1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

QUẢN lý NHÀ nước về hộ TỊCH TRONG LĨNH vực KHAI SINH, KHAI tử từ THỰC TIỄN TỈNH lâm ĐỒNG

89 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 686,37 KB

Nội dung

Quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung, quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử nói riêng ở nước ta đã được thực hiện ngay sau khi giành chính quyền, thành lập Nhà n

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN TIẾN VĂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI

SINH, KHAI TỬ TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Lâm Đồng, năm 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN TIẾN VĂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI

SINH, KHAI TỬ TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 8.38.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Quốc Toàn

Lâm Đồng, năm 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu trích dẫn trong luận văn này dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trần Tiến Văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện khoa học xã hội, các quý Thầy Cô đã trang bị tri thức cho tôi, tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này

Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới TS Trần Quốc Toàn đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn

Trần Tiến Văn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4

3.1 Mục đích nghiên cứu 4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4.1 Đối tượng nghiên cứu 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Cơ sở lý luận 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

7 Kết cấu của luận văn 6

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI SINH, KHAI TỬ 8

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về hộ tịch 8

1.2 Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh 20

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 29

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI SINH, KHAI TỬ TRÊN ĐỊA BÀN 30

TỈNH LÂM ĐỒNG 30

2.1 Một số khái quát chung về các yếu tố tác động trực tiếp đến đăng ký và quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai sinh, khai tử của tỉnh Lâm Đồng 30

Trang 6

2.2 Quản lý nhà nước về hộ tich trong lĩnh vực khai sinh, khai tử từ thực tiễn tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng 34 2.3 Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 52 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI SINH, KHAI TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG 53 3.1 Một số định hướng, giải pháp đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử 53 3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường nâng cao hiệu qủa quản lý nhà nước

về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 63 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 73 KẾT LUẬN 74

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả đăng ký khai sinh 40 Bảng 2.2 Kết quả đăng ký khai tử 43

Trang 9

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý hộ tịch là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động quản lý dân cư của một quốc gia, thường xuyên được các quốc gia quan tâm thực hiện Các sự kiện hộ tịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử… đều được đăng ký và quản lý chặt chẽ theo các quy định của pháp luật

Quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung, quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử nói riêng ở nước ta đã được thực hiện ngay sau khi giành chính quyền, thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

và công tác này đã có những bước phát triển, ngày càng ổn định, đạt được những kết quả quan trọng như: tình trạng khai sinh, khai tử quá hạn giảm mạnh; việc quản lý về khai sinh, khai tử được thực hiện khoa học, chặt chẽ hơn; ý thức của người dân về công tác đăng ký khai sinh, khai tử dần được nâng lên một cách rõ rệt; công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào việc đăng ký và quản lý khai sinh, khai tử

Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử thì bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục cho phù hợp hơn với thực tiễn như: thủ tục quản lý khai sinh, khai tử chưa khoa học; tình trạng khai sinh, khai tử quá hạn còn nhiều, có những trường hợp nhiều năm không tiến hành khai sinh, khai tử; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực

hộ tịch nói chung và lĩnh vực khai sinh, khai tử nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước về

hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử còn nhiều hạn chế; trình độ, năng lực

Trang 10

2

của cán bộ, công chức làm thực hiện việc quản lý nhà nước về khai sinh, khai

tử còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay Những tồn tại, hạn chế này đã có những ảnh hưởng không nhỏ, làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai sinh, khai tử ở Việt Nam hiện nay

Là một trong năm tỉnh của Tây nguyên, trong những năm qua tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung

và lĩnh vực khai sinh, khai tử nói riêng Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, hiệu quả của việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử đã từng bước được nâng lên và ngày càng hoàn thiện hơn Tuy nhiên, cũng như các tỉnh Tây nguyên khác thì quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử của tỉnh Lâm Đồng còn có nhiều hạn chế, cần được nghiên cứu về mặt

lý luận và thực tiễn để có những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đó trong thời gian tới

Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với việc di chuyển dân

cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, thì việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử được thực hiện khoa học, chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên lĩnh vực này

Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử từ thực tiễn của tỉnh Lâm Đồng là vấn đề

cấp thiết hiện nay Vì vậy, học viên lựa chọn vấn đề "Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng" làm đề tài

nghiên cứu Luận văn thạc sĩ

Trang 11

3

2 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số

đề tài cụ thể như sau:

- Dương Bảo Khang, Quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai sinh - từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học

viện Khoa học xã hội, 2018 Tác giả đã đánh giá được thực trạng về công tác khai sinh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh chủ yếu tập trung vào công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này và sự phối hợp của các cơ quan liên quan

- Bài trên báo điện tử http://tapchicongthuong.vn "Một số khó khăn, vướng mắc trong việc đăng ký hộ tịch và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi", tác giả ThS Dương Hiền Trúc Lan và ThS Phạm Kim Hưng; tác giả

trình bày nội dung về quá trình thực hiện Luật Hộ tịch 2014, nêu lên những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác hộ tịch, từ đó tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn đối với Luật Hộ tịch

- Bài trên báo điện tử https://anhsangvacuocsong.vn "Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay", tác giả ThS Nguyễn Anh Tú; tác giả nêu lên những thực trạng

bất cập của các tỉnh biên giới phía Bắc từ đó đưa ra các giải pháp có tính tham khảo nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay

- Phạm Trọng Cường, Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng

và phương hướng đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003;

tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng việc quản lý hộ tịch ở Việt Nam trong thời gian qua và nêu ra những tồn tại, hạn chế đối với lĩnh vực này; từ đó, tác

Trang 12

4

giả nêu lên một số quan điểm và phương hướng thực hiện trong thời gian tới đối với việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch

- Nguyễn Thị Hạnh, Pháp luật quản lý về hộ tịch - từ thực tiễn quận Hai

Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc

gia, 2016; Tác giả đã nêu lên được những bất cập đối với quản lý hộ tịch về hành lang pháp lý trong lĩnh vực này ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; từ những bất cập đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp để thực hiện quản

lý hộ tịch ở quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

- Nguyễn Anh Tú, Quản lý Nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia,

2018; Tác giả đã nêu lên được tình hình chung về quản lý nhà nước về hộ tịch

ở các tỉnh phía Bắc Bên cạnh đó, tác giả đã đánh giá từng khía cạnh cụ thể các yếu tố làm ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về hộ tịch ở khu vực này, từ

đó đề xuất những nhóm giải pháp từ thể chế, bộ máy, nguồn nhân lực nhằm hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch trong đó

có nêu lên giải pháp có liên quan tới quản lý biên giới, hợp tác tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới

Các công trình nghiên cứu nêu trên, chỉ mới nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch nói chung, giới hạn nghiên cứu trong địa bàn cả nước hoặc theo vùng, miền cụ thể; chưa có công trình nào nghiên cứu riêng

về quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là địa bàn tỉnh Lâm Đồng Tác giả sẽ tiếp thu

có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn từ các công trình nghiên cứu nêu trên và có những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu từ thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Trang 13

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Luận văn phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử: khái niệm, đặc điểm vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước về hộ tịch; đi sâu phân tích quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

- Về mặt thực tiễn: Nêu và phân tích đặc điểm tỉnh Lâm Đồng; thực trạng về quản lý nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; phân tích các kết quả đạt được, khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn đó từ thực tiễn thực hiện việc quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

- Tổng hợp kết quả nghiên cứu, nêu và phân tích yêu cầu đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử; qua đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với việc quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 14

6

Về mặt không gian được đánh giá trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đối với các nội dung liên quan tới lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Về thời gian được giới hạn từ năm 2014 cho tới năm 2018

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Học thuyết Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý hành

chính nhà nước; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các quy định của pháp luật về quản lý hộ tịch nói chung và lĩnh vực khai sinh, khai tử nói riêng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể…

Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung của luận văn, cụ thể như sau:

- Chương 1: Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích làm rõ về quan niệm, nội dung của quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử; làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

- Chương 2: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích nhằm đánh giá những tồn tại, hạn chế đối với thực trạng trong quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Chương 3: Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá để đưa ra những giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

từ thực tiễn của tỉnh Lâm Đồng hiện nay

Trang 15

7

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Về mặt lý luận: Trên cơ sở phân tích lý luận và quy định của pháp luật đối với quản lý nhà nước về hộ tich trong lĩnh vực khai sinh, khai tử sẽ góp phần làm phong phú thêm các quan điểm, nhận thức và các vấn đề lý luận, như: khái niệm, đặc điểm vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn có tính thực tiễn

và khả thi, có thể được áp dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây nguyên nói chung; là tài liệu tham khảo có giá trị góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo về luật học

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 03 chương:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh

vực khai sinh, khai tử

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai

sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ

tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Trang 16

8

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI SINH, KHAI TỬ

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước về

hộ tịch

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hộ tịch và các sự kiện về hộ tịch

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hộ tịch

Hộ tịch là một khái niệm đặc thù là một từ ghép gốc Hán, các nội dung

về hộ tịch được nhà nước Việt Nam quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đều nêu các nội dung mà văn bản điều chỉnh liên quan tới hộ tịch cụ thể như sau:

Thứ nhất, Nghị định số 764-TTg ngày 08 tháng 5 năm 1956 của Thủ

tướng Chính phủ ban hành bản Điều lệ đăng ký hộ tịch, những nội dung của

hộ tịch được quy định tại Điều 1, mục 1 về điều khoản chung đã nêu các sự

kiện về hộ tịch "Bản điều lệ này quy định những nguyên tắc và thủ tục đăng

ký các việc sinh, tử, kết hôn, sửa chữa các điều đã đăng ký; ghi chú các việc thay đổi về hộ tịch và cấp phát giấy chứng nhận các việc ấy" [17] Tại Nghị

định này chưa nêu được cụ thể về khái niệm liên quan tới hộ tịch mà chủ yếu chỉ liệt kê ra các sự kiện về hộ tịch bao gồm các nội dung liên quan tới việc sinh, tử, kết hôn

Thứ hai, năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 4-CP

ngày 16 tháng 01 năm 1961 về ban hành bản điều lệ đăng ký hộ tịch nhằm thay thế Nghị định số 764-TTg ngày 08 tháng 5 năm 1956 của Thủ tướng

Chính phủ, tại Nghị định này cũng quy định "Đăng ký hộ tịch là ghi vào sổ của Ủy ban hành chính cơ sở những việc sinh, tử, kết hôn và những việc có liên quan như nuôi con nuôi, nhận con ngoài giá thú, nhận cha mẹ đẻ, thay

Trang 17

9

đổi quốc tịch, thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính ngày, tháng, năm sinh Mục đích là để chứng nhận lý lịch, quan hệ gia đình, xác định nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người"[10] Tại Nghị định này có thể thấy các nhà làm luật

đã nhận thức được đầy đủ hơn đối với việc đăng ký và quản lý hộ tịch, bên cạnh đó, còn đưa ra được một số nội dung liên quan tới vấn đề về hộ tịch nhằm xác định các vấn đề về thông tin nhân thân của cá nhân con người từ lúc sinh ra cho tới khi chết đi

Thứ ba, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của

Chính phủ về đăng ký hộ tịch và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch Hai nghị định này của Chính phủ đã nêu được khá đầy đủ về khái niệm hộ tịch, cụ thể

tại hai nghị định này đều được quy định tại Điều 1 của Nghị định "Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh

ra đến khi chết" Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật đã đưa ra được

khái niệm cơ bản, bao hàm được các nội dung liên quan tới các sự kiện hộ

tịch đó là "xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra cho tới khi chết đi" Tuy nhiên, khái niệm này cũng chỉ mang tính ước định Nếu nhìn vào tổng thể thì khái niệm này được định nghĩa cho thuật ngữ "sự kiện hộ tịch" thì chính xác hơn là khái niệm cho thuật ngữ "hộ tịch".[11]

Thứ tư, qua thời gian thực hiện lần lượt các nghị định về hộ tịch, Nhà

nước ta đã xác định được tầm quan trọng của đăng ký và quản lý hộ tịch từ đó

kế thừa được nhiều nội dung quan trọng liên quan tới việc thực hiện hộ tịch

và qua góp ý của các nhà nghiên cứu Luật và được sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân và đến năm 2014, Luật Hộ tịch được ban hành trên cơ sở kế thừa

các nội dung đó Luật Hộ tịch đã quy định tại khoản 1, Điều 2 "Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết" [7,tr.6] Điều 3 Luật Hộ

Trang 18

"Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết,

bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự"

"Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi

hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài"

"Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật"

Từ những khái niệm về Hộ tịch được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước theo từng giai đoạn lịch sử lập pháp về hộ tịch thì ta có thể đưa ra một khái niệm cụ thể sau: Hộ tịch là những sự kiện pháp lý

về nhân thân của mỗi cá nhân con người được pháp luật quy định cụ thể, nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân mỗi con người và để phân biệt được chi tiết thông tin của từng cá nhân con người đó ngay từ lúc sinh ra cho tới khi mất đi

Từ những khái niệm về hộ tịch được quy định tại Nghị định số 764-TTg ngày 08 tháng 5 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bản Điều lệ

Trang 19

11

đăng ký hộ tịch cho tới khái niệm của Luật Hộ tịch năm 2014 thì ta có thể thấy hộ tịch có một số đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, Hộ tịch được xuất phát từ yếu tố con người được phân biệt rõ

ràng với từng con người khác nhau dựa vào các dấu hiệu như: họ, tên; giới tính; thời điểm sinh; thời điểm chết; cha, mẹ đẻ và các dấu hiệu này là những thông tin về nhân thân của cá nhân mỗi con người từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi

Thứ hai, hộ tịch là thông tin cá nhân của mỗi con người và những thông

tin nhân thân đó luôn đi cùng con người đó từ lúc sinh ra cho tới khi chết đi

Từ đó cho thấy, hộ tịch có một vai trò đặc biệt quan trọng tới mỗi cá nhân con người, do đó việc thực hiện đăng ký hộ tịch phải được thực hiện thật chuẩn xác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ và cẩn trọng từ hai phía, phía cá nhân người đi đăng ký hộ tịch và phía người được giao thực hiện công tác đăng ký hộ tịch

Thứ ba, hộ tịch là một sản phẩm đặc biệt của con người được xuất hiện

từ khi có nhà nước và được gọi bằng các hình thức tên gọi khác nhau, nhưng chung quy nó vẫn là xác định tình trạng nhân thân của một con người từ khi sinh ra cho tới khi chết đi

Thứ tư, hộ tịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý về dân cư của

Nhà nước đặc biệt là trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước hoặc của một địa phương

1.1.1.2 Các sự kiện về hộ tịch

Theo điều 3 Luật hộ tịch năm 2014 thì các sự kiện hộ tịch bao gồm những sự kiện sau:

Thứ nhất, đối với nội dung xác nhận vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch,

bao gồm các sự kiện sau: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử

Trang 20

12

Thứ hai, đối với nội dung ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá

nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm những nội dung sau: thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự

Thứ ba, các nội dung ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly

hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

Thứ tư, Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy

Như vậy có thể hiểu "quản lý" là hoạt động có tổ chức, có định hướng,

có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh

Trang 21

13

thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường

Từ khái niệm trên, có thể thấy rằng đặc điểm của "quản lý" là một trong

những hoạt động mang tính đặc thù của con người, là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý Quản lý được thực hiện bằng quyền uy, có quyền uy mới có tính chất quản lý, quản lý là dùng quyền uy để

áp đặt sự phục tùng của cá nhân, quyền uy là phương tiện quan trọng của chủ thể quản lý nhằm điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng chịu sự tác động của quản lý thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của chủ thể quản lý

Từ khái niệm và đặc điểm của quản lý, ta có thể hiểu quản lý nhà nước là một hoạt động của nhà nước nhằm thực thi quyền lực của nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành thực hiện nhằm mang lại ổn định, trật tự phát triển

theo định hướng của nhà nước đó (tức là theo định hướng của nhà cầm quyền muốn đạt được) Quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động của bộ

máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt động theo một thể thống nhất được bảo đảm thực hiện thông qua hoạt động cưỡng chế của nhà nước, quản lý nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại và

ổn định trật tự của Nhà nước

Do đó, ta có thể nhận thấy rằng quản lý nhà nước về hộ tịch là một trong những nội dung của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, là một trong những nội dung về hoạt động quản lý hành chính - tư pháp, bao gồm các hoạt động như ban hành hoặc tham mưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy pham pháp luật về hộ tịch; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, định hướng về hoạt động của hộ tịch; phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch; quản lý hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan tới hoạt động hộ tịch; đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về đăng ký hộ tịch; kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm,

Trang 22

Quản lý nhà nước về hộ tịch có các đặc điểm như sau:

Thứ nhất, quản lý nhà nước về hộ tịch là một hoạt động hành chính nhà

nước, mang quyền lực nhà nước Quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch mang tính chất quyền lực nhà nước trong các hoạt động về hộ tịch có liên quan, được thể hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch Bằng việc ban hành văn bản đó nhà nước thể hiện ý chí của mình thông qua các hoạt động áp dụng pháp luật bằng các mệnh lệnh cá biệt dưới dạng các văn bản để đưa pháp luật về hộ tịch vào các hoạt động thực tiễn mang tính chất quản lý nhà nước về hộ tịch chung trong cả nước

Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch được thực hiện bởi các

chủ thể được nhà nước giao quyền là các công chức trong bộ máy nhà nước thực hiện các công việc có liên quan về hộ tịch Các chủ thể này bao gồm: Chính phủ, Bộ, Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc

Ủy ban nhân dân và đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ về tư pháp - hộ tịch

Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch là một trong những hoạt

động quản lý hành chính nhà nước có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ

từ Trung ương tới địa phương Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số đặc thù riêng về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội, cho nên nhằm tạo sự sáng tạo, chủ động trong công tác điều hành, quản lý các vấn đề liên quan tới hộ tịch thì

nó còn được tổ chức theo hướng phân cấp, trao quyền cho địa phương

Trang 23

15

1.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước về hộ tịch, đăng ký hộ tịch

Quản lý nhà nước về hộ tịch có vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ, quản lý

hộ tịch chính là quản lý về thông tin nhân thân, xác nhận tình trạng nhân thân của một con người từ khi sinh ra cho tới khi chết đi Các quyền về nhân thân của họ được Nhà nước bảo hộ thông qua các văn bản quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành cụ thể như quyền về nhân thân được Hiến pháp năm

2013 và Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về các quyền nhân thân như:

công dân có quyền xác định dân tộc, thay đổi họ, tên, quyền được kết hôn, ly hôn, quyền được khai sinh, quyền được khai tử, [5] ,[8]

Do đó, vai trò của hộ tịch cũng như quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử là đặc biệt quan trọng đối với quản lý, điều hành, chỉ đạo và hoạch định các chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước Bên cạnh đó, còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau trong hệ thống chính trị chung của nhà nước

và của các địa phương bởi quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử là quản lý về thông tin cá nhân của từng con người cụ thể từ lúc sinh ra cho tới khi chết đi

Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử còn có vai trò to lớn đối với việc quản lý về dân cư của một quốc gia Đăng ký và quản

lý hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử không những liên quan đến nhân thân của con người mà còn liên quan đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước…, nó còn nhằm thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý

Trang 24

16

1.1.4 Chủ thể thực hiện quản lý hộ tịch và đăng ký hộ tịch

Chủ thể đăng ký hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử ở Việt Nam hiện nay gồm: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao; cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự quán của Việt

Nam ở nước ngoài; Ủy ban nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) 1.1.5 Đối tượng quản lý của nhà nước về hộ tịch

Đối tượng áp dụng quản lý của nhà nước về hộ tịch là những cá nhân, tổ chức có liên quan về hộ tịch nói chung đối tượng ở đây chịu sự quản lý của nhà nước về hộ tịch là con người nhằm mang lại sự thống nhất chung về thông tin nhân thân của cá nhân mỗi con người từ khi sinh ra cho tới khi chết

đi và các sự kiện hộ tịch được thực hiện bởi các quy định của pháp luật Các đối tượng này chịu sự quản lý chung của nhà nước theo quy định của pháp luật về hộ tịch

1.1.6 Trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước đối với công tác quản lý hộ tịch

Các cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm liên quan tới hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử bao gồm: Chính phủ; Bộ Tư pháp; Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; UBND cấp tỉnh, huyện, xã Các cơ quan này phải có trách nhiệm đối với từng lĩnh vực cụ thể như sau:

Thứ nhất, Chính phủ có trách nhiệm: thống nhất các nội dung liên quan

tới quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử Các nội dung đó bao gồm: Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đăng

ký và quản lý hộ tịch; tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch; ứng

Trang 25

17

dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng và quản

lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; thống kê hộ tịch; hợp tác quốc tế về hộ tịch

Thứ hai, Bộ Tư pháp có trách nhiệm: ngoài các nhiệm vụ giúp Chính

phủ thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử thì

Bộ Tư pháp có trách nhiệm như sau: Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đăng ký, quản lý hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch ở trong nước; ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, trích lục hộ tịch và các biểu mẫu hộ tịch khác; quy định cụ thể điều kiện, trình tự đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động; xây dựng và quản lý thống nhất Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; hướng dẫn, chỉ đạo địa phương trong việc quản lý, sử dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Hằng năm tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá, thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ

Thứ ba, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm: phối hợp với Bộ Tư pháp thực

hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử tại Cơ quan đại diện; Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra công tác đăng ký

và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện; Tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ

hộ tịch cho viên chức ngoại giao, lãnh sự; Lập Sổ hộ tịch để quản lý thông tin

hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại Cơ quan đại diện; Cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định; Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch của Cơ quan đại diện gửi

Bộ Tư pháp theo quy định của Chính phủ

Chỉ đạo các cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thực

Trang 26

18

hiện các nội dung sau: đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về hộ tịch, pháp luật về lãnh sự và điều ước quốc tế liên quan; Bố trí viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện nhiệm vụ đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện; Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch

và biểu mẫu hộ tịch theo quy định; Quản lý, cập nhật và khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định; Báo cáo Bộ Ngoại giao nội dung đăng ký hộ tịch để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch; Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định; Lưu giữ giấy tờ, đồ vật và chúng cứ khác liên quan đến đăng ký hộ tịch; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền

Thứ tư, Bộ Công an có trách nhiệm: chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp,

Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ, sau: Bảo đảm kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện

tử trong lĩnh vực khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật; Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hộ tịch

Thứ năm, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện

quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử tại địa phương

và có trách nhiệm sau: Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch; Căn cứ quy định của Chính phủ, quyết định việc bố trí công chức làm hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã; bảo đảm cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động đăng ký và quản

lý hộ tịch; Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền; Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật; Định kỳ tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công

Trang 27

19

chức làm công tác hộ tịch; Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Bộ

Tư pháp theo quy định

Thứ sáu, UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong

lĩnh vực khai sinh, khai tử tại địa phương và có trách nhiệm sau: Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014; Chỉ đạo, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch; Quản lý, sử dụng Sổ

hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định; Căn cứ quy định của UBND cấp tỉnh,

bố trí công chức làm công tác hộ tịch; Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền; Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do UBND cấp xã cấp trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật; Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo UBND cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ; Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch

Thứ bảy, UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh

vực khai sinh, khai tử tại địa phương và có trách nhiệm sau: Thực hiện đăng

ký hộ tịch theo quy định của Luật này; Căn cứ quy định của UBND cấp trên,

bố trí công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch; Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu

hộ tịch theo quy định; Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện

tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định; Tổng hợp tình hình và thống

kê hộ tịch báo cáo UBND cấp huyện theo quy định của Chính phủ; Lưu trữ

Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền

Trang 28

20

1.2 Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

1.2.1 Cơ sở pháp lý chung về quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

Thứ nhất, Luật Hộ tịch năm 2014 đã phân tách từng phần theo từng lĩnh

vực cụ thể như khai sinh thì đưa ngay vào từ mục đầu tiên đối với chương đăng

ký hộ tịch; khai tử được đưa vào mục cuối cùng đối với chương đăng ký hộ tịch tại UBND cấp xã từ đó đã thể hiện được vai trò đặc biệt quan trong của tự nhiên đó là ban đầu thì là sinh và cuối cùng là chết

Thứ hai, đăng ký và quản lý về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

được thực hiện dựa trên Luật Hộ tịch 2014; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, trong Nghị định này đã quy định chi tiết việc thực hiện đăng ký khai sinh, khai tử

Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực khai sinh, khai tử có vai trò đặc biệt quan trọng đối với xã hội và trong quản lý hành chính của Nhà nước Do đó được đặc biệt quan tâm thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của

Nhà nước từ trước cho tới nay

1.2.1 Cơ sở pháp lý riêng đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

1.2.1.1 Về lĩnh vực khai sinh

Hiện nay có khá nhiều văn bản pháp luật cũng như các điều ước quốc tế

có quy định các nội dung liên quan tới lĩnh vực khai sinh cụ thể như:

Thứ nhất, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định "cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh; Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ

đẻ có yêu cầu" [8]

Trang 29

21

Thứ hai, tại khoản 1, điều 7 Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp

Quốc có quy định đối với các nước là thành viên ký kết Công ước như sau:

"Trẻ em phải được đăng ký khai sinh ngay lập tức sau sinh ra và phải có quyền có họ tên, quyền có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc sau khi ra đời"

Thứ ba, theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em có

quyền được khai sinh và có quốc tịch [6]

khai tử Đây là tính chất bắt buộc

Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp: Đối với người chết tại

cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử; Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử; Đối với người bị Tòa án tuyên bố là

đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử; Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử; Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp trên thì UBND cấp xã nơi người đó chết

có trách nhiệm cấp Giấy báo tử

Thứ hai, trường hợp người chết không có người thân thích, người thân

thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi

Trang 30

22

đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động Đây là nội dung mà thẩm quyền thuộc UBND cấp xã tiến hành từ làm khai tử cho người chết theo quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch

1.2.2 Khái niệm đối với quản lý nhà nước về hộ tich trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử là một trong những sự kiện trong công tác quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch Khai sinh, khai tử là quyền của con người được nhà nước bảo hộ và pháp luật bảo đảm thực hiện, không ai có quyền ngăn cản việc đăng ký khai sinh, khai

tử của một con người Cụ thể như tại khoản 1,2, 3, Điều 30 Bộ Luật Dân sự

2015 quy định về khai sinh, khai tử "cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh; Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu", về khai tử "cá nhân chết phải được khai tử" [8]

Quản lý nhà nước về khai sinh, khai tử chính là một trong những nội dung về quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực đăng ký khai sinh, khai tử Khai sinh, khai tử là việc một người khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra hoặc chết đi Do đó khi đã tiến hành đăng ký khai sinh, khai tử là đã xác định được đó là một thực thể của xã hội đó hoặc thực thể đó đã bị mất đi, đối với nhà nước đó thì xác định được đó là một công dân của nước mình hoặc không còn tồn tại trong xã hội (chết đi)

Trang 31

23

Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử chính là quản lý nhà nước về hộ tịch của các cơ quan như Bộ Tư pháp và UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và quản lý nhà nước về khai sinh, khai tử nói riêng

Quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và về khai sinh, khai tử nói riêng được Bộ Tư pháp, UBND cấp tỉnh thực hiện thông qua các nhiệm vụ quản lý được pháp luật quy định như: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quản lý và đăng ký hộ tịch, xử

lý vi phạm, đối với các nội dung liên quan tới lĩnh vực khai sinh, khai tử

1.2.3 Chủ thể thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

Hiện nay chủ thể thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử bao gồm:

Thứ nhất, Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử và có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử, hướng dẫn, chỉ đạo chung về thực hiện pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử, quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử toàn quốc; thanh tra, kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử tại các địa phương, hợp tác quốc tế về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử [7]

Thứ hai, Bộ Ngoại giao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có

trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký

hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài [7]

Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử của công dân Việt Nam ở nước ngoài, đăng ký hộ tịch trong

Trang 32

24

lĩnh vực khai sinh, khai tử cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài theo quy định; quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ, biểu mẫu hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử; quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong lĩnh vực khai sinh, khai tử theo quy định Viên chức ngoại giao, lãnh

sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn này [7]

Thứ ba, Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có

trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông và các

bộ ngành liên quan xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bảo đảm việc kết nối giữa với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong lĩnh vực khai sinh, khai tử và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác theo yêu cầu của

bộ, ngành, cơ quan Trung ương; xây dựng, quản lý, hướng dẫn việc cấp và sử dụng Số định danh cá nhân và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong Cơ sở

dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong lĩnh vực khai sinh, khai tử và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác [7]

Thứ tư, UBND cấp tỉnh chủ yếu thực hiện chức năng quản lý nhà nước,

chịu trách nhiệm tổ chức hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử tại địa phương; bảo đảm nguồn nhân lực và cơ sở vật chất

để phục vụ hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử; quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong lĩnh vực khai sinh, khai tử theo quy định; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử theo thẩm quyền; tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Tư pháp – hộ tịch, công chức đảm nhiệm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp Sở Tư pháp giúp UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử [7]

Trang 33

25

Thứ năm, UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên

địa bàn, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về công tác đăng ký hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử tại cấp xã; thực hiện việc đăng ký hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử có yếu tố nước ngoài theo phân cấp; quản lý, lưu trữ, cập nhật, khai thác Sổ, hồ sơ hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong lĩnh vực khai sinh, khai tử theo quy định; Phòng

Tư pháp giúp UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử [7]

Thứ sáu, UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch

tại địa bàn xã mình; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về

hộ tịch, quản lý, lưu trữ, bảo quản sổ sách, hồ sơ hộ tịch, đăng ký các việc hộ tịch trong nước theo thẩm quyền; quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu

hộ tịch điện tử theo quy định [7]

Thứ bẩy, công chức TPHT cấp xã giúp UBND xã thực hiện đăng ký và

quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và về khai sinh, khai tử nói riêng Thực hiện các nhiệm vụ mà được pháp luật quy định về khai sinh, khai tử nói riêng đối với công chức TPHT cấp xã [7]

1.2.4 Nội dung của quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

1.2.4.1 Về lĩnh vực khai sinh

Hiện nay theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 thì các nội dung có liên quan tới lĩnh vực khai sinh cụ thể như sau:

Thứ nhất, thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và

tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự Cụ thể như tại điều 26 Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định rất rõ về các nội

Trang 34

26

dung có liên quan về quyền có họ, tên tuy nhiên bên cạnh đó tại khoản 3, điều

26 thì cũng quy định việc đặt tên bị hạn chế trong một số trường hợp như xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân dự Bên cạnh đó cũng tại khoản này cũng đã quy định việc đặt tên phải như thế nào cho phù hợp

Thứ hai, thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh phải được

ghi đầy đủ và không được bỏ sót cụ thể như: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú Tuy nhiên pháp luật cũng không yêu cầu nhất thiết phải ghi đầy đủ cả cha hoặc mẹ bởi lẽ có những trường hợp không xác định được cha hoặc mẹ hoặc cả hai

Thứ ba, việc cấp số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh

được chính phủ quy định cụ thể tại khoản 2, điều 12 Luật Căn cước công dân

năm 2014 "Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác” Do đó

để thực hiện việc cấp số định danh thì phải có sự phối hợp chặt trẽ giữa Bộ Công an và Bộ Tư pháp từ đó việc cấp số định danh cá nhân sẽ có sự thống nhất cao đối với các thông tin về nhân thân của các cá nhân

1.2.4.2 Về lĩnh vực khai tử

Việc đăng ký khai tử thuộc về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có trách nhiệm liên quan do đó các nội dung liên quan tới khai tử được thực hiện một cách chặt trẽ và đầy đủ và được quy định rất rõ trong Mục 7, Chương II, Luật Hộ tịch năm 2014, tại mục này đã quy định về thẩm quyền, thời hạn và trách nhiệm, thủ tục đăng ký khai tử từ đó đã nêu được tính chất cũng như tầm quan trọng trong đăng ký khai tử hiện nay

1.2.5 Mục đích, ý nghĩa của quản lý nhà nước về hộ tich trong lĩnh vực khai sinh, khai tử

Trang 35

27

Thứ nhất, quản lý nhà nước về hộ tich trong lĩnh vực khai sinh, khai tử là

một nhiệm vụ hết sức quan trọng bởi nếu buông lỏng trong lĩnh vực này sẽ mang lại những hệ lụy về mặt pháp lý liên quan tới nhiều lĩnh vực ví dụ như

về lĩnh vực khai tử liên quan tới các vấn đề giữa người sống và người chết:

phân chia tài sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật (trong đó có lợi ích và

có trách nhiệm); kết hôn với người khác; hưởng các quyền lợi về bảo hiểm Tuy nhiên, cho tới nay nhiều người vẫn có những quan niệm "chết là hết"

nhưng trên thực tế lại không phải như vậy, nhiều trường hợp đã gặp không ít khó khăn khi không tiến hành đăng ký khai tử cho người chết liên quan tới các lĩnh vực như đã nêu Còn đối với công tác khai sinh thì nếu một con người được sinh ra mà không thực hiện việc đăng ký khai sinh sẽ gặp rất nhiều những hệ quả trong suốt cuộc đời của cá nhân người đó và sẽ không xác định được nhân thân của cá nhân con người đó từ đó sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này

Do đó quản lý nhà nước về khai sinh, khai tử đặc biệt quan trọng, hồ sơ khai sinh, khai tử được lưu trữ lâu dài Từ đó quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai sinh, khai tử cần phải được quan tâm đặc biệt vì có liên quan tới tất cả

các thông tin về nhân thân của một con người từ khi sinh ra cho tới khi chết

đi

Thứ hai, việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai sinh, khai tử nhằm

giúp các cơ quan, đơn vị ở địa phương cũng như ở Trung ương đánh giá tốt hơn những nội dung liên quan tới một số lĩnh vực chuyên môn như: sự tăng, giảm, biến động về dân số dựa vào đó để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đánh giá được các lý do, nguyên nhân dẫn tới việc tăng giảm đó và từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn tại

Trang 36

28

Thứ ba, trách nhiệm đối với việc đi đăng ký khai sinh, khai tử của những

người có liên quan là một trách nhiệm không thể chối bỏ vì đăng ký khai sinh,

khai tử là trách nhiệm của người thân (nếu không có người thân thích thì chính quyền địa phương đó phải thực hiện theo quy định của pháp luật) từ đó,

giúp cho công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai

tử được ngày càng hoàn thiện hơn và giúp cho công tác quản lý, đánh giá tình hình dân cư được sát hơn với thực tế tạo tiền đề cho các nội dung quy hoạch cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

Trang 37

29

Tiểu kết chương 1

Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử đóng một vai trò hết sức quan trọng trong xã hội cũng như trong quản lý hành chính nhà nước, việc này liên quan trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của con người, gắn chặt với cá nhân con người đó

từ lúc sinh ra cho tới khi chết đi Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về dân số từ đó bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân đồng thời góp phần hoạch định các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử là hệ thống các quy tắc sử sự do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai

tử bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền nhân thân và quyền công dân Trong thực tiễn hiện nay, việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử cần các điều kiện để đảm bảo thực hiện như các điều kiện về chính trị, kinh tế - xã hội và các điều kiện khác mang tính chất đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của con người bởi đất nước Việt Nam có tới 54 dân tộc anh em cùng sinh sống do

đó có nhiều truyền thống văn hóa, phong tục tập quán khác nhau

Trang 38

30

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH

VỰC KHAI SINH, KHAI TỬ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH LÂM ĐỒNG

2.1 Một số khái quát chung về các yếu tố tác động trực tiếp đến đăng ký và quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai sinh, khai tử của tỉnh Lâm Đồng

2.1.1 Lịch sử hình thành

Vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, tỉnh Lâm Đồng chưa được hình thành, khi đó vùng đất Lâm Đồng còn thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận Tới năm 1893, Bác sĩ người Pháp gốc Thụy sĩ Alexandre Émile Jean Yersintrong quá trình khám phá vùng đất mới đã phát hiện ra cao nguyên Lang BiAn, bây giờ là Thành phố Đà Lạt Tới năm 1916, Toàn quyền Pháp E Roume ký nghị định thành lập tỉnh Lang Bian bao gồm toàn bộ vùng rừng núi các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước hiện nay Địa giới

hành chính lúc bấy giờ có phía Bắc giáp sông Krông Nô (nay thuộc tỉnh Đắk Lắk) Phía Đông Nam giáp sông Krông Pha (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận), phía Nam giáp sông Ca Giây một nhánh của dòng sông Phan Rí (nay thuộc tỉnh Bình Thuận), phía Tây giáp biên giới Cam Pu Chia

Tháng 4 năm 1916, Hội đồng nhiếp chính vua Duy Tân ra Dụ thành lập tại vùng Lang Bian trung tâm đô thị Đà Lạt Đến tháng 5 năm 1916, Khâm sứ J.E Charles ký thành lập trung tâm đô thị Đà Lạt Tới tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Long ký Nghị định thành lập thị xã Đà Lạt Một số phần đất của tỉnh Lang Bian mang tên tỉnh Đồng Nai Thượng gồm có 3 quận đó là B' Lao,

Di Linh và Dran Tới năm 1941 Toàn quyền Decoux ký nghị định thành lập tỉnh Lang Bian, khi đó Thị trưởng Đà Lạt kiêm luôn vai trò Tỉnh trưởng tỉnh

Trang 39

Vùng đất Lâm Đồng xưa gồm nhiều dân tộc bản địa Cơ Ho, Chu Ru, M' Nông, Rắc Lây, Mạ Phương thức canh tác của họ chủ yếu là trồng trọt và săn bắn, hái lượm với các hình thức du canh, du cư Tuy nhiên cho tới nay tỉnh Lâm Đồng có tới gần 40 dân tộc cùng sinh sống mỗi dân tộc có những đặc điểm, sắc thái, truyền thống văn hóa khác nhau nên tạo ra những đặc điểm

về phong tục tập quán thú vị cho vùng đất của tỉnh Lâm Đồng ngày nay, tuy nhiên đây cũng là một trong những hạn chế trong lĩnh vực đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch bởi một số dân tộc thực hiện các nội dung liên quan tới khái inh, khai tử theo tập quán của họ do đó gây ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý nhà nước về khai sinh, khai tử

Trang 40

32

2.1.2 Vị trí địa lý

Lâm đồng là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc chung sống nằm ở phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 800 cho tới 1000m Với diện tích tự nhiên là 9.772,19km2 có địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là đồi núi, tuy nhiên bên cạnh đó còn có những thung lũng nhỏ bằng phẳng tạo ra những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng và động thực vật khá phong phú đặc biệt hơn cả là do địa hình đặc biệt nên có những cảnh quan kỳ thú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch

Bên cạnh đó với vị trí địa lý ưu đãi của thiên nhiên Lâm Đồng còn có những địa điểm tiếp giáp với các tỉnh lân cận như:

- Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận;

- Phía Tây Nam giáp với tỉnh Đồng Nai;

- Phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Bình Thuận;

- Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và Đắk Lắk

Bên cạnh đó Lâm Đồng còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một khu vực năng động có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ và

là nơi có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển về du lịch- dịch vụ, là vựa rau, hoa, củ quả lớn của cả nước

Lâm Đồng còn có địa hình phức tạp và có độ nghiêng lớn cho nên khí hậu của Lâm Đồng khá đa dạng khách du lịch tới Lâm Đồng vào một số thời điểm có thể cảm nhận được 4 mùa trong một ngày Tuy nhiên đây cũng là một khó khăn lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch tới từng người dân đặc biệt những người dân tộc thiểu số sống tại các vùng đặc biệt khó khăn, việc tiếp cận thông tin, truyền thông hầu như không có gây ảnh hưởng trực tiếp tới công tác đăng ký và quản lý nhà nước về khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Trong những năm qua Tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều các dự án, các chương trình hỗ trợ tại các khu vực vùng sâu, vùng

Ngày đăng: 25/11/2019, 15:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
40. Phạm Trọng Cường (2003), Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới - Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới -
Tác giả: Phạm Trọng Cường
Năm: 2003
1. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 Khác
2. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 Khác
3. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 Khác
4. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Khác
5. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Khác
6. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 Khác
10. Hội đồng Chính phủ (1961), Nghị định số 4-CP ngày 16/01/1961 về ban hành bản điều lệ đăng ký hộ tịch Khác
11. Chính phủ (1998), Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch Khác
12. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch Khác
13. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Khác
14. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011- 2020 Khác
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã Khác
16. Chính phủ (2015), Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch Khác
17. Chính phủ (2015), Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân Khác
18. Thủ tướng Chính phủ (1956), Nghị định số 764/TTg, ngày 08/5/1956 ban hành Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch Khác
19. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 896/QĐ-TTg, ngày 08/6/2013 phê duyệt đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013- 2020 Khác
20. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1299/QĐ-TTg, ngày 04/8/2014 phê duyệt đề án liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi Khác
21. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 59/QĐ-TTg, ngày 15/01/2015 về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch Khác
22. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 163/QĐ-TTg, ngày 25/01/2016 về việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w