1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bàn về ủy ban thường vụ quốc hội Nguyễn Đăng Dung

9 41 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BÀN VỀ UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Nguyễn Đăng Dung PGS.TS, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội một cơ quan đặc biệt trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có một vị trí rất đặc biệt. Sự đặc biệt này do có cấu tổ chức và thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tạo nên. Sự hiện diện này của Uỷ ban thường vụ Quốc hội gần giống như của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên xô (cũ). Khi mà cả hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại trên thực tế nữa, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội của chúng ta trở thành đặc biệt. Trong tổ chức nhà nước tư bản không hề có một loại cơ quan nào tương tự. Sự hiện diện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do vị trí, vai trò và cách thức hoạt động của Quốc hội chúng ta quyết định. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Quốc hội, vì vậy thể hiện tính đại diện nhân dân và tính quyền lực Nhà nước cao nhất trong tổ chức và hoạt động của toàn bộ bộ máy Nhà nước. Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn của nhân dân cả nước. Quốc hội bao gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, cho các vùng lãnh thổ. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta, đại diện cho trí tuệ của đất nước. Vì vậy hình thức hoạt động quan trọng bậc nhất của Quốc hội là các kỳ họp. Với tính chất là cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống các cơ quan Nhà nước của Nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan được Hiến pháp dành cho vị trí trang trọng nhất, cơ quan đầu tiên trong toàn bộ hệ thống các cơ quan Nhà nước được Hiến pháp quy định. Điều 83 là điều nói rõ nhất vị trí pháp lý của Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Mô hình Quốc hội ở Việt Nam thuộc loại mô hình Quốc hội các nhà nước xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Quốc hội được quy định là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao, thực hiện chủ quyền nhân dân. Sự hiện diện của Quốc hội chứng minh việc tổ chức quyền lực không theo nguyên tắc phân quyền mà là tập quyền xã hội chủ nghĩa, việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nếu như Quốc hội ở các nhà nước tư sản bao gồm các nghị sỹ hoạt động chuyên nghiệp hưởng lương, thì Quốc hội ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa lại bao gồm các đại biểu Quốc hội không được chuyên nghiệp, mà kiêm nhiệm các công tác chuyên môn hay nghề nghiệp khác 2, tr.371. Quốc hội bao gồm các đại biểu hoạt động không thường xuyên, không chuyên trách, trong khi quyền hạn rất lớn, nên buộc Quốc hội phải thành lập ra các tổ chức để giúp Quốc hội đảm nhận các hoạt động có tính chất thường xuyên của Quốc hội, và điều phối hoạt động của Quốc hội giữa hai kỳ họp. Tổ chức của Quốc hội là một trong những yếu tố bảo đảm hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Việc xây dựng tổ chức của Quốc hội theo tinh thần Hiến pháp 1992 được đặt ra với yêu cầu bảo đảm hoạt động quyền lực tối cao thực sự của Quốc hội, nhưng không làm thay đổi Quốc hội. Theo tinh thần đó, tổ chức của Quốc hội đã được quy định gồm có: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng và các Uỷ ban của Quốc hội. Trước đây, trong tổ chức của Quốc hội đã có Uỷ ban thường vụ Quốc hội của Hiến pháp năm 1959. Nhưng theo quy định của Hiến pháp 1980, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã được thay thế bằng Hội đồng Nhà nước. Hội đồng Nhà nước theo quy định của Hiến pháp 1980, là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, đồng thời là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù không tuân theo nguyên tắc phân quyền, nhưng theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, trong tổ chức hoạt động bộ máy Nhà nước vẫn phải có sự phân công phân nhiệm rõ ràng giữa 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, nên một trong những điểm rất mới của Hiến pháp năm 1992, so với các bản Hiến pháp trước đây là sự phân tách Hội đồng Nhà nước thành hai chế định: Chủ tịch nước và Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước đảm nhiệm chức năng Nguyên thủ quốc gia (Hành pháp). Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội (Lập pháp). Vì vậy, so với các cơ quan Nhà nước khác trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, cũng như với các cơ quan của nhà nước phát triển khác, Uỷ ban thường vụ Quốc hội của chúng ta có một vị trí, vai trò rất đặc biệt. 2. Nội dung biểu hiện sự đặc biệt của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Sự đặc biệt của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được thể hiện bằng rất nhiều điểm, nhưng thể hiện nổi bật nhất là các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội. Những nhiệm vụ, quyền hạn này có thể được phân tích thành 6 lĩnh vực sau đây: Thứ nhất, những nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức năng thường trực tổ chức cho Quốc hội hoạt động. Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố và chủ trì việc bầu Đại biểu Quốc hội, tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội, chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; Hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của Đại biểu Quốc hội, thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội. Ở nhà nước tư bản hiện đại thường ấn định rõ ngày bầu cử, ngày tiến hành khoá họp của Quốc hội trong Luật, còn lại những phần việc khác có liên quan đến phục vụ khoá họp thường là những phần việc mang tính chất kỹ thuật đơn thuần có thể do các bộ phận giúp việc, ví dụ như Văn phòng Quốc hội đảm nhiệm. Thứ hai, những nhiệm vụ, quyền hạn thay Quốc hội giải quyết các nhiệm vụ của Quốc hội giữa hai kỳ họp: phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định việc tuyên bố tình trạng đất nước có chiến tranh. Những nhiệm vụ, quyền hạn này phải trình Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp gần nhất. Những nhiệm vụ này ở nhà nước tư bản do Quốc hội của họ hoạt động thường xuyên, nên không phải giao cho một cơ quan nào khác đảm nhiệm. Hiện nay số lượng kỳ họp của Quốc hội Việt Nam ngày càng tăng, nên những nhiệm vụ này của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày càng có xu hướng chuyển về cho Quốc hội. Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa việc thực hiện thẩm quyền đích thực của Quốc hội, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi đã bỏ quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm các quan chức cao cấp của nhà nước của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và chuyển thẩm quyền này lại cho Quốc hội. Chỉ còn lại 1 nhiệm vụ có tính chất cấp bách là quyết định tình trạng chiến tranh. Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật pháp lệnh. Có thể nói đây là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất hiện nay của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nhiệm vụ rất gần với Quốc hội (lập pháp). Nếu như Quốc hội là lập pháp, được quyền làm luật, thì Uỷ ban thường vụ Quóc hội là lập pháp lệnh, tức là làm pháp lệnh. Pháp lệnh chẳng qua là luật. Việc ban hành các văn bản pháp quy thay cho luật là sự đặc biệt trong hệ thống pháp luật của chúng ta, tạo nên sự đặc biệt của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong hệ thống các cơ quan Nhà nước Việt Nam. Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành có hiệu lực chỉ sau luật của Quốc hội. Về nguyên tắc, pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý sau luật được Uỷ ban thường vụ Quốc hội dùng để đặt ra các quy phạm pháp luật, điều chỉnh những mối quan hệ xã hội quan trọng tương đối ổn định, nhưng chưa có luật điều chỉnh, hoặc luật chưa điều chỉnh một cách đầy đủ. Tôi cho rằng pháp lệnh trong một chừng mực nào đó còn tồn tại do chủ yếu của sự vắng luật chứ không phải là do luật chưa điều chỉnh một cách đầy đủ sự thiếu hụt của luật. Việc ban hành pháp lệnh là một chức năng quan trọng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thực chất là thay luật trong khi không có luật, hoặc luật điều chỉnh không đầy đủ. Đây cũng là chức năng của Hội đồng Nhà nước của Hiến pháp 1980. Nhưng pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hiện nay khác với pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước trước đây ở chỗ: Uỷ ban thường vụ Quốc hội hiện nay chỉ được phép làm pháp lệnh trong phạm vi chương trình cho phép của Quốc hội; và có thể bị Chủ tịch nước phủ quyết. Chính những đặc điểm này nhằm hạn chế chức năng làm pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, để tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội. Hai điểm hạn chế nêu trên của quyền ban hành văn bản pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ là nhằm mục đích tăng quyền lập pháp của Quốc hội. Một trong những nhiệm vụ rất liên quan với việc ban hành các văn bản pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là giải thích Hiến pháp và Luật (Điều 7, Luật Tổ chức Quốc hội). Nhiệm vụ này cũng tương tự như việc giải thích Hiến pháp và Luật của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao. Nhưng cho đến nay Uỷ ban thường vụ Quốc hội chưa sử dụng một lần nào. Sở dĩ có hiện tượng này bởi vì Uỷ ban thường vụ Quốc hội không phải là chủ thể quan trọng của sự áp dụng Hiến pháp và luật. Một khi không là chủ thể áp dụng thì, sẽ không bao giờ cảm thấy sự vướng mắc của quy phạm. Không thể là một sự ngẫu nhiên mà người ta giao thẩm quyền giải thích luật cho các thẩm phán của Toà án ở nhiều nước. Quyền giải thích luật gắn liền với quyền tư pháp chứ không phải quyền lập pháp. Người ta gọi tư pháp là quyền nói ra luật(action de dire le droit =juridictio). Các văn bản pháp luật không phải lúc nào ý nghĩa cũng minh thị, nhiều khi rất mập mờ, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Khi đó, những người tiến hành hoạt động tư pháp, cần phải lựa chọn phương pháp giải thích tối ưu. Hơn nữa, luật không thể dự kiến được mọi tình huống xảy ra trong xã hội, khi đó, có tình trạng “lỗ hổng” pháp luật. Trong trường hợp này, những người tiến hành hoạt động tư pháp không thể từ chối xét xử vì lý do không có luật, mà “phải tìm ra, xây dựng lên, một giải pháp pháp lý bằng cách dựa vào phong tục cổ truyền, tài liệu soạn các văn kiện luật, và nhất là những nguyên tắc tổng quát của pháp luật” 1, tr.55. Một quy tắc của quy phạm có thể được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, các chủ thể có thể áp dụng theo cách hiểu đa dạng để có được quyền lợi về mình. Một khi giữa họ không có mâu thuẫn về quyền lợi, thì là điều tốt. Nhưng một khi quyền lợi mâu thuẫn nhau trong cùng một việc áp dụng nội dung của quy phạm, thì họ phải khiếu nại ra Toà, nơi duy nhất hiện nay được nhiều nước quy định có thẩm quyền phán xử sự đúng sai của mỗi bên. Đó là thẩm quyền được giải thích luật của Toà án, chứ không phải của một cơ quan nào khác, kể cả Quốc hội – nơi ban hành ra bản quy phạm. Nhưng Quốc hội với tư cách là một cơ quan lập pháp, thì lại có quyền sửa đổi các đạo luật đã được Quốc hội ban hành ra. Như vậy, quyền làm luật là một chuyện, còn quyền giải thích nó để áp dụng, lại là một chuyện khác. Nếu như chúng ta để quyền giải thích Hiến pháp trong thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì là đã nhầm lẫn giữa quyền tư pháp và lập pháp, không bảo đảm được nguyên tắc về sự phân công phân nhiệm rạch ròi giữa các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp như Đại hội IX đã khẳng định 3, tr.48, và được quy định trong Điều 2 của Hiến pháp 1992 sửa đổi 4, tr.89. Thứ tư, nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và Luật của các cơ quan Nhà nước khác. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; hủy bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Toà án nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, bãi bỏ các Nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. Thực hiện các nhiệm vụ giám sát nêu trên, Uỷ ban thường vụ Quốc hội không khác nào như là một cơ quan của Quốc hội các uỷ ban chuyên môn của Quốc hội. Thậm chí theo quan điểm chuyên môn thì sự giám sát này còn kém hiệu quả hơn cả của các Uỷ ban chuyên môn của Quốc hội. Vì vậy đây không phải là một nhiệm vụ có tính chất đặc thù của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Thứ năm, những nhiệm vụ liên quan đến việc quyết định tình trạng đặc biệt của đất nước. Đó là những quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. Đặc điểm của những nhiệm vụ này là phải giải quyết (quyết định) một cách mau lẹ để kịp thời hạn chế những thiệt hại do tình hình đặc biệt gây ra. Do vậy những nhiệm vụ quyền hạn này theo quy định của các nước khác thuộc thẩm quyền của Nguyên thủ quốc gia người đứng đầu nhà nước, trước đòi hỏi phải phản ứng kịp thời của tình hình. Những nhiệm vụ này thường có liên quan đến việc sử dụng quân đội, và các lực lượng vũ trang khác, để kịp thời xử lý các trường hợp đặc biệt, khắc phục các thiệt hại và mau chóng đưa tình trạng trở thành bình thường. Sở dĩ có hiện tượng này, theo quan điểm của tôi có hai lý do chính. Thứ nhất, về mặt khách quan, có thể nhát dao mổ của các nhà phẫu thuật khi tách hai cơ thể của bộ máy nhà nước khi chúng dính vào nhau không được chuẩn xác. Thứ hai, có thể về phía chủ quan, chưa hoàn toàn tin tưởng vào một thiết chế cá nhân Nguyên thủ quốc gia–với tư cách là người đứng đầu nhà nước. E rằng việc triệu tập cho đủ các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ không thể đáp ứng được tình hình, nhất là trong tình trạng lũ lụt, bão gió thường xuyên xảy ra ở nước ta. Năm 2001 vừa qua trước tình hình bão, lụt của thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố đã ra quyết định áp dụng tình trạng khẩn cấp. Mặc dù không đúng quy định của Hiến pháp, song cũng kịp thời khắc phục được thiệt hại cho địa phương. Thứ sáu, những nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc điều khiển các phiên họp của Chủ tịch Quốc hội, và chứng thực các quyết định đã được thông qua của Quốc hội, đúng như vai trò Speaker của Quốc hội các nước khác. Đây là những nhiệm vụ có tính chất thuần khiết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội các nước tư sản. Chỉ có một điểm khác là họ không hình thành nên một cơ quan Nhà nước thực thụ. Khác với thiết chế của Uỷ ban thường vụ trước đây của Hiến pháp 1959, người đứng đầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội còn là Chủ tịch Quốc hội, nên Chủ tịch Quốc hội có vị trí đặc biệt trong tổ chức hoạt động của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, đảm bảo thi hành quy chế đại biểu Quốc hội, nội quy kỳ họp Quốc hội, ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội triệu tập và chủ tọa hội nghị liên tịch giữa Chủ tịch Hội đồng dân tộc, các Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội để bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng và các Uỷ ban của Quốc hội khi xét thấy cần thiết. Chủ tịch Quốc hội giữ mối quan hệ với các đại biểu Quốc hội, theo dõi thực hiện các quy định của pháp luật về việc bảo đảm điều kiện để đại biểu hoạt động, cung cấp thông tin để đại biểu nắm chương trình hoạt động và tình hình hoạt động của Quốc hội, theo dõi và đôn đốc các đại biểu báo cáo tình hình hoạt động của mình. Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội, thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại, lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong liên minh Quốc hội của toàn thế giới. Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngân sách của Quốc hội, ngân sách của Quốc hội là một khoản độc lập trong ngân sách Nhà nước do Quốc hội thảo luận và quyết định. Ngoài việc điều hành các khoá họp (kỳ họp) của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều hành các phiên họp của chính Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo công tác của Uỷ ban Thường vụ, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập, và chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Giúp việc cho Chủ tịch Quốc hội là các Phó chủ tịch Quốc hội, được phân công đảm nhiệm các phần việc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị. Mỗi tháng họp ít nhất một lần. Pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Ngoài ra, sự đặc biệt của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng thể hiện ở thành phần của Uỷ ban thường vụ Quốc hội không vượt ra khỏi thành phần của Quốc hội, bao gồm chỉ có các đại biểu Quốc hội. Thành phần của Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên. Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các Phó chủ tịch Quốc hội làm các Phó Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 6, Luật tổ chức Quốc hội). Theo quy định này không có Chủ tịch và Phó chủ tịch riêng cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nhưng lại có uỷ viên riêng cho Uỷ ban Thường vụ. Uỷ ban thường vụ Quốc hội như là một cơ quan của Quốc hội. Sự hình thành và sự phát triển của Uỷ ban thường vụ Quốc hội luôn gắn liền với sự phát triển của Quốc hội. Xét một cách tổng quát, Uỷ ban thường vụ Quốc hội của Nhà nước Việt Nam là một cơ quan đặc biệt, không là một loại cơ quan phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Việc tồn tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội luôn luôn gắn bó với Quốc hội, về cơ bản trừ một số ít nhiệm vụ mang nặng tính chất của Nguyên thủ quốc gia, phần nhiều còn lại là gắn bó với Quốc hội, vì rằng chẳng qua là do Quốc hội nước ta không hoạt động thường xuyên như nhiều Quốc hội khác, nên buộc phải thành lập ra một cơ quan mang tính chất thường trực cho Quốc hội, có quyền giải quyết những nhiệm vụ quyền hạn Quốc hội, kể cả việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn các văn bản quy phạm của hành pháp. Về mặt nguyên tắc khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải quyết những vấn đề này đều phải trực tiếp hoặc gián tiếp có sự phê chuẩn của Quốc hội. Bên cạnh những nhiệm vụ này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ riêng liên quan việc bảo đảm các điều kiện hoạt động của Quốc hội, gắn liền với vai trò Chủ tịch Quốc hội, và không cần phải có sự phê chuẩn đồng ý của Quốc hội. Ví dụ, như chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, lãnh đạo việc chuẩn bị, và chủ trì các kỳ họp của Quốc hội, điều hoà phối hợp hoạt động giữa các ủy ban và Hội đồng của Quốc hội và giữ mối liên hệ với các Đại biểu Quốc hội. Từ những điều phân tích ở phần trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, sự hiện diện của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam là gắn liền với vị trí vai trò của Quốc hội chúng ta hiện nay, khi mà Quốc hội chưa trở thành một cơ quan hoạt động một cách thường xuyên. Uỷ ban thường vụ Quốc hội vừa là thực thể của Quốc hội, vừa là một cơ quan có một ví trí tương đối độc lập, gắn liền với vị trí, chức năng của Nguyên thủ quốc gia, khi Uỷ Ban thường vụ Quốc hội được tách từ Hội đồng Nhà nước của Hiến pháp năm 1980, dần dần ngày càng có xu hướng nghiêng về cơ quan thường trực đảm trách các công việc thường trực, đảm bảo các hoạt động thường xuyên của Quốc hội. Trong tương lai không xa nữa, một khi Quốc hội trở thành hoạt động chuyên trách thường xuyên, những phần việc mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đảm trách thay mặt cho Quốc hội, ngày sẽ một giảm đi, đi đến chỗ triệt tiêu và gạt bỏ đi những quy định không thuần khiết của mình, thì Uỷ ban thường vụ sẽ dần chuyển sang đảm nhận các nhiệm vụ thường trực đảm bảo các hoạt động thường xuyên của Quốc hội, không khác nào như các nhiệm vụ của Chủ tịch Quốc hội của các nước khác hiện nay trên thế giới, chủ yếu là chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, và ký chứng thực các văn bản của Quốc hội đã ban hành, mang tính phát ngôn (Speaker) của Quốc hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đình Chân, Luật Hiến phápkhuôn mẫu dân chủ, cuốn 2. Sài gòn, 1975. 2. Nguyễn Đăng Dung, Một số vấn đề về hiến pháp và bộ máy nhà nước, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2001. 3. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. 4. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. ON THE NATIONAL ASSEMBLY’S STANDING COMMITTEE Assoc Prof. Dr. Nguyen Dang Dzung Faculty of Law, Vietnam National University, Hanoi The author has proved that the Standing Committee of the NA is an organ of the Socialist Republic of Vietnam (SRVN) through the analysis its special tasks and power. Moreover, he pointed out the reasons of this speciality and the future of the Standing Committee of the NA. In his opinion, the existance of Standing Committee of the NA closedly refers to the NA’s position and function because our NA does not work frequently. When the NA become the professional one, the works which the Standing Committee of the NA have taken over for the NA will be lesser and lesser, and be stopped in the end, then, the Standing Committee of the NA will take over the standing tasks guarantee the frequent activities of NA. At that time, there will be no differences between the tasks of the Standing Committee of the NA and the tasks of other Paliaments’s President.

BÀN VỀ UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Nguyễn Đăng Dung PGS.TS, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Uỷ ban thường vụ Quốc hội- quan đặc biệt máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trong máy Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có vị trí đặc biệt Sự đặc biệt có cấu tổ chức thẩm quyền Uỷ ban thường vụ Quốc hội tạo nên Sự diện Uỷ ban thường vụ Quốc hội gần giống Đồn Chủ tịch Xơ viết tối cao Liên xơ (cũ) Khi mà hệ thống xã hội chủ nghĩa khơng tồn thực tế nữa, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trở thành đặc biệt Trong tổ chức nhà nước tư loại quan tương tự Sự diện Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vị trí, vai trò cách thức hoạt động Quốc hội định Quốc hội quan đại biểu cao nhân dân, quan quyền lực Nhà nước cao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội quan có quyền lập hiến lập pháp, định vấn đề trọng đại đất nước, giám sát tối cao toàn hoạt động Nhà nước Quốc hội, thể tính đại diện nhân dân tính quyền lực Nhà nước cao tổ chức hoạt động toàn bộ máy Nhà nước Quốc hội quan Nhà nước cử tri nước bầu theo ngun tắc phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp bỏ phiếu kín Bầu cử đại biểu Quốc hội kết lựa chọn nhân dân nước Quốc hội bao gồm đại biểu đại diện cho tầng lớp nhân dân, cho vùng lãnh thổ Quốc hội thể rõ khối đại đoàn kết dân tộc nước ta, đại diện cho trí tuệ đất nước Vì hình thức hoạt động quan trọng bậc Quốc hội kỳ họp Với tính chất quan quyền lực cao hệ thống quan Nhà nước Nhà nước ta, Quốc hội quan Hiến pháp dành cho vị trí trang trọng nhất, quan toàn hệ thống quan Nhà nước Hiến pháp quy định Điều 83 điều nói rõ vị trí pháp lý Quốc hội: "Quốc hội quan đại biểu cao nhân dân, quan quyền lực Nhà nước cao nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội quan có quyền lập hiến lập pháp Quốc hội định sách đối nội đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đất nước; Những nguyên tắc chủ yếu tổ chức hoạt động máy Nhà nước; quan hệ xã hội hoạt động công dân" Mơ hình Quốc hội Việt Nam thuộc loại mơ hình Quốc hội nhà nước xã hội chủ nghĩa Theo đó, Quốc hội quy định quan quyền lực Nhà nước tối cao, thực chủ quyền nhân dân Sự diện Quốc hội chứng minh việc tổ chức quyền lực không theo nguyên tắc phân quyền mà tập quyền xã hội chủ nghĩa, việc tổ chức hoạt động Quốc hội đặt lãnh đạo Đảng cộng sản Nếu Quốc hội nhà nước tư sản bao gồm nghị sỹ hoạt động chuyên nghiệp hưởng lương, Quốc hội nhà nước xã hội chủ nghĩa lại bao gồm đại biểu Quốc hội không chuyên nghiệp, mà kiêm nhiệm công tác chuyên môn hay nghề nghiệp khác [2, tr.371] Quốc hội bao gồm đại biểu hoạt động không thường xuyên, không chuyên trách, quyền hạn lớn, nên buộc Quốc hội phải thành lập tổ chức để giúp Quốc hội đảm nhận hoạt động có tính chất thường xuyên Quốc hội, điều phối hoạt động Quốc hội hai kỳ họp Tổ chức Quốc hội yếu tố bảo đảm hiệu hoạt động Quốc hội Việc xây dựng tổ chức Quốc hội theo tinh thần Hiến pháp 1992 đặt với yêu cầu bảo đảm hoạt động quyền lực tối cao thực Quốc hội, khơng làm thay đổi Quốc hội Theo tinh thần đó, tổ chức Quốc hội quy định gồm có: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Uỷ ban Quốc hội Trước đây, tổ chức Quốc hội có Uỷ ban thường vụ Quốc hội Hiến pháp năm 1959 Nhưng theo quy định Hiến pháp 1980, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thay Hội đồng Nhà nước Hội đồng Nhà nước theo quy định Hiến pháp 1980, quan cao hoạt động thường xuyên Quốc hội, đồng thời Chủ tịch tập thể nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Mặc dù không tuân theo nguyên tắc phân quyền, theo tinh thần đạo Đảng, tổ chức hoạt động máy Nhà nước phải có phân công phân nhiệm rõ ràng quyền: lập pháp, hành pháp tư pháp, nên điểm Hiến pháp năm 1992, so với Hiến pháp trước phân tách Hội đồng Nhà nước thành hai chế định: Chủ tịch nước Uỷ ban thường vụ Quốc hội Chủ tịch nước đảm nhiệm chức Nguyên thủ quốc gia (Hành pháp) Uỷ ban thường vụ Quốc hội quan thường trực Quốc hội (Lập pháp) Vì vậy, so với quan Nhà nước khác hệ thống pháp luật Nhà nước ta, với quan nhà nước phát triển khác, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có vị trí, vai trò đặc biệt Nội dung biểu đặc biệt Uỷ ban thường vụ Quốc hội Sự đặc biệt Uỷ ban thường vụ Quốc hội thể nhiều điểm, thể bật quy định nhiệm vụ, quyền hạn Uỷ ban thường vụ Hiến pháp Luật tổ chức Quốc hội Những nhiệm vụ, quyền hạn phân tích thành lĩnh vực sau đây: Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến chức thường trực tổ chức cho Quốc hội hoạt động Uỷ ban thường vụ Quốc hội cơng bố chủ trì việc bầu Đại biểu Quốc hội, tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập chủ trì kỳ họp Quốc hội, đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động Hội đồng dân tộc Uỷ ban Quốc hội; Hướng dẫn bảo đảm điều kiện hoạt động Đại biểu Quốc hội, thực quan hệ đối ngoại Quốc hội Ở nhà nước tư đại thường ấn định rõ ngày bầu cử, ngày tiến hành khoá họp Quốc hội Luật, lại phần việc khác có liên quan đến phục vụ khố họp thường phần việc mang tính chất kỹ thuật đơn phận giúp việc, ví dụ Văn phòng Quốc hội đảm nhiệm Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn thay Quốc hội giải nhiệm vụ Quốc hội hai kỳ họp: phê chuẩn đề nghị Thủ tướng việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó thủ tướng, Bộ trưởng, thành viên khác Chính phủ, định việc tuyên bố tình trạng đất nước có chiến tranh Những nhiệm vụ, quyền hạn phải trình Quốc hội phê chuẩn kỳ họp gần Những nhiệm vụ nhà nước tư Quốc hội họ hoạt động thường xuyên, nên giao cho quan khác đảm nhiệm Hiện số lượng kỳ họp Quốc hội Việt Nam ngày tăng, nên nhiệm vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày có xu hướng chuyển cho Quốc hội Nhằm mục đích tăng cường việc thực thẩm quyền đích thực Quốc hội, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bỏ quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm quan chức cao cấp nhà nước Uỷ ban thường vụ Quốc hội chuyển thẩm quyền lại cho Quốc hội Chỉ lại nhiệm vụ có tính chất cấp bách định tình trạng chiến tranh Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn Uỷ ban thường vụ Quốc hội việc ban hành văn quy phạm pháp luật- pháp lệnh Có thể nói nhiệm vụ quan trọng bậc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Nhiệm vụ gần với Quốc hội (lập pháp) Nếu Quốc hội lập pháp, quyền làm luật, Uỷ ban thường vụ Quóc hội lập pháp lệnh, tức làm pháp lệnh Pháp lệnh chẳng qua luật Việc ban hành văn pháp quy thay cho luật đặc biệt hệ thống pháp luật chúng ta, tạo nên đặc biệt Uỷ ban thường vụ Quốc hội hệ thống quan Nhà nước Việt Nam Pháp lệnh Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành có hiệu lực sau luật Quốc hội Về nguyên tắc, pháp lệnh văn quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý sau luật Uỷ ban thường vụ Quốc hội dùng để đặt quy phạm pháp luật, điều chỉnh mối quan hệ xã hội quan trọng tương đối ổn định, chưa có luật điều chỉnh, luật chưa điều chỉnh cách đầy đủ Tôi cho pháp lệnh chừng mực tồn chủ yếu vắng luật luật chưa điều chỉnh cách đầy đủ - thiếu hụt luật Việc ban hành pháp lệnh chức quan trọng Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thực chất thay luật khơng có luật, luật điều chỉnh không đầy đủ Đây chức Hội đồng Nhà nước Hiến pháp 1980 Nhưng pháp lệnh Uỷ ban thường vụ Quốc hội khác với pháp lệnh Hội đồng Nhà nước trước chỗ: Uỷ ban thường vụ Quốc hội phép làm pháp lệnh phạm vi chương trình cho phép Quốc hội; bị Chủ tịch nước phủ Chính đặc điểm nhằm hạn chế chức làm pháp lệnh Uỷ ban thường vụ Quốc hội, để tăng cường hoạt động lập pháp Quốc hội Hai điểm hạn chế nêu quyền ban hành văn pháp lệnh Uỷ ban thường vụ nhằm mục đích tăng quyền lập pháp Quốc hội Một nhiệm vụ liên quan với việc ban hành văn pháp lệnh Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp Luật (Điều 7, Luật Tổ chức Quốc hội) Nhiệm vụ tương tự việc giải thích Hiến pháp Luật Đồn chủ tịch Xơ viết tối cao Nhưng Uỷ ban thường vụ Quốc hội chưa sử dụng lần Sở dĩ có tượng Uỷ ban thường vụ Quốc hội khơng phải chủ thể quan trọng áp dụng Hiến pháp luật Một không chủ thể áp dụng thì, khơng cảm thấy vướng mắc quy phạm Không thể ngẫu nhiên mà người ta giao thẩm quyền giải thích luật cho thẩm phán Toà án nhiều nước Quyền giải thích luật gắn liền với quyền tư pháp quyền lập pháp Người ta gọi tư pháp quyền "nói luật"(action de dire le droit =juridictio) Các văn pháp luật lúc ý nghĩa minh thị, nhiều mập mờ, hiểu theo nhiều nghĩa khác Khi đó, người tiến hành hoạt động tư pháp, cần phải lựa chọn phương pháp giải thích tối ưu Hơn nữa, luật khơng thể dự kiến tình xảy xã hội, đó, có tình trạng “lỗ hổng” pháp luật Trong trường hợp này, người tiến hành hoạt động tư pháp từ chối xét xử lý khơng có luật, mà “phải tìm ra, xây dựng lên, giải pháp pháp lý cách dựa vào phong tục cổ truyền, tài liệu soạn văn kiện luật, nguyên tắc tổng quát pháp luật” [1, tr.55] Một quy tắc quy phạm hiểu nhiều góc độ khác nhau, chủ thể áp dụng theo cách hiểu đa dạng để có quyền lợi Một họ khơng có mâu thuẫn quyền lợi, điều tốt Nhưng quyền lợi mâu thuẫn việc áp dụng nội dung quy phạm, họ phải khiếu nại Toà, nơi nhiều nước quy định có thẩm quyền phán xử sai bên Đó thẩm quyền giải thích luật Tồ án, khơng phải quan khác, kể Quốc hội – nơi ban hành quy phạm Nhưng Quốc hội với tư cách quan lập pháp, lại có quyền sửa đổi đạo luật Quốc hội ban hành Như vậy, quyền làm luật chuyện, quyền giải thích để áp dụng, lại chuyện khác Nếu để quyền giải thích Hiến pháp thẩm quyền Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhầm lẫn quyền tư pháp lập pháp, không bảo đảm ngun tắc phân cơng phân nhiệm rạch ròi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Đại hội IX khẳng định [3, tr.48], quy định Điều Hiến pháp 1992 sửa đổi [4, tr.8-9] Thứ tư, nhiệm vụ quyền hạn Uỷ ban thường vụ Quốc hội việc giám sát việc tuân thủ Hiến pháp Luật quan Nhà nước khác Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giám sát hoạt động Chính phủ, Tồ án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đình việc thi hành văn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị Quốc hội, trình Quốc hội định việc huỷ bỏ văn đó; hủy bỏ văn Chính phủ, Thủ tướng phủ, Toà án nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Giám sát hướng dẫn hoạt động Hội đồng nhân dân, bãi bỏ Nghị sai trái Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trường hợp Hội đồng nhân dân làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhân dân Thực nhiệm vụ giám sát nêu trên, Uỷ ban thường vụ Quốc hội không khác quan Quốc hội- uỷ ban chuyên môn Quốc hội Thậm chí theo quan điểm chun mơn giám sát hiệu Uỷ ban chun mơn Quốc hội Vì khơng phải nhiệm vụ có tính chất đặc thù Uỷ ban thường vụ Quốc hội Thứ năm, nhiệm vụ liên quan đến việc định tình trạng đặc biệt đất nước Đó quyền hạn Uỷ ban thường vụ Quốc hội việc định tổng động viên động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp nước địa phương Đặc điểm nhiệm vụ phải giải (quyết định) cách mau lẹ để kịp thời hạn chế thiệt hại tình hình đặc biệt gây Do nhiệm vụ quyền hạn theo quy định nước khác thuộc thẩm quyền Nguyên thủ quốc gia- người đứng đầu nhà nước, trước đòi hỏi phải phản ứng kịp thời tình hình Những nhiệm vụ thường có liên quan đến việc sử dụng quân đội, lực lượng vũ trang khác, để kịp thời xử lý trường hợp đặc biệt, khắc phục thiệt hại mau chóng đưa tình trạng trở thành bình thường Sở dĩ có tượng này, theo quan điểm tơi có hai lý Thứ nhất, mặt khách quan, nhát dao mổ nhà phẫu thuật tách hai thể máy nhà nước chúng dính vào khơng chuẩn xác Thứ hai, phía chủ quan, chưa hoàn toàn tin tưởng vào thiết chế cá nhân Nguyên thủ quốc gia–với tư cách người đứng đầu nhà nước E việc triệu tập cho đủ thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội khơng thể đáp ứng tình hình, tình trạng lũ lụt, bão gió thường xuyên xảy nước ta Năm 2001 vừa qua trước tình hình bão, lụt thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố định áp dụng tình trạng khẩn cấp Mặc dù không quy định Hiến pháp, song kịp thời khắc phục thiệt hại cho địa phương Thứ sáu, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc điều khiển phiên họp Chủ tịch Quốc hội, chứng thực định thông qua Quốc hội, vai trò Speaker Quốc hội nước khác Đây nhiệm vụ có tính chất khiết Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước tư sản Chỉ có điểm khác họ khơng hình thành nên quan Nhà nước thực thụ Khác với thiết chế Uỷ ban thường vụ trước Hiến pháp 1959, người đứng đầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội Chủ tịch Quốc hội, nên Chủ tịch Quốc hội có vị trí đặc biệt tổ chức hoạt động Quốc hội Chủ tịch Quốc hội chủ tọa phiên họp Quốc hội, đảm bảo thi hành quy chế đại biểu Quốc hội, nội quy kỳ họp Quốc hội, ký chứng thực luật, nghị Quốc hội Chủ tịch Quốc hội triệu tập chủ tọa hội nghị liên tịch Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc hội để bàn chương trình hoạt động Quốc hội, Hội đồng Uỷ ban Quốc hội xét thấy cần thiết Chủ tịch Quốc hội giữ mối quan hệ với đại biểu Quốc hội, theo dõi thực quy định pháp luật việc bảo đảm điều kiện để đại biểu hoạt động, cung cấp thông tin để đại biểu nắm chương trình hoạt động tình hình hoạt động Quốc hội, theo dõi đôn đốc đại biểu báo cáo tình hình hoạt động Chủ tịch Quốc hội đạo việc thực công tác đối ngoại Quốc hội, thay mặt Quốc hội quan hệ đối ngoại, lãnh đạo hoạt động đoàn Quốc hội Việt Nam liên minh Quốc hội toàn giới Chủ tịch Quốc hội đạo tổ chức thực ngân sách Quốc hội, ngân sách Quốc hội khoản độc lập ngân sách Nhà nước Quốc hội thảo luận định Ngồi việc điều hành khố họp (kỳ họp) Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội giữ vai trò quan trọng việc điều hành phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo công tác Uỷ ban Thường vụ, đạo việc chuẩn bị, triệu tập, chủ tọa phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội Giúp việc cho Chủ tịch Quốc hội Phó chủ tịch Quốc hội, phân cơng đảm nhiệm phần việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị Mỗi tháng họp lần Pháp lệnh nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải nửa tổng số thành viên biểu tán thành Ngoài ra, đặc biệt Uỷ ban thường vụ Quốc hội thể thành phần Uỷ ban thường vụ Quốc hội không vượt khỏi thành phần Quốc hội, bao gồm có đại biểu Quốc hội Thành phần Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uỷ viên Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Phó chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 6, Luật tổ chức Quốc hội) Theo quy định khơng có Chủ tịch Phó chủ tịch riêng cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lại có uỷ viên riêng cho Uỷ ban Thường vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội quan Quốc hội Sự hình thành phát triển Uỷ ban thường vụ Quốc hội gắn liền với phát triển Quốc hội Xét cách tổng quát, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Nhà nước Việt Nam quan đặc biệt, không loại quan phổ biến nhiều nước giới Việc tồn Uỷ ban thường vụ Quốc hội ln ln gắn bó với Quốc hội, trừ số nhiệm vụ mang nặng tính chất Nguyên thủ quốc gia, phần nhiều lại gắn bó với Quốc hội, chẳng qua Quốc hội nước ta không hoạt động thường xuyên nhiều Quốc hội khác, nên buộc phải thành lập quan mang tính chất thường trực cho Quốc hội, có quyền giải nhiệm vụ quyền hạn Quốc hội, kể việc ban hành văn quy phạm pháp luật có hiệu lực cao văn quy phạm hành pháp Về mặt nguyên tắc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải vấn đề phải trực tiếp gián tiếp có phê chuẩn Quốc hội Bên cạnh nhiệm vụ này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ riêng liên quan việc bảo đảm điều kiện hoạt động Quốc hội, gắn liền với vai trò Chủ tịch Quốc hội, khơng cần phải có phê chuẩn đồng ý Quốc hội Ví dụ, chủ tọa phiên họp Quốc hội, lãnh đạo việc chuẩn bị, chủ trì kỳ họp Quốc hội, điều hoà phối hợp hoạt động ủy ban Hội đồng Quốc hội giữ mối liên hệ với Đại biểu Quốc hội Từ điều phân tích phần trên, nhận thấy rằng, diện Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam gắn liền với vị trí vai trò Quốc hội nay, mà Quốc hội chưa trở thành quan hoạt động cách thường xuyên Uỷ ban thường vụ Quốc hội vừa thực thể Quốc hội, vừa quan có ví trí tương đối độc lập, gắn liền với vị trí, chức Nguyên thủ quốc gia, Uỷ Ban thường vụ Quốc hội tách từ Hội đồng Nhà nước Hiến pháp năm 1980, ngày có xu hướng nghiêng quan thường trực đảm trách công việc thường trực, đảm bảo hoạt động thường xuyên Quốc hội Trong tương lai không xa nữa, Quốc hội trở thành hoạt động chuyên trách thường xuyên, phần việc mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đảm trách thay mặt cho Quốc hội, ngày giảm đi, đến chỗ triệt tiêu gạt bỏ quy định khơng khiết mình, Uỷ ban thường vụ dần chuyển sang đảm nhận nhiệm vụ thường trực đảm bảo hoạt động thường xuyên Quốc hội, không khác nhiệm vụ Chủ tịch Quốc hội nước khác giới, chủ yếu chủ tọa phiên họp Quốc hội, ký chứng thực văn Quốc hội ban hành, mang tính phát ngơn (Speaker) Quốc hội TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Đình Chân, Luật Hiến pháp-khn mẫu dân chủ, Sài gòn, 1975 2 Nguyễn Đăng Dung, Một số vấn đề hiến pháp máy nhà nước, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2001 Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị Quốc hội việc sửa đổi, bổ sung số điều Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 ON THE NATIONAL ASSEMBLY’S STANDING COMMITTEE Assoc Prof Dr Nguyen Dang Dzung Faculty of Law, Vietnam National University, Hanoi The author has proved that the Standing Committee of the NA is an organ of the Socialist Republic of Vietnam (SRVN) through the analysis its special tasks and power Moreover, he pointed out the reasons of this speciality and the future of the Standing Committee of the NA In his opinion, the existance of Standing Committee of the NA closedly refers to the NA’s position and function because our NA does not work frequently When the NA become the professional one, the works which the Standing Committee of the NA have taken over for the NA will be lesser and lesser, and be stopped in the end, then, the Standing Committee of the NA will take over the standing tasksguarantee the frequent activities of NA At that time, there will be no differences between the tasks of the Standing Committee of the NA and the tasks of other Paliaments’s President ... làm thay đổi Quốc hội Theo tinh thần đó, tổ chức Quốc hội quy định gồm có: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Uỷ ban Quốc hội Trước đây, tổ chức Quốc hội có Uỷ ban thường vụ Quốc hội Hiến pháp... đại biểu Quốc hội Thành phần Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uỷ viên Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Phó chủ tịch Quốc hội làm... Uỷ ban thường vụ Quốc hội Giúp việc cho Chủ tịch Quốc hội Phó chủ tịch Quốc hội, phân công đảm nhiệm phần việc Uỷ ban thường vụ Quốc hội Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị

Ngày đăng: 16/11/2019, 14:15

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w