1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập lớp tập huấn giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật

6 353 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 37,95 KB

Nội dung

BÀI THU HOẠCH Qua Hội nghị tập huấn về phương pháp giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cho giáo viên THCS tại Vân Đồn ngày 21,22/11/2019, tôi đã thu nhận được rất nhiều kinh nghiệm, ki

Trang 1

Học viên: Nguyễn Thị Dung

Chức vụ: giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng

Thành phố: Cẩm Phả

Tỉnh: Quảng Ninh

A. BÀI THU HOẠCH

Qua Hội nghị tập huấn về phương pháp giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cho giáo viên THCS tại Vân Đồn ngày 21,22/11/2019, tôi đã thu nhận được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích như sau:

1. Tổng quan về giáo dục hòa nhập

Giáo dục hoà nhập là "Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội Hoà nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho

trẻ khuyết tật ngồi trong lớp học và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục Giáo dục hoà nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết khả năng của mình Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiên trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ

hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù

Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận đánh giá đúng trẻ khuyết tật Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm tích cực về trẻ khuyết tật Mọi trẻ khuyết tật đều có những năng lực nhất định, chính từ sự đánh giá đó mà trẻ khuyết tật được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động trong quá trình tiếp nhận các hoạt động giáo dục Trẻ khuyết tật sẽ được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với các bạn học sinh bình thường Các

em được tham gia đầy đủ, và bình đẳng mọi công việc trong nhà trường và cộng đồng để thực hiện lý tưởng "trường học cho mọi trẻ em, trong một xã hội cho mọi người" Chính lý tưởng đó tạo cho trẻ khuyết tật niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lực của mình cho phép Đó là giáo dục hoà nhập

2. Bản chất của giáo dục hoà nhập

Mọi trẻ em đều được học trong môi trường giáo dục, mà trong đó trẻ có điều kiện và có cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo nhu cầu và khả năng của mình Để có một môi trường học tập như vậy cho mọi trẻ em, giáo dục hoà nhập cần đề cập đến những nội dung cơ bản sau đây trong dạy và học:

Trẻ được học theo một chương trình phổ thông

Tuỳ theo năng lực và nhu cầu của từng trẻ mà giáo viên có trách nhiệm điều chỉnh nội dung cho phù hợp

Đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt giáo viên cần biết cách điều chỉnh và lựa chọn những hoạt động học tập sao cho mọi trẻ đều có đủ những điều kiện thuận lợi và cơ hội để lĩnh hội kiến thức mới

Môi trường giáo dục phù hợp cho mọi đối tượng

Trang 2

3. Những nguyên tắc cơ bản của dạy học hòa nhập

Dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật, ngoài việc tuân theo những nguyên tắc chung của giảng dạy phổ thông còn phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Dạy học sao cho mỗi trẻ đều phải tìm hiểu cho mình những kiến thức mới tùy theo năng lực và nhu cầu của bản thân

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy hòa nhập, nó đòi hỏi người dạy cần tổ chức cho mọi trẻ đều có điều kiện và có cơ hội để lĩnh hội kiến thức mới

Mỗi trẻ, kể cả trẻ khuyết tật, đều có những năng lực riêng Trong giảng dạy hòa nhập cần tạo điều kiện để phát triển những năng lực sẵn có, đặc biệt đối với trẻ khuyết tật nó là cơ sở để trẻ có thể học tập

Mỗi trẻ đều có năng lực, nhu cầu khác nhau và do đó sau bài học, kết quả học tập cũng có thể khác nhau Cho nên việc đánh giá kết quả sau bài học cũng không thể cào bằng, nó khác nhau ở từng trẻ do điểm xuất phát khác nhau

4 Quyền lợi, chế độ của người giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy học sinh khuyết tật

Quyền lợi và chế độ của giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy học sinh khuyết tật được Tỉnh quan tâm, thể hiện bằng công văn số 1874/SGD&ĐT-GDTrH, V/v

“Thực hiện khoản 1 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP”

NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

Nguyễn Thị Dung

Trang 3

B. GIÁO ÁN Ngày soạn: Tiết theo KHGD: 06

Ngày giảng:

BÀI 5 : PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN

1 Mục tiêu bài dạy:

1.1 Về kiến thức :

- Hs nắm vững các tính chất giao hóan và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng; Biết phát biểu và viết dưới dạng tổng quát của các tính chất đó

1.2 Về kĩ năng :

- Hs biết vận dụng hợp lý các tính chất trên vào bài tập tính nhẩm , tính nhanh

- Hs biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải tóan

1.3 Về tư duy :

- Rèn luyện cho Hs tính chính xác khi tính toán

1.4 Về thái độ và tình cảm:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, tính cẩn thận khi tính toán

1.5 Năng lực cần hình thành cho học sinh:

- Phát triển năng lực tính toán, tư duy, tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm chủ bản thân, sử dụng CNTT

1.6 Mục tiêu dành riêng cho học sinh khuyết tật:

- Nhận biết được đâu là số hạng, đâu là tổng Làm được phép tính đơn giản

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Giáo viên: Sgk, thước kẻ, máy chiếu.

Học sinh: Sgk, bút dạ giấy nháp, bảng nhóm.

3 Phương pháp

Phương pháp gợi mở vấn đáp, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

4 Tiến trình giờ dạy – Giaó dục

4.1 Ổn định lớp (1’) :

Trang 4

4.2 Kiểm tra bài cũ (5’) :

Hs1 : Tính chu vi của mảnh sân hình chữ nhật có chiều dài bằng 32 m và

chiều rộng bằng 25 m

ĐA ( 32 + 25 ) 2 = 114 (m)

4.3.Giảng bài mới :

Hoạt động 1: Tổng và tích của hai số tự nhiên ( 13’)

Hs cả lớp thực hiện : Hãy tính chu vi và

diện tính của một sân hình chữ nhật có

chiếu dài 32 m và chiều rộng bằng 25 m

Nêu công thức tính chu vi và diện tích hcn

đó ?

? Nêu các thành phần của phép tính trên?

? Đâu là số hạng? Đâu là tổng? Áp

dụng tính 2 + 3=? (Câu hỏi dành cho

HS khuyết tật)

Bảng phụ : bài ?1 + ?2

Hs đứng tại chỗ trả lời

Hs áp dụng Tính ( x – 34 ).15 = 0

? N/x kết qủa của tích và thừa số của

tích?

? thừa số còn lại nhn ?

? Tìm x dựa trên cơ sở nào ?

1) Tổng và tích hai số tự nhiên :

* Phép cộng các số tự nhiên :

a + b = c (số hạng ) + (số hạng) ( tổng)

* Phép nhân các số tự nhiên :

a b = d (thừa số) (thừa số ) (tích)

?1 + ?2

* chú ý :

a 0 = 0.a = a Nếu a b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0

Bài 30 a sgk /17 :

Tìm số tự nhiên x biết a/ (x – 34).15 = 0

x – 34 = 0

x = 34

Trang 5

Hà nội Vĩnh Yên Bái

yên

54 km

Việt Trì

Hoạt động 2: Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên (15’)

? Hãy nhắc lại tính chất của phép cộng các số

tự nhiên ?

? Nhắc lại tính chất của phép nhân các số tự

nhiên ?

Bảng phụ : tính chất của phép cộng và phép

nhân các số tự nhiên

Hs làm ? 3

Hs làm bài 30 b sgk/17

2) Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên :

(học sgk/15)

?3 :Tính nhanh : a/ 46 + 47 + 54 b/ 4.37 25

= (4 6 + 54) + 47 = (4.25).37

= 100 + 47 = 100 37

= 147 = 3700

c/ 87.36 + 87 64

= 87 (36 + 64) = 87.100 = 8700

Bài tập 30 b/sgk-17 :

Tìm số tự nhiên x 18.(x – 16) = 18

x – 16 = 1

x = 16 + 1

x = 17

4.4.C ủng cố - luyện tập (8’)

? Phát biểu các tính chất của phép cộng

và phép nhân

Hs làm bài 26

Gv vẽ hình tóm tắt :

Hs làm bài 27 sgk/16 theo nhóm

Gv cùng cả lớp thảo luận tìm ra nhóm

làm nhanh và có kết quả đúng nhất

? Qua bài học hôm nay cần nắm vững

Bài 26 sgk/16 :

Giải

Quãng đường từ Hà Nội lên Yên Bái dài:

54 + 19 + 82 = 155 (km) Đáp số : 155 km

Bài tập 27 sgk/16 Tính nhanh : a/ 86 + 257 + 14 b/ 72 + 69 + 128

= (86 + 14) + 257 = (72 + 128)+69

= 00 + 257 = 200 + 69

= 357 = 269

Trang 6

kiến thức nào ?

H: Biết áp dụng tính chất của phép

cộng , phép nhân để tính nhanh một

tổng hay một tích, biết áp dụng quan hệ

giữa các phép tính để tìm x

c/ 25.5.4.27.2 d/ 28.64 + 28.36

= (25.4).(5.2).27 = 28(64 + 36)

= 100 10 27 = 28.100

= 1000 27 = 2800

= 27000

4.5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (3’)

- Nắm vững các tính chất của phép cộng và phép nhân

- Biết áp dụng các tính chất để giải các bài toán tính nhanh

- BTVN :28, 29 / sgk – 16, 17; 43/sbt - 8

* Bài mở rộng:

1 Tính tổng

a, 1 + 7 + 8 + 15 + 23 + + 160

b, 1 + 4 + 5 + 14 + + 60 + 97

c, 78.31 + 78.24 + 78.17 + 22.72

2 Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh hai biểu thức

a, A = 199.201 và B = 200.200 b, C = 35.53 - 18 và D = 35 + 53.34

5 Rút kinh nghiệm :

Ngày đăng: 23/11/2019, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w