Trong phạm vi chuyên đề này tôi không có tham vọng đưa ra một phương pháp tối ưu để giúp học sinh viết văn nghị luận xã hội thật hay, mà chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân đã làm để giúp học sinh trung học phổ thông thuận lợi hơn trong giải quyết câu hỏi 3 điểm, phần làm văn nghị luận xã hội. Nắm vững được kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. Rèn khả năng giải quyết những vấn đề của bản thân cũng như đời sống xã hội. Có hứng thú và niềm say mê với dạng văn nghị luận xã hội nói riêng, trước các vấn đề của đời sống xã hội nói chung. Mặt khác giúp các em vững tin bước vào những kì thi quan trọng sắp tới
Trang 1CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA Tên chuyên đề: MỘT SỐ KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Người viết:
Đơn vị công tác:
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
Số tiết bồi dưỡng: 12 tiết
A MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Trong phạm vi chuyên đề này tôi không có tham vọng đưa ra một phương pháp tối
ưu để giúp học sinh viết văn nghị luận xã hội thật hay, mà chỉ đưa ra một vài kinh nghiệmcủa bản thân đã làm để giúp học sinh trung học phổ thông thuận lợi hơn trong giải quyếtcâu hỏi 3 điểm, phần làm văn nghị luận xã hội
Nắm vững được kĩ năng làm văn nghị luận xã hội Rèn khả năng giải quyết nhữngvấn đề của bản thân cũng như đời sống xã hội
Có hứng thú và niềm say mê với dạng văn nghị luận xã hội nói riêng, trước các vấn
đề của đời sống xã hội nói chung
Mặt khác giúp các em vững tin bước vào những kì thi quan trọng sắp tới
II Đối tượng giảng dạy
- Học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc gia
- Chuyên đề được triển khai giảng dạy cho học sinh khối 12, nhất là các lớp học theoban D và ban C
III Phương pháp
1 Về phía giáo viên:
- Hướng dẫn cho học sinh một cách hệ thống các bước để làm được một bài nghịluận xã hội
- Giúp học sinh tích lũy được kiến thức và hiểu biết về các vấn đề xã hội
- Gợi hứng thú trong làm văn nghị luận xã hội ở học sinh
- Yêu cầu học sinh có niềm say mê, cảm xúc chân thành; chủ động, tích cực bồidưỡng kiến thức
IV Thời lượng dành cho chuyên đề:
12 tiết/ 4 buổi
Trang 2B NỘI DUNG
I Kiến thức cần đạt
Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, thời lượng dành cho làm văn nghịluận xã hội không nhiều Mặt khác, sách giáo khoa chủ yếu cung cấp những đặc trưng cơbản cùng những thao tác khái quát trong làm văn nói chung Vì vậy mà cần có các bước cụthể và hệ thống hơn để rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh phổ thông trunghọc Đồng thời hướng dẫn một cách cụ thể để học sinh dần khắc phục được sự nghèo nàn
về hiểu biết xã hội
Để rèn cho học sinh kĩ năng viết bài nghị luận xã hội, tôi chú trọng các giải phápsau:
1 Dạy cơ bản, vững chắc lí thuyết về đặc trưng, yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội và cái khung chung của từng dạng bài nghị luận xã hội
Theo tôi, đây là một yêu cầu trước tiên và vô cùng quan trọng Sách giáo khoa Ngữvăn từ chương trình trung học cơ sở (lớp 9) và chương trình trung học phổ thông đã cungcấp những kiến thức lí thuyết này Song khi dạy, để giúp học sinh hiểu được bản chất, yêucầu của kiểu bài này, tôi chốt lại thật cơ bản như sau:
1.1.Yêu cầu chung của nghị luận xã hội
- Kiểu bài này đòi hỏi người viết phải bày tỏ được tư tưởng, quan điểm của bản thân một cách nghiêm túc, chín chắn và sâu sắc, thấu đáo Tư tưởng, quan điểm ấy phải
hợp với đạo lí, với lẽ phải, thể hiện được trách nhiệm của người viết đối với đất nước, vớigia đình, với xã hội Đồng thời phải là tư tưởng có cơ sở khách quan, góp phần làm sáng tỏmột vấn đề có ý nghĩa thực tế Đó cũng phải là tư tưởng chân thật, được bộc lộ một cách tựnhiên không phải là sự sao chép, sự sáo rỗng,…
- Tư tưởng trong bài nghị luận xã hội cần được diễn đạt thành những luận điểm và
luận điểm ấy cần được trình bày một cách thuyết phục bằng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phụcmọi người cùng tin theo, làm theo Vì vậy, lập luận là vô cùng quan trọng trong viết vănnghị luận có tác dụng kết nối các vấn đề thành một chuỗi liên kết đầy dụng ý nghệ thuậttạo sự thuyết phục cao đối với người đọc, người nghe Cho nên lập luận phải chặt chẽ,khoa học, sắc sảo
- Sau khi có luận điểm, cần phải biết sắp xếp luận điểm vào một dàn bài Có ý thứctriển khai thành các luận điểm chặt chẽ, nhất quán, dẫn chứng xác đáng, sinh động, thuyếtphục
- Phải có một vốn kiến thức hiểu biết nhất định về xã hội như: những vấn đề xã hộiđang quan tâm, những quan sát, thể nghiệm trong đời sống
1.2 Kiểu bài nghị luận xã hội.
Trong chương trình Ngữ văn có ba dạng chính : nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm, đoạn trích văn học Đối với mỗi dạng bài, giáo viên cần chốt lại cái khung chung
phổ biến để định hướng cho học sinh trong quá trình lập dàn ý và cần lưu ý học sinh vềnhững điểm chung, điểm riêng trong dàn ý của hai kiểu bài này
a/ Dàn bài chung của bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí :
Những vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí rất phong phú và đa dạng Nhưng đối với họcsinh trung học phổ thông, các đề tài thường gặp là là các đề tài gần gũi, thiết thực với các
Trang 3em như: Về nhận thức (lí tưởng, lối sống), về cách ứng xử, hành động của con người trongcuộc sống, về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, vị tha,tính trung thực, dũng cảm, khiêm tốn, hoà nhã, thói ba hoa, giả dối, lười nhác, tính ích kỉ,
vụ lợi ), về các quan hệ gia đình, xã hội (tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bèbạn tri kỉ )
Vì nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí có đặc trưng riêng như vậy cho nên các
em cần phải đảm bảo các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (vấn đề được nêu ra ở đây là gì?
Loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó Vì vậy họcsinh trích nguyên văn câu danh ngôn….đó trong phần giới thiệu)
Bước 2: Giải thích về tư tưởng, đạo lí đã cho (Giải thích từ ngữ, hình ảnh nêu ra
trong đề với cả nghĩa đen cả nghĩa bóng Sau đó nêu ra ý nghĩa chung của vấn đề)
Bước 3: Bình luận: Bày tỏ ý kiến của bản thân về tư tưởng đạo lí đã cho ở đề bài :
cần thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phụcngười đọc Đây là trọng tâm của bài viết Cách làm đơn giản và hiệu quả nhất là hình thứcđặt ra các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó (Vấn đề nêu ra được thể hiện như thế nào? Tạisao? Có ý nghĩa gì?)
Bước 4: Mở rộng, đề ra phương hướng hành động (Qua việc đánh giá, cần nhìn
nhận giá trị đích thực của vấn đề, rút ra bài học kinh nghiệm trong nhận thức, tư tưởng,tình cảm cũng như trong thực tiễn đời sống)
Bước 5: Liên hệ và trải nghiệm bản thân của người viết (Đây là phần có ý nghĩa
thiết thực đối với học sinh, đòi hỏi sự chân thành, gần gũi, tránh sáo rỗng, công thức) Bàinghị luận sẽ đạt điểm tốt nếu học sinh viết những vấn đề xã hội đó từ chính những trải
nghiệm của bản thân, những sẻ chia chân thành, sâu sắc
b/ Dàn bài chung của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống :
Bên cạnh những yêu cầu cơ bản của kiểu bài nghị luận xã hội chung, kiểu bài nghịluận về một hiện tượng đời sống có những điểm khác biệt sau mà học sinh phải nắm được
Kiểu bài này bàn về một hiện tượng xảy ra trong thực tế đời sống Hiện tượng này
có thể là hiện tượng tích cực cũng có thể là hiện tượng tiêu cực, hoặc là hiện tượng có tínhhai mặt (cả tích cực lẫn tiêu cực) Như thế, đòi hỏi học sinh bằng nhận thức của bản thânphải nêu ra được ý tưởng, quan điểm riêng của mình
Tuy vậy, các dạng đề tài thường gặp cũng rất gần gũi với đời sống, phù hợp với trình
độ học sinh như: an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, việc tiêu cực trong thi cử, nạn bạohành trong gia đình, học đường, phong trào học sinh sinh viên tình nguyện, tiếp sức mùathi, bảo về tài nguyên rừng, nguồn nước
Bước 1: Giới thiệu hiện tượng đời sống đã cho ở luận đề.
Bước 2: Tìm hiểu khái quát về thực trạng của hiện tượng đời sống đã cho (cả mặt có
ích, cả mặt có hại của hiện tượng đó Chú ý cập nhật các số liệu qua nguồn thông tin đángtin cậy)
Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân của thực trạng hiện tượng đời sống đó.
Bước 4: Bình luận: Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng đời sống Người viết
đồng tình hay không đồng tình với hiện tượng này; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để thuyếtphục người đọc (trọng tâm của bài viết)
Trang 4Bước 5: Đưa ra những giải pháp duy trì hoặc khắc phục hiện tượng đời sống này Bước 6: Liên hệ bản thân và rút ra bài học Nêu phương hướng lí tưởng hành động
đúng đắn thiết thực của mình (Bài viết nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống cũngcần chú trọng phần liên hệ bản thân, gắn với ý thức trách nhiệm của cá nhân học sinh trướcmột vấn đề xã hội cụ thể Đây cũng là phần được đánh giá cao trong bài làm của học sinh)
c/Dàn bài chung của bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm, đoạn trích văn học:
Đây là kiểu bài kết hợp giữa hai dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội, khitriển khai cần lưu ý những nội dung sau:
+ Trình bày quan điểm của bản thân (Bài học nhận thức và hành động)
+ Đánh giá chung về vấn đề nghị luận
Chú ý: Nghị luận xã hội là dạng đề mở nhưng theo tôi, mở là ở chỗ học sinh có thể
trình bày quan điểm, tư tưởng riêng của bản thân trước vấn đề mà đề bài đưa ra, mở ở chỗ
các em có thể sử dụng những thao tác lập luận mình cho là phù hợp và hiệu quả để trìnhbày ý kiến của bản thân nhưng không thể không vận dụng (một cách linh hoạt) cái khungchung của từng dạng bài này
2 Hướng dẫn học sinh thu thập, tích luỹ kiến thức về các vấn đề cần nghị luận
a/ Vì sao phải thu thập, tích luỹ kiến thức và dẫn chứng
Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức thật100% và rất thực tế với cuộc sống hàng ngày Vì vậy rất cần việc nắm bắt thông tin tinh tế
và nhanh nhạy
Nếu không có kiến thức, không hiểu biết về vấn đề cần nghị luận, học sinh sẽ trởnên hoang mang, bài nghị luận xã hội sẽ rơi vào chung chung, giáo điều, thiếu chiều sâu vàsức thuyết phục kém Thu thập và tích luỹ kiến thức và dẫn chứng đặc biệt quan trọng vớinghị luận xã hội về một hiện tượng về đời sống Thực tế cho thấy, chất sống của một bàinghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống chính là tính thời sự cập nhật Bởi vậy, họcsinh khi trình bày phải đưa ra được những tư liệu sống động, thuyết phục, thậm chí còn cầnphải nêu cả số liệu cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ Cho nên, việc tiếp cận nhữngthông tin, tri thức mới luôn cần được chú trọng Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, nhữngnhân vật, sự kiện quan trọng phải được ghi chép lại một cách cẩn thận, đầy đủ, có hệthống Giáo viên có thể phân công cán sự phụ trách môn Ngữ văn làm nhiệm vụ theo dõi,đôn đốc và báo cáo kết quả về việc làm này
Bên cạnh đó, cách phân tích các hiện tượng, tìm ra nguyên nhân, giải pháp cũng cầnphải làm một cách có bài bản Học sinh có thể tham khảo cách bình luận của các phóngviên, bình luận viên trên báo đài, tìm hiểu những dư luận xã hội xung quanh mình Khinghe các thông tin, học sinh cần có sự tỉnh táo để xem xét, chọn lọc và xử lí thông tin mộtcách hiệu quả, dựa trên một lập trường, quan điểm vững vàng, tránh chạy theo dư luận, gâynhiễu thông tin
Trang 5b/ Cách thu thập, tích luỹ kiến thức và dẫn chứng
Trên cơ sở nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn trung học thường xoayquanh các vấn đề tư tưởng, đạo lí, đạo đức, lối sống, các hiện tượng gần gũi với lứa tuổi vàtâm lí của học sinh, tôi đã tìm ra một giải pháp hướng dẫn các em thu thập, tích luỹ kiếnthức về các vấn đề xã hội để tăng cường vốn kiến thức thực tế cho các em như sau :
Bước 1 : Hướng dẫn các em liệt kê ra những vấn đề nghị luận dễ trở thành đề bài
nghị luận xã hội như : niềm tin, nghị lực, tình bạn, tình mẫu tử, lao động, môi trường, an toàn giao thông, ma tuý, tự học, vượt khó,…Sau đó giao các vấn đề cho từng nhóm, mỗi
nhóm nhận một vấn đề Học sinh trong nhóm có trách nhiệm thu thập thông tin về vấn đề
đó (những thông tin tiêu biểu, thường xuyên cập nhật thông tin mới; ghi đầy đủ nguồn củathông tin; tóm tắt nội dung, ý nghĩa của thông tin…) Sau đây là một ví dụ :
Để sưu tầm những thông tin để viết về vấn đề Môi trường, các em lập bảng điền
thông tin như sau :
1.1 Các nghiên cứu khoa học cho thấy, hàm
lượng khí CO2 trong bầu khí quyển đang cao
hơn bất cứ thời kỳ nào trong suốt hơn 600 năm
qua Khí CO2 phát sinh trong quá trình đốt cháy
nhiên liệu than, dầu mỏ, khí thải làm gia tăng
nhiệt độ trái đất Đây là nguyên nhân khiến các
tảng băng ở Bắc cực tan nhanh, mực nước biển
dâng lên
Một bản báo cáo khoa học gần đây cảnh báo
rằng : Hơn một nửa rừng mưa nhiệt đới Amazon
sẽ bị tàn phá nặng nề hoặc có thể biến mất vào
năm 2030 do biến đổi khí hậu và nạn chặt phá
rừng đang hoành hành Bên cạnh đó, việc người
dân địa phương phát quang rừng để canh tác và
chăn nuôi sẽ giải phóng gần 100 tấn CO2 –
tương đương với tổng lượng phát thải khí nhà
kính trên toàn cầu trong vòng hơn 2 năm.
1.2 750.000 người tử vong sớm ở Trung Quốc
hàng năm do nạn ô nhiễm không khí tại các
thành phố lớn.
2.1 Tại hội nghị Bali, hơn 200 nhà khoa học đã
ký vào bản thông cáo đệ trình lên LHQ kêu gọi
các hành động cấp bách cắt giảm việc phát thải
khí nhà kính Thông cáo nêu rõ, loài người chỉ
còn một cơ hội trong vòng 10-15 năm tới lượng
phát thải khí nhà kính sẽ phải đạt mức tối đa và
sau đó giảm dần để đạt mục tiêu giảm 50%
Thiennhien.net
Thiennhien.net
1 Nguyênnhân,tìnhtrạng,hậu quảcủabiếnđổi khíhậu
2 Các hoạtđộng bảo vệmôi trường
Trang 6lượng khí phát thải tới năm 2050.
- Hiện nay, Nhật Bản đang hỗ trợ cải thiện môi
trường đô thị ở Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM.
Ông Okonogi - thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương
mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết: Sắp tới,
Nhật Bản sẽ hợp tác với các tỉnh Vĩnh Phúc,
Bình Dương và một số tỉnh khác ở Việt Nam về
lĩnh vực công nghệ môi trường trong xử lý chất
thải (900 tỉ Yên)
2.2 Chiến dịch The Eath Hours (giờ trái đất) do
Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức đã
nhận được sự hưởng ứng của 62 quốc gia,
hướng đến con số 1 tỉ người…
Bước 2 : Trong quá trình học sinh đọc sách báo (thậm chí là ngay các bài học trong SGK),
nghe và xem các phương tiện thông tin đại chúng, các em ghi chép lại một cách chính xáccác thông tin (con số, sự kiện, nhân vật,…) để dùng làm dẫn chứng cho bài văn nghị luận
xã hội Tuy vậy, học sinh cần ghi lại ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của dẫn chứng đã tìm và
sử dụng dẫn chứng ấy trong phạm vi đề bài nào (có thể là một hoặc nhiều đề bài)
Sau đây là một số ví dụ :
1 Vận động viên Nhữ Thị Khoa bại liệt từ năm lên 3 tuổi
giành 5 huy chương Vàng trong kì Paragamer 22.
2 Bill Gater sinh ra trong một gia đình giàu có ở Hoa kì.
Từ nhỏ ông đã say mê toán học, từng đậu vào ngành Luật
của đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông
đã nghỉ học và cùng một người bạn mở công ty Microsoft.
Vượt qua nhiều khó khăn ông trở thành người giàu nhất
hành tinh và hiện nay ông dành 95% tài sản của mình để
Để làm được điều này, tôi hướng dẫn học sinh một số kĩ năng khai thác thông tin
như - Cung cấp cho các em một số địa chỉ trên mạng internet như: dantri.com; vietnamnet; thiennhien.net;…hay hướng dẫn các em sử dụng công cụ tìm kiếm Google…, truy cập vào
các diễn đàn bàn về nghị luận xã hội
Thường xuyên đọc một số mục của các tờ báo có uy tín như : Nhân dân, Lao động, Hoa học trò, Văn học và tuổi trẻ, Thanh niên,…Theo dõi các chương trình Thời sự của VTV….Những tác phẩm đọc thêm bên ngoài như: Những tấm lòng cao cả, Cặp lá yêu thương, Việc tử tế, Hạt giống tâm hồn, Điều kì diệu của cuộc sống, Bí quyết sống, Danh ngôn, Lời hay ý đẹp hoặc tìm những bài tản văn của các tác giả như Nguyễn Thị Ngọc
Tư, Châu Giang, Mạc Can
Bước 3: Sưu tầm được thông tin, tôi còn hướng dẫn các em chia sẻ thông tin theo
các cách như : phôtô tài liệu mà mình thu thập được cho các bạn để trở thành tư liệu dùng
Trang 7chung; mỗi tuần các nhóm phổ biến những thông tin cập nhật về các vấn đề mình đượcgiao vào một ngày được các em tự quy ước (trong khoảng 10 – 15 phút)…
Bước 4: Lượng thông tin các em sưu tầm được ngày càng nhiều, tôi lại hướng dẫn
các em biết chọn lọc, loại trừ thông tin để giữ lại những thông tin có giá trị nhất, mới nhất
Và điều quan trọng hơn cả là giáo viên cần dạy học sinh kĩ năng xử lí linh hoạt, cóhiệu quả các dẫn chứng có được như thế nào trong bài nghị luận xã hội? Trong một bàinghị luận xã hội, học sinh cần biết huy động cả dẫn chứng trong sách vở và thực tế đờisống Dẫn chứng chủ yếu dùng để làm sáng tỏ luận điểm Một dẫn chứng có thể có nhiều ýnghĩa Cần hướng dẫn học sinh biết “lái” dẫn chứng vào việc làm sáng lên ý cần chứngminh
Cũng có khi dẫn chứng có thể dùng để viết mở bài, kết luận để tạo nên sự hấp dẫnngười đọc Ví dụ :
* Đề 1 : Nhà văn Nga L Tônxtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường Không có lí
tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Anh (chị) suy nghĩ gì về câu nói trên?
Một học sinh đã dùng dẫn chứng từ thực tế để mở bài như sau:
“Tôi chưa bao giờ đánh mất mình hay tuyệt vọng, dù trong hoàn cảnh nào, tôi vẫn luôn là chính mình” Vận động viên khuyết tật nổi tiếng Louise Sauvage đã từng nói như vậy Chiếc xe lăn và căn bệnh bẩm sinh tổn thương cột sống dẫn đến liệt nửa người vẫn không ngăn cản được niềm tin và mơ ước của anh Với chín huy chương Vàng, ba huy chương Bạc trong ba kì Paralympic liên tiếp, Louise Sauvage đã vượt qua tất cả thử thách
để khẳng định mình Nhưng nhờ đâu anh lại có được sức mạnh phi thường ấy? Rất nhiều yếu tố có thể kể ra, song có lẽ một lí tưởng sống vững vàng đã giúp anh vượt lên bệnh tật
để chiến thắng chính mình…” (Bài làm của học sinh)
Như vậy, để viết tốt một bài nghị luận xã hội, cần phải giúp học sinh hiểu rõ vấn đề
xã hội ấy để bài viết của các em đạt được yêu cầu chính xác, bài viết không rơi vào chungchung, giáo điều mà gắn với thực tế đời sống Như thế mới có thể thuyết phục được ngườiđọc
c/ Cách chọn và đưa dẫn chứng
Một bài văn nghị luận xã hội rất cần dẫn chứng Bởi ngoài lí lẽ, dẫn chứng cũng gópphần đem lại sức mạnh của sự thuyết phục Bài viết sẽ sâu hơn và dễ đi vào lòng ngườiđọc Vì thế dẫn chứng cần phải:
- Thật sắc sảo, thuyết phục mà toàn diện
- Sàng lọc dẫn chứng, tránh tràn lan đi lệch hay đi quá xa vấn đề cần nghị luận
- Dẫn chứng cần đan xen trong bài viết để tránh sự nhàm chán và khô khan Đồngthời cũng tránh được tình trạng nơi này thừa, nơi khác thiếu
3 Rèn kĩ năng phân tích đề
Ngoài việc thực hiện các yêu cầu: Xác định nội dung nghị luận, các thao tác nghịluận, phạm vi dẫn chứng Tôi luôn có ý thức nhắc nhở học sinh phải thật lưu tâm Bởi lẽkhông phân tích đầy đủ và chính xác đề bài, người làm văn sẽ không thể có được sự nghịluận rõ ràng và đúng đắn Chỉ có dựa trên sự lí giải đầy đủ về đề bài mới có thể tìm ra thao
Trang 8tác lập luận hợp lí và đưa ra thái độ và quan điểm toàn diện Trong những bài viết trên lớp,tôi luôn rèn cho các em thói quen này bằng cách sau khi các em chép đề xong tôi yêu cầucác em không được làm bài ngay, phải dành vài phút để phân tích đề.
Để làm tốt được yêu cầu này, yêu cầu học sinh cần phải đọc kĩ đề, đọc kĩ các từ khóxuất hiện cả trong đề bao gồm cả yêu cầu Sau đó dùng bút chì gạch dưới những cụm từkhoá trong đề Sau khi đã gạch chân những từ khoá ấy, học sinh cần giải nghĩa thật chínhxác Nếu giải thích chính xác và hiểu được nghĩa của từ khoá thì bài làm sẽ đi đúng hướng
và chất lượng bài viết sẽ tăng lên đáng kể Mặt khác ngay ở khâu này, học sinh cũng phảixác định được đâu là trọng tâm bài viết để có ý thức làm nổi bật trong quá trình làm bài
4 Rèn kĩ năng tìm luận điểm, luận cứ cho bài viết
Bài viết nghị luận xã hội cần phải đề xuất được những luận điểm, luận cứ hợp lí,lôgic, có sức thuyết phục người đọc Để xác định luận điểm, luận cứ cho bài nghị luận xãhội tôi hướng dẫn học sinh như sau :
Căn cứ vào khung chung của từng dạng bài (như đã nói ở trên) để triển khai luậnđiểm, luận cứ Trong quá trình bàn về vấn đề xã hội đề bài cho, các em cần đặt ra cho mình
câu hỏi như: Vấn đề đó có nghĩa là gì? đồng ý hay không đồng ý ? tại sao? vì sao? Khi trả
lời các câu hỏi này chính là người viết đã tìm ra được lí lẽ cho bài viết
Sau đây là một số ví dụ :
* Đề 1 : Nhà văn Nga L Tônxtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường Không có lí
tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.Anh (chị) suy nghĩ gì về câu nói trên?
Định hướng
Sau khi hướng dẫn học sinh dẫn dắt để giới thiệu vấn đề cần nghị luận; giải thích ýkiến của L Tônxtôi, tôi hướng dẫn học sinh bàn luận (nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến
đã cho) như sau :
Trước hết học sinh phải trả lời câu hỏi : đồng ý hay không đồng ý với ý kiến với vấn
đề vai trò của lí tưởng của Tônxtoi?
Để khẳng định ý kiến của bản thân, các em cần đưa ra hệ thống lí lẽ và dẫn chứngthuyết phục người đọc tin theo mình, làm theo mình Để làm được điều này cần đặt ranhững câu hỏi và trả lời những câu hỏi ấy Chẳng hạn :
- Vì sao nói “lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”? Bởi nó soi sáng tinh thần và hành
động của con người (dẫn chứng)
- Vì sao nói “không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”? Bởi : nếu sống thiếu lí tưởng con người sẽ rơi vào
nguy cơ sống dễ dãi, buông thả, sống thiếu mục đích và như vậy cuộc sống sẽ trở nên vônghĩa…
- Muốn thực hiện lí tưởng cần có điều kiện gì về tư tưởng, về hành động?
* Đề 2 : Đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay.
Định hướng
1 Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề bàn luận mà đề bài yêu cầu
2 Giải thích khái niệm đồng cảm, chia sẻ và vấn đề nghị luận mà đề bài đặt ra.
3 Nghị luận :
Trang 9- Đồng cảm và sẻ chia vốn là một đạo lí truyền thống của người dân Việt Nam: quatín ngưỡng “bọc trăm trứng”, qua ca dao: “Bầu ơi…một giàn”
- Vì sao trong xã hội ngày nay con người cần phải đồng cảm và sẻ chia? Ý nghĩa của
sự đồng cảm, sẻ chia đó?
+ Vì mỗi con người nếu tồn tại độc lập, riêng lẻ sẽ thật nhỏ bé “đến vĩ nhân rút cụccũng trở nên nhỏ bé”, cô đơn, sẽ không thể có sức mạnh để vượt qua vô vàn thử thách củacuộc đời
+ Khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội khó có thể xóa bỏ: Bên cạnh những conngười thành đạt, có thể đảm bảo cuộc sống cho bản thân mình và gia đình còn biết baonhững con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, một mình khó có thể trụ vững trong cuộcsống
+ Xã hội càng hiện đại, cuộc sống càng bận rộn, người ta dễ vô tâm, dửng dưngtrước nỗi đau của người khác, tâm hồn dễ trở nên chai cứng, vô cảm và vô nhân đạo Vìvậy, hơn bao giờ hết, cần phải rung lên hồi chuông cảnh tỉnh mỗi con người cần biết quantâm đến người khác Cho nên, đồng cảm, chia sẻ với người khác nhiều khi bản thân lạiđược nhận về rất nhiều
- Cần phải đồng cảm và sẻ chia với những đối tượng nào trong cuộc sống? Đó lànhững người thiệt thòi, gặp khó khăn về vật chất và tinh thần như: những người mắc bệnhHIV/ AIDS, với trẻ em lang thang, cơ nhỡ, nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, nhữngngười nghèo vì không có điều kiện phát triển cuộc sống…
- Cần phải có thái độ và việc làm như thế nào đối với từng đối tượng cần đồng cảm,
sẻ chia?
+ Ủng hộ về vật chất
+ Chia sẻ về tinh thần
+ Cần nhất là thái độ: cởi mở, chân thành
- Nhận được sự đồng cảm, sẻ chia đã có rất nhiều người đã vượt qua khó khăn, vựcdậy trong cuộc sống để trở thành những người hữu ích cho xã hội như thế nào ? (dẫnchứng)
5 Rèn kĩ năng sử dụng các thao tác lập luận để viết đoạn văn nghị luận
Khi đã có kiến thức về vấn đề nghị luận, có hệ thống luận điểm, luận cứ, để viếtđược một bài nghị luận xã hội đạt kết quả tốt yêu cầu học sinh phải có kĩ năng lập luận vàphải lập luận thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề Để rèn kĩ năng này cho học sinh, tôi chú ýtới một số biện pháp sau :
a/ Dạy học sinh thật chắc bản chất các thao tác lập luận như : thao tác lập luận phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ ở chương trình Ngữ văn 11.
b/ Rèn kĩ năng chọn sử dụng các thao tác lập luận để triển khai ý: Tôi thường yêu
cầu học sinh triển khai một ý của dàn bài bằng các thao tác lập luận khác nhau, so sánhhiệu quả thuyết phục của các thao tác lập luận khi triển khai ý Từ đó học sinh có kĩ năng,
có độ nhạy cảm khi sử dụng các thao tác lập luận : sử dụng thao tác lập luận này hay thaotác lập luận kia (hay kết hợp các thao tác lập luận) để triển khai dạng ý này sẽ đạt hiệu quảcao hơn Đồng thời tôi cũng luôn quan tâm tới việc các em phải chọn được thao tác nào làthao tác chính trong tất cả các thao tác có thể sử dụng
Trang 10Theo tôi, việc rèn kĩ năng này cho học sinh khi viết văn nghị luận là vô cùng quantrọng Nếu không biết sử dụng các thao tác lập luận các em sẽ rơi vào tình trạng “gặp gìnói đấy” tuỳ tiện và hiệu quả thuyết phục không cao.
c Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
Trước khi viết thành một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh, tôi rèn cho học sinh kĩnăng viết đoạn văn nghị luận Khi đã có ý, đã lựa chọn được thao tác lập luận có hiệu quảnhất học sinh cần biết triển khai ý thành đoạn văn Trong quá trình này, tôi lưu ý học sinhhai điểm :
Thứ nhất : viết đoạn văn theo kết cấu nào? (quy nạp, diễn dịch, song hành, móc
xích, tổng - phân - hợp) Để làm tốt yêu cầu này đòi hỏi giáo viên củng cố cho các em thậtvững chắc cách viết đoạn theo các kết cấu trên
Thứ hai : do số lượng, số chữ trong bài văn nghị luận xã hội trong các bài thi được
quy định, lượng thời gian dành cho bài nghị luận xã hội trong một bài thi cũng phải phùhợp nên tôi cũng chú ý rèn cho học sinh ý thức về điều này Vì vậy, khi viết đoạn văn, các
em luôn phải đặt cho mình câu hỏi : ý này cần được triển khai thành đoạn văn trongkhoảng bao nhiêu chữ (tương ứng với bao nhiêu dòng) ? Khoảng thời gian phân bố chođoạn văn này là bao nhiêu trong tổng số thời gian viết bài nghị luận xã hội?
Để làm tốt điều này, ngay từ khi lập dàn ý chi tiết, tôi hướng dẫn học sinh lập dàn bài chi tiết theo bảng sau :
Các luận điểm, luận cứ Dự kiến thao tác lập luận sử dụng; kết cấu đoạn văn
Sau đây là một ví dụ :
* Đề bài
Năm hai mươi tuổi, tôi nói : Tôi và Mô-da
Năm ba mươi tuổi, tôi nói : Mô-da và tôi
Năm bốn mươi tuổi, tôi nói : Chỉ có Mô-da
Anh (chị) có suy nghĩ gì về lời phát biểu trên của một nhạc sĩ?
Dàn bài chi tiết
Các luận điểm, luận cứ Dự kiến thao tác lập luận sử dụng;
kết cấu đoạn văn
1 Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề nghị luận
2 Giải thích ý nghĩa của câu nói: sự trưởng thành
của con người về nhận thức, về nhân cách…
Giải thích
3 Bàn : - Ý kiến đúng vì:
+ Con người là một sinh thể luôn vận động và phát
triển, trong đó có phát triển về nhận thức và nhân
cách
+ Con người luôn tồn tại với môi trường xung
quanh, nhận sự tác động, ảnh hưởng của nó tới trí
tuệ, tâm hồn,…
- Chứng minh :
+ Sự vận động và trưởng thành trong nhận thức về
Giải thích
Trang 114 Luận : Có phải cứ thêm tuổi tác là thêm nhận
thức, nhân cách? Muốn trưởng thành một cách tích
cực phải làm gì?
Chứng minh; phân tích; bình luận;đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch;tổng- phân hợp…
5 Liên hệ bản thân và rút ra bài học
Sau đây là một ví dụ về một đoạn văn học sinh triển khai chứng minh cho ý: “Sự vận động và trưởng thành trong nhận thức về thiên nhiên”
“Khi còn nhỏ, cái cây, ngụm nước với ta chỉ là chuyện bình thường Cây che bóng mát cho ta đánh chuyền, đánh chắt, che nắng gắt cho ta tới trường, ta chỉ thấy nó thân thương, quen thuộc Mỗi khi xa, trong nỗi nhớ nhà, nhớ lớp, thế nào ta cũng nhớ đến hàng cây kỉ niệm Nhưng khi lớn lên, ta hiểu ngụm nước ta uống hàng ngày, nguồn nước ngọt ta dùng hàng ngày là tài nguyên không thể phục hồi và không hề vô hạn Ta biết yêu quý biết bao những con sông rộng, suối dài trong lành trên đất nước mình, thấy bất bình và đau xót
vì những con sông đang bị bức tử khi ta được đọc những thông tin cảnh báo rằng : thế kỉ XXI thế giới không chỉ có chiến tranh dầu lửa mà còn chiến tranh lương thực và nước ngọt Khi hiểu cái cây, ngọn cỏ không chỉ che bóng râm mà còn cho ta không khí trong lành, là lá phổi xanh của quê hương, đất nước, nhân loại hẳn ta không còn dửng dưng vô cảm khi nhìn những cách đồng bị sa mạc hóa, những trận lũ lụt kinh hoàng vì con người phá rừng vô tội vạ Ta sẽ không còn có thể coi cái cảnh con người đua nhau bẻ cây, hái lộc vào đêm giao thừa là văn hóa nữa Và không chỉ khó chịu, bất bình, ta còn biết hành động, dù là nhỏ thôi để góp phần vào việc gìn giữ môi sinh Như vậy cùng với sự trưởng thành trong nhận thức về thiên nhiên ta cũng thực sự lớn lên về nhân cách.”
Học sinh đã triển khai một ý của dàn bài trên thành một đoạn văn theo kết cấu quynạp; trong đó có sử dụng thao tác lập luận phân tích, chứng minh, bình luận; so sánh
Theo tôi, trước khi yêu cầu học sinh viết một bài nghị luận xã hội hoàn chỉnh hãy bắtđầu từ việc rèn cho các em kĩ năng viết từng đoạn văn như thế
6 Rèn cách viết đoạn văn mở bài
Một bài văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội tạo được ấn tượng nhanh và tình cảmcủa người đọc không thể không kể đến vai trò của mở bài Tôi nhận thấy trong quá trìnhlàm bài, học sinh rất vất vả, lúng túng để viết những chữ đầu tiên Các em không biết bắtđầu từ đâu, như thế nào cho bài viết của mình Nhận thấy khó khăn đó, cho nên tôi rất quantâm đến việc rèn luyện kĩ năng viết mở bài cho bài văn nghị luận xã hội bằng cách:
* Mở bài bằng danh ngôn: Là cách mở bài gọn gàng mà tạo được ấn tượng tốt đối
với người đọc Tuy nhiên cái khó ở đây là học sinh phải tích luỹ được những câu danhngôn có nội dung, ý nghĩa đúng với vấn đề sẽ nghị luận Vì thế trong hoạt động học tập,tôi thường lồng ghép những câu danh ngôn mà bản thân tích luỹ được, nhằm bổ sung tưliệu tham khảo cùng với kiến thức các em đã có trên các kênh thông tin khác Kho tàng
Trang 12danh ngôn vô cùng phong phú, vì thế không thể kể ra hết được Tôi chỉ chú ý đến nhữngcâu danh ngôn nằm trong giới hạn, phạm vi vấn đề các em thường gặp.
Ví dụ: Về vai trò của sách tôi cung cấp thêm cho các em:
- Sách vở là cái thang để tiến bộ xã hội ( Gorki)
- Trong sách có giấu vàng
Về nghị lực:
- Khó khăn là trường học tốt nhất ( Bielinxki)
Niềm say mê:
- Đam mê là người thầy tốt nhất ( Einstein)
- Người học hiểu biết lễ nghĩa không bằng người thích lễ nghĩa, người hiếu họckhông bằng người cảm thấy hứng thú ( Lời cổ nhân)
* Mở bài bằng cách dẫn dắt nội dung bằng câu chuyện
Tôi hướng cho các em cách mở bài này như sau: Trước hết các em phải bắt đầu từmột câu chuyện nhỏ trước ( câu chuyện phải gần gũi với vấn đề nghị luận) Sau đó mới từcâu chuyện đó dẫn ra điều cần nghị luận Để làm được cách mở bài này, tôi yêu cầu các
em phải chú ý đến những câu chuyện của tất cả các thầy cô giáo kể ở trên lớp, trong tất cảcác môn học hoặc từ những nguồn tài liệu các em tích luỹ được
* Mở bài bằng cách đặt câu hỏi
Muốn đặt câu hỏi chính xác ở phần mở bài Học sinh cần phải xác định đúng vấn đề
xã hội mà đề bài đặt ra Bởi câu hỏi trong phần mở bài là sự thể hiện nỗi nghi vấn củamình với vấn đề cần nghị luận Các quan điểm ở phần thân bài sau này sẽ nhằm trả lời chocâu hỏi đó Một bài văn nghị luận mà sử dụng cách mở bài bằng việc đặt câu hỏi khôngchỉ thu hút sự chú ý, gợi suy ngẫm của người đọc mà nó còn có thể lộ ra luận điểm chínhcủa toàn bài một cách tự nhiên trong phần vấn đáp của mình
Ngoài những yêu cầu của mở bài, tôi cũng luôn khuyến khích các em cần chú trọngrèn luyện cách viết mở bài ngắn gọn và nhanh Bởi lẽ mở bài ngắn không những có thểtránh được việc lủng củng, lặp ý mà câu ngắn thành đoạn có thể làm nổi bật tính quantrọng của vấn đề Nhanh có nghĩa là vào đề nhanh để góp phần tạo được cảm xúc và hứngthú Mỗi mở bài khoảng từ 4 đến 5 câu, từ 6 đến 7 dòng
7 Rèn kĩ năng diễn đạt
Muốn chọn được cách nói thích hợp, có sức thuyết phục cho bài nghị luận xã hội,trước hết, tôi hướng dẫn các em xác định cho mình một tư thế, một chỗ đứng để trình bàyquan điểm, tư tưởng của mình Đó là tư cách của một công dân nhỏ tuổi, một thanh niênđang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết quan tâm đến đất nước, đến xã hội
Giọng điệu của một bài nghị luận xã hội cần linh hoạt, tự nhiên Muốn vậy, giáoviên cần lưu ý các em hãy hình dung như mình đang trao đổi với các bạn cùng trang lứa đểtránh lên gân, bắt chước giọng của người lớn
Bài viết văn nghị luận, nhất là trong kì thi cao đẳng, đại học, cần phải đầy đủ ýnhưng ngắn gọn và súc tích ( Dành 1/3 thời gian cho câu văn nghị luận xã hội) Để làm tốtđược yêu cầu này, đương nhiên học sinh phải cần có một dàn bài cụ thể trước khi đặt bútlàm bài Không nên viết quá dài, khi ấy bài viết sẽ rơi vào tình trạng lan man, vòng vo,thậm chí lệch hướng