1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản

106 254 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 687,5 KB

Nội dung

Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số quan điểm, giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản Luận văn phân tích, đánh giá khá toàn diện về thực trạng thực hiện phápluật về bán đấu giá tài sản trên cơ sở đó phát hiện những bất cập của pháp luật và đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản. Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số quan điểm, giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản Luận văn phân tích, đánh giá khá toàn diện về thực trạng thực hiện phápluật về bán đấu giá tài sản trên cơ sở đó phát hiện những bất cập của pháp luật và đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản. Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số quan điểm, giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản Luận văn phân tích, đánh giá khá toàn diện về thực trạng thực hiện phápluật về bán đấu giá tài sản trên cơ sở đó phát hiện những bất cập của pháp luật và đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Lấ THỊ NGỌC

Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Lấ THỊ NGỌC

Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản

Chuyờn ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và phỏp luật

Mó số: 8380101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH NGUYỄN HOÀNG ANH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân th nh c m n! ành cảm ơn! ảm ơn! ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Ngọc

Trang 4

MỤC LỤCTrang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐÂU GIÁ TÀI SẢN 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm của bán đấu giá tài sản 6

1.1.1 Khái niệm bán đấu giá tài sản 6

1.1.2 Đặc điểm của bán đấu giá tài sản 8

1.2 Pháp luật về bán đấu giá tài sản 10

1.2.1 Khái niệm 10

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật bán đấu giá tài sản 11

1.2.3 Nguyên tắc bán đấu giá tài sản 12

1.2.4 Mối quan hệ pháp pháp luật bán đấu giá tài sản với các lĩnh vực pháp luật có liên quan 16

1.3 Tiêu chí đánh giá tính hoàn thiện của pháp luật về bán đấu giá tài sản 19

1.4 Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về pháp luật bán đấu giá tài sản 21

Kết luận Chương 1 28

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM 30

2.1 Thực trạng pháp luật về bán đấu giá tài sản 30

2.2 Các nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản 40

2.2.1 Chủ thể pháp luật bán đấu giá tài sản 40

2.2.2 Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản 48

Trang 5

2.3 Thực trạng thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản 57

2.3.1 Những thành công và hạn chế trong thực hiện pháp luật bán đấu giá tài sản 57

2.3.2 Nguyên nhân của thành công và của những hạn chế 70

Kết luận Chương 2 76

Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN 77

3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản 77

3.1.1 Pháp luật về đấu giá cần góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường 77

3.1.2 Pháp luật về đấu giá phải là công cụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước trong quản lý tài sản công, bảo vệ lợi ích của tổ chức, cá nhân yếu thế trong quan hệ mua, bán tài sản 78

3.1.3 Pháp luật về đấu giá cần là công cụ góp phần phát huy truyền thống văn hóa dân tộc 79

3.1.4 Pháp luật về đấu giá tài sản phải là công cụ giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân 80

3.1.5 Pháp luật về đấu giá tài sản cần góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển loại hình dịch vụ hỗ trợ giao dịch dân sự - thương mại trong nền kinh tế thị trường Đóng vai trò là công cụ quản lý nhà nước 80

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản 81

3.2.1 Sửa đổi Luật đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành 81

3.2.2 Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản 91

Kết luận Chương 3 94

KẾT LUẬN CHUNG 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật dân sựĐGTS: Đấu giá tài sảnTHADS: Thi hành án dân sựUBND: Ủy ban nhân dân

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bán đấu giá tài sản là một dịch vụ ngày càng có vị trí, vai trò quantrọng trong đời sống kinh tế - xã hội Đấu giá tài sản là một trong những cáchthức linh hoạt để chuyển quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thểkhác, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động mua bán,trao đổi hàng hóa nói riêng phát triển ngày một đa dạng Đây là một phươngthức thực hiện giao dịch dân sự, thương mại, không bị chi phối bởi các yếu tốchính trị - xã hội

Trong nền kinh tế thị trường có nhiều phương thức thực hiện bán tàisản (hàng hóa thông thường, tài sản công, tài sản có tính đặc thù, tài sản cónhiều chủ thể liên quan ) Mỗi loại tài sản được bán theo phương thức nàotùy thuộc vào lợi ích của các bên liên quan đến việc mua, bán, trong hànghóa, tài sản thông thường, người mua tự do thỏa thuận giá cả theo phươngthức “thuận mua, vừa bán”, các bên được tự do lựa chọn hình thức thanh toán(trả chậm, trả góp…) Riêng đối với tài sản được mua bán theo phương thứcbán đấu giá tài sản, nhà nước cần thiết sử dụng pháp luật để điều chỉnh để gópphần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường

Để pháp luật đóng vai trò là công cụ góp phần tạo lập môi trường cạnh tranhlành mạnh thì các quy định của pháp luật phải thể hiện rõ các quan điểmmang tính chất nguyên tắc truyền thống của đấu giá tài sản là công khai, minhbạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, chống các hành vigian lận, cạnh tranh bình đẳng pháp luật về bán đấu giá tài sản còn là công cụbảo vệ lợi ích của nhà nước trong quản lý tài sản công, bảo vệ lợi ích của tổchức, cá nhân yếu thế trong quan hệ mua, bán tài sản tài sản quốc gia gồmnhiều nhiều loại xét theo nguyên tắc đều thuộc sở hữu toàn dân, trong đó cótài sản là đất đai Do đó, cần có cơ chế kiểm soát hành vi của người bán tài

Trang 8

sản công (người đại diện) Đối với tài sản bán đấu giá là đối tượng của hợpđồng cầm cố hay thế chấp tài sản là đối tượng xử lý trong phá sản doanhnghiệp, hợp tác xã, người sở hữu tài sản là con nợ sẽ rơi vào tình trạng thiệtthòi nếu bán đấu giá tài sản không được thực hiện theo một trình tự, thủ tụcchặt chẽ Vì lý do vậy nên ở Việt Nam bán đấu giá tài sản được hình thành vàphát triển từ việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự Bán đấu giá tài sảntrong THADS là một hình thức xử lý tài sản bị kê biên cưỡng chế Thông quabiện pháp bán công khai tài sản phải thi hành án thì quyền lợi của chính ngườiphải thi hành án cũng được đảm bảo.

Sau gần 30 năm triển khai hoạt động bán đấu giá tài sản ở Việt Namhoạt động này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, hoạt động bán đấugiá ngày càng phát triển cả về loại hình và phương thức thực hiện Đến nay,trên cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm dịch vụ bán đấugiá tài sản trực thuộc Sở Tư pháp và trên 300 tổ chức bán đấu giá chuyênnghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực này với gần 1000 đấu giá viên Tuynhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động bán đấu giá vẫn còn một

số hạn chế, một trong những nguyên nhân của hạn chế đó là do hành langpháp lý cho hoạt động này chưa thực sự hoàn thiện, Luật Đấu giá tài sản năm

2016 đang bộc lộ nhiều điểm bất cập cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng tốthơn yêu cầu của thực tiễn Bởi vậy, việc đặt ra vấn đề nghiên cứu một cách có

hệ thống, toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn để tìm các giải pháp hoànthiện pháp luật về bán đấu giá tài sản là vấn đề có tính cấp thiết

Vì vậy, học viên đã chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá

tài sản” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới đất nước, cải cáchhành chính và cải cách tư pháp đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học

Trang 9

pháp lý đề cập đến vấn đề bán đấu giá tài sản ở Việt Nam đã được công bố.

Cụ thể về đề tài nghiên cứu có đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp

thực hiện năm 2011 Về luận văn, luận án có đề tài luận án tiến sĩ luật học

“Pháp luật về đấu giá tài sản trong thương mại ở Việt Nam” của tác giả

Nguyễn Mạnh Cường bảo vệ tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 2012;

đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước về hoạt động bán đấu giá tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Văn Sỹ bảo vệ

tại Học viện Hành chính quốc gia năm 2006 Về các bài tạp chí khoa học có

bài “Vướng mắc trong bán đấu giá tài sản để THADS” của tác giả Lệ Thủy

đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 11/2007; bài

“Một số bất cập trong việc định giá, định giá lại tài sản kê biên” của tác giả

Vũ Hòa đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 12/2012;

bài “Những khó khăn vướng mắc trong công tác kiểm soát việc bán đấu giá tài sản thi hành án” của tác giả Nguyễn Hồng Sinh đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 23, tháng 12/2011; bài “Một số vướng mắc về bán đấu giá tài sản để thi hành án” của Đinh Duy Bằng đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số

chuyên đề tháng 02/2012…

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã giải quyết được một số vấn đềliên quan đến bán đấu giá tài sản như: Tài sản bán đấu giá, tổ chức bán đấugiá tài sản, bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất, bán đấu giá tài sản thihành án dân sự Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách

hệ thống và toàn diện các vấn đề về bán đấu giá tài sản sau khi Luật Đấu giátài sản được ban hành năm 2016 Luận văn của học viên là công trình đầu tiênnghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các vấn đề liên quan đến bán đấugiá tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện hành

Trang 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận vềbán đấu giá tài sản, nội dung các quy định pháp luật Việt Nam về bán đấu giátài sản và phát hiện ra những bất cập để qua đó đề xuất một số giải pháp hoànthiện pháp luật về bán đấu giá tài sản

Từ mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụthể như:

- Phân tích các vấn đề về lý luận cơ bản của bán đấu giá tài sản và phápluật về bán đấu giá tài sản

- Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

về bán đấu giá tài sản

- Khảo sát thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về bán đấu giá tài sảntrên địa bàn một số tỉnh, thành phố

- Phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật ViệtNam hiện hành về bán đấu giá tài sản từ đó tìm ra các giải pháp khắc phụcnhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về bán đấu giá tàisản và pháp luật bán đấu giá tài sản, các quy định của pháp luật về bán đấu giátài sản và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản

Trong giới hạn của đề tài luận văn thạc sĩ luật học, việc nghiên cứu tậptrung vào các vấn đề chủ yếu tập trung vào thời gian từ năm 2010 đến tháng 9năm 2018 trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung vào một số tỉnh, thành phốnhư Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lai Châu, thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với một số quy địnhtương ứng của pháp luật nước ngoài để đối chiếu tham khảo

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ ChíMinh về nhà nước và pháp luật Bên cạnh đó, những phương pháp khoa họckhác như phương pháp phân tích, diễn giải, tổng hợp, so sánh cũng được sửdụng để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra đối với việc nghiên cứu đề tài

6 Cơ cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văngồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản và pháp luật về

bán đấu giá tài sản

Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở

Việt Nam

Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá

tài sản

Trang 12

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN VÀ

PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐÂU GIÁ TÀI SẢN

1.1 Khái niệm, đặc điểm của bán đấu giá tài sản

1.1.1 Khái niệm bán đấu giá tài sản

* Sơ lược lịch sử bán đấu giá tài sản trên thế giới

Bán đấu giá tài sản là phương thức trao đổi tài sản đã có lịch sử hìnhthành từ rất lâu đời trên thế giới Vào khoảng năm 500 trước công nguyên,theo ghi chép của những người Hy Lạp cổ đại, hình thức đấu giá xuất hiện lầnđầu tiên tại Babylon với đối tượng được mua bán là phụ nữ một sự cưới hỏi.Bất kể người con gái nào bị gả bán đấu ngoài cuộc đấu giá đều bị coi là bấthợp pháp Những người phụ nữ xinh đẹp được đưa tới những cuộc đấu giá thưcao cấp còn những phụ nữ xấu phải có của hồi môn và bị đưa tới các cuộcđấu giá để đợi được chấp nhận Giá cả của người phụ nữ xấu là số âm, tức làcàng xấu càng mất nhiều của hồi môn Tiếp đó, bán đấu giá được phát triểnqua các cuộc chiến tranh của Đế chế La Mã Cổ đại, họ bán đấu giá tất cả mọithứ từ các chiến lợi phẩm của các cuộc chiến tranh cho đến tài sản của cáccon nợ Hiện nay, phương thức bán đấu giá tài sản được sử dụng như mộtphương thức mua bán thông thường, phổ biến và rộng khắp trên thế giới Cùngvới sự phát triển của thương mại điện tử, bán đấu giá tài sản mở rộng hơn rấtnhiều và phát triển lên một bước mới Việc bán đấu giá tài sản được tổ chứcbằng các hình thức công khai (open cry) hoặc theo hồ sơ niêm phong (sealedbid), theo phương thức đấu giá lên hoặc đặt giá xuống (điển hình là kiểu HàLan và kiểu Anh)

Theo hình thức công khai thì tài sản chào bán tại một mức giá xác định,người bán tiếp tục nâng mức giá lên cách mức giá cũ một khoảng nhất định cho

Trang 13

đến khi không còn người nào đưa ra mức giá cao hơn Người đã trả mức giácao nhất cuối cùng chính là người thắng cuộc Đây là hình thức vẫn thườngđược áp dụng nhiều nhất để giao dịch hàng hóa, sản phẩm, đặc biệt với các tàisản là cổ vật, các bộ sưu tập tem, tiền, xe cổ, tác phẩm nghệ thuật…

Theo hình thức niêm phong thì người tham gia cùng nộp giá một lúc

mà không được biết giá của người khác cũng như giữ kín giá mà mình đã trảcho hàng hóa, sản phẩm muốn mua Thông thường người trả giá cao nhất sẽ

là người thắng cuộc, mua được tài sản

Tại Hà Lan, người bán có thể đưa ra một mức giá rất cao cho hàng hóa,sản phẩm muốn bán Mức giá này thường là mức giá “trên trời” và không ai

có thể mua nổi Mức giá được hạ dần trong khoảng thời gian nhất định(thường theo thời gian của một chiếc đồng hồ) Nếu người tham gia trả giáchấp nhận ở mức giá nào đó thì cần ấn nút chấp nhận ngay, nếu không sẽ mất

cơ hội Phương thức này thường áp dụng tại các chợ hoa và đặc biệt với sảnphẩm hoa tulip

Tại Anh thì bán đấu giá có nét đặc trưng riêng Người bán đấu giá điềukhiển cuộc bán đấu giá sao cho người trả giá thắng được mức giá hiện tại Giáchào mới cao hơn giá chào cũ một khoảng cho trước Cuộc bán đấu giá chấmdứt khi không còn người nào đưa ra mức giá cao hơn Người trả giá hiện tại

sẽ thắng và trả số tiền theo mức giá đã chào Kiểu bán đấu giá này còn đượcgọi là bán đấu giá mức thứ hai

Ngoài ra, cũng với sự phát triển của thương mại điện tử, hiện nay cònxuất hiện phương thức đấu giá ngược Đây là một loại hình đấu giá đặc biệt,theo đó người trả giá thấp nhất và duy nhất sau khi kết thúc mỗi phiên đấu sẽtrở thành người được mua tài sản bán đấu giá Ở phương thức này nếu bênbán đưa ra giá khởi điểm thì giá khởi điểm là mức giá lớn nhất (ngược vớiphương thức trả giá lên – phương thức đấu giá xuôi)

Trang 14

Cùng với sự phát triển của xã hội, có thể nói rằng đến nay bán đấu giáphát triển với tư cách là một phương thức mua bán tài sản thông thường, phổbiến và không thể thiếu trong thương mại, kinh doanh của thế giới Khái niệmbán đấu giá đưa ra dưới nhiều góc độ khác nhau.

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “Đấu giá là quá trình mua

và bán tài sản hoặc dịch vụ bằng cách đưa món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người trả giá cao nhất” [36].

Trong kinh tế học hiện đại, nhà kinh tế học người Anh - David W

Pearce đã đưa ra định nghĩa: “Đấu giá là một thị trường trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho tài sản chứ không phải đơn thuần trả giá theo giá công

bố của người bán” và thị trường đấu giá là “một thị trường có tổ chức, tại đó giá cả được điều chỉnh liên tục theo biến đổi của cung và cầu” [8, tr.102].

Tại Việt Nam khái niệm bán đấu giá tài sản cũng được xem xét, đưa ra

trong nhiều tài liệu khác nhau Theo Từ điển Luật học thì “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán công khai một tài sản, một khối tài sản; theo đó có nhiều người muốn mua tham gia trả giá, người trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm là người mua được tài sản” Theo Đại Từ điển Bách khoa Việt Nam“Đấu giá là hình thức bán những tài sản hoặc tài sản thường thuộc loại đắt tiền, hàng quý hiếm Người bán đặt mức giá chuẩn, những người mua trả giá từ thấp đến cao, tài sản được bán cho người mua trả cao nhất”.

Khoản 2 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản quy định về giải thích từ ngữ: Đấugiá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giátheo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật đấu giá tài sản trừtrường hợp đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấugiá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá

1.1.2 Đặc điểm của bán đấu giá tài sản

Hoạt động bán đấu giá là một hoạt động thương mại có các dấu hiệu cơ

Trang 15

Thứ nhất, đấu giá là quan hệ kinh tế phát sinh giữa người có nhu cầu bán

và người có nhu cầu mua tài sản, hàng hóa Mục tiêu của quan hệ kinh tế nàynhằm dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ người bán sang người mua đáp ứngyêu cầu về giá của người bán theo một trình tự nhất định Dấu hiệu này giúpphân biệt mua, bán tài sản bán đấu giá với mua bán tài sản thông thường

Thứ hai, bán đấu giá là phương thức tổ chức cạnh tranh trong mua, bán

tài sản hàng hóa Dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, nhà sản xuất, người

sở hữu tài sản có điều kiện để tìm phương thức bán hành hóa, tài sản một cách

có lợi nhất Do đó, để thực hiện đấu giá, nguyên tắc cơ bản phải được tôn trọng

là tự do giá cả người bán có quyền ấn định giá tối thiểu (giá khởi điểm, giásàn) và bán cho người mua trả giá cao nhất Trong trường hợp không có ngườimua tài sản từ mức giá tối thiểu trở lên, người bán có quyền thay đổi mức giátối thiểu Đối với người mua, trong quan hệ mua, bán hàng hóa tài sản thôngthường người mua ít có cơ hội lựa chọn giá mua, đặc biệt việc mua, bán được

tổ chức dưới dạng các trung tâm thương mại, siêu thị thì người mua chỉ có thểmua bán hành hóa theo giá định sẵn

Thứ ba, đối tượng của quan hệ đấu giá tài sản là hàng hóa, tài sản Việc

phân biệt này chỉ có ý nghĩa tương đối Thông thường, cuộc đấu giá gọi là đấugiá hàng hóa khi đối tượng là một số lượng hàng hóa lớn, người bán có nhu cầubán đấu giá do cầu lớn hơn cung hoặc do cần bán hàng hóa do có nhu cầu vềvốn Trong trường hợp cuộc bán đấu giá gọi là đấu giá tài sản, đối tượng đấugiá là tài sản đặc định, tài sản quý hiếm, tài sản liên quan đến lợi ích nhà nước(quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên), tài sản mà bên bán gồm nhiềubên không đồng nhất lợi ích về việc mua, bán (tài sản phát mại để giải quyết nợtín dụng, tài sản thi hành án)

Tính bắt buộc hay tự nguyện của việc tổ chức bán đấu giá liên quan đếnbản chất và lợi ích của chủ sở hữu đối với tài sản Nếu tài sản không liên quan

Trang 16

đến lợi ích công hay lợi ích không đồng nhất của các bên, thì việc tổ chức bánđấu giá do chủ sở hữu quyết định Đối với các trường hợp việc bán tài sản liênquan đến lợi ích công như bán tài sản là quyền sử dụng đất để giao đất, quyềnkhai thác tài nguyên, bán doanh nghiệp công… thì việc bán tài sản theophương thức đấu giá thường được pháp luật quy định có tính chất bắt buộc.

1.2 Pháp luật về bán đấu giá tài sản

hệ xã hội” Từ các quan niệm trên có thể khái quát định nghĩa pháp luật như

sau: Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung donhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí củagiai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phùhợp với lợi ích của giai cấp mình

Từ quan niệm lý luận về bán đấu giá tài sản và hệ thống văn bản quyphạm pháp luật được Nhà nước ban hành, có thể định nghĩa pháp luật bánđấu giá tài sản như sau: Pháp luật bán đấu giá tài sản là hệ thống các quyphạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằmđiều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực bán đấu gái tàisản gồm những quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản;đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu

Trang 17

giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại;quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.

1.2.2 Đặc điểm của pháp luật bán đấu giá tài sản

- Pháp luật bán đấu giá tài sản là một bộ phận pháp luật điều chỉnhcác quan hệ xã hội phát sinh có tính chất “tư” Việc xếp lĩnh vực đấu giá tàisản vào nhóm luật “tư” nên các quy phạm điều chỉnh không mang tínhmệnh lệnh, hành chính do đó các chủ thể tham gia quan hệ bình đẳng vềquyền và nghĩa vụ

- Pháp luật bán đấu giá tài sản không nằm ở một văn bản pháp luật cụthể riêng biệt mà nằm ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.Quan hệ bán đấu giá tài sản có thể quan hệ dân sự, thương mại hoặc quan

hệ hành chính – Tư pháp

Pháp luật bán đấu giá tài sản trong lĩnh vực dân sự, thương mại điềuchỉnh quan hệ bán đấu giá mang tính tự nguyện theo yêu cầu của chủ sởhữu tài sản

Pháp luật bán đấu giá tài sản trong lĩnh vực hành chính – Tư pháp điềuchỉnh quan hệ bán đấu giá tài sản bắt buộc theo quyết định của Tòa án hoặc

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Pháp luật bán đấu giá tài sản mang tính về thủ tục quan hệ phápluật Hoạt động bán đấu giá tài sản phải diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục

do pháp luật quy đinh Các thủ tục này đều hướng đến nguyên tắc cơ bảnnhất của hoạt động bán đấu giá tài sản là công khai để nhiều người biết vàđăng ký tham gia đấu giá

- Pháp luật bán đấu giá tài sản thể hiện rõ nguyên tắc công khai củahoạt động bán đấu giá tài sản Xuất phát từ nhu cầu người mua cạnh tranhmua tài sản, người bán lựa chọn người mua với giá có lợi nhất cho mình nếuhoạt động bán đấu giá không công khai thì sẽ không có nhiều người tham gia

Trang 18

- Bán đấu giá tài sản là một hoạt động bán hàng thông qua trung gian.Trong quan hệ bán đấu giá tài sản trừ trường hợp người có tài sản tự mình tổchức bán đấu giá, còn các trường hợp khác, ngoài người bán, người mua còn

có sự tham gia của bên trung gian là người làm dịch vụ bán đấu giá Bên bán

là chủ sở hữu hoặc là người được ủy quyền hoặc là người có quyền, ích liênquan Bên mua là tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua tài sản và đáp ứng cácđiều kiện của pháp luật để được đăng ký tham gia đấu giá và trả giá Ngườilàm dịch vụ bán đấu giá là tổ chức được người có tài sản ủy quyền bán tài sảnthông qua hợp đồng dịch vụ tiến hành bán đấu giá

- Đối tượng của bán đấu giá tài sản có thể là những tài sản thôngthường, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của bán đấu giá tài sản thì không phảitài sản nào cũng được các chủ sở hữu quyết định bán bằng phương thức đấugiá Tài sản trong bán đấu giá rất đa dạng tùy theo nhu cầu của chủ sở hữu tàisản hoặc theo quy định của pháp luật Mọi tài sản đều có thể tổ chức bán đấugiá: đồ cổ, đồ sưu tầm, tác phẩm nghệ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, tài sảncông các tài sản bán đấu giá bao gồm tài sản để thi hành án theo quy địnhcủa thi hành án, tài sản là tang vật phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thusung công quỹ nhà nước, tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về dịchgiao đảm bảo vì vậy, hầu hết những tài sản có đặc thù về giá trị cũng nhưgiá trị sử dụng mới được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức đấu giátài sản Những tài sản này rất khó xác định giá trị thực của nó Vì vậy, nhữngngười bán chỉ đưa ra một mức giá làm cơ sở để người mua tham dự cuộc đấugiá xác định trên cơ sở có sự cạnh tranh với nhau Giá bán thực tế có thể caohơn hoặc thấp hơn giá mà người bán đưa ra lần đầu

1.2.3 Nguyên tắc bán đấu giá tài sản

- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan

Trang 19

trình phải diễn ra công khai và liên tục giữa các bên có liên quan Từ quá trình

kê biên tài sản bán đấu giá, định giá tài sản, lựa chọn tổ chức bán đấu giá đãđòi hỏi phải có sự đồng thuận, thống nhất giữa người phải thi hành án vàngười được thi hành án Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Chấphành viên phải quyết định nhưng cũng công khai đến cả hai bên biết về việclựa chọn của mình đến những thông tin về thời gian, địa điểm bán đấu giá,danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản; giá khởi điểm của tài sản;nơi trưng bày tài sản; nội quy bán đấu giá, tài sản bán đấu giá, danh sáchngười tham gia đấu giá, người thực hiện việc bán đấu giá… cũng phải đượcniêm yết công khai, không chỉ với hai bên được thi hành án - phải thi hành án

mà còn đến toàn thể những người đã đăng ký mua tài sản bán đấu giá Tạiphiên bán đấu giá, người điều hành cuộc bán đấu giá phải công khai các mứcgiá được trả và họ tên người mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá Nếu viphạm nguyên tắc này thì bất kỳ bên nào có liên quan (tùy thuộc từng giaiđoạn của cuộc đấu giá) cũng có quyền khiếu nại hoặc yêu cầu hủy kết quả bánđấu giá do vi phạm nguyên tắc cơ bản của bán đấu giá tài sản theo quy địnhcủa pháp luật

- Nguyên tắc khách quan, trung thực, bình đẳng

Nguyên tắc khách quan là việc cung cấp nhận thức dựa trên những cơ

sở thực tế, xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ những thuộc tính và mốiliên hệ vốn có của nó, từ những quy luật vận động và phát triển của bản thânnó; không thể dựa vào ý muốn chủ quan hoặc lấy ý chí chủ quan áp đặt chothực tế Trong bán đấu giá tài sản THADS, nguyên tắc khách quan được biểuhiện thông qua việc xác định giá trị khởi điểm của tài sản phải phù hợp vớigiá trị thực tế của tài sản Nếu xác định giá trị tài sản không đúng sẽ gây thiệthại cho một trong những bên có liên quan đến việc bán đấu giá và có thể sẽphát sinh những tranh chấp làm chậm lại quá trình bán đấu giá (Giá thấp sẽ

Trang 20

gây thiệt hại cho người sở hữu tài sản bán đấu giá và có thể gây thiệt hại chongười được thi hành án; Giá quá cao thì sẽ không có ai mua hoặc nếu mua thìngười mua tài sản bán đấu giá sẽ bị thiệt hại do giá trị không đúng).

Việc trung thực trong bán đấu giá được thể hiện thông qua việccung cấp đầy đủ những thông tin về cuộc bán đấu giá (thời gian, địa điểm,người tham dự…), về tài sản với những thuộc tính, giá trị và nhữngkhuyết tật của nó; về những giấy tờ liên quan đến tài sản bán đấu giá…Ngoài ra, đối với những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá tài sảnnơi thực hiện bán tài sản đó, người trực tiếp giám định, định giá tài sản,chấp hành viên đang thi hành bản án và cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị,

em ruột của những người này không được quyền tham gia bán đấu giá tàisản do việc tham gia của họ có khả năng ảnh hưởng đến sự trung thực,khách quan của cuộc bán đấu giá

Quy định tính trung thực cho mỗi cuộc bán đấu giá chính là nhằm bảo vệquyền lợi cho các bên tham gia bán đấu giá, nhất là trong các cuộc bán đấu giátài sản có giá trị lớn thì tính trung thực càng đóng vai trò quan trọng hơn.Nguyên tắc trung thực đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia quan hệ đấu giá tàisản đều phải tuân theo, không thể xảy ra tình trạng lừa lọc, dối trá với kháchhàng mà người bán tài sản và người tổ chức đấu giá tài sản móc ngoặc, thôngđồng với nhau Nguyên tắc trung thực còn đảm bảo cho khách hàng có sự yêntâm về tài sản mà mình lựa chọn

Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên được thể hiện qua việc bất cứ cánhân nào (trừ trường hợp không đủ điều kiện như người không được nhậnchuyển nhượng quyền sử dụng đất; người không thuộc trường hợp được Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của phápluật về đất đai hoặc trường hợp tham gia gây ảnh hưởng đến tính trung thực,khách quan của cuộc bán đấu giá) cũng đều có quyền đăng ký tham gia đấu

Trang 21

giá Khi đăng ký tham gia thì ai cũng phải nộp phí tham gia đấu giá và khoảntiền đặt trước Việc trưng bày tài sản bán đấu giá cũng được công khai để mọingười tham gia có quyền tiếp cận ngang nhau Tại phiên bán đấu giá, mọingười tham gia đều có quyền tự do trả giá, người điều hành phiên đấu giábuộc phải công khai các mức giá đã trả và họ tên người mua trả giá cao nhấttrong mỗi bước giá Ai là người trả giá cao nhất, cuối cùng thì sẽ thắng cuộctrong phiên đấu giá chứ không hề có ngoại lệ hay ưu ái riêng cho bất kỳ cánhân, tổ chức nào.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, ngườitham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổchức đấu giá tài sản, đấu giá viên

Trong quan hệ bán đấu giá tài sản do có rất nhiều bên có quyền, lợi íchliên quan nên việc bảo đảm quyền và lợi ích của các bên luôn được dung hòa.Người mua được tài sản sau khi thanh toán tiền cho tổ chức bán đấu giá thìđược nhận tài sản và được thực hiện đầy đủ có quyền của mình theo hợp đồngbán đấu giá tài sản Họ được quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền

sử dụng tài sản trong mọi trường hợp dù người sở hữu tài sản có chây ỳ,không chịu bàn giao giấy tờ sở hữu tài sản Trong trường hợp tài sản bán đấugiá là tài sản do cơ quan THADS kê biên thì số tiền bán tài sản được tổ chứcbán đấu giá chuyển lại cho cơ quan THADS địa phương sau khi thanh toáncác khoản phí và chi phí bán đấu giá tài sản Cơ quan THADS thực hiện thihành đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án (chi trả cho người được thi hànhán), khấu trừ chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án và bàn giao số tiền còn lạicho người phải thi hành án (chính là chủ sở hữu tài sản ban đầu) Như vậy, cóthể thấy rằng nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên được gắn liềnvới các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ bánđấu giá tài sản

Trang 22

- Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấugiá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.

Theo nguyên tắc này thì mọi phiên bán đấu giá tài sản, tài sản phải dođấu giá viên điều hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong Luật Đấu giátài sản thì phiên đấu giá mới có giá trị và được pháp luật công nhận Nếu đấugiá viên không đủ điều kiện thì đương nhiên phiên bán đấu giá đó sẽ bị hủy,quyền và nghĩa vụ của các bên không được thiết lập Bên nào có lỗi trong việc

để xảy ra tình trạng này thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người trúng đấugiá mà không mua được tài sản

Việc tuân thủ các nguyên tắc bán đấu giá tài sản giúp cho phương thứcnày đem lại lợi ích hơn cả cho người bán tài sản và người mua tài sản Nó tạo

ra cơ hội bình đẳng cho những người mua tài sản cùng tham gia trả giá, qua

đó người bán tài sản bán được ở mức giá cao nhất nhờ hoạt động bán đấu giá

mà hàng hóa đến được tay người mua có nhu cầu và hàng hóa được xác địnhđúng giá trị thực

1.2.4 Mối quan hệ pháp pháp luật bán đấu giá tài sản với các lĩnh vực pháp luật có liên quan

- Pháp luật bán đấu giá tài sản với pháp luật dân sự

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 (Bộ luậtdân sự 2015) chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 Trong

đó quy định về: Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm, Các phương thức xử

lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

Điều 299, Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp mà bên nhậnbảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm Các trường hợp này bao gồm:Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thựchiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Bên có nghĩa vụ phải thực hiện

Trang 23

nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuậnhoặc theo quy định của luật Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặcluật có quy định.

Theo quy định tại Điều 90, Luật thi hành án dân sự năm 2008, được

bổ sung, sửa đổi năm 2014, trường hợp người phải thi hành án không còn tàisản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, chấp hành viên

có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thếchấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phícưỡng chế thi hành án Ngoài ra, các bên cũng có thể thỏa thuận về một sốtrường hợp xử lý tài sản bảo đảm khác, như khi bên vay vi phạm một nghĩa

vụ nào đó của hợp đồng vay hay bên bảo đảm vi phạm một nghĩa vụ nào đónêu trong hợp đồng bảo đảm

Các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

Nguyên tắc chung - Theo quy định tại khoản 1, Điều 303 Bộ luật dân

sự, các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố,thế chấp sau đây: Bán đấu giá tài sản; Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Bênnhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ củabên bảo đảm; Phương thức khác

Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sảnbảo đảm thì tài sản sẽ được bán đấu giá (khoản 2, Điều 303)

Quy định về bán đấu giá tài sản trong Bộ luật dân sự đã chính thứccông nhận việc bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thể thỏa thuận tronghợp đồng bảo đảm về việc bán đấu giá tài sản để xử lý tài sản bảo đảm Nhưvậy, phương thức bán đấu giá tài sản có thể được sử dụng để xử lý tài sản bảođảm trong ba trường hợp chính, đó là: nếu các bên có thỏa thuận sử dụngphương thức xử lý bảo đảm này, bán tài sản đã kê biên là động sản có giá trị

từ 2.000.000 đồng và bất động sản (Điều 101, Luật thi hành án dân sự), trong

Trang 24

trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm (khoản

2, Điều 303, Bộ luật dân sự 2015)

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản - Điều 195, Bộ luật dân sự 2015 quyđịnh “người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sảntheo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật” Điểm b, khoản 1,Điều 303 đã mở ra một ngoại lệ cho bên nhận bảo đảm là người không phảichủ sở hữu của tài sản bảo đảm - được tự bán tài sản bảo đảm

Như vậy, để ngân hàng được tự mình bán tài sản cầm cố hay thế chấp,chỉ cần các bên có thỏa thuận về phương thức xử lý bảo đảm này, mà khôngcần có ủy quyền của bên bảo đảm cho ngân hàng vì mục đích này

- Pháp luật bán đấu giá tài sản với pháp luật Thi hành án dân sự

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 5 và Khoản 1, Điều 33 Luật Đấu giátài sản thì người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, ngườiđược chủ sở hữu tài sản uỷ quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyềnđưa tài sản ra đấu giá theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chứcđấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản

Theo Khoản 2, Điều 101 Luật Thi hành án thì đương sự có quyền thoảthuận về tổ chức bán đấu giá Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấugiá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận Trường hợpđương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấugiá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản

Căn cứ quy định pháp luật nêu trên, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư phápthấy rằng trong trường hợp Cơ quan thi hành án dân sự (Chấp hành viên) kýkết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để đấu giá tàisản đã kê biên thì Cơ quan thi hành án dân sự (Chấp hành viên) thuộc trườnghợp người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo quy định của pháp luật

Trang 25

Do đó, trong trường hợp này Cơ quan thi hành án dân sự (Chấp hànhviên) là người có tài sản đấu giá.

- Pháp luật bán đấu giá tài sản với pháp luật Hôn nhân và gia đình

Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hànhviên xác định phần sở hữu của vợ, phần sở hữu của chồng theo quy định củapháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết Trườnghợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phânchia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấphành viên xác định

Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiếnhành xử lý tài sản và thi hành ánnh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phảithi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ

Trong trường hợp này thì Chấp hành viên phải xác định phần sở hữucủa vợ, phần sở hữu của chồng Nếu vợ hoặc chồng không đồng ý thì cóquyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định Tức là sau 30ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Chấp hành viên, vợ hoặc chồng cóquyền khởi kiện

Hết thời hạn khởi kiện mà, vợ hoặc chồng không khởi kiện thì Chấp hànhviên tiến hành xử lý tài sản và thi hành án thanh toán lại cho vợ hoặc chồng củangười phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ

1.3 Tiêu chí đánh giá tính hoàn thiện của pháp luật về bán đấu giá tài sản

* Tiêu chí về nội dung

- Pháp luật bán đấu giá phải phản ánh đầy đủ chủ trương, đường lối củaĐảng liên quan đến lĩnh vực bán đấu giá tài sản

- Nội dung pháp luật bán đấu giá tài sản phải đảm bảo tính minh bạch, rõ

Trang 26

phát triển loại hình dịch vụ hỗ trợ giao dịch dân sự - thương mại trong nền kinh

tế thị trường; tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thịtrường; là công cụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước trong quản lý tài sản công, bảo

vệ lợi ích của tổ chức, cá nhân yếu thế trong quan hệ mua, bán tài sản Phápluật về bán đấu giá là công cụ góp phần phát huy truyền thống văn hóa dân tộc

- Pháp luật bán đấu giá tài sản phải tạo hành lang pháp lý chung, áp dụngthống nhất trình tự, thủ tục đấu giá cho các loại tài sản; nâng cao chất lượng độingũ đấu giá viên, chất lượng hoạt động đấu giá tài sản; phát triển các doanhnghiệp đấu giá tài sản theo hướng chuyên nghiệp, góp phần khuyến khích tổchức, cá nhân sử dụng dịch vụ đấu giá tài sản để bán tài sản của mình; tạo cơ

sở pháp lý vững chắc, ổn định để thúc đẩy dịch vụ đấu giá tài sản phát triểntrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường cơ chếbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia đấu giá; nâng caochất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản

* Tiêu chí về hình thức

- Pháp luật bán đấu giá tài sản phải đảm bảo tính thống nhất, toàn diệnTheo Từ điển tiếng Việt do Viện Khoa học xã hội Việt Nam thì “thốngnhất là làm cho phù hợp với nhau, không mâu thuẫn nhau” Trên cơ sở này,tính thống nhất của hệ thống pháp luật được hiểu là sự phù hợp, sự đồng bộtrong các quy định của pháp luật Với cách hiểu này, tính thống nhất của phápluật phải được xem xét trên cả hai phương diện hình thức và nội dung

Tính thống nhất được thể hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực bán đấugiá tài sản không được chồng chéo, mâu thuẫn Các quy định phải phản ánhđược những quan hệ kinh tế - xã hội cần được điều chỉnh

Tính toàn diện thể hiện sự điều chỉnh của pháp luật trên các quan hệ phátsinh về bán đấu giá tài sản để đảm bảo các quan hệ xã hội về bán đấu giá tàisản đều được pháp luật điều chỉnh

Trang 27

- Đảm bảo tính phân chia và tính thứ bậc về hiệu lực giữa các văn bảnpháp luật về bán đấu giá tài sản Pháp luật về bán đấu giá tài sản có nhiều vănbản hướng dẫn thi hành, phải đảm bảo theo thứ bậc hiệu lực pháp lý, tínhthống nhất của hệ thống pháp luật đặt ra yêu cầu văn bản có hiệu lực pháp lýthấp phải phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; quy phạm phápluật do cơ quan cấp dưới ban hành phải phù hợp với quy phạm pháp luật do

cơ quan cấp trên ban hành và đều phải phù hợp với quy định của Hiến pháp.Như vậy, tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi nội dung chính sách

về bán đấu giá tài sản phải nhất quán trong toàn hệ thống văn bản quy phạmpháp luật, các quy phạm pháp luật phải phù hợp, không mâu thuẫn, chồngchéo với nhau

1.4 Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về pháp luật bán đấu giá tài sản

* Pháp luật về bán đấu giá tài sản của Cộng hòa pháp

Hoạt động đấu giá và nghề đấu giá của Pháp xuất hiện từ thế kỷ XV vàhiện nay rất phát triển Bán đấu giá là hình thức mua bán tài sản được nhiều tổchức và cá nhân lựa chọn Bởi lẽ, các tổ chức bán đấu giá ở Pháp rất có uy tín,thông qua tổ chức bán đấu giá chủ sở hữu luôn bán được tài sản với giá caotrong một thời gian ngắn Do vậy, doanh thu về bán đấu giá tài sản đóng góplớn vào phát triển kinh tế của nước Pháp

Đấu giá viên là một nghề có uy tín và thu nhập tương đối cao trong xãhội Họ là những người không chỉ có kiến thức pháp luật, kiến thức về tài sản

mà còn có kiến thức sâu rộng về thị trường, về giá trị tài sản và giá trị nghệthuật Người muốn trở thành đấu giá viên phải có bằng luật (cử nhân luật) vàkiến thức lịch sử nghệ thuật (Đại học đại cương 02 năm) và phải trải qua một

kỳ thực tập đấu giá là 02 năm tại các cơ sở bán đấu giá tài sản Để được thựctập tại các cơ sở bán đấu giá tài sản người có nguyện vọng thực tập phải vượt

Trang 28

qua một kỳ thi đầu vào Đây là một kỳ thi rất khó, trung bình chỉ có 10% trêntổng số thí sinh thi đỗ.

Khi hành nghề đấu giá, đấu giá viên bị ràng buộc bởi nhiều nghĩa vụ

do luật định, phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Vi phạm của đấugiá viên tùy theo mức độ có thể do Hội đồng đấu giá viên quốc gia thi hành

kỷ luật hoặc quy trách nhiệm theo theo Bộ luật Hình sự Pháp Ngoài ra,trong Bộ luật Hình sự Pháp cũng có điều khoản về tội thông đồng, dìm giácủa những người tham gia đấu giá, vậy nên, trong thực tế hiện tượng nàyxảy ra không nhiều

Bán đấu giá tài sản được quy định trong Bộ Luật Thương mại pháp

Điều L320-1 quy định: “Không ai có thể sử dụng bán đấu giá tài sản như một phương pháp thông dụng để thực hiện hoạt động thương mại của họ” Điều

kiện bắt buộc đối với hoạt động bán đấu giá tài sản phải do những cá nhân, tổchức đủ điều kiện nhất định tiến hành

Việc bán đấu giá tài sản là động sản tự nguyện chỉ được tiến hành khi đó

là hàng hoá cũ Đối với hàng hoá mới thì phải do các thương gia thực hiện Bộluật Thương mại Pháp quy định cơ quan quản lý về bán đấu giá tài sản tựnguyện là Ủy ban quản lý về bán đấu giá động sản tự nguyện Ủy ban có tưcách pháp nhân, có trách nhiệm quản lý, cho phép các cá nhân tổ chức có đủđiều kiện tổ chức bán đấu giá động sản tự nguyện; đăng ký việc công bố các cánhân thuộc cộng đồng Châu Âu; xử phạt những vi phạm của các công ty, cácchuyên gia đối với quy chế và nghĩa vụ nghề nghiệp của công tác bán đấu giátài sản tự nguyện Ủy ban được quyền từ chối hoặc rút giấy phép của một côngty

Các Công ty bán đấu giá động sản tự nguyện được thực hiện hoạt độngbán đấu giá, song chỉ được bán tài sản là động sản Tài sản là bất động sản docác công chứng viên thực hiện Tài sản là bất động sản để thi hành án thì do

Trang 29

các thẩm phán trực tiếp bán đấu giá.

Các Công ty bán đấu giá động sản tự nguyện cũng sẽ hoạt động nhưngười đại diện chủ sở hữu tài sản nhưng họ không có quyền nhân danh cánhân mua hoặc bán trực tiếp hoặc gián tiếp động sản đưa ra bán đấu giá Quyđịnh trên có hiệu lực đối với cả Giám đốc công ty và các thành viên công ty.Những người này có thể bán tài sản của mình thông qua công ty

Các công ty bán đấu giá động sản tự nguyện chỉ có thể thực hiện hoạtđộng của họ sau khi có sự cho phép của Ủy ban quản lý về bán đấu giá độngsản tự nguyện được thành lập bảo đảm cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất và tàichính đầy đủ theo quy định của pháp luật Công ty phải bảo đảm tính trungthực và kinh nghiệm của người điều hành và kế hoạch để bảo đảm an toàn chogiao dịch với khách hàng Các công ty bán đấu giá động sản tự nguyện phảitrình Ủy ban quản lý về bán đấu giá động sản tự nguyện những thông tin cầnthiết về trụ sở, nơi động sản được đưa ra bán, được trưng bày và nơi mà hoạtđộng bán đấu giá thường được tổ chức

Công ty bán đấu giá phải có ít nhất 01 người trong số những người điềuhành, thành viên hoặc nhân viên, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn điều hành phiênbán đấu giá hoặc có chứng chỉ, bằng cấp hoặc được Ủy ban quản lý về bánđấu giá động sản tự nguyện công nhận đủ tiêu chuẩn theo các điều kiện đãđược xác định

Về trình tự, thủ tục mở phiên đấu giá thì mỗi phiên bán đấu giá tài sản

tự nguyện sẽ được công bố công khai theo cách thức phù hợp

Người có tài sản bán đấu giá sẽ đưa ra giá tối thiểu và phải được đấugiá viên đồng ý (đấu giá viên của Pháp rất am hiểu giá cả thị trường) Giá tốithiểu không được công bố cho người tham gia đấu giá biết Thông thường tàisản sẽ không được bán nếu giá được trả thấp hơn giá tối thiểu Do đấu giáviên hiểu biết về giá trị tài sản nên người có tài sản bán đấu giá thường giao

Trang 30

cho đấu giá viên quyết định giá khởi điểm Giá khởi điểm được công bố côngkhai để người tham gia đấu giá biết Người điều hành phiên đấu giá sẽ cóquyền tự điều hành phiên đấu giá, xác định người trả giá cao nhất là ngườimua được tài sản hoặc công bố tài sản không được bán và lập biên bản bánđấu giá chính thức.

Biên bản bán đấu giá phải được lập trong thời hạn 01 ngày sau ngày kếtthúc phiên đấu giá Biên bản phải xác định tên địa chỉ của người sở hữu mới

đã được tuyên bố là người mua được tài sản bán đấu giá, danh tính của ngườibán, mô tả tài sản và giá bán tài sản đó

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bán, thông qua công ty bán đấu giátài sản, người bán tài sản có thể tự bán tài sản đối với tài sản đã bị công bốkhông bán được khi kết thúc phiên đấu giá Yêu cầu về trưng bày và công khaitrước khi bán sẽ không áp dụng đối với giao dịch này Trong trường hợp đó,tài sản sẽ không được bán với giá thấp hơn giá người trả cuối cùng trước khitài sản đó bị rút khỏi phiên đấu giá hoặc trong trường hợp không có ai trả giáhoặc giá thấp hơn giá tối thiểu Người trả giá cao nhất nếu có sẽ được thôngtin về điều này Giao dịch này sẽ được ghi vào biên bản kèm theo biên bản bánđấu giá Công ty bán đấu giá có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ bán đấu giá

Bộ Luật Thương mại Pháp còn cho phép công ty tổ chức bán đấu giá cóthể bảo đảm về giá tối thiểu cho người có tài sản bán đấu giá Giá này đượcthanh toán nếu như tài sản được bán Phương thức này được áp dụng đối vớicác công ty đã ký hợp đồng bảo hiểm với một Công ty Bảo hiểm hoặc một tổchức tín dụng mà theo đó công ty bảo hiểm hoặc tổ chức tín dụng cam kếttrong trường hợp công ty đó bị thất bại thì công ty bảo hiểm hoặc tổ chức tíndụng này phải thanh toán sự chênh lệch giữa giá bảo đảm và giá bán thực tếnếu như tài sản không được bán với giá bảo đảm trong phiên đấu giá

Công ty bán đấu giá động sản có thể đưa cho người bán tiền tạm ứng

Trang 31

giá bán đối với tài sản được đưa ra bán Công ty phải chịu trách nhiệm đối vớibên bán và bên mua về giá cả và việc chuyển tài sản mà công ty bán Bất kỳđiều khoản nào được đưa ra với mục đích tránh né hoặc hạn chế trách nhiệmnày sẽ coi như chưa được đưa vào hợp đồng Tài sản chỉ có thể chuyển tớingười mua khi công ty nhận được tiền theo giá bán của tài sản hoặc khi cóbảo lãnh về việc thanh toán của người mua.

Nếu người mua được tài sản đấu giá không thanh toán tiền, sau khi đãnhận được thông báo chính thức mà không có sự hồi âm thì tài sản sẽ đượcbán lại theo yêu cầu của người bán Nếu bên bán không đưa ra yêu cầu bán lạitrong vòng 01 tháng kể từ phiên đấu giá, việc bán đấu giá đó sẽ tự bị huỷ,thiệt hại sẽ do người mua chịu

* Pháp luật về bán đấu giá công khai của Canada

Đạo luật về bán đấu giá công khai của Canada (tỉnh Alberta) quy địnhcác loại tài sản đều có thể đấu giá công khai chỉ loại trừ những trường hợpkhông áp dụng đấu giá công khai đã được quy định trong Luật về thi hành ándân sự hoặc Lệnh của toà án có thẩm quyền quy định; hàng hoá do cơ quannhà nước có thẩm quyền tịch thu để thu hồi thuế; đối với súc vật nuôi củangười kinh doanh bán đấu giá có chức năng giao dịch và quản lý súc vật nuôitheo các quy định tại đạo luật về sản phẩm súc vật nuôi; tài sản thuộc quyền

sở hữu của các tổ chức tôn giáo, từ thiện hoặc không sinh lợi; tài sản thuộcquyền sở hữu của các tổ chức giáo dục

Về quy định người bán đấu giá tài sản

Người kinh doanh đấu giá là cá nhân, công ty hợp danh hoặc công tyđối vốn có tham gia vào hoạt động đấu giá Khi được Chủ tịch cơ quan quản

lý hoạt động bán đấu giá cấp giấy phép thì cá nhân, tổ chức được tham giavào hoạt động điều hành bán đấu giá, quảng cáo về hoạt động bán đấu giá,

tự nhận là người kinh doanh bán đấu giá Người kinh doanh bán đấu giá

Trang 32

không được ủy quyền, cho phép hoặc chỉ đạo nhân viên của mình; tham gia,cho phép hoặc ủy quyền cho bất kỳ cá nhân nào khác điều hành bán đấu giátrừ khi nhân viên hoặc cá nhân này có đủ điều kiện điều hành bán đấu giátheo quy chế.

Cơ quan quản lý bán đấu giá tài sản

Bộ trưởng bổ nhiệm Chủ tịch cơ quan quản lý bán đấu giá tài sản côngkhai Chủ tịch có quyền cấp giấy phép cho người nộp đơn yêu cầu nếu xétthấy người làm đơn có đủ điều kiện theo quy định; Chủ tịch có quyền yêu cầungười làm đơn bổ sung thêm các thông tin trong thời hạn quy định; yêu cầungười làm đơn xác thực về thông tin cung cấp bằng bản khai có tuyên thệhoặc bằng các hình thức khác; người được cấp phép muốn chấm dứt hoạtđộng có thời hạn phải thông báo cho Chủ tịch qua thư bảo đảm và khi hoạtđộng trở lại cũng phải thông báo

Chủ tịch có quyền tước hoặc đình chỉ sử dụng giấy phép nếu ngườikinh doanh đấu giá vi phạm luật hoặc quy chế, nếu lợi ích công cộng yêu cầu

Luật đấu giá của bang Albama quy định rất chặt chẽ tiêu chuẩn để trởthành đấu giá viên Người muốn trở thành đấu giá viên phải trải qua khóa học

* Luật về bán đấu giá tài sản của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Về quy định người bán đấu giá tài sản

Người bán đấu giá tài sản là Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đượcthành lập để tiến hành hoạt động bán đấu giá theo quy định của pháp luật.Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản có thể được thành lập ở cấp thành phố hoặcthị xã và phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý bán đấu giá theo ủyquyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và khu tự trị Luật phân định điều kiệnthành lập hai loại doanh nghiệp bán đấu giá tài sản khác nhau loại bán đấu giátài sản thông thường có vốn đăng ký ít nhất là 1.000.000 nhân dân tệ trong khi

Trang 33

10.000.000 nhân dân tệ đồng thời phải có đội ngũ đấu giá viên có kinh nghiệmtrong việc bán cổ vật.

Đấu giá viên là người chủ trì cuộc bán đấu giá và phải đáp ứng đượcnhững điều kiện sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học và kinh nghiệm chuyên môn về bán đấugiá;

- Đã làm việc cho doanh nghiệp bán đấu giá từ hai năm trở lên;

- Có tư cách đạo đức tốt

Những người đã bị sa thải và những người mà Thẻ đấu giá viên bị tịchthu dưới năm năm, những người đang thi hành án hình sự về những tội do cố

ý sẽ không được làm Đấu giá viên

Những người đủ tiêu chuẩn trên sẽ phải vượt qua cuộc thi tuyển chọnĐấu giá viên do Hiệp hội bán đấu giá tổ chức,nếu đạt yêu cầu của kỳ thi sẽđược Hiệp hội cấp chứng chỉ Đấu giá viên

Về trình tự, thủ tục mở phiên đấu giá

Cuộc bán đấu giá tài sản sẽ do đấu giá viên chủ trì Người bán đấu giátài sản phải công bố nội quy bán đấu giá và những vấn đề cần thiết khác trướckhi tiến hành bán đấu giá Khi điều hành cuộc bán đấu giá, người bán đấu giáphải tiến hành lập biên bản bán đấu giá Người lập biên bản và đấu giá viên

ký vào biên bản Khi cuộc đấu giá thành thì người mua được tài sản mới kývào biên bản

Nếu tài sản đấu giá đòi hỏi phải thực hiện các thủ tục như thay đổi giấychứng nhận quyền sở hữu và giấy chuyển quyền sở hữu theo quy định thì trên

cơ sở văn bản bán đấu giá tài sản và các tài liệu khác có liên quan, người ủyquyền bán đấu giá tài sản và người mua được tài sản phải thực hiện các thủtục cần thiết

Cơ quan quản lý bán đấu giá tài sản

Trang 34

Cơ quan quản lý bán đấu giá tài sản thống nhất trên toàn quốc chịutrách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ Sở Công nghiệp và Thương mại cấpgiấy phép kinh doanh trong lĩnh vực đấu giá tài sản cho doanh nghiệp Hiệphội bán đấu giá tài sản là một tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân và là tổchức tự quản trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản, giám sát các doanh nghiệpbán đấu giá tài sản và đấu giá viên Hiệp hội có quyền tổ chức các kỳ thituyển chọn đấu giá viên, cấp chứng chỉ đấu giá viên.

Qua nghiên cứu pháp luật của bán đấu giá các nước Pháp, Trung Quốc,Canada có thể rút ra một số vấn đề vận dụng cho Việt Nam:

Thứ nhất, đa phần các nước đã ban hành Luật về bán đấu giá tài sản với

tư cách là một ngành Luật độc lập như: Trung Quốc, Canada Còn Pháp quyđịnh bán đấu giá tài sản là một chế định trong pháp luật chuyên ngành

Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, phápluật bán đấu giá tài sản thể hiện đầy đủ phạm vi và đối tượng điều chỉnh Ví

dụ, Điều 1 của Luật về Bán đấu giá tài sản của nước Cộng hòa nhân dânTrung Hoa quy định: Luật này được ban hành nhằm tiêu chuẩn hóa hoạt độngbán đấu giá, bảo đảm trật tự bán đấu giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa các bên tham gia đấu giá Đây là kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật vềbán đấu giá ở Việt Nam

Thứ hai, những quy định về tài sản bán đấu giá và thủ tục bán đấu giá

của các nước có giá trị khi tham khảo để hoàn thiện pháp luật bán đấu giá ởViệt Nam hiện nay như sau:

Về tài sản bán đấu giá, pháp luật của các nước quy định cụ thể, rõ ràngnhững tài sản nào là tài sản bán đấu giá và tài sản không được bán đấu giá, tàisản bán đấu giá hạn chế

Về thủ tục bán đấu giá quy định đơn giản, tạo mọi điều kiện thuận lợicho khách hàng đăng ký tham gia đấu giá và mua tài sản đấu giá như người

Trang 35

mua được trả giá qua đường bưu điện, qua điện thoại, Internet… không cầnthiết người tham gia đấu giá phải có mặt tại phiên đấu giá.

Thứ ba, kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với tổ chức bán đấu giá

tài sản cũng như các chế tài xử lý vi phạm đối với các hoạt động này trongquá trình hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá ở Việt Nam có ý nghĩa vô cùngquan trọng bởi đối với tài sản nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữutoàn dân cần phải có cơ chế quản lý hoạt động bán đấu giá đối với những loạitài sản này

Kết luận Chương 1

Bán đấu giá tài sản là phương thức có từ lâu trong lịch sử nhân loại, dù

ở chế độ chính trị nào việc tổ chức giao dịch này mang tính kinh tế - kỹ thuật,

nó xuất hiện và tồn tại tất yếu trong nền kinh tế thị trường Mục đích củaphương thức đấu giá là thông qua việc lựa chọn người mua để bán tài sản vớigiá trị có lợi nhất cho mình

Pháp luật về bán đấu giá tài sản là một bộ phận cấu thành của thể chếkinh tế thị trường, có tác dụng điều chỉnh là làm cho các quan hệ bán đấu giátài sản công khai, minh bạch Do đó, sự can thiệp của nhà nước phải hướngtới một mục tiêu cơ bản là duy trì một trật tự để đảm bảo lợi ích của ngườibán, người mua và những người có liên quan

Trang 37

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng pháp luật về bán đấu giá tài sản

* Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt nam về bán đấu giá tài sản

- Giai đoạn từ năm 1945 đến trước 1975

Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời nhưng chỉ saumột thời gian ngắn, cả dân tộc lại phải đứng lên dốc sức người, sức của chocuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài 9 năm Với chiến thắng Điện BiênPhủ ngày 7/5/1954, hoà bình được lập lại nhưng đất nước tạm thời bị chia cắtlàm hai miền Ở miền Bắc bắt đầu thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sauchiến tranh Từ năm 1958, miền Bắc thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa vềkinh tế, hình thành mô hình phát triển kinh tế tập trung và công hữu hoá tưliệu sản xuất, kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân từ trung ương Do vậy, trongthời kỳ này các quan hệ kinh tế ít được chú trọng Việc mua bán tài sản khôngphát triển do đó bán đấu giá tài sản không được thực hiện tại miền Bắc

Tại miền Nam, dưới chế độ của Việt Nam cộng hòa, ngày 20/12/1972

có ban hành Sắc luật số 029-TT/SLU về Bộ luật thương mại Tiếp đó là Bộluật Dân sự và Thương sự tố tụng có điều chỉnh về vấn đề bán đấu giá tài sản.Trong đó Bộ luật thương mại có quy định nội dung liên quan đến việc phátmại cửa hàng thương mại, sai áp và phát mại tàu biển, việc đấu giá bất độngsản Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng quy định đến trình tự, thủ tục việcbán đấu giá các tài sản nêu trên Tuy nhiên, những quy định này chỉ nằm mộtcách rải rác, chưa có tính hệ thống Thủ tục đấu giá cũng chưa quy định chặtchẽ, đầy đủ mà chỉ dừng lại ở những bước sơ khai, ban đầu

Trang 38

- Giai đoạn từ năm 1975 đến trước 1995

Có thể nói dịch vụ bán đấu giá tài sản tại Việt Nam được hình thành vàphát triển từ việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự Bởi lẽ, các quyđịnh về bán đấu giá tài sản được xuất hiện đầu tiên trong pháp luật về thihành án dân sự Pháp luật về bán đấu giá tài sản được đánh dấu bằng sự rađời của Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 28 tháng 8 năm 1989 (Pháp lệnhnăm 1989), quy định về bán đấu giá tài sản để thi hành án Khoản 1, Điều 28của Pháp lệnh năm 1989 quy định về bán đấu giá tài sản đã kê biên Đối vớicác loại tài sản này, thời gian bán đấu giá phải được niêm yết công khai tạitrụ sở Tòa án và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tài sản vàthông báo cho đương sự, chậm nhất là bảy ngày trước ngày bán đấu giá Tàisản đã kê biên được bán cho người trả giá cao nhất Nếu không có ai trả giácao hơn giá đã định thì tài sản được bán cho người mua theo giá mà Hộiđồng định giá đã định Tài sản không bán được thì được định giá lại để tiếptục bán đấu giá (khoản 2, Điều 28)

Riêng đối với bán đấu giá nhà, Điều 30 Pháp lệnh năm 1989 quy định:người muốn mua nhà phải nộp đơn và nộp trước 1% giá trị nhà tại Tòa án Sốtiền này được hoàn lại ngay nếu họ không mua được nhà Trong thời hạn bamươi ngày kể từ ngày bán đấu giá, người mua được nhà phải trả đủ tiền tạiTòa án Nếu họ không trả đủ tiền trong thời hạn đó thì số tiền nộp trướckhông được trả lại và được nộp vào ngân sách nhà nước

Để thực hiện Pháp lệnh năm 1989, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểmsát nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp có Thông tư liên ngành số 06-89/TTLNngày 07 tháng 12 năm 1989 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháplệnh 1989 Mục VI của Thông tư có quy định về bán đấu giá tài sản đã kêbiên theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Pháp lệnh năm 1989 thì khi kê biên tàisản, nếu các bên đương sự không thoả thuận được về giá hoặc việc định giá

Trang 39

có khó khăn, chấp hành viên mời Hội đồng định giá để định giá sơ bộ tài sản

đã kê biên Quy định này nhằm giúp Chấp hành viên ước lượng số tài sản cần

kê biên tương ứng với mức đủ để thi hành án và thanh toán các chi phí về thihành án; đồng thời, nhằm xác định trách nhiệm của người được giao bảo quảntài sản đã kê biên Do đó, khi kê biên tài sản, nếu các bên đương sự khôngthoả thuận được về giá thì chấp hành viên cần dựa vào ý kiến của đại diệnchính quyền địa phương, người chứng kiến và các bên đương sự để sơ bộ địnhgiá các tài sản bị kê biên Chấp hành viên chỉ mời Hội đồng định giá tài sảntrong những trường hợp người được thi hành án đồng ý nhận tài sản kê biên

để thi hành án theo giá do hội đồng định giá quyết định hoặc do tính chất đặcbiệt của tài sản mà chấp hành viên không thể ước giá được Đối với nhữngtrường hợp này, Hội đồng định giá cần định giá chính thức tất cả các tài sản

đã kê biên của người phải thi hành án để khi bán đấu giá không phải định giálại, trừ trường hợp có biến động đáng kể về giá

Theo các Điều 28, 30 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 thì việcbán đấu giá do Chấp hành viên tổ chức Chậm nhất là bảy ngày trước ngàybán đấu giá, Chấp hành viên phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án, Uỷban nhân dân nơi có tài sản và thông báo rộng rãi danh mục tài sản, giá khởiđiểm, thời gian và địa điểm bán đấu giá Đồng thời phải báo cho các bênđương sự biết Trong thông báo có thể nêu rõ những yêu cầu đối với ngườitham gia đấu giá (khoản 2, mục VI) Trước khi bán đấu giá, người phải thihành án có thể nộp tiền thi hành án để lấy lại tài sản bị kê biên và người đượcthi hành án có thể nhận tài sản đã kê biên để thi hành án theo giá đã định(khoản 3, mục VI)

Tài sản bán đấu giá được trưng bày công khai, có ghi rõ số thứ tự và giá

đã định Chấp hành viên khai mạc cuộc bán đấu giá, giới thiệu đại diện chínhquyền, đoàn thể được mời tham gia chứng kiến việc bán đấu giá, đại diện

Trang 40

Viện kiểm sát nhân dân (nếu có) và công bố thể thức bán đấu giá Chấp hànhviên lần lượt bán tài sản của từng người phải thi hành án và công bố giá đãđịnh của từng tài sản để người mua trả giá Tài sản được bán cho người trả giácao nhất Nếu không có ai trả giá cao hơn giá khởi điểm thì bán cho ngườimua nếu người đó đồng ý mua theo giá khởi điểm Khi số tiền bán tài sản đã

đủ để thi hành án và thanh toán các chi phí về thi hành án thì chấp hành viênngừng bán và số tài sản còn lại sẽ được trả lại cho người phải thi hành án

Đối với tài sản không phải là nhà, người mua được tài sản phải trả tiềnngay tại nơi bán đấu giá; nhưng nếu tài sản trị giá từ một triệu đồng trở lên thìngười mua phải trả ngay ít nhất là 10% trị giá của tài sản và trong thời hạn bangày kể từ ngày bán đấu giá họ phải trả đủ số tiền còn thiếu tại Tòa án Ngườimua được nhận tài sản ngay sau khi đã trả đủ tiền Nếu người mua không trả

đủ tiền trong thời hạn này, thì số tiền nộp trước không được trả lại mà đượcnộp vào ngân sách Nhà nước, trừ trường hợp có lý do chính đáng được chấphành viên chấp nhận

Đối với những tài sản phải làm thủ tục chuyển dịch quyền sở hữu thìchậm nhất là ba ngày sau khi người mua trả đủ tiền, chấp hành viên phải giaocho người mua các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục chuyển dịch quyền sở hữu.Chấp hành viên phải lập biên bản về việc bán đấu giá tài sản của từng ngườiphải thi hành án, trong đó cần ghi rõ danh mục tài sản, các giá đã được trả, họ

và tên, địa chỉ của người mua được tài sản… Trong biên bản phải có chữ kýcủa Chấp hành viên, người chứng kiến và các bên đương sự tham dự cuộc bánđấu giá (nếu có) Trong những trường hợp không có người mua, người muatrả giá thấp hơn giá khởi điểm hoặc không trả đủ tiền trong thời hạn quy định,chấp hành viên lập biên bản về việc bán đấu giá không thành và thông báocho các đương sự biết

Năm 1994, Pháp lệnh Thi hành án dân sự được ban hành mới thay thế

Ngày đăng: 11/11/2019, 21:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, địnhhướng đến năm 2020
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2005
2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cáchtư pháp đến năm 2020
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2005
3. Bộ Tư pháp (2009), Pháp luật về bán đấu giá tài sản , tài liệu Hội thảo – thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về bán đấu giá tài sản
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2009
4. Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo số 180/BC-BTP sơ kết 4 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 180/BC-BTP sơ kết 4 năm thi hànhNghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bánđấu giá tài sản
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2014
5. Chính phủ (1986), Nghị định số 86/1996/CP về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 86/1996/CP về việc ban hành quychế bán đấu giá tài sản
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1986
6. Chính phủ (2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tàisản
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tàisản
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
8. David W. Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển kinh tế học hiện đại
Tác giả: David W. Pearce
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1999
9. Hải Dương (2011), “Cần sớm khắc phục một số bất cập về bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần sớm khắc phục một số bất cập về bán đấu giátài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, "Tạp chí Dân chủ và pháp luật
Tác giả: Hải Dương
Năm: 2011
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
11. Nguyễn Xuân Đồng (2011), “Những vướng mắc trong công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (chuyên đề), Tập 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vướng mắc trong công tác bánđấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc chothuê đất”, "Tạp chí Dân chủ và pháp luật
Tác giả: Nguyễn Xuân Đồng
Năm: 2011
12. Nguyễn Hồng Hải (2012), Một số ý kiến về đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và một số đề xuất, Tài liệu hội nghị Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về đấu giá tài sản theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam hiện hành và một số đề xuất
Tác giả: Nguyễn Hồng Hải
Năm: 2012
13. Nguyễn Quang Hòa (2012), “Bán đấu giá tài sản - Một số nét về thực trạng”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (chuyên đề) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bán đấu giá tài sản - Một số nét về thựctrạng”, "Tạp chí Dân chủ và pháp luật
Tác giả: Nguyễn Quang Hòa
Năm: 2012
14. Hội đồng quốc gia (1995), Đại Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Từ điển bách khoa Việt Nam
Tác giả: Hội đồng quốc gia
Nhà XB: NxbTrung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam
Năm: 1995
15. Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập 1, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học lý luận chung vềnhà nước và pháp luật
Tác giả: Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2004
16. Đặng Thị Bích Liễu (2010), “Vấn đề: người có tài sản bán đấu giá"và "người bán đấu giá tài sản" trong pháp luật về đấu giá ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề: người có tài sản bán đấu giá"và "người bán đấu giá tài sản" trong pháp luật về đấu giá ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Thị Bích Liễu
Năm: 2010
17. Đặng Trần Hoàng Linh (2012), “Nhận diện những bất cập từ thực tiễn hoạt động bán đấu giá tài sản”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (chuyên đề) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện những bất cập từ thực tiễn hoạtđộng bán đấu giá tài sản”, "Tạp chí Dân chủ và pháp luật
Tác giả: Đặng Trần Hoàng Linh
Năm: 2012
19. Thanh Minh, Mai Hoa và Huyền Trang (2012), “Kinh nghiệm bán đấu giá tài sản theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (chuyên đề) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm bánđấu giá tài sản theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới”, "Tạp chíDân chủ và pháp luật
Tác giả: Thanh Minh, Mai Hoa và Huyền Trang
Năm: 2012
20. Nhà pháp luật Việt Pháp (1998), Bộ luật dân sự của nước cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật dân sự của nước cộng hòaPháp
Tác giả: Nhà pháp luật Việt Pháp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
21. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật dân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luậtdân sự
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w