1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN rèn luyện kĩ năng làm dạng đề so sánh, liên hệ theo định hướng đề thi THPT quốc gia

23 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 209 KB

Nội dung

I.2 Mục tiêu của đề thi Ngữ văn hướng tới việc thí sinh tới kĩ năng liên tưởng để chỉ ra được chỗ thống nhất và khác biệt giữa hai tác phẩm, hai tácgiả, từ đó thấy được những mặt kế thừa

Trang 1

A MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

I.1 Cùng với những thay đổi lớn trong đổi mới thi THPT Quốc gia 2018,

môn Ngữ văn cũng có một số điều chỉnh Điểm mới và đáng lưu ý nhất trong

đề thi THPT QG năm 2018 là câu 2 phần làm văn(vì năm nay theo địnhhướng đề minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo thì đề thi chính thức môn Ngữvăn sắp tới sẽ là dạng đề liên hệ, so sánh) Để nhanh chóng bắt kịp với sựthay đổi này, chưa có một tài liệu tham khảo chuyên sâu nào giáo viên chỉbiết bám vào cấu trúc đề thi minh họa môn Ngữ văn kì thi THPT quốc gia

2017 để xây dựng ma trận đề, tìm tòi ngữ liệu, xây dựng hướng dẫn làm bài

I.2 Mục tiêu của đề thi Ngữ văn hướng tới việc thí sinh tới kĩ năng liên

tưởng để chỉ ra được chỗ thống nhất và khác biệt giữa hai tác phẩm, hai tácgiả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tácgiả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạngmuôn màu của phong cách nhà văn hiểu và diễn đạt sự hiểu đó càng mạch lạc,trôi chảy và đúng nội dung càng điểm cao

I.3.Trong khi đó nghị luận văn học dạng đề liên hệ, so sánh là dạng bài “ khó

nhằn” bởi phạm vi vấn đề cần nghị luận thường không nằm trong một tácphẩm Hơn nữa, dạng bài này khá mới vì chưa được cụ thể hóa thành một bàihọc trong sách giáo khoa Đây là kiểu bài nghị luận văn học yêu cầu cao vềkiến thức và kỹ năng Trong khi đó đối tượng của bài nghị luận văn học dạng

so sánh, liên hệ rất đa dạng và thời gian ôn tập của học sinh rất hạn chế

=> Đó cũng là những lý do khiến tôi chọn đề tài “ Rèn luyện kĩ năng làm dạng đề so sánh, liên hệ theo định hướng đề thi THPT quốc gia” để

nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy ở trường THPT Hy vọng nhữngkinh nghiệm nhỏ này sẽ có tác dụng hữu ích với đồng nghiệp và học sinhTHPT

II Mục đích nghiên cứu:

- Nhằm “gỡ rối” và góp phần trang bị thêm kĩ năng cũng như kiến thức

làm dạng đề so sánh, liên tưởng (câu NLVH 5,0 điểm) cho giáo viên và họcsinh khi đối mặt với đề thi THPT Quốc gia năm 2018

- Đi sâu kĩ năng làm dạng đề so sánh, liên tưởng (câu NLVH 5,0 điểm)cho giáo viên và học sinh khi đối mặt với đề thi THPT Quốc gia năm 2018.Đèi víi gi¸o viªn Ngữ văn, chúng tôi thiết nghĩ, không có một mục đích nào

khác là mong muốn cho học sinh có một “ cẩm nang”,“ phao cứu sinh” , là bí kíp “hái quả ngọt” giúp học sinh đạt điểm cao trong các đợt kiểm tra, đặc biệt

kì thi THPT quốc gia 2018

- Tăng cường được khả năng thực hành cho học sinh thông qua hệ thốngcác đề thi minh họa

III Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài :

- Học sinh lớp 12 trường THPT Lam Kinh năm học 2017 – 2018 ( lớp 12B4, 12B6)

Trang 2

- Câu 2, phần II (Phần Làm văn) trong các đề thi minh họa THPT quốcgia 2018.

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IV.1 Nghiên cứu lý thuyết :

- Lý thuyết đoạn văn, bài văn Cách viết đoạn văn, bài văn NLXH

- Trao đổi với bạn bè đồng nghiệp phụ trách dạy lớp 12 ở các trường

THPT trong khu vực ( THPT Thọ Xuân 5, THPT Lê Lợi, THPT Lê Hoàn,THPT Thọ Xuân 4) và đồng nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, HưngYên, Nghệ An để tìm ra các giải pháp

IV.2 Nghiên cứu thực tiễn :

- Nghiên cứu các đề thi minh họa THPT quốc gia 2018 của Bộ GD &

ĐT cùng các đề thi của các đồng nghiệp

- Chọn 1 đề tổ chức thảo luận trong tổ, thống nhất các ý kiến

- Tổ chức cho hs làm đề trong các buổi ôn luyện, chấm và rút kinhnghiệm

V NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ

V.1 Đối với giáo viên:

- Đề tài sẽ cung cấp một “ cẩm nang” giúp người giáo viên trực tiếp

giảng dạy ( đặc biệt đang dạy lớp 12) tìm ra một hướng đi đúng đắn nhằmnâng cao chất lượng dạy học, ôn luyện trong nhà trường

V.2 Đối với học sinh:

- Giúp học sinh có kĩ năng, phương pháp làm bài làm dạng đề so sánh,liên tưởng (câu NLVH 5,0 điểm) cho giáo viên và học sinh khi đối mặt với đềthi THPT Quốc gia năm 2018 đạt kết quả cao

- Viết được bài văn dạng đề so sánh, liên tưởng (câu NLVH 5,0 điểm)đúng theo hình thức và nội dung của bài văn NLVH

- Trang bị thêm những tri thức cuộc sống trong các vấn đề cuộc sống(thái độ, hành động đúng đắn trước các vấn đề xã hội) - đó là hành trang tốt

để các em mang theo, không phải chỉ là trong câu chuyện thi cử mà trong cảcuộc sống sau này

B NỘI DUNG

Trang 3

I THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

- Với lối mòn ăn sâu trong tâm thức của người dạy và người học bài văn

nghị luận văn học đã được định hình theo từng tác phẩm riêng biệt và cáchgiải quyết phụ thuộc vào các sách tham khảo bài văn mẫu

- Lối mòn trong tư duy khiến cả người dạy và người học khó định hình

để tổng hợp kiến thức trong hai tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 11

+ Học sinh không hiểu được khái niện so sánh: Từ trước đến nay, kháiniệm “so sánh” trong văn học thường được học sinh hiểu nhiều cách Có bạnhiểu so sánh văn học như là biện pháp tu từ từ vựng trong tiếng Việt Cũng cóbạn hiểu so sánh như một thao tác lập luận trong số thao tác cần thiết của mộtbài làm văn Còn trong bài viết này, chúng ta bàn về khái niệm so sánh dướigóc độ một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận, tức

là như một kiểu bài nghị luận

+ Học sinh không nắm được mục đích của kiểu bài này trước hết vàquan trọng là để chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các đối tượng sosánh, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từngkhuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm; thấy được vẻđẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn,góp phần hình thành kỹ năng lý giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa cáchiện tượng văn học.Trong khi đó đối tượng của bài nghị luận văn học dạng sosánh, liên hệ rất đa dạng Đó có thể là một khuynh hướng văn học, một giaiđoạn văn học hay các tác phẩm cụ thể Đề có thể yêu cầu so sánh 2-3 tácphẩm với nhau hoặc những yếu tố khác nhau trong cùng một tác phẩm Bìnhdiện các vấn đề so sánh cũng rất rộng, bao gồm: đề tài, nhân vật, tình huống,cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật, phongcách nghệ thuật…

- Nghị luận văn học so sánh, liên hệ là dạng bài “khó nhằn” bởi phạm vivấn đề cần nghị luận thường không nằm trong một tác phẩm Hơn nữa, dạngbài này khá mới và chưa được cụ thể hóa thành bài học trong sách giáo khoa

nên chưa có tài liệu tham khảo hay hướng dẫn cho người dạy và cả người đọc

để hình thành nên kĩ năng chinh phục

=> Sự lúng túng cho cả người dạy và người học

Trang 4

Theo như đề thi minh họa 2017 thì môn Ngữ văn được rút xuống còn

120 p Vậy làm thế nào để có một bài văn nghị luận hoàn chỉnh và đạt điểm

tuyệt đối mà có ngần đó thời gian => Thí sinh phải phân chia thời gian hợp lý

Theo như phương án mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở lấy đềthi minh họa làm chuẩn và định hướng học và ôn tập cho học sinh cả nước, thìphần đề thi và cấu trúc đề thi năm nay có phần thay đổi về cả nội dung lẫnhình thức Trong đó là việc giảm đáng kế 65 phút thời gian làm bài thi của thísinh Từ 180 phút xuống 120 phút Với lượng thời gian như thế này các thísinh phải chủ động phân bổ thời gian, đây cũng là băn khoăn của nhiều họcsinh lớp 12 là làm thế nào để đạt kết quả cao trong khung thời gian này.Theonhư kinh nghiệm của bản thân, để làm bài hiệu quả nên phân bổ thời giantheo khung như sau để phù hợp:

- Phần đọc hiểu thời gian tối đa khoảng 15 phút

- Phần viết văn nghị luận xã hội thời lượng dành cho phần này là 30 phút

- Phần nghị luận văn học thời gian là 65 phút

- Kiểm tra và soát lỗi toàn bài thời gian 10 phút

Đây là mức thời gian tương đối cho thí sinh khi làm bài và có thể điềuchỉnh tuy nhiên mách nhỏ các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia là

nên rèn luyện mình trong khung thời gian này.Theo như khung thời gian trênthì các thí sính chỉ có 65 phút để hoàn thành cho một bài văn nghị luận vănhọc dạng so sánh, liên hệ hai tác phẩm Ngữ văn lớp 11, 12, vậy ta sẽ xử lýnhư thế nào?

- Thứ nhất : yêu cầu đầy đủ các yếu tố của một bài văn Bố cục 3 phần

rõ ràng mạch lạc: (mở bài, thân bài, kết bài); hệ thống các dẫn chứng luậnđiểm, nêu ra và phân tích lấy dẫn chứng đánh giá và liên hệ vấn đề

- Thứ hai : đọc kĩ đề trong 2 phút và 3 phút lên ý tưởng cho bài viết,

dành 20 phút đến 28 phút cho bài viết đã lên sườn và 2 phút để đọc lại chotrôi chảy

- Thứ ba: Khi viết nên hạn chế những câu văn dài lan man vừa làm mất

thời gian mà khó diễn đạt Dùng những câu ngắn nếu có nhiều ý mỗi câu một

ý Nên chia bài viết thành các đoạn ngắn trên các luận điểm mỗi luận điểm là

1 đoạn.Không đưa những luận điểm chung chung mà không dẫn chứng, tránh

sa đà việc “bình tán” Bài viết cần rõ ràng các ý, các luận điểm, cần tập trungthời gian cho luận điểm chính (phần cảm nhận).Điều quan trọng nhất là thísinh phải tập luyện thói quen viết văn nghị luận trong khoảng thời gian 65

phút để rèn luyện, hơn nữa điều quyết định đạt đến mục tiêu của đề thi Ngữ

văn hướng tới việc thí sinh hiểu và diễn đạt sự hiểu đó càng mạch lạc, trôichảy và đúng nội dung

II.2 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM DẠNG ĐỀ SO SÁNH, LIÊNTƯỞNG THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018.

I.2.1 KĨ NĂNG LÀM DẠNG ĐỀ SO SÁNH.

1 Mục đích của kiểu bài so sánh.

Trang 5

Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra đượcchỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được nhữngmặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được

vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhàvăn Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lígiải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một nănglực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán”, khuôn sáo trongcác bài văn của học sinh hiện nay Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinhtrung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức.Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sựgiống và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với năng lực của các em.Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ đểkiểm định những vấn đề này

- So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ

- So sánh các chi tiết nghệ thuật

- So sánh nghệ thuật trần thuật…

Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tácgiả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùnghoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu,trường phái khác nhau của một nền văn học

3 Cách làm bài dạng đề so sánh.

Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có

3 phần: mở bài, thân bài và kết bài Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phầnlại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau:

MỞ BÀI:

- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)

- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

Trang 6

luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

3 So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiềuthao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh)

4 Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn;đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

Cách 2:

1 Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh

2 So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượngtheo từng tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác

Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý (tất nhiên tùy từng

đề cụ thể có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí)

- Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm (tầm vóc, vai trò, ý nghĩa của hình tượng), cảm hứng, thông điệp của tác giả…

- Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn

từ, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật…

3 Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống, điểm khác này

Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng

và phân tích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và

tư duy rất cao để tìm ra các tiêu chí so sánh ( nếu không sẽ bị mất ý) nên cáchlàm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi Trongkhuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề thực nghiệm đều được chúng tôi triểnkhai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đông đảo đối tượng học sinh phổthông cũng như đáp án của Bộ giáo dục và đào tạo

KẾT BÀI:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân

4 Thực hành

Dạng đề so sánh văn học rất đa dạng, phong phú có thể tiến hành ở rấtnhiều cấp độ khác nhau Trong khuôn khổ của một chuyên đề chúng tôi chỉđưa ra đề thực nghiệm ở một số dạng thông dụng, phổ biến nhất với đối tượnghọc sinh PTTH

4.1 So sánh hai đoạn tác phẩm văn xuôi.

Đề bài: So sánh hai đoạn văn sau:

“ Đã từ nãy Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước Mỵ trẻ Mỵ vẫn còn trẻ Mỵ muốn đi chơi Bao

Trang 7

nhiêungười có chồng cũng đi chơi Tết Huống chi A Sử với Mỵ, không có lòngvới nhau mà vẫn phải ở với nhau Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này,Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

"Anh ném pao

Em không bắt

Em không yêu

Quả pao rơi rồi ".

A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm Nó còn đương rình bắt nhiều người con gái nữa về làm vợ Cũng chẳng bao giờMỵ nói Bây giờ Mỵ cũng không nói Mỵ đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng.Trongđầu Mỵ đang rập rờn tiếng sáo Mỵ muốn đi chơi Mỵ cũng sắp đi chơi Mỵ quấn lại tóc Mỵ với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách”

(Vợ chồng A Phủ- SGK Ngữ văn 12 tập 2)

“Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng Hắn đã có một gia đình Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” (Vợ Nhặt- SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn trên

Dàn ý:

1 Giới thiệu khái quát về hai tác giả Tô Hoài, Kim Lân và hai truyện ngắn

“Vợ chồng A Phủ”, “Vợ Nhặt”, hai đoạn văn được yêu cầu cảm nhận

2 Cảm nhận về hai đoạn văn:

a Đoạn văn trong “Vợ chồng A Phủ”

- Tóm tắt nhanh các sự kiện xảy ra trước đoạn văn này

- Đoạn văn thể hiện tâm lí phức tạp của nhân vật Mị trong đêm tình mùaxuân qua đó cho thấy sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở con người tưởng như

đã chai lì đến mức là “con rùa nuôi trong xó cửa”:

+ Mị bừng lên khát vọng sống mãnh liệt qua việc muốn đi chơi ngày tết

+ Mị ý thức được tuổi xuân của mình

+ Mị phản ứng dữ dội với thực tại khi cay đắng nhận ra mối quan hệ không

có tình cảm với A Sử Mị không còn tê liệt như trước đây mà có sự lựa chọn

rõ ràng: sẵn sàng chấp nhận cái chết để chấm dứt sự tồn tại vô nghĩa

+ Mị hiện thực hóa khát vọng của mình bằng một loạt các hành động nhanh,mạnh, gấp gáp-Nghệ thuật phân tích miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến trình độbậc thầy của Tô Hoài Các câu văn ngắn, ngắt nhịp nhanh góp phần thể hiệnsức sống mãnh liệt ở Mị

Trang 8

-Nghệ thuật phân tích miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến trình độ bậc thầy của

Tô Hoài Các câu văn ngắn, ngắt nhịp nhanh góp phần thể hiện sức sốngmãnh liệt ở Mị

b Đoạn văn trong bài Vợ Nhặt của Kim Lân:

- Tóm tắt nhanh các sự kiện xảy ra trước đoạn văn này

- Đoạn văn thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tâm lí, tính cách của nhân vậtTràng

+ Từ một người vô tâm vô tính, sau khi có vợ, có một gia đình Tràng đã cónhững cảm xúc cảm động, thấm thía Anh cảm nhận được hạnh phúc, hơi ấmcủa gia đình

+ Từ một anh cu Tràng có phần trẻ con, Tràng đã thực sự trưởng thành, chinchắn, có những suy nghĩ nghiêm túc về gia đình và có ý thức lo cho tương laicủa gia đình mình

-Nghệ thuật phân tích miêu tả tâm lí bậc thầy của Kim Lân với những cảmxúc nhẹ nhàng nhưng tinh tế của Tràng Những câu văn thấm đẫm chất thơ

3, So sánh:

Điểm tương đồng:

+ Cả hai đoạn văn đều cho thấy những diễn biến, phản ứng tâm lí rất tinh tếcủa hai nhân vật chính trong hai tác phẩm Đó đều là khát vọng mãnh liệt,cháy bỏng về hạnh phúc và tương lai

+ Cả hai nhân vật đều có những hành động thiết thực, cụ thể để hiện thực hóaước mơ khát vọng của mình

+ Đều cho thấy sự vận động mạnh mẽ từ bóng tối ra ánh sáng, từ đau khổ đếnhạnh phúc của người nông dân qua đó cho thấy tinh thần nhân đạo cao cả củahai nhà văn

+ Đều thể hiện khả năng phân tích, miêu tả tâm lí bậc thầy của hai tác giả

- Lí giải điểm tương đồng khác biệt:

+ Có những điểm tương đồng là do cả Tô Hoài và Kim Lân đều là hai nhà vănrất gắn bó với người nông dân; cả hai tác phẩm đều ra đời sau cách mạng khinhận thức của các nhà văn đã được Đảng soi đường, chỉ lối, khi người nôngdân đã có sự đổi đời

+ Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép sựlặp lại) và do phong cách riêng của mỗi nhà văn

Kết bài

-Khẳng định đây đều là hai đoạn văn đặc sắc vừa thấm đẫm tinh thần nhânđạo, vừa thể hiện khả năng phân tích tâm lí của hai nhà văn

Trang 9

- Cả Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt đều là những tác phẩm xuất sắc viết về

người nông dân trong văn học Việt Nam

4.2 So sánh hai đoạn thơ

Đề bài:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi.

(Vội vàng-Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23)

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156) Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên.

Dàn ý:

1 Giới thiệu khái quát về hai tác giả Xuân Diệu, Xuân Quỳnh và hai bài thơ

Vội vàng, Sóng, hai đoạn thơ được yêu cầu cảm nhận.

2 Cảm nhận hai đoạn thơ:

a Đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu:

- Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt.Như một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ tự xác định một thái độ sống

gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời (Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê ) những gì tươi đẹp nhất (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi ).

- Các yếu tố nghệ thuật như điệp từ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh gópphần thể hiện cái hối hả, gấp gáp, cuống quýt của tâm trạng, khiến nhịp điệuđoạn thơ sôi nổi, cuồng nhiệt

b Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:

- Đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong

được tan hòa cái tôi nhỏ bé-con sóng cá thể, thành cái ta chung rộng

lớn-“trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông;

Những câu thơ có tính chất tự nhủ mình gợi cách sống, tình yêu mãnh liệt, hếtmình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn lao của cuộc đời Đó là cách

để tình yêu trở thành bất tử

- Thể thơ năm chữ với hình tượng “sóng”vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩkhiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữ tính

3, So sánh:

Trang 10

+Đều có sự kết hợp giữa cảm xúc và triết lí

+Đều sự dụng thể thơ tự do, với các hình ảnh sóng đôi, khai thác hiệu quả củanghệ thuật ẩn dụ

+ Về nghệ thuật: ở Sóng, Xuân Quỳnh sử dụng thể thơ ngũ ngôn trường thiên

với những câu thơ nhịp nhàng, đều đặn gợi âm điệu của tiếng sóng biển, hình

ảnh giản dị giàu sức gợi; còn ở Vội vàng , Xuân Diệu sử dụng thể thơ tự do

với những câu thơ dài ngắn không đều nhau, hình ảnh tươi mới, tràn đầy sứcsống, cách ngắt nhịp nhanh mạnh, giọng thơ sôi nổi

-Lí giải điểm tương đồng khác biệt:

+ Có những điểm tương đồng là do cả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh đều lnhữngnhà thơ “Khát sống thèm yêu”

+ Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học (không cho phép lặp lại) và do phong cách riêng của mỗi nhà văn

4 Kết bài:

-Khẳng định đây đều là hai đoạn thơ đặc sắc thể hiện rõ phong cách của hainhà thơ

4.3 So sánh hai nhân vật văn học

Đề bài: So sánh nhân vật Quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân với Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy

Tưởng.

Dàn ý:

1 Giới thiệu khái quát về hai tác giả Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng và

hai tác phẩm, hai nhân vật được yêu cầu cảm nhận

2 Cảm nhận về hai nhân vật:

a.Nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Trang 11

- Là người nắm giữ quyền lực cao nhất trong nhà ngục nhưng lại có sở thích

lạ lung: Thích chơi chữ Chính sở thích cao quý này cùng tính cách nhẹ

nhàng, biết giá người, biết trọng người ngay đã khiến cho Quản ngục vượt qua sự chi phối của địa vị xã hội để thể hiện tấm lòng biệt nhỡn liên tài với

Huấn Cao Hành động suốt nửa tháng đem rượu thịt cho Huấn Cao và các bạnđồng chí của ông cho thấy Quản ngục sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm để thểhiện tình yêu với cái đẹp, cái tài Trong cảnh cho chữ, vẻ đẹp tâm hồn củaQuản ngục một lần nữa được thể hiện rõ khi nhân vật này được cái đẹp từnghệ thuật và từ thiên lương của Huấn Cao hướng thiện, thanh lọc Câu nói

Kẻ mê muội này xin bái lĩnh cùng cái bái lạy và dòng nước mắt đã cho thấy sự

trong sang, tốt đẹp trong nhân cách của Quản Ngục

- Quản ngục là một nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, có sựđối lập giữa tính cách và hoàn cảnh Nguyễn Tuân đi sâu làm rõ những phứctạp trong tâm lí của Quản ngục bằng bút pháp độc thoại nội tâm

b Nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

- Đan Thiềm là một cung nữ bị thất sủng có cái nhìn tỉnh táo, thức thời nhưngquan trọng hơn là có một tình yêu mãnh liệt dành cho cái đẹp, cái tài Bàchính là người đã khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài rồi đến hồikết cũng chính bà là người đã khuyên Vũ Như Tô đi trốn Cả hai lời khuyênđều xuất phát từ tình yêu dành cho cái đẹp, cái tài Trong đoạn trích ĐanThiềm khẩn thiết giục Vũ Như Tô đi trốn, bà tìm cách bảo vệ Vũ Như Tô nhưbảo vệ chính tính mạng cho mình Khi không thể trốn được nữa Đan Thiềm

đã xin tha sau đó xin chết thay cho Vũ Như Tô Đó chính là tinh thần dũngcảm sẵn sàn hi sinh vì cái đẹp, cái tài Cuối cùng khi mọi nỗ lực đều khôngthành Đan Thiềm đã từ biệt Vũ Như Tô bằng tiếng kêu xé lòng

- Đan Thiềm thuộc kiểu nhân vật loại hình (nhân vật đặc trưng của thểloại kịch) Tính cách, tâm lí của nhân vật chủ yếu thể hiện qua ngôn ngữ vàhành động

- Điểm khác biệt :+ Quản Ngục phải trải qua quá trình đấu tranh nội tâm gay

gắt sau đó mới đưa ra quyết định biệt đãi Huấn Cao còn Đan Thiềm ngay từđầu đã có lựa chọn dứt khoát

+Trong quan hệ với nhân vật chính Quản ngục là người được tác động đểđược thanh lọc còn Đan Thiềm lại là người trực tiếp tác động vào Vũ Như Tô

để nghệ thuật được khai sinh

Ngày đăng: 21/11/2019, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w