Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rènluyện cho học sinh kĩ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết về một nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể.. Là giáo viên Tiểu họ
Trang 1PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Môn Tiếng Việt chương trình Tiểu học mới nhằm hình thành và pháttriển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe- nói- đọc- viết) để họctập, giao tiếp và giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành
từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt Đồng thời nó còn gắn bó mậtthiết với tất cả các môn học khác trong chương trình Tiểu học và thể hiệnđược đậm nét cá nhân Dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới nhằm rènluyện cho học sinh kĩ năng sản sinh văn bản dưới cả hai hình thức nói, viết
về một nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể Điều này đòi hỏi giáo viêngiảng dạy phải vận dụng các phương pháp và cách tổ chức linh hoạt đểmỗi tiết dạy tập làm văn đều đạt được hiệu quả mong muốn
Văn miêu tả là kim chỉ nam xuyên suốt phân môn Tập làm văn ở bậcTiểu học nói chung và Tập làm văn lớp 4 nói riêng Văn miêu tả là loại văncăn cứ vào những điều quan sát, cảm nhận được về đối tượng (cây cối, đồvật, loài vật, con người…) xung quanh ta sinh động, tươi đẹp đã để lại chochúng ta ấn tượng Những ấn tượng đó được chuyển từ trực quan sinhđộng- hình ảnh hội họa sang tư duy trừu tượng- ngôn ngữ văn chương.Muốn vẽ ra những hình ảnh chân thật của đối tượng đó, trình bày theo bốcục hợp lí và diễn đạt bằng ngôn ngữ lời văn sinh động giàu hình ảnh,khiến cho người đọc, người nghe cùng cảm thấy, cùng nhận thấy chúng taphải dùng văn miêu tảû Học sinh Tiểu học rất thích vẽ nhưng vấn đềchuyển từ hình vẽ sang ngôn ngữ miêu tả đối với các em là điều không thể
dễ dàng Vì thế các em rất ngại khi làm văn miêu tả và thường mắc phảikhuyết điểm: “Công thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu chân thực” bài văncủa các em có những biểu hiện vai mượn ý của người khác, học thuộc văn
Trang 2mẫu khi làm bài sao chép ra Bài văn hời hợt không có sắc thái riêng nàocủa đối tượng miêu tả, thiếu sự cảm nhận, sáng tạo của học sinh do khôngquan sát cụ thể đối tượng miêu tả, không biết cách hồi tưởng nhớ lại kinhnghiệm sống của bản thân trong khi miêu tả Là giáo viên Tiểu học tôi luôn
tự hỏi giáo viên phải làm gì để học sinh yêu thích những con chữ, nhữngcâu văn tạo nên một bài văn miêu tả cũng như các em yêu thích màu vẽ đểtạo nên một bức tranh trên giấy Với tôi văn chương là chìa khóa để mở racho học sinh một bầu trời tri thức, là con đường đi tới những môn khoa họckhác Thế nên cần tạo cho học sinh tình yêu văn chương, hướng cho họcsinh tạo ra những sản phẩm cơ bản ban đầu của mình- những bài văn miêu
tả tốt Để có những bài văn miêu tả ấy giáo viên phải dạy như thế nào đểhọc sinh làm một bài văn cảm thấy dễ dàng, khơi gợi lòng yêu thích và say
mê làm văn miêu tả ? Theo chương trình đổi mới sách giáo khoa lớp 4,văn miêu tả chiếm gần một nửa số tiết Tập làm văn của cả năm học Baogồm các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật Như vậy, việc rèn kynăng làm văn miêu tả cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng vàcần thiết Điều đó tạo tiền đề vững chắc để học sinh làm được những bàivăn hay, câu văn súc tích, giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ý, cảm xúc chân thật,sinh động và sáng tạo Để tạo điều kiện cho học sinh có những cơ sở họctốt tất cả các kiểu bài miêu tả đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phươngpháp dạy học Lấy học trò làm trung tâm, còn thầy chỉ là người tổ chứchướng dẫn, trò tự khám phá và lĩnh hội tri thức Có như vậy thì mới nângcao được hiệu quả và chất lượng giảng dạy
Khi vào thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn lúng túng,vụng về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả nói chung và tả con vậtnói riêng Số học sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo thật là ít Hầuhết khi miêu tả các em chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, câu văn thìrườm rà, diễn đạt ý thì lủng củng… Điều này đã làm tôi trăn trở và lo lắng
Trang 3Xuất phát từ cơ sở mang tính lý luận và thực tiễn như trên, nhằm đápứng nhu cầu: “Làm thế nào để các em viết được những câu văn, đoạn văn,bài văn hay Giúp các em tự tin, phấn khởi và yêu thích phân môn Tập làm
văn Tôi quyết định chọn đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt bài văn miêu tả con vật ở lớp 4.”
Qua đó giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học để tiếthọc diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả cao
II Mục đích đề tài:
- Giúp học sinh lớp 4 có ky năng làm bài văn miêu tả con vật hay, sinhđộng và sáng tạo
- Giúp giáo viên khối 4 có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫnhọc sinh viết bài văn miêu tả nói chung và tả con vật nói riêng
- Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn
III Lịch sử đề tài:
Qua nghiên cứu về phân môn Tập làm văn miêu tả của lớp 4, dự giờ,học hỏi đồng nghiệp, đồng thời điều tra khảo sát việc học văn miêu tả củahọc sinh Từ đó thấy được những khó khăn vướng mắc của giáo viên vàhọc sinh thông qua các giờ dạy Tập làm văn Tôi đi sâu thống kê thựctrạng, tìm nguyên nhân, thể nghiệm những giải pháp cụ thể đối với học sinhlớp 4, nhằm giúp học sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo
IV Phạm vi đề tài:
Việc nâng cao chất lượng dạy và học Tập làm văn miêu tả lớp 4 cónhiều vấn đề liên quan như: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, năngkhiếu làm văn của học sinh, Riêng trong phần giảng dạy của giáo viêncũng có nhiều điều: dạy lập dàn ý, dạy làm văn nói, trả bài viết, Đề tài nàychủ yếu đi sâu vào những giải pháp giúp học sinh lớp 4 nắm vững và thựchiện tốt về quan sát, về chọn lọc ý, về lập dàn ý, về viết bài văn miêu tả convật gần gũi với các em mà thôi
Trang 4PHẦN II: NỘI DUNG
I Thực trạng đề tài:
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy rằng các
em rất ngại học phân môn Tập làm văn, nhất là khi làm bài văn viết Bởi kynăng làm bài của các em còn hạn chế, chất lượng bài làm chưa cao Cụ thể
là các em chưa biết cách quan sát con vật để miêu tả Nhiều em còn chưahiểu quan sát là gì? Thường thì nhìn thấy cái gì các em nghĩ cái đó theokiểu liệt kê, chứ không biết chắt lọc các chi tiết quan sát được Mặt khác dovốn từ của các em chưa phong phú nên các em dùng từ chưa chính xác, sửdụng câu nhạt nhẽo, không chọn lọc Cách diễn đạt ý của câu văn mangtính chất văn nói nên khi đọc gây cảm giác rườm rà, lủng củng, lộn xộn,…Hầu hết các em chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như nhânhóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, từ láy,… nên bài văn của các em tuy đủ ýnhưng rất khô khan Bên cạnh đó còn một số bài viết mắc nhiều lỗi chính
tả Có em viết hết cả bài văn mà không có lấy một dấu chấm, một lầnxuống dòng Có em lại chấm phẩy một cách tùy tiện
Nói tóm lại, khi viết một bài văn miêu tả nói chung và tả con vật nóiriêng, học sinh gặp rất nhiều khó khăn Đứng trước một thực trạng như vậythì bất cứ người giáo viên nào cũng phải băn khoăn lo lắng
Năm học 2012 – 2013, tôi chủ nhiệm lớp 4/3 với 33 học sinh trong
đó có 19 em nữ, lớp có vài em học yếu về văn miêu tả Khi dạy đến dạngbài văn miêu tả tôi cố gắng cho các em làm bài vào tiết củng cố hay làmthêm ở nhà để nắm bắt thêm tình hình viết bài văn miêu tả của học sinh lớpmình như thế nào
Qua hai tuần thực nghiệm, tôi đã rút ra kết quả qua một đề kiểm tra nhưsau:
Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích
Kết quả làm bài của các em thu được như sau:
Trang 5Tổng số
học sinh
Điểm giỏi(9 – 10)
Điểm khá(7 – 8)
Điểm trung bình(5 – 6)
Điểm yếu(1, 2, 3, 4)
33 học sinh 0 8 em = 24,2% 16 em = 48,5 % 9 em = 27,3%
- Các em học sinh đạt điểm khá là bài viết đủ ba phần, các phần có đủ ýnhưng câu văn ngắn chưa có giàu hình ảnh nên bài văn ngắn từ 15 đến 20câu
- Học sinh đạt điểm trung bình là các em viết bài có đủ ba phần, diễnđạt ý của câu văn mang tính chất văn nói, rườm rà, lủng củng, chưa có sửdụng biện pháp nghệ thuật
- Còn học sinh đạt điểm kém thì bài văn của các em ít ý, khô khan, tảtheo kiểu liệt kê, còn mắc nhiều lỗi chính tả, chấm, phẩy tùy tiện nênnghĩa của câu văn không rõ Có em làm lạc đề bài
Qua kết quả trên, tôi nhận thấy là do những nguyên nhân:
- Học sinh chưa biết xác định kĩ đề bài
- Khả năng quan sát của các em chưa thấu đáo, còn hời hợt
- Các em không có ky năng lập dàn ý bài trước khi viết bài văn
- Vốn từ miêu tả của các em còn ít
II Nội dung công việc cần giải quyết:
Từ thực trạng học sinh ở lớp và tìm ra được nguyên nhân, tôi cần giảiquyết những vấn đề sau:
a/ Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài
b/ Rèn kĩ năng quan sát
c/ Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn miêu tả con vật
d/ Dựng đoạn và viết bài văn miêu tả con vật
đ/ Rèn ky năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy vốn từ ngữthông qua các môn học khác
e/ Rèn ky năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình và của bạn
Trang 6III Các biện pháp thực hiện:
Để giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả con vật hay, có tínhsáng tạo, giàu hình ảnh thì trước hết cần giúp các em hiểu rằng: tả con vật
là dùng lời văn của mình giúp người đọc như thấy cụ thể trước mắt con vật
đó hình dáng như thế nào? Đầu, mình, chân, đuôi ra sao? Có những hoạt động
gì đặc biệt?
Vì vậy ngay sau khi học xong bài: “Thế nào là văn miêu tả?” tôi đãkhắc sâu cho học sinh hiểu: Khi miêu tả các em không được đưa ra lời nhậnxét chung chung như con này rất to, đầu của nó nhỏ, thân của nó dài … màphải làm cho người đọc thấy được con vật em tả có đặc điểm gì riêng biệtgiúp người đọc phân biệt con đó với các con khác cùng loài Để giúp họcsinh làm được việc này tôi đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài.
Đây là một việc làm rất quan trọng, bởi nó giúp học sinh định hướngđược công việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại bàivăn gì? Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì? Từ đó giúp các em không đilạc yêu cầu của đề Sau khi nêu xong đề bài, tôi ghi lên bảng rồi yêu cầu 2học sinh đọc lại
Ví dụ: Trong gia đình em có nuôi rất nhiều con vật Em hãy tả lại một con
vật đó
Tôi hướng dẫn các em như sau:
+ Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
- Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả)
- Kiểu bài nào? (tả con vật)
- Đối tượng miêu tả là gì? (vật nuôi trong nhà)
- Kể tên các con vật nuôi trong nhà? (chó, mèo, gà, lợn, )
+ Gọi học sinh trình bày kết quả thảo luận
+ Cả lớp nhận xét
Trang 7Sau khi học sinh trả lời xong, tôi chốt lại yêu cầu và dùng phấn màugạch chân các từ ngữ quan trọng.
*Giáo viên cũng cần phân biệt rõ cho học sinh nắm hai kiểu bài tả loàivật
+ Tả một con vật Ví dụ: Tả con gà trống- Tả con bò- Tả con chim + Tả nhiều con vật Ví dụ: Tả đàn gà- Tả đàn bò- Tả bầy chim
Tóm lại: Theo tôi nếu giáo viên cũng làm rõ yêu cầu như vậy thì
chắc chắn sẽ không có một bài văn nào của học sinh bị lạc đề
Biện pháp 2: Rèn kĩ năng quan sát.
Đây là biện pháp được xem là cơ bản nhất Bởi kết quả của quan sátđược thể hiện rõ trong từng bài làm của học sinh Em nào quan sát tinh vi,thấu đáo thì em đó sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của convật mình định tả để thể hiện trong bài viết Còn em nào quan sát hời hợt,phiến diện thì bài viết của các em sẽ khô khan, nông cạn
Để giúp các em tìm ra được những nét riêng biệt, tiêu biểu cho từngcon vật tôi sử dụng các thao tác rèn ky năng như sau:
a Quan sát con vật theo 1 trình tự hợp lý: Các em có thể quan sát
theo các trình tự sau:
- Quan sát hình dáng: tả bao quát trước rồi mới tả từng bộ phận
- Quan sát hoạt động và thói quen sinh hoạt của con vật ( Có thể tảkết hợp với việc tả hình dáng cũng như môi trường mà con vật đang sống)
- Quan sát tính nết
- Tình cảm giữa con vật và con người
- Các mặt lợi hại của con vật
Ví dụ: Quan sát con gà trống Tôi hướng dẫn các em quan sát theo
trình tự:
+ Quan sát bao quát: hình dáng, kích thước, màu sắc
+ Quan sát từng bộ phận: đầu, mình, chân, đuôi…
Trang 8+ Quan sát hoạt động và thói quen: gáy, ăn, tìm mồi…
b Quan sát con vật bằng nhiều giác quan:
Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiềumặt Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát Do đó, kết quả thuđược thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác Xong tôi
đã hướng dẫn các em biết cách phối hợp nhịp nhàng các giác quan để quansát
Ví dụ: Quan sát con mèo: Tôi hướng dẫn như sau:
-Các em dùng mắt để quan sát xem hình dáng của nó như thế nào?Trông nó giống cái gì?…
-Em hãy dùng tay để sờ xem bộ lông của mèo như thế nào?
-Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem hoạt động đặcbiệt của mèo
Với mỗi bộ phận của con vật tôi đều có một câu hỏi gợi ý và giúpcác em sử dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được Nếu giáo viênlàm tốt thao tác này là đã góp phần vào sự thành công của việc rèn ky năngquan sát con vật cho học sinh
c Quan sát để phát hiện, tìm ra những điểm riêng của con vật:
Để giúp người đọc phân biệt được con vật này với con vật khác vànhất là với hai con cùng một loài, tôi đã định hướng cho các em tránh lốiliệt kê tất cả các bộ phận như một người thợ lắp ráp một đồ vật nào đó, màcần phải nhằm vào những chi tiết, bộ phận có thể khắc họa hình ảnh convật ấy một cách rõ rệt, gợi cho em nhiều ấn tượng nhất Tập trung miêu tảnhững nét độc đáo và làm hiện lên những nét riêng của con vật đó khiến nókhông lẫn với các con vật khác
Ví dụ: Quan sát con mèo, học sinh cần quan sát mắt, mũi, ria, tư thế
bắt chuột,…để tìm ra các nét riêng của mèo
Trang 9Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn miêu tả con vật.
Để viết được một bài văn hay, thì học sinh cần phải có thói quen lậpdàn bài chi tiết Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh ky năng quan sát, tôigiúp các em có thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếpchúng thành một dàn bài chi tiết Để giúp các em thực hiện tốt ky năng này,tôi hướng dẫn theo hai bước sau:
a Kỹ năng chọn lọc chi tiết:
- Kết quả các em quan sát được bao gồm cả phần thô lẫn phần tinh.Vậy làm thế nào để giúp các em sàng lọc bỏ phần thô, chỉ giữ lại phần tinh
Để giúp các em làm công việc đó, tôi yêu cầu các em xác định rõ yêu cầucủa đề bài và đặc điểm đối tượng miêu tả để lược bỏ chi tiết không cần
thiết Ví dụ: Quan sát con gà trống Khi quan sát hình dáng học sinh
nêu chiều dài, chiều cao của con gà trống, to cở cái … Giáo viên nênhướng các em nêu các chi tiết như: Chú có thân hình to lớn, dáng dấp vạm
vỡ, cao khoảng ba gang tay em
- Tả bao quát: (hình dáng, kích thước, màu sắc)
- Tả chi tiết: (từng bộ phận của con vật)
- Tả hoạt động và thói quen
- Ích lợi của con vật
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về con vật đó (theo cách mở rộng hoặc không
mở rộng.)
Trang 10Tóm lại: Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi luôn nhắc nhở các
em phải lập nhanh một dàn bài
Ví dụ: Lập dàn ý tả con mèo:
Tôi tổ chức cho các em quan sát con mèo trước ở nhà, trên lớp tôi treo
một số tranh ảnh con mèo khác nhau để các em tiện nhớ lại Sau đó tổ chức
cho các em trình bày dàn ý theo phương pháp toa xe lửa
Sau khi học sinh trình bày xong, tôi đặt câu hỏi gợi ý để các em trả lời
từng nội dung Từ cơ sở đó các em sẽ dễ dàng viết thành một bài văn tả con
mèo có nội dung
* Hoặc các em có thể lập dàn ý theo cách sau:
+ Mở bài: Giới thiệu con mèo:
- Nhà em có nuôi một chú mèo đã được năm tháng tuổi
+ Thân bài:
- Tả ngoại hình:
+ Bộ lông màu xám có sắc vằn vàng
+ Cái đầu tròn tròn
+ Hai tai như hình tam giác, dựng đứng, rất thính nhạy
+ Đôi mắt sáng long lanh, ban đêm có màu xanh
+ Bộ ria vểnh lên có vẻ oai vệ
+ Bốn chân thon nhỏ, bước đi rất êm
Thân bài
Mở
bài
Thân bài
Thân bài
Thân bài
Thân bài
Kết bài
Con
mèo
Hình dáng
Bộ lông
Đầu, tai,mắt, ria
Chân, đuôi
Hoạt động, thói quen
Cảm nghĩcủa em
Trang 11+ Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng.
- Tả hoạt động:
+ Bắt chuột: ngồi thu mình mắt lim dim để rình chuột, chạy nhanh
để vồ chuột
+ Hay ra sân tắm nắng sáng
+ Kết bài: Tình cảm của em đối với con mèo.
- Con mèo đã giúp cho nhà em không còn một bóng chuột nào nữa
- Chăm sóc, chơi đùa, cho nó ăn và xem con mèo như một người bạnthân
Làm nhiều lần như vậy tôi đã xác định cho các em một thói quen tốt.Bài văn của các em sẽ đủ và nhiều ý hơn Bên cạnh đó tôi còn cung cấp chocác em những từ ngữ miêu tả về hình dáng và hoạt động của các con vật.Nhằm giúp cho các em yếu có vốn từ miêu tả
Biện pháp 4: Dựng đoạn và viết bài văn miêu tả con vật.
Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn Từ các ý đãlập, các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài văn.Tôi hướng dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạnvăn miêu tả có một nét nhất định
Ví dụ: Khi tả con mèo:
Đoạn 1: Giới thiệu con mèo.
Đoạn 2: Tả hình dáng ( bộ lông, cái đầu, hai cái tai, đôi mắt, bộ ria,
bốn chân, cái đuôi)
Đoạn 3: Tả hoạt động (bắt chuột, đùa giỡn).
Đoạn 4: Tình cảm của em đối với con mèo.