PHẦN HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀIChương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN KINH DOANH TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm về NHTM Để hiểu một cách đơn giản
Trang 1Điểm nổi bật khi đề cập đến Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ,huy động vốn, làm công cụ thanh toán và cho vay phục vụ cho sản xuất kinh doanh
và đầu tư phát triển kinh tế Tuy nhiên để thực hiện điều đó thì Ngân hàng phải thựchiện tốt công tác huy động vốn của mình Chính vì những vấn đề trên nên tôi đã
quyết định chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh” làm
đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: đề tài tập trung phân tích, đánh giá tình hình huy động vốntại BIDV Trà Vinh qua các năm từ 2008 - 2010 để thấy rõ thực trạng, những thuậnlợi và khó khăn, qua đó đề ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quảhuy động vốn của BIDV Trà Vinh
- Mục tiêu cụ thể: để đạt được yêu cầu của mục tiêu chung đã đề ra thì nộidung đề tài nghiên cứu cần có những mục tiêu cụ thể như sau:
+ Phân tích và đánh giá chung về tình hình hoạt động của BIDV Trà Vinh.+ Phân tích tình hình và đánh giá kết quả của hoạt động huy động vốn tạiNgân hàng
+ Kế hoạch tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng
+ Đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của BIDVTrà Vinh trong những năm tới
Trang 23 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: đề tài tập trung phân tích tình hình huy động vốn thông quacác số liệu của BIDV Trà Vinh
- Thời gian: từ 28/02/2011 đến 03/4/2011
4 Đối tượng nghiên cứu
Trong hoạt động Ngân hàng có rất nhiều nghiệp vụ để nghiên cứu và phântích Tuy nhiên, do thời gian thực tập và khả năng tiếp cận thông tin có giới hạn nên
đề tài chỉ tập trung vào phân tích thực trạng huy động vốn tại BIDV Trà Vinh Trên
cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả huy động vốn để thấy rõ thực trạng hoạt độnghuy động vốn của Ngân hàng và đề ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng caohiệu huy động vốn
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích : thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt
động huy động vốn để tính toán con số cụ thể và đưa ra nhận xét về hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng
Ma trận Swot : để phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng, từ đótìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Ngoài ra, còn các phương pháp khác như: phương pháp thống kê mô tả;phương pháp so sánh, đánh giá nhằm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để hiểu hơn
về hoạt động của đơn vị cũng như kế hoạch phát triển trong tương lai
6 Kết cấu của bài tiểu luận: Bài tiểu luận bao gồm 3 phần và 3 chương PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
PHẦN HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương I: Cơ Sở Lý Luận Về Nguồn Vốn Kinh Doanh Trong Ngân Hàng Thương Mại
Chương II: Giới Thiệu Khái Quát Về Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Trà Vinh
Chương III: Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại BIDV Chi Nhánh Trà Vinh
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ
Trang 3PHẦN HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN KINH DOANH TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm về NHTM
Để hiểu một cách đơn giản, NH thương mại ra đời và phát triển gắn liềnvới nền sản xuất hàng hoá, nó kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt đó là “tiền tệ ”.Thực tế các NH thương mại kinh doanh “quyền sử dụng vốn tiền tệ” Nghĩa là NHthương mại nhận tiền gửi của công chúng, của các tổ chức kinh tế - xã hội và sửdụng số tiền đó để cho vay và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràngbuộc là phải hoàn trả lại vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thoả thuận
Theo pháp lệnh NH ngày 23/05/1990 của hội đồng Nhà Nước xác định “NH thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.”
* Một số nguyên tắc kinh doanh của NHTM
- Thứ nhất: các dịch vụ tài chính được cung cấp trước hết phải bảo đảm lợiích của khách hàng và trong đó có lợi ích của ngân hàng
- Thứ hai: cần phải thực hiện các biện pháp an toàn hoạt động kinh doanh,chẳng hạn : cần duy trì mức vốn nhất định nhằm tương hợp ý muốn của người tiếtkiệm, có khả năng chống đỡ các biến động của thị trường, lựa chọn khách hàng, đadạng hóa tài sản để phân tán rủi ro,…
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
Chức năng tập trung và phân phối vốn: đây là chức năng cơ bản của tíndụng nhằm điều tiết vốn từ nơi “thừa” sang nơi “cần” để đầu tư phát triển Huyđộng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và chuyển hoá quyền sử dụng để đáp ứngnhu cầu vốn cho xã hội
Trang 4Chức năng tiết kiệm tiền và chi phí lưu thông: nhờ hoạt động tín dụng
đã tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông không dùng tiền mặt như:
kỳ phiếu, trái phiếu, các loại séc, các thẻ thanh toán
Chức năng tạo tiền: quá trình tạo ra tiền của NH thương mại được thựchiện thông qua các hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thốngNgân hàng
1.1.3 Bản chất của ngân hàng thương mại:
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế
- Ngân hàng thương mại hoạt động mang tính chất kinh doanh
- Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng
và dịch vụ NH
1.1.4 Phân loại: Phân loại NHTM được dựa trên các tiêu thức sau: 1.1.4.1 Tiêu thức sở hữu về vốn
* NHTM Quốc doanh: Là NHTM do nhà nước thành lập, hoạt động theo cơ
chế thị trường Bộ máy quản trị của NHTM quốc doanh do người đứng đầu NHNN
bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến của chính phủ Điều hành hoạt động củaNHTM quốc doanh là tổng giám đốc, và phó tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổnhiệm và được người đứng đầu NHNN chuẩn y Loại hình này ngày càng bị thu hẹp
do thực hiện lộ trình cổ phần hóa NH quốc doanh ở nước ta
* NHTM cổ phần: Là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ
phần, vốn hoạt động do các cổ đông là các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế,các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và các cá nhân cùng đóng góp theo quy địnhcủa pháp luật Cơ cấu, tổ chức và hoạt động của loại NH này được quy định tại luậtdoanh nghiệp
* NH Liên doanh: Được thành lập bằng vốn góp của NHTM của hai quốc
gia khác nhau, trên cơ sở hợp đồng liên doanh NH liên doanh là một pháp nhân củanước sở tại, có trụ sở, có tư cách pháp nhân, có đầy đủ điều kiện theo quy định củanước sở tại
* Chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam : Là tổ chức đại diện phụ thuộc
của NH nước ngoài mở tại nước sở tại, được NH nước ngoài đầu tư vốn, bảo đảm
Trang 5chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ mà pháp luật của nước sở tại quy định, đượchoạt động theo sự cho phép của pháp luật nước sở tại.
* NH 100% vốn nước ngoài: Là NH được thành lập bằng 100% vốn của
nước ngoài và hoạt động theo luật của nước sở tại, có trụ sở, có tư cách pháp nhân,
có đầy đủ điều kiện theo quy định của luật pháp nước sở tại
1.1.4.2 Dựa vào tiêu thức chiến lược kinh doanh của NH
Theo tiêu thức này có thể chia NHTM thành các NH sau:
* NH bán buôn: Ngân hàng bán buôn là NH giao dịch cho đối tượng khách
hàng công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân
* NH bán lẻ: Khách hàng mục tiêu của NH bán lẻ là cá nhân, nên dịch vụ
còn đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên tập trung vào khoản tiền gửi và tàikhoản vay vốn, mở thẻ tín dụng Loại hình bán lẻ này thường thấy ở các NHTM cổphần nông thôn
* NH vừa bán buôn vừa bán lẻ: Đây là loại hình Ngân hàng giao dịch và
cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng công ty lẫn khách hàng cá nhân
1.1.4.3 Dựa vào tiêu thức phân cấp quyền hạn, trách nhiệm
Dựa vào tiêu thức này có thể chia NHTM thành NH hội sở hoặc NH chinhánh và PGD NH hội sở là nơi tập trung quyền lực cao nhất của một vùng địa lý(theo NHTM quy định) và là nơi cung cấp đầy đủ hơn các dịch vụ NH, NH chinhánh và PGD nhỏ hơn, trực thuộc vào NH hội sở và chỉ tập trung vào các giao dịch
cơ bản như huy động vốn, thanh toán và cho vay
1.1.5 Các hoạt động chủ yếu của NHTM trong giai đoạn hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Theo luật tổ chức tín dụng đã bổ sung sửa đổi năm 2004 thì các hoạt độngcủa tổ chức tín dụng trong đó chủ yếu là NHTM, bao gồm:
- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động tín dụng
- Hoạt động dịch vụ thanh toán
- Hoạt động ngân quỹ
Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ,kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch
Trang 6vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liênquan đến hoạt động NH.
1.2 VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA VÔN TRONG KINH DOANH CỦA NHTM
1.2.1 Khái niệm nguồn vốn và huy động vốn
Đối với một tổ chức kinh doanh tiền tệ thì vốn là điểm khởi đầu, là cơ sở để
tổ chức tín dụng đó thực hiện các nghiệp vụ Một tổ chức tín dụng có nguồn vốn lớnphần nào cũng thể hiện qua quy mô hoạt động, sự chi phối thị trường tín dụng cũngnhư uy tín của tổ chức đó
Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà Ngân hàngđang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả Vốn huy động còn đượcgọi là tài sản Nợ của NH Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu nhất trong
cơ cấu nguồn vốn của bất kỳ một NH nào Chỉ có các NH mới được quyền huyđộng vốn với nhiều hình thức khác nhau, mang tính đặc thù riêng của NH Đâycũng chính là điểm khác biệt giữa NH và các TCTD phi NH
Vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn chủ yếu của NH thương mại,thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà NH tạm thời quản lí và sửdụng, nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời và đầy đủ khi khách hàng yêu cầu
1.2.2 Đặc điểm của vốn huy động
- Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NH
- Là nguồn vốn không ổn định vì khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào,
do đó các NH cần phải duy trì một khoản dự trữ thanh khoản để sẵn sàng đáp ứngnhu cầu rút tiền của khách hàng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của NH, tránh sựsụt giảm đột ngột về nguồn vốn của NH
- Có tính cạnh tranh mạnh, vì các NH muốn thu hút khách hàng đến với mìnhphải không ngừng hoàn thiện lãi suất tạo sự hấp dẫn, nguồn vốn này có chi phí sửdụng vốn khá cao
Từ những đặc điểm trên nên các NH không được sử dụng nguồn vốn này
để đầu tư, chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh
Trang 71.2.3 Các hình thức huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hình thức mà các ngân hàng thương mạitìm nguồn tài trợ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình Ngân hàng sẽ huyđộng vốn từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là huy động từ tiền gửi không
kỳ hạn của khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân, tiền gửi tiếtkiệm của dân cư, vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá, từ việc vay các
tổ chức tín dụng khác hoặc vay ngân hàng nhà nước
1.2.3.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi
Việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng không những đem lại cho Ngânhàng một nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà còn giúp cho Ngân hàng cóthể nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chứckinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngân hàng
có căn cứ để quy định mức vốn để đầu tư và cho vay với những khách hàng đó.Ngoài ra, việc huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng còn có ý nghĩa quan trọngtrong việc ổn định lưu thông tiền tệ, góp phần làm ổn định giá trị đồng tiền và thúcđẩy nền kinh tế phát triển
* Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (tiền gửi thanh toán): Là
loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào Đa số kháchhàng gửi tiền vào tài khoản thanh toán là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và đượchưởng các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, mục đích hưởng lãi trên tài khoảnnày chỉ là thứ yếu Do vậy lãi suất của tiền gửi này thấp hoặc không hưởng lãi.Nhưng nếu số lượng khách hàng lớn thì khoản tiền huy động từ nguồn này trở nênđáng kể, tạo cho Ngân hàng nguồn vốn ngắn hạn và Ngân hàng có thể sử dụng nó
để cho vay ngắn hạn
Tiền gửi không kỳ hạn có ưu điểm là chi phí lãi phải trả để huy động thấp vàmang lại thu nhập từ phí dịch vụ cho ngân hàng Để có thể tận dụng nguồn vốn nàymột cách tối ưu nhất, Ngân hàng có thể thu hút lượng khách hàng mở tài khoản tạiNgân hàng vì khi đó xác suất các khách hàng có quan hệ kinh tế với nhau có tàikhoản tại Ngân hàng cao hơn, việc thanh toán qua lại bằng hình thức chuyển khoản
Trang 8giữa các khách hàng này làm cho tiền vẫn sẽ nằm tại Ngân hàng góp phần tăng tính
ổn định về vốn hơn cho Ngân hàng
* Đặc điểm
+ Gửi tiền để thanh toán
+ Số dư không ổn định
+ Lãi suất thấp
* Ý nghĩa: tạo nguồn vốn cho ngân hàng; tiết kiệm chi phí lưu thông, thực
hiện giao dịch theo hướng hiện đại và văn minh, giảm thiểu rủi ro
* Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi ủy thác vào Ngân hàng mà có sự
thỏa thuận về thời gian rút tiền giữa Ngân hàng và khách hàng Trên thực tế do yếu
tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi các Ngân hàng thường cho phép khách hàng đượcrút ra trước hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng một mức lãisuất thấp hơn, thông thường là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
Do loại tiền gửi này tạo nguồn vốn ổn định nên Ngân hàng có thể chủ độngtận dụng tối đa nguồn tiền này mà không cần phải dự trữ quá nhiều Vì vậy, đểkhuyến khích khách hàng gửi tiền, các NHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khácnhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng Ngân hàng áp dụng lãi suấtcàng cao cho loại tiền gửi có kỳ hạn càng dài để thu hút nguồn vốn trung và dài hạn
* Tiền gửi tiết kiệm: Là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng.
Trong hình thức huy động này, gửi tiền được cấp một sổ tiết kiệm Sổ này được coinhư giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ tiết kiệm của ngân hàng Vì vậy, ngườigửi có thể mang sổ này đến ngân hàng để cầm cố hoặc xin chiết khấu vay tiền
Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiếtkiệm có kỳ hạn
- Tiết kiệm không kỳ hạn: Đối tượng là các khách hàng cá nhân có tiền tạm
thời nhàn rỗi không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai, gửivào NH vì mục tiêu an toàn và sinh lợi
Trang 9* Đặc điểm:
+ Khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên NH phải đảm bảo tồnquỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi
+ Ngân hàng thường trả lãi rất thấp
+ Mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thểthực hiện được các giao dịch ngân quỹ
+ Không thực hiện được các giao dịch thanh toán
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đối tượng là các khách hàng có nhu cầu gửi
tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lời và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trongtương lai Cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việcchi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý
* Đặc điểm:
+ Lãi suất cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn
+ Lãi suất thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi
+ Số dư ổn định theo từng kỳ hạn
1.2.3.2 Phát hành giấy tờ có giá: Phát hành giấy tờ có giá là hình thức
huy động vốn không thường xuyên, nó chỉ phát sinh khi ngân hàng cần lượng vốnlớn để chi cho mục đích cụ thể, trong khoảng thời gian cụ thể và số tiền cụ thể màcác nguồn huy động từ tiền gửi không đáp ứng đủ
Giấy tờ có giá mà Ngân hàng phát hành bao gồm: Chứng chỉ tiền gửi, tínphiếu, trái phiếu, kỳ phiếu
Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau:
* Mệnh giá: là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành
theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với cácgiấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ
* Thời hạn giấy tờ có giá: là khoảng thời gian từ ngày TCTD nhận nợ đến
hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ
* Lãi suất được hưởng: là lãi suất áp dụng để tính lãi cho người mua giấy tờ
có giá được hưởng Lãi suất trên giấy tờ có giá cao hơn lãi suất huy động từ tiền gửikhách hàng vì tính ổn định và tính cần thiết của nó đối với Ngân hàng Giấy tờ cógiá có thể phân thành nhiều loại khác nhau:
Trang 10- Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia giấy tờ có giá thành giấy tờ có giá ghidanh và giấy tờ có giá vô danh.
- Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá có thể chia thành hai loại, tương ứngvới thời gian huy động vốn: giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có giá dài hạn
+ Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng baogồm: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắnhạn khác
+ Giấy tờ có giá dài hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể
từ khi phát hành đến hết hạn bao gồm trái phiếu, kỳ phiếu và cổ phiếu
* Vốn huy động thông qua các chứng từ có giá: Giấy tờ có giá là chứng
nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụtrả nợ một khoản tiền trong một khoản thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và cácđiều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua Đây chính là việc các NHthương mại phát hành các chứng từ như: Kỳ phiếu NH có mục đích, trái phiếu NH
và chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn và dài hạn vào NH
1.2.3.3 Vốn đi vay các TCTD khác hoặc vay NHNN
* Vốn vay các TCTD khác
Các NHTM có thể vay và cho vay lẫn nhau thông qua thị trường liên ngânhàng (Interbank Market): đây là trường hợp NH có lượng tiền gửi tại NHNN thấpkhông đủ đáp ứng cho nhu cầu chi trả, NH sẽ được vay của một NH khác có lượngtiền gửi dư thừa tại NHNN, vì khoản cho vay là một bộ phận của tiền gửi thanh toánnên thời gian vay thường chỉ là một ngày (vay qua đêm) Ngoài ra các NH có thểcho vay trực tiếp lẫn nhau thông qua thị trường liên NH Phương thức này rất linhhoạt giúp các NHTM cân đối vốn một cách kịp thời
- Nguyên tắc vay vốn từ các TCTD khác:
+ Các NH phải hoạt động hợp pháp
+ Thực hiện việc cho vay và đi vay theo hợp đồng tín dụng
+ Vốn vay phải được đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh củaNHTW
Lãi suất cho các khoản vay trên thị trường này rất cao, ngân hàng thường vayngắn hạn để giảm bớt gánh nặng về chi phí Đây cũng là nguồn vốn không thường
Trang 11xuyên, không ổn định nhưng độ linh hoạt cao vì ngân hàng chủ động tiềm kiếm khiphát sinh nhu cầu.
* Vốn vay của NHTW: Đây là nguồn vốn mà ngân hàng ra quyết định huy
động cuối cùng sau khi đã thực hiện huy động từ các nguồn trên nhưng vẫn không
đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngân hàng NHTW đóng vai trò là NH của cácngân hàng, là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế Vì vậy, khi có nhu cầu các
NH thương mại được NHTW cho vay vốn
NHTW cho các NHTM vay vốn dưới các hình thức sau:
+ Tái cấp vốn
+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.+ Cho vay có đảm bảo bằng thế chấp hoặc cầm cố thương phiếu và các giấy
tờ có giá ngắn hạn khác
+ Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
* Ưu điểm: NH có thể vay số tiền lớn và nhanh.
* Nhược điểm: Khi vay vốn của NHTW hoặc của các TCTD khác, các Ngân
hàng thương mại thường phải chịu chi phí lớn, do NHTW cho vay theo lãi suất chiếtkhấu, các TCTD khác cho vay theo lãi suất thị trường
1.2.4 Vai trò của nguồn vốn và công tác huy động vốn
Nguồn vốn nói lên quy mô, sức mạnh kinh tế ban đầu của một chủ thể trongmột chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn là điều kiện pháp lý cơ bản, đồngthời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo hoạt động Việc huyđộng vốn được nhiều hay ít sẽ làm cho quy mô nguồn vốn tăng hay giảm, và trong
đa số các trường hợp sự tăng giảm vốn sẽ quyết định các phương án cho vay và đầu
tư, nên mở rộng hay thắt chặt tín dụng Chính vì vậy công tác nguồn vốn được coi làrất quan trọng và không thể thiếu đối với một NHTM
1.2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
1.2.5.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn
Trang 121.2.5.2 Phân tích nguồn vốn huy động
* Vốn huy động / Vốn tự có
Thông qua việc phân tích (vốn huy động / vốn tự có) sẽ giúp các nhà phân tích xác định được khả năng và quy mô thu hút nguồn vốn từ nền kinh tế của NHTM.
Tỷ lệ % từng loại tiền gửi = Số dư từng loại tiền gửi
Tổng vốn huy động x 100%
Thông qua tỷ lệ này ta có thể xác định được cơ cấu vốn huy động của ngânhàng Đồng thời thông qua tỷ lệ này Ngân hàng sẽ hạn chế được những rủi ro có thểgặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho Ngân hàng
Để xác định mức độ an toàn của NH vì khả năng thanh toán cuối cùng củamột ngân hàng có liên quan mật thiết với mức vốn tự có
1.2.5.5 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Vốn huy động / tổng nguồn vốn Vốn huy động
Tổng nguồn vốn
=
Trang 13Chỉ số này giúp ta biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng; trong tổngnguồn vốn của NH thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ bao nhiêu Bởi mỗi mộtkhoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thờihạn hoàn trả khác nhau, Do đó NH cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loạinguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳnhất định.
1.2.5.6 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh.
Khác với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, hoạt độngcủa Ngân hàng có những đặt trưng riêng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính
mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hóađặc biệt trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thịtrường vốn dài hạn) Vốn quyết định thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân hàng trênthương trường
Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường Cạnh tranh giúpcác doanh nghiệp có khả năng tự hoàn thiện mình hơn Với Ngân hàng vốn chính là yếu
tố quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thực tế đã chứng minh: quy mô vốn,trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều kiện tiền đề cho việc thu hútnguồn vốn và nguồn vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc mởrộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng,chủ động về thời hạn, lãi suất Kết quả của sự gia tăng trên giúp Ngân hàng kinh doanh
đa năng trên thị trường, phân tán rủi ro, tạo thêm vốn cho Ngân hàng và khi đó, tất yếutrên thương trường sức cạnh tranh của Ngân hàng sẽ tăng lên
Tỷ lệ dư nợ trên tổng
vốn huy động (lần) Tổng vốn huy động
Tổng dư nợ
=
Trang 141.3 Ma trận SWOT trong kinh doanh
Trên cơ sở phân tích, nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu trong môitrường nội tại ở NH và các cơ hội cũng như mối đe dọa từ môi trường bên ngoài đốivới hoạt động của NH, chúng ta tiến hành phân tích ma trận SWOT như sau:
- Liệt kê ra những điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T).Đưa ra các chiến lược:
+ SO: sử dụng điểm mạnh để tận dung các cơ hội
+ WT: tối thiểu điểm yếu và phòng tránh sự đe dọa hay thách thức
+ WO: tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu
+ ST: sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa hay thách thức
- Phân tích SWOT là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác địnhđiểm mạnh và điểm yếu để từ đó tìm ra được cơ hội và nguy cơ
- Sử dụng trong ngữ cảnh kinh doanh, nó giúp công ty hoạch định được thịtrường một cách vững chắc
Chương II GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
TRÀ VINH
Trang 152.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1 Lịch sử hình thành
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam
- Tên gọi tắt: BIDV
- Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
“Chia sẽ cơ hội - Hợp tác thành công”
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tên gọi quốc tế làVietindebank, viết tắt là BIDV (Bank for Investment and Development of Vietnam)
là ngân hàng được thành lập sớm nhất Việt Nam, từ ngày thành lập đến nay đã tròn
53 năm với hai lần đổi họ và ba lần đổi tên và đây cũng là nét đặc trưng riêng củaNgân hàng BIDV mà không có một ngân hàng thương mại nào có được
Ngày 26/04/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài Chính)– tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập theoquyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ Tướng Chính phủ Quy mô ban đầugồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thựchiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn ngân sách cho tất cả các lĩnhvực kinh tế, xã hội
Trang 16Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngânhàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.Theo quyết định số 259-CP của Hội Đồng Chính phủ Nhiệm vụ chủ yếu của Ngânhàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam là cấp phát, cho vay và quản lý các khoản vốnđầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch NN.
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thànhNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401-CT của Chủ tịchHội đồng Bộ trưởng Đây là thời kì thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhànước chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước Do vậy nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namđược thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉtiêu kế hoạch Nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu
tư và phát triển; Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu tronglĩnh vực xây lắp, phục vụ đầu tư và phát triển
Từ 01/01/1995, đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: đượcphép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếucho đầu tư phát triển đất nước
Thời kì 1996 đến nay, được ghi nhận là thời kì “chuyển mình, đổi mới, lớnlên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc cho tạo đà cho sự “cất cánh” củaBIDV
2.1.2 Những thành tựu nổi bật
Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam đã đạt được kết quả quan trọng Để tạo ra được những bứt phátrong xu thế mới, BIDV đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp cải cách, trong đó
có việc triển khai đề án cơ cấu lại Sau 5 năm thực hiện đề án cơ cấu lại 2005) và thực hiện các cải cách khác trong năm 2006, 2007 đã tạo ra bước chuyểnbiến căn bản về chất trong hoạt động của BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triểnmới Những thành quả đó được thể hiện trên một số bình diện sau đây:
(2001-Đến 30/06/2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt một quy
mô hoạt động vào loại khá, với tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng, quy mô hoạtđộng của BIDV tăng gấp 10 lần so với 1995
Trang 17Song song với việc tiếp tục duy trì các mối quan hệ truyền thống với cácđịnh chế tài chính, các tổ chức ngân hàng quốc tế, trong một vài năm trở lại đây,BIDV đã mở rộng quan hệ hợp tác sang thị trường mới Các hoạt động thanh toánquốc tế cũng đạt được những bước tiến đáng kể Liên tục trong 5 năm từ 2001-
2005, BIDV đều được các NH lớn thế giới trao tặng chứng nhận chất lượng thanhtoán qua SWIFT tốt nhất của CITIBANK, HSBC, Bank of NewYork, Amex…
Từ năm 2002, BIDV trực tiếp quản lý, triển khai buôn bán các dự án tàichính nông thôn do Ủy ban ủy nhiệm Trong quá trình quản lý các dự án này, BIDV
đã được Ủy ban và tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao, liên tục trong 2 năm 2004– 2005, BIDV đã nhận được ba giải thưởng: “Tài trợ phát triển giảm nghèo”; “Pháttriển doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Phát triển kinh tế địa phương” Những giảithưởng quốc tế này đã góp phần nâng cao đáng kể hình ảnh của BIDV trong mắtcủa các đối tác quốc tế
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chủ động xây dựng đề án cổphần hóa BIDV, đã trình và được Chính phủ chấp thuận Nỗ lực nâng cao năng lựctài chính bằng việc phát hành 32,000 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2; Minh bạchhóa hoạt động kinh doanh với việc thực hiện và công bố kết quả kiểm toán quốc tế;Thực hiện định dạng tín nhiệm và đạt mức trần quốc gia do Moody’s đánh giá;…
Trong giai đoạn từ 2004 – 2008, BIDV đã dành hơn 80 tỷ đồng ( riêng năm
2008 là 35 tỷ đồng) để hổ trợ cho người nghèo, xây dựng được 50 ngôi trường mớivới quy mô hơn 400 phòng học, hàng ngàn trang thiết bị giáo dục cho xã nghèo,hơn 2000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, 200 ngôi nhà tìnhnghĩa, hàng vạn suất quà cứu trợ thiên tai, hơn 40 ca mổ tim cho trẻ em nghèo,nguồn tiền trên cũng đã được đóng góp cho tu bổ nhiều di tích văn hóa, lịch sử,phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách xã hội, người già neođơn, nạn nhân chất độc màu da cam…
Để góp phần mang đến cho người nghèo một cái tết ấm áp, nghĩa tình Vàotết Kỷ Sửu 2009, công đoàn BIDV đã phát động trong đoàn thể cán bộ, công nhânviên đóng góp và dành tặng 17,800 phần quà tết với tổng trị giá 5.34 tỷ đồng(300.000đ/phần quà) gửi đến đồng bào nghèo tại tất cả các Tỉnh, Thành phố trênkhắp cả nước
Trang 18Tiếp tục hành trình an sinh xã hội, trong 2009 – 2010 BIDV sẽ dành mộtkhoản tài chính đáng kể, bao gồm vốn (khoản 272 tỷ đồng) và hiện vật cho chươngtrình hổ trợ giảm nghèo tại các huyện nghèo và chương trình vì cộng đồng.
Được sự chấp nhận của chính phủ, BIDV đang xây dựng đề án hình thànhTập Đoàn tài chính với 4 trụ cột là Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tưTài chính trình Thủ tướng xem xét và quyết định
2.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TRÀ VINH
2.2.1 Sự ra đời và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trà Vinh được thành lập theo quyết định số29/NH-QĐ ngày 29/01/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, saukhi Quốc hội cho phép thành lập tỉnh mới Và cũng từ bấy giờ, Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Trà Vinh hoạt động theo phương hướng mới “đi vay để cho vay”.Ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu Nhà nước chuyển sang còn huy động các nguồnvốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong nước để cho vay đầu tư và phát triển
Thực hiện theo quyết định số 293/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam về việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnTrà Vinh đã chuyển sang hoạt động theo mô hình của Ngân hàng thương mại quốcdoanh Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trà Vinh đã góp phần không nhỏvào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạmphát, góp phần phát triển kinh tế nước nhà nói chung và tỉnh nhà nói riêng Vốnđiều lệ của Ngân hàng là 6,269,850 triệu đồng
Địa chỉ Trụ sở chi nhánh: Số 2B đường Lê Thánh Tôn, P2, Thành phố TràVinh, Tỉnh Trà Vinh ĐT: (074) 3856410 - Fax: (074) 3753462
Địa chỉ Phòng giao dịch số 1: 24-26 Phạm Thái Bường, P.3, Thành phố TràVinh, Tỉnh Trà Vinh ĐT: (074) 6250651 – Fax: (074) 6250656
2.2.2 Vai trò và chức năng2.2.2.1 Vai trò
Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường thông quacác quan hệ tiền tệ tín dụng, thanh toán hay Ngân hàng có điều kiện đi sâu và nắmvững tình hình sản xuất, tình hình tài chính của doanh nghiệp Dựa vào đó mà ngân
Trang 19hàng có thể thu hẹp hay mở rộng tín dụng hay dịch vụ khác, phòng ngừa các rủi rotrong hoạt động tín dụng.
Ngân hàng là nơi hội tụ và thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh trong tất cảngành nghề đặc biệt là cung cấp một khối lượng tín dụng cho những đơn vị xây lắp
để đầu tư vào những mục tiêu quan trọng của Nhà nước
2.2.2.2 Chức năng
Phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả cả vốn và lãi: Thông qua chứcnăng này, tín dụng tham gia trực tiếp điều tiết các nguồn vốn tạm thời thừa từ các tổchức kinh tế, cá nhân để bổ sung kịp thời cho các doanh ngiệp, hay cá nhân đangthiếu hụt vốn
Kiểm soát đồng tiền đối với hoạt động kinh tế: Thông qua việc cho vay vốnngân hàng đã kiểm soát được khả năng hoạt động của các xí nghiệp sử dụng vốnvay có hiệu quả nhất Bên cạnh đó, việc cho vay cũng giúp Nhà nước xác định đượcnhu cầu vốn của nền kinh tế và mức độ phát triển của nó
Tiết kiệm tiền mặt và phí lưu thông trong xã hội: Thông qua hoạt động tíndụng thì việc rút tiền hay đưa tiền vào lưu thông chủ yếu là tiền tệ và cả bút tệ Khinghiệp vụ được thực hiện bằng kỳ phiếu, thì tín dụng góp phần tiết kiệm giấy bạcNgân hàng thay thế tiền mặt trong mua bán chịu hàng hóa
2.2.2.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
2.2.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của BIDV Trà Vinh
Phònggiaodịchkhách
Phòngquảnlýkhách
Phòngkếhoạchtổng
Phòngtàichính
kế toán
Phònghànhchínhtổ
Phònggiaodịch số01Ban giám đốc
Trang 20hàng hàng
hàng
& dịch
vụ khoquỹ
Sự phát triển của xã hội đã chứng minh rằng tổ chức là một nhu cầu không thểthiếu trong xã hội Vai trò của tổ chức ngày càng tăng khi những hoạt động của xãhội ngày càng rộng lớn và phức tạp Vì vậy việc xây dựng một tổ chức gọn nhẹnăng động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề hết sức quantrọng Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trà Vinh đãđáp ứng được yêu cầu trên
2.2.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
* Ban giám đốc
- Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năngnhiệm vụ, phạm vị hoạt động của đơn vị Được quyền tổ chức bổ nhiệm, miễnnhiệm khen thưởng, kỷ luật hoặc tăng lương cán bộ công nhân trong đơn vị và chịutrách nhiệm trước Tổng giám đốc và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình
- Phó giám đốc: có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc về các nghiệp vụ cụ thểtrong tổ chức, tài chính thẩm định, huy động vốn
* Phòng quan hệ khách hàng
- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng
- Tiếp thị, duy trì và phát triển quan hệ khách hàng
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn và đề xuất tín dụng
- Theo dõi quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, phân loại và kiểm soátphát hiện rủi ro
- Trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chính, kinh tế hiệu quả của dự án,của khách hàng, chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án
* Phòng quản lý rủi ro
- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất hoạtđộng tín dụng
Trang 21- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tìm ẩn đối với danh mục áp dụngcủa chi nhánh.
- Nghiên cứu đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức,
cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉđạo của ngân hàng
* Phòng quản trị tín dụng
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp va quản trị cho vay, bảo lãnh đối với kháchhàng theo qui định của ngân hàng và chi nhánh
- Thực hiện tính toán và trích lập dự phòng rủi ro
- Chịu trách nhiệm về an toàn trong tác nghiệp
* Phòng dịch vụ khách hàng
- Trực tiếp quản lý tài khoản và mọi giao dịch với khách hàng
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với giao dịch phát sinh theo quiđịnh của nhà nước và của BIDV
- Kiểm tra tính pháp lý và sự đúng đắn của chứng từ giao dịch
- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế
* Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho, xuất – nhập quỹ
- Chịu trách nhiệm đề xuất tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện phápđiều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển dịch vụ về kho quỹ
- Theo dõi tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, tham gia ý kiến xây dựng chế độ quytrình về công tác tiền tệ, kho quỹ để phục vụ cho khách hàng nhanh chóng và tiệnlợi
* Phòng kế hoạch tổng hợp
- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp
- Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển, kế hoạch kinh doanh
- Tổ chức và triển khai kế hoạch kinh doanh
- Giúp giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chinhánh
- Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn
- Giới thiệu sản phẩm, huy động vốn, các sản phẩm khác với mọi khách hàng
Trang 22- Thu thập và báo cáo với ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nhữngthông tin liên quan đến rủi ro thị trường.
- Lập báo cáo thống kê quản trị điều hành theo qui định
* Phòng tài chính kế toán
- Quản lý thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp
- Thực hiện công tác hậu cần với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh
- Thực hiện nghiệp vụ quản lý, giám sát tài chính
- Đề xuất tham mưu với giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế
độ tài chính kế toán, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính
- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn chính xác kịp thời hợp lý trung thực của
số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính
* Phòng tổ chức hành chính
- Tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh
- Thực hiện công tác văn phòng, công tác quản trị hậu cần
2.2.4 Phương hướng hoạt động của Ngân hàng
Trong thời gian tới, ban lãnh đạo BIDV đã đề ra kế hoạch các chỉ tiêu như sau:
* Định hướng chung
- Đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ, tăng cường năng lực có
đủ trình độ, quản lý điều hành để áp dụng kịp thời phù hợp với tốc phát triển củaNgân hàng trong giai đoạn hiện nay
- Đẩy mạnh việc hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, đa dạng hóa và nâng caochất lượng các dịch vụ kênh truyền thông như: cấp tín dụng, huy động vốn, thanhtoán…Kết hợp với phát triển các sản phẩm dịch vụ mới để năng cao sức cạnh tranh
- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết hợp tác với các tổ chức trong và ngoài địa bàn
để tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhanhchóng tiếp cận công nghệ mới phát triển dịch vụ mới phù hợp với thông lệ và chuẩnmực quốc tế
- Tiếp tục mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, chiếm lĩnh thị phần đặc biệt
là thị phần mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có lợi thế cạnh tranh
Trang 23- Hoàn thiện các quy chế và chuẩn mực hóa quy trình tác nghiệp, quản lýnghiệp vụ Ngân hàng, nhất là nghiệp vụ theo hướng tự động hóa, ưu tiên nghiệp vụthanh toán, tín dụng, kế toán, quản lý rủi ro.
* Các hoạt động nghiệp vụ
- Hoạt động tín dụng
+ Ổn định và phát triển vững chắc, hiệu quả đối với hoạt động tín dụng
+ Chú trọng hơn trong đầu tư đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm khaithác tốt tiềm năng tín dụng trên địa bàn Tỉnh
+ Cũng cố mở rộng địa bàn hoạt động để đảm bảo tính an toàn và hiệu quảtrong kinh doanh
+ Từng bước đa dạng hóa các loại hình sản phẩm tín dụng đáp ứng kịp thờinhu cầu vay vốn ngày càng phong phú trên địa bàn hoạt động
- Công tác nguồn vốn
+ Cạnh tranh về giá cả, cân đối vốn tịch cực, điều hành một cách có hiệu quả.+ Đẩy mạnh công tác Marketing, quảng bá thương hiệu trong hoạt động kinhdoanh
+ Chú trọng công tác cơ cấu lại khách hàng
- Công tác kế toán:
+ Tham mưu ban lãnh đạo thực hiện đúng các chính sách đối với cán bộ, côngnhân viên
+ Chi phí hoạt động đảm bảo tiết kiệm, hoạt động an toàn hiệu quả
- Công tác kho quỹ:
+ Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn trong quá trình thu chikiểm toán
- Dịch vụ:
+ Triển khai áp dụng các sản phẩm mới của Trung ương, đề xuất ý tưởng vềsản phẩm mới phù hợp với tình hình của địa bàn nhằm nâng cao tính cạnh tranh.+ Tăng cường công tác tiếp thị các dịch vụ nhằm quảng bá hình ảnh BIDV.+ Quan tâm đúng mức đến tăng số lượng tài khoản cá nhân, mở rộng các dịch
vụ thanh toán, máy rút tiền tự động ATM
Định hướng phát triển năm 2011
Trang 24Trên cơ sở dự báo bối cảnh năm 2011 sẽ khá tích cực, có nhiều điều kiệnthuận lợi để BIDV nắm bắt và phát triển; năm 2011 cũng là thời kỳ đầu triển khaithực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ BIDV lần thứ XII theo tinh thần Nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ XI, Đảng bộ BIDV đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể và nêu caoquyết tâm để thực hiện.
Tiếp tục lãnh đạo hệ thống thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2011.Trong đó đảm bảo các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu như: Tổng tài sản tăng 20% sovới 2010, Huy động vốn tăng 23%, Dư nợ tín dụng tăng 19%, Lợi nhuận trước thuếtăng 30%, Đồng thời lãnh đạo triển khai thành công tác cổ phần hóa BIDV; thựchiện chuyển đổi thành công mô hình công ty mẹ sở hữu Ngân hàng thương mại cổphần BIDV đi vào hoạt động ổn định và phát huy được hiệu quả mô hình doanhnghiệp cổ phần
Tập trung ưu tiên vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn,xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án trọngđiểm nhà nước, các dự án của các doanh nghiệp tạo lập cân đối vĩ mô với tỷ trọng
từ 85% - 87%/Tổng dư nợ
Đẩy mạnh công tác Cổ phần hóa trong năm 2011 để tăng vốn điều lệ tốithiểu từ 4,000 - 5,000 tỷ đồng, đưa vốn chủ sở hữu lên 29,000 - 30,000 tỷ đồng vàvốn điều lệ lên 18,000 - 19,000 tỷ đồng
Thông qua kế hoạch an sinh của BIDV 3 năm 2011 - 2013 với tổng giá trị
700 tỷ đồng (trong đó bao gồm giá trị chuyển tiếp) và kế hoạch công tác an sinh xãhội năm 2011 với tổng giá trị 186 tỷ đồng
Lãnh đạo BIDV tiếp tục giữ vững vai trò chủ động, tích cực trong triển khaithực hiện có hiệu quả các chính sách, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế củaĐảng và Chính phủ Đồng thời phát huy vai trò Ngân hàng Thương mại Nhà nướctrong nghiên cứu, đề xuất chính sách với Đảng và Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăntrong hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung, hoạt động củacác Ngân hàng thương mại và BIDV nói riêng Chủ động nắm bắt những cơ hộikinh doanh trong điều kiện nền kinh tế phục hồi, tập trung xác định rõ ngành, lĩnhvực kinh doanh có ưu thế trong hồi phục, triển vọng phát triển để có định hướng tái
cơ cấu nền khách hàng, cơ cấu lại danh mục đầu tư, danh mục tín dụng của BIDV