1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SKKN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong các tiết dạy văn thơ Hồ Chí minh ở lớp 11,12

25 803 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 420,6 KB

Nội dung

SKKN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong các tiết dạy văn thơ Hồ Chí minh ở lớp 11,12

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG

VỢ NHẶT - KIM LÂN VÀ VỢ

CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI

Trang 2

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Đọc – Hiểu văn bản văn học là khâu rất quan trọng trong quá trình Dạy - Học Văn ở trường Trung học phổ thông Đặc biệt, về phía giáo viên Ngữ văn tôi luôn trăn trở làm sao giúp học sinh của mình tiếp cận văn bản một cách hiệu quả nhất Qua thực tế chấm bài kiểm tra, bài thi môn của học sinh, tôi nhận thấy: bài làm của các em về văn bản tự sự (trong phần nghị luận văn học) thường chỉ kể lan man, dài dòng, không đi vào trọng tâm nên không đạt điểm cao Bởi vì các em thường không nắm được cốt truyện, chủ đề tư tưởng nghệ thuật, tình huống truyện, hình tượng nghệ thuật, lời văn nghệ thuật… của các văn bản tự sự học trong chương trình Vì thế tôi chọn đề tài :

“Lời văn nghệ thuật trong Vợ nhặt - Kim Lân và Vợ chồng A Phủ

- Tô Hoài”

Khi thực hiện đề tài này, tôi hiểu đã có bao công trình nghiên cứu,

bao bài viết hay về văn bản tự sự Do đó thật khó để cá nhân tôi có thể tìm được những ý tưởng sâu sắc, độc đáo Nhận thức rõ thực tế đó nên trong phạm vi đề tài, tôi chỉ đi sâu tìm hiểu các văn bản tự sự với mục đích:

- Đánh giá sự đóng góp riêng về lời văn nghệ thuật của nhà văn Kim Lân và Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam hiện đại

- Dấu ấn phong cách riêng của nhà văn Kim Lân và Tô Hoài

1 THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

1.1.Thuận lợi:

- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp Dạy – Học của Ngành

và của toàn xã hội

- Yêu cầu của mục tiêu bài học trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi bài dạy cụ thể của Bộ Giáo Dục và Đào tạo

Trang 3

- Gợi ý hướng dẫn giảng dạy của từng bài trong sách giáo viên

- Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân giáo viên

- Học sinh phát huy được tính chủ động và sáng tạo trong việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn học

- Đọc – hiểu văn bản tự sự đòi hỏi học sinh phải trải qua nhiều công đoạn : tóm tắt cốt truyện, cảm nhận cái hay, độc đáo của nhan đề tác phẩm, tình huống truyện, lời văn nghệ thuật, phân tích nhân vật, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật….cần thái độ chăm chỉ, chịu khó, tốn nhiều thời gian …

2 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

Chương trình Ngữ văn 12 cơ bản, học kì 2, phần văn bản tự sự (kể cả đọc thêm) chiếm 15 tiết, 7 tuần Chính vì thế trong đề tài này, tôi chỉ đề cập

đến nội dung các văn bản tự sự : Vợ nhặt - Kim Lân; Vợ chồng A phủ -

Tô Hoài

Việc Đọc – Hiểu văn bản tự sự là một khâu quan trọng trong giờ học Ngữ văn Chính vì thế người giáo viên dạy Văn luôn tìm cách giúp học sinh của mình tiếp cận văn bản tự sự sao cho hiệu quả nhất Giáo viên phải hướng dẫn học sinh: định hướng giọng đọc, tóm tắt văn bản, nhan đề tác phẩm, tình huống truyện, hình tượng nghệ thuật, lời văn nghệ thuật … Tuy nhiên, việc tìm hiểu lời văn nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi tự sự

ở trường THPT còn sơ lược Vì vậy, tôi chọn đề tài này với mong muốn

Trang 4

có thể vận dụng vào công việc giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập, kết quả kiểm tra, bài thi ở học sinh

II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận:

Để học sinh hiểu sâu, có cơ sở lí luận chặt chẽ và vận dụng được vào bài kiểm tra, bài thi, khi dạy văn bản tự sự, người giáo viên phải:

- Giúp học sinh nắm các khái niệm thể loại:

Truyện ngắn: là thể loại tự sự mang những đặc điểm như truyện nhưng

có quy mô nhỏ Truyện ngắn được xem như một “lát cắt”, một “mảnh nhỏ” của cuộc sống, cuộc đời nhân vật

Thể loại truyện ngắn hiện đại là kiểu tư duy nghệ thuật mới, một cách nhìn cuộc đời, cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại với đặc điểm loại hình riêng biệt Truyện ngắn hiện đại phát triển theo nhiều hướng khác nhau, tùy cách sử dụng các yếu tố cốt truyện, nhân vật, trần thuật và kết cấu truyện của nhà văn… Tác giả Phùng Hoài Ngọc với

bài giảng đại cương “Thi pháp học hiện đại” (Trường Đại Học An

Giang, 2006) có đề cập vấn đề thi pháp hiện đại chung chung, chưa xem xét đến các truyện ngắn trong chương trình 12 THPT Thái Phan Vàng

Anh với bài viết “Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại” đăng trên Tạp chí Sông Hương số 237, 11- 2008 chỉ bàn đến

các vấn đề có tầm khái quát, nhưng chưa chỉ ra một hướng tiếp cận cụ thể nào trước một văn bản tự sự được học trong chương trình phổ thông Mặt khác, truyện ngắn lấy phương thức trần thuật (là một phương diện

cơ bản của nghệ thuật tự sự - một phương thức biểu đạt thông dụng mà văn học lựa chọn) để hiểu biết và phản ánh đời sống Nghệ thuật trần thuật giúp cho người nghiên cứu đi sâu khám phá những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của mỗi nhà văn, trên cơ sở đó, người đọc tiếp nhận

và giải mã cấu trúc bên trong tác phẩm, đồng thời có thể đánh giá những sáng tạo, những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển truyện ngắn nói riêng và quá trình hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam nói chung

Trang 5

Với văn học hiện đại, khi ý thức tạo dựng nhiều góc nhìn thì điểm nhìn trần thuật thực sự trở thành một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại Tìm hiểu điểm nhìn là tìm hiểu một kiểu quan hệ, một phương thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực…

2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

Người giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu được một số vấn đề liên quan đến lời văn nghệ thuật trong các văn bản tự sự cụ thể:

Lời văn trong tác phẩm văn học nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật Văn học, một loại hình độc lập, phát triển song song với các loại hình nghệ thuật khác nhưng lấy ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học Và ngôn ngữ văn học lại có những đặc trưng riêng: tính chính xác, trong sáng; tính hàm xúc; tính mơ hồ, đa nghĩa; tính tạo hình, biểu cảm

Lời văn nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có chức năng xây dựng hình tượng nên luôn luôn mang tính thẩm mĩ cao Lời văn nghệ thuật được xây dựng từ tất cả những khả năng và phương diện ngôn ngữ toàn dân trên mọi bình diện từ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các phương thức tu từ … đến các hình thức ngôn từ vốn có trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc: từ cổ, từ địa phương, tiếng lóng và các vốn từ đã trở thành di sản nghệ thuật dân tộc

Truyện ngắn, một thể loại tự sự trong văn học bao giờ cũng phản ánh cuộc sống qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó, qua đó ta hiểu được sự nhận thức đánh giá của nhà văn đối với cuộc sống Do đó tác phẩm bao giờ cũng có hình tượng người trần thuật với vai trò kể lại, tả lại những diễn biến, sự việc và khắc hoạ nhân vật trong câu chuyện Lời kể luôn xuất phát từ những điểm nhìn nhất định, gắn với vấn đề vai kể, giọng kể… Trong văn xuôi tự sự điểm nhìn có khi được di chuyển, vai kể, giọng kể cũng không thuần nhất Xét

về chức năng xây dựng hình tượng, có thể phân loại lời người kể thành lời kể/ lời trần thuật, lời miêu tả, lời trữ tình( lời bình luận trực tiếp)

Trang 6

Mỗi văn bản tự sự ( Vợ nhặt – Kim Lân; Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) sẽ

được xem xét, phân tích lời văn nghệ thuật, cụ thể là ở các mặt sau:

Như vậy, kết cấu là một yếu tố của hình thức tham gia thể hiện chủ đề nội dung

và tư tưởng tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc biến tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật

Nhữ Bá Sĩ rất quan tâm tới kết cấu ngay từ những năm cuối thế kỉ XVIII đầu

thế kỉ XIX Ông từng nhận xét: “Loại văn chương tột bậc của thiên hạ đúng là không ở trong cái giới hạn đóng, mở, kết cấu, nhưng mà không đóng, mở, kết cấu thì cũng không thành văn chương” Sách Lí luận văn học (tập 2 : Tác phẩm

và thể loại văn học) cho rằng : “Kết cấu, cấu trúc vô luận là tổ chức vật thể, quan hệ hay quy tắc, phương pháp, mô hình đều là yếu tố tạo thành văn bản, là thực tế không thể bỏ qua trong quá trình sáng tác và đọc hiểu văn bản.”

Truyện Vợ nhặt – Kim Lân cũng có một kết cấu rất riêng

Truyện Vợ nhặt diễn ra trong không gian nghệ thuật nhỏ bé là ngôi chợ, xóm

nhỏ ngụ cư và căn nhà của gia đình Tràng Đây là không gian một làng quê nhưng không có ruộng đồng cò bay thẳng cánh mà chỉ là xóm ngự cư trong những ngày cận kề bên cái đói, cái chết Sự chết chóc hiện lên với con đường

Trang 7

khẳng khiu cùng những bóng người dật dờ đi lại, kèm theo âm thanh của tiếng quạ kêu từng đàn thê thiết Nhưng không gian ấy phát triển ấm áp dần theo tâm

lí nhân vật với ý nghĩa biểu tượng.Và truyện dẫn đến không gian ngôi nhà, tổ

ấm Căn nhà lúc đầu được miêu tả rúm ró, lổn nhổn cỏ dại nhưng đến sáng hôm

sau quang quẻ hơn, tạo thành bước ngoặt tâm lí ở Tràng: “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng” Ngoài ra, không gian bối

cảnh xã hội trong truyện là xã hội nghèo đói, loạn lạc Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám, cụ thể là năm 1945

Thời gian nghệ thuật cũng ngắn ngủi Chỉ là buổi chiều Tràng đưa người vợ

về, buổi tối trong căn nhà và buổi sáng hôm sau Ở đây, Kim Lân đã sử dụng

yếu tố hồi tưởng: nhân vật nhớ lại đã “nhặt vợ” như thế nào Đó là thời gian quá

khứ gần, vừa mới xảy ra, cách thời gian hiện tại trong gang tấc nên sự việc vẫn còn mới nguyên Mạch truyện cũng dẫn đến tương lai được mở ra với câu nói

của bà cụ Tứ: “ Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem”

Trên trục không gian và thời gian ấy, truyện Vợ nhặt có kết cấu bốn phần:

Phần 1: Tràng xuất hiện trong bóng chiều, đi làm về qua xóm nhỏ Khi cái đói chưa tràn về, Tràng thường được bọn trẻ đón mừng, nhưng dạo này chúng ngồi

ủ rủ còn Tràng thì mệt mỏi lê bước Nhưng một buổi chiều Tràng về với một người đàn bà nữa Xóm ngụ cư bỗng xôn xao, người ta bàn tán, người đàn bà ngượng nghịu còn Tràng thì không giấu niềm vui, niềm sung sướng

Phần 2: Tràng nhớ lại hai lần gặp gỡ, vài câu bông đùa, bốn bát bánh đúc mà mình có vợ

Phần 3: Bà cụ Tứ xuất hiện Tâm trạng và tình thương của bà đối với vợ chồng mới

Phần 4: Sáng hôm sau, bữa cơm ngày đói trong tiếng trống thúc thuế Vợ Tràng nói đến đòan người đi cướp kho thóc của Nhật và Tràng nghĩ về chuyện

đó

Đầu truyện là ánh sáng lúc chạng vạng mặt người Tràng một mình đi về Cuối truyện là ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt Tràng,

Trang 8

lửng lơ như từ giấc mơ đi ra, chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân, lòng lâng lâng nghĩ về hạnh phúc gia đình

Đầu truyện là nạn đói, kết thúc truyện là đoàn người đi cướp kho thóc của Nhật, phía trước có lá cờ đỏ bay phấp phới Truyện có một kết cấu chặt chẽ,

phù hợp với qui luật phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam lúc bấy giờ

2.1.2 Nghệ thuật trần thuật:

Ngòi bút kể chuyện của Kim Lân đã dựng lại được không khí bao trùm bởi cái đói, cái chết năm Ất Dậu qua khung cảnh xóm ngụ cư đầy tử khí Và không khí truyện lại sáng lên một buổi chiều Tràng về với một người đàn bà Đây là

sự sáng tạo trong bút pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa của Kim Lân Nhưng thành công ở truyện là nghệ thuật dẫn truyện: khéo léo, linh họat Truyện được dẫn dắt theo bước chân của Tràng và người đàn bà về đến nhà

Không khí truyện tươi sáng qua đoạn kể cuộc đối thọai giữa đôi vợ chồng mới

bỗng chùng xuống với khuôn mặt “bần thần” của người vợ và nỗi lo sợ vu vơ

của Tràng khi về đến nhà Và nỗi lo sợ ấy dồn vào câu nghĩ: “Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!” Sự xuất hiện của bà cụ Tứ trong truyện thật tự nhiên và hợp lí

Nhà văn Kim Lân lại quay về hồi tưởng để thuật lại hai lần gặp gỡ của Tràng

với người “vợ nhặt” Cách kể đó góp phần tăng sự hấp dẫn, thuyết phục đến

người đọc

Bà cụ Tứ chỉ xuất hiện gần cuối truyện Việc đặt nhân vật vào đúng lúc này có

ý nghĩa trong kết cấu câu chuyện và tăng giá trị cho tác phẩm Tác giả đã thuật một cách đằm thắm tâm trạng của người mẹ nghèo khổ nhưng rất mực thương con, thương dâu Tâm trạng bà cụ Tứ được diễn tả từ ngạc nhiên, buồn vui lẫn lộn, xen lẫn lo lắng, đến xót thương Nếu giọng văn nhanh, gấp rút theo bước chân sầm sập của cô gái, cái liều lĩnh của Tràng ở đoạn đầu thì ở đoạn này thật chậm rãi, kéo dài theo tâm trạng của bà cụ Tứ Ngôi nhà của gia đình Tràng giờ

đã có ánh sáng của đèn dầu do bàn tay anh tự thắp

Những dòng văn tả cảnh sân vườn sáng hôm sau, với giọng điệu chân thành, giản dị ấm áp vô cùng Tác giả cho Tràng thức dậy muộn trong trạng thái bồng

Trang 9

bềnh giữa thực và mơ Đôi mắt Tràng đã nhận ra sự thay đổi khác thường trên sân vườn Với những chi tiết thực, sống động, Kim Lân đã miêu tả: áo quần rách được phơi hong, ang khô cong đã đầy nước, đống rác đã hốt sạch và hai người đàn bà đang giẫy cỏ, quét sân Ánh nắng sớm mùa hè, khiến Tràng nheo mắt nhưng lại giúp Tràng nhận rõ hơn không gian hạnh phúc của mình Câu chuyện dừng lại trong sự suy tư của Tràng với những lời độc thoại nội tâm của nhân vật đã giúp nhà văn bộc lộ chiều sâu quan niệm của Kim Lân về hạnh phúc của những người lao động nghèo

2.1.3 Điểm nhìn nghệ thuật:

Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, nội dung trần thuật phải được thể hiện từ điểm nhìn, bằng quan điểm trần thuật nào đó Vì vậy khi dạy Đọc – Hiểu văn bản tự

sự người giáo viên phải giúp học sinh xác định điểm nhìn trần thuật nghĩa là chỉ

rõ vị trí người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật, tường thuật câu chuyện trong tác phẩm

Truyện Vợ nhặt được khơi gợi từ nạn đói năm 1945 và chủ yếu là từ những con người trong nạn đói Kim Lân từng nói :“Nội dung truyện dài này (truyện Xóm ngụ cư – tiền thân truyện vợ nhặt) nói về thân phận của những con người

bị khinh rẻ, với cuộc sống nghèo đói, bệnh tật kéo dài cho đến ngày khởi nghĩa

Ý nghĩa truyện: trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, mà hi vọng Có những người sắp chết đói, vẫn cứ kể chuyện về làng mình, về đất đai, bản quản của mình Thân xác họ đã lả đi, mà vẫn cứ lởn vởn, cứ đau đáu nghĩ tới ngày trở về làng…”

Từ cảm hứng ấy và tấm lòng nhân hậu sâu sắc Kim Lân đã tái hiện được cốt truyện, xây dựng được các nhân vật điển hình với những tâm trạng phong phú, phức tạp Đọc truyện của ông ta nhận thấy dường như không có sự cách biệt giữa Kim Lân và người nông dân, nên ông mới có thể miêu tả người nông dân trong những năm nghèo đói mới chân thật đến như vậy Ngay cả khi xây dựng những tình tiết có vẻ buồn cười thì bên trong đó lại là những nỗi buồn và niềm thương cảm sâu sắc Những trang viết về những con người “dưới đáy” ấy đã

Trang 10

khiến ta xót thương và buồn cho họ vì họ không thể sống trong điều kiện tốt hơn trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ Ở đây, tác giả không

hề muốn nhấn mạnh những nét thấp kém của con người bộc lộ qua nhân hình và nhân cách Ngược lại, nhà văn đã đặt các nhân vật vào một khoảng sống mờ tối, lay lắt của cái đói, cái chết để tìm ra một cơ hội để biểu hiện niềm khao khát được sống, được thương yêu và hy vọng mãnh liệt của họ Kết thúc truyện có câu chuyện về phá kho thóc Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới trong óc Tràng đã mang lại niềm tin, niềm hi vọng cho người đọc Nhà văn muốn thông qua nhận thức của nhân vật Tràng để chỉ rõ : con đường duy nhất thoát nghèo đói là đấu tranh cách mạng Qua truyện, Kim Lân đã gửi gắm tiếng nói chung

của những người nông dân “rũ bùn đứng dậy sáng loà”, chiến đấu vì đất nước,

để thoát khỏi số phận tối tăm trước mắt Hình dáng người nông dân nổi bật trước lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ lý tưởng cách mạng, lá cờ của niềm tin chiến thắng Đây chính là quan điểm tiến bộ của nhà văn Kim Lân giác ngộ, đi theo

cách mạng Kết thúc truyện “Vợ nhặt”cũng là nét chung chứng minh đặc điểm

thi pháp văn học cách mạng

2.1.4 Ngôn ngữ nghệ thuật:

M Gorki khẳng định: “Ngôn ngữ yếu tố thứ nhất của văn học” Ngôn

ngữ của nhân vật văn học thành công thường được cá thể hóa cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân Nhà văn có tài là người biết sống với nhiều

nhân vật, nắm bắt được nhiều kiểu ngôn ngữ Trong bài viết “Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc của truyện Kim Lân” tác giả Bảo Nguyên đã cho

rằng “Kim Lân lựa chọn những từ ngữ còn mang hơi thở của cuộc sống hằng ngày, để diễn đạt chúng với cuộc sống miền quê với những con người giản dị

mà đáng yêu”

Trong truyện Vợ nhặt, Kim Lân đã sử dụng ngôn ngữ nông thôn mộc cách tự

nhiên Trong nghệ thuật tả cảnh, tả người, miêu tả tâm lí nhân vật hay xây dựng đối thọai, nhà văn tỏ ra có vốn từ ngữ dân quê Con đường qua xóm chợ được

tác giả miêu tả với hai từ “khẳng khiu”, hết sức tượng hình, và sự tối tăm, của xóm chợ được miêu tả “Hai bên dãy phố, úp súp tối om”, thật độc đáo, rất đắt

Trang 11

Khi miêu tả nơi ở nghèo khó, tạm bợ của mẹ con Tràng, Kim Lân chỉ cần miêu

tả “cái nhà vắng teo”, “đứng rúm ró” trên vườn cỏ “lổn nhổn” Còn miêu tả

về ngọai hình khác thường của Tràng, tác giả lại dùng : “gà gà”, “nhấp nhỉnh”, Hoặc trong truyện tác giả còn dùng “dật dờ đi lại”, “gào lên từng hồi thê thiết”, “khoặm mặt lại”, “tầm phơ tầm phào”, “ngồi vêu ra ở đấy”, “con mắt trũng hoáy” tất cả được sử dụng rất chính xác

Ngoài ra, những tâm trạng kín đáo nhất cũng phải hiện lên qua những cử chỉ hành động một cách tinh tế: tiếng gắt vô duyên vô cớ, một tiếng khẽ ho bình thường, những bước chân bước vội ra sân, thái độ điềm nhiên và miếng cám vào trong miệng… Với vốn liếng ngôn ngữ giàu có và đặc sắc, mang đậm tính chất nông thôn, cái lối viết văn tưởng như dễ dàng mà không thể phỏng theo, giản dị mà hào hoa

Truyện Vợ nhặt càng đặc sắc hơn là ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật

Chúng ta đọc đoạn văn sau:

Một lần hắn đang gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọc Hắn hò rằng:

Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắngmấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy! Thị cong cớn:

- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy? Tràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười:

- Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy, lon ton chạy lại đẩy xe cho Tràng

- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ – Thị liếc mắt cười tít

Qua đoạn văn trên, nhà văn Kim Lân giúp ta hiểu sự gần gũi, mộc mạc, sự chân tình, dí dỏm của những người lao động nghèo, trẻ trung Cuộc đối thoại diễn ra

tự nhiên, thoải mái : nhiều câu nói trống không( không có chủ ngữ, không có từ

Trang 12

xưng hô) hoặc dùng từ xưng hô kiểu thân mật của khẩu ngữ( đằng ấy, nhà tôi),

nhiều câu đùa nghịch thân mật, dùng cả hình thức hò trong dân gian Lúc đầu quan hệ giữa họ là xa lạ, không quen biết, nhưng sau đó thân mật hơn và có phần suồng sã Họ cười đùa, nói chuyện làm ăn, về công việc và miếng cơm manh áo Nhân vật Tràng được tác giả giới thiệu là một chàng trai hiền lành,

chân chất; thị và các bạn gái thì lanh lợi, vui vẻ Riêng thị thì tốt bụng, rất bạo

dạn Như vậy, qua ngôn ngữ đối thoại, tác giả đã làm nổi bật tính cách, giọng điệu riêng của từng người Nhấn mạnh sự quê mùa, cục mịch, thô kệch của

Tràng; sự chao chát, chỏng lỏn của người “vợ nhặt” - kẻ đang gặp cảnh đói

kém, lang thang, Kim Lân đã cho họ gặp gỡ và về cùng một nhà với những câu

như: “ Chả hôm ấy thì hôm nay vậy Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã”,

“Có ăn thì ăn thật, chả ăn giầu”,“Rích bố cu, hở”, “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”, “Làm đếch gì có vợ Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” Đó là ngôn ngữ giao tiếp đời thường, của tình

duyên của những người lao động nghèo trong xã hội cũ

Khi Tràng đưa người phụ nữ về nhà, tác giả cho hai nhân vật nói những câu

cộc lốc, những câu tỉnh lược, những câu đặc biệt như: “Gì hả”, “Không”, Còn chán”, “Khiếp”, “Nhà có ai không?”, “ Có một mình tôi mấy u”, “Đằng này à”, “Ừ”, “Sắp đến chưa?”, “Sắp” Những lời nói đó đã bộc lộ sự mới mẻ, sự

xa lạ, sự ngượng ngùng của đôi vợ chồng mới Thậm chí, nhà văn còn lột tả sự

thiếu hụt lời ăn tiếng nói ở anh chàng Tràng: “Hắn định nói với thị vài câu rõ tình tứ mà chẳng biết nói thế nào Hắn cứ lúng ta lúng túng ” hay cách trả lời lúng túng, không rõ nghĩa của Tràng “Có một mình tôi mấy u” Khi đọc truyện

Vợ nhặt, người đọc không thể quên những đoạn đối thọai đặc sắc:

“ Câu chuyện xem chừng đã thân thân Hắn đi sát gần bên thị hơn, ngẫm nghĩ một lúc, chợt hắn giơ cái chai con vẫn cầm lăm lăm một bên tay khoe:

- Dầu tối thắp đây này

- Sang nhỉ

- Khá thôi Hai hào đấy, đắt quá, có mà thôi chả cần

- Hoang nó vừa vừa chứ

Ngày đăng: 28/05/2014, 09:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w