1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam

99 192 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 591 KB

Nội dung

. Trình bày, phân tích khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tự do và an ninh cá nhân cũng như vấn đề bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam. b. Tóm tắt các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam trong các giai đoạn từ thời kỳ phong kiến cho đến nay về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người. b. Trình bày, phân tích các quy định hiện hành của Bộ luật hình sự Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người. c. Trình bày, phân tích thực tiễn áp dụng quy định về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người thông qua nghiên cứu các vụ án cụ thể có liên quan đến sự xâm phạm tự do và an ninh cá nhân của con người, chỉ ra những điểm hạn chế khi áp dụng và nguyên nhân của hạn chế đó. Đóng góp một số ý kiến để hoàn thiện các quy định hiện hành về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRẦN THANH HẰNG

B¶O VÖ Tù DO Vµ AN NINH C¸ NH¢N CñA CON NG¦êi

B»NG PH¸P LUËT H×NH Sù VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRẦN THANH HẰNG

B¶O VÖ Tù DO Vµ AN NINH C¸ NH¢N CñA CON NG¦êi

B»NG PH¸P LUËT H×NH Sù VIÖT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ LAN CHI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn bảo đảm tính chính xác, trung thực, tin cậy Tôi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết lời cam đoan đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi

có thể bảo vệ luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Thanh Hằng

Trang 4

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TỰ DO VÀ

AN NINH CÁ NHÂN CỦA CON NGƯỜI BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 8

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của

con người bằng pháp luật hình sự 8

1.2 Chuẩn mực quốc tế và pháp luật hình sự một số nước trên thế

giới về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân 20

1.3 Khái quát lịch sử bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người

trong pháp luật hình sự Việt Nam 32

Kết luận Chương 141

Chương 2: SỰ THỂ HIỆN VIỆC BẢO VỆ TỰ DO VÀ AN NINH CÁ

NHÂN CỦA CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN THỰC THI 422.1 Sự thể hiện việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người

trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành và thựctiễn thực thi 42

2.2 Sự thể hiện việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người

bằng các quy định trong Phần Các tội phạm Bộ luật hình sựViệt Nam hiện hành 50

2.3 Thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam

về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân 60

Kết luận Chương 269

Trang 5

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ TỰ DO

VÀ AN NINH CÁ NHÂN CỦA CON NGƯỜI BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 70

3.1 Sự cần thiết bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người

bằng pháp luật hình sự Việt Nam 70

3.2 Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam theo

hướng tăng cường bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người72

3.3 Các giải pháp khác 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật hình sự

CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CQĐT: Cơ quan điều tra

HRC: Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp quốcICCPR: Công ước quốc tế các quyền dân sự, chính

trị năm 1966TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

UDHR: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người

năm 1948VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diễn biến tình hình một số loại tội phạm xâm phạm

tính mạng, sức khỏe của con người giai đoạn 2010 –

Bảng 2.2: Diễn biến tình hình một số loại tội phạm xâm phạm

danh dự, nhân phẩm con người giai đoạn 2010-2014 62 Bảng 2.3: Kết quả điều tra khám phá một số loại tội xâm phạm

Bảng 2.4: Kết quả điều tra khám phá một số loại tội xâm phạm

nhân phẩm, danh dự của con người giai đoạn 2010

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử phát triển của quyền con người trải qua ba giai đoạn – ba thế hệquyền con người, đó là: quyền con người thế hệ thứ nhất - các quyền về dân

sự, chính trị; quyền con người thế hệ thứ hai – các quyền kinh tế, xã hội, vănhóa; quyền con người thế hệ thứ ba - quyền đoàn kết, quyền phát triển, quyền

về môi trường (trong sạch, không bị ô nhiễm…) [14, tr.32] Quyền con ngườithế hệ đầu tiên gắn với các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu thế kỷ XVII –XVIII, với việc hướng vào hai vấn đề chính: đó là tự do và sự tham gia vàođời sống chính trị của các cá nhân, khẳng định mạnh mẽ các quyền dân

sự và chính trị như quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền tự do

tư tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng, quyền được xét xử công bằng, quyềnkhông bị tra tấn, không bị bắt giữ làm nô lệ Quyền con người thế hệ thứnhất xác lập vững chắc các nguyên tắc bảo vệ cá nhân con người trướcquyền lực nhà nước, mang tính chất cơ bản và là định hướng cho việc xâydựng và phát triển các thế hệ quyền con người về sau, đặc biệt là khẳng địnhmột trong những quyền dân sự, chính trị quan trọng của quyền con người làquyền tự do và an ninh cá nhân Quyền này cũng được ghi nhận trong nhữngvăn kiện pháp lý quốc tế quan trọng về quyền con người như: Tuyên ngôn

toàn thế giới về quyền con người năm 1948: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân” và Công ước quốc tế về các quyền dân sự,

chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệtchủng tộc năm 1969…

Như vậy, có thể thấy, quyền tự do và an ninh cá nhân là một trongnhững quyền quan trọng nhất của quyền con người, là một trong những đặcquyền mà cả pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đều ghi nhận và đảm bảo

Trang 9

thực hiện Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu hướng tiến bộ, cácquốc gia đều cố gắng phấn đấu vì hạnh phúc con người, vì thế việc bảo vệquyền con người, mà cụ thể là bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân của conngười là một tất yếu khách quan Quyền con người là khát vọng và là thànhquả đấu tranh của toàn nhân loại, là giá trị cao quý và bền vững nhất của một

Hơn thế nữa, khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 còn khẳng địnhquan điểm của các nhà lập hiến về tự do và an ninh cá nhân của con ngườikhi quy định:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đượcpháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bịtra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xửnào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhânphẩm [23, Điều 20]

Một trong những công cụ quan trọng để đưa các nguyên tắc hiến địnhvào đời sống thực tế, đó là pháp luật hình sự, cụ thể là (Bộ luật hình sự)BLHS Việt Nam năm 1999 Pháp luật hình sự nước ta đã được xây dựng khátoàn diện và hoàn chỉnh, đủ sức trừng trị, răn đe người phạm tội cũng như làmtốt công tác giáo dục, đấu tranh phòng, chống tội phạm Tuy nhiên, trước sựthay đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước; trước

Trang 10

những diễn hình phức tạp của tình hình tội phạm trong nước cũng như cácquy định của pháp luật hình sự nước ta đã có phần bộc lộ những hạn chế trongcông tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và những bất cập so với yêu cầutăng cường bảo vệ quyền con người, quyền tự do và an ninh cá nhân của conngười trước sự xâm hại của tội phạm… Mặt khác, sự ra đời của Hiến phápnăm 2013 với những quy định mới, tiến bộ về vấn đề bảo vệ tự do và an ninh

cá nhân của con người đòi hỏi BLHS phải tiếp tục được pháp điển cho phùhợp với các quy định của bản Hiến pháp, sao cho pháp luật hình sự Việt Namthể hiện đúng tính cập nhật cũng như tính nghiêm minh vốn có của nó, trừngtrị kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ tốt tự do và an ninh

cá nhân của con người

Chính vì những yêu cầu cấp bách nêu trên, học viên đã lựa chọn đề tài:

“Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng Pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, hy vọng những nghiên cứu

của tác giả sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện pháp luật hình

sự Việt Nam cả về mặt lý luận và thực tiễn

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Ở nước ta, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền tự do và

an ninh cá nhân của con người nói riêng là vấn đề đã được Đảng, Nhà nướccùng các nhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu, nhất là trong thời kỳ sauĐổi mới Tuy nhiên, hiện nay các công trình khoa học nghiên cứu đã công bố

liên quan đến đề tài: “Bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân của con

người bằng pháp luật hình sự Việt Nam” còn chưa nhiều Có thể chia các

nghiên cứu trước đó thành ba nhóm chính sau đây:

- Nhóm thứ nhất - những công trình đề cập đến vấn đề quyền con

người nói chung, trong đó có quyền tự do và an ninh cá nhân: a) “Quyền con người trong thế giới hiện đại” do PGS Phạm Khiêm Ích và GS TS Hoàng

Trang 11

Văn Hảo chủ biên, Viện Thông tin Khoa học Xã hội xuất bản năm 1995; b)

“Tìm hiểu vấn đề nhân quyền trong thế giới hiện đại” do TS Chu Hồng

Thanh chủ biên, Nxb Lao động, Hà Nội, 1996; c) Trung tâm Nghiên cứu

Quyền con người biên tập hai tập chuyên khảo: “Quyền con người, quyền công dân” của nhiều tác giả, xuất bản năm 1995; d) Báo cáo tổng thuật Đề tài KX.07- 16 nghiên cứu về “Các điều kiện đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước” do GS.TS Hoàng Văn Hảo chủ nhiệm… Đặc biệt, đáng chú ý cuốn sách: “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người” của tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Đăng

Dung, TS Vũ Công Giao, ThS Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) và cuốn

sách nhiều tập “Quyền con người” tiếp cận đa ngành, liên ngành của GS.TS

Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010…

Trong các công trình này, các tác giả đã nghiên cứu khái niệm và các đặcđiểm Nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩanói riêng; nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền con người và quyền côngdân; nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền

- Nhóm thứ hai - các công trình nghiên cứu là các sách chuyên khảo,

các bài viết liên quan đến bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân của con

người như: a) “Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt Nam” do TS Trịnh Tiến Việt chủ biên, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2015; b)

“Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân theo luật hình sự Việt Nam” do TS.Trịnh Tiến Việt chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010; c) Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam” do GS.TSKH Lê Cảm, TS Nguyễn

Ngọc Chí, ThS Trịnh Quốc Toản (đồng chủ trì), Hà Nội, 2004; d) Đề tài

trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: “Quyền con người trong lĩnh vực

Trang 12

tư pháp hình sự: Lý luận, thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật” do

GS.TSKH Lê Cảm (chủ trì), Hà Nội, 2013…

- Nhóm thứ ba - các công trình nghiên cứu là các đề tài nghiên cứu khoa

học, luận văn, luận án liên quan đến bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân củacon người bằng pháp luật hình sự Việt Nam như: a) Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp Đại học quốc gia Hà Nội: “Bảo vệ quyền con người bằng các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền” do GS.TSKH Lê Cảm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, PGS.TS Trịnh Quốc Toản (đồng chủ trì), Hà Nội, 2004; c) “Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự: Lý luận, thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật” do GS.TSKH Lê Cảm (chủ trì), Hà Nội, 2013…

Trên cơ sở đánh giá các tài liệu đã nói ở trên, có thể thấy rằng cácnghiên cứu về quyền con người nói chung và nghiên cứu các chế định cụ thểcủa pháp luật hình sự Việt Nam có liên quan đến quyền con người nói riêngtương đối nhiều Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề tự do

và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam còn rất ít

và chưa được hệ thống Chính vì vậy, việc đưa ra một công trình nghiên cứu

về lý luận tự do và an ninh cá nhân, bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của conngười, bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng các quy định củaBLHS Việt Nam là hoàn toàn cần thiết, đóng góp một phần vào việc nghiêncứu lý luận về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luậthình sự Việt Nam

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Từ việc giải mã những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo vệ tự do

và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam, luận văn

Trang 13

đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về bảo vệ tự do và an ninh

cá nhân của con người trong luật hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất nhữnggiải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nêu trên, và từ cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm củacác tác giả trong và ngoài nước về vấn đề tự do và an ninh cá nhân, luận vănnghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về tự do và an ninh cá nhân như:

- Làm rõ khái niệm “bảo vệ tự do và an ninh cá nhân”, “bảo vệ tự do và

an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự”;

- Trên cơ sở xác định phạm vi giới hạn các quy định của pháp luật hình

sự Việt Nam trực tiếp đề cập đến bảo vệ bảo vệ tự do và an ninh cá nhân, luậnvăn nghiên cứu sự phát triển của các quy định này trong lịch sử lập pháp hình

sự trong lĩnh vực này Qua đó, luận văn đề xuất hoàn thiện pháp luật và giảipháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ bảo vệ tự do và an ninh cá nhâncủa con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về bảo vệ tự do và anninh cá nhân của pháp luật quốc tế; pháp luật hình sự một số nước trên thếgiới và các quy định về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người trongBLHS Việt Nam và thực tiễn thực thi

Trang 14

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bảo vệ tự do và an ninh

cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt Nam với sự so sánh với các chuẩn mựcpháp luật quốc tế Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng luậthình sự bằng cách đánh giá diễn biến tình hình các loại tội phạm xâm phạmđến tự do và an ninh cá nhân trong giai đoạn 05 năm gần đây (2010 – 2014)

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu nhưphương pháp phân tích luật học; phương pháp phân tích – so sánh; phươngpháp tổng hợp; phương pháp trích dẫn; phương pháp hệ thống…

6 Những điểm mới và đóng góp của luận văn

Những điểm mới và đóng góp của luận văn thể hiện qua việc luận văngóp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo vệ tự do và an ninh cá nhânbằng pháp luật hình sự, bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằngpháp luật hình sự Việt Nam; chỉ ra và phân tích những ưu, nhược điểm củapháp luật hình sự Việt Nam hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng pháp luậthình sự trong việc việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người; đềxuất những giải pháp để hoàn thiện BLHS Việt Nam và biện pháp khả thi gópphần nâng cao hiệu quả bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằngpháp luật hình sự Việt Nam trong thực tế

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của

con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam;

Chương 2: Sự thể hiện việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con

người trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn thực thi;

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường bảo vệ tự do và an ninh cá

Trang 15

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ TỰ DO

VÀ AN NINH CÁ NHÂN CỦA CON NGƯỜI BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của

con người bằng pháp luật hình sự

1.1.1 Khái niệm quyền con người

“Hàng triệu người sinh ra, rồi chết đi mà không hề biết rằng mình là chủ nhân của các quyền con người” [36], nói cách khác, quyền con người

không phải đến khi được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế và cácvăn bản pháp luật quốc gia mới xuất hiện, mà nó xuất hiện và tồn tại cùng với

sự phát triển và vận động của xã hội loài người – là quyền tự nhiên, vốn có ởmỗi con người Từ thời Hy Lạp, khái niệm nhân quyền đã xuất hiện dướidạng các quyền tự nhiên của con người Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, người

nô lệ không được coi là con người, họ không có và không được xã hội thừanhận các quyền con người Chế độ phong kiến đã tiến một bước tiến so vớichế độ chiếm hữu nô lệ, bước đầu trong việc giành lại quyền tự do và giảiphóng con người Đến giai đoạn Cách mạng Tư sản, quyền con người được đềcập tới một cách trực tiếp, giai cấp này biết nêu cao ngọn cờ nhân quyền, sửdụng các tư tưởng tự do, bình đẳng, công lý… vốn là yêu cầu cấp thiết củatầng lớp nhân dân lao động, tuyệt đối hóa tự do cá nhân, đặc biệt nhấn mạnhyếu tố cá nhân trong khái niệm quyền con người Trải qua thời gian, cácquyền con người được đề cập từ các cuộc Cách mạng tư sản Anh, Pháp, Hoa

Kỳ, sau đó chính thức ghi nhận trong các văn kiện quan trọng như: Liên hợpquốc tuyên bố chính thức về các quyền và tự do của con người bằng Hiếnchương Liên hợp quốc 1945, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm

Trang 16

hợp quốc thông qua Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Côngước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa Những tiến bộ trong việcthực hiện và hoàn thiện vấn đề nhân quyền là thành quả đấu tranh của các dântộc bị áp bức chống đế quốc, thực dân và của nhân dân lao động chống sự bóclột của phong kiến, tư bản [Dẫn theo 42].

Khi nhận thức về quyền con người, các quốc gia tiến bộ trên thế giớicũng đưa ra khá nhiều quan điểm về khái niệm này như: Tuyên ngôn độc lập

của Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền

đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [11, tr.

555]; lời khẳng định này cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại một lầnnữa trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

năm 1945 Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1789 tiếp tục khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự

do và bình đẳng về quyền lợi” [10, tr 555] Năm 1993, Văn phòng Cao ủy

nhân quyền Liên Hiệp quốc chính thức được thành lập, cơ quan này đã ghi

nhận:“Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo

vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do của con người”

Trang 17

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về quyền con người, nhưng tựu chunglại, ở cả trong nước và trên toàn thế giới, quyền con người cũng đều được thừanhận dưới dạng một đặc quyền tự nhiên, vốn có và không thể tước đoạt của mỗicon người, trong đó có quyền được bảo vệ tự do và an ninh cá nhân.

1.1.2 Khái niệm tự do và an ninh cá nhân (với tư cách là quyền cơ bản của con người)

Tự do và an ninh cá nhân (hay quyền tự do và an ninh cá nhân) đềunằm trong phạm vi quyền con người cần được tôn trọng và bảo vệ, thể hiệnmột trạng thái cuộc sống bình thường, ổn định và hạnh phúc của con người;đối lập với tình trạng con người bị áp bức, đối xử bất công, tàn nhẫn, bị đedọa xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản hay bịnhững tai họa do con người gây ra Đặc biệt, từ sau Chiến tranh thế giới thứ

II, quyền con người (trong đó có tự do và an ninh cá nhân) tiếp tục được pháttriển, tổng hợp trong hai văn kiện quốc tế quan trọng là – Tuyên ngôn toàn thếgiới về nhân quyền năm 1948 (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân

sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) Theo đó, tự do và an ninh cá nhân

(UDHR-3, ICCPR-9) được đề cập trong hai văn bản này cùng với tư cách là quyền dân

sự quan trọng trong số nhiều quyền quan trọng khác của con người mà toànthể nhân loại đặt ra cần bảo vệ như: quyền sống (ICCPR-6), quyền được bảo

vệ không bị bắt làm nô lệ (UDHR-4, ICCPR-8); quyền được bảo vệ để không

bị tra tấn (UDHR-5, 7); quyền có tư cách pháp lý (UDHR-6, 16); quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng (UDHR-7, ICCPR-14,16); quyền được bồi thường về mặt pháp lý khi bị vi phạm (UDHR-8, ICCPR-2); quyền được bảo vệ khỏi bị bắt giữ, giam cầm hoặc lưu đầy một cách tùy tiện(UDHR-9, ICCPR-9); quyền được xét xử bởi một Tòa án độc lập và không thiên

ICCPR-vị (UDHR-10, ICCPR-14); quyền được suy đoán vô tội (UDHR-11, ICCPR-14);quyền được bảo vệ không bị áp dụng luật hồi tố (UDHR-11, ICCPR-15); quyền

Trang 18

Do vậy, khi nghiên cứu về quyền tự do và an ninh cá nhân, có thể thấyrằng, “tự do” và “an ninh cá nhân”, tuy là hai khái niệm độc lập nhưng xét trongmối quan hệ liên quan đến quyền con người, “tự do” và “an ninh cá nhân” cómối quan hệ biện chứng, gắn bó mật thiết với nhau Về khái niệm “tự do” trongmối tương quan với quyền an ninh cá nhân, có thể nói: “tự do” là một yếu tố nềntảng của “an ninh cá nhân” và đến lượt mình, “an ninh cá nhân” là một trongnhững hệ quả mà cá nhân (con người) có được do “tự do” mang lại Cả tự do và

an ninh cá nhân đều là những quyền gắn với bản thân mỗi con người, tuynhiên, không chỉ là quyền mà tự do và an ninh cá nhân còn là trách nhiệm,nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội Nhà nước ghi nhận vào hệ thống phápluật các quyền con người, theo đó, con người có được quyền tự do làm những

gì họ muốn và nhà nước đảm bảo cho những quyền đó được thực thi trên thực

tế Mặt khác, con người được thừa hưởng quyền lợi đó phải góp phần đảm bảocho những hành vi của mình và giúp cho những hành vi của người khác không

xâm phạm đến những điều mà pháp luật cấm Bởi: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” [Dẫn theo 34,

tr.40] Lịch sử đã chứng minh rằng con người không thể có cuộc sống ổn định,

tự do và phát triển bền vững nếu như không có an ninh Và con người chỉ cóthể có được tự do tuyệt đối khi mọi hoạt động của họ được thực hiện trongkhuôn khổ pháp luật cho phép Cụ thể: Quyền tự do cá nhân không được cácvăn kiện pháp lý quốc tế định nghĩa mà chủ yếu được giải thích trong thực tiễn

áp dụng Mạng lưới chuyên gia độc lập của Liên minh Châu Âu về các quyền

cơ bản giải thích về quyền này như sau:

Quyền tự do cá nhân, chỉ liên quan đến một khía cạnh rất cụthể của quyền tự do của con người, tự do di chuyển cơ thể theonghĩa hẹp trong việc bắt bớ và giam giữ Tất cả các hình thức ítnghiêm trọng khác hạn chế về tự do di chuyển của cơ thể, chẳng

Trang 19

hạn như quản chế hoặc cấm cư trú, trục xuất, lưu vong, lệnh giớinghiêm hoặc sự giám sát đối với các tù nhân được phóng thíchkhông thuộc phạm vi của quyền tự do

Chúng tôi cũng cho rằng, tự do cá nhân là việc con người được bảođảm tránh khỏi sự cưỡng chế về mặt hình thức – các hành vi bắt, giam giữ cánhân một cách tùy tiện mà không căn cứ pháp luật Tuy nhiên, tự do cá nhânkhông hướng tới lý tưởng về một xã hội không có nhà tù mà chỉ hướng tới một

sự bảo đảm về mặt thủ tục Theo đó, quyền tự do cá nhân không phủ nhậnchính việc tước quyền tự do cá nhân mà chỉ phản đối việc bắt giữ và giam cầmmột cách tùy tiện Pháp luật hình sự Việt Nam cũng đã thực hiện tinh thần đó

trên nguyên tắc: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang…” [22, Điều 6] và “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” [22, Điều 9].

Về vấn đề “an ninh cá nhân”: “An ninh” trong tiếng Anh gọi là security

và có hàm ý là mức độ an toàn (safety) cao nhất cho chủ thể Hiện nay, ngay

cả trong bản dịch Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp quốc năm

1948 mà chúng tôi sử dụng nghiên cứu ở đây cũng có nhiều tài liệu dịch là tự

do và “an toàn” cá nhân Thực ra cả “an toàn” và “an ninh” đều đúng Tuynhiên, theo tác giả, khái niệm “an ninh” là khái niệm rộng hơn mà trong nộihàm của nó bao hàm cả nội dung về khái niệm “an toàn”, theo đó: an ninh có

ý nghĩa là sự tồn tại, an toàn, bình an, không có nỗi lo, rủi ro, mối nguy, sự cốhay tổn thất về người và tài sản… Ngoài ra, sử dụng thuật ngữ “an ninh cánhân” thể hiện cả khía cạnh trách nhiệm bảo vệ từ phía Nhà nước trước sựxâm hại đến cá nhân về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và cácquyền tự do khác đối với cá nhân trong xã hội thông qua các quy định củapháp luật Mặt khác, khái niệm “An ninh cá nhân” (Personal security) trong

Trang 20

pháp luật quốc tế được thừa nhận là một trong bảy lĩnh vực chính của an ninhcon người (bao gồm: an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninhmôi trường, an ninh chính trị, an ninh cộng đồng và an ninh cá nhân [Dẫntheo 43]) – thể hiện ở việc được bảo vệ trước những hành vi phạm tội, bạo lựchoặc lạm dụng thể chất do bất kể chủ thể nào gây ra” [16, tr 47] Theo đó,việc bảo vệ được an ninh cá nhân cũng chính là hoạt động nhằm phòng,chống các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩmhoặc bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền tự do khác của con người Phápluật bảo vệ sự bất khả xâm phạm về thân thể của con người và công dân.

Khi xét về mối quan hệ giữa “tự do cá nhân” và “an ninh cá nhân”,chúng tôi nhận thấy: “tự do cá nhân” và “an ninh cá nhân” có mối quan hệ biệnchứng với nhau, thể hiện ở chỗ tự do không mang lại an ninh mà an ninh mớimang lại tự do - được bảo đảm an toàn thì mới tự do thực sự, ngược lại, tự dothân thể, không bị bắt giữ, giam cầm nhưng bị tấn công, bạo hành thì không

phải là tự do thực sự Nói như học giả người Anh, J.E.S Fawcett: “Tự do cá nhân theo nghĩa gốc, tức là sự tự do thể chất của con người Quyền an ninh

cá nhân, mặt khác, là quyền được pháp luật bảo vệ trong việc thực hiện các quyền tự do” [Dẫn theo 34, tr.286] Như vậy, trong khi quyền tự do cá

nhân là điều kiện thiết yếu để có được tất cả các quyền và tự do khác thì quyền

an ninh cá nhân là yếu tố bảo đảm cho các quyền, tự do (bao gồm cả tự do cánhân) được thực hiện Trên thực tế có rất nhiều dạng hành vi xâm phạm đến tự

do và an ninh cá nhân của con người như: hành vi xâm phạm đến tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; hành vi bắt, giam giữ một cách tùy tiện; hành vixâm phạm đến môi trường; hành vi xâm phạm trật tự công cộng; hành vi xâmphạm đến các quyền cơ bản khác của con người: quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo, quyền tự do cư trú… của con người Tất cả các dạng hành vi này đềuđang xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến tự do và an ninh cá nhân của con

Trang 21

người Đây cũng là một trong những căn cứ để các nhà nghiên cứu nhận định

về tự do và an ninh cá nhân cũng như bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con

người TS Trịnh Tiến Việt đã cho rằng: Tự do và an ninh cá nhân là quyền

cơ bản của con người, phản ánh trạng thái tồn tại của con người trong đó mỗi cá nhân được bảo đảm về mặt pháp lý cho sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tự do thân thể của họ [34, tr.43].

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi tập trungnghiên cứu và làm rõ các hành vi xâm phạm trực tiếp đến quyền tự do và anninh cá nhân của con người, đó là quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tínhmạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người; quyền được bảo vệ trướcnhững biện pháp hạn chế tự do do cơ quan công quyền áp dụng Do vậy, tự do

và an ninh cá nhân của con người có thể được hiểu là: Tự do và an ninh cá nhân là quyền cơ bản của con người, được đảm bảo về mặt pháp lý trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế gắn với sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền tự do

cơ bản trước những biện pháp hạn chế tự do do cơ quan công quyền áp dụng.

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam

+ Khái niệm bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam

Từ khái niệm về tự do và an ninh cá nhân của con người đã đưa ra, theochúng tôi, bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình

sự được hiểu như sau: Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự là sự đảm bảo về mặt pháp lý hình sự cho sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền tự do cơ bản trước những biện pháp hạn chế tự do do cơ quan công quyền áp dụng.

Như vậy, Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp

Trang 22

luật hình sự Việt Nam là sự đảm bảo về mặt pháp lý hình sự mà trước hết là qua các quy định của BLHS Việt cho sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền tự do cơ bản trước những biện pháp hạn chế tự do do cơ quan công quyền áp dụng.

+ Đặc điểm của bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam

Từ khái niệm trên có thể nhận thấy, việc bảo vệ tự do và an ninh cánhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam có những đặc điểm sau:

i Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt Nam là

sự bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng những quy phạm phápluật có tính chất nghiêm khắc nhất – quy phạm pháp luật hình sự

ii Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt Nam là

sự bảo vệ con người tránh khỏi những hành vi xâm hại trực tiếp đến tự do và

an ninh cá nhân như các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe,danh dự, nhân phẩm của con người

iii Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt Nam làviệc đảm bảo cho các quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ quyền conngười được thực thi một cách đúng đắn, tránh khỏi sự sai phạm và lạm dụngquyền lực của các cơ quan công quyền Pháp luật hình sự Việt Nam nghiêmtrị hành vi tùy tiện, làm trái các quy định của pháp luật của các cơ quan đạidiện nhà nước thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ quyền conngười, cụ thể là tự do và an ninh cá nhân của con người

Theo đó, đối tượng bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của pháp luật hình

sự Việt Nam chính là tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

và việc bảo vệ con người tránh khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện, hành vi bức cung,dùng nhục hình trái pháp luật bằng các quy định trong BLHS Việt Nam.Phương thức bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người là các quy định

Trang 23

- Thứ nhất: BLHS Việt Nam quy định về các hành vi xâm phạm trựctiếp đến sự bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dựcủa con người Ví dụ với Chương XII: Các tội xâm phạm tính mạng, sứckhỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Đây là chương thứ hai trong PhầnCác tội phạm của BLHS năm 1999, ngay sau chương Các tội xâm phạm anninh quốc gia, điều này cũng thể hiện được sự quan tâm của nhà nước cũngnhư tầm quan trọng của việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩmcủa con người; có bảo vệ được quyền được sống trong tự do và an ninh củacon người thì mới đảm bảo duy trì được một trật tự xã hội ổn định Một trongnhững nhiệm vụ quan trọng nhất của luật hình sự là “bảo vệ” – bảo vệ các lợiích của con người, của xã hội, của Nhà nước tránh khỏi những sự xâm hại cótính chất tội phạm [31, tr 90] Do vậy, bảo vệ tự do và an ninh cá nhân củacon người bằng các quy định trong Chương XII chính là việc bảo vệ conngười tránh khỏi những sự xâm hại về tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh

dự do các chủ thể khác trong xã hội gây nên Mọi hành vi xâm phạm đến cácquyền này đều bị trừng trị nghiêm khắc với mức hình phạt cao nhất là hìnhphạt tử hình Mặt khác, bên cạnh việc bảo vệ một cách thụ động bằng việc nhànước thực thi các quy định của pháp luật hình sự; thì quan trọng hơn, nhà nướctrao cho con người quyền được tự bảo vệ chính mình hoặc của người kháctrước những nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dựbằng việc ghi nhận quyền phòng vệ chính đáng, quyền trong các tình thế cấp

thiết mà một người vì muốn “bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên” [24, Điều

15] và trong những trường hợp nhất định, những hành vi đó không bị coi làtội phạm và người đó cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự

- Thứ hai: BLHS ghi nhận việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con

Trang 24

người tránh khỏi những hành vi bị bắt, giam giữ một cách tùy tiện, đây cũngchính là việc bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người trước những biệnpháp hạn chế tự do do cơ quan công quyền áp dụng Có thể nhận thấy, đây làmối quan hệ giữa một bên là cá nhân, con người trong xã hội và một bên là các

cơ quan được nhà nước trao quyền, đại diện cho quyền lực ra nhà nước Trênthực tế có sự chênh lệch về địa vị pháp lý rõ ràng giữa hai chủ thể này, và dễdàng nhận thấy, con người trong xã hội là chủ thể dễ bị xâm hại bởi các hành vithực thi quyền lực của các cơ quan công quyền, và tự do và an ninh cá nhâncủa con người chính là đối tượng bị xâm hại BLHS Việt Nam cũng đã dự báotrước được vấn đề này, do vậy, trong các quy định của mình, Bộ luật đã đặt racác quy định cũng như các chế tài xử phạt nhằm răn đe, trừng trị các hành visai phạm được thực hiện bởi các cơ quan công quyền như: Tội dùng nhục hình(Điều 298), Tội bức cung (Điều 299), Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam,giữ người trái pháp luật (Điều 303)…

+ Ý nghĩa của bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng pháp luật hình sự Việt Nam

- Một là: Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt Nam giúp cho quyền con người được đảm bảo và thực thi bằng biện pháp pháp luật hình sự với việc quy định đa số các hành vi xâm phạm đáng kể tự

do và an ninh cá nhân là hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và áp dụng trách nhiệm pháp lý cao nhất - trách nhiệm hình sự

Việc xây dựng các quy phạm pháp luật hình sự nhằm tạo cơ sở pháp lýcho việc trừng trị tội phạm và hạn chế khả năng tiếp tục phạm tội của tộiphạm, qua đó hướng đến nhiệm vụ bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của conngười Chế tài của luật hình sự Việt Nam là chế tài nghiêm khắc nhất của Nhànước CHXHCN Việt Nam nên có tính răn đe, giáo dục cao nhất Nhà nướcthực hiện chức năng quản lý xã hội của mình thông qua pháp luật hình sự

Trang 25

bằng biện pháp cưỡng chế không nhằm mục đích trả thù tội phạm, mà nhằmgiáo dục, cải tạo người phạm tội, quan trọng hơn là đấu tranh phòng, chốngtội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội Việc xây dựng các quy phạm phápluật hình sự nhằm bảo vệ quyền tự do và an ninh cá nhân của con người góp

phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung của BLHS, đó là: “…bảo vệ các lợi ích của con người, của xã hội và của nhà nước, đồng thời góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của nhân loại khỏi sự xâm hại của tội phạm” [6, tr 158];

- Hai là: Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt Nam góp phần bảo đảm trật tự - an toàn xã hội với việc giáo dục ý thức pháp luật và răn đe người có ý định phạm tội

Xã hội là một hệ thống đặc biệt phức tạp các mối quan hệ giữa conngười với con người, giữa công dân với nhà nước, giữa cá nhân và tổ chức Chính vì vậy, để có thể đảm bảo được trật tự - an toàn các mối quan hệ này,bản thân mỗi con người cần tự điều chỉnh hành vi của mình, tránh xâm hạiđến người khác, đến các quan hệ xã hội khác, và đôi khi là bảo vệ chính bảnthân mình tránh khỏi tự xâm hại, đó chính là hoạt động bảo vệ tự do và anninh cá nhân Để bảo vệ được tự do và an ninh cá nhân thì công cụ hữu hiệu

và quan trọng nhất, đó là pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự; pháp luậtđược sinh ra là để bảo đảm cho xã hội phát triển theo những nguyên tắc nhấtđịnh; nếu hành động trái với những nguyên tắc đó, thì xã hội sẽ trở nên bất

ổn, tự do và an ninh cá nhân vì thế mà bị ảnh hưởng, đặc biệt là bất khả xâmphạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Luật hình sự Việt Nam, với tính chất là ngành luật nghiêm khắc nhấttrong hệ thống pháp luật Việt Nam, với các chế tài xử phạt nghiêm minh cáchành vi xâm phạm đến tự do và an ninh cá nhân của con người chính là mộttrong những công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc bảo vệ tự do và an ninh cánhân của con người Việc quy định các chế tài xử phạt nghiêm minh cũng

Trang 26

chính là cách thức mà BLHS giáo dục ý thức pháp luật, răn đe người có ýđịnh phạm tội; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, góp phần duy trìtrật tự và ổn định xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền tự do

và an ninh cá nhân của con người và của công dân

- Ba là: Pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người bằng việc thừa nhận cá nhân có quyền tự vệ - tự bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của chính mình với những trường hợp nhất định không bị coi là tội phạm

Đây cũng chính là việc nhà nước thừa nhận quyền tự bảo vệ của conngười trước những hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến quyền tự do và

an ninh cá nhân của chính mình và của người khác, đó là trường hợp phòng

vệ chính đáng hay trong một số trường hợp khác họ không bị coi là tội phạm.Quy định này có ý nghĩa rất lớn trong việc huy động sức mạnh của toàn dântrong việc bảo vệ con người, bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con ngườitrong xã hội, bởi vì không phải ở bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào nhànước (đại diện là các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền) cũng có mặt

để bảo vệ tự do và an ninh cá nhân Mặt khác, việc sử dụng sức mạnh củatoàn dân trong việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người cũng gópphần gia tăng sự đoàn kết trong quần chúng nhân dân, ý thức chủ động trongđấu tranh, phòng ngừa và ngăn chặn hoạt động tội phạm trong nhân dân, gópphần đảm bảo trật tự - an toàn xã hội

- Bốn là: Pháp luật hình sự Việt Nam hạn chế sự xâm hại tự do và an ninh cá nhân của chính nhà nước và các cơ quan công quyền bằng việc tội phạm hóa các hành vi bức cung, dùng nhục hình, bắt, giam giữ người trái pháp luật

Hành vi bức cung, dùng nhục hình, bắt, giam giữ người trái pháp luật

Trang 27

là những hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tưpháp Nhà nước ban hành ra pháp luật và trao quyền thực thi, kiểm sát tínhđúng đắn của các quy phạm pháp luật đó cho các cơ quan công quyền Tuynhiên, không phải lúc nào, hoạt động của các cơ quan này là đúng đắn và cóhiệu quả, mà trong một vài trường hợp nhất định, vì những nguyên nhânkhác nhau mà các cơ quan này đã xâm phạm đến tự do và an ninh cá nhânmột cách trái phép.

Do đó, để bảo vệ tự do và an ninh cá nhân, nhà nước ban hành các quyđịnh nhằm hạn chế quyền lực của các cơ quan này, đó là quyền không đượcbức cung, dung nhục hình, bắt, giam giữ người mà không có căn cứ pháp luật.Việc quy định như vậy có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền con người,quyền tự do và an ninh cá nhân của con người, hạn chế sự xâm phạm từ phíanhà nước và các cơ quan công quyền cũng như bảo vệ tính đúng đắn, nghiêmminh của pháp luật hình sự nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng

1.2 Chuẩn mực quốc tế và pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về

bảo vệ tự do và an ninh cá nhân

1.2.1 Các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân

Ngày nay, vấn đề bảo vệ tự do và an ninh cá nhân không chỉ là vấn đềriêng của từng quốc gia mà đây là vấn đề mang tính thời đại và toàn cầu.Trong hệ thống các quy phạm pháp luật nhân quyền quốc tế, quan trọng nhấtphải kể đến Điều 3 và Điều 9 UDHR và Điều 9 ICCPR (Việt Nam gia nhậpICCPR từ năm 1982) Cụ thể, quyền tự do và an ninh cá nhân được quy định

ngắn gọn tại Điều 3 UDHR: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân”, có nghĩa là: Mọi người đều có quyền sống và được tự do Một

người vô tội không thể bị cầm tù Tất cả mọi người đều có thể cảm thấy an toàntrong cuộc sống của chính họ và không ai có quyền đặt bạn vào tình trạng bạo

lực hoặc những đe dọa khác [Dẫn theo 47] và Điều 9 UDHR quy định: “Không

Trang 28

ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện” Mọi hoạt động bắt, giam

giữ một người phải dựa trên căn cứ pháp luật

Cụ thể hơn, Điều 9 ICCPR cũng quy định về quyền tự do và an ninh cánhân, bao gồm 5 khoản, quy định như sau:

1 Mọi người đều có quyền tự do và an ninh cá nhân Không

ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ Không ai bị tước quyền tự do trừtrường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủtục mà luật pháp đã quy định

2 Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo, vàolúc bị bắt, về những lý do người đó bị bắt và phải được thông báokhông chậm trễ về bất kỳ sự buộc tội nào đối với người đó

3 Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sựphải được sớm đưa ra Tòa án hoặc một cơ quan tài phán có thẩmquyền thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thờihạn hợp lý hoặc được trả tự do Việc tạm giam một người trong thờigian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưngviệc trả tự do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm

họ sẽ có mặt tại Tòa án để xét xử vào bất cứ khi nào và để thi hành

án nếu bị kết tội

4 Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự dođều có quyền yêu cầu được xét xử trước Tòa án, nhằm mục đích đểTòa án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp củaviệc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ làbất hợp pháp

5 Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc

bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường.Điều 9 ICCPR không coi quyền tự do là quyền tuyệt đối bảo vệ các cá

Trang 29

nhân khỏi bị bắt hoặc giam giữ trong mọi trường hợp Trong thực tế, việccác nhà nước tước tự do của các cá nhân vi phạm pháp luật nghiêm trọng đãluôn tồn tại trong lịch sử và sẽ còn tiếp tục là một phương thức chính đáng

để nhà nước kiểm soát các cá nhân trong thẩm quyền tài phán của mình.Trong bối cảnh đó, khoản 1 Điều 9 là một bảo đảm về nội dung đòi hỏi việcbắt và giam giữ không được tùy tiện hoặc bất hợp pháp Từ khoản 2 đến 5của Điều 9 là các quy định về thủ tục nhằm bảo đảm cho cá nhân đượchưởng quyền nội dung tại khoản 1 Điều 9 Mặc dù Điều 9 thường được việndẫn liên quan đến việc tước tự do, điều khoản này cũng bảo vệ an ninh củacác cá nhân không bị giam giữ

Về khái niệm “quyền tự do”, trong Bình luận chung số 8, Ủy ban Nhân

quyền của Liên Hợp quốc (HRC) đã mở rộng ý nghĩa của quyền tự do nêu tạikhoản 1 Điều 9 Đoạn 1 của Bình luận chung giải thích khoản 1 Điều 9 sẽđược áp dụng cho tất cả những người bị tước tự do, kể cả các trường hợp dophạm tội hay do bị tâm thần, lang thang, nghiện ma tuý, hay để nhằm các mụcđích giáo dục, kiểm soát nhập cư HRC cũng nêu rõ thêm rằng:

Một số quy định của Điều 9 (một phần của khoản 2 và toàn bộkhoản 3) chỉ được áp dụng cho những người bị buộc tội Những quyđịnh còn lại, và cụ thể là sự bảo đảm quan trọng trong khoản 4, nghĩa

là quyền được giám sát bởi toà án về tính hợp pháp của việc giamgiữ, được áp dụng cho những người bị tước tự do do bị bắt và giamgiữ Thêm vào đó, theo Điều 2 (3), các quốc gia cũng phải thực hiệncác biện thích hợp để giải quyết những trường hợp mà một cá nhânkhẳng định rằng mình bị tước tự do là vi phạm Công ước

Bên cạnh đó, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc

một lần nữa đã khẳng định lại tuyên ngôn của UDHR, rằng: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, và rằng tất cả mọi người đều

Trang 30

được hưởng tất cả các quyền và tự do trong Tuyên ngôn, mà không có bất kì sự phân biệt nào, cụ thể như chủng tộc, màu da hoặc nguồn gốc dân tộc” [32, tr 59] Đồng thời cũng tuyên bố rằng, tất cả mọi người đều được hưởng: “b) Quyền

an ninh cá nhân và được nhà nước bảo vệ chống lại những hành vi bạo lực hoặc gây xâm hại đến thân thể do các nhân viên nhà nước gây ra hoặc do bất

cứ cá nhân, nhóm người hoặc cơ quan nào gây ra” [32, tr.64] Khẳng định trên

cho thấy: cộng đồng quốc tế ghi nhận và tôn trọng sự bình đẳng về quyền conngười giữa các màu da, các dân tộc trên thế giới; và để đảm bảo cho tự do và

an ninh cá nhân của con người được bảo vệ, thì pháp luật quốc tế ngăn cấmmọi hành vi xâm phạm đến tự do và an ninh cá nhân của con người từ bất kìchủ thể nào (cá nhân hoặc pháp nhân), nếu như sự xâm hại đó không xuấtphát từ việc thực thi luật pháp

Ngoài ra, Điều 1 UDHR còn tuyên bố: “Mọi người sinh ra đều được tự

do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền…” và Điều 17 UDHR: “Không

ai … bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín 2 Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy” [32, tr 14 và tr 16].

Như vậy, pháp luật quốc tế công nhận việc bảo vệ tự do và an ninh cánhân của con người là việc bảo vệ con người tránh khỏi những hành vi xâmphạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và bảo vệ con người khỏi

bị bắt, giam giữ và các hành vi hạ thấp danh dự, nhân phẩm một cách tùy tiệnbởi bất kỳ cá nhân, tổ chức nào Những chuẩn mực quốc tế và cơ chế bảo vệ(quyền) tự do và an ninh cá nhân nêu trên là cơ sở pháp lý quan trong để cácquốc gia cụ thể hóa các quyền này trong Hiến pháp và các đạo luật chuyênngành, góp phần bảo vệ tối đa và đầy đủ nhất các quyền đó trước sự xâm hạicủa tội phạm và vi phạm pháp luật

1.2.2 Pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về bảo vệ tự do và

Trang 31

1.2.2.1 Pháp luật hình sự Nhật Bản

BLHS Nhật Bản năm 1907, sửa đổi năm 2011 hiện hành, quy địnhtương đối rộng các hành vi xâm phạm đến tự do và an ninh cá nhân trong 14chương, 39 điều khác nhau, cụ thể là:

+ Chương 9 – Tội phóng hỏa và tội làm cháy lan: Tội đốt công trìnhnhà cửa có người ở (Điều 108); Tội làm rò rỉ khí ga, v.v… dẫn tới thương tíchhoặc chết người (Điều 118);

+ Chương 10 – Các tội liên quan đến xả nước và thủy lợi: Tội làm ngậpnước công trình nhà cửa có người ở (Điều 119);

+ Chương 11 – Tội cản trở đi lại: Tội nguy hiểm đi lại (Điều 125); Tộilật tàu hỏa và gây chết người (Điều 126);

+ Chương 15 – Tội liên quan đến nước uống: Tội pha chất độc vàonước uống (Điều 144); Tội làm ô nhiễm nước uống gây ra thương tích hoặcchết người (Điều 145); Tội pha chất độc vào nước máy gây thương tích hoặcchết người (Điều 146);

+ Chương 22 – Tội hiếp dâm, dâm ô và song hôn: Tội cưỡng dâm(Điều 176); Tội hiếp dâm (Điều 177); Tội coi như tội cưỡng dâm và coi nhưtội hiếp dâm (Điều 178); Tội hiếp dâm tập thể (Điều 179);

+ Chương 25 – Tội tham nhũng: Tội hành hung, ngược đãi của côngchức đặc biệt (Điều 195);

+ Chương 26 – Tội giết người: Tội giết người (Điều 199); Tội tham dựvào việc tự sát và đồng ý giết người (Điều 202);

+ Chương 27 – Tội gây ra thương tích: Tội thương tích (Điều 204); Tộigây ra thương tích dẫn tới chết người (Điều 205); Tội vào hùa tại hiện trường(Điều 206); Tội hành hung (Điều 208); Tội lái xe nguy hiểm gây ra thương tíchhoặc chết người (Điều 208-2); Tội tập hợp và tụ tập chuẩn bị hung khí (208-3);

+ Chương 28 - Tội sơ ý gây ra thương tích: Tội sơ ý gây thương tích

Trang 32

(Điều 209); Tội sơ ý dẫn tới chết người (Điều 210); Tội bất cẩn trong khi làmviệc gây ra thương tích hoặc chết người (Điều 211);

+ Chương 29 - Tội phá thai: Tội phá thai (212); Tội đồng ý phá thai vàlàm việc đó dẫn đến thương tích hoặc chết người (Điều 213); Tội phá thaitrong công việc và việc đó dẫn tới thương tích hoặc chết người (Điều 214);Tội phá thai không có sự đồng ý (Điều 215); Tội phá thai không có sự đồng ýdẫn tới thương tích hoặc chết người (Điều 216);

+ Chương 30 – Tội bỏ rơi: Tội bỏ rơi (Điều 217); Tội bỏ rơi của người

có trách nhiệm chăm nom (Điều 218); Tội bỏ rơi dẫn đến thương tích hoặcchết người (Điều 219);

+ Chương 31 – Tội bắt và giữ người: Tội bắt và giữ người (Điều 220);Tội bắt người gây ra thương tích hoặc chế người (Điều 221);

+ Chương 32 - Tội đe dọa: Tội đe dọa (Điều 222); Tội cưỡng bức (223);+ Chương 33: Tội bắt cóc dùng vũ lực hoặc lừa gạt: Tội bắt cóc, cưỡngđoạt trẻ vị thành niên (Điều 224); Tội bắt cóc, cưỡng đoạt với mục đích kiếmlời (Điều 225); Tội buôn bán người (Điều 226-2) [9]

Từ những điều luật nêu trên có thể thấy:

Một là: Về hình thức: pháp luật hình sự Nhật Bản đã mô tả về thủ đoạn

phạm tội xâm phạm tự do và an ninh cá nhân ngay trong tên của các chương,đồng thời cũng chia nhỏ các hành vi có tính tương đồng về mục đích thànhchương riêng (VD: Tội bắt người quy định thành: Tội bắt và giữ người(chương 31) và Tội bắt cóc dùng vũ lực hoặc lừa gạt (Chương 33); Tội gâythương tích thành: Tội gây ra thương tích (Chương 27) và Tội sơ ý gây thươngtích (Chương 28);… Tuy về nội dung điều luật, cũng không có nhiều điều khácbiệt so với BLHS Việt Nam, song điều này đã thể hiện rõ sự khác biệt về mặthình thức lập pháp giữa hai nước, cũng là một cơ sở để các nhà làm luật ViệtNam tham khảo, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nước nhà

Trang 33

Hai là: BLHS không có quy định nào nói về bảo vệ quyền con người

hay quyền công dân; hoặc nêu rõ nhiệm vụ của BLHS mà trong Chương 1, Bộluật chỉ quy định một vài điều khoản cơ bản như phạm vi xử lý (VD như: Phạmtội trong nước (Điều 1), Tất cả những tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ NhậtBản (Điều 2), Công dân Nhật Bản phạm tội bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản (Điều3)….) Tuy nhiên, gần như ở tất cả các chương trong Bộ luật lại đều những quyđịnh về vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền tự do và an ninh cá nhân

Ba là, Nhật Bản cũng trừng phạt hành vi phá thai với tư cách là một tội

xâm phạm tính mạng con người Điều đáng nói là BLHS Nhật Bản trừng phạt

cả thai phụ và người thực hiện việc phá thai, trong khi BLHS Việt Nam chỉtruy cứu TNHS đối với người thực hiện phá thai (Điều 243 quy định Tội phá

thai trái phép: “1 Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người đó…” [24]) Việc truy cứu TNHS đối với cả thai phụ là mộtquan điểm còn có nhiều ý kiến trái người nhau, tại quốc gia này, nhiều ngườicho rằng đây là quy định thể hiện tính nhân văn cao và cũng thể hiện tínhnghiêm khắc của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhâncủa con người, cụ thể là của cả sản phụ và thai nhi; nhằm mong muốn hạn chếđến mức thấp nhất tình trạng phá thai Đây cũng là điều đáng suy nghĩ khi ởViệt Nam, tình trạng phá thai đang diễn ra ở mức báo động: tỷ lệ nạo phá thai

là khoảng 300.000 ca mỗi năm, trong đó có khoảng 20% ở độ tuổi vị thànhniên Con số này cho thấy chúng ta đang là nước đứng thứ 5 trên thế giới vàđứng đầu khu vực Đông Nam Á về tình trạng nạo phá thai [Dẫn theo 40] Dovậy, việc nghiêm trị các hành vi nạo phá thai ở Việt Nam là điều cần thiết vàcấp bách, đặc biệt là trừng trị bằng pháp luật hình sự

Bốn là, BLHS Nhật Bản coi cả hành vi đe dọa tước đoạt không chỉ tính

mạng, sức khỏe mà cả các giá trị quyền con người khác như danh dự, nhân

Trang 34

phẩm, tự do đều phạm tội đe dọa ở Điều 222 Trong khi đó, BLHS Việt Namchỉ coi hành vi đe dọa giết người là tội phạm.

1.2.2.2 Pháp luật hình sự Liên bang Nga

Pháp luật hình sự Liên bang Nga mà cụ thể là BLHS năm 1996, sửa đổinăm 2010 hiện hành, trong đó khẳng định ngay nhiệm vụ đầu tiên của Bộ luật

này là bảo vệ các quyền và tự do của con người, bao gồm tự do và an ninh cá nhân: “Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự này bao gồm: bảo vệ các quyền và tự do của con người và công dân ” (khoản 1 Điều 2) “Để thực hiện cho các nhiệm

vụ trên, Bộ luật hình sự này xác định những hành vi nào gây nguy hiểm cho cá nhân, xã hội hoặc nhà nước bị coi là tội phạm…” (khoản 2 Điều 2) [30] Trên

cơ sở này, BLHS Liên bang Nga xác định là tội phạm và trừng phạt nhữnghành vi xâm phạm đến tự do và an ninh cá nhân trong 30 điều, từ Điều 105đến Điều 128, Điều 131 đến Điều 134 và Điều 357, cụ thể:

+ Chương 16 – Các tội xâm phạm tính mạng và sức khỏe: Tội giếtngười (Điều 105); Tội mẹ giết con mới đẻ (Điều 106); Tội giết người trongtrạng thái bị kích động mạnh (107); Tội giết người do vượt quá giới hạnphòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội(Điều 108); Tội vô ý làm chết người (109); Tội bức tử (Điều 110); Tội cố ýgây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe (Điều 111); Tội cố ý gây tổn hại sức khỏerất nghiêm trọng (Điều 112); Tội cố ý gây tổn hại sức khỏe rất nghiêm trọngtrong trạng thái bị kích động mạnh (Điều 113); Tội cố ý gây tổn hại sức khỏe

ở mức độ nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng do vượt quá giới hạn phòng vệchính đáng hoặc sử dụng quá mức biện pháp cần thiết khi bắt giữ người phạmtội (Điều 114); Tội cố ý gây tổn hại ít nghiêm trọng đến sức khỏe (Điều 115);Tội hành hung (Điều 116); Tội nhục hình (Điều 117); Tội vô ý gây tổn hại rấtnghiêm trọng đến sức khỏe của người khác (Điều 118); Tội đe dọa giết ngườihoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe (Điều 119); Tội cưỡng bức nhằm

Trang 35

lấy bộ phận cơ thể của người bị hại để cấy ghép (Điều 120); Tội lây truyềnbệnh truyền nhiễm (Điều 121); Tội lây truyền HIV (Điều 122); Tội nạo pháthai bất hợp pháp (Điều 123); Tội không cứu giúp người bệnh (Điều 124); Tội

bỏ mặc người khác trong tình trạng nguy hiểm (Điều 125);

+ Chương 17 – Các tội xâm phạm tự do, danh dự và nhân phẩm cá nhân:Tội bắt cóc (Điều 126); Tội giam giữ người trái pháp luật (Điều 127); Tộibuôn người (Điều 127-1); Tội đưa người vào bệnh viện tâm thần trái phápluật (Điều 128);

+ Chương 18 – Các tội xâm phạm tự do tình dục: Tội hiếp dâm (Điều131); Tội cưỡng dâm (Điều 132); Tội ép buộc người khác hoạt động tình dục(Điều 133); Tội giao cấu và thực hiện các hoạt động tình dục khác với ngườichưa đủ 16 tuổi (Điều 134);

+ Chương 34: Các tội phá hoại hòa bình và an ninh loài người: Tội diệtchủng (Điều 357)[30]

Nhìn chung, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền pháp luật Liên Xô cũ

và nay là Liên bang Nga nên BLHS Việt Nam khá tương thích với BLHS Nga

về cấu trúc cũng như nội dung Tuy nhiên, nghiên cứu, so sánh với quy địnhcủa BLHS nước ta trong việc bảo vệ tự do và an ninh cá nhân cũng có cácđiểm khác biệt như sau:

Một là, BLHS Liên bang Nga tuyên bố trực tiếp bảo vệ tự do và an

ninh cá nhân của con người là nhiệm vụ quan trong hàng đầu (bao gồm cả của

con người và của công dân) tại Điều 2: “Nhiệm vụ của BLHS này bao gồm: bảo vệ các quyền và tự do của con người và công dân…” mà không phải chỉ

là quyền công dân như Điều 1“… quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…”

và Điều 8 “…xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân…[24]” BLHS Việt Nam

Trang 36

ghi nhận Đây cũng chính là điểm cần được sửa đổi, bổ sung trong BLHS đểphù hợp hơn với tinh thần chung của Hiến pháp năm 2013.

Hai là, BLHS Liên bang Nga quy định hành vi bắt cóc nói chung là tội

phạm (Điều 126), không cần biết hành vi đó chỉ nhằm mục đích tước đoạt tự

do hay tước đoạt tự do để cưỡng đoạt tài sản, để bóc lột… Trong khi đó, theoBLHS Việt Nam chỉ cấu thành tội bắt cóc đối với hành vi bắt cóc người đikèm mục đích chiếm đoạt tài sản

Ba là, BLHS Liên bang Nga trừng phạt hành vi đe dọa an ninh cá nhân

ở cả mức độ đe dọa tính mạng và đe dọa sự toàn vẹn thân thể tại Điều 119 về

tội đe dọa giết người hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe Trong khi

đó, BLHS Việt Nam chỉ trừng phạt hành vi đe dọa giết người (Điều 103) màchưa điều chỉnh việc đe dọa sự toàn vẹn thân thể trước sự nguy hiểm bởi hành

vi đe dọa gây thương tích, tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe

Bốn là, điểm khác biệt rõ ràng là BLHS Liên bang Nga quy định xử lý đối với tội đưa người vào bệnh viện tâm thần trái pháp luật (Điều 128), là

tước tự do của con người bằng cách buộc người đó vào bệnh viện tâm thầntrái pháp luật; là một dạng của hành vi bắt giữ người trái pháp luật Điều này

đã xâm phạm nghiêm trọng đến sự bất khả xâm phạm về thân thể cũng nhưnhân phẩm của con người, đã được dự liệu bởi các chuẩn mực quốc tế Tuynhiên lại chưa được quy định trong BLHS Việt Nam và một số nước đangnghiên cứu Đây cũng là điểm cần quan tâm trong công tác sửa đổi, bổ sungBLHS Việt Nam, phù hợp với pháp luật nhân quyền quốc tế

Năm là, Điểm tiến bộ nữa mà BLHS Việt Nam nên học hỏi, đó là việc

BLHS Liên Bang Nga quy định về phòng vệ chính đáng, ngay cả khi chủ thểthực hiện phòng vệ chính đáng không thể đánh giá được đúng tính chất và mức

độ nguy hiểm của hành vi tấn công đến mình hoặc đến người khác do vụ việcxảy ra quá bất ngờ mà thực hiện hành động phòng vệ vượt quá mức phòng vệ

Trang 37

chính đáng thì vẫn không bị coi là tội phạm, cụ thể: “2.1 Những hành động của người phòng vệ được coi là không vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nếu người này đã không thể đánh giá đúng mức tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công do sự xâm hại xảy ra quá bất ngờ” [30, Điều 37]; trongkhi đó quy định này ở Việt Nam là chưa có, ranh giới giữa phòng vệ chínhđáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vẫn còn đang rất mơ hồ vàkhó phân định.

1.2.2.3 Pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Theo BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1997, sửa đổinăm 2005 hiện hành, các hành vi xâm phạm đến tự do và an ninh cá nhân chỉđược quy định trong một chương duy nhất với 16 điều luật: Chương IV - Cáctội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công dân Cụ thể:

+ Chương IV - Các tội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân chủcủa công dân: Điều 232: Tội cố ý giết người; Điều 233: Tội vô ý giết người;Điều 234: Tội cố ý xâm phạm thân thể người khác; Điều 235: Tội vô ý làmtổn hại đến người khác; Điều 236: Tội dùng bạo lực, bắt ép hoặc các thủ đoạnkhác hiếp dâm phụ nữ; Điều 237: Tội dùng bạo lực cưỡng dâm hoặc các biệnpháp khác cưỡng dâm phụ nữ, hoặc làm nhục phụ nữ; Điều 238: Tội giam giữngười khác trái phép, hoặc bằng biện pháp khác tước đoạt quyền tự do thânthể của người; Điều 239: Tội bắt cóc người khác vì mục đích tống tiền hoặcbắt cóc để làm con tin; Điều 240: Tội buôn bán phụ nữ, trẻ em; Điều 241: Tộimua phụ nữ, trẻ em bị đem bán; Điều 242: Tội dùng bạo lực uy hiếp, ngăncản nhân viên, người thi hành công vụ để giải thoát cho phụ nữ, trẻ em bị đembán; Điều 243: Tội bóp méo sự thật nhằm hãm hại người khác, có mưu đồkhiến cho người khác bị truy cứu TNHS; Điều 244: Tội thuê lao động màcưỡng bức người lao động làm việc bằng cách hạn chế quyền tự do thân thểcủa họ; Điều 245: tội khám xét thân thể, nhà ở của người khác hoặc vào nhà

Trang 38

người khác trái phép; Điều 246: Tội công khai lăng mạ người khác bằng bạolực hoặc các biện pháp khác hoặc bóp méo sự thật để vu khống người khác;Điều 247: Tội tiến hành tra tấn, ép cung hoặc dùng bạo lực ép lấy lời khainhân chứng của nhân viên ngành Tư pháp; Điều 248: Tội đánh đập hoặcngược đãi tù nhân của nhân viên quản giáo nhà tù, trại cải tạo [8].

Phân tích BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho thấy:

Một là: Nếu như trong BLHS Liên Bang Nga hay cả BLHS Việt Nam

đều quy định việc bảo vệ quyền công dân (như trong BLHS Việt Nam), hay làquyền con người nói chung (bao gồm cả công dân và con người); thì trongBLHS Trung Hoa, mặc dù có quy định cụ thể về nhiệm vụ của Bộ luật là:

Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dânTrung Hoa là sử dụng hình phạt đối với tất cả các hành vi phạm tộinhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chính quyền chuyên chínhdân chủ nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản thuộc sởhữu Nhà nước và tài sản thuộc sở hữu tập thể của quần chúng laođộng, bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của công dân và các quyền khác,duy trì trật tự xã hội, trật tự kinh tế, bảo đảm tiến hành thuận lợi sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội [8, Điều 2]

nhưng lại không có quy định về bảo vệ quyền con người, quyền côngdân hay tự do và an ninh cá nhân của con người Thay vào đó, nhiệm vụ chủyếu của Bộ luật này là bảo vệ nhà nước và chính quyền dân chủ nhân dân,đảm bảo trật tự xã hội, đưa đất nước phát triển theo định hướng XHCN…

Hai là: Bộ luật này không quy định về tự do và an ninh cá nhân trong

nhiều chương mà chỉ quy định cụ thể trong một chương duy nhất Chương IV

- Các tội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công dân Đồngthời các điều luật cũng chỉ quy định nội dung mà không có tên tội danh Việcliệt kê trên đây là do tác giả tự tóm tắt dấu hiệu hành vi được quy định trong

Trang 39

điều luật để người đọc dễ nhận biết.

Ba là: Chương IV - Các tội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân

chủ của công dân có tới 31 điều luật, nhưng cũng chỉ có 16 điều luật (nói trên)quy định về các hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền tự do thân thể củacông dân, ngoài ra, các điều luật còn lại quy định về các hành vi xâm phạmđến quyền tự do dân chủ của công dân và một số tội xâm phạm trật tự xã hộikhác (theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam) như: quyền tự do tínngưỡng tôn giáo (Điều 251); quyền bất khả xâm phạm về thư tín (Điều 252,Điều 253); tội phạm liên quan đến chức vụ (Điều 254, 255, 256); các tộiphạm xâm phạm đến hôn nhân, gia đình (Điều 257, Điều 258, Điều 259, Điều

260, Điều 261)…

Nhìn chung, tuy quy định về vấn đề bảo vệ quyền con người, tự do và

an ninh cá nhân trong pháp luật hình sự ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau.Nhưng tựu chung lại, pháp luật hình sự các nước đã có những cái nhìn rất tiến

bộ, đồng thời có cách xử lý nghiêm khắc nhằm trừng trị những hành vi phạmtội xâm phạm đến an ninh cá nhân, đồng thời giáo dục nhằm phòng ngừa,ngăn chặn hành vi phạm tội có thể xảy ra Vì một mục đích chung là cùnghướng tới một xã hội ổn định, nơi mà nhà nước và nhân dân cùng hành động

để bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ tự do và an ninh cá nhân củacon người nói riêng

1.3 Khái quát lịch sử bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của con người trong pháp luật hình sự Việt Nam

1.3.1 Giai đoạn từ sau khi Cách mạng Tháng tám thành công đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985

Cách mạng Tháng tám thành công, nước CHXHCN Việt Nam ra đời,giai đoạn này, nhân dân ta vừa phải xây dựng củng cố chính quyền, vừaphải tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Nhà nước

Trang 40

non trẻ vừa mới thành lập đã đối mặt với nhiều nhiệm vụ quan trọng, đó là:đối phó với thù trong giặc ngoài; từng bước tổ chức xây dựng và củng cốchính quyền Đây cũng là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọngcủa Luật Hình sự Việt Nam.

Nhiệm vụ nổi bật của luật hình sự ở thời kì này là cùng với hệ thốngpháp luật quốc gia đảm bảo cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp củadân tộc đi đến thắng lợi, trừng trị bọn Việt gian phản động làm tay sai chothực dân Pháp, bảo vệ chính quyền non trẻ, bảo vệ các quan hệ xã hội mớiđược thiết lập và duy trì Trong điều kiện như vậy, nhà nước đã kịp thời banhành một số văn bản pháp luật phục vụ những nhiệm vụ cấp bách trước mắt

Cụ thể: ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 47/SL chophép tạm thời áp dụng một số văn bản pháp luật của đế quốc phong kiến vớiđiều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chínhthể dân chủ cộng hòa

Trong hoàn cảnh cấp bách với vô vàn các nhiệm vụ quan trọng, nhưngmột nhà nước non trẻ như nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời bấy giờvẫn luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ con người, bảo vệ tự do và an ninh cánhân của con người, đặc biệt là trừng trị nghiêm khắc các tội xâm phạm đếnsức khỏe, tính mạng của con người Ngoài việc vẫn tiếp tục áp dụng một sốcác quy định của pháp luật phong kiến thì Chính phủ lâm thời Việt Nam dânchủ Cộng hòa cũng đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật hình sựnhằm đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới về vấn đề bảo vệ tự do và anninh cá nhân như:

- Ngày 13/9/1945, ban hành Sắc lệnh số 33A/SL quy định thẩm quyềncủa Ty Liêm phóng có thể bắt những hạng người nguy hiểm cho nền dân chủcộng hòa Việt Nam để đưa đi an trí;

- Ngày 20/10/1945, ban hành Sắc lệnh số 52/SL đại xá cho chín loại tội

Ngày đăng: 15/11/2019, 10:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn chuyênsâu Bộ luật hình sự năm 1999
Tác giả: Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự
Năm: 2000
2. Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (2012), Đề cương định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự số 7724/ĐC-BSTBLHS (SĐ) ngày 24/9/2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương định hướng sửa đổi, bổsung Bộ luật hình sự số 7724/ĐC-BSTBLHS (SĐ) ngày 24/9/2012
Tác giả: Ban soạn thảo Bộ luật hình sự
Năm: 2012
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2015), Tự do phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật, Tạp chí điện tử: http://www.tuyengiao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự do phải đặt trong khuôn khổ củapháp luật
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Năm: 2015
4. Báo Điện tử Sài Gòn giải phóng (2012), Hiệp sĩ đường phố - cần mô hình, thiết chế hoạt động hợp pháp, ngày 18/10/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp sĩ đường phố - cần môhình, thiết chế hoạt động hợp pháp
Tác giả: Báo Điện tử Sài Gòn giải phóng
Năm: 2012
5. Bộ Công an (1998), Những văn bản của Nhà nước về an ninh trật tự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những văn bản của Nhà nước về an ninh trật tự
Tác giả: Bộ Công an
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
6. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơbản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)
Tác giả: Lê Văn Cảm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2005
7. Bình Dương (2011), “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm Phú Hòa nhận bằng khen của Thủ tướng”, Báo Tiền Phong điện tử, (ngày 20/8/2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm Phú Hòa nhậnbằng khen của Thủ tướng”, "Báo Tiền Phong điện tử
Tác giả: Bình Dương
Năm: 2011
8. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dânTrung Hoa
Tác giả: Đinh Bích Hà
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2007
9. Trần Thị Hiền (dịch) (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự Nhật Bản
Tác giả: Trần Thị Hiền (dịch)
Nhà XB: Nxb Từ điểnBách khoa
Năm: 2011
10. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
11. Học viện Cảnh sát nhân dân (2015), Tội phạm ở Việt Nam năm 2014 và dự báo năm 2015, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm ở Việt Nam năm 2014 vàdự báo năm 2015
Tác giả: Học viện Cảnh sát nhân dân
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2015
12. Trần Minh Hưởng (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Tập I, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã đượcsửa đổi, bổ sung năm 2009
Tác giả: Trần Minh Hưởng
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2010
13. Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo (1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền con người trong thếgiới hiện đại
Tác giả: Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo
Năm: 1995
14. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về quyền conngười
Tác giả: Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2011
15. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu các văn kiệnquốc tế về quyền con người
Tác giả: Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội
Năm: 2011
16. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về quyền conngười
Tác giả: Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
18. Nguyễn Đình Lộc (1997), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự lần thứ tư và yêu cầu đấu tranh chống các tội tham nhũng, ma túy, tội phạm về tình dục đối với người chưa thành niên, Bộ Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hìnhsự lần thứ tư và yêu cầu đấu tranh chống các tội tham nhũng, ma túy, tộiphạm về tình dục đối với người chưa thành niên
Tác giả: Nguyễn Đình Lộc
Năm: 1997
19. Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhânphẩm, danh dự của con người
Tác giả: Trần Văn Luyện
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
20. Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm quyền con người trong tưpháp hình sự Việt Nam
Tác giả: Võ Thị Kim Oanh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2010
21. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1985
Tác giả: Quốc hội
Năm: 1985

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w