Tài liệu mang giá trị cao và đầy đủ cho mọi người làm lĩnh vực thi công xây dựng phần cọc ... SKKN: Tài liệu cho anh em tham khảo định dạng bằng file word, pdf,… đem lại cho anh em kỹ thuật 1 nguồn tài liệu bổ ích.
Trang 1ĐỀ CƯƠNG
THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌC BTCT 300x300MM
THÍ NGHIỆM KIỂM TRA SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC
BẰNG TẢI TRỌNG TĨNH ÉP DỌC TRỤC
DỰ ÁN : ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU KHÁM CHỮA BỆN THEO YÊU CẦU TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
GÓI THẦU : THÍ NGHIỆM KIỂM TRA SỨC CHỊU TẢI CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP (300x300mm) BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ TĨNH
ĐỊA ĐIỂM : QUẬN ĐỐNG ĐA, TP HÀ NỘI
CHỦ ĐẦU TƯ : BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
Trang 2ĐỀ CƯƠNG
THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌC BTCT 300x300MM
Số: 01/2017/ĐC.TNNT
DỰ ÁN : ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU KHÁM CHỮA BỆN THEO YÊU CẦU
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
GÓI THẦU : THÍ NGHIỆM KIỂM TRA SỨC CHỊU TẢI CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP ( 300 x 300 mm) BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ TĨNH
ĐỊA ĐIỂM : QUẬN ĐỐNG ĐA, TP HÀ NỘI
CHỦ ĐẦU TƯ : BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
ĐƠN VỊ TƯ VẤN THIẾT KẾ: ……….…… ĐƠN VỊ TƯ VẤN GIÁM SÁT: ……… ĐƠN VỊ THÍ NGHIỆM: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
Trang 3HÀ NỘI – NĂM 2017
Trang 4MỤC LỤC
1 Giới thiệu chung 4
2 Khối lượng và đặc điểm của cọc thí nghiệm 4
3 Phương pháp, quy trình gia tải và yêu cầu về thiết bị thí nghiệm 4
3.1 Phương pháp thí nghiệm 4
3.2 Thiết bị thí nghiệm 5
4 Công tác tổng hợp tài liệu lập báo cáo, tiến độ thực hiện và sơ đồ tổ chức 5
5 Nhân lực 7
6 Quy trình thí nghiệm 8
6.2 Xử lý số liệu thí nghiệm, báo cáo kết quả thí nghiệm 10
7 Phương pháp và trình tự lắp đặt 10
7.3 Phương pháp lắp đặt hệ kích, dầm và đối tải 11 7.4 Phương pháp lắp hệ thống đồng hồ đo biến dạng 11
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 12
8.2 Các biện pháp đảm bảo an toàn cho các khu vực xung quanh, ít gây ảnh hưởng đến
8.3 Các biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường cho công trường và khu vực
Phụ lục kèm theo 16
Trang 51 Giới thiệu chung:
- Gói thầu: Thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc bê tông cốt thép 300x300mm thuộc Dự án: Đầu tư Xây dựng khu khám chữa bệnh theo yêu cầu tại Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội Công trình có quy mô xây dựng …… tầng với tổng diện tích xây dựng
……m2
- Căn cứ yêu cầu của thiết kế và Chủ đầu tư, Công ty TNHH Tư vấn Đại học Xây dựng lập Đề cương kỹ thuật nén tĩnh cọc BTCT cho công trình: Đầu tư Xây dựng khu khám chữa bện theo yêu cầu tại Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội
Mục đích thí nghiệm nén tĩnh cọc bê tông cốt thép là kiểm tra tải trọng thiết kế của cọc để điều chỉnh lại cho phù hợp với khả năng làm việc thực tế của cọc
Quy trình thí nghiệm tuân theo Tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 9393 -2012 Cọc – Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục”
2 Khối lượng và đặc điểm của cọc thí nghiệm:
- Số lượng cọc thí nghiệm 02 cọc
- Tải trọng thiết kế của cọc là 55 tấn/cọc
- Tải trọng thí nghiệm là 110 tấn/cọc
- Yêu cầu đối với cọc thí nghiệm: Cọc thí nghiệm được thi công theo quy trình áp dụng cho toàn bộ cọc cho công trình trong giai đoạn đại trà Công tác thí nghiệm chỉ được thực hiện sau 07 ngày kể từ ngày thi công ép cọc hoàn tất Mặt trên của cọc thí nghiệm phải phẳng
- Thành lập các biểu đồ quan hệ:
Biểu đồ quan hệ tải trọng – chuyển vị
Biểu đồ quan hệ chuyển vị – thời gian của cọc cấp tải
Biểu đồ quan hệ tải trọng – thời gian
Biểu đồ quan hệ chuyển vị - tải trọng – thời gian
3 Phương pháp, quy trình gia tải và yêu cầu về thiết bị thí nghiệm:
3.1 Phương pháp thí nghiệm:
- Phương pháp Nén tĩnh, thử tải cọc bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 9393:2012 “Cọc – phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục”
- Việc gia tải được thực hiện bởi hệ kích thuỷ lực chuyên dùng với đối tải là hệ thống dầm thép và đối trọng là hệ thống dầm tải máy Robot, có trọng tâm rơi vào tâm của
hệ kích thuỷ lực và tim cọc thí nghiệm
Trang 6- Tải trọng truyền lên đầu cọc được điều khiển bởi 1 bơm thuỷ lực có gắn đồng hồ đo
áp, nối với kích thuỷ lực
3.2 Thiết bị thí nghiệm:
3.2.1 Bộ phận gia tải:
- Sử dụng 1 kích thuỷ lực 200 tấn Được đặt trực tiếp trên đầu cọc nhằm tạo nên lực tác dụng đúng tim cọc Lực tác dụng lên đầu cọc được điều khiển bằng một bơm thuỷ lực
có năng lực tương ứng, có gắn đồng hồ đo áp
- Kích và đồng hồ áp lực đã được kiểm định trước khi thí nghiệm, có giấy kiểm định kèm theo
3.2.2 Bộ phận đối tải:
- Hệ giữ tải là một hệ dàn tải máy Robot có tải trọng > 1.2 lần tải trọng thí nghiệm
- Hệ thống dầm được chế tạo bởi thép cường độ cao chịu tải tối đa 200 tấn Các dầm chính và dầm phụ được ghép với nhau thành một hệ để tiếp nhận phản lực từ kích
- Dầm chính: Sử dụng 01 dầm I gác lên dầm khung của máy robot, tất cả các dầm được chế tạo bằng thép cường độ cao có sức chịu tải lớn hơn 100 tấn Hai đầu của dầm chính I được kê lên khung máy robot
3.2.3 Bộ phận đo biến dạng.
- Dùng 02 đồng hồ chuyển vị, có độ chính xác 0,01mm, hành trình tối đa 50 mm Chúng được gắn với hệ dầm chuẩn dài 3,0m, hệ dầm này đựơc bố trí độc lập với hệ thống gia tải, tiếp nhận phản lực và cách xa cọc thí nghiệm nhằm tránh những chuyển
vị cọc cũng như chuyển vị của các gối kê tới số đọc đồng hồ
- Hệ gá đỡ đồng hồ đo lún: Là hệ gá đỡ có chân từ tính bằng nam châm vĩnh cửu gắn chặt vào hệ gông thép gắn trên đầu cọc thí nghiệm
- Hệ thống mốc chuẩn: Hệ thống mốc chuẩn dùng trong công trình là một hệ thép hình được chôn sâu vào đất Độ cứng của hệ mốc chuẩn đảm bảo không bị biến dạng trong quá trình thí nghiệm và không chịu ảnh hưởng do các tác động bên ngoài
4 Công tác tổng hợp tài liệu lập báo cáo, tiến độ thực hiện và sơ đồ tổ chức:
4.1 Công tác tổng hợp tài liệu lập báo cáo:
Công tác tổng hợp tài liệu và tính toán kết quả phải được tiến hành ngay sau khi kết thúc thí nghiệm hiện trường:
+ Các số liệu thí nghiệm của từng cọc thí nghiệm được chuyển về văn phòng để tổng hợp và tính toán kết quả thông báo cho thiết kế chậm nhất không quá 3 ngày kể từ ngày kết thúc thí nghiệm cây cọc đó
+ Việc tổng hợp viết báo cáo kết quả thí nghiệm được thực hiện ngay sau khi kết thúc thí nghiệm cọc cuối cùng, giao nộp chậm nhất sau 03 ngày cho chủ đầu tư và thiết kế
Trang 74.2 Tiến độ thực hiện: 10 ngày kể từ ngày cọc thí nghiệm đủ thời gian nghỉ và bên A
bàn giao mặt bằng cho bên Thí nghiệm:
2 TN nén tĩnh cọc ngoài công trường
-3 Chỉnh lý tài liệu và lập báo cáo
-4.3 Sơ đồ tổ chức:
Mô tả mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường của sơ đồ tổ chức công trường
Để thực hiện công tác Tư vấn thí nghiệm cọc nhằm mục đích bảo đảm chất lượng tốt nhất, đúng tiến độ, giá thành hợp lý và đảm bảo an toàn cho công trình, người lao động trong quá trình thực hiện dự án, Tư vấn thí nghiệm cọc sẽ thực hiện các công việc sau:
* Chủ trì kiểm định chất lượng cọc
- Chịu trách nhiệm chính qui định trình tự thí nghiệm theo đúng quy trình quy phạm hiện hành
- Đưa ra chủ trương đối với các vấn đề kỹ thuật quan trọng
- Xem xét và phê chuẩn báo cáo kết qủa thí nghiêm
- Soạn thảo các văn bản quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình
QUẢN LÝ KỸ THUẬT
CHỦ TRÌ CÔNG TRÌNH
CÁN BỘ KỸ THUẬT TRONG PHÒNG
Chuyển số liệu về Thông tin hiện trường CÁN BỘ KỸ THUẬT
HIỆN TRƯỜNG
BỘ PHẬN VĂN PHÒNG CÔNG NHÂN THÍ NGHIỆM
PHÒNG KẾ TOÁN CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Trang 8- Xác định cơ cấu cán bộ thực hiện thí nghiệm & chức trách các nhân viên thí nghiệm.
- Quan hệ với người phụ trách các nhà thầu, chủ đầu tư xác định các vấn đề cùng phối hợp công tác và các tài liệu cần cung cấp có liên quan
- Thiết kế tổ chức thi công,
- Kiểm tra tiến độ công trình và chất lượng thi công, nghiệm thu từng phần việc hạng mục công trình, ký chứng từ thanh toán công trình
- Đôn đốc chỉnh lý văn bản hợp đồng và tài liệu hồ sơ kỹ thuật
* Chuyên gia tư vấn
- Tư vấn về các đề xuất kỹ thuật trước và trong quá trình thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc cho Chủ trì kiểm định
- Đánh giá kết quả thí nghiệm
* Cán bộ thí nghiệm hiện trường
- Kiểm tra toàn bộ tình trạng thiết bị trước khi đưa vào thí nghiệm
- Kiểm tra các việc định vị, cao độ, gia công đầu cọc và các bước chuẩn bị trước khi làm thí nghiệm theo đúng đề cương được duyệt
- Theo dõi vận hành thiết bị trong suốt quá trình thí nghiệm và tuân thủ theo đúng quy trình quy phạm về kiểm tra chất lượng cọc
* Công nhân thí nghiệm & những thành viên tham gia vào trong quá trình thí nghiệm
- Trợ giúp đắc lực cho tổ tư vấn thí nghiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Thao tác an toàn trong quá trình thí nghiệm
- Khi hoàn thành thí nghiệm hoàn trả lại mặt bằng
* Bộ phận văn phòng tư vấn thí nghiệm.
- Trợ lý cho các thành viên tổ tư vấn thí nghiệm, điều hành các công việc văn phòng sao cho hoạt động của Tư vấn luôn đạt hiệu quả cao
- Cán bộ kỹ thuật văn phòng tiến hành xử lý số liệu ghi chép và đo đạc tại hiện trường để viết báo cáo kết qủa thí nghiệm
5 Nhân lực:
- Việc quan sát thí nghiệm và đánh giá kết quả thí nghiệm sẽ do các kỹ sư và thí nghiệm viên có kinh nghiệm thực hiện
- Chủ trì: Ks Nguyễn Xuân Lộc
- Thực hiện: Ktv Nguyễn Trọng Đạt
Ktv Lê Hà Minh Tứ
Ktv Phan Như Long
Ktv Nguyễn Văn Tuấn
Trang 96 Quy trình thí nghiệm:
6.1 Quy trình thí nghiệm.
- Quy trình thí nghiệm cọc được thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 9393:2012 “Cọc - Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục”
- Cọc được thí nghiệm theo 2 chu kì theo bảng quy trình được cho ở bản dưới đây
Tăng tải: 25% > 50% >75% >100%
Giảm tải: 100% >50% >0%
Tăng tải: 0% >25% > 50% >75% >100% >125% >150% >175% >200%
Giảm tải: 200% >150% >100% >50% >0%
- Trước khi thí nghiệm chính thức, tiến hành gia tải trước nhằm kiểm tra hoạt động của thiết bị thí nghiệm và tạo tiếp xúc tốt giữa thiết bị và đầu cọc Gia tải trước bằng cách tác dụng lên đầu cọc 5% tải trọng thiết kế sau đó giảm về 0, theo dõi hoạt động của thiết bị thí nghiệm Thời gian gia tải và giữ tải ở cấp 0 khoảng 10 phút
- Cọc được nén theo từng cấp tính bằng phần trăm tải trọng thiết kế Tải trọng được tăng lên cấp mới nếu sau 1giờ quan sát được độ lún của cọc < 0,25 mm và giảm dần sau mỗi lần đọc trong khoảng thời gian trên
QUI TRÌNH THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌC BTCT
Tải trọng thiết kế: 55,0 Tấn Tải trọng thí nghiệm: 110,0 Tấn
Bước tải
% TTTK
Tải trọng
(tấn)
Thời gian giữ tải
(phút)
Khoảng thời gian ghi số liệu
(phút)
Gia tải thử
5% TTTK 2.75 10 1-10
25% 13.75 60 1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60
50% 27.50 60 1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60
75% 41.25 60 1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60
100% 55.00 360 1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60 – 120 – 180 – 240
– 300 – 360
Trang 1050% 27.50 30 1 – 10 – 20 – 30
0% 0.00 30 1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60
25% 13.75 30 1 – 10 – 20 – 30
50% 27.50 30 1 – 10 – 20 – 30
75% 41.25 30 1 – 10 – 20 – 30
100% 55.00 30 1 – 10 – 20 – 30
125% 68.75 60 1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60
150% 82.50 60 1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60
175% 96.25 60 1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60
200% 110.00 360 1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60 – 120 – 180 – 240
– 300 – 360 150% 82.50 30 1 – 10 – 20 – 30
100% 55.00 30 1 – 10 – 20 – 30
50% 27.50 30 1 – 10 – 20 – 30
0% 0.00 60 1 – 10 – 20 – 30 – 45 – 60
*Quy định theo dõi và xử lý một số trường hợp có thể xảy ra trong quá trình gia tải.
- Trị số cấp gia tải có thể được tăng ở các cấp đầu nếu xét theo cọc lún không đáng kể hoặc được giảm khi gia tải gần đến tải trọng phá hoại để xác định chính xác tải trọng phá hoại
- Trường hợp có dấu hiệu bị phá hoại dưới cấp tải trọng lớn nhất theo dự kiến thì có thể giảm về cấp tải trọng trước đó và giữ tải như quy định
*Quy định ngừng thí nghiệm
- Cọc thí nghiệm kiểm tra được xem là không đạt khi:
Tổng chuyển vị đầu cọc vượt quá 10% kích thước cọc
Vật liệu bị phá hoại
- Thí nghiệm được xem là kết thúc khi:
Đạt mục tiêu thí nghiệm theo đề cương
Trang 11 Cọc thí nghiệm bị phá hoại (phá hoại do vật liệu, phá hoại do liên kết giữa cọc và đất nền)
- Thí nghiệm phải tạm dừng khi thấy các hiện tượng sau:
Các mốc chuẩn đặt sai, không ổn định hoặc phá hoại
Kích và thiết bị đo không chính xác
Hệ phản lực không ổn định
Việc thí nghiệm có thể được tiếp tục sau khi đã khắc phục xử lý
- Thí nghiệm bị huỷ bỏ nếu thấy các phát hiện sau:
Cọc bị nén trước khi gia tải
Các tình trạng như ở trên không thể khắc phục được
6.2 Xử lý số liệu thí nghiệm, báo cáo kết quả thí nghiệm :
6.2.1 Xử lý số liệu thí nghiệm :
- Sau khi kết thúc công tác thí nghiệm tại hiện trường chúng tôi sử dụng phần mềm chuyên dụng phân tích và xử lý số liệu Từ số liệu sẽ phân tích ra các biểu đồ thí nghiệm độ lún và tải trọng, độ lún và thời gian, độ lún,tải trọng và thời gian … Căn theo các biểu đồ trên, cùng với độ lún giới hạn (trình bày mục 4 phần quy trình thí nghiệm) chúng tôi sẽ có có kết luận chính xác nhất về kết quả thí nghiệm từng cọc một
6.2.2 Báo cáo kết quả thí nghiệm :
- Báo cáo kỹ thuật phải được lập tuân theo đúng Đề cương kỹ thuật được duyệt và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9393:2012 hiện hành về thí nghiệm nén tĩnh cọc bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục
- Báo cáo kỹ thuật phải đảm bảo sạch, đẹp, in ấn rõ ràng, cẩn thận Mọi thủ tục nghiệm thu, xuất xưởng hồ sơ phải tuân theo đúng quy trình của công ty
7 Phương pháp và trình tự lắp đặt:
7.1 Công tác chuẩn bị :
- Vật liệu phục vụ trong quá trình thí nghiệm gồm: máy cắt, dây điện, bóng đèn …
- Nhân công phục vụ trong quá trình thí nghiệm: 1 công nhân, 1 cán bộ kỹ thuật
- Thiết bị phục vụ thí nghiệm: Đối trọng là hệ đối trọng bê tông cố thép thuê của đơn vị
ép cọc, 1 kích thuỷ lực, 1 đồng hồ đo áp lực, 1 bơm thủy lực, 2 đồng hồ đo biến dạng,
01 dầm phụ, và các dầm chuẩn, gối kê, ống độn, bản mã
Trang 127.2 Trình tự các bước thực hiện :
- Chuẩn bị đầu cọc :
Dùng máy cắt để cắt, gọt sao cho đầu cọc nhẵn phẳng;
Sau đó trải keo eboxi lên đầu cọc hoặc đệm cát lên đầu cọc để giảm khả năng phá
vỡ cục bộ đầu cọc (Trường hợp có nghi ngờ nứt vỡ đầu cọc thì cần bọc thép gia cường xung quanh gần vị trí đầu cọc để làm giảm khả năng vỡ cục bộ đầu cọc);
Lắp đặt tấm đệm đầu cọc sao cho tim tấm đệm trùng với tim cọc, đảm bảo phân bố tải trọng đồng đều của kích lên đầu cọc;
- Lắp đặt thiết bị thí nghiệm (kích thuỷ lực, đối tải, đồng hồ đo biến dạng, hệ dầm chuẩn…);
- Gia tải lên tấm đệm đầu cọc bằng kích thuỷ lực (thông qua bơm thuỷ lực bơm dầu vào kích);
- Lấy số liệu thí nghiệm theo đúng quy trình đã lập;
- Kết thúc đọc số liệu chuyển tải và thiết bị thí nghiệm sang cọc tiếp theo;
- Kết thúc thí nghiệm toàn bộ thí nghiệm thu thập số liệu, lập báo cáo và chuyển cho Chủ đầu tư
7.3 Phương pháp lắp đặt hệ kích, dầm và đối tải:
- Đặt kích đúng tâm cọc thí nghiệm, sao cho lực gia tải truyền dọc trục theo thân cọc
- Lắp bơm thuỷ lực vào kích thuỷ lực, dầu thuỷ lực được truyền qua ống tuy ô vào kích tạo lực gia tải theo ý muốn
- Đặt dầm chính trực tiếp lên trên hệ kích thủy lực sao cho tim dầm trùng với tim của hệ kích thuỷ lực và tim cọc thí nghiệm
- Đối trọng là dàn tải bê tông cốt thép, tổng tải trọng xếp bằng 1.20 lần tải trọng thí nghiệm
Cọc ở đây là cọc bê tông cốt thép 300x300mm, tải trọng thí nghiệm là 110 tấn/cọc nên đối trọng cần dùng: 110 tấn/cọc x 1,2 = 132 tấn
7.4 Phương pháp lắp hệ thống đồng hồ đo biến dạng:
- Lắp đặt hệ dầm chuẩn bằng cách đóng 2-4 thanh V50 dài 1,0m sâu xuống đất sau đó lắp thanh dầm chuẩn V50 hoặc thép hộp một cách chắc chắn
- 02 đồng hồ chuyển vị kế có độ chính xác 0,01mm, được lắp vào hệ dầm chuẩn bằng
02 giá từ nam châm Khi gia tải lên đầu cọc bằng kích thuỷ lực cọc lún xuống, thông qua số đọc chuyển vị ở 2 đồng hồ này ta biết được tổng chuyển vị của cọc