1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ: BIỂN ĐẢO VỆT NAM

36 86 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 9,26 MB

Nội dung

Nội dung kiến thức về chủ đề biển đảo trong chương trình Địa lí 12 còn phân bố rải rác gây khó khăn cho học sinh trong tổng hợp kiến thức. Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho học sinh trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Có tính thực tiễn, tính thời sự cao. Phát huy năng lực của học sinh trong quá trình học tập Tạo điều kiện để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học.

Trang 1

Đối tượng: Học sinh lớp 12

Thời lượng: 4 tiét

……….

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ: BIỂN ĐẢO VỆT NAM

Tác giả: ……… - Chức vụ: Giáo viênĐối tượng: Học sinh lớp 12 - Thời lượng: 4 tiết

- Có tính thực tiễn, tính thời sự cao.

- Phát huy năng lực của học sinh trong quá trình học tập

- Tạo điều kiện để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình dạy học.

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Hiểu biết đúng đắn, khoa học về vùng biển, đảo Việt Nam

- Phân tích được ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên, sự phát triển kinh tế

và an ninh quốc phòng nước ta

- Hiểu được ý nghĩa kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của biển đảo

- Phân tích hiện trạng và phương hướng phát triển các ngành kinh tế biển nước ta hiệnnay

- Hiểu được vì sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết vấn

4 Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: tư duy, tổng hợp, hợp tác nhóm,giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: bản đồ, tính toán, vẽ biểu đồ

II HỆ THỐNG KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ

1.Khái quát về vùng biển và đảo của Việt Nam

Trang 3

1.1.Khái quát về Biển Đông

+ Vị trí địa lí:

- Tọa độ: 240B – 40N; 990Đ – 1220Đ;

kéo dài từ eo Basi tới biển Giava

- Tiếp giáp: Trung Quốc, Philippin,

Malaixia, Brunay, Indonexia,

Xingapo, Thái Lan, Campuchia, Việt

Nam

+ Đặc điểm cơ bản Biển Đông:

- Biển Đông là một biển rộng, có

diện tích khoảng 3,447 triệu km2

(lớn thứ 2 trong các biển của Thái

Bình Dương, sau biển Philippin)

- Biển Đông là vùng biển tương đối

kín, ở phía đông và đông nam được

bao bọc bởi các vòng cung đảo

- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt

đới ẩm gió mùa

=> Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thểhiện rõ qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ nước biển, độ muối của nước biển, sóng,thủy triều và các dòng hải lưu) và sinh vật biển

- Kết luận: Các đặc điểm trên của Biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên

nước ta, làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa đất liền và vùng biển

1.2 Khái quát về phần Biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam

- Phần Biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 với hai vịnhlớn: vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan

- Tọa độ địa lí vùng biển nước ta kéo dài tới 6050’B; 1010Đ – 117020’Đ

- Phía Bắc và phía Nam thềm lục địa mở rộng: phía Bắc, thềm lục địa cách cửasông Hồng 500 km Về phía Nam, thềm lục địa lan xa hơn nữa Ven biển TrungTrung Bộ thềm lục địa rất hẹp, trung bình chỉ khoảng 50 km

1.3 Các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.

Vùng biển nước ta bao gồm 5 bộ phận là:

* Vùng nội thuỷ:

Bản đồ Việt Nam trong các nước Đông Nam Á

Trang 4

- Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở

- Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền

- Nhà nước có chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ

* Lãnh hải:

- Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí

- Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển

- Tàu thuyền được phép đi qua không gây hại

* Vùng tiếp giáp lãnh hải:

- Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền củanước ven biển

- Rộng 12 hải lí

- Tàu thuyền được tự do đi lại

- Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng,kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư…

- Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, có

độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa

- Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí cáctài nguyên thiên nhiên

1.4 Các đảo và quần đảo của Việt Nam

a Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.

- Vùng biển nước ta có những đảo đông dân cư như: Cái Bầu (Quảng Ninh), Cát

Bà (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc (KiênGiang)

- Nhiều nơi, các đảo cụm lại thành quần đảo như: Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh),Cát Bà (HP), quần đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (KhánhHoà), quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), quần đảo Nam Du, Thổ Chu (KiênGiang)

=> Các đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là căn cứ đểnước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, là cơ sở để khẳng định chủquyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

b Các huyện đảo nước ta

Đến năm 2006 nước ta có 12 huyện đảo thuộc 9 tỉnh và thành phố:

- Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh

- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc TP Hải phòng

- Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị

- Huyện đảo Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng

- Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi

- Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà

Trang 5

- Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận

- Huyện đảo Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang

2 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

2.1 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

a.Khí hậu.

-Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ

ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn

- Làm biến tính các khối khí đi qua biển vào đất liền: làm dịu mát thời tiết nóngbức trong mùa hạ, làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùađông

- Nhờ có Biển Đông khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, ẩm và điều hòahơn các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi

b.Địa hình và hệ sinh thái ven biển.

* Địa hình:

Các dạng địa hình ven biển nước ta đa dang Đó là: Vịnh cửa sông, bờ biển

mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các cồn cát,

đầm phá, các vũng, vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và các rạn san hô…

=> Ý nghĩa của các dạng địa hình ven biển với sự phát triển kinh tế:

- Phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản

- Phát triển giao thông vận tải biển

- Phát triển du lich biển…

* Hệ sinh thái

+ Hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có, bao gồm:

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: lớn thứ 2 của thế giới sau rừng ngập mặn Amadon

ở Nam Mĩ (diện tích: 450.000 ha) năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nướclợ

- Các hệ sinh thái trên đất phèn

- Hệ sinh thái rừng trên các đảo rất đa dạng và phong phú

+ Sự đa dạng, giàu có và năng suất sinh học cao của các hệ sinh thái ven biểnnước ta còn do được cung cấp lượng ẩm lớn của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

=> Ý nghĩa của các hệ sinh thái ven biển đối với sự phát triển kinh tế:

- Góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp

- Phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản

- Phát triển du lịch sinh thái…

c.Tài nguyên thiên nhiên vùng biển.

* Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí Dầu mỏ có trữ lượngkhoảng 10 tỉ tân, khí đốt là 220 tỉ m3 Phân bố ở 5 bể trầm tích: Sông Hồng, PhúKhánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai

- Dọc ven biển còn có cát, titan là những nguyên liệu cho ngành công nghiệp vàxuất khẩu

- Vùng biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng ven biển NamTrung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại ít cửa sông đổ ra biển

* Tài nguyên hải sản

Trang 6

- Biển Đông là nguồn cung cấp lượng hải sản lớn, giàu thành phần loài BiểnĐông đem tới cho nước ta hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực

và hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác…

- Nhiều loài quý hiếm: Bào ngư, sò huyết, ngọc trai, đồi mồi, chim yến…

- Trên các đảo, nhất là tại 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có các rạnsan hô và đông đảo các loài sinh vật khác ven đảo

=> Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, BiểnĐông thật sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiệnnay

- Sạt lở bờ biển: hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biểnnước ta nhất là dải bờ biển Trung Bộ

- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc làm hoang mạchoá đất đai

=> Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trườngbiển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọngtrong chiến lược khai thác tổng hợp phát triển kinh tế biển của nước ta

2.2 Vai trò của biển, đảo, quẩn đảo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

và bảo vệ an ninh quốc phòng.

*) Về kinh tế - xã hội:

+ Phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với việc đánh bắt và nuôi trồng hảisản, cũng như các đặc sản

- Đánh bắt, nuôi cá, tôm…

- Đặc sản: bào ngư, ngọc trai, tổ yến

+ Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (công nghiệp chế biến thủysản đông lạnh, đóng hộp, nước mắn….)

+ Phát triển giao thông vận tải biển

+ Phát triển du lịch biển: bãi tắm đẹp, đảo đẹp , vườn quốc gia khu bảo tồn thiênnhiên…

+ Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân huyện đảo

*) Về an ninh quốc phòng:

- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địaquanh đảo và quần đảo

3 Vấn đề khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo

3.1 Tại sao phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, khaithác các đặc sản, khai thác khoáng sản, trong nước biển và trong lòng đất, du lịchbiển và giao thông vận tải biển Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quảkinh tế cao và bảo vệ môi trường

- Môi trường biển là không chia cắt được Bởi vậy, một vùng biển ô nhiễm sẽ gâythiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh

Trang 7

- Môi trường đảo do sự biệt lập nhất định của chúng, không giống như trên đấtliền, lại có diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người Ví dụnhư chỉ một hoạt động chặt phá rừng trên các đảo có thể làm mất đi nguồn nướcngọt vĩnh viễn hoặc biến thành hoang đảo.

3.2 Hiện trạng khai thác tài nguyên vùng biển và hải đảo.

a Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo

*) Hiện trạng:

+ Khái quát chung:

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển đảo gắn liền với việc phát triển các nghềtruyền thống như:

- Sản lượng khai thác hải sản đạt 1791 nghìn tấn (2005), gấp 2,7 lần năm 1990

- Giá trị sản xuất từ ngành khai thác thủy sản đạt 15822 tỉ đồng

- Hoạt động khai thác phát triển mạnh ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vàNam Bộ

- Các tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản lớn: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận,Bình Định, Quảng Ngãi…

+ Ngành nuôi trồng thủy sản:

- Diện tích: gần 1 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản

- Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1478 nghìn tấn (2005)

- Giá trị sản xuất đạt 22904,9 tỉ đồng

- Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, với đối tượngnuôi đa dạng và hình thức, kĩ thuật nuôi có sự cải tiến nhằm đưa hiệu quả nuôitrồng lên cao nhất

- Các tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn: An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu,

Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng…

*) Vai trò:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong

cơ cấu kinh tế ven biển;

- Chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trong thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao,nhất là tôm, đảm bảo an ninh thực phẩm,

- Đáp ứng nguyên liệu cho chế biến, tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo

*) Phương hướng khai thác hiện nay:

- Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, đặc biệt là các loài có giá trị

kinh tế cao, cấm không sử dụng các biện pháp khai thác có tính chất huỷ diệtnguồn lợi

- Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơnnguồn lợi hải sản, khẳng định chủ quyền, đồng thời giúp bảo vệ vùng trời, vùngbiển và vùng thềm lục địa nước ta

b Khai thác tài nguyên khoáng sản

*) Hiện trạng:

Khai thác dầu khí

Trang 8

+ Vai trò: Ngành dầu khí là một trong những ngành chủ lực của kinh tế biển, cóđóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.

Nghề làm muối:

- Bờ biển dài 3.260 km, đã có 20 tỉnh thành có nghề sản xuất muối biển với tổng

diện tích 15.000 ha và trên 80 ngàn lao động nghề muối

- Sản lượng bình quân: 800 ngàn tấn đến 1,2 triệu tấn/năm

- Một số đồng muối ở miền Trung nước ta được đánh giá là muối sạch, ngon của

thế giới, có khả năng xuất khẩu như: Sa Huỳnh, Cà Ná…

Khai thác cát ti tan ven biển: làm nguyên liệu cho công nghiệp

sản xuất thủy tinh pha lê cũng rất phát triển

*) Phương hướng khai thác hiện nay:

- Đẩy mạnh thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa

- Phải hết sức tránh xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vậnchuyển và chế biến dầu khí

c Giao thông vận tải biển.

… Phía Nam, cảng quy mô vừa như Phú Quốc (Kiên Giang)…

+ Hàng loạt cảng nhỏ được xây dựng Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng

- Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọcven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyênÁ) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóanhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi

*) Phương hướng khai thác hiện nay:

- Cải tạo, nâng cấp, xây mới các cảng biển

- Chú ý bảo vệ môi trường trong phát triển giao thông vận tải biển

d Du lịch biển:

*)Hiện trạng:

- Với tiềm năng du lịch biển lớn và hình thức du lịch phong phú, mỗi năm, vùngbiển thu hút 73% số lượt khách du lịch quốc tế, với tốc động tăng trưởng bìnhquân khoảng 12,6%/năm

Trang 9

- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi biển mới được đua vàokhai thác Nổi tiếng như: khu du lịch Hạ Long - Cát Bà- Đồ Sơn (Quảng Ninh -Hải Phòng), Nha Trang (KH), Vũng Tàu (BR- VT)

*) Phương hướng khai thác:

- Đẩy mạnh khai thác tài nguyên du lịch biển, đảo

- Chú ý vấn đề bảo vệ môi trưởng trong phát triển du lịch biển, đảo

3.3 Chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển, đảo

- Cần có biện pháp sử dụng hợp lí, phòng chống ô nhiễm môi trường biển vàphòng chống thiên tai

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển gồm các ngành: khai thác khoáng sản biển, khaithác và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển

4 Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.

- Biển Đông không phải riêng của Việt Nam mà còn lien quan đến nhiều quốc giatrong và ngoài khu vực Đông Nam Á Vì vậy, sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồnlợi của biển Đông cần có sự hợp tác của nhiều nước chung Biển Đông Đó cũng làgiải pháp để giữ gìn hoà bình và ổn định trong khu vực và giúp nước ta bảo vệ lợiích chính đáng của Nhà nước và nhân dân, giữ vũng chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ

- Việt Nam là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích nhất từ biển Đông Vìvậy, mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đấtnước, cho hôm nay và cho thế hệ mai sau

- Phải hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gianbiển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốcgia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng

và Nhà nước ta đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông

- Phát triển kinh tế xã hội dựa trên tiềm năng kinh tế rất lớn của biển đảo trên cơ

sở tôn trọng quy luật của tự nhiên

- Tuyên tuyền, giáo dục các chính sách của Đảng về bảo vệ, gìn giữ biển Đông

III HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG CỦA CHUYÊN ĐỀ.

1 Các dạng câu hỏi lí thuyết: có 4 dạng chủ yếu sau:

1.1.Dạng giải thích: Đây là dạng rất khó.

- Yêu cầu học sinh phải trả lời câu hỏi “Tại sao?”

- Đối với dạng câu hỏi này trên cơ sở tổng hợp kiến thức đã tích lũy, cần đặc biệtquan tâm tới mối quan hệ nhân quả

- Phân loại: nếu căn cứ vào cách giải thì có thể phân thành 2 loại:

+ Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu tương đối cố định như: câu hỏi yêu cầu cáchgiải dựa chủ yếu vào nguồn lực và câu hỏi yêu cầu cách giải dựa trên cơ sở kháiniệm sách giáo khoa

+ Loại câu hỏi có cách giải không theo một mẫu nhất định

Trang 10

- Yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức đã có để chứng minh một hiện tượngđịa lí nào đó.

- Đối với dạng câu hỏi này học sinh cần phải nắm chắc kiến thức và cả số liệuthống kê tiêu biểu để chứng minh theo yêu cầu câu hỏi đặt ra

1.4 Dạng trình bày (hoặc phân tích): Đây là dạng câu hỏi dễ nhất.

- Yêu cầu học sinh trình bày lại kiến thức

- Đối với dạng câu hỏi này, cần tái hiện những kiến thức đã học, sắp xếp chúngtheo trình tự nhất định, phù hợp với yêu cầu của câu hỏi

2 Dạng bài tập thực hành

2.1 Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời câu hỏi thi.

- Trong kì thi THPT quốc gia học sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

- Có thể chia bài tập sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời câu hỏi thành haidạng:

+ Những câu hỏi có “lệnh hỏi” là: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học

+ Những câu hỏi không có “lệnh hỏi” trực tiếp về Atlat nhưng vẫn có thể sử dụng

Atlat để làm bài

2.2 Vẽ biểu đồ, phân tích số liệu nhiệt độ, lượng mưa ở Trường Sa

IV HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG CHUYÊN ĐỀ.

1 Dạng câu hỏi lí thuyết.

1.1 Dạng giải thích: Mỗi loại câu hỏi giải thích về nguyên tắc có cách giải riêng.

a Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu dựu vào việc phân tích nguồn lực:

- Loại câu hỏi này thường để lí giải tại sao một đối tượng địa lí có thể phát triểnhoặc không phát triển

Học sinh cần phải căn cứ vào nguồn lực để lí giải về hiện tượng địa lí kinh tế

-xã hội mà câu hỏi đặt ra

- Về lí thuyết, nguồn lực để phát triển kinh tế bao gồm các nội dung chính sau:+ Vị trí địa lí

+ Nguồn lực tự nhiên: địa hình, đất, khí hậu, thủy văn, sinh vật, khoáng sản…+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: dân cư và nguồn lao động, kết cấu hạ tầng, cơ sở vậtchất – kĩ thuật, thị trường, đường lối chính sách, các nguồn lực khác…

- Việc vận dụng nguồn lực để giải thích theo yêu cầu của câu hỏi cần phải linhhoạt, tránh sự dập khuân, máy móc Việc giải thích không nên tiến hành theo trình

tự trên mà nên tiến hành tuần tự theo mức độ quan trọng của nguồn lực

- Ngoài ra, đề cập tới nguồn lực bao hàm cả thế mạnh (thuận lợi) và hạn chế ( khókhăn) Tuy nhiên, tùy vào yêu cầu của câu hỏi, học sinh có thể không cần phảitrình bày cả thuận lợi và khó khăn

- Học sinh cần phải nhạy cảm và phát huy hết khả năng tự duy của mình

Ví dụ minh họa:

Tại sao duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có ngành giao thông vận

tải biển rất phát triển?

*) Hướng dẫn cách giải:

- Đây là dạng câu hỏi giải thích, trả lời cho câu hỏi Tại sao?

- Giải thích duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có ngành giao thông vận

tải biển rất phát triển?

Trang 11

=> Đây là dạng câu hỏi có cách giải theo mẫu, dựa vào phân tích

nguồn lực

- Sau khi định dạng chính xác câu hỏi, học sinh cần vận dụng kiến thức

liên quan để trả lời Với câu hỏi này, kiến thức liên quan chủ yếu ở phần

Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (đặc biệt là địa hình ven

biển), phần Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của biển trong chuyên đề này

- Sau khi nhận dạng câu hỏi xong cần nêu rõ lí do vì sao Duyên hải Nam

Trung Bộ là vùng có ngành giao thông vận tải biển rất phát triển rồi lí

giải cụ thể

- Cần lưu ý:

+ Câu hỏi này nhấn mạnh học sinh giải thích duyên hải Nam Trung Bộ

là vùng có ngành giao thông vận tải biển rất phát triển => tức là có hàm

ý nói tới thế mạnh Do vậy, khi giải thích, học sinh không cần trả lời

phần hạn chế

+ Câu hỏi chỉ giới hạn ngành giao thông vận tải biển nên các nguồn lực

tự nhiên như: sông ngòi, khoáng sản, đất, sinh vật không cần trình bày

*) Gợi ý trả lời:

Với việc “mổ xẻ” câu hỏi như trên sẽ gợi ý nội dung chính cần phải

trả lời:

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có ngành giao thông vận tải biển rất

phát triển bởi hội tụ được hàng loạt thế mạnh vể vị trí địa lí, điều kiện tự

nhiên, điều kiện kinh tế - xã hôi.

* Về vị trí địa lí:

- Tiếp giáp với vùng biển nước sâu, đường bờ biển dài

- Nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế.

* Về nguồn lực tự nhiên:

- Địa hình ven biển có nhiều vịnh nước sâu, kín gió thuận lợi để xây dựng

cảng nước sâu cho tầu có công suất lớn ra vào cảng.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mang tính chất cận Xích Đạo, nóng

quanh năm tạo điều kiện cho hoạt động giao thông vận tải biển diễn ra

quanh năm.

* Về nguồn lực kinh tế - xã hội:

- Kinh tế phát triển, đặc biệt là sự phát triển của ngành ngoại thương

thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển.

- Thu hút được đầu tư nước ngoài

- Chính sách tập trung phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung

Bộ.

b Loại câu hỏi có cách giải không theo mẫu nhất định

Do cách giải không có mẫu cố định nên không thể đưa ra hướng dẫn chung.Tuy nhiên, khi gặp dạng câu hỏi này, học sinh cần lưu ý các điểm sau:

- Tập trung đọc kỹ câu hỏi xem câu hỏi yêu cầu giải thích cái gì, từ đó đưa ra địnhhướng chính xác

- Sắp xếp kiến thức liên quan, tìm mối liên hệ giữa chúng với nhau

- Đưa ra lí do để giải thích yêu cầu của câu hỏi

Trang 12

Để tiến hành các bước như vậy, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản và vậndụng linh hoạt trong từng tình huống.

Ví dụ minh họa:

Tại sao phải đặt vấn đề khai thác tổng hợp tài nguyên biển của

nước ta?

*) Hướng dẫn cách giải:

- Đây là câu hỏi khó, thuộc loại câu hỏi phức tạp, xuyên suốt chuyên đề,

đòi hỏi trình độ khái quát ở mức độ khá cao với cách giải gần như không

theo mẫu nhất định.

- Trên cơ sở tập hợp các kiến thức rải rác trong chuyên đề , cần suy nghĩ,

khái quát hóa để tìm ra lời giải.

+ Từ kiến thức lẻ tẻ về thế mạnh tài nguyên biển, phải khái quát và nâng

lên thành ý lớn đầu tiên: sự giàu có về tài nguyên biển (bởi vì nếu tài

nguyên biển đơn điệu, nghèo nàn thì chưa chắc đã cần thiết và có thể

khai thác tổng hợp được) cũng như ý nghĩa quan trọng của nó đối với đất

nước Đây là ý lớn quan trọng nhất.

+ Tiếp theo cần tìm thêm các ý khác ở việc khai thác có hiệu quả và bảo

vệ môi trường biển.

+ Với mỗi ý lớn cần lựa chọn những kiến thức cơ bản để làm nổi bật

từng ý Trong câu hỏi này cần đặc biệt lưu ý đến ý lớn thứ nhất vì nội

dung kiến thức nhiều, dễ bỏ sót ý.

*) Gợi ý cách giải:

Tài nguyên biển nước ta phải được khai thác tổng hợp vì những lí

do chủ yếu sau đây:

a Vùng biển giàu tài nguyên và có ý nghĩa quan trọng chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

*) Giàu tài nguyên:

+ Tài nguyên sinh vật:

- Nguồn hải sản: trữ lượng, khả năng khai thác, thành phần loài…(dẫn

+ Tài nguyên phục vụ giao thông vận tải biển

- Nhiều vũng vịnh, có điều kiện hình thành các cảng nhất là các cảng

nước sâu.

- Gần đường hàng hải quốc tế.

- Có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

+ Sự phong phú về tài nguyên biển là cơ sở để hình thành và phát triển

các ngành kinh tế biển.

Trang 13

+ Khẳng định chủ quyền, đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước.

b Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với tài nguyên biển.

- Việc khai thác các tài nguyên biển có liên quan và hỗ trợ cho nhau cùng

phát triển

+ Khai thác hải sản phục vụ nhu cầu du khách và ngược lại du lịch biển

phát triển sẽ thúc đẩy ngành nuôi trồng , đánh bắt, chế biến hải sản.

+ Tương tự như vậy đối với các ngành khác.

- Hiệu quả:

+ Hiệu quả kinh tế cao hơn nếu được khai thác tổng hợp

+ Hiệu quả xã hội (giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, du

lịch…)

c Chống ô nhiễm và suy thoái môi trường biển

- Các thành phần của môi trường biển có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Sự nhạy cảm của môi trường biển trước tác động của con người.

- Khai thác tổng hợp góp phần bảo vệ môi trường biển.

1 2 Dạng so sánh một khía cạnh nào đó của hai hay nhiều chỉnh thể.

- Loại câu hỏi so sánh một khía cạnh của hai hay nhiều chỉnh thể thường gặp hơn

so với loại câu hỏi so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với nhau

- Loại câu hỏi này đòi hỏi so sánh không phải các đối tượng địa lí kinh tế - xã hộivới tư cách như một chỉnh thể, mà chỉ là một khía cạnh (một phần) của chúng

- Khi so sánh một khía cạnh của chỉnh thể, nổi lên các khía cạnh sau:

+ Bên cạnh vị trí địa lí có thể bổ sung them quy mô hay vai trò của vùng

+ Lưu ý đến câu hỏi là thế mạnh hay nguồn lực để trả lời cho trúng Nếu câu hỏi

là thế mạnh thì chỉ tập trung phân tích lợi thế, mà không cần đề cập đến hạn chế.Nếu câu hỏi là nguồn lực thì phải trả lời cả hai

- Với loại câu hỏi so sánh về tình hình phát triển, các tiêu chí so sánh có thể là:+ Giai đoạn (thời kì) phát triển

+ Nhịp độ phát triển

+ Sản phẩm tiêu biểu

- Với loại câu hỏi so sánh về cơ cấu , các tiêu chí để so sánh có thể là

+ Giai đoạn và sự chuyển dịch cơ cấu

+ Cơ cấu theo ngành

+ Cơ cấu theo lãnh thổ

- Đối với câu hỏi so sánh về phân bố, các tiêu chí so sánh có thể là:

Trang 14

Ví dụ minh họa:

Hãy so sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa Duyên hải

miền Trung và Đông Nam Bộ.

*) Hướng dẫn phân tích câu hỏi:

- Đây là loại câu hỏi có thể xếp vào loại so sánh một khía cạnh (phát

triển tổng hợp kinh tế biển) giữa hai chỉnh thể (Duyên hải miền Trung và

Đông Nam Bộ)

- Mới nhìn có thể nhầm đây là câu hỏi so sánh “tình hình phát triển”.

cần lưu ý “Việc phát triển” không giống như “tình hình phát triển”.

“Việc phát triển có nghĩa rộng hơn bao trùm “tình hình phát triển”

- Kiến thức sử dụng để trả lời câu hỏi này liên quan đến chuyên đề này

và hiểu biết về vùng duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ

- Các tiêu chí để đem ra so sánh là: vai trò, điều kiện phát triển, các sản

phẩm…

*) Hướng dẫn trả lời

Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ có sự giống nhau và khác

nhau trong phát triển tổng hợp kinhh tế biển.

a) Sự giống nhau:

- Vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế của vùng.

+ Đều có vai trò quan trọng (qua tỉ trọng GDP)

+ Triển vộng còn lớn do việc khai thác chưa tương xứng với tiềm năng

của vùng

- Các điều kiện phát triển:

+ Tài nguyên phong phú, đa dang:

Nhiều bãi cá, bãi tôm và các loài hải sản.

Các bãi biển đẹp nhằm phục vụ du lịch biển.

+ Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm khai thác các tài nguyên biển

(nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, làm muối….)

+ Đã bước đầu xây dựng được cơ cở vật chất phát triển các ngành kinh

tế biển: các cơ sở đánh bắt và chế biến, các cảng, mạng lưới đô thị biển

và dịch vụ du lịch.

- Các ngành kinh tế biển và các sản phẩm tiêu biểu.

+ Đều phát triển một số ngành kinh tế biển truyền thống với các sản

Trang 15

số đặc sản quý (VD: tổ yến

ở Khánh Hòa)

- Tiềm năng lớn về du lịch với hàng loạt bãi biển nổi tiếng (d/c)

- Có nhiều vịnh nước sâu

để xây dựng cảng biển

- Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các ngành kinh tế biển tương đối phong phú, chất lượng

- Giao thông vận tải biển.

- Khai thác dầu khí và dịch vụ dầu khí.

- Du lịch biển (tập trung chủ yếu ở Vũng Tàu)

- Giao thông vận tải biển.

+ Hệ thống hóa kiến thức và số liệu có liên quan đến câu hỏi Cần chú ý:

Thí sinh cần căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi để lựa chọn kiến thức cho phù hợp Về số liệu nên chọn những mốc cơ bản nhất

+ Dùng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để chứng minh theoo yêu cầu câuhỏi đã đặt ra Vấn đề mấu chốt là phải tìm ra bằng chứng có tính thuyết phục cao

Ví dụ minh họa:

“Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển

quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung

quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), khoáng sản

(dầu khí), du lịch.”

(Trích "Hoàng Sa - Trường Sa: Hỏi và đáp", NXB Trẻ năm 2011)

Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy làm

sáng tỏ nhận định trên.

*) Hướng dẫn phân tích câu hỏi:

- Đây có thể xếp vào loại câu hỏi chứng minh tiềm năng.

- Yêu cầu quan trọng nhất của câu hỏi tập trung vào cụm từ “nguồn tài

nguyên sinh vật (thủy sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch”

- Kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi này nằm trong phần “thiên nhiên

chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển”, đặc biệt là ảnh hưởng của biển đến

tài nguyên sinh vật và khoáng sản Bằng kiến thức đã có, học sinh phải

tìm ra minh chứng và có số liệu cụ thể.

*) Hướng dẫn trả lời:

Trang 16

a Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí

- Hai bể dầu lớn nhất là bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long hiện đang

được khai thác

- Các bể dầu khí Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng tuy có diện thích nhỏ

nhưng cũng có trữ lượng đáng kể.

- Còn nhiều vùng có tiềm năng dầu khí hiện đang được thăm dò.

b Tài nguyên hải sản

-Biển Đông là nguồn cung cấp lượng hải sản lớn, giàu thành phần loài.

Biển Đông đem tới cho nước ta hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài

chục loài mực và hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác…

-Nhiều loài quý hiếm: Bào ngư, sò huyết, ngọc trai, đồi mồi, chim yến…

-Trên các đảo, nhất là tại 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có

các rạn san hô và đông đảo các loài sinh vật khác ven đảo.

c Tài nguyên du lịch:

- Dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm đẹp, cồn cát, đảo ven bờ là

điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch

1.4 Dạng câu hỏi trình bày:

- Các câu hỏi thuộc dạng trình bày rất phong phú và có cách giải không theo mẫu

- Việc giải câu hỏi dạng này, về nguyên tắc cần thực hiện theo các bước sau:

+ Nhân dạng câu hỏi Lưu ý: câu hỏi “trình bày sự khác nhau” không phải là

dạng câu hỏi trình bày mà thực chất là dạng câu hỏi so sánh

+ Tái hiện kiến thức đã có để trả lời câu hỏi Ở bước này nảy sinh hai trường hợp:

Trường hợp 1: câu hỏi chỉ yêu cầu kiến thức cơ bản thuần túy dưới góc độ thuộc

bài

Trường hợp 2: bên cạnh kiến thức cơ bản, câu hỏi đòi hỏi phải tổng hợp, lựa

chọn kiến thức

Ví dụ minh họa:

Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta.

*) Hướng dẫn phân tích câu hỏi:

- Đây là câu hỏi thuộc dạng trình bày.

- Kiến thức cơ bản nằm trong phần ảnh hưởng của Biển Đông đến khí

hậu và thiên tai vùng biển.

- Ảnh hưởng phải bao gồm tích cực và tiêu cực.

- Từ kiến thức đã trình bày phải khái quát lên được đặc điểm quan trọng

của khí hậu Việt Nam – nét khác biệt so với các nước có khí hậu nhiệt đới

cùng vĩ độ.

*) Hướng dẫn trả lời:

Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta:

a Tích cực

- Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao là nguồn cung cấp ẩm dồi

dào, đem lại cho nước ta lượng mưa và lượng ẩm rất lớn (lượng mưa tb

năm 1500- 2000 mm, độ ẩm > 80%).

Trang 17

- Biển Đông làm biến tính các khối khí khi đi qua biển vào đất liền: mùa

đông bớt lạnh khô còn mùa hạ làm dịu bớt thời tiết nóng bức.

=> Nhờ có Biển Đông khí hậu nước ta mang tính chất hải dương ẩm và

điều hòa hơn các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi.

b Tiêu cực

- Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão ở biển Đông và từ 3-4 cơn bão đổ

bộ trực tiếp vào nước ta gây hậu quả nặng nề về người và tài sản của

vùng biển nước ta Bão gây mưa lớn, nước biển dâng, gió mạnh, sóng

lớn tàn phá công trình xây dựng, đắm chìm tàu bè và làm ngập mặn đất

đai.

2 Dạng câu hỏi thực hành:

2.1 Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời câu hỏi.

Đối với những câu hỏi có thể sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trả lời, học

sinh cần:

- Học sinh cần phải xác định chính xác dựa vào trang Atlat nào để trả lời Nếu câuhỏi không chỉ rõ sử dụng trang nào để trả lời, học sinh phải dựa vào nội dungđược hỏi để tìm ra trang Atlat cần sử dụng

- Học sinh cần phải dựa cả vào Atlat và kiến thức đã học để trả lời, tránh bỏ sót ý

và không phải nhớ nhiều số liệu

Ví dụ minh họa 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, kiến thức đã học, hãy: xác định các đảo, quần đảo và các huyện đảo của Việt Nam.

*) Hướng dẫn phân tích câu hỏi:

- Đây là câu hỏi có “lệnh hỏi” (Dựa vào atlat Địa lí Việt Nam)

- Học sinh vẫn cần phải xác định nên dựa vào trang Atlat nào để trả lời: Các

đảo và quần đảo là yếu tố tự nhiên nên các em có thể sử dụng trang Hình thể để

trả lời, các huyện đảo là đơn vị hành chính nên các em có thể kết hợp trang

Hành chính để trả lời.

- Đây là câu hỏi có thể trả lời tương đối đầy đủ khi dung Atlat nhưng học sinh vẫn cần kết hợp kiến thức đã học và Atlat nếu không sẽ có thể kể thiếu các huyện đảo của nước ta.

*) Hướng dẫn trả lời:

a Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ.

+ Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc

+ Có những nơi, đảo cụm lại thành quần đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa…

b) Các huyện đảo ở nước ta:

Đến năm 2006, nước ta có các huyện đảo sau:

- Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh)

- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng)

- Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị)

- Huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng)

- Huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)

Trang 18

- Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa)

- Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận)

- Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)

Ví dụ minh họa 2:

Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành đánh bắt thủy sản nước ta.

*) Hướng dẫn phân tích câu hỏi:

- Đây là câu hỏi không có “lệnh hỏi” (Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam)

- Để xác định cần phải dựa vào trang Atlat nào để trả lời câu hỏi, học sinh cần quan tâm tới nội dung để hỏi là “ngành đánh bắt thủy sản”

=> phải dựa vào trang lâm nghiệp và thủy sản để trả lời

- Học sinh cũng cần chú ý, câu hỏi chỉ nhấn mạnh đến “thế mạnh” và chỉ hỏi ngành “đánh bắt”, không hỏi ngành thủy sản nói chung, tức là không phải trình bày ngành nuôi trồng.

- Khi trả lời, học sinh vừa phải kết hợp kiến thức đã học với Atlat nếu không sẽ

bị thiếu ý Nếu chỉ dựa vào Atlat, học sinh có thể trả lời được các ý như: đường

bờ biển dài, nhiều bãi cá, bãi tôm, các ngư trường lớn thuận lợi cho phát triển đánh bắt thủy sản nhưng sẽ thiếu số lượng loài, các loài đặc sản…

- Lượng hải sản lớn, giàu thành phần loài Biển Đông đem tới cho nước ta hơn

2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực và hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác…

- Nhiều loài quý hiếm: Bào ngư, sò huyết, ngọc trai, đồi mồi, chim yến…

- Trên các đảo, nhất là tại 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có các rạn san hô và đông đảo các loài sinh vật khác ven đảo.

2.2 Vẽ, phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở Trường Sa

*) Vẽ biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa:

- Biểu đồ này cần phải thể hiện hai đối tượng, có hai đơn vị tình khác nhau lànhiệt độ (0C) và lượng mưa (mm) => biểu đồ phải có 2 trục tung, một trục thể hiệnnhiệt độ (0C), một cột thể hiện lượng mưa (mm)

- Chọn lượng mưa vẽ cột, nhiệt độ vẽ đường

- Khi vẽ biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa cần lưu ý:

+ Tháng đầu tiên để vào gốc tọa độ, giữa các tháng không cần có khoảng cách, từđiểm đầu tiên và diểm cuối cùng trên trục hoành tương ứng với năm đầu tiên vànăm cuối dựng hai trục tung tương ứng với hai đơn vị tính của hai đối tượngtương ứng

+ Để cho đẹp, các điểm trên biểu đồ đường nên đặt giữa cột Có thể ghi (hoặckhông ghi) số liệu trên biểu đồ

+ Ghi tên biểu đồ, chú giải

Ngày đăng: 13/11/2019, 14:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Sách giáo viên Địa lí 12 – Nhà xuất bản giáo dục năm 2008 Khác
2. Hướng dẫn ôn tập kì thi trung học phổ thông quốc gia năm học 2014 – 2015 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2015 Khác
3. Hướng dẫn cách làm bài thi tuyển sinh vào đại học – cao đẳng. - Nhà xuất bản giáo dục năm 2003 Khác
4. Câu hỏi và bài tập kỹ năng Địa lí 12. - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2013 Khác
5. Bài tập Địa lí 12 Nâng cao - Nhà xuất bản giáo dục năm 2010 Khác
6. Ôn tập môn Địa lí theo chủ điểm - Nhà xuất bản giáo dục năm 2003 Khác
7. Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam. - Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 Khác
8. Một số trang Web: Wikipedia, dangcongsan.vn, baodatviet.vn… Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w