1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ dạy toán lớp 3

18 214 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm Trong nội dung chương trình sách giáo khoa thay đổi đòi hỏi phương pháp dạy học cũng phải đổi mới “ Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học

Trang 1

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm

Trong nội dung chương trình sách giáo khoa thay đổi đòi hỏi phương

pháp dạy học cũng phải đổi mới “ Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học” Là phương hướng đổi mới phương pháp dạy và học môn toán ở

tiểu học

Một trong những biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm hứng thú bằng cách lôi cuốn các

em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm và tâm sinh lí của các em trong giờ học toán, đặc biệt là học sinh các lớp 1,2,3 Đây là giai đoạn đầu của cấp học mà tất cả những kiến thức đến với các

em đều là mới lạ, là khởi đầu của quá trình học tập môn Toán của các em Vì thế

sự cần thiết là “cần và phải” tạo cho các em niềm tin, gây hứng thú trong giờ học để đạt kết quả cao nhất

Bản thân tôi là một giáo viên tiểu học, tôi nhận thấy: Muốn dạy tốt chương trình mới nói chung và chương trình toán 3 nói riêng không những người giáo viên không chỉ nắm vững nội dung chương trình mà còn phải năng động sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ dạy toán lớp 3”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Giúp cho giáo viên và học sinh sử dụng tốt, có hiệu quả đồ dùng và phiếu học tập dạy học ở lớp, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập có kết quả

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài “Thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong giờ dạy toán lớp 3” vì thế đối tượng nghiên cứu ở đây là hoạt động dạy và

học từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động bằng đồ dùng dạy học và phiếu học tập, phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Nam Tiến huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :

1.4.1 Nghiên cứu tài liệu

Trang 2

- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục có liên quan đến nội dung

đề tài

- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo: toán tuổi thơ, giúp em vui học toán

1.4.2 Nghiên cứu thực tế

- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các chò chơi toán học

- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học

- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (soạn giáo án đã thông qua các tiết dạy, để kiểm tra tính khả thi của đề tài)

1.5 Một số quan điểm đổi mới PPDH

Đổi mới phương pháp là đưa phương pháp dạy học vào nhà trường trên

cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp truyền thống và hiện đại để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn hoạt động học của học sinh, mọi học sinh đều họat động học tập để phát triển năng lực cá nhân, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức và vận dụng các tri thức đó trong thực hành tạo cho học sinh làm việc tự giác, chủ động không dập khuôn máy móc, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình của bạn đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, biết ứng dụng kiến thức mới trong bài học, trong thực tế vào đời sống xã hội

Đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học không loại bỏ phương pháp dạy học truyền thống hay hiện đại nào mà phải sử dụng một cách hợp lý mặt tích cực của phương pháp dạy học để cụ thể tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo kiểu mới, tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia giải quyết vấn đề

2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Vai trò của đổi mới phương pháp dạy học

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con người lao động năng động sáng tạo, tự tin, linh hoạt sẵn sàng thích ứng với điều kiện mới đang diễn ra hàng ngày Trong khi đó cách dạy truyền

Trang 3

thống có sự mất cân đối giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò, có những hạn chế nhất định như tiếp thu tri thức thụ động hạn chế phát triển tư duy không bộc lộ và phát triển năng lực cá nhân Vì vậy, cùng với việc đổi mới nội dung chương trình thì việc đổi mới phương pháp dạy học có một vị trí hết sức quan trọng và cần thiết, là việc làm thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục [2]

Toán lớp 3 là bộ phận không thể thiếu của chương trình toán tiểu học Định hướng của phương pháp dạy học toán 3 là dạy học dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh cụ thể là giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động dưới sự trợ giúp từ dụng cụ đồ dùng học tập

để từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh phát hiện và chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành vận dụng nội dung đó theo năng lực của từng cá nhân

2.1.2 Giải pháp đổi mới phương pháp

- Đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên

- Đổi mới nội dung giáo dục

- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

- Đổi mới môi trường giáo dục

- Đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục

- Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Đổi mới về đào tạo bồi dưỡng giáo viên

2.1.3 Ý nghĩa, tác dụng của trò chơi học toán

Học sinh tiểu học luôn luôn hiếu động ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán Đối với trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm hiểu khám phá cái mới lạ Do vậy, quan điểm thông qua hoạt động vui chơi

để tiến hành hoạt động phù hợp với nhà trường tiểu học

Trong dạy học toán ở tiểu học đặc biệt ở các lớp 1, 2, 3, trò chơi trong dạy học có nhiều tác dụng như:

- Giúp học sinh thay đổi loại hình dạy học trong giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học tập

- Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội cho học sinh tự thể hiện mình thông minh qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức, năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng trong cuộc sống để

Trang 4

thích nghi với điều kiện đổi mới của xã hội.[5]

- Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng và trách nhiệm

2.2 Thực trạng của giáo viên và học sinh trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Qua dự giờ thăm lớp, trao đổi với đồng nghiệp, qua tìm hiểu sách báo, tài liệu, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy:

2.2.1 Về giáo viên

Các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ toán còn đơn điệu, nghèo nàn Việc sử dụng hình thức trò chơi trong dạy học toán chưa thực sự được chú trọng Sở dĩ tình trạng trên là do bản thân mỗi đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của trò chơi trong giờ học toán

Tài liệu nói về hình thức tổ chức trò chơi học tập còn ít, một số tài liệu có đưa ra hình thức trò chơi phong phú song chưa sát thực, không mang tính khả thi, bên cạnh đó giáo viên không được tập huấn về thiết kế trò chơi trong khi trình độ giáo viên tiểu học lại không đồng đều

Trong thực tế hiện nay giáo viên khi dạy toán lớp 3 chưa linh hoạt lựa chọn các hình thức học hợp với nội dung bài mà chỉ thiên về việc học sinh ghi nhớ trí thức, nắm phương pháp giải quyết rồi tái hiện lại để giải quyết bài tập tương tự một cách cứng nhắc, không gắn liền hoạt động dạy học với ứng dụng thực tiễn, không tạo ra và duy trì sự hứng thú, tích cực học tập của học sinh

2.2.2 Về học sinh:

Do địa bàn xã Nam Tiến là một xã mền núi vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, kiến thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế, trình độ dân trí không đồng đều Một số em do bố mẹ đi làm ăn xa, bỏ con cho ông bà chăm sóc hoặc anh chị em tự chăm sóc lẫn nhau, địa bàn dân cư sinh sống không tập trung, có em ở tận trong bìa rừng Vì vậy con đường đến trường của các em còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào những ngày mưa, ngày rét kéo dài cũng làm ảnh hưởng đến việc học của học sinh Một điểm trường thôi

mà phải tập trung học sinh của ba bản mới có được vậy mà sĩ số học sinh vẫn không nhiều Khi các em đến trường là phụ huynh giao phó cho nhà trường và cho giáo viên chủ nhiệm Mặc dù mục tiêu chương trình quan tâm đúng mức đến

Trang 5

việc rèn luyện khả năng diễn đạt, ứng xử giải quyết các tình huống có vấn đề, song do bản thân các em ít đựơc giao tiếp nên thiếu tự tin, khả năng diễn đạt còn yếu Các em chưa có nhiều sân chơi lành mạnh cho lứa tuổi tiểu học để được bộc lộ, được thể hiện mình Từ đó dẫn đến trình độ đại trà các em có phần hạn chế so với các bạn cùng độ tuổi ở một số nơi khác Trò chơi trong giờ học toán tạo hứng thú cho các em, giúp các em yêu thích, say mê môn học hơn nhưng nếu không được sử dụng thích hợp và thường xuyên thì thao tác của các em bỡ ngỡ, lúng túng Chính vì vậy mà giáo viên phải đưa các trò chơi vào dạy toán một cách thường xuyên và liên tục Cụ thể qua khảo sát thực tế khi chưa được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở lớp 3B (khu Ken) lớp tôi chủ nhiệm năm học vừa qua cho thấy kết quả như sau:

Sĩ số Hoàn thành tốtSL % Hoàn thànhSL % Chưa hoàn thànhSL %

Từ những khó khăn ở trên và căn cứ vào nhu cầu thực tế đặt ra tôi nhận thấy việc thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung và toán 3 nói riêng là rất cần thiết

2.3 Các giải pháp thực hiện

2.3.1 Nguyên tắc thiết kế trò chơi học toán

Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện

Mỗi trò chơi cũng có được một nội dung toán học cụ thể trong chương trình (Có thể là 1 bài, 1 chương)

Toán lớp 2, 3 chương trình 2000 được chia làm 5 mạch kiến thức: Số học, yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng thống kê, yếu tố hình học, các dạng giải toán Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học có trong 5 mạch kiến thức trên nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm gây hứng thú, góp phần củng cố và hệ thống kiến thức bài học

Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng toán học phát huy trí tuệ, óc phân tích tư duy năng động sáng tạo

Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian sử dụng trong tiết học (5 đến 7 phút) thích hợp với môi trường học tập cũng như đối tương học sinh

Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh tạo không khí vui vẻ thoải mái trong tiết học

Trang 6

Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3 tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ phức tạp

Nguyên tắc khai thác và thực hành

Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản cũng như đồ dùng phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh .) Các đồ dùng tự làm được giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi ở xung quanh ta (từ các phế liệu như vỏ hộp bánh kẹo, giấy bìa… )

2.3.2 Các biện pháp thực hiện

Dưới đây là một số trò chơi được áp dụng, được thực hành trong thực tế dạy và học toán 3

Trò chơi thứ nhất : MÁY TÍNH

- Mục đích: Luyện kỹ năng tính cộng, trừ trong bảng (hoặc tròn chục) hay

nhân chia trong bảng Thời gian chơi: Từ 3 đến 5 phút

- Cách chơi: Đối với trò chơi này hình thức tổ chức chơi đồng loạt

- Giáo viên hoặc lớp trưởng làm người quản trò

- Người quản trò hô: “Máy tính đâu ?”

- Học sinh đồng thanh đáp: “ Máy tính đây”

- Quản trò hô tiếp: Máy tính nhấp nháy, nhấp nháy

- Học sinh hai tay bấm bấm hô: “máy tính nhấp nháy nhấp nháy ’’

- Quản trò hô tiếp: Máy tính thực hiện phép tính 5 + 7……

- Máy tính có tín hiệu trả lời thì giơ tay, quản trò gọi máy tính đó trả lời nhận xét, Đối vơi các phép tính khác như: 8+2, 20 + 30, 6 +7 ……tiếp tục cộng như vậy, hết thời gian chơi máy nào thực hiện nhanh và nhiều phép tính thì được thưởng

Trò chơi này được thực hiện ở rất nhiều các bài tập tính nhẩm để thực hiện và chơi đồng loạt được ở tất cả các lớp 1 – 2 – 3

Trang 7

Giáo viên và học sinh lớp 3B đang chơi trò chơi “ Máy tính”

Trò chơi thứ hai: ĐIỂM SỐ BÁO CÁO NHANH KẾT QUẢ

- Mục đích: Củng cố và rèn luyện kỹ năng tính nhẩm đối với các phép tính

cộng trừ, nhân chia trong bảng

- Cách chơi: Chia lớp thành tổ theo dãy bàn học sinh điểm số theo dõi

theo thứ tự từ 1 đến hết , học sinh ghi nhớ số thứ tự của mình

Trang 8

- Giáo viên nêu phép tính ví dụ: 2 x 3 = thì học sinh có số thứ tự ứng với kết quả đúng (6) đứng dậy và nêu số thứ tự của mình là 6 Nếu sai phải thực hiện lại phép tính hoặc giáo viên nêu phép tính: 15 = 9 + thì học sinh có số thứ tự là

6 đứng dậy và nêu số thứ tự của mình là 6

- Cứ tiếp tục như vậy cho hết bảng nhân hoặc chia, bảng cộng trừ Cuối cùng tổ nào ít người phạm quy nhất tổ đó sẽ thắng

Cô giáo và học sinh lớp 3 đang chơi trò chơi “điểm số báo cáo nhanh kết quả”.

Trò chơi thứ ba: BÁC MẶT NẠ THÔNG THÁI

- Mục đích: Giúp học sinh củng cố loại thứ tự thực hiện các phép tính

trong biểu thức và rèn luyện kỹ năng quan sát, diễn đạt

- Chuẩn bị: 2 biển mặt nạ (một bên có hình mặt hình cười một bên có hình

mặt mếu), bảng con

- Cách chơi: Chọn 2 đội chơi : mỗi đội 3 đến 4 em, chọn bạn thư ký và

ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên

Trang 9

Lần lượt xuất hiện bảng con, trên mỗi bảng con có ghi cách thực hiện một biểu thức

Ví dụ: Dạng Bài tập 2 ( Trang – 64 )

15 x 4 + 8 14 – 5 x 4 0 : 40 + 6 22 : 2 x 0

= 60 + 8 = 9 x4 = 0 : 46 = 11 x 0

= 68 = 45 = 0 = 0

Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con để các đội quan sát một nội dung khi giáo viên có tín hiệu đội nào có tín hiệu đúng thì giơ mặt cười, nếu cho là thực hiện sai thì cho mặt mếu, giáo viên có thể đưa câu hỏi thêm để các

em nhớ lại thứ tự như:

Ví dụ: Vì sao đội em cho là đúng ?

Căn cứ vào đâu mà đội em cho là sai ?

Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ

Ban thư ký tổng hợp kết quả sau cuộc chơi (mỗi lần trả lời đúng, quay mặt

nạ đúng thì ghi được 10 bông hoa) Nếu quay mặt đúng song chưa trả lời được câu hỏi phụ của giáo viên thì bị trừ đi 1 bông hoa đến 2 bông hoa Đội nào nhiều

số bông hoa nhất thì sẽ thắng cuộc, sẽ được thưởng bút hoặc vở

Học sinh lớp 3B chơi trò chơi “ Bác mặt nạ thông thái”

Trò chơi thứ tư: GIẢI ĐÁP NHANH

- Mục đích: Luyện kỹ năng tính nhẩm các phép tính cộng, phép tính trừ

Trang 10

( Tròn chục ), phép nhân phép chia trong bảng Thời gian chơi: Từ 5 đến 7 phút cho mỗi đợt chơi

- Chuẩn bị: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội tự đặt tên cho mình, (Chẳng hạn:

Đội thỏ trắng, đội thỏ nâu) Cử ban giám khảo, thư ký, các em còn lại cổ vũ cho đội mình

- Cách chơi: Chơi thi đua giữa 2 đội, đại diện 2 đội oản tù tì xem bên nào

ra đề trước

Ví dụ: Đội thứ nhất nêu phép tính (100 +100 -100 =? ) Đội thứ hai trả lời

kết quả Nếu đội trả lời sai thì khán giả (Các em ở dưới ) được quyền trả lời Sau khi trả lời đội thứ hai nêu nhanh phép tính khác yêu cầu đội thứ nhất trả lời và tiến hành tương tự sau khoảng 5 đến 7 phút thì dừng lại

Ban thư ký tổng hợp lại xem mỗi đội có bao nhiêu kết quả đúng Mỗi kết quả đúng ghi được tặng 10 bông hoa, đội nào có nhiều số bông hoa đội ấy sẽ thắng cuộc Nếu 2 đội có số bông hoa bằng nhau thì giáo viên ra đề phụ và đọc

đề, đội nào trả lời đúng, nhanh, rõ ràng mạnh lạc hơn đội ấy sẽ thắng cuộc

Học sinh lớp 3B đang chơi trò chơi “ Giải đáp nhanh”

Ngày đăng: 19/11/2019, 19:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w