1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

83 360 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 137,15 KB
File đính kèm luan van hoan thien theo hoi dong bao ve.docx.zip (134 KB)

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường hiện tại, pháp nhân thương mại là một trong những yếu tố cấu thành phát triển nền kinh tế của đất nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các pháp nhân thương mại tại Việt Nam ngày càng phát triển và từng bước hoàn thịên đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong của mình trong nền kinh tế nước nhà. Nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ chính phủ cũng như các ban, ngành trong cơ quan nhà nước pháp nhân thương mại đã có sự phát triển nhanh chóng và đạt một số kết quả nhất định như: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng năng xuất lao động, giảm thiểu tỷ lệ đói – nghèo, tăng tính đồng đều phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở được làm mới, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân...Tuy nhiên, từ tính phức tạp của tình hình kinh tế, từ những góc khuất của nền kinh tế thị trường đã tạo cho một số pháp nhân thương mại vì nhu cầu có lợi của mình xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của xã hội, nhân dân, đất nước như hành vi: huỷ hoại môi trường khi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người, sinh ra nhiều bệnh hiểm nghèo, dịch bệnh lây lan, hay hành vi trốn thuế, đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép. Qua thực tế thấy rằng, việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân để phạm tội ngày càng tăng, tính phức tạp ngày càng khó, tính chất nguy hiểm ngày càng cao. Họ thực hiện vì lợi ích của pháp nhân với những thủ đoạn tinh vi, có tổ chức gây thiệt hại nghiêm trọng đến tình hình trật tự an ninh xã hội, nền kinh tế đất nước và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phòng ngừa và đấu tranh. Quy định về trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại được ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 2015 của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, việc quy định này làm thay đổi nhận thức truyền thống về vấn đề tội phạm và hình phạt. Giúp góp phần giải quyết những hạn chế trong việc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân thương mại trong các lĩnh vực kinh tế và môi trường, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân gây ra. Theo Bộ luật hình sự năm 2015 thì trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại chỉ phải chịu có 31 tội danh, một bước tiến mới trong Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 là bổ sung thêm 02 tội danh là tội “tài trợ khủng bố” (Điều 300) và “tội rửa tiền” (Điều 324) cũng như chế định về hình phạt, giảm nhẹ hình phạt. Mặt khác, những quy định mới của Luật tố tụng năm 2015 về pháp nhân được ghi nhận và áp dụng linh hoạt. Tuy nhiên, để chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự năm 2015 được áp dụng triệt để và đưa vào thực tế hiệu quả thì còn gặp nhiều khó khăn, khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ pháp luật của cơ quan nhà nước cũng như quyền lợi của tổ chức, cá nhân.Từ đó, cần phải hoàn thiện hơn nữa để coi đây là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước. Trong thực trạng như vậy, tác giả chọn: “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn làm rõ quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, đồng thời kiến nghị một số giải pháp trong thực tiễn áp dụng chế định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN LÂM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN

THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Hà Nội, 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN LÂM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN

THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học xã hội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Quý khoa xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Xuân Lâm

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH

SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 10

1.1 Khái niệm, cơ sở của việc quy định trách nhiệm hình sự của phápnhân trong pháp luật hình sự 101.2 Nội dung và đặc điểm về trách nhiệm hình sự của pháp nhân 211.3 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự một số nướctrên thế giới 25

Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 33

2.1 Cơ sở và những điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhânthương mại 332.2 Hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại 40

Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI THI HÀNH QUY ĐỊNH

VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 55

3.1 Những vấn đề đặt ra khi thi hành quy định về trách nhiệm hình sự củapháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự năm 2015 553.2 Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định về trách nhiệm hình sự củapháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 683.3 Một số giải pháp khác bảo đảm áp dụng quy định về trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 74

KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện tại, pháp nhân thương mại là mộttrong những yếu tố cấu thành phát triển nền kinh tế của đất nước Cùng với sựphát triển của nền kinh tế thế giới, các pháp nhân thương mại tại Việt Namngày càng phát triển và từng bước hoàn thịên đã và đang thể hiện vai trò quantrọng trong của mình trong nền kinh tế nước nhà Nhận được nhiều chính sách

hỗ trợ từ chính phủ cũng như các ban, ngành trong cơ quan nhà nước phápnhân thương mại đã có sự phát triển nhanh chóng và đạt một số kết quả nhấtđịnh như: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giảm thiểu tỷ

lệ thất nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng năngxuất lao động, giảm thiểu tỷ lệ đói – nghèo, tăng tính đồng đều phát triển kinh

tế, hạ tầng cơ sở được làm mới, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệtốt hơn quyền con người, quyền công dân Tuy nhiên, từ tính phức tạp củatình hình kinh tế, từ những góc khuất của nền kinh tế thị trường đã tạo chomột số pháp nhân thương mại vì nhu cầu có lợi của mình xâm phạm nghiêmtrọng đến quyền lợi của xã hội, nhân dân, đất nước như hành vi: huỷ hoại môitrường khi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý, làm ảnh hưởng nghiêm trọngtới sức khoẻ con người, sinh ra nhiều bệnh hiểm nghèo, dịch bệnh lây lan, hayhành vi trốn thuế, đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép Qua thực tế thấyrằng, việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân để phạm tội ngày càng tăng,tính phức tạp ngày càng khó, tính chất nguy hiểm ngày càng cao Họ thựchiện vì lợi ích của pháp nhân với những thủ đoạn tinh vi, có tổ chức gây thiệthại nghiêm trọng đến tình hình trật tự an ninh - xã hội, nền kinh tế đất nước

và đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phòng ngừa

và đấu tranh

Quy định về trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại được ghi nhậntrong Bộ luật hình sự năm 2015 của Việt Nam Đây là lần đầu tiên trong lịch

Trang 6

sử pháp luật hình sự Việt Nam quy định trách nhiệm hình sự đối với phápnhân thương mại, việc quy định này làm thay đổi nhận thức truyền thống vềvấn đề tội phạm và hình phạt Giúp góp phần giải quyết những hạn chế trongviệc xử lý các vi phạm pháp luật của pháp nhân thương mại trong các lĩnh vựckinh tế và môi trường, đồng thời tạo điều kiện bảo vệ tốt hơn quyền lợi củangười bị thiệt hại do các vi phạm của pháp nhân gây ra Theo Bộ luật hình sựnăm 2015 thì trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại chỉ phải chịu có

31 tội danh, một bước tiến mới trong Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm

2017 là bổ sung thêm 02 tội danh là tội “tài trợ khủng bố” (Điều 300) và “tộirửa tiền” (Điều 324) cũng như chế định về hình phạt, giảm nhẹ hình phạt Mặtkhác, những quy định mới của Luật tố tụng năm 2015 về pháp nhân được ghinhận và áp dụng linh hoạt Tuy nhiên, để chế định trách nhiệm hình sự củapháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự năm 2015 được áp dụng triệt để

và đưa vào thực tế hiệu quả thì còn gặp nhiều khó khăn, khó tránh khỏi nhữngthiếu sót, hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ pháp luật của

cơ quan nhà nước cũng như quyền lợi của tổ chức, cá nhân

Từ đó, cần phải hoàn thiện hơn nữa để coi đây là công cụ pháp lý sắcbén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủquyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người,quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa phát triển đúng hướng, đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả,bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái

an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập

quốc tế của đất nước Trong thực trạng như vậy, tác giả chọn: “Trách nhiệm

hình sự của pháp nhân thương mại theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm

luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn làm rõ quy định của Bộ luật hình

sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, đồng thời kiến nghị một

số giải pháp trong thực tiễn áp dụng chế định trách nhiệm hình sự đối với

Trang 7

pháp nhân.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một trong những vấn đề cơ bản,phong phú và phức tạp của luật hình sự nên từ trước đến nay luôn được các nhàluật hình sự trên thế giới và trong nước quan tâm Nhiều công trình nghiên cứuđược nhắc đến và là nguồn tham khảo hiệu quả cho các nhà làm luật trong nướckhi nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, đơn cử như:

Ở Pháp, có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo về trách

nhiệm hình sự của pháp nhân, như: Tập giản yếu về Luật hình sự, Leffort, Paris, Sirey 1877; Pháp nhân và vấn đề trách nhiệm hình sự của nó, Maistre, Paris, A.Rousseaus, 1889; Tình trạng của pháp nhân và vấn đề trách nhiệm

hình sự của nó, S.Glaser, R.D.P.C, 1948 – 1949; Chế tài hình sự và pháp nhân, A.Huss, R.D.P.C, 1975 – 1976; Sách chuyên luận về luật hình sự và pháp luật hình sự so sánh, Donnedieu de Vabres, Paris, Sirey, 1947;

Sách chuyên luận về Luật La Mã, A.Braas, Bruylant 1946; Tư cách pháp nhân trong luật so sánh, V.Simonart, Bruxelles, Bruylant 1995.

Ở Liên Xô trước đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn

đề trách nhiệm hình sự nói chung, trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân nói

riêng, điển hình là các công trình: "Trách nhiệm hình sự và cơ sở của trách

nhiệm hình sự trong luật hình sự Xô viết" (1963) của Brainhin Ia M; "Nhân thân người phạm tội và trách nhiệm hình sự" (1968) của Lêikina N X; "Trách nhiệm hình sự và cấu thành tội phạm" (1974) của Karpusin M P., Kurlianđxki V I;

"Trách nhiệm hình sự và hình phạt" (1976) của Bagri- Sakhmatôv L V; "Những vấn đề lý luận của trách nhiệm hình sự" (1982) của Xantalôv A I v.v Những

thành tựu và hạn chế về mặt lý luận trong việc pháp luật hoá trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân tại Nhật Bản của tác giả Kensuke Itoh [13]

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trang 8

Ở nước ta, quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là chế định hoàntoàn mới trong Bộ luật hình sự 2015 Các đề tài nghiên cứu xoay quanh sự cầnthiết phải đưa chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào Bộ luật hình sựViệt Nam đã có những đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc xây dựng và banhành Bộ luật hình sự 2015 Nhiều đề tài khoa học nghiên cứu sâu chế định tráchnhiệm hình sự của pháp nhân trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới vàquá trình chế định hóa trong Bộ luật hình sự năm 2015 Nhiều bài viết, tọa đàm,trao đổi về chuyên môn xuất hiện trên các tạp chí chuyên ngành đã đề cập đếnnhững điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 về trách nhiệm hình sự của phápnhân, về các tội phạm cụ thể của pháp nhân cần phải xem xét, xử lý Đáng chú

ý là những công trình nghiên cứu, bài viết chuyên ngành sau:

 Sách chuyên khảo, giáo trình: Trịnh Quốc Toản (2011) Trách nhiệm hình

sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật.

 Bài viết, đề tài: Phạm Hồng Hải (1999) “Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không”, Tạp chí Luật học, số 6, tr 14-19; Lê Văn Cảm (2000)

“Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,

Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, tr 8-13; Trịnh Quốc Toản (2002) “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự nước Anh”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế-Luật, Số 3; Trịnh Quốc Toản (2003)

“Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Hà Lan”, Tạp chí

Kiểm sát, số 5; Trịnh Quốc Toản (2003) “Phạm vi và điều kiện áp dụng trách

nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Anh”, Tạp chí Khoa học Đại

học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế-Luật, số 1; Trịnh Quốc Toản (2005) “Nhữngvấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự Thụy

Sỹ”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 7; Trịnh Quốc Toản (2005) “Về trách

nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự một số nước theo truyền

Trang 9

thống luật châu âu lục địa”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11, tr 75-83;

Trịnh Quốc Toản (2006), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân và mô hình lý

luận của nó trong luật hình sự Việt Nam tương lai”, Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật, số 5, tr 50-62; Trịnh Quốc Toản (2006) “Một số vấn đề trách

nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự các nước theo truyền thốngCommon Law”, Tạp chí toàn án nhân dân, số 18; Nguyễn Anh Tuấn (2011)

“Cơ sở thực tiễn của việc thiết lập chế định trách nhiệm hình sự đối với pháp

nhân ở Việt Nam hiện nay”, Chuyên đề trong công trình nghiên cứu khoa học

cấp bộ “Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng trách

nhiệm hình sự đối với tổ chức” do TS.Cao Thị Oanh chủ nhiệm; Đỗ ĐứcHồng Hà (2011) “Quy định về trách nhiệm hình sự của tổ chức ở Trung

Quốc”, Chuyên đề trong công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu

so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm hình sự đốivới tổ chức” do TS.Cao Thị Oanh chủ nhiệm, Tr 5-11; Nguyễn Ngọc Hòa(2014) “Trách nhiệm hình sự của chủ thể là tổ chức và vấn đề sửa đổi Bộ luật

hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 12, Tr 9-16; Hoàng Hải Yến (2014)

“Một số vấn đề về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân”, Tạp chí Kiểm sát,

số 4, Tr 27- 32; Đào Trí Úc (2015) “Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân

trong Luật hình sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03; Lê Văn Cảm (2016)

“Nhận thức khoa học về những quy định chung trong Bộ luật hình sự năm 2015”,

Tạp chí Kiểm sát, số 3; Nguyễn Ngọc Hoà (2016) “Khái niệm tội phạm và việc

quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự

Việt Nam năm 2015”, Tạp chí Luật học, số 2, Tr 3-12; Hà Thanh (2016) “Quy

định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật hình sự năm 2015”, <http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201604/quy-dinh-ve-trach-nhiem-hinh-su-cua-phap-nhan-trong-bo-luat-hinh-su-nam-2015-300482/>, 19/04/2016; Lê Văn Cảm(2016) “Về các điều khoản liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong

Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 22; Trịnh Tiến Việt

Trang 10

(2018) “Mối liên hệ giữa quy định pháp nhân phạm tội với quy định thủ tục truy

cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân và một số kiến nghị”, Tạp chí Toà án nhân

dân, số 6, Tr 10 – 17; Hoàng Thị Quỳnh Chi và Trần Quỳnh Hoa (2018) “Một số

vấn đề về điều tra, truy tố, xét xử tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện”,

Vụ pháp chế và Quản lý khoa học – VKSNDTC

 Đề tài, Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ: Hoàng Thị Tuệ Phương (2006),

Trách nhiệm hình sự pháp nhân, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học luật

thành phố Hồ Chí Minh; Cao Thị Oanh – Chủ nhiệm (2011) “Nghiên cứu so

sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với

tổ chức”, Đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Tư pháp; Vũ Hải Anh (2012) “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn

thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thị Quỳnh Nga (2017) “Chủ thể

của Tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự”, Luận văn

thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; Trần Thị Huyền (2017) “Trách

nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ

luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Lý Thị Tường Nga (2017)

“Trách nhiệm hình sự của pháp nhân”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật

- Đại học quốc gia Hà Nội

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã làm rõ nhiều nội

dung liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, đã đưa rabàn luận và giải quyết nhiều vấn đề bức xúc mà lý luận và thực tiễn áp dụngpháp luật hình sự đặt ra Tuy nhiên, mỗi công trình chỉ tập trung vào một sốkhía cạnh chuyên sâu nhất định và tập chung phân tích chi tiết từng vấn đề cụthể mà chưa khái quát tổng thể vấn đề chịu trách nhiệm hình sự của phápnhân thương mại

Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã làm phần nào tìm hiểu và

Trang 11

đi sâu về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân nói chung và pháp nhânthương mại nói riêng Tuy nhiên, việc đề cập một cách có hệ thống về tráchnhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Namcũng như những bất cập hạn chế trong các quy định hiện hành về trách nhiệmhình sự của pháp nhân thương mại thì chưa có công trình nào đề cập một cáchhoàn chỉnh Đó chính là lý do mà tác giả luận văn lựa chọn đề tài này Việcnghiên cứu đề tài “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo phápluật hình sự Việt Nam” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận,vừa có tính thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ có hệ thống về mặt lý luậncũng như pháp lý đối với trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theopháp luật hình sự Việt Nam Qua đó, xác định được một số bất cập cũng như

đề xuất những giải pháp hoàn thiện chế định này trong Bộ luật hình sự năm

2015 Đồng thời, luận văn góp phần cho công cuộc đấu tranh phòng, chốngtội phạm được hiệu quả ở nước ta hiện nay

Trang 12

- Trên cơ sở các quy định hiện hành, có liên hệ với thực tiễn áp dụngđồng thời tham khảo các ý kiến của chuyên gia, học viên đề xuất một số giảipháp nhằm hoàn thiện quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thươngmại trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhânthương mại theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân đối với một số nước trên thế giới và những vấn đề đặt ra khithi thành Bộ luật hình sự năm 2015

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thươngmại trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, qua đó làm rõ cơ sở điều kiện,phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại; chỉ ra những tộidanh đối với pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội; đưa ra nhữngkhó khăn, vướng mắc có thể có trong áp dụng chế định trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân xuất phát từ thực tiễn, từ đó đề ra một số kiến nghị và giảipháp áp dụng

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp luận là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sửcủa CN Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa họcluật hình sự và tội phạm học như: phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp.Ngoài ra, một số phương pháp khác được áp dụng như: phương pháp nghiên cứuchuyên sâu, phương pháp phân tích hệ thống, nghiên cứu tài liệu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn là đề tài tương đối đầy đủ và hệ thống những vấn đề về tráchnhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, làm sáng tỏ được các vấn đề về trách

Trang 13

nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm

2015 như: Phân tích các vấn đề về điều kiện, phạm vi, hình phạt, tội danh chịutrách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại Bên cạnh đó, đưa ra những kiếnnghị, giải pháp bảo đảm thực hiện quy định trách nhiệm hình sự đối với phápnhân thương mại trong tương lai

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Do việc áp dụng chế định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thươngmại trong thời gian ngắn, nên việc nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn vềchế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sựnăm 2015 để áp dụng hiệu lực, hiệu quả vào đời sống xã hội còn bỡ ngỡ vàgặp nhiều khó khăn Trong phạm vi đề tài luận văn, với sự nghiên cứu nghiêmtúc của một học viên, gắn với chức năng nhiệm vụ mà bản thân đang thựchiện, nội dung đề tài mong muốn sẽ góp phần áp dụng những quy định vềtrách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự năm

2015 Luận văn còn có giá trị tài liệu, tư liệu khảo khảo cho các nhà lập pháp,hành pháp và tư pháp, các nghiên cứu sinh, những người làm công tác thưctiễn và sinh viên, học viên cao học…

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận vănđược kết cấu thành 3 chương gồm:

Chương 1: Một số vấn đề chung về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

thương mại

Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự

đối với pháp nhân thương mại

Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng quy định của pháp luật hình sự về

trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

Trang 14

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm, cơ sở của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Từ “trách nhiệm” thường được hiểu theo hai nghĩa Thứ nhất, “tráchnhiệm” là nghĩa vụ, bổn phẩn của một người với một người khác, trước xã hội

và Nhà nước Thứ hai, “trách nhiệm” là hậu quả bất lợi mà một người phảigánh chịu trước người khác, trước xã hội hoặc Nhà nước do đã có hành vi viphạm nghĩa vụ, bổn phận nào đó Từ đó, theo trách nhiệm pháp lý thì “tráchnhiệm hình sự” là một thuật ngữ pháp lý và được sử dụng đối với người cóhành vi vi phạm pháp luật hình sự

Như vậy, dưới góc độ khái quát thì trách nhiệm hình sự là một dạngcủa trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tộiphạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡngchế của Nhà nước do luật hình sự quy định đối với người phạm tội Mặt khác,trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm, tráchnhiệm hình sự chỉ phát sinh khi có việc phạm tội Nó chỉ được thực hiện trongphạm vi của quan hệ pháp luật hình sự giữa hai bên với tính chất là hai chủthể có các quyền và nghĩa vụ nhất định – một bên là Nhà nước, còn bên kia làngười phạm tội Cụ thể là, Nhà nước thì có quyền truy cứu trách nhiệm ngườiphạm tội, nhưng phải có nghĩa vụ chứng minh, áp dụng trong khuôn khổ phápluật hình sự quy định, còn người phạm tội thì có nghĩa vụ bị hạn chế quyềncông dân và một số quyền năng cơ bản nhất định đồng thời cũng có quyềnyêu cầu các cơ quan Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật

Nói tóm lại, trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý

Trang 15

và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Bộ luật hình sự quy định đối với người phạm tội [40].

Cũng giống như trách nhiệm hình sự của cá nhân, trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân cũng là nội dung của mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp nhânphạm tội phát sinh từ thời điểm tội phạm được thực hiện Có thể hiểu tráchnhiệm hình sự của pháp nhân là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm

mà pháp nhân phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước về hành vi phạm tộicủa mình

Trước khi làm rõ khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân chúng

ta cần làm rõ khái niệm pháp nhân thương mại Theo Điều 74, Điều 75 Bộluật dân sự 2015 quy định về pháp nhân và pháp nhân thương mại như sau:

“Điều 74 Pháp nhân

1 Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2 Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều 75 Pháp nhân thương mại

1 Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên

2 Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3 Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực

Trang 16

hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”[19].

Như vậy, một tổ chức để được coi là một pháp nhân thương mại phảiđáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, pháp nhân thương mại là phải có mục tiêu chính là tìm kiếm

lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên: Vấn đề này được thểhiện qua đăng ký ngành nghề kinh doanh, pháp nhân thương mại thực hiệncông việc kinh doanh của mình bằng những ngành nghề đã đăng ký và manglại lợi nhuận cho tổ chức của mình, sau khi có lợi nhuận thì pháp nhân thươngmại có thể phân chia lợi nhuận cho người góp vốn

Thứ hai, pháp nhân thương mại phải được thành lập hợp pháp: Doanh

nghiệp và tổ chức kinh tế khác Một pháp nhân thương mại được thành lậphợp pháp khi được pháp luật cho phép hoặc thừa nhận, nói cách khác thì phảiđược thành lập theo trình tự, thủ tục luật định Trên cơ sở mục đích, nhiệm

vụ, chức năng của một tổ chức mà Nhà nước bằng pháp luật công nhận tổchức đó là pháp nhân thông qua các hình thức: Cơ quan có thẩm quyền thànhlập, cho phép thành lập, đăng kí hoặc công nhận thành lập Tính hợp pháp củapháp nhân thương mại giúp pháp nhân đó tham gia các quan hệ pháp luật vàtồn tại dưới sự kiểm soát, đảm bảo của Nhà nước nhằm phù hợp với ý chí củaNhà nước, nhằm hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích là thu lại thu lợinhuận

Thứ ba, pháp nhân thương mại phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Cơ cấu

tổ chức chặt chẽ có nghĩa là pháp nhân thương mại có cơ cấu tổ chức, hoạtđộng theo điều lệ, quy chế của pháp nhân đó Cơ cấu tổ chức chặt chẽ giúpcho pháp nhân trở thành một thể thống nhất, vận hành, hoạt động một cách cóhiệu quả Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nghĩa là pháp nhân phải có sự sắp xếp,phân bổ nguồn nhân lực vào các bộ phận như phòng, ban… và quy định cho

Trang 17

từng bộ phận đó những chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong Điều lệ

Thứ tư, pháp nhân thương mại phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ

chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: Giống như các chủ thể dân

sự khác, để có thể thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ khi tham gia cácquan hệ dân sự, pháp nhân cần phải có một khối lượng tài sản nhất định Vàtài sản của pháp nhân còn phải có sự độc lập, tức là pháp nhân có đầy đủ 3quyền năng của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt để khôngchịu sự chi phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm bảo tư cách chủ thể của phápnhân Mặt khác, để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể nên phápluật quy định pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng khối tài sản đó Tráchnhiệm của pháp nhân khi vi phạm nghĩa vụ không thể do một cơ quan, tổ chứckhác gánh vác và các thành viên của pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm trongphạm vi tài sản của mình đã góp (trừ trường hợp công ty hợp danh) vào phápnhân Đây cũng là một yếu tố để phân biệt pháp nhân với thể nhân

Thứ năm, pháp nhân thương mại nhân danh mình tham gia các quan hệ

pháp luật một cách độc lập: Điều kiện này xuất phát từ việc tách bạch tài sản(tài sản độc lập) với các cá nhân, tổ chức khác Với việc sở hữu một khối tàisản riêng, pháp nhân có đủ khả năng để hưởng, tự mình thực hiện các quyền

và chịu nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự Mặt khác, các chủ thểthành lập pháp nhân khi thành lập đã chuyển quyền sở hữu những tài sản màmình muốn vào khối tài sản chung, do đó cần có một sự thống nhất về mặt ýchí trong việc sử dụng khối tài sản đó Dựa trên tiêu chí này, pháp luật đã

“trừu tượng hóa” điều đó thành “ý chí” của pháp nhân, tức là trao cho phápnhân một tư cách để pháp nhân “nhân danh” chính mình tham gia các quan hệdân sự Tuy nhiên, coi đây là một điều kiện pháp nhân có lẽ chưa thực sự hợp

lý, vì việc nhân danh mình của pháp nhân chỉ là một hệ quả tất yếu khi đượcthành lập hợp pháp và đã có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác

Thứ sáu, về luật điều chỉnh: Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt

Trang 18

pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều chịu sự điều chỉnhcủa Bộ luật dân sự năm 2015 Tuy nhiên, do pháp nhân thương mại bao gồmcác doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Luậtdoanh nghiệp năm 2014 Trong khi đó, pháp nhân phi thương mại bao gồm cơquan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị nên sẽ còn chịu

sự điều chỉnh của các luật về tổ chức bộ máy nhà nước

Hiện tại trong các văn bản pháp lý chưa đưa ra cụ thể khái niệm “tráchnhiệm hình sự của pháp nhân thương mại” Tuy nhiên, học viên đưa ra quanđiểm cá nhân về khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

như sau: “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là một dạng

trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Bộ luật hình sự quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội”.

Bảng so sánh trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo Bộ luật hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999

Vấn đề Bộ luật hình sự năm 1999 Bộ luật hình sự năm 2015Chương 3

Tội phạm

Chưa quy định về phápnhân

Tại khoản 1-Điều 8: kháiniệm về tội phạm đã được

mở rộng: bao gồm cả phápnhân thương mại phạm tội

Cơ sở trách nhiệm

hình sự

Không có Sửa đổi, bổ sung quy định

tại Điều 2 Bộ luật hình sựnăm 2015 về cơ sở trách

nhiệm hình sự “2 Chỉ

pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của

Bộ luật này mới phải chịu

Trang 19

trách nhiệm hình sự”

Chương 6:

Hình phạt

Chưa quy định tráchnhiệm hình sự đối vớipháp nhân thương mại

Có sửa đổi, bổ sung quyđịnh về khái niệm hìnhphạt theo hướng mở rộngchủ thể

Điều 30 quy định: Hình

phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa

án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó

Không có Lần đầu tiên có hẳn 1

chương riêng, quy định vềcác điều kiện, phạm vichịu trách nhiệm hình sự,các hình phạt, các biệnpháp tư pháp, đối vớipháp nhân phạm tội

Trang 20

với pháp nhân

phạm tội

thể là từ Điều 77 đến Điều82

Quy định trách nhiệm hình

sự đối với cả pháp nhân(tại điều 84 và 85) và cánhân

Như vậy, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại sẽ được áp

dụng thông qua một trình tự thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định để đảmbảo tính khách quan, trung thực trong hoạt động tố tụng Trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân thương mại cũng phải được thể hiện rõ ràng trong bản án hayquyết định của Tòa án và một pháp nhân thương mại cũng chỉ bị coi là có tộikhi bị kết án bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Bản án là cơ sởpháp lý khẳng định một pháp nhân thương mại có tội hay không, quy định cáchình thức trách nhiệm hình sự mà pháp nhân đó phải gánh chịu Bản án hayquyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ được đưa ra thi hành và cóhiệu lực bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước cũng như mọi cá nhân và nhưvậy, trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại sẽ được bảo đảm thihành trên thực tế

1.1.2 Cơ sở của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1.1.2.1 Cơ sở lý luận trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Nói một cách khái quát, cơ sở lý luận của việc quy định trách nhiệmhình sự của pháp nhân thương mại chính là những lý lẽ để trả lời cho câu hỏi:

“Có thể quy định được trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại haykhông?” Vấn đề này hiện vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi không chỉ ở nhữngnước chưa quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại mà ở cảnhững nước pháp luật đã quy định vấn đề này Như chúng ta đã biết, tội phạm

là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu

Trang 21

hình phạt Khái niệm tội phạm này hoàn toàn có thể lý giải đối với chủ thể làpháp nhân thương mại.

Cũng như thể nhân, pháp nhân thương mại cũng có hành vi của mình.Trong các điều lệ, văn bản về pháp nhân luôn có các quy định về tổ chức,hoạt động của pháp nhân và hoạt động đó chính là hành vi của pháp nhânthương mại Tuy nhiên, do bản chất khác nhau nên khác với thể nhân, hành vicủa pháp nhân mang những nét đặc trưng riêng, đó là hành vi của pháp nhânthương mại được thực hiện thông qua người đại diện, người lãnh đạo củapháp nhân đó Mọi hậu quả phát sinh từ hành vi của người đại diện pháp nhânthương mại, nhân danh pháp nhân thương mại thực hiện thì pháp nhân thươngmại thụ hưởng hoặc gánh chịu Những hoạt động của pháp nhân thương mạithường là những hành vi có lợi cho pháp nhân thương mại, vì lợi ích của phápnhân thương mại, lợi ích của xã hội nhưng cá biệt cũng có những hoạt động

vì lợi ích của mình mà pháp nhân thương mại có thể gây thiệt hại cho xã hội

ở những mức độ khác nhau và việc gây thiệt hại ở mức đáng kể là rất có thểxảy ra Vì vậy, pháp nhân thương mại có thể có hành vi nguy hiểm đáng kểcho xã hội

Không chỉ vậy, vì hoạt động của pháp nhân thương mại là do tập thể,thông qua hoạt động của con người cụ thể nên cũng có thể xác định có trườnghợp có lỗi và có trường hợp không có lỗi, có thể có lỗi cố ý và cũng có thể cólỗi vô ý Do đó, đứng ở một góc độ nào đó, chúng ta cũng có thể chứng minhđược pháp nhân thương mại có thể có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguyhiểm đáng kể cho xã hội Những hoạt động của pháp nhân thương mại có thểkhông trái hoặc cũng có thể trái pháp luật hình sự Như vậy, hành vi của phápnhân thương mại hoàn toàn có thể đáp ứng các đặc điểm của tội phạm theoquy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

Mặt khác, việc áp dụng hình phạt cho pháp nhân thương mại là có khảnăng thực thi Hình phạt là biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của

Trang 22

người phạm tội và pháp nhân thương mại cũng có những quyền và lợi íchnhất định, nên về lý thuyết, việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của phápnhân thương mại phạm tội là điều có thể Và khi chúng ta tước bỏ hoặc hạnchế quyền, lợi ích của pháp thương mại nhân tức là chúng ta đã đạt được mụcđích trừng trị, răn đe cũng như phòng ngừa của hình phạt Do đó, có thểkhẳng định rằng, hoàn toàn có thể quy kết trách nhiệm hình sự đối với phápnhân thương mại.

Từ những phân tích trên có thể thấy, việc thiết lập chế định trách nhiệmhình sự của pháp nhân thương mại không vi phạm bất kỳ dấu hiệu nào của tộiphạm cũng như các nguyên tắc của luật hình sự Vì vậy, chúng ta có thể quyđịnh được trách nhiệm hình sự cho pháp nhân thương mại

1.1.2.2 Cơ sở thực tiễn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có nhiều hình thức phạm tội, thựchiện những hành vi tinh vi Nhất là chúng ta đang trong thời đại công nghệ4.0 thời đại về công nghệ thông tin Do đó, không chỉ tồn tại hiện tượng phạmtội có tổ chức mà còn tồn tại tổ chức phạm tội, tổ chức này thường mang danhnghĩa doanh nghiệp hay các đoàn hội cụ thể…có thu nhập chính từ hoạt độngkinh doanh của mình dựa trên hành vi phạm tội Các thành viên của các tổchức này có sợ liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt động theo quy trình cụ thểthống nhất Vì vậy, nếu chỉ áp dụng trách nhiệm hình sự của cá nhân phạm tộithì pháp luật chỉ đấu tranh được cá nhân trong tổ chức đó, ngoài tịch thu tàisản phạm tội, chúng ta cũng có thể khó có thể tịch thu được tài sản của tổchức do cá nhân người trong tổ chức Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đốivới cá nhân những người lãnh đạo, đại diện, quản lý cho pháp nhân thươngmại trong những trường hợp này là không hợp lý và thiếu công bằng Những

cá nhân đó thực hiện hành vi từ các biện pháp điều hành cụ thể để thực hiện

mà không được làm trái các quyết định đó, khi được lợi thì tất cả các thànhviên pháp nhân thương mại hưởng, còn trách nhiệm thì chỉ mình những người

Trang 23

đó gánh chịu Mặt khác, việc truy cứu trách nhiệm hình sự cá nhân trongtrường hợp này cũng không thể ngăn chặn được pháp nhân thương mại, tổchức tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật Nếu pháp nhân thương mạikhông bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ gây hệ luỵ cho cá nhân khác thaythế để thực hiện hành vi với mục đích của pháp nhân thương mại.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đặt biệt quan tâm đếndoanh nghiệp, tổ chức thương mại Chính phủ kiến tạo, đã điều kiện và nhữngchính sách có lợi nhất cho các doanh nghiệp từ việc khởi tạo công ty cho đếnviệc hoạt động như: Giao cho doanh nghiệp quyền tự do kinh doanh, không bịgiới hạn ngành nghề, giảm thủ tịch hành chính, được hỗ trợ vay vốn, doanhnghiệp có quyền tự chủ hoàn toàn… Tuy nhiên, vì lợi nhuận và kẽ hở củapháp luật nhiều doanh nghiệp đã có những hành vi gây nguy hại cho xã hộinhư các hành vi vi phạm quy định về độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh,buôn lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại… gây nên hậu quả rấtnghiêm trọng cho xã hội, xâm phạm đến quyền lợi của các nhân, tổ chức vànhà nước

Từ đó, đòi hỏi phải quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thươngmại, chỉ có trách nhiệm hình sự với tính nghiêm khắc của các chế tài mới đủsức răn đe và có khả năng ngăn ngừa hành vi tiếp tục phạm tội của pháp nhânthương mại đồng thời, việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhânthương mại mới tương xứng và phù hợp với mức độ của tính nguy hiểm cho

xã hội của hành vi gây thiệt hại do pháp nhân đã thực hiện Với thực tế nêutrên, có thể khẳng định rằng trong điều kiện của xã hội hiện nay cần thiết phảiquy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

1.1.2.3 Cơ sở lập pháp về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985 pháp luật hình sựgiai đoạn này mang đặc điểm là nước ta chưa ban hành một Bộ luật hình sựchính thức, mà những quy định pháp luật hình sự được nằm xen kẽ trong các

Trang 24

văn bản pháp luật khác nhau Tuy nhiên, giai đoạn này, cũng sơ khai một sốquy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, nhưng không mang tínhphổ quát, chưa mang tính cụ thể, còn mang tính tùy nghi, nặng về trách nhiệmhình sự đối với cá nhân, nhưng cũng thể hiện được bước tiến bộ trong trình độlập pháp trong giai đoạn này, như: ngày 14/12/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh

ký ban hành Sắc lệnh số 282/SL kèm theo Luật về chế độ báo chí, được Quốchội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua bởi Luật số 100/SL/L002ngày 20/05/1957, Điều 13 quy định "Báo chí nào vi phạm Điều 8, sẽ bị trừngphạt: tịch thu ấn phẩm, đình bản vĩnh viễn và bị truy tố trước Tòa án sẽ bịphạt tiền từ mười vạn đồng đến năm mươi vạn đồng, hoặc người có tráchnhiệm bị phạt tù từ một tháng đến một năm, hoặc cả hai hình phạt đó" hoặc

"Báo chí nào vi phạm Điều 9 hoặc Điều 12 sẽ bị trừng phạt: tùy theo lỗi nặngnhẹ mà bị cảnh cáo, tịch thu ấn phẩm, đình chỉ tạm thời, đình chỉ vĩnh viễn,hoặc bị truy tố trước Tòa án, có thể bị phạt tiền từ mười vạn đồng đến mộttriệu đồng, hoặc người chịu trách nhiệm bị phạt tù từ một đến hai năm, hoặc

cả hai hình phạt đó Nếu xét thấy đương sự phạm vào những luật lệ khác, Tòa

án sẽ chiếu theo những luật lệ ấy mà trừng phạt thêm." Điều 14 quy định tiếp:

“Trong mọi trường hợp vi phạm, chủ bút chịu trách nhiệm chính; người quản

lý và người viết bài cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về phần của mình.Nếu in những báo chí chưa có giấy phép thì chủ nhà in cũng bị liên đới chịutrách nhiệm”[27]

Từ năm 1985 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành,các nhà lập pháp cũng đề cập đến việc cần thiết quy định trách nhiệm hình sựđối với pháp nhân, nhất là trong quá trình sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sựnăm 1985 Tuy nhiên, chế định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân chưađược cho vào Bộ luật hình sự năm 1985

Khi Bộ luật hình sự năm 1999 được thông qua, quy định về trách nhiệmhình sự đối với pháp nhân đã không được quy định vì các nhà lập pháp chưa

Trang 25

thống nhất với nhau Và đến lần sửa đổi, bổ sung sau đó, việc trách nhiệmhình sự của pháp nhân thương mại cũng được các nhà làm luật đưa vào, tuynhiên do còn nhiều quan điểm nên một lần nữa chế định này chưa được quyđịnh.

Và như vậy cả 2 Bộ luật trên chưa công nhận trách nhiệm hình sự củapháp nhân và chỉ cụ thể hoá cá nhân phạm tội trong pháp nhân, chưa công nhận

tổ chức phạm tội mà chỉ công nhận phạm tội có tổ chức, việc này gây khó khăntrong công tác quản lý nhà nước cũng như công tác phòng ngừa tội phạm

Mà vấn đề dặt ra là nếu không truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân sẽ dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm Tình hình tội phạm núpbóng pháp nhân ngày càng gia tăng, xâm phạm đến quyền, lợi của tổ chức, cánhân khác, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị đất nước

1.2 Nội dung và đặc điểm về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1.2.1 Nội dung về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Về bản chất trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cũngchính là sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà pháp nhân đãthực hiện Phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước và pháp nhân đã thực hiện tộiphạm thông qua việc Nhà nước có quyền tuyên bố hành vi nguy hiểm màpháp nhân thực hiện là tội phạm và có quyền áp dụng các biện pháp hình sự(gồm hình phạt và các biện pháp tư pháp) đối với pháp nhân thương mại đónhằm bảo vệ trật tự pháp luật và giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật

Đó là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân phải gánh chịu, được thực hiện bằnghình phạt, biện pháp tư pháp hình sự và án tích do Tòa án nhân danh Nhà nướcquyết định áp dụng đối với pháp nhân thương mại vì pháp nhân thương mại đó

đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong những trường hợp được quyđịnh trong Bộ luật hình sự, với nội dung sau:

Trang 26

Thứ nhất, pháp nhân thương mại được thành lập hợp pháp và được

pháp luật công nhận, thực hiện chức năng kinh doanh mang lại lợi nhuận vàphân chia lợi nhuận Nói tội phạm được thực hiện bởi người đại diện của phápnhân thương mại không có nghĩa là mọi hành vi của những người đại diện chopháp nhân thực hiện đều được xác định là hành vi của pháp nhân để truy cứutrách nhiệm hình sự mà pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình

sự về hành vi phạm tội của những người này khi người đó thực hiện hành vinhân danh pháp nhân thương mại, thay mặt hoặc đại diện cho pháp nhânthương mại hoặc chịu sự giám sát và vì lợi ích của pháp nhân Pháp nhânthương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi phạm tội củangười đại diện hợp pháp của pháp nhân thương mại là vì những lợi ích khác.Đồng thời, thể nhân đó thực hiện hành vi trong phạm vi chức năng, thẩmquyền và nhiệm vụ được pháp nhân giao Pháp nhân thương mại chỉ có thể bịtruy cứu trách nhiệm hình sự nếu tội phạm đã thực hiện trong khuôn khổ hoạtđộng của pháp nhân thương mại hoặc nó được thực hiện trên danh nghĩa, vìlợi ích của pháp nhân thương mại Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại cũngphải chịu trách nhiệm về những hành vi phạm tội mà người đại diện hợp phápcủa pháp nhân thương mại thực hiện trong khi thi hành chức năng, nhiệm vụcủa họ nhân danh pháp nhân và dưới sự lãnh đạo, quản lý của pháp nhânthương mại

Thứ hai, pháp nhân thương mại đó phải thực hiện hành vi nguy hiểm cho

xã hội Điều đó có nghĩa là, nếu pháp nhân thương mại không thực hiện hành

vi nguy hiểm cho xã hội hoặc nguy hiểm nhưng chưa đến mức đáng kể cho xãhội thì pháp nhân thương mại sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Thứ ba, hành vi nguy hiểm cho xã hội mà pháp nhân thương mại thực

hiện phải được quy định trong Bộ luật hình sự Trong thực tiễn chứng minh,

Trang 27

pháp nhân thương mại thực hiện rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật Tuynhiên, những hành vi vi phạm của pháp nhân thương mại lại không được quyđịnh trong bộ luật hình sự thì không thể có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình

sự đối với pháp nhân thương mại, mà có thể chỉ xử lý bằng các biện pháp dân

sự hoặc hành chính Bởi lẽ, chế tài hình sự là chế tài nghiêm khắc nhất, đượcNhà nước ta áp dụng đối với những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể, đượcquy định trong Bộ luật hình sự

Thứ tư, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là trách nhiệm

trước Nhà nước, kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự,được xác định và thực hiện theo một trình tự, thủ tục đặc biệt do pháp luật tốtụng hình sự quy định

Thứ năm, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được thể

hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một sốbiện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định

Theo đó, khi pháp nhân thương mại thực hiện hành vi bị coi là tộiphạm, xâm hại đến các giá trị, quan hệ xã hội được Nhà nước và pháp luật bảo

vệ thì pháp nhân thương mại sẽ phải chịu trách nhiệm, tức phải chịu tráchnhiệm hình sự - hậu quả pháp lý bất lợi được biểu hiện cụ thể ở những biệnpháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước áp dụng, tước bỏ hay hạnchế các quyền và lợi ích của pháp nhân không bị bất kỳ sự cản trở nào Phápnhân thương mại đó phải tự mình gánh chịu trách nhiệm hình sự, không thể

ủy thác hoặc chuyển cho một pháp nhân khác như cơ quan quản lý cấp trênhay cho một pháp nhân con của mình chịu thay được

1.2.2 Đặc điểm về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Thực tế cho thấy, gần đây các vụ việc vi phạm nghiêm trọng luật pháp

Trang 28

về môi trường, kinh tế do các pháp nhân thương mại thực hiện ngày càng tinh

vi và để lại hậu quả nghiêm trọng, thì việc quy định trách nhiệm hình sự đốivới pháp nhân thương mại là phù hợp với thực tiễn nhằm tạo tính răn đe caođối với hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phòng, chống các loại tộiphạm mà chủ thể là pháp nhân thương mại vì lợi nhuận gây hại đến môitrường, kinh tế và các lĩnh vực khác

Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại thươngmại về cơ bản cũng giống như cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự của cánhân Do vậy, muốn truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mạicũng phải đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm như: “khách thể, chủ thể, kháchquan, chủ quan” cụ thể:

Về khách thể: Theo Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tộiphạm Tội phạm ở đây được hiểu là bất kỳ chủ thể nào dù là cá nhân hay tổchức khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm đếnquyền, lợi ích hợp pháp của người khác được quy định trong Bộ luật hình sựthì phải chịu hình phạt Từ đó, pháp nhân thương mại khi thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội, có lỗi và xâm phạm đến quyền, lợi ích của người khácthì phải chịu hình phạt theo Bộ luật hình sự

Về mặt khách quan: Pháp nhân thương mại là tổ chức theo Bộ luật dân

sự, có tài sản, có con dấu và có quyền riêng nhất định, pháp nhân thương mạithực hiện hành vi của mình bằng những văn bản nội bộ trong tổ chức nhưđiều lệ hoạt động, quy chế, ngành nghề đăng ký kinh doanh những hoạt động

đó được coi là hành vi của pháp nhân thương mại Tuy nhiên, do đặc thù riêngnên hành vi của pháp nhân thương mại mà khác với hình vi của cá nhân, hành

vi đó được thực hiện thông qua người quản lý, người điều hành, người đạidiện hay những người lao động Bởi vì, theo quy định nội bộ, văn bản điềuhành của pháp nhân thương mại những người này có đủ thẩm quyền, đủ chứcnăng để thực hiện công tác quản lý của mình bằng việc ra những văn bản,

Trang 29

quyết định mang lại lợi ích cho pháp nhân thương mại Những hoạt động củapháp nhân thương mại thường là những hành vi có lợi cho pháp nhân thươngmại, vì lợi ích của pháp nhân thương mại mà thực hiện, từ những hoạt độngnày mà pháp nhân thương mại có thể gây thiệt hại đáng kể cho xã hội, xâmhại đến quyền lợi của các nhân, tổ chức khác Vì hoạt động của pháp nhânthương mại là do tập thể lãnh đạo, thông qua cá nhân cụ thể để thực hiện hành

vi của mình nên có thể pháp nhân thược mại không có lỗi hoặc lỗi vô ý haylỗi cố ý

Về chủ thể: Pháp nhân thương mại phải được pháp luật công nhận từ việccấp phép, có giấy phép kinh doanh hoặc có giấy phép hoạt động Từ đó, khi cóchức năng, quyền hạn, pháp nhân thương mại tổ chức thực hiện hành vi củamình thông qua điều lệ, quy chế hoạt động, văn bản nội bộ…bằng những ngườiquản lý, điều hành hay người lao động trong pháp nhân thương mại

Về mặt chủ quan: Đứng góc độ khi xem xét trách nhiệm hình sự củapháp nhân thương mại cũng cần phải xem xét vấn đề pháp nhân đó có lỗi haykhông, có thể là lỗi cố y hoặc vô ý Vấn đề lỗi của pháp nhân thương mạiđược thường được xác định thông qua những ý trí, văn bản điều hành, vănbản nội bộ của pháp nhân đó bên cạnh việc xác định lỗi của cá nhân cụ thểquản lý, điều hành hay thực hiện công việc được giao hoạt động kinh doanhcủa pháp nhân thương mại Từ đó có thể thấy rằng việc xác định lỗi của phápnhân thương mại thường là lỗi cố ý

Khi pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm đội thì phải chịuhình phạt tương ứng bằng việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của phápnhân thương mại Và khi chúng ta tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích củapháp nhân thương mại tức là chúng ta đã đạt được mục đích trừng trị, răn đecũng như phòng ngừa của hình phạt Do đó, có thể khẳng định rằng, việc truycứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là hoàn toàn phù hợp vớipháp luật hình sự Việt Nam

Trang 30

1.3 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự một số nước trên thế giới

Để hoàn thiện hơn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mạitheo pháp luật hình sự Việt Nam, học viên đối đối chiếu và so sánh quy định

về trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với một số nước trên thế gới Qua

đó, rút ra được một số bài học kinh nghiệm để áp dụng phù hợp cho hệ thốngpháp luật hình sự Việt Nam Cụ thể, học viên chọn nghiên cứu quy định vềtrách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật hình sự Trung Quốc, Pháp và

Mỹ Trung Quốc là quốc gia có hệ thống chính trị, pháp luật cũng như điềukiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam Đối với, Cộng hoà Pháp thìkhông có tương đồng về chính trị, văn hóa, xã hội với Việt Nam nhưng đây làđất nước có nền lập pháp tương đối hoàn chỉnh và lâu đời Đối với Mỹ, khôngtương đồng về văn hóa, kinh tế, cũng không cùng hệ thống pháp luật với nước

ta nhưng đây là đất nước có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh một nềnkinh tế phát triển mạnh ở tầm mức cao, đồng thời cũng là đất nước điển hìnhcủa hệ thống luật Common Law cần nghiên cứu học tập kinh nghiệm củaquốc gia này [14]

Như vậy, việc tiếp cận pháp luật hình sự của các nước nêu trên phầnnào giúp việc nghiên cứu quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhânthương mại được cụ thể, mở rộng hơn, học viên có thể rút ra nhiều kinhnghiệm và đưa ra được nhiều giải pháp hoàn thiện chế định này tại nước ta

1.3.1 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự Trung Quốc [7]

Trung Quốc đã thừa nhận chủ thể của tội phạm không chỉ là cá nhân

mà có thể là tổ chức Tuy nhiên, Trung Quốc không gọi là pháp nhân phạmtội mà gọi là tổ chức phạm tội Sở dĩ như vậy là do chế định pháp nhân của

Trang 31

Trung Quốc được xây dựng tương đối muộn nên trong số những tổ chứcphạm tội lúc đó, có tổ chức đã là pháp nhân nhưng phần lớn thì chưa có tưcách pháp nhân.

Theo quy định của Bộ luật hình sự Trung Quốc năm 1989 sửa đổi năm

1997 quy định: “Điều 30.Công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể

thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm theo quy định của luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Điều 31 Đơn vị phạm tội sẽ bị phạt tiền Người phụ trách và những người có trách nhiệm trực tiếp khác của đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm hình sự Trường hợp có những quy định khác được quy định trong Phần các điều khoản đặc biệt của luật này hoặc trong các luật khác, thì sẽ áp dụng các quy định đó”

Như vậy, tổ chức phạm tội ở Trung Quốc bao gồm công ty, doanhnghiệp, cơ quan, đoàn thể Trong đó, các chủ thể cụ thể này được hiểu:

- Công ty là các tổ chức kinh tế tiến hành các hoạt động sản xuất, kinhdoanh vì mục đích lợi nhuận bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn vàcông ty cổ phần (trừ công ty một thành viên)

- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế xã hội mang tính doanh lợi vớinội dung hoạt động là sản xuất, lưu thông, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹthuật nhằm mục đích thu lợi, tăng thêm tích lũy, làm giàu cho xã hội Công tycũng là một loại hình doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp nói ở đây chỉ lànhững xí nghiệp ngoài công ty đã nêu

- Cơ quan là các tổ chức thực hiện chức năng quản lý, lãnh đạo nhànước và bảo vệ an toàn quốc gia, bao gồm cơ quan lập pháp, cơ quan hànhpháp, cơ quan tư pháp và cơ quan quân sự

Trang 32

- Đoàn thể là các tổ chức mang tính chất quần chúng như tổ chứccông đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ, hội khoa học…

Trong Bộ luật hình sự Trung Quốc quy định trách nhiệm hình sự của

tổ chức phạm tội liên quan đến 125 tội danh Trong đó có 7 nội dung quyđịnh liên quan đến các tội gây nguy hại cho an toàn công cộng, 78 nội dungquy định liên quan đến các tội phá hoại trật tự nền kinh tế thị trường xã hộichủ nghĩa, 1 nội dung liên quan đến các tội xâm hại quyền dân chủ, quyềnnhân thân, 31 nội dung liên quan đến các tội xâm hại trật tự quản lý xã hội, 3nội dung quy định liên quan đến các tội xâm phạm an ninh quốc phòng và 5nội dung quy định liên quan đến các tội tham ô, hối lộ

Trung Quốc áp dụng chế độ song phạt, khi tổ chức phạm tội thì áp dụngchế độ hình phạt kép tức là phạt tiền tổ chức đồng thời phạt người quản lý, lãnhđạo có liên quan Tuy nhiên, nghiên cứu các tội cụ thể trong phần các tội phạmcủa Bộ luật hình sự cho thấy, có những trường hợp, điều luật chỉ quy định hìnhphạt đối với người có trách nhiệm trực tiếp mà không xử phạt bản thân tổ chứcphạm tội Nhìn chung, có 3 trường hợp không áp dụng hình phạt kép tức làkhông phạt tiền tổ chức mà chỉ phạt người quản lý, người phụ trách:

- Phạm tội không vì lợi ích của tổ chức mà chỉ lấy danh nghĩa của tổchức để thực hiện hành vi phạm tội tẩu tán tài sản nhà nước, tẩu tán các tàisản tịch thu để trục lợi

- Tổ chức phạm tội có lỗi vô ý

- Tổ chức phạm tội cố ý nhưng nếu xử phạt tổ chức có thể sẽ gây tổnhại đến lợi ích của những người vô tội khác trong tổ chức

Trang 33

1.3.2 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự Cộng hòa Pháp [12]

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân ở Pháp được chính thức quy địnhmột cách có hệ thống, đồng bộ trong Bộ luật hình sự năm 1994 Nghiên cứucho thấy chủ thể của trách nhiệm hình sự của pháp nhân được pháp luật hình

sự Pháp quy định rất rộng, bao gồm các pháp nhân theo luật tư và cả các phápnhân theo luật công Tuy nhiên, khác với quy định của nhiều nước khác, luậthình sự Pháp đòi hỏi chủ thể của trách nhiệm hình sự cần phải có tư cáchpháp nhân (Điều 121-2 Bộ luật hình sự) Việc đòi hỏi tư cách pháp nhân đốivới chủ thể chịu trách nhiệm hình sự được giải thích bởi những lý do về tínhhiệu quả và sự an toàn Một mặt, người ta không thể trừng phạt một người mà

họ không có căn cước, không có sự tồn tại về mặt pháp lý, không thể tự mìnhtham gia các quan hệ pháp lý… Mặt khác, khó có thể nhận thức được lợi íchcủa việc trừng trị như thế: người bị trừng trị không có quyền và cũng không

có tiền để chấp hành hình phạt Cuối cùng, do không có tiêu chuẩn rõ ràng vàchính xác để thiết lập tư cách pháp nhân nên phạm vi áp dụng trách nhiệmhình sự của pháp nhân rất không chắc chắn, chính sự không chắc chắn này lànguồn gốc của sự không an toàn về mặt pháp lý

Liên quan đến phạm vi pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự,Điều 121-2 Bộ luật hình sự Pháp có quy định Nhà nước là trường hợp ngoại

lệ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Nhà nước không phải chịu tráchnhiệm hình sự bởi vì Nhà nước bảo vệ lợi ích chung, có chủ quyền, độcquyền về luật hình sự và vì vậy nó không thể tự trừng trị mình

Đối với các tội phạm có thể quy kết cho pháp nhân, Bộ luật hình sựnăm 1994 của Pháp đã liệt kê cụ thể các tội phạm mà pháp nhân có thể thựchiện trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự hoặc trong các nghị định và

Trang 34

các luật riêng biệt Khoản 2 Điều 112-2 Bộ luật hình sự Pháp quy định cácpháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp luậthoặc nghị định quy định Quy định này đòi hỏi khi quy kết trách nhiệm hình

sự đối với một pháp nhân nào đó, tòa án Pháp cần phải nghiên cứu các luậthoặc nghị định chuyên biệt có quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhânđối với tội phạm đó hay không Tuy nhiên, theo Điều 54 luật ngày 9 tháng 3năm 2004 đã xóa bỏ khoản 2 Điều 121-2 Bộ luật hình sự Theo đó, tráchnhiệm hình sự của pháp nhân được áp dụng đối với mọi tội phạm chứ khôngphải chỉ áp dụng đối với những tội phạm đã được liệt kê như trước

Về hình phạt áp dụng, Điều 131-37 Bộ luật hình sự quy định nhữnghình phạt trọng tội và khinh tội mà pháp nhân phải chịu là hình phạt tiềnthông thường và trong những trường hợp nhất định, là những hình phạt đượcliệt kê trong Điều 131-39 Các hình phạt đó là giải thể; cấm tiến hành trựctiếp hoặc gián tiếp một hoặc nhiều hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội trongthời hạn tối đa đến 5 năm hoặc vĩnh viễn; chịu sự giám sát tư pháp trong thờigian tối đa là 5 năm; đóng cửa vĩnh viễn các cơ sở hoặc một trong nhiều cơ sởcủa pháp nhân mà pháp nhân đã sử dụng để tiến hành các hoạt động phạm tộitrong thời gian tối đa là 5 năm hoặc vĩnh viễn; cấm vĩnh viễn hoặc trong thờihạn tối đa là 5 năm việc huy động vốn; cấm phát hành séc hoặc sử dụng thẻthanh toán trong thời hạn tối đa là 5 năm; tịch thu vật đã được sử dụng hoặcành cho việc thực hiện hành vi tội phạm hoặc vật do phạm tội mà có; niêmyết quyết định đã được tòa án tuyên hoặc thông báo quyết định đó trên cácphương tiện nghe nhìn [38]

1.3.3 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự Mỹ [34]

Ở Mỹ, chế định trách nhiệm hình sự pháp nhân đã tồn tại hơn 100năm nên các kinh nghiệm thực tế của Mỹ trong lĩnh vực này có thể là một

Trang 35

công cụ hữu ích cho các nước đã áp dụng hoặc đang nghiên cứu khả năng đưatrách nhiệm hình sự đối với pháp nhân vào pháp luật hình sự quốc gia.Nghiên cứu này bàn về các giai đoạn phát triển trong hệ thống pháp lý củacác học thuyết của Mỹ về trách nhiệm hình sự pháp nhân và ứng dụng thực tếcủa mình để làm sáng tỏ cách tiếp cận của Mỹ trong việc giải quyết các vấn

đề trên và có liên quan [34]

Pháp nhân được coi là chủ thể có thể bị đưa ra xét xử và bị kết án đốivới những tội phạm do cá nhân giám đốc, người quản lý và thậm chí cả nhânviên ở cấp thấp thực hiện Tuy nhiên, không phải mọi hành động và quyếtđịnh của các nhân viên của pháp nhân đều được quy kết trách nhiệm hình sựcho pháp nhân mà luật hình sự Mỹ yêu cầu phải xem xét hai điều kiện sau:

- Điều kiện thứ nhất, nhân viên đã hành động trong thẩm quyền củamình Nhân viên bị coi là hoạt động trong thẩm quyền được trao của mìnhnếu họ có “thẩm quyền thực tế” hay “thẩm quyền trên cơ sở dự đoán hợp lý”

“Thẩm quyền thực tế” được hiểu là thẩm quyền do pháp nhân đã trao chonhân viên này “Thẩm quyền trên cơ sở dự đoán hợp lý” là thẩm quyền, trong

đó, dựa vào các hành động của nhân viên mà bên thứ ba suy đoán một cáchhợp lý và cho rằng nhân viên này được trao thẩm quyền thực tế

- Điều kiện thứ hai, hành động mà nhân viên đã thực hiện là nhằmmục đích mang lại lợi ích cho pháp nhân Không thể buộc pháp nhân phảigánh chịu trách nhiệm về những hành vi của nhân viên pháp nhân thực hiệnkhông vì lợi ích của pháp nhân Hành động của nhân viên là vì lợi ích củapháp nhân không phân biệt pháp nhân đã nhận được lợi ích hay chưa Điềunày hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc chung, theo đó người phạm tội phải bịtrừng phạt, ngay cả khi tội phạm chưa hoàn thành Hơn nữa, luật Mỹ chorằng, không cần phải chứng minh lợi ích của pháp nhân là mục đích duy nhất

Trang 36

của hành động phạm tội mà chỉ cần chứng minh rằng, các nhân viên có thểtheo đuổi nhiều mục tiêu nhưng một trong những mục tiêu đó là vì lợi ích củapháp nhân.

Không giống như cá nhân, tổ chức không thể bị phạt tù, do đó tại Mỹphạt tiền được là hình phạt chủ cơ bản áp dụng với pháp nhân Trong mọitrường hợp, khi áp dụng hình phạt dưới hình thức chế tài phạt tiền thích đángthì tòa án phải cân nhắc hai yếu tố - mức độ nghiêm trọng của tội phạm và lỗicủa tổ chức Yếu tố đầu tiên, “mức độ nghiêm trọng của tội phạm”, được xácđịnh bằng cách tính toán lợi ích về tiền tệ, nhận được bởi các tổ chức do kếtquả của những hành động bất hợp pháp, và các thiệt hại gây ra cho người bịhại bởi những hành động bất hợp pháp Nói cách khác, số tiền mà tổ chức

“kiếm được” càng lớn bằng cách phạm tội và các thiệt hại gây ra cho người bịhại càng đáng kể thì mức độ nghiêm trọng của tội phạm càng cao Yếu tố thứhai, “lỗi của tổ chức” xác định dựa trên một số yếu tố khác có thể được tómtắt như sau: 1) các biện pháp để phòng ngừa việc phát hiện và điều tra cáchành động bất hợp pháp mà tổ chức đã thực hiện tính đến thời điểm thực hiệntội phạm; 2) mức độ tham gia của một số loại nhân viên trong các hoạt độngbất hợp pháp hoặc mức độ khoan dung đối với hoạt động bất hợp pháp; 3)hành động của tổ chức sau khi phạm tội; 4) lịch sử hoạt động của tổ chức Rấthữu ích khi xem xét chi tiết tất cả những yếu tố này

Kinh nghiệm của Mỹ cho thấy rằng các vấn đề pháp lý phát sinh liênquan việc truy tố hình sự đối với pháp nhân, chẳng hạn như khả năng xác địnhtrạng thái tâm lý và ý định trong hoạt động của các tổ chức, cũng như khảnăng áp dụng một hình phạt thích đáng, có thể dễ dàng giải quyết Nhưngkinh nghiệm của Hoa Kỳ cũng chứng minh rằng chế định trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân là một vũ khí thực thi pháp luật mạnh mẽ có khả năng gây hậuquả thảm khốc cho số lượng lớn bất kỳ người dân vô tội nào Vì vậy, việc đưachế định này vào pháp luật hình sự của quốc gia phải đồng thời giới thiệu

Trang 37

những hướng dẫn nghiêm ngặt cho các công tố viên và thẩm phán để bảo đảm

sử dụng có trách nhiệm và phù hợp của các loại vũ khí để trừng phạt và ngănchặn vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, chứ không phải để tống tiền

Trang 38

Tiểu kết chương

Với việc phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình

sự của pháp nhân thương mại, học viên nhận thấy rằng, việc đưa trách nhiệmhình sự của pháp nhân thương mại là xu hướng chung của thế giới, đáp ứngđòi hỏi tất yếu, khách quan của xã hội, trong đó có Việt Nam

Lần đầu tiên trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được quyđịnh trong pháp luật hình sự Việt Nam, đây là sự thay đổi quan trọng trongchính sách hình sự, khẳng định quan điểm của Nhà nước ta trong việc xử lýnghiêm minh các pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầuphòng, chống tội phạm trong tình hình mới Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ coipháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự, trong khi đó pháp nhân phithương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự

Học viên muốn làm rõ trong điều kiện xã hội hiện nay cần thiết đếnmức phải quy định trách nhiệm hình sự cho pháp nhân thương mại Chỉ cótrách nhiệm hình sự với tính nghiêm khắc của các chế tài mới đủ sức răn đe

và có khả năng ngăn ngừa hành vi tiếp tục phạm tội của pháp nhân đồng thời,việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại mới tươngxứng và phù hợp với mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gâythiệt hại do pháp nhân đã thực hiện Bản chất trách nhiệm hình sự của phápnhân thương mại cũng chính là sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạmtội mà pháp nhân đã thực hiện Phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước và phápnhân đã thực hiện tội phạm thông qua việc Nhà nước có quyền tuyên bố hành

vi nguy hiểm mà pháp nhân thực hiện là tội phạm và có quyền áp dụng cácbiện pháp hình sự (gồm hình phạt và các biện pháp tư pháp) đối với phápnhân thương mại đó nhằm bảo vệ trật tự pháp luật và giáo dục mọi người ýthức tuân thủ pháp luật Đó là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân phải gánhchịu, được thực hiện bằng hình phạt, biện pháp tư pháp hình sự và án tích do

Trang 39

Tòa án nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng đối với pháp nhân thươngmại vì pháp nhân thương mại đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộitrong những trường hợp được quy định trong Bộ luật hình sự Với thực tế nêutrên, có thể khẳng định rằng trong điều kiện của xã hội hiện nay cần thiết phảiquy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.

Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

Tại chương 1, học viên đã nêu những cơ sở cần thiết để truy cứu tráchnhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cũng như việc nghiên cứu, tìm hiểuquy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với một số nước trên thếgiới Do đó, tại chương 2 chỉ tập trung nghiên cứu trách nhiệm hình sự củapháp nhân thương mại theo pháp luật hình sự Việt Nam và cụ thể hơn và theo

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 Tại chương 2 này, học viên sẽ phân tíchchuyên sâu về các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với pháp nhânthương mại như: Cơ sở trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại;những điều kiện chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại; cáchình phạt áp dụng và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhânthương mại

2.1 Quy định về cơ sở và điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

2.1.1 Quy định về cơ sở trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là một dạng trách nhiệmpháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân thương mại phải gánh chịutrước nhà nước, do pháp nhân đó thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mànhững hành vi này được quy định là tội phạm trong pháp luật hình sự

Trang 40

Cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại được quy

định tại khoản 2 Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015 “Chỉ pháp nhân thương

mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự” bao gồm 3 yếu tố chính: hành vi gây nguy hiểm

cho xã hội thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành nên tội, hành vi vi phạmđược pháp luật quy định là tội (Điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015), và quan

hệ nhân quả với hai yếu tố trên

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại có tính chất tương tựnhư trách nhiệm hình sự của cá nhân: phát sinh và tồn tại khách quan kể từkhi tội phạm được thực hiện; được xác định bằng trình tự đặc biệt được quyđịnh trong pháp luật tố tụng hình sự; là dạng trách nhiệm pháp lý mang lạihậu quả nghiêm khắc nhất cho chủ thể (ví dụ: hình phạt, các biện pháp tưpháp hình sự, các biện pháp cưỡng chế trong quá trình tố tụng hình sự…).Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại không chỉ

áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam màcòn có thể áp dụng đối với hành vi của pháp nhân thương mại nước ngoàiphạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, trừ các đối tượng thuộc trường hợp đượchưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam,nhưng hành vi đó xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Namhoặc xâm hại lợi ích của Việt Nam hoặc được quy định là tội phạm trong điềuước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (khoản 1 Điều 5, Điều 6 Bộ luật hình

sự năm 2015)

Khác với thể nhân, pháp nhân thương mại không thể thực hiện một sốtội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự do tính chất riêng của các tộiphạm này như các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, một số tội xâmphạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người như tội giếtcon mới đẻ, tội hiếp dâm, tội giao cấu với trẻ em, tội hành hạ cha mẹ, vợchồng, con, cháu…Vì vậy, về nguyên tắc, ngoài các tội phạm có tính chất cá

Ngày đăng: 18/11/2019, 16:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Hải Anh (2012) “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân – Những vấn đề lýluận và thực tiễn”
3. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạnxây dựng nhà nước pháp quyền
Tác giả: Lê Cảm
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1999
4. Lê Văn Cảm (2000) “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Một số vấn đềlý luận và thực tiễn”
5. Lê Văn Cảm (2016) “Nhận thức khoa học về những quy định chung trong Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nhận thức khoa học về những quy định chung trongBộ luật hình sự năm 2015”
6. Lê Văn Cảm (2016) “Về các điều khoản liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, số 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các điều khoản liên quan đến trách nhiệm hình sựcủa pháp nhân trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015”," Tạp chí"Kiểm sát
7. Đỗ Đức Hồng Hà (2011) “Quy định về trách nhiệm hình sự của tổ chức ở Trung Quốc”, Chuyên đề trong công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ“Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tổ chức” do TS.Cao Thị Oanh chủ nhiệm, Tr. 5-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về trách nhiệm hình sự của tổ chức ởTrung Quốc”, Chuyên đề trong công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ"“Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng tráchnhiệm hình sự đối với tổ chức
8. Nguyễn Khắc Hải, “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại Mỹ”, Chuyên đề trong công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tổ chức” do TS.Cao Thị Oanh chủ nhiệm, 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại Mỹ”", Chuyên đềtrong công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luậnvà thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tổ chức
9. Phạm Hồng Hải (1999) “Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không”, Tạp chí Luật học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm haykhông”
10. Nguyễn Ngọc Hòa (2014) “Trách nhiệm hình sự của chủ thể là tổ chức và vấn đề sửa đổi Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 12, Tr. 9-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm hình sự của chủ thể là tổ chức và vấnđề sửa đổi Bộ luật hình sự Việt Nam”
11. Nguyễn Ngọc Hoà (2016) “Khái niệm tội phạm và việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015”, Tạp chí Luật học, số 2, Tr. 3-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khái niệm tội phạm và việc quy định tráchnhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong bộ luật hình sự Việt Namnăm 2015”
12. Phạm Bích Học, Mai Thanh Hiếu (2007) “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật Hình sự Cộng hòa Pháp”, Tạp chí luật học, Số 8, tr. 69- 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hình sự của phápnhân theo Luật Hình sự Cộng hòa Pháp”
13. Trần Thị Huyền (2017) “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luậthình sự Việt Nam”
14. Lý Thị Tường Nga (2017) “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân”, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân”
15. Phạm Thị Quỳnh Nga (2017) “Chủ thể của Tội phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự”, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chủ thể của Tội phạm là pháp nhân thươngmại trong pháp luật hình sự”
16. Cao Thị Oanh – Chủ nhiệm (2011) “Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với tổ chức”, Đề tài Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận vàthực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với tổ chức”
17. Cao Thị Oanh (2016), Bàn về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại phạm tội gắn với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong Bộ luật hình sự năm 2015, đề xuất hoàn thiện các điều luật trên, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về phân loại tội phạm đối với pháp nhânthương mại phạm tội gắn với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, táiphạm, tái phạm nguy hiểm trong Bộ luật hình sự năm 2015, đề xuất hoànthiện các điều luật trên
Tác giả: Cao Thị Oanh
Năm: 2016
18. Hoàng Thị Tuệ Phương (2006), Trách nhiệm hình sự pháp nhân, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm hình sự pháp nhân
Tác giả: Hoàng Thị Tuệ Phương
Năm: 2006
25. Hồ Sỹ Sơn (2001) “Chủ thể của tội phạm qua so sánh pháp luật hình sự nước ta với pháp luật hình sự của một số nước thuộc hệ thống pháp luật châu âu lục địa”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chủ thể của tội phạm qua so sánh pháp luật hình sựnước ta với pháp luật hình sự của một số nước thuộc hệ thống pháp luậtchâu âu lục địa”
26. Hà Thanh (2016) “Quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật hình sự năm 2015”, &lt; http://noichinh.vn/ho-so-tu- lieu/201604/quy-dinh-ve-trach-nhiem-hinh-su-cua-phap-nhan-trong-bo-luat-hinh-su-nam-2015-300482/&gt;, 19/04/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trongBộ luật hình sự năm 2015
27. Toà án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Tập 1 (1945-1975), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự
Tác giả: Toà án nhân dân tối cao
Năm: 1975

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w