1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi cảm thụ tốt hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường MN trung sơn

21 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 806,05 KB

Nội dung

Đặc biệt với trẻ Mầm non âm nhạc càng có vai trò to lớn trong việcgiáo dục tư tưởng tình cảm, góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.Không phải đến bây giờ chúng ta mới vận d

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ SẦM SƠN

TRƯỜNG MẦM NON TRUNG SƠN -

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI CẢM THỤ TỐT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC” Ở TRƯỜNG MẦM

NON TRUNG SƠN – THÀNH PHỐ SẦM SƠN

Người thực hiện: Cao Thị Xuân

Trang 2

1.Mở đầu Trang 1-2

Trang 3

1.1 Lý do chọn đề tài Trang 1-2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. Trang 2-162.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Trang 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

nghiệm

Trang 3

Biện pháp 1: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng linh hoạt, tạo môi

trường kích thích trẻ hứng thú học tập và tham gia hoạt

động âm nhạc

Trang 4-7

Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Trang 7-8Biện pháp 3: Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động học Trang 9-12Biện pháp 4: Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi Trang 12-13Biện pháp 5: Phối kết hợp với gia đình và nhà trường Trang 14-152.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động

giáo dục, với bản thân, đồng nghệp và nhà trường

Trang 4

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài.

Đối với người Việt Nam nói chung cũng như trẻ thơ nói riêng, ngay từthuở lọt lòng, những câu hát ru ầu ơ của bà, của mẹ, đã đi sâu vào tâm hồn, nónhư là một dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Cuộc sống của mỗicon người, ngay từ khi mới sinh ra đã cần đến âm nhạc, vì vây mà người ta nóirằng âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống Đặc biệt với trẻ nhỏ, âmnhạc là một nhân tố tất yếu góp phần hình thành nhân cách trẻ, giúp trẻ có sựphát triển toàn diện về nhân cách Quá trình tiếp xúc và hoạt động âm nhạc nhưhọc hát, nghe hát, và vận động âm nhạc, chơi trò chơi âm nhạc…sẽ hình thành ởtrẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, là sự phát triển

về thẩm mỹ, trí tuệ và thể lực

Âm nhạc với vẻ đẹp của nó sẽ giúp ta vươn tói những giá trị cao đẹp củacuộc sống Đặc biệt với trẻ Mầm non âm nhạc càng có vai trò to lớn trong việcgiáo dục tư tưởng tình cảm, góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.Không phải đến bây giờ chúng ta mới vận dụng trong giáo dục, mà từ ngàn xưatrong đời sống thường nhật của ông cha ta cũng đã ứng dụng hữu hiệu âm nhạctrong việc xây dựng thế giới tâm hồn cho trẻ, từ những lời ru mượt mà của bà,của mẹ, đến những ccaau hát đồng dao dễ nghe, dễ thuộc, giàu hình ảnh…Thếgiwois tinh thần đẹp đẽ đã đi vào tiềm thức và trở thành lối sống tốt đẹp, nhânbản của con người…Chính vì vậy hoạt động GDAN là một hoạt động nghệthuật, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ, nó không chỉ giúp trẻ pháttriển thẩm mỹ, mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo sự hứng thú cho trẻ khitham gia vào các hoạt động khác, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện theo 5lĩnh vực: Nhận thức -Ngôn ngữ - Thể chất -Thẩm mỹ - Tình cảm xã hội

Âm nhạc là vận động sáng tạo khi được giáo viên Mầm non sử dụng mộtcách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tíchcực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi Giáo viên có thể chơi đàn guitar, organhay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạtđộng khác cuả trẻ (giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tậptheo nhóm ) Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khihoạt động Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theotiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp Ngoài ra, giáo viên Mầmnon sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần tronggiờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú,thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ

Nhận thấy rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủđích “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trongtrường lớp Mầm non và hơn nữa Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp,trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biệnpháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quengiáo dục âm nhạc Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục âmnhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chứchát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc

Trang 5

Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinhhoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tíchhợp trong làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quenvới toán, thể dục buổi sáng Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồnnhiên.

Ý thức được tầm quan trọng của việc tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi dạy học, vànâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt động để

phục vụ chuyên môn, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt hoạt động Giáo dục âm nhạc” ở trường mầm non Trung Sơn thành phố Sầm Sơn.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Khảo sát, việc tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi LáMai trường Mầm non Trung Sơn nhằm giúp trẻ học tốt hoạt động âm nhạc

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp Lá Mai trường MN Trung Sơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu qua tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phường pháp đàm thoại

- Phương pháp thực hành

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá

- Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận ccủa sáng kiến kinh nghiệm.

Như cúng ta đã biết, âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở nhữngnăm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạcvẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanhkhác nhau ở xung quanh Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 5 tuổi trởlên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này Tuy nhiênlòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau.Vì thế cho nêngiáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phầnphát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ

Giáo dục Âm nhạc cho trẻ Mầm non, đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhhình thành nhân cách, Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc trào đời cho đếnhết cuộc đời Những tác phẩm âm nhạc nghe từ thuở bé thường để lại những dấu

ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của con người, âm nhạc

có sức mạnh vô cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của conngười

Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ Đặcbiệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tựtạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với cáchoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách lôgic, có hiệuquả

Trang 6

Hiện nay ở trường Mầm non Trung Sơn việc tổ chức lồng ghép giáo dục

âm

nhạc trong các hoạt động từ thể dục buổi sáng cho đến hoạt động chiều cũng đã

áp dụng và có hiệu quả, cải biên, sưu tầm, sáng tác một số trò chơi có phần phong phú hơn

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

* Thuận lợi.

Trường có phòng học kiên cố thoáng mát có đủ ánh sáng cho trẻ hoạtđộng, phòng học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ thuận tiện cho việc hoạt động âmnhạc của trẻ

Ban giám hiệu và các đồng nghiệp luôn luôn quan tâm và giúp đỡ tôi.Đồng nghiệp trong trường thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệmgiảng dạy qua sách báo từ những kinh nghiệm của trường bạn từ đó có nhữngbiện pháp giúp trẻ học tốt âm nhạc hơn

Tôi và cô phụ trách cùng lớp đều trình độ chuyên môn trên chuẩn, hiệnnay tôi đã và đang học chương trình bồi dưỡng thường xuyên, có nhiều bài học

để tôi áp dụng vào giảng dạy môn học này một cách tốt hơn

Trẻ lớp tôi phụ trách ở cùng một độ tuổi, nên mức độ nhận thức tương đốiđồng đều, phụ huynh quan tâm, tự nguyện đóng góp kinh phí, và nguyên vật liệu

để làm đồ chơi, trang phục âm nhạc, hơn nữa bản thân tự nhận thấy cũng cónăng khiếu về khả năng ca hát và văn nghệ Tất cả những yếu tố trên tôi có thểgiúp trẻ hoạt động âm nhạc được phong phú và sáng tạo hơn

* Khó khăn.

Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5- 6 tuổi LáMai Với số trẻ là 31 Trong đó có 19 trẻ đã học qua lớp 4 tuổi đạt tỷ lệ 61,3%còn lại 12 trẻ ở nhà lần đầu tiên mới đến trường đạt tỷ lệ 38,7 % cho nên nhiềucháu còn nhút nhát trong khi thể hiện tác phẩm âm nhạc của mình

Trẻ ở lớp tôi đa số là con em nông thôn, trẻ trai trong lớp chiếm tỷ lệ cao,nên tinh thần ca múa hát chưa cao, một số trẻ còn nhút nhát, lúng túng chưamạnh dạn, tự nhiên Vì vậy dẫn đến việc hướng dẫn của giáo viên còn gặp khókhăn

Nhà trường còn thiếu các phòng chức năng, Cơ sở vật chất của nhà trườngcòn thiếu, chưa có các phòng chức năng, phòng học chật hẹp, trang thiết bị đồ dùng phục vụ âm nhạc còn thiếu nhiều như: Loa đài, đàn, phách, trống, trangphục biểu diễn của trẻ

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã tìm ra cho mình những biệnpháp hợp lý, có hiệu quả, đầu năm học 2018 - 2019 tôi đã tiến hành khảo sátchất lượng trẻ, để tìm ra những biện pháp phù hợp Với tổng số trẻ là 31 (19 nam, 12 nữ)

Trang 7

Bảng khảo sát chất lượng trẻ đầu năm như sau.

cụ, trang phục Vì vậy muốn trẻ thích thú hào hứng thì bản thân tôi luôn làm mớigóc nghệ thuật bằng nhiều hình thức để kích thích hứng thú của trẻ Tôi thườngxuyên chú ý sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học thoải mái chotrẻ

Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh hoạ thì bằng mọi cách tôi phải bố trí trong lớp không gian rộng rãi để kích thích trẻ

Trang 8

thực hiện các động tác thoải mái, giúp trẻ hoạt động tích cực hơn.

Ví dụ: Trang trí góc nghệ thuật, tôi trang trí các con vật, con thì hát, con thì đàn, con thì thổi kèn, con thì đánh trống, con thì cầm micrô hát…

Từ những hình ảnh vui nhộn do cô và trẻ cùng trang trí trẻ rất muốn mình

có thể làm được như các bạn, được thể hiện tài năng của bản thân mình

Chính vì lẽ đó góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng

âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng pháttriển các kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo Tại đây trẻ

tự hát hay tự vận động theo nhạc biểu diễn một mình hay cùng một nhóm bạnmột

Ví dụ: Tôi đã tận dụng những vỏ hộp sữa bột, vỏ hộp bánh để làm trống, nhữngbát ăn một lần làm mũ đội đầu, những mảnh xốp màu và giấy gói quà sinh nhậtlàm những chiếc quạt múa, những lon bia, vỏ thạch làm sắc xô cho trẻ gõ, giấybáo cũ bản rộng cắt thành những trang phục để trẻ biểu diễn

(Hình ảnh minh hoạ trẻ chơi với dụng cụ âm nhạc làm từ nguyên, vật liệu phế thải)

Trang 9

Từ những đồ dùng tự tạo của cô, trẻ nhìn vào đó trẻ sẽ cảm thấy rất hứngthú

càng muốn được tham gia hoạt động âm nhạc

Bên cạnh việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động âm nhạc trong lớp ở góc nghệ thuật thì môi trường ngoài lớp học cũng rất quan trọng đối với trẻ như gócthiên nhiên, sân vườn trường, trong giờ đón trả trẻ, giờ thể dục sáng…

Ví dụ: Ở góc thiên nhiên: Cô có thể tổ chức cho trẻ trồng hoa, chăm sóchoa, trẻ

có thể vừa làm vừa hát “ Hoa trong vườn”, hay chăm sóc đàn gà con tôi cho trẻ hát “Đàn gà trong sân”…

Trong giờ thể dục sáng, giờ đón, trả trẻ cô có thể mở cho trẻ nghe băng đài tạocho trẻ không khí của một ngày mới sinh động

Cho nên việc tạo môi trường phù hợp, thoải mái không gò bó đã giúp trẻyêu âm nhạc một cách hiệu quả hơn

Với đặc điểm của trẻ lứa tuổi Mầm non,”Học mà chơi - chơi mà học” theochương trình Chăm sóc Giáo dục Một giờ học Giáo dục âm nhạc tôi xây dựng

kế hoạch theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủyếu trong một hoạt động Trọng tâm là ca hát, thì nội dung chính là tập cho trẻthuộc bài hát, hát rõ lời và hát đúng nhạc

Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ học âm nhạc được hiệu quả hơn, tôi

đã đầu tư sáng tạo trong phương pháp dạy học: Trò chuyện, xem tranh ảnh thậtvào đầu giờ học, có khi lại chơi trò chơi có nội dung dẫn dắt vào bài một cáchnhẹ nhàng, thoải mái, không gò bó trẻ Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn liền với nhậnthức của trẻ, đòi hỏi trẻ phải chú ý quan sát nhạy bén, trẻ tập trung nghe nhạc, sosánh âm nhạ, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ đặc điểm,tính chất của hình tượng âm nhạc, trò chơi âm nhạc, giúp trẻ thoải mái vận động,chạy nhảy…trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và rất hứng thú trong giờ học

Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, tôi luôn cố gắng tậpluyện trước để hát đúng nhạc, đúng giai điệu cảm xúc bài hát khi dạy trẻ, khi hátluôn thể hiện tình cảm, sắc thái, dẫn dắt thân thiện, đúng nội dung bài hát giúptrẻ cảm nhận và lĩnh hội kiến thức âm nhạc được hiệu quả hơn

Hát và vận động theo nhạc bài hát, luôn gắn liền mật thiệt với nhau, vìvậy một bài hát tôi luôn cho trẻ làm quen với 2, 3 cách vận động khác nhau, đểthay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình, tiết tấu và không nhàmchán Có thể cho trẻ mặc trang phục phù hợp với bài hát, để trẻ thêm hứng thútrong giờ học

Khi chọn bài nghe hát, tôi chọn nội dung phù hợp và cùng chủ đề với bàidạy hát, toát lên nội dung chính của giờ dạy

Ví dụ: Khi dạy hát và vận động bài “Em đi qua ngã tư đường phố” tôi sẽchọn nghe hát là Anh phi công ơi” hoặc “Tàu anh qua núi” để hát cho trẻ nghe

Để tăng phần hấp dẫn cho giờ học, tôi chọn lọc kỹ càng từng trò chơi âm nhạc,nhằm phát triển năng khiếu, ôn luyện kiến thức kĩ năng cho trẻ về âm nhạc sựphản ứng âm thanh khác nhau, để phát triển khả năng nghe của trẻ, cô hướng

Trang 10

dẫn cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi Ví dụ: Tròchơi “Tai ai tinh” tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe âm thanh của cácnhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ,chuẩn bị một số nhạc cụ như: Trống, sắc xô, phách tre, gõ, …

Trong một tiết học được tổ chức như trẻ chơi cùng với cô, được gần gũi,trò

chuyện với cô, không gò bó, không tạo áp lực cho trẻ Trong giờ học tôi luôntuyên giương kịp thời những cháu hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theolời ca, nhằm khuyến khích trẻ tích cực hoạt động hơn Tuyệt đối tôi và cô cùnglớp không bao giờ chê bai trẻ, mà lúc nào cũng nhắc nhở, chỉ bảo nhẹ nhàng,sửa sai kịp thời và động viên trẻ Việc dạy học phụ thuộc vào giáo dục, do đónội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy cho trẻ màcòn la một phương tiện giáo dục, vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem quátrình học tập trẻ có tích cực hoạt động không, có hứng thú với hoạt động không,đồng thời tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hòa đồng cùng bạn, để cóhướng tìm cách khắc phục, đưa trẻ hòa nhập với bạn bè, dần dần tôi thấy trẻ tíchcực hơn khi tham gia học giờ âm nhạc

Việc tổ chức hoạt động theo nhóm và mỗi nhóm đều có chung một côngviệc, như vậy sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn cho giáo viên trong việc hướng dẫn vàquan sát, còn đối với trẻ sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn và hoàn thành công việcđược

giao theo cách riêng của nhóm mình, lúc này đòi hỏi trẻ phải tích cực giao tiếp với nhau, quan sát đưa ra kết luận, thể hiện được ý tưởng của mình

Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầmnon làm đa dạng hóa hình thức dạy học, giúp trẻ được thay đổi không khí mới,hấp dẫn trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú hăng say, tích cực tham giavào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao Đặc biệt giúp giảm bớt đồ dùngkhông cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên, cũng như chi phí giờ dạy

Ngày đăng: 18/11/2019, 13:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w