1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ tỏ lòng của phạm ngũ lão

23 134 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 204,5 KB

Nội dung

Là một giáo viên đượctiếp thu tinh thần chỉ đạo và nội dung đổi mới, tôi mạnh dạn lựa chọn trình bày một vài suy nghĩ về việc Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ Tỏ l

Trang 1

MỤC LỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI TRONG DẠY HỌC BÀI THƠ “TỎ LÒNG”

Trang 2

Nội dung Trang

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận

2.2 Thực trạng

2.3 Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học bài thơ Tỏ

lòng của Phạm Ngũ Lão

2.3.1 Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học môn

Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông

2.3.2 Phương pháp và hình thức thực hiện

2.3.3 Giáo án thực nghiệm bài giảng văn Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão

2.3.4 Hiệu quả thực tiễn

4

456

6

81118

19

1920

1 MỞ ĐẦU

Trang 3

1.1 Lí do chọn đề tài

Hoạt động dạy và học là hoạt động cơ bản, quan trọng hàng đầu trong cácnhà trường phổ thông Đây là một hoạt động lao động sáng tạo đặc thù vì sảnphẩm tạo ra rất đặc biệt - con người cho xã hội Ngành giáo dục đang có những

nỗ lực rất lớn trong việc đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá để nâng cao chấtlượng công tác, đào tạo ra “những sản phẩm chất lượng cao”, đáp ứng nhu cầucủa xã hội, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới Dạy học theo kiểu truyền thống

đã tồn tại từ rất lâu, có nhiều ưu điểm đáng ghi nhận, kế thừa song cũng cònnhững hạn chế như: chưa chú trọng đến vai trò tích cực của người học, nặng về

lí thuyết, Bởi vậy cần có những thay đổi, bổ sung để phù hợp hơn với tình hìnhthời đại hiện nay

Dạy học theo định hướng đổi mới đã trở thành chủ trương chung của toànngành trong nhiều năm trở lại đây Bộ giáo dục và đào tạo cũng như Sở giáo dụcđào tạo Thanh Hóa đã có những chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đổi mới này tớitừng nhà trường và các giáo viên Các thầy cô đã được nghiên cứu, tập huấn rất

cụ thể về nội dung đổi mới Riêng đối với bộ môn Ngữ văn, chúng tôi đã đượchọc tập từ năm học trước Đến năm học 2017- 2018 này, các trường đã tiến hànhHội thảo, soạn giáo án và dạy minh họa một số tiết của các môn theo địnhhướng đổi mới để cùng phân tích, trao đổi, rút kinh nghiệm Từ đó mỗi giáoviên sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình

Ngoài ra, từ năm học 2018- 2019, chương trình sách giáo khoa bậc trunghọc phổ thông sẽ đổi mới bắt đầu từ lớp 10 Thế nên việc tiếp thu và thực hiệnnhững định hướng đổi mới cũng là để thích nghi được với chương trình và kiếnthức mới

Trên đây là một số lí do cơ bản trong thực tiễn của ngành giáo dục và xãhội, thời đại đặt ra yêu cầu phải đổi mới trong dạy học Là một giáo viên đượctiếp thu tinh thần chỉ đạo và nội dung đổi mới, tôi mạnh dạn lựa chọn trình bày

một vài suy nghĩ về việc Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học

bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão (sách Ngữ văn 10, tập 1) ở trường THPT Hậu Lộc I.

Trang 4

Học sinh lớp 10 trung học phổ thông, cụ thể là các lớp10A3, 10A9 của nhàtrường năm học 2017- 2018.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu, tìm hiểu kĩ các văn bản, tài liệu hướng dẫn , tập huấn về đổimới dạy học

- Vận dụng soạn giáo án theo định hướng đổi mới và thực hiện giảng dạy

cụ thể ở một số lớp 10

- Trọng tâm là sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu,thống kê, tổng hợp để đánh giá kết quả dạy và học của hày và trò

1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Những định hướng đổi mới trong soạn giáo án và tổ chức các hoạt độnghọc tập trên lớp cho học sinh

- Vận dụng cụ thể vào bài giảng văn Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão trongchương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 ban cơ bản, tập 1

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận

Định hướng đổi mới giáo dục có thể hiểu là những tư tưởng, quan điểm chỉđạo, hướng dẫn của cấp trên về việc bổ sung, thay đổi, sử dụng những cái mớitrong công tác giáo dục nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn, phù hợp hơn với tìnhhình, xu thế phát triển của xã hội và thời đại Đổi mới đã, đang và sẽ được triểnkhai toàn diện trong nhiều phạm vi: dạy và học; kiểm tra, đánh giá kết quả họctập, thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh vào các trườngchuyên nghiệp; chương trình sách giáo khoa; Tất nhiên đổi mới không phải làphủ định hoàn toàn những cái cũ, những cái truyền thống- những cái đã có, đã

sử dụng mang lại hiệu quả sẽ vẫn được kế thừa, phát huy cùng với những yếu tốmới để tạo ra hiệu quả vừa thúc đẩy vừa bền vững cho ngành giáo dục củachúng ta

Trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã tập trung chỉ đạo đổimới đồng bộ, sâu sắc, toàn diện các hoạt động của ngành nhằm tạo ra sự chuyểnbiến cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường phổthông; trong chủ trương chung đó, đổi mới hoạt động dạy học là một nội dungrất quan trọng Luật Giáo dục số 38/ 2005/ QH 11, Điều 28 đã quy định:

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Trang 5

Ngoài ra, Bộ giáo dục và đào tạo cũng như Sở giáo dục và đào tạo đã có

những văn bản, tài liệu hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về việc đổi mới trongsoạn giảng và thực hiện dạy học theo năm hoạt động chú trọng kết hợp với cácphương pháp dạy học mới là:

2.2 Thực trạng vấn đề

Là một giáo viên, tôi nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc đổimới cũng như vai trò của người dạy trong việc vận dụng vào dẫn dắt học sinhcủa mình Qua thực tiễn giảng dạy, tôi cũng thấy rằng sự thay đổi, sử dụng linhhoạt các phương pháp dạy học sẽ tạo ra hứng thú học tập, phát huy tính tích cực,chủ động trong chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, rèn khả năng tự học cho các em, gắn

lí thuyết với thực tiễn, nhằm đạt được kết quả giáo dục toàn diện

Hơn nữa, ở góc độ bộ môn, một thực tế hiện nay là học sinh quan tâm, chútrọng nhiều hơn tới các môn khoa học tự nhiên như toán, lí, hóa, do xu thếchọn trường, chọn nghề sau khi tốt nghiệp Môn Ngữ văn là một môn học mangtính nhân văn cao, nội dung rất gần gũi với cuộc sống thực của các em, lại rèncho các em các kĩ năng tư duy, diễn đạt, giao tiếp rất cần thiết trong đời sống vàcông việc Song để các em thích học văn, thấy được cái hay, cái đẹp của bộmôn, người dạy không thể truyền thụ, áp đặt kiến thức một chiều, “đọc-chép”, cho học sinh mà cần phát huy được tính tích cực, chủ động của ngườihọc, khơi dậy, trân trọng những cảm thụ cá nhân đúng đắn, liên hệ chặt chẽ mônhọc với đời sống, Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học nóichung, môn Ngữ văn nói riêng chính là cách để môn học “đến gần” hơn với các

em, đạt được hiệu quả cao hơn trong dạy và học của thầy và trò

Trong năm học 2017- 2018, giáo viên môn Ngữ văn trong toàn tỉnh đãđược tập huấn về đổi mới trong đó có đổi mới phương pháp dạy học Khôngnhững thế, vào đầu năm học, theo chỉ đạo, giáo viên môn Ngữ văn các trườngkhuyến khích dạy 1 vài tiết theo định hướng đổi mới trong năm học Chúng tôi

Trang 6

đã làm và hiểu ra: công cuộc đổi mới là rất quan trọng, cần thiết, có những ưuviệt lớn để tạo ra sự đột phá, nâng cao chất lượng giáo dục và nhất định phảithực hiện bằng được.

Bản thân tôi có một số năm liên tục giảng dạy khối lớp 10, hơn nữa, việcđổi mới chương trình sách giáo khoa sau này cũng sẽ bắt đàu từ khối 10 Do

vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Vận dụng những định hướng đổi mới trong

dạy học vào một bài giảng văn cụ thể là bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 để trao đổi cùng các đồng nghiệp Chắc

chắn những trao đổi chủ quan của tôi sẽ còn những thiếu sót, chưa hoàn thiệnnhưng hi vọng qua đây sẽ được nâng cao chuyên môn, vững vàng hơn trongthực hiện đổi mới công tác dạy học trong toàn ngành

2.3 VẬN DỤNG NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI TRONG DẠY HỌC BÀI THƠ TỎ LÒNG- PHẠM NGŨ LÃO (NGỮ VĂN 10, TẬP 1) 2.3.1 Vận dụng những định hướng đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông

a Soạn giáo án theo quy trình mới

Soạn giáo án theo quy trình mới là cách soạn mỗi bài học hoặc chủ đề theomột quy trình năm hoạt động, cụ thể như sau:

Bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống và theo đặc trưng của

bộ môn, việc phát huy các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực cũng gópphần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn đạt hiệu quả Phương pháp dạy học tích cực gắn với bốn đặc trưng:

- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá thể, phống hợp với học tập hợp tác

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trang 7

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật khăn trải bàn

- Kĩ thuật “Phòng tranh”

- Kĩ thuật “Trình bày một phút”

- Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”

- Kĩ thuật “Bản đồ tư duy”

Nói chung từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực, giáo viên không cònđóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế,

tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tựlực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng,thái độ theo yêu cầu của chương trình

Trên đây là quy trình soạn giáo án và sử dụng các phương pháp, kĩ thuậtdạy học tích cực theo định hướng đổi mới Từ đó tôi đã vận dụng vào việc soạn

giáo án và giảng dạy bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão trong sách Ngữ văn

10, ban cơ bản, tập 1

2 3.2 Phương pháp và hình thức thực hiện

Bài học này được thực hiện đối với học sinh lớp 10 ban cơ bản, cụ thể làhọc sinh của ba lớp 10A3, 10A9 (là các lớp 10 mà tôi được phân công giảng dạytrong năm học 2017- 2018 của nhà trường); thực hiện đúng theo phân phốichương trình của Bộ giáo dục và đào tạo là dạy trong thời lượng một tiết, vàotuần 13 của học kì I Đây là một bài học rất quan trọng, là một trong bốn bài thơtrung đại trọng tâm của các em trong nửa cuối học kì I

Dựa trên mục đích, yêu cầu đã xác định và nội dung giáo án đã chuẩn bị,giờ học được triển khai ở các lớp theo năm hoạt động mới hiện nay là:

1 Hoạt động khởi động (còn gọi là Tình huống xuất phát)

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới

3 Hoạt động luyện tập

4 Hoạt động vận dụng

5 Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Cùng với đó, bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đã

áp dụng các phương pháp dạy học tích cực với học sinh như phương pháp đóngvai, thảo luận nhóm; kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy, Hình thức tổ chức dạy học là dạy

Trang 8

học trong lớp , chủ yếu bằng các cách: học theo cá nhân và học theo nhóm Giờhọc thực sự là những trải nghiệm mới mẻ, thú vị, hấp dẫn, “vừa lạ- vừa quen”cho cả thày và trò.

Cụ thể diễn biến của một giờ học đã được tiến hành như sau:

* Hoạt động 1 Khởi động (3 phút)

Sau một vài câu hỏi gợi mở nhanh về văn học đời Trần để định hướng chohọc sinh, giáo viên cho các em xem một đoạn phim tư liệu giới thiệu về tác giảPhạm Ngũ Lão Đây là một đoạn phim được sưu tầm trên mạng In- ter- net kéodài trong khoảng hai phút Nội dung bắt đầu từ giai thoại về chàng trai đan sọtlàng Phù Ủng, trở thành một vị tướng giỏi của nhà Trần, tham gia các trận đánhnổi tiếng, đóng góp công lao vào những chiến thắng trong chống giặc NguyênMông của dân tộc; ca ngợi đức độ của ông đã tạo ra được một đội quân

mà”Quân lính coi tướng sĩ như đầu óc, tướng sĩ coi quân lính như tay chân”; từ

đó dẫn tới bài thơ Tỏ lòng nổi tiếng của ông Nội dung phong phú, cơ bản, súctích được kết hợp với hình ảnh đẹp, hào hùng và giọng thuyết minh rất hay,

truyền cảm Ngay từ những câu nói đầu tiên “Cuộc gặp gỡ giữa Trần Hưng

Đạo và Phạm Ngũ Lão tuy không được ghi trong chính sử nhưng lại được dân gian truyền tụng với đầy lòng ngưỡng mộ Khi Trần Hưng Đạo ngang qua làng quê của ông thì ông đang ngồi bên vệ đường đan sọt ” đã làm cho học sinh rất

thích thú, chăm chú lắng nghe Về hoạt động đầu tiên này, tôi cảm thấy đoạnphim đã đạt được mục đích là tạo một tâm thế hào hứng, sẵn sàng tìm hiểu vềtác giả và bài thơ của ông

* Hoạt động 2 Hình thành kiến thức mới (30 phút)

Trong phần một, Tìm hiểu chung, trước hết để hướng dẫn học sinh tìm

hiểu chung về tác giả, tôi lựa chọn một phương pháp dạy học mới là phương

pháp đóng vai Hai học sinh được thông báo để chuẩn bị trước sẽ đóng vai một

phóng viên của kênh truyền hình “Tôi yêu văn học” phỏng vấn một nhà nghiêncứu văn học về tác giả Phạm Ngũ Lão Ở lớp 10A3, em lớp trưởng Bùi Lê Trà

My đã kết hợp với em Phạm Bích Ngọc thực hiện các vai này Hai em đã có sựchuẩn bị rất cẩn thận, trách nhiệm về nội dung và tập dượt công phu, nghiêm túckhiến cho màn đóng vai diễn ra ngắn gọn song rất sinh động Những kiến thức

cơ bản được lựa chọn về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão được chuyểntải rất nhẹ nhàng, tự nhiên khiến cho các bạn ngồi dưới rất thích thú và dễ nhớ

Cá nhân tôi cảm thấy trong phần này, phương pháp đóng vai đã được sử dụngphù hợp, hiệu quả

Trang 9

Ở phần tìm hiểu chung về tác phẩm, tôi sử dụng các phương pháp dạy họctruyền thống như vấn đáp, gợi mở, thuyết giảng để giới thiệu cho học sinh một

số nét chính như hoàn cảnh ra đời, nhan đề, bố cục của bài thơ

Sang phần nội dung trọng tâm của bài học là phần hai, Đọc- hiểu, về

mặt kiến thức, tôi hướng dẫn học sinh đọc hiểu cụ thể bài thơ theo bố cục haiphần đã xác định ở trên là Hình tượng trang nam nhi và quân đội thời Trần (Haicâu thơ đầu) và Nỗi lòng của tác giả (Hai câu thơ sau) Về mặt phương pháp, tôivẫn tiếp tục phát huy các phương pháp dạy học cơ bản như phát vấn, thuyếttrình, phân tích, bình giảng, khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu những giá trị nộidung, nghệ thuật cụ thể của bốn câu thơ trong bài Trên cơ sở giáo án đã chuẩn

bị, tôi cố gắng tạo ra sự tương tác hoạt động giữa thầy và trò thật hài hòa, tựnhiên; một không khí lớp học tích cực, sôi nổi; khai thác năng lực cảm thụ vănchương của học trò và vai trò dẫn dắt của người thầy để các em chiếm lĩnh đượctri thức

Bên cạnh đó, tôi còn lựa chọn một phương pháp dạy học mới là phương

pháp thảo luận nhóm khi phân tích câu thơ cuối cùng của bài thơ “Tu thính

nhân gian thuyết Vũ hầu” (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu) Tôi chia lớp

học thành bốn nhóm và giao câu hỏi thảo luận chung là: Có hai ý kiến đánh giákhác nhau về nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong câu thơ thứ tư (như đã nêu tronggiáo án và ý kiến của em Ở lớp 10A3, với đặc trưng học sinh là nhận thức khánhanh, tính cách sôi nổi, thích những cái mới lạ nên các em rất bất ngờ và hứngthú với hai ý kiến đã cho Qua quan sát hoạt động thảo luận nhóm, tôi thấy họcsinh các nhóm thực sự làm việc rất tích cực, nghiêm túc khi tranh luận với nhau

về các ý kiến, khẳng định quan điểm của bản thân và bảo vệ nó Khi hết thờigian thảo luận, được mời trình bày, đại diện của các nhóm đều đồng tình với với

ý kiến thứ hai cho rằng nỗi thẹn là biểu hiện cho cái tâm ngời sáng của ngườianh hùng Các em lập luận khẳng định đây là cách nói khiêm tốn, thường thấytrong văn học trung đại, có sự liên kết lôgic chặt chẽ với câu thơ trên (coi những

gì mình làm được là nhỏ bé, chưa trả xong nợ công danh ) Qua đó bộc lộ cáitâm của người anh hùng là muốn đem tài năng “tận trung báo quốc”, giúp dângiúp nước, hết lòng vì nhà Trần để sánh ngang được với người xưa Ở lớp10A9, các em cũng chung ý kiến như vậy tuy lập luận chưa thật chặt chẽ, toàndiện bằng Nhìn chung học sinh các lớp đều có thể nhận ra được ý kiến nào làđúng song điều quan trọng là biết vận dụng khả năng tư duy, cảm thụ văn họccủa mình để lí giải cho ý kiến đúng Khi ấy, các em đã hiểu đúng về ý nghĩa nỗithẹn của Phạm Ngũ Lão trong câu thơ, đó cũng là điều tôi cần các em đạt được

Có thể nói hoạt động thảo luận nhóm trong bài này đã “kích” được vào tâm lí

Trang 10

muốn khám phá, tìm hiểu, lí giải, chinh phục của học sinh nên được các em rấtchú ý và hưởng ứng Sau giờ dạy, một số giáo viên cũng nói rằng đây là một câuthảo luận rất hay.

Nhìn chung trong hoạt động hình thành kiến thức mới này, bên cạnh việcphát huy ưu điểm của các phương pháp dạy học truyền thống, tôi cảm cácphương pháp dạy học mới được sử dụng là phù hợp, ít nhiều đã thành côngtrong việc phát huy tính tích cực của học sinh và góp phần đạt được kết quả củagiờ học Qua đây bản thân tôi cũng rút ra cho mình những kinh nghiệm trongviệc vận dụng những phương pháp dạy học mới, đặc biệt hoạt động thảo luậnnhóm cần có sự chuẩn bị và kĩ năng tổ chức tốt, phù hợp với từng đối tượng họcsinh mới có thể đạt được kết quả như mong muốn

* Hoạt động 3 Luyện tập (9 phút)

Ở hoạt động này, tôi lựa chọn một cách luyện tập nhẹ nhàng, thoải mái yêucầu học sinh thi vẽ tranh minh họa cho bài thơ theo bốn nhóm Tôi dự kiến làhọc sinh sẽ vẽ tranh về trang nam nhi đời Trần, quân đội thời Trần hoặc cả hai.Khi các em thể hiện được vẻ đẹp của các hình tượng thì cũng có nghĩa là các em

đã hiểu bài Điều làm tôi bất ngờ ở lóp 10A3 là có nhiều học sinh có tài vẽ tranhđến vậy và vẽ rất đẹp, có thần, đúng nội dung, tư tưởng của bài thơ Cách luyệntập theo kiểu “Học mà chơi- chơi mà học” này làm các em rất vui vẻ, thích thú,tham gia nhiệt tình, phối hợp tích cực với nhau, có phần đua tranh thi tài để hoànthành tốt công việc của nhóm mình Bởi thế khi đánh giá sản phẩm của bốnnhóm, tôi đã hơi khó khăn để xếp loại các bức tranh Hình thức hoạt động này

đã góp phần để lại ấn tượng rất tích cực với học sinh về bài học Nói chung hoạtđộng luyện tập nhằm củng cố những kiến thức, kĩ năng các em vừa học trong bàinên rất quan trọng, cần được chú ý hơn nữa và dành thời gian thích hợp trongcác giờ học cùng với sự đa dạng, sáng tạo về hình thức thực hiện của giáo viên

* Hoạt động 4 Vận dụng (2 phút)

Từ nội dung bài học, tôi yêu cầu học sinh vận dụng vào đời sống bằngcách: Viết đoạn văn 7- 10 dòng liên hệ về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đấtnước Hoạt động này nhằm gắn bài học với thực tế cuộc sống, không khó làmvới các em, không chỉ rèn kĩ năng viết đoạn văn mà còn nâng cao ý thức tráchnhiệm công dân Có thể nói đây là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu đậm vớicác em về vẻ đẹp của con người thời đại Đông A Bởi thế học sinh có thể nêunhững suy nghĩ rất nghiêm túc, sâu sắc, chân thành về trách nhiệm của bản thânvới đất nước Đó cũng là điều tôi cần truyền đạt đến các em

* Hoạt động 5 Tìm tòi, mở rộng (1 phút)

Trang 11

Hoạt động này tôi hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà bằng cách khuyếnkhích các em tìm hiểu thêm về văn học đời Trần qua các kênh thông tin khácnhau (thư viện, in- ter- net, sách vở, ) Đây là cách để học sinh không chỉ khắcsâu nội dung bài học mà còn mở rộng hiểu biết, so sánh với các tác giả, tácphẩm khác cùng thời Đồng thời các em có thể chia sẻ, trao đổi với nhau để đadạng về tài liệu và thấy hứng thú hơn.

Trên đây là quy trình một tiết dạy bài Tỏ Lòng- Phạm Ngũ Lão (Ngữ văn

10, tập 1) theo năm hoạt động mới và sử dụng phối hợp các phương pháp dạyhọc truyền thống với các phương pháp dạy học mới Có thể đây mới chỉ lànhững thể nghiệm, bước đi ban đầu nhưng là những cố gắng, nỗ lực của nhữngngười giáo viên như chúng tôi trong việc vận dụng những định hướng đổi mớivào dạy học Qua việc thực hiện, bên cạnh những kết quả bước đầu, bản thân tôicũng rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích cho mình sau này

2.3.3 Giáo án thực nghiệm bài giảng văn Tỏ lòng – Phạm Ngữ Lão:

Tuần 13 Tiết 37 - ĐỌC VĂN: TỎ LÒNG

Ngày đăng: 21/11/2019, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w