1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bai thu hoach sức khỏe cộng đồng 1

12 187 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 362,75 KB

Nội dung

Câu 2: Chức năng vai trò của dược sỹ trước đây và hiện nay? Trước đây: Dược sỹ là một chuyên gia về thuốc, dược sỹ kiểm tra các hướng dẫn của bác sỹ trên toa thuốc , kiểm tra thuốc và cung cấp thuốc . Hiện nay: Dược sỹ ngoài vai trò là một chuyên gia về thuốc còn là một chuyên gia về chăm sóc sức khỏe, hướng đến sức khỏe trong cộng đồng. Dược sỹ kiểm tra những loại thuốc được kê toa có các tương tác tiêu cực như thế nào với nhau và đối với tình trạng bệnh của bệnh nhân Dược sỹ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc như thế nào là đúng cách và thời gian uống thuốc theo quy định. Dược sỹ tư vấn các chủ đề sức khỏe nói chung cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc, chẳng hạn như chế độ ăn uống, tập thể dục và các vấn đề khác. Dược sĩ theo dõi quá trình sử dụng thuốc và đáp ứng điều trị của người bệnh để có những tư vấn điều chỉnh phù hợp trong công tác điều trị với bác sỹ Trong các bệnh viện và các cơ sở y tế, dược sĩ có thể đề xuất những loại thuốc sử dụng phù hợp cho bệnh nhân với bác sỹ. Dược sĩ cũng tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân cách tự theo dõi sức khỏe của bệnh nhân, với người cao tuổi giúp người cao tuổi cách quản lý các loại thuốc dễ nhớ và dễ sử dụng Dược sỹ tư vấn cho các cơ sở y tế, các nhà thuốc bảo hiểm về cách làm cho dịch vụ nhà thuốc hiệu quả hơn.

Trang 1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

KHOA DƯỢC

BÀI THU HOẠCH

MÔN: SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG GVHD: Cô Phạm Phương Thảo Lớp: 14PP415

SVTH:

Biên Hòa tháng 11/2018

- Lương Thị Anh MSSV: 415000024

- Mai Nguyên Thiên Kiều MSSV: 415000048

- Ngô Thị Luyến MSSV: 415000372

- Dư Thị Trúc Mai MSSV: 415000161

Trang 2

2

Bài làm Câu 1 Dược sỹ có thể làm những công việc gì? Dược sỹ có thể làm ở đâu? Chức năng vai trò của người dược sỹ?

1.1 Các công việc dược sỹ có thể làm:

- Tư vấn thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý tại nhà thuốc

- Theo dõi tác dụng phụ, ADR của thuốc

- Duyệt toa thuốc

- Bình đơn thuốc

- Đào tạo, giảng dạy

- Thanh tra y tế

- Tham vấn để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh

- Maketing dược

- Kiểm nghiệm thuốc

- Thủ kho

- Bào chế

- Sản xuất, bảo quản thuốc

- Dự trù thuốc cho khoa dược

- Nghiên cứu

- Tham gia đấu thầu thuốc

- Trưởng bộ phận sản xuất

- Pha chế thuốc theo đơn

- Dược lâm sàng

- Chăm sóc dược

- Chăm sóc sức khỏe cán bộ về mảng dược

- Kiểm định viên

- Sản xuất, nuôi trồng dược liệu

- Kiểm tra, giám sát thuốc bị thu hồi

- Tham gia ban hành Luật Dược, danh mục thuốc

Trang 3

3

- Cấp giấy chứng chỉ hành nghề

- Triển khai các thông tư, nghị định

- Các công tác liên quan đến thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm: cấp phép lưu hành, số đăng ký…

1.2 Nơi làm việc của dược sỹ:

- Bệnh viện

- Nhà thuốc

- Công ty phân phối dược phẩm

- Công ty sản xuất dược phẩm

- Công ty phân phối và sản xuất dược phẩm

- Cơ quan quản lý nhà nước về y tế

- Viện kiểm nghiệm, trung tâm kiểm nghiệm thuốc

- Trường học

- Trung tâm quản lý bệnh xã hội

1.3 Chức năng, vai trò của người dược sỹ

- Đào tạo (giảng dạy, hướng dẫn, tập huấn, giới thiệu thuốc )

- Kiểm nghiệm (kiểm tra chất lượng thuốc, thử tương đương sinh học )

- Sản xuất (bào chế, pha chế theo đơn, viết qui trình sản xuất, nuôi trồng dược liệu, )

- Nghiên cứu, thử nghiệm thuốc ( nghiên cứu qui trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, vaccin, )

- Dược lâm sàng (theo dõi ADR, giám sát việc sử dụng thuốc, cảnh giác dược, chăm sóc dược, )

- Phân phối (Marketing dược, bán thuốc, bảo quản thuốc, )

- Quản lý dược ( thanh tra, thẩm định, đấu thầu, chính sách, cấp chứng chỉ hành nghề, kiểm tra giám sát thuốc bị thu hồi, tham gia ban hành luật dược, danh mục thuốc, triển khai thông tư, nghị định, thực hiện các công tác liên quan

Trang 4

4

đến thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm như: cấp phép lưu hành, số đăng ký )

- Tham vấn phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh, tuyên tuyền kiến thức về dược,

- Duyệt toa, bình đơn thuốc, giám sát cấp phát thuốc theo toa, đánh giá tương tác thuốc trong đơn

- Đảm trách các chức vụ trong công ty dược (thủ kho, trưởng bộ phận sản xuất, giám đốc phụ trách chuyên môn ), trong bệnh viện (thủ kho, trưởng khoa dược, ), viện kiểm nghiệm (kiểm nghiệm viên, ), cơ quan quản lý về dược (thanh tra viên, nhân viên quản lý dược, trưởng phòng y tế, ), nhà thuốc (nhân viên, người phụ trách chuyên môn )

- Tư vấn sử dụng thuốc, chăm sóc sức khỏe cán bộ về mảng dược

Câu 2: Chức năng vai trò của dược sỹ trước đây và hiện nay?

Trước đây:

Dược sỹ là một chuyên gia về thuốc, dược sỹ kiểm tra các hướng dẫn của bác sỹ

trên toa thuốc , kiểm tra thuốc và cung cấp thuốc

Hiện nay:

Dược sỹ ngoài vai trò là một chuyên gia về thuốc còn là một chuyên gia về chăm sóc sức khỏe, hướng đến sức khỏe trong cộng đồng

- Dược sỹ kiểm tra những loại thuốc được kê toa có các tương tác tiêu cực như

thế nào với nhau và đối với tình trạng bệnh của bệnh nhân

- Dược sỹ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc như thế nào là đúng cách và

thời gian uống thuốc theo quy định

- Dược sỹ tư vấn các chủ đề sức khỏe nói chung cho bệnh nhân khi sử dụng

thuốc, chẳng hạn như chế độ ăn uống, tập thể dục và các vấn đề khác

- Dược sĩ theo dõi quá trình sử dụng thuốc và đáp ứng điều trị của người bệnh để có những tư vấn điều chỉnh phù hợp trong công tác điều trị với bác sỹ

Trang 5

5

- Trong các bệnh viện và các cơ sở y tế, dược sĩ có thể đề xuất những loại thuốc sử dụng phù hợp cho bệnh nhân với bác sỹ

- Dược sĩ cũng tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân cách tự theo dõi sức khỏe của bệnh nhân, với người cao tuổi giúp người cao tuổi cách quản lý các loại thuốc

dễ nhớ và dễ sử dụng

- Dược sỹ tư vấn cho các cơ sở y tế, các nhà thuốc bảo hiểm về cách làm cho dịch vụ nhà thuốc hiệu quả hơn

- Ngoài ra dược sỹ còn đảm trách một số công việc khác như:

 Phụ trách dược lâm sàng (giám sát việc sử dụng thuốc, cảnh giác dược, chăm sóc dược )

 Tham gia và theo dõi hội chuẩn

 Tham gia theo dõi điều trị

 Theo dõi và báo cáo ADR

 Cập nhật thông tin về thuốc và đưa ra hướng điều trị

 Maketing dược

 Nghiên cứu và phát triển thuốc mới, vaccine, sinh phẩm y tế…

 Đấu thầu thuốc

Câu 3: Chức năng, vai trò của dược sỹ trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng vai trò nổi bật của dược sỹ là giáo dục sức khỏe cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn hợp lý Bởi hiện nay tình trạng

đề kháng kháng sinh tràn lan, điều này có liên quan mật thiết đến gia tăng sự

kháng thuốc Là những người hướng dẫn chuyên môn, các dược sĩ cộng đồng có một số cơ hội quan trọng để can thiệp và ngăn ngừa việc sử dụng kháng sinh không cần thiết Khi gặp vấn đề về sức khỏe, bệnh nhân thường đi đến nhà

thuốc cộng đồng trước tiên để tìm lời khuyên về các bệnh nhiễm trùng và các thuốc OTC để làm giảm các triệu chứng của họ Dược sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân hiểu rằng khi nhiễm virus thì sử dụng các chất kháng khuẩn không đem lại hiệu quả và khuyến cáo các sản phẩm OTC thích hợp để chăm sóc hỗ trợ

Trang 6

6

Dược sỹ cũng là người cung cấp thông tin thay đổi lối sống cho bệnh nhân,

giúp bệnh nhân tự kiểm soát bệnh và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị- một trong những mấu chốt để điều trị thành công

Dược sỹ cũng là người tham gia sàng lọc sức khỏe cho bệnh nhân, giúp

bệnh nhân sớm tiếp cận với điều trị, từ đó nâng cao sức khỏe cho cộng đồng

Dược sỹ cũng là người giúp ngăn ngừa các lỗi y tế từ cả 2 phía: một là giúp

tăng cường hiểu biết về sức khỏe cho bệnh nhân; hai là dược sỹ là nơi cân bằng

hệ thống y tế vì với sự đa dạng và phức tạp của các loại thuốc hiện nay, các y tá, bác sỹ không thể nào theo kịp được tất cả các thông tin cần thiết cho việc sử dụng thuốc an toàn

Dược sỹ có vai trò quan trọng trong cảnh giác dược “ giám sát an toàn các

loại thuốc sử dụng phổ biến phải là một phần không thể thiếu trong thực hành lâm sàng” các nguyên tắc này, có tác động lớn tới chất lượng chăm sóc sức khỏe

Trách nhiệm lâm sàng quan trọng của dược sĩ là trong phát hiện sớm các phản ứng có hại (ADR) và các vấn đề liên quan tới thuốc cũng như giám sát hiệu quả của thuốc Các dược sĩ, là một phần của nhân lực y tế, là nguồn của cả

thông tin về thuốc và thông tin đánh giá quan trọng về thuốc Kỹ năng chuyên môn của dược sỹ là rất quan trọng cho các ứng dụng tính an toàn của thuốc với các nhu cầu đặc biệt của người bệnh

Dược sỹ cũng thường tham gia vào việc quản lý lâm sàng bệnh mãn tính,

chẩn đoán điều trị bệnh nhẹ, cung cấp nguồn nhân lực cho công đồng bằng cách

thực hiện việc phòng ngừa ban đầu thông qua giáo dục sức khỏe - đây là nhu

cầu cấp thiết của nền y tế

Ở cấp độ vĩ mô, dược sỹ công cộng có thể cung cấp thông tin giúp hoạch định sức khỏe, đáp ứng nhu cầu cộng đồng Mặt khác dược sỹ cũng có thể là người lập kế hoạch về sức khỏe y tế hay áp dụng các chiến lược y tế cho cộng

đồng

Trang 7

7

Có thể nói, giá trị đóng góp của dược sỹ trong y tế công cộng là vô giá, nằm ở

vị trí trung tâm trong cộng đồng và cả trong chuyên môn lâm sàng

Câu 4: Vai trò của dược sỹ đối với bệnh mãn tính

 Định nghĩa bệnh mãn tính là gì:

Là bệnh tiến triển dần dần và kéo dài, thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên

 Một số bệnh mạn tính:

- Bệnh hô hấp mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn, hen và khí phế thủng…

- Bệnh nội tiết: béo phì, đái tháo đường…

- Bệnh lý tâm thần kinh: sa sút trí tuệ, trầm cảm…

- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não…

- Bệnh tự miễn như viêm loét đại tràng, Lupus ban đỏ…

- Bệnh xương khớp mạn tính: viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp (thoái khớp), loãng xương…

- Hội chứng mệt mỏi mạn tính

- Suy thận mạn tính

- Ung thư

- Viêm gan mạn tính

- Do sự tác động lâu dài của các yếu tố (Các độc tố, quá tải chức năng, tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý…) đến cơ thể gây suy giảm, thoái hóa, rối loạn các chức năng sống của cơ thể

 Vai trò của dược sỹ đối với bệnh mãn tính:

Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, người dân ngày nay sống tốt hơn,

khỏe hơn và thọ hơn so với cách đây 30 năm Cũng như các nước phát triển, mô hình dịch tễ học của Việt Nam đang tiến dần từ mô hình bệnh cấp tính sang

mô hình của các bệnh mạn tính, sự thay đổi cấu trúc dân số với sự già hóa làm

cấu trúc bệnh tật có nhiều thay đổi Các bệnh mãn tính này sẽ là gánh nặng cho

Trang 8

8

hệ thống y tế trong những năm sắp tới Do đó vai trò của dược sỹ càng nên được phát huy ngay trong thời điểm hiện nay, góp phần cải thiện tình hình sức khỏe người dân trong tương lai

Đầu tiên, thói quen người Việt là khi gặp vấn đề về sức khỏe người đầu tiên họ nhờ đến đó là các dược sỹ tại nhà thuốc Lúc này dược sỹ có vai trò vô

cùng quan trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và tư vấn phòng bệnh Để có

sức khỏe tốt, mỗi người dân cần được tư vấn về việc phòng ngừa bệnh tật ngay

từ trong thói quen ăn uống, tập thể dục hàng ngày, quan trọng nữa giúp phát hiện bệnh sớm là khám sức khỏe định kỳ Điều này không dễ gì người dân tự thực hiện nếu không có sự tư vấn thấu đáo về những lợi ích cũng như nguy cơ trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ

Các dược sĩ cộng đồng là người tiếp xúc trực tiếp với mọi đối tượng bệnh nhân ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời với tình trạng sức khỏe khác nhau: khi họ hoàn toàn khỏe mạnh, khi họ bắt đầu lo lắng cho sức khoẻ và khi họ có những vấn đề dài hạn về sức khỏe” “Nếu các dược sĩ có thể nhận ra ai đó bị tăng huyết áp, có dấu hiệu bệnh đái tháo đường , mỡ máu, đau thắt ngực, cũng

như các bệnh mãn tính khác, ngay lúc này họ có cơ hội để thay đổi cuộc sống người bệnh – đó là cung cấp cho người bệnh thông tin đúng vào đúng thời điểm.”

Những đối tượng bệnh nhân chưa kiểm soát với những lý do cụ thể: như không dung nạp thuốc, hoặc không tuân thủ điều trị, không giống như cách các bác sĩ thường làm, các dược sĩ dành thời gian trò chuyện với mỗi bệnh nhân trước, trong thời gian đó họ khai thác được đầy đủ lịch sử dùng thuốc và lối

sống Sau lần tư vấn đầu tiên, một kế hoạch điều trị được xây dựng với bệnh nhân, phù hợp với lối sống của họ, và giúp họ có thể dễ dàng tuân thủ điều trị

Dược sĩ có thể làm nhiều hơn để giúp quản lý người bệnh mãn tính và mang lại cho họ quyền kiểm soát sức khoẻ, ví dụ bằng cách khuyến khích người

Trang 9

9

bệnh giám sát huyết áp tại nhà nhiều hơn và cập nhật nhật ký huyết áp thường

xuyên hơn chính sự tham vấn trực tiếp của các dược sĩ dẫn đến các kết quả tích cực, giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí và cải thiện sức khỏe tốt hơn

Như vậy, vai trò của dược sỹ là vô cùng quan trọng trong việc quản lý bệnh mãn tính, từ khâu sàng lọc, phòng ngừa, phát hiện, cải thiện bệnh đến giám sát và theo dõi điều trị, giúp bệnh nhân khỏe mạnh hơn, cải thiện chất

lượng sống và hòa nhập được với cuộc sống xã hội Giảm tổng chi phí y tế bằng phương pháp cung cấp cho bệnh nhân liệu pháp chữa trị hiệu quả với thuốc chất

lượng cao, giúp giảm hoặc phòng ngừa tỉ lệ tàn phế, nhập viện và tử vong do các biến chứng của bệnh

Câu 5: Vai trò của dược sỹ đối với bệnh tâm thần

5.1 Định nghĩa bệnh tâm thần

Sức khỏe tâm thần là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, có được sự

cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân, người xung quanh và xã hội, có khả năng

ứng xử bằng hành vi, cảm xúc hợp lý trước mọi tình huống

Bệnh tâm thần :

thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm…

- Là loại bệnh rất phổ biến, công nghiệp ngày càng phát triển, sự tập trung dân

cư vào các thành phố ngày càng đông, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh ngày càng tăng

- Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột nhưng làm giảm sút khả năng lao động, học tập, làm đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và tổn thất cả về kinh tế

- Bệnh tâm thần nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội Phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời là để ngăn chặn sự tiến triển xấu này

Trang 10

10

- Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống giúp cá nhân tận hưởng một cách tốt nhất trong hoàn cảnh của họ ngay cả khi hoàn cảnh khắc nghiệp khó khăn,để

có được sức khỏe tâm thần thì phải khỏe mạnh về mặt tâm trí thể hiện qua năm khía cạnh sau:

 Khả năng tận hưởng cuộc sống

 Khả năng phục hồi

 Khả năng cân bằng

 Khả năng phát triển cá nhân

 Khả năng sự linh hoạt của cá nhân đó

Một số bệnh tâm thần thường gặp:

- Bệnh tâm thần phân liệt

- Bệnh động kinh

- Bệnh hoang tưởng

- Bệnh trầm cảm

- Rối loạn lưỡng cực

- Bệnh Ahzheimer

- Chứng chán ăn tâm thần

- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

- Rối loạn tâm thần do rượu hay ma túy

- Chậm phát triển trí tuệ

5.2 Vai trò của Dược sĩ đối với bệnh tâm thần

- Đối với bệnh nhân(đối với bệnh cấp độ nhẹ):

 Tư vấn dự phòng bệnh, giúp bệnh nhân phát hiện sớm các triệu chứng

để điều trị kịp thời

 Cung cấp thuốc

 Đánh giá thuốc

 Tư vấn cách sử dụng thuốc

Trang 11

11

 Cung cấp thông tin thuốc, bệnh…Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả Hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc

 Sàng lọc bệnh

 Đánh giá hiệu quả thuốc, tác dụng phụ, tương tác thuốc Cách nhận biết

và hạn chế Xử trí khi có dấu hiệu của tác dụng phụ, tương tác có hại Đảm bảo sự tuân thủ điều trị

 Hướng dẫn thay đổi lối sống, sinh hoạt, giảm kỳ thị của bản thân

 Hồi phục chức năng

 Giới thiệu đến bác sĩ tâm lý khi thấy nghi ngờ

 Giám sát sử dụng thuốc và tình trạng sức khỏe tâm thần

- Đối với nhân viên y tế:

 Tư vấn thuốc, tương tác, tác dụng phụ

 Tư vấn lựa chọn thuốc phù hợp

 Tư vấn thông tin được cập nhật liên tục, chính xác

 Tư vấn liều

 Đưa ra các liệu pháp điều trị tâm lí

 Tư vấn giúp giảm tổng chi phí điều trị

- Đối với người nhà:

 Tạo mối quan hệ tốt để dể giao tiếp, tư vấn, giúp đỡ

 Hướng dẫn quản lý bệnh nhân

 Hướng dẫn tuân thủ thuốc sử dụng, tái khám, giao tiếp bệnh nhân

 Nên thông cảm và giảm sự kỳ thị với bệnh nhân

 Đào tạo về kiến thức về bệnh, cách chăm sóc người bệnh

 Quản lý bệnh nhân: cho uống thuốc, tái khám, giao tiếp với bệnh nhân

- Đối với cộng đồng:

 Tuyên truyền tác hại bệnh

 Nguyên nhân gây nên

Ngày đăng: 15/11/2019, 19:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w