khác và giống nhau? • Tại sao ko thể xem rong mơ là 1 cây xanh thật sự? • Nêu vai trò của tảo. 5. Dặn dò: • Học bài, trả lời câu hỏi. • Đọc “Em có biết”. • Chuẩn bò bài 38. TIẾT 46 – BÀI 38 RÊU – CÂY RÊU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: • HS nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt rêu với tảo và cây có hoa. • Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu. • Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: • Tranh phóng to H.38.1, 2. • Mẫu cây rêu và kính lúp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra sỉ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ: • Tại sao nói tảo là TVBT? • Vai trò của tảo như thế nào đối với đời sống con người? 3. Bài mới: • Giới thiệu: Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé (nhiều khi chiều cao chưa tới 1cm), thường mọc thành từng đám, tạo nên 1lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó là cây rêu, chúng thuộc nhóm Rêu. Rêu là nhóm TV lên cạn đầu tiên, cơ thể cấu tạo đơn giản. • Các hoạt động: -GV: yêu cầu HS phát biểu nơi sống của rêu, đặc điểm bên ngoài → nhận xét: rêu sống nơi ẩm ướt như chân tường, đất ẩm, tảng đá, trong rừng, thân cây to… Hoạt động 1 QUAN SÁT CƠ QUAN SINH DƯỢNG CỦA CÂY RÊU -Yêu cầu HS quan sát cây rêu và đối chứng H.38.1, nhận thấy được những bộ phận nào của cây rêu? +Cây rêu gồm những bộ phận nào?(rêu có thân nhỏ, không phân nhánh, bên dưới có 1túm “rễ”, bên trên mang những “lá” nhỏ mọc chi chít). +So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo và cây có hoa. (Rễ giả → hút nước, thân và lá chưa có mạch dẫn nên chỉ sống được ở nơi ẩm ướt). +Tại sao rêu lại xếp vào nhóm TVBC? (có cơ thể đã phân hoá dạng thân, lá với 1số mô khác nhau nhưng còn sơ khai, đặc biệt mô nâng đỡ và mô dẫn) -HS hoạt động nhóm: +Tách rời cây rêu → quan sát bằng kính lúp. +Quan sát đối chiếu tranh cây rêu. -Phát hiện các bộ phận của cây rêu. -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. +Thân ngắn, không phân cành. +Lá nhỏ, mỏng. +Rễ giả có khả năng hút nước. +Chưa có mạch dẫn. Hoạt động 2 QUAN SÁT TÚI BÀO TỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RÊU -Yêu cầu HS quan sát tranh H.38.2 → phân biệt các phần của túi bào tử, đọc chú ý → trả lời câu hỏi: +Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào? +Rêu sinh sản bằng gì? +Trình bày sự phát triển của rêu? Đực → túi tinh → tinh trùng Cây rêu hợp tử Cái → túi noãn →noãn cầu Bào tử Túi bào tử -GV giảng: cây rêu có cqss hữu tính riêng biệt, sau quá trình thụ tinh mới phát triển thành túi bào tử chứa bào tử thụ tinh trong nước. Tinh trùng bơi đến túi noãn rồi chui vào kết hợp với noãn cầu →hợp tử Hợp tử sẽ phát triển →túi bào tử nằm trên 1cuống dài. Khi túi bào tử chín, mũ và nắp sẽ mở ra, các bào tử sẽ phát tán ra ngoài, gặp ĐK thuận lợi sẽ phát triển thành cây rêu mới. -GV liên hệ: nếu ko muốn rêu phát triển ở tường nhà hoặc sàn nước… phải thường xuyên cọ rửa, lau khô. Ngày nay, người ta thường dùng loại sơn tường có dầu (pê) để quét tường chống rêu . -HS quan sát H.38.2, theo dõi chi tiết trong tranh, trao đổi nhóm, trả lời. -Nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây. +Rêu sinh sản bằng bào tử. +Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu. Hoạt động 3 VAI TRÒ CỦA RÊU -Yêu cầu HS đọc SGK trả lời: Rêu có lợi ích gì? -GV: Rêu đã góp phần vào việc hình thành đất như thế nào? -GV mở rộng: Rêu có thể sống được cả ở những vùng đất nghèo nàn nhưng ẩm ướtnên chúng góp phần vào việc phân huỷ các loại đá thành đất. Ngoài ra, những loài rêu mọc ở đầm lầy, khi chết tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, chất đốt → than tổ ong → khí rất độc… -HS tự rút ra vai trò của rêu: +Góp phần vào việc tạo thành chất mùn. +Rêu mọc ở đầm lầy, khi chết tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, chất đốt. Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK. 4. Củng cố: • Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào? • So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo? • So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác? 5. Dặn dò: • Học bài, trả lời câu hỏi. • Chuẩn bò bài 39. TUẦN 24 TIẾT 47 – BÀI 39 QUYẾT- CÂY DƯƠNG XỈ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: • Trình bày được đặc điểm CT CQSD và CQSS của dương xỉ. • Biết cách nhận dạng 1 cây thuộc dương xỉ. • Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, thực hành. 3. Thái độ: Yêu và bảo vệ thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra sỉ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ: • Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào? • Cơ quan sinh sản và cách sinh sản của rêu như thế nào? • Rêu có lợi ích gì? 3. Bài mới: • Giới thiệu: Quyết là tên gọi chung của 1nhóm TV (trong đó có cây DX) sinh sản bằng bào tử như rêu nhưng khác rêu về cấu tạo cơ quan SD và SS. Ta hãy xem sự khác nhau đó như thế nào? • Các hoạt động: Hoạt động 1 QUAN SÁT CÂY DƯƠNG XỈ -GV: Cây dương xỉ thường sống ở đâu? -HS: DX ưa nơi ẩm ướt, có bóng rợp nên thường thấy chúng mọc ở dưới những tán cây to, khe tường cũ, ven đường, bờ ruộng … a. Quan sát cơ quan sinh dưỡng: -Yêu cầu HS quan sát kỹ cây DX, thảo luận → ghi lại đặc điểm, chú ý xem lá non có đặc điểm gì? So sánh đặc điểm bên ngoài của thân, lá, rễ của cây DX với cây rêu. -Chú ý cuống lá già, HS có thể nhầm lẫn là thân. -So sánh DX với rêu: DX có cấu tạo phức tạp hơn, có rễ thật, có mạch dẫn → phù hợp với MT sống ở cạn. b.Quan sát túi bào tử và sự phát triển của DX -Yêu cầu HS lật mặt dưới lá già tìm túi bào tử → quan sát H.39.2, trả lời câu hỏi: -Các nhòm HS quan sát mẫu cây DX→đối chiếu với hình. -Trao đổi nhóm về đặc điểm của thân, lá, rễ đã quan sát được. Chú ý xem lá non có đđ gì? -Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung → kết luận: DX đã có rễ, thân, lá thật sự: -Lá già có cuống dài, lá non có nhiều lông bạc, ở đầu cuộn lại. -Thân ngầm , có mạch dẫn. -Rễ thật. -HS quan sát H.39.2, nhận xét các chi tiết trên hình, phát biểu từ bước 1→4 theo hình. +Vòng cơ có tác dụng gì? +CQSS và sự phát triển của bào tử? So sánh với rêu. -HS xác đònh được vò trí của túi noãn, túi tinh, rễ giả. DX sinh sản bằng bào tử, CQSS là túi bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh. -GV: Về mùa hè, mặt dưới lá già có những đốm tròn xếp hàng theo đường gân. Mỗi đốm có màng mỏng bọc lấy 1túi bào tử, chứa nhiều bào tử. Khi chín, túi nứt ra→ bào tử rơi ra ngoài. Nếu gặp ĐK thuận lợi sẽ nảy mầm thành nguyên tản →hình tim, màu lục, có rễ giả bám vào đất hút nước và MK → chất HC. Sau 1thời gian ở mặt dưới nguyên tản mọc ra 2loại cơ quan: túi tinh chứa rất nhiều TT và túi noãn chứa 1 noãn cầu. Khi gặp nước mưa hoặc sương các túi tinh vỡ ra. Các TT bơi về phía túi noãn rồi chui vào kết hợp với noãn cầu → hợp tử → cây DX con. Cũng như rêu, DX tuy đã sống ở cạn nhưng khi thụ tinh vẫn cần có nước. Túi tinh → Tinh trùng Dương xỉ →Bào tử → Nguyên tản Hợp tử Túi noãn → Noãn cầu Hoạt động 2 QUAN SÁT 1 VÀI DƯƠNG XỈ KHÁC THƯỜNG GẶP -Cho HS quan sát H.39.3 và mẫu cây ráng, cây DX con, cây rau bợ → nhận xét: Tuy rất khác nhau về hình dạng, kích thước, nhưng tất cả đều có đặc điểm chung: lá non cuộn tròn, SS bằng bào tử, túi bào tử nằm ở mặt dưới lá. -GV nêu lợi ích của các cây: +Cây lông cu li: dùng ròt vết thương, cầm máu, còn thân rễ dùng làm thuốc. +Cây bèo hoa dâu: làm phân bón, TĂ cho cá -HS tập nhận biết 1số cây thuộâc DX căn cứ vào lá non: +Cây lông cu li. +Cây bèo hoa dâu. +Cây rau bợ. +Cây ráng. Hoạt động 3 QUYẾT CỔ ĐẠI VÀ SỰ HÌNH THÀNH THAN ĐÁ -Cho HS đọc SGK, trả lời câu hỏi: Than đá được hình thành như thế nào? -GV diễn giảng thêm… -HS nghiên cứu thông tin → nêu lên nguồn gốc của than đá từ DX cổ. Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK. 4. Củng cố: • So sánh CQSD của rêu và DX, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn. • Đặc điểm chung của DX. Làm thế nào nhận biết được 1 cây thuộc dương xỉ? • Than đá được hình thành như thế nào? 5. Dặn dò: • Học bài, trả lời câu hỏi. • Chuẩn bò “Ôn tập”. • Đọc “em có biết” TIẾT 50 – BÀI 40 HẠT TRẦN – CÂY THÔNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: • Trình bày được đặc điểm CQSD và CQSS của thông. • Phân biệt sự khác nhau giữa nón và hoa. • Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần và cây có hoa. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hoạt động độc lập và làm việc theo nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh phóng to H.40.1, 2, 3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra sỉ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ: • So sánh CQSD của rêu với dương xỉ. • Trình bày sự sinh sản và phát triển của dương xỉ. 3. Bài mới: • Giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu nhóm TV sinh sản bằng hạt đầu tiên: đó là nhóm Hạt trần. Để có khái niệm về nhóm TV này, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ một cây điển hình là cây thông. • Các hoạt động: -GV: Thông thường được trồng ở những nơi nào? -HS: Thông được trồng nhiều ở Đà lạt. -GV: Thông là loài TV ít đòi hỏi về đất đai, độ ẩm nhưng cần nhiều ÁS nên thường được trồng thành rừng trên những đồi núi, khô cằn, nhiều nắng, gió. Hoạt động 1 QUAN SÁT CƠ QUAN SINH DƯỢNG CỦA CÂY THÔNG -Yêu cầu HS quan sát H.40.1, 2. hỏi: +Đặc điểm của thân cành? Màu sắc? +Lá: hình dạng, màu sắc? +Rễ: to khoẻ, ăn sâu, lan rộng có tác dụng gì? -Sau khi nghe HS trao đổi ý kiến thảo luận → GV hỏi: có nhận xét gì về sự thích nghi của rễ, thân, lá thông với những ĐK đất đai khô cằn, nhiều nắng, gió của vùng đồi núi? (Rễ dài, to khoẻ, ăn sâu, lan rộng nên hút được nhiều sương đêm, nước và MK ở tận các lớp đất dưới sâu → giữ cho cây khỏi đỗ ngã. Lá nhỏ, hình kim → thoát hơi nước ít. Thân cao, thẳng (40m) → hứng ÁS). -HS quan sát H.40.2, thảo luận nhóm: +Quan sát cành: xù xì với các vết sẹo khi lá rụng để lại. +Quan sát lá thông: 2 lá cùng mọc ra từ 1 cành con rất ngắn. → từng nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung và ghi tóm tắt các đặc điểm: +Thân gỗ, có mạch dẫn nhựa. +Lá kim, dài, cứng. +Rễ dài, ăn sâu và rộng. Hoạt động 2 QUAN SÁT CƠ QUAN SINH SẢN (NÓN) -GV giới thiệu 2loại nón, yêu cầu: +Xác đònh vò trí nón đực và nón cái trên cành. -HS quan sát H.40.2, xác đònh vò trí nón và đặc điểm của 2 loại nón. +Đặc điểm cuả2loại nón(số lượng,kích thước) -Yêu cầu HS quan sát sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái, trả lời câu hỏi: +Nón đực có cấu tạo như thế nào? +Nón cái có cấu tạo như thế nào? -GV bổ sung, kết luận: -Yêu cầu so sánh cấu tạo hoa và nón → điền bảng → thảo luận : Nón khác hoa ở điểm nào? -Yêu cầu HS quan sát 1 nón thông và tìm hạt: +Hạt có đặc điểm gì? Hạt nằm ở đâu? +So sánh tính chất của nón với quả bưởi? +Tại sao gọi thông là cây Hạt trần? (Hạt vẫn còn nằm lộ bên ngoài: nó chưa có quả thật sự. Với cách gọi thông thường, “quả thông” để chỉ nón là không chính xác). -HS đọc thông tin → quan sát H.40.3A,B → thảo luận. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Nón đực: +Nhỏ, mọc thành cụm. +Vảy (nhò) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn. *Nón cái: +Lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ. +Vảy (lá noãn) mang 2 noãn. -HS làm điền bảng → phân biệt nón với hoa. Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn nên ko thể xem như 1 hoa. -HS thảo luận → trao đổi giữa các nhóm → kết luận: Hạt thông nằm trên lá noãn hở (Hạt trần). Chúng chưa có hoa, quả thật sự. Hoạt động 3 GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY HẠT TRẦN -Yêu cầu HS đọc thông tin, hỏi: Cây Hạt trần có giá trò kinh tế như thế nào đối với đời sống con người? Kể tên vài cây Hạt trần được trồng ở đòa phương mà em biết? -Số lượng cây hạt trần hiện ko nhiều lắm, nhưng phần lớn chúng có giá trò thực tiễn : +Gỗ thông tốt, nhẹ → dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc, làm giấy… +Nhựa thông → dùng trong CN và xuất khẩu. +Nhiều cây Hạt trần khác cho gỗõ quý thường gặp ở vùng núi cao như :kim giao, hoàng đàn, sa mu, pơ mu… +Hạt trần còn được trồng làm cảnh: tuế, bách tán, thông tre, bụt mọc, tùng (ở trước sân trường) … * Chúng ta cần bảo vệ và trồng thêm cây Hạt trần nói riêng và các loại cây khác nói chung → phục vụ đời sống, bảo vệ MT… -HS nêu giá trò thực tiễn của cây thuộc ngành Hạt trần, HS khác nhận xét: +Nhiều cây Hạt trần cho gỗ tốt, thơm. +Cây Hạt trần có thể trồng làm cảnh. Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK. 4. Củng cố: • CQSS của thông là gì? Cấu tạo ra sao? • So sánh đặc điểm cấu tạo và sự sinh sản của cây thông và cây dương xỉ? 5. Dặn dò: • Học bài, trả lời câu hỏi. • Chuẩn bò bài41. • Đọc “em có biết” TIẾT 52 - BÀI 42 LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: • Phân biệt 1 số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa). • Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh 1 cây thuộc lớp hai lá mầm hay lớp một lá mầm. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, thực hành. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: • Tranh phóng to H.42.1, 2. • Mẫu vật: câu lúa, cây hành, cây cải, cây bưởi con… (có đủ rễ, thân, lá, hoa, quả) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra sỉ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ: • Phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín. • Nêu đặc điểm chung của TVHK. 3. Bài mới: • Giới thiệu: các cây HK rất khác nhau cả về CQSD lẫn CQSS. Để phân biệt chúng, các nhà khoa học đã chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn, đó là lớp, họ… TVHK gồm 2 lớp: lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm. Mỗi lớp có những nét đặc trưng . • Các hoạt động: Hoạt động 1 PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM CÂY HAI LÁ MẦM VÀ CÂY MỘT LÁ MẦN -Yêu cầu HS ôn lại kiến thức về kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa … → quan sát tranh. -Yêu cầu quan sát kỹ tranh H.42.1, giới thiệu 1 cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm → làm bài tập → điền bảng → phát biểu các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh 1 cây thuộc lớp hai lá mầm hay lớp một lá mầm. -Yêu cầu HS đọc thông tin, hỏi: còn những đặc điểm nào để phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm? -HS chỉ trên tranh: đặc điểm của rễ, gân lá, hoa, mỗi loại cây:hoa có bao nhiêu cánh? -Quan sát kỹ 1 cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm → ghi các đặc điểm quan sát được vào bảng. -Đại diện nhóm lên bảng ghi vào bảng phụ. Nhóm khác nhận xét, bổ sung → kết luận: Đặc điểm Cây 2 lá mầm Cây 1 lá mầm Kiểu rễ Rễ cọc Rễ chùm Gân lá Hình mạng Song song, hình cung Dạng thân Gỗ, cỏ, leo Cỏ, cột Số cánh hoa 4 hoặc 5 3 hoặc 6 Số phôi Hai lá mầm Một lá mầm Hoạt động 2 QUAN SÁT MỘT VÀI CÂY KHÁC -Cho HS quan sát các cây khác của nhóm đã mang theo+H.42.2 → sau đó xếp chúng vào 1 -HS quan sát các cây của nhóm và quan sát H.40.2 xếp chúng vào các lớp 1 hoặc 2 lá trong 2 lớp → điền các đặc điểm vào bảng sau: Tên cây Kiểu rễ Kiểu thân Kiểu gân Thuộc lớp Một lá mầm Hai lá mầm -GV nêu lên giá trò thực tế của các loại cây này → giáo dục HS chăm sóc, bảo vệ và trồng thêm cây xanh → yêu thiên nhiên, bảo vệ MT… mầm. -HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK. 4. Củng cố: • Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm. • Có thể nhận biết nhanh 1 cây thuộc lớp hai lá mầm hoặc lớp một lá mầm nhờ dấu hiệu bên ngoài nào? *Hoặc : • Sự khác nhau giữa lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm thể hiện ở: a. Số lượng lá mầm trong phôi hạt b. Cấu tạo của rễ c. Cấu tạo của gân lá d. Cả a, b, c đều đúng. • Cây hai lá mầm là: a. Mận b. Cau c. Dừa d. Tre e. Xoài f. Mía • Cây một lá mầm là: a. Mận b. Cau c. Dừa d. Tre e. Xoài f. Mía 5. Dặn dò: • Học bài, trả lời câu hỏi. • Chuẩn bò bài 43 và ôn lại các nhóm TV đã học . • Đọc “em có biết”. TUẦN 27 TIẾT 53 - BÀI 43 KHÁI NIỆM SƠ LƯC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: [...]... sở Các cây cùng loài có – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo Ví dụ: Họ Cam có nhiều loài như :bưởi, chanh, quýt… ; Họ Cà: cà chua, các loại cà, ớt… ; Họ Bầu bí: mướp, các loại dưa… ; Họ Lúa: ngô, mía, tre, … ; Họ Dừa: Cau, cọ, thốt nốt, mây, … -GV: liên hệ về giá trò thực tế của các cây này Hoạt động 2 TÌM HIỂU SỰ PHÂN CHIA CÁC NGÀNH THỰC VẬT GV: Nhìn vào sơ đồ... cả lớp nhận xét nhất đònh từ thấp đến cao → PLTV -Đònh nghiã: PLTV là tìm hiểu các đặc +Điền từ vào BT điểm giống nhau và khác nhau giữa +Tại sao người ta xếp thông, tùng vào 1nhóm các dạng TV để phân chia chúng +Tại sao tảo, rêu được xếp vào 2 nhóm khác nhau? thành các bậc phân loại -GV cho HS đọc thông tin → đònh nghóa PLTV là gì? Hoạt động 2 TÌM HIỂU CÁC BẬC PHÂN LOẠI -Giới thiệu các bậc PLTV từ... Họ Dừa: Cau, cọ, thốt nốt, mây, … -GV: liên hệ về giá trò thực tế của các cây này Hoạt động 2 TÌM HIỂU SỰ PHÂN CHIA CÁC NGÀNH THỰC VẬT GV: Nhìn vào sơ đồ sau đây ta sẽ hình dung được khái quát sự phân chia của giới TV và sự phát triển của nó -Yêu cầu HS nhắc lại các ngành TV đã học, -HS phát biểu: nêu đặc điểm nổi bật của các ngành đó *Ngành Tảo: TVBT, chưa có rễ, thân, lá +TVBT có đặc điểm gì? Sống... nhưng hạt trần, chưa có hoa, quả *Ngành Hạt kín: có thân, lá, rễ phát triển và +Ngành HK có đặc điểm gì? đa dạng Có hoa, quả, hạt nằm trong quả -GV cho HS điền vào sơ đồ chỗ còn để trống -Yêu cầu HS phân chia ngành HK thành 2 lớp: Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK Lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm 4 Củng cố: Hãy điền các chữ số ghi thứ tự các đặc điểm của ngành TV vào các chỗ trống trong các câu sau: (đã... nghiên cứu thông tin, +Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì? (lai giống, gây đật tìm hiểu các biện pháp cải biến, KT di truyền,…) tạo cây trồng, trả lời: +Muốn nhân giống nhanh người ta có thể làm gì?( chi t, ghép +Dùng những biện pháp cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm…) khác nhau để cải biến đặc +Để chăm sóc cây tốt, cần làm tốt các công việc gì?(tưới nước, tính di truyền của giống cây +Chọn . này Hoạt động 2 TÌM HIỂU SỰ PHÂN CHIA CÁC NGÀNH THỰC VẬT GV: Nhìn vào sơ đồ sau đây ta sẽ hình dung được khái quát sự phân chia của giới TV và sự phát triển. Bài mới: • Giới thiệu: Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé (nhiều khi chi u cao chưa tới 1cm), thường mọc thành từng đám, tạo nên 1lớp thảm màu lục

Ngày đăng: 01/06/2013, 08:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan