Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.. Để có được thành phẩm là các trái nhào tươi đông lạnh hay nước ép thơm ngon và bổ dưỡng vừa không bị mất đi các dưỡng chất
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- -
BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO KẾT HỢP
ĐIỆN MẶT TRỜI
Chủ đầu tư: Công Ty Tnhh Phát Triển Vạn Trường Phát Địa điểm: Xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
- Tháng 09/2019
Trang 2-CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- -
BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN
NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO
CÔNG TY TNHH PHAT TRIỂN
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5
I Giới thiệu về chủ đầu tư 5
II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 5
III Sự cần thiết xây dựng dự án 5
IV Các căn cứ pháp lý 6
V Mục tiêu dự án 7
V.1 Mục tiêu chung 7
V.2 Mục tiêu cụ thể 7
CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 9
I Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 9
I.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 9
I.2 Điều kiện kinh tế xã hội 9
II Quy mô sản xuất của dự án 10
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường 15
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án 17
III.1 Địa điểm xây dựng 17
III.2 Hình thức đầu tư 17
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án 17
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án 17
IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 17 CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 19
I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình 19
II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ 19
II.1 Giải pháp kỹ thuật 19
II.1.1 Kỹ thuật trồng cây nhào 19
II.1.2 Kỹ thuật trồng Đinh lăng 28
II.1.3 Kỹ thuật trồng dừa Error! Bookmark not defined II.1.4 Kỹ thuật nuôi cá Sặc Rằn 31
CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 35
Trang 4I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng 35
I.1 Chuẩn bị mặt bằng dự án 35
I.2 Phương án tái định cư 35
II Các phương án xây dựng công trình 35
III Phương án tổ chức thực hiện 36
IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án 38
CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG 39
I Đánh giá tác động môi trường 39
I.1 Giới thiệu chung 39
I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 39
II Tác động của dự án tới môi trường 40
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm 40
II.2 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 41
III Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 42
IV Kết luận: 44
CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 45
I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án 45
III Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án 51
III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 51
III.2 Phương án vay 52
III.3 Các thông số tài chính của dự án 52
IV Hiệu quả kinh tế xã hội 54
KẾT LUẬN 55
I Kết luận 55
II Đề xuất và kiến nghị 55
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 56
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án 56
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án 56
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án 56
Trang 5Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án 56
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 56
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án 56
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án 56
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án 56
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án 56
Trang 6CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
I Giới thiệu về chủ đầu tư
Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VẠN TRƯỜNG PHÁT
Giấy phép ĐKKD số: 1602076897 do sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang cấp lần đầu ngày 19/07/2018
Đại diện pháp luật: NGUYỄN THANH TRÚC - Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: Tổ 4, Ấp Phú Hiệp, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam
II Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án: Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời
Địa điểm xây dựng : Xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý triển khai thực hiện và khai thác dự án
III Sự cần thiết xây dựng dự án
Cây nhào hay còn gọi cây ngao, nhào núi, giầu Cây cao chừng 6-8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, dọc bờ sông, bờ suối, xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam Bộ phận dùng làm thuốc gồm: Quả, rễ, lá, hạt của cây nhào
Theo dược tính hiện đại, trong quả nhào có tới 29 loại axit hữu cơ, tinh dầu
và nhiều loại axit amin, caroten, vitamin C, sắt, Mg, Ca, K, Na đều là dưỡng chất
có lợi cho sức khỏe.Theo dân gian, quả nhào ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, đau gân, đái đường; nướng chín ăn để chữa lỵ Rễ nhào, ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau
Trang 7lưng (có khi dung quả nhào non, thái mỏng, sao khô thay rễ) Lá nhào giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non; sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhào còn dùng nấu canh lươn ăn bổ Vỏ cây nhào: Nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh uống bổ máu
Và cho đến nay loại quả này càng được biết đến nhiều hơn với người dân, nhiều người trước kia còn ngờ vực vào loại cây mọc dại này khi chưa được các nhà khoa học nghiên cứu và kiểm nghiệm Thế nhưng kể từ trước đó hay bây giờ thì loại cây nhào ấy vẫn luôn được sử dụng như một loại thảo cỏ giải khát hàng ngày của người dân Để có được thành phẩm là các trái nhào tươi đông lạnh hay nước ép thơm ngon và bổ dưỡng vừa không bị mất đi các dưỡng chất có trong trái nhào này, lại vừa có thêm hương vị dễ chịu cuốn hút người uống, công ty chúng tôi với sức trẻ, lòng nhiệt huyết và nhận thấy việc phát triển cần phải ứng dụng nhanh khoa học kỹ thuật, nông nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
và hiệu quả trong sử dụng đất đai, nguồn lực, chúng tôi đã phối hợp với Dự Án
Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện mặt trời”
IV Các căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Trang 8 Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại;
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Quyết định số 11//2017/QĐ-TTg, ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam”;
dự án
V.2 Mục tiêu cụ thể
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Công ty, kết hợp với tinh hoa của y dược
để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường;
- Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc
Trang 9thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án
- Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân
- Giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang
- Hình thành nhà máy chế biến dược liệu hiện đại, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu
- Dự án sẽ tiến hành trồng sâm bổ chính trên diện tích 3ha và đinh lăng trên diện tích 61.558ha để phục vụ nguyên liệu cho việc bán
- Đầu tư xây dựng hệ thống Solar kết hợp, với tổng công suất dự kiến khoảng
20000 KwP tương đương 20MwP, để chủ động cung cấp điện năng cho quá trình hoạt động của dự án – tiết kiệm năng lượng trong sản xuất – thân thiện môi trường, đồng thời sẽ phát lượng điện dư thừa lên lưới điện quốc gia
Trang 10CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
I.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
Tri Tôn là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh An Giang, Việt Nam Tri Tôn là huyện có diện tích lớn nhất và dân cư thưa thớt nhất tỉnh An Giang, cách tỉnh lỵ - thành phố Long Xuyên 52 km về phía tây, cách thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang 83 km về phía đông, cách thành phố Châu Đốc 44 km về phía tây nam và cách Lâm Viên - Núi Cấm 7 km Huyện lỵ là thị trấn Tri Tôn
Tri Tôn là một huyện dân tộc, miền núi, tôn giáo, biên giới nằm ở phía tây tỉnh
An Giang và có đường biên giới với Campuchia về phía tây bắc (tại các xã Vĩnh Gia, Lạc Quới) với chiều dài 15 km và có cửa khẩu phụ Vĩnh Gia tại xã Vĩnh Gia Vị trí địa lý của huyện Tri Tôn:
Phía đông giáp các huyện Châu Thành, Thoại Sơn
Phía đông bắc giáp huyện Tịnh Biên
Phía tây bắc giáp quận Kiri Vong, tỉnh Takéo, Campuchia
Phía tây và tây nam giáp tỉnh Kiên Giang
Huyện Tri Tôn có diện tích tự nhiên là 60.023,80 ha và dân số năm 2015 là người, chủ yếu gồm 3 dân tộc: Kinh, Khmer, Chăm
Trang 11Huyện có các di tích lịch sử như đồi Tức Dụp, nhà mồ Ba Chúc, có các núi Cô
Tô, núi Dài, núi Tượng, núi Nước thuộc hệ thống Bảy Núi (Thất Sơn) Ngoài ra còn có núi Nam Qui, núi Tà Pạ (còn gọi là đồi Tà Pạ)
I.2 Điều kiện kinh tế xã hội
I.2.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Trong 6 tháng đầu năm 2018, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) ước đạt gần 18.192 tỷ đồng, bằng 101,97% (tănghơn 351
tỷ đồng) so cùng kỳ năm trước Nhìn chung, tình hình sản xuất trênlĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh trong những tháng đầu năm là tương đối khả quan Năng suất các loại cây trồng vụ Đông Xuân được đánhgiá đạt mức cao (đặc biệt
là năng suất lúa ước tăng 3,23 tạ/ha); giá cá tra nguyên liệu luôn ổn định ở mức cao nên quy mô nuôi và sản lượng thu hoạchtăng mạnh; công tác phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm đúng mức;riêng đàn chăn nuôi gia súc - gia cầm giá bán
có phần tăng, song do ngườidân còn lo ngại về tính bất ổn của thị trường nên quy
mô đàn chưa được mởrộng Cụ thể như sau:
+ Vụ Mùa (2017-2018) gieo trồng lúa với diện tích 102,7 ha, đạt 25,68%
kế hoạch, so cùng kỳ giảm 97,9% (giảm 4.861 ha) Nguyên nhân chủ yếu do toàn
bộ diện tích của huyện Tịnh Biên (4.818 ha lúa và 352 ha hoa màu) và một phần huyện Tri Tôn (43 ha lúa) chuyển sang sản xuất 2 vụ hoặc trồng khoai mỳ
+ Vụ Đông Xuân (2017-2018), kết thúc gieo trồng được hơn 254.614 ha lúa và hoa màu, đạt xấp xỉ kế hoạch và bằng 99,24% (giảm 1.946 ha) so cùng kỳ năm trước Trong đó, cây lúa xuống giống được 234.951 ha, đạt 99,35% kế hoạch, bằng 99,46% (giảm 1.276 ha) so cùng kỳ và hoa màu thực hiện gieo trồng được 19.663 ha, bằng 96,72% (giảm 667 ha) so vụ Đông Xuân năm 2017 Nguyên nhân giảm diện tích gieo trồng là do hầu hết các huyện đều có diện tích xuống giống lúa giảm do thực hiện chuyển dịch sang cây ăn quả và nuôi thủy sản (1.906 ha)
Về năng suất, sản lượng, tính chung sản lượng lúa 6 tháng đầu năm (cả 2 vụ Mùa
và Đông Xuân) đạt gần 1,72 triệu tấn, tăng 2,99% (tăng 50,2 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước Trong đó, Vụ Mùa: toàn tỉnh đã thu hoạch trọn vẹn 100%, năng suất
Trang 12bình quân đạt 32,54 tạ/ha, giảm 5,9% (giảm 2,04 tạ/ha) so cùng kỳ; sản lượng cả
vụ đạt 334 tấn, chỉ bằng 1,95% (giảm 16.829 tấn) so vụ Mùa năm trước (do giảm
cả diện tích gieo trồng và năng suất) Vụ Đông Xuân: năng suất thu hoạch bình quân chung cả vụ ước đạt khoảng 73,52 tạ/ha, tăng 4,6% (tăng 3,23 tạ/ha) so cùng kỳ; sản lượng cả vụ ước đạt hơn 1,72 triệu tấn, tăng hơn 67 ngàn tấn (do năng suất thu hoạch cao) Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh thực hiện trồng mới khoảng 600
ha cây lâu năm, qua đó nâng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có lên hơn 15,7 ngàn ha, tăng 18,66% (tăng 2.475 ha) so cùng kỳ Tổng sản lượng thu hoạch của các loại cây lâu năm ước đạt gần 98 ngàn tấn, tăng 13,8% (tăng gần 12 ngàn tấn)
so cùng kỳ, trong đó, tăng nhiều nhất là xoài với sản lượng đạt 56,6 ngàn tấn (tăng 7,4 ngàn tấn); chuối 13 ngàn tấn (tăng 800 tấn); mãng cầu 300 tấn (tăng 20 tấn); sầu riêng 290 tấn (tăng 80 tấn); nhóm cây có múi (cam, quýt, chanh, bưởi) 1.260 tấn (tăng 520 tấn)
b) Chăn nuôi: Giá bán sản phẩm chưa ổn định, thị trường tiêu thụ còn nhiều khó khăn nên người chăn nuôi vẫn hạn chế tái đàn, làm cho quy mô đàn chăn nuôi tiếp tục bị thu hẹp Ước tính đàn trâu, bò toàn tỉnh có 80.797 con, bằng 85,30% (giảm 13.929 con) so cùng kỳ Đàn heo, bước sang tháng 5/2018, thị trường heo hơi được thương lái thu mua dao động từ 4,2 - 4,4 triệu đồng/tạ, tăng 0,9 - 1,2 triệu đồng/tạ so cùng kỳ; mặc dù giá bán đã cao hơn giá thành từ 200 - 400 ngàn đồng/tạ nhưng lo ngại tính ổn định của thị trường nên người nuôi vẫn hạn chế tái đàn; đàn heo toàn tỉnh có 100.371 con, bằng 89,46% (giảm 11.820 con) so cùng
kỳ Đàn gia cầm, ước khoảng 3,7 triệu con, bằng 85,40% (giảm 624 ngàn con) so cùng kỳ
I.2.2 Lâm nghiệp:
Công tác PCCCR luôn được tỉnh quan tâm đặc biệt, mặc dù đã có mưa rải rác trên diện rộng Trong 6 tháng đầu năm 2018, có 6 vụ (giảm 24 vụ so cùng kỳ)
vi phạm lâm Luật, đã xử lý 6 vụ, với số tiền 3,25 triệu đồng; đồng thời phát hiện
và ngăn chặn ngoài bìa rừng 48 vụ (hơn 105 lượt người chuẩn bị vào rừng bắt cò, xiệt cá) Thực hiện trồng cây phân tán ước khoảng 1.525 ha, tương đương 2,28 triệu cây, tăng 3,74% so cùng kỳ Thực hiện chăm sóc rừng với diện tích 231 ha, thực hiện giao khoán rừng với diện tích 1.870 ha Sản lượng khai thác trong 6 tháng đầu năm 2018 là 40.500 m 3 , tăng 3,67% (tăng 1.435 m3 ) và 235.000 ster củi, tăng 4,01% (tăng 9.056 ster) so cùng kỳ năm trước
Trang 13I.2.3 Về phát triển doanh nghiệp - Tình hình đăng ký doanh nghiệp:
Tính từ đầu năm đến ngày 25/6/2018, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 354 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 2.988 tỷ đồng, giảm 3,27% về
số doanh nghiệp và tăng 35,51% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017 2
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 56 doanh nghiệp, giảm 25,33% so với cùng kỳ năm trước Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 150 doanh nghiệp, tăng 10,29% so với cùng kỳ Lũy kế đến nay, số doanh nghiệp đăng ký là 8.922 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 52.286 tỷ đồng Trong đó, số doanh nghiệp còn hoạt động là 5.745 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 50.012 tỷ đồng
- Tình hình thu hút đầu tư:
+ Đầu tư trong nước: Tính từ đầu năm đến ngày 25/6/2018, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 43 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 12.344 tỷ đồng So với cùng kỳ số dự án đầu tư giảm 4,0% (giảm 02 dự án), tuy nhiên tổng vốn đầu
tư tăng 160,75% (tăng 7.610 tỷ đồng) Trong đó, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư 38 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư 11.927 tỷ đồng; Ban quản lý khu kinh tế tỉnh 05 dự án với tổng vốn đầu tư 417 tỷ đồng
+ Đầu tư nước ngoài: Từ đầu năm đến ngày 25/6/2018, không có dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài được cấp mới Cấp điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu
tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 01 dự án (số vốn điều chỉnh giảm 2.866.219 USD); điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 01 dự án; chấm dứt hoạt động 01 dự án đầu tư So cùng kỳ năm 2017, số dự án được cấp mới giảm 02
dự án, số vốn đầu tư đăng ký giảm 2.284.890 USD Lũy kế đến nay, toàn tỉnh hiện
có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực (trong đó có 07 dự án thuộc Ban quản lý Khu Kinh tế quản lý), với tổng vốn đăng ký đầu tư 235.582.333 USD, tổng vốn thực hiện là 135.373.302 USD (chiếm 57% tổng vốn đầu tư đăng ký)
I.2.4 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới
Nhật Bản
Kể từ thảm hoạ Fukushima, Nhật Bản đã cố gắng tránh xa năng lượng hạt nhân và hướng đến sản xuất các loại năng lượng tái tạo Nhưng một trở ngại rất lớn cho việc đó là tìm kiếm những vùng đất rộng và trống để xây dựng nhà máy
Trang 14điện mặt trời, điện gió, vì phần lớn những vùng đất như vậy ở Nhật Bản lại rất cần thiết cho nông nghiệp nước này
Và giải pháp được đưa ra, tất nhiên, là kết hợp cả hai Một dự án năng lượng mặt trời mới do công ty Sustainergy và công ty Hitachi Capital hợp tác thực hiện
sẽ kết hợp việc sản xuất điện mặt trời với việc canh tác nấm Theo đó, dự án này
sẽ có công suất 4.000kW, và những trang trại nấm được trồng phía dưới các tấm pin mặt trời để không lãng phí diện tích đất rộng lớn sẽ sản xuất 40 tấn hàng năm
Lý do họ lựa chọn nấm chứ không phải loại cây trồng nào khác là bởi vì nấm có thể sinh trưởng tốt mà không cần ánh nắng trực tiếp
Trang 15Một trang trại ở South Deerfield đã trồng cây giống như cải xoăn, bông cải xanh và cải cầu vồng dưới các tấm pin mặt trời
Mô hình kết hợp dự án điện mặt trời với trồng cây giống như cải xoăn, bông cải xanh và cải cầu vồng ở South Deerfield (Mỹ)
Mô hình kết hợp dự án điện mặt trời với trồng cây giống như cải xoăn, bông cải xanh và cải cầu vồng ở South Deerfield (Mỹ)
Trang 16Hiện nay mô hình kết hợp nông nghiệp và năng lượng đang là lối đi của rất nhiều công ty trên thế giới áp dụng
Hình: Mô hình nhà máy Solar kết hợp trồng rau sạch (Ảnh tham khảo)
Hình: Mô hình nhà máy Solar kết hợp trồng rau sạch (Ảnh tham khảo)
II Quy mô sản xuất của dự án
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các nước đang phát triển sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như một lựa chọn hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh Với số dân lớn nên nhu cầu sử dụng thuốc hiệu quả cao ngày càng tăng Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới rất lớn, cả về số lượng và chất lượng Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển nói riêng và nhân loại nói chung
Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các loại thuốc mới trên thế giới Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới
Trang 1750% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó khoảng 25% tổng số thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao Trong số 20 thuốc bán chạy nhất trên thế giới, có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản phẩm của nó đạt trên 100 tỷ đô la/năm Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới cũng đã trở lại quan tâm đến việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất sinh học từ thảo dược và sau đó là phát triển nó thành thuốc chữa bệnh Sự kết hợp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn cho việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cho quá trình tìm và phát triển thuốc mới
Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao Theo ước tính Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao đã biết ở châu Á Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật
và 400 loài động vật được dùng làm thuốc
II.2 Quy mô đầu tư của dự án
Trang 18STT Nội dung Diện tích ĐVT
2 Thiết bị văn phòng
3 Dụng cụ nông nghiệp
4 Thiết bị kho
5 Thiết bị khác
III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án
III.1 Địa điểm xây dựng
Dự án được thực hiện tại Xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
III.2 Hình thức đầu tư
Dự án tiến hành đầu tư mới
IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án
IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án
Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án
IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các vật tư đầu vào như: trái nhào, đinh lăng, dừa, nuôi cá sặc và xây dựng đều
có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục
vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời
Trang 19Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án
Trang 20CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ
I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình
Bảng tổng hợp diện tích xây dựng công trình của dự án
II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ
II.1 Giải pháp kỹ thuật
II.1.1 Kỹ thuật trồng cây nhào
II.1.1.1 Kỹ thuật gieo ươm cây Nhào
1 Chọn cây mẹ lấy giống
a) Lấy hạt giống: Cây đã qua tuyển chọn, độ tuổi trung niên, cây đã ra quả, hình thái thân và tán lá đẹp, cân đối, sinh trưởng trên mức trung bình, sai quả, hạt tốt Không lấy giống trên những cây già, cây sinh trưởng yếu kém, cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, lệch tán, cụt ngọn Ví dụ: Thảo quả, Nhào,…
Trang 21b) Lấy hom giống: Cây đã được tuyển chọn, trẻ hóa, tác động để tạo nhiều chồi/cành làm vật liệu giâm hom Các loài thiếu hạt giống, cây dễ giâm hom
2 Thu hái giống
Thu hạt giống: khi quả hạt có dấu hiệu chín hình thái hay chính sinh lý (vỏ, quả/hạt đổi màu sắc, hạt chắc cứng, phôi và mầm hạt phát triển đầy đủ…), một số quả/hạt bắt đầu phát tán (khoảng 10 – 15 %)
Thu hom giống:
Hom cành: nên chọn những cành bánh tẻ, chưa hóa gỗ hoàn toàn; mỗi hom giâm có ít nhất 2 chồi nách lá Lấy hom vào thời tiết râm mát, bảo quản trong môi trường ẩm, thời gian bảo quản càng ngắn càng tốt, tối đa không nên quá 24h
Hom thân: nên chọn những thân không quá non, không quá già, hình thái đẹp, không cụt ngọn, lá phát triển bình thường
Hom rễ, hom củ: Chọn những củ không bị sâu bệnh, không tổn thương cơ giới, có khả năng cho ra mầm…
3 Sơ chế hạt giống
Quả khô: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều Phơi dưới nắng nhẹ 2-3 ngày, thu lấy hạt tách ra ở 2-3 nắng đầu Hạt có dầu không phơi dưới nắng to trên nền
xi măng, hạt có cánh nhỏ làm sạch trước khi phơi
Quả thịt: Đánh đống ủ 2-3 ngày cho chín đều Sau khi ủ có thể ngâm nước một vài ngày sau đó chà xát, đãi lấy hạt tốt rồi hong phơi cho khô ráo
Quả hạch: Đánh đống ủ 5-7 ngày hoặc lâu hơn cho chín đều Om trong nước nóng khoảng 60 – 65° (3 sôi + 2 lạnh) trong thời gian 30-40 phút rồi dùng dao tách đôi phần thịt quả ra khỏi hạt khá dễ dàng
4 Bảo quản hạt giống
Bảo quản khô thông thường (khô mát): cho hạt vào túi nilong, chum, vại, bình, lọ Rải một lớp tro, vôi bột lên trên, gắn kín Đặt nơi khô ráo, thoáng mát Thời gian bảo quản thường dưới 1 năm
Bảo quản khô-lạnh: Cho hạt vào túi nilong, dán kín Đặt trong kho lạnh hay
tủ lạnh Duy trì nhiệt độ từ 0-5°C
Bảo quản ấm – lạnh: Cho hạt vào thùng sắt, gỗ, bao tải, túi nilong Đặt trong kho lạnh hoặc tủ lạnh và duy trì nhiệt độ từ 5 – 10°C Tạo điều kiện thông thoáng nhưng tránh làm khô hạt hay giảm hàm lượng nước trong hạt
Trang 22Bảo quản ẩm tạm thời (ẩm – mát): Trộn hạt với cát ẩm theo tỷ lệ 1 hạt/2-3 cát tính theo thể tích Đánh thành luống cao 15-20cm rồi phủ lên trên một lớp cát
ẩm Để nơi ẩm mát, thông thoáng, xáo trộn định kỳ, loại bỏ những hạt mốc, thối Khi cát khô sàng riêng hạt, làm ẩm cát rồi lại trồn đều, đánh lống bảo quản tiếp
Độ ẩm cát thích hợp là 20 – 25% (cát nắm không rịn nước, tự rã từ từ sau khi buông tay) Thời gian bảo quản không quá 4 tháng, thông thường trên dưới 1 tháng
Không nên bảo quản: Hạt giống mất sức nảy mầm, sơ chế xong cần khẩn trương xử lý và gieo ươm ngay, không nên bảo quản lâu
5 Xử lý hạt giống
Chỉ cần ngâm nước lã: Hạt võ rất mỏng, dễ thấm nước, chỉ ngâm nước thường 20 – 25°C trong 1-2 giờ hoặc lâu hơn rồi đem ủ
Ngâm nước ấm 35 – 40°C (2 sôi + 3 lạnh) trong 6-8 giờ: Cho các loại hạt
có dầu, vỏ mỏng rồi đem ủ
Ngâm nước nóng già 70 – 80°C (3 sôi + 2 lạnh) trong đó 4-5 giờ: cho các loại hạt lớn, vỏ dày, cứng rồi đem ủ
Ngâm nước sôi (95 – 100°C) trong 0,5-1 phút, sau đó ngâm vào nước ấm trong 8-10 giờ cho trương nở rồi đem ủ
Xử lý đặc biệt: Chặn một phần, khía hay mài hạt đối với hạt dạng hạch, vỏ cứng, có lớp áo keo khó thấm nước; đốt qua lửa; dùng axit rồi mang ngâm nước
ấm hay nóng và đem ủ
Khử trùng hạt giống: Ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím 0,1 % trong 1-3 giờ, rửa lại hạt bằng nước sạch rồi đem xử lý nhiệt độ như trên Có thể dùng Benlat, Formon, hay PCNB… nhưng phải theo chỉ dẫn
6 Gieo hạt
– Gieo tạo cây mầm để cấy: Gieo hạt đã xử lý lên luống cát (hay luống đất + phân hoai) để tạo cây mầm đủ tiêu chuẩn rồi đem cấy vào bầu hay luống đất ( tạo cây rễ trần) Thường áp dụng cho các loài cây có hạt nhỏ, hạt giống khan hiếm, đắt
– Gieo thẳng vào bầu: Đem hạt đã nứt nanh gieo vào bầu ở các luống ươm,
số lượng từ 1-3 hạt/bầu tùy theo đặc điểm và tình trạng hạt giống Áp dụng cho loại hạt lớn, nảy mầm nhanh, nứt nanh đồng loạt
Trang 23– Đặc biệt: Có thể gieo thẳng hạt đã xử lý vào hố trống mà không qua khâu gieo ươm
– Chăm sóc luống gieo:
Che tủ: Tủ mặt luống bằng rơm rạ đã khử trùng
Bảo vệ: Chống kiến, chuột, gia cầm hại hạt và mầm
Tưới nước giữ ẩm thường xuyên
Làm cỏ phá váng, tỉa dặm cây và phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ
7 Tạo cây con
Cây con có bầu kích thước lớn ( Đường kính 10 -12 cm, cao 15- 20cm): Áp dụng cho cây con trên /dưới 2 năm tuổi
Cây con có bầu kích thước trung bình (Đường kính 8- 10 cm, cao 12-15 cm): Áp dụng cho cây con trên 1 năm tuổi sinh trưởng chậm hay dưới 1 năm tuổi sinh trưởng nhanh
Cây con có bầu kích thước nhỏ ( Đường kính 4-5 cm cao, 6-8 cm): Nhưng thường chỉ dùng cho Keo, Bạch Đàn
Có thể tạo cây rễ trần để trồng: Cây trồng dễ sống, sinh trưởng nhanh, có thể trồng bằng thân cụt (Stump)
Có thể trồng bằng hom thân/cành cắm trực tiếp vào hố: Loài cây rất dễ ra
rễ từ hom thân và cành
8 Hỗn hợp ruột bầu (vỏ bằng túi Polyetylen)
Trang 24Đối với cây mọc nhanh: 94% đất tầng mặt +5% phân chuồng hoai + 1% supe lân (Có thể gia tăng thêm 5% phân chuồng hoai và giảm bớt lượng đất tương ứng)
Đối với cây mọc chậm: 89% đất tầng mặt + 10% phân chuồng hoai + 1% supe lân (Có thể tăng thêm 5% phân chuồng hoai và 1% lân và giảm bớt lượng đất tương ứng)
9 Cấy cây vào bầu
Bứng cây mầm: Khi cây đủ tiêu chuẩn ( Dựa vào kích thước và số là, tùy theo loài) và đã chuẩn bị xong bầu cần bứng từng cây để cấy Tưới đẫm nước luống gieo, dùng bay nhỏ để bứng từng cây hay cụm cây, rũ nhẹ đất cát và đem ngâm rễ trong khay nước cho ngập phần rễ mầm Bứng cây vừa đủ để cấy hết trong buổi, không để cây mầm sang buổi sau
Kỹ thuật cấy: Dùng que nhọn tạo một lỗ giữa bầu đủ sâu và rộng theo kích thước của bộ rễ Đặt phần rễ cây ngay ngắn vào giữa lỗ sao cho cổ rễ hơi thấp hơi miệng hố rồi nhấc nhẹ lên cho rễ khỏi bị quằn Một tay vẫn giữ cây, tay kia dùng que cắm sâu vào bên ngoài hố rồi bẩy nhẹ vào trong để ép đất vào rễ và gốc cây
Có thể dùng thêm các đầu ngón tay để ấn nhẹ đất quanh gốc và xóa lấp vết hố mới tạo ra
Chú ý: chọn thời tiết cấy râm mát và tạo độ ẩm cao cho bầu trước khi cấy Cần che bóng và tưới nước đủ ẩm thường xuyên sau khi cấy
10 Kỹ thuật chăm sóc
– Che nắng: Ngay sau khi cấy xong, dùng vật liệu che tủ đã được chuẩn bị
để che cho cây, tạo bóng râm che chắn được khoảng 70-75% ánh nắng cho tới khi
Trang 25cây phục hồi Sau đó tùy loài cây và giai đoạn phát triển, thay dần tấm che có độ che bóng giảm xuống; thường là giảm xuống 50% rồi 30% và dỡ giàn che, mở sáng hoàn toàn để huấn luyện cây 1-2 tháng trước khi đi trồng
Đối với những cây ưa sáng ngay từ khi nhỏ (Thông Ngựa, Trám, Sưa, Xoan…) có thể dùng ràng ràng (tế, guột/vọt) để cắm trực tiếp lên luống thay thế cho giàn che
Để chắn mưa có thể làm giàn che mài nghiêng nhằm kết hợp phủ vải nhựa khi cần thiết Ngoài ra cần chú ý cả việc che chắn gió hại cho cây con trong mùa mưa bão hoặc gió Tây Nam khô nóng
– Tưới nước:
* Lượng nước và số lần tưới: Một tháng đầu sau khi cấy, tưới mỗi ngày 1 lần, lượng nước tưới 2-3 lít/m2 Từ tháng thứ 2 sau khi cấy nước khi xuất vườn 1-2 tháng, tưới 1-2 ngày/ lần, 4-5 lít/m2 Thời tiết khô nóng nên tăng thêm số lần
và lượng nước tưới
* Cách tưới: Luống nền mềm tưới phun bằng thùng nước có hoa sen hay thiết bị tưới phun mưa Luống nền cứng hay bề ươm cây tưới thấm bằng cách dẫn hay đổ hoặc tháo nước ngập 1/3 thành bầu, sau 8 giờ tháo hết nước thừa còn lại
– Làm cỏ xới đất: Tùy theo tình hình cỏ dại và đất đai mà từ 10-15 ngày hoặc 20-30 ngày (thường là từ 2-3 tuần) làm cỏ 1 lần, kết hợp xới đất phá váng bề mặt và cấy dặm những cây bị chết Dùng tay nhỏ cả gốc cỏ lúc còn non rễ chưa phát triển và dùng bay hay que nhọn xới nhẹ đất mặt kết hợp xén đào hết gốc cỏ già, thân ngầm cỏ, nhặt sạch đưa ra khỏi luống Kết hợp nhổ bỏ những cây bị sâu, bệnh để đốt, tỉa bớt và tận dụng cây ở chỗ dày dặm vào chỗ thưa hay không có cây
– Bón phân:
Bón thúc vào lúc cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng: Áp dụng cho cây gieo ươm trên luống, trong bầu đặt nền mềm và nền cứng cho cả đất luống hay ruột bầu đã được bón đủ từ đầu
Loại phân thường dùng là N, P, K hoặc NPK hỗn hợp
Phương pháp bón thúc bằng cách hòa phân trong nước để tưới hoặc phun Liều lượng thường dùng: 0,5kg phân NPK hòa trong 370 lít nước, tưới 2-3 lít cho 1m2 mặt luống
Trang 26Cách bón: Dùng thùng có hoa sen tưới vào lúc râm mát; Sau khi tưới phân, rửa lá bằng cách tưới lại 2 lít nước lã cho 1m2 mặt luống; thường bón 2 -3 lần, cách nhau ít nhất là 1 tuần
– Đào bầu và xen rễ:
* Đối với cây con có bầu: Kết hợp đồng thời giữa đảo bầu và xen rễ nhằm phân loại cây theo các nhóm sinh trưởng và chất lượng, điều tiết cự ly cây, kết hợp vệ sinh luống ươm và kích thích cây ra thêm nhiều rễ con, hạn chế rễ cọc phát triển, đồng thời hãm cây ở giai đoạn cuối
* Đối với cây rễ trần: Thời gian xén rễ thích hợp khi cây được 2-3 tháng tuổi; cây 1 năm tuổi cần xén ít nhất 2 lần và lần cuối cùng là trước khi xuất vườn
1 tháng
– Hãm cây: Ngừng tưới nước hoặc giảm dần số lượng và lượng nước tưới cho cây trước khi xuất vườn 1 tháng Ngừng tưới hay chỉ tưới phân P, K, không tưới phân N trong 1 tháng cuối Ngừng che nắng hoặc dỡ bớt giàn che 1-2 tháng trước khi đem trồng
II.1.1.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1 Chọn lập địa trồng
Kiểu 1: Có thực vật thân gỗ che phủ, đất còn tính chất đất rừng, tầng đất sâu ẩm Loài cây có thể trồng: Thích hợp với hầu hết các loại cây dược liệu, đặc biệt là các loại cây có khả năng chịu bóng tuổi nhỏ
Kiểu 2: Có cây bụi, gỗ nhỏ che phủ, đất còn mang tính chất đất rừng, tầng đất trung bình, hơi khô Loài cây thích hợp: Những cây thuốc nam có thân bò, cần phải có cây khác để bám
Kiểu 3: Đất có cây bụi thấp, hoặc đất trảng cỏ, tầng đất dày trung bình, hơi khô, nghèo mùn Đây là hiện trường trồng cây dược liệu trên diện rộng, có thể phát triển mô hình vườn hộ, vườn gia đình
2 Chọn phương thức trồng
Tùy yêu cầu và tình hình cụ thể để lựa chọn một trong các phương thức: Thuần loại, hỗn giao, nông lâm kết hợp (NLKH), trồng dưới tán, hay trồng dưới tán rừng tự nhiên, dưới tán rừng trồng
3 Chọn mật độ trồng
Trang 27Mật độ thấp: Dưới 1.000 cây/ha; Đây là một độ trồng chủ yếu của cây dược liệu quý hiếm, nguồn giống khó khăn và cho thu hoạch lâu năm (Nhào,…)
Mật độ trung bình: 1.000 – 2.500 cây/ha; Áp dụng cho cây dược liệu thân,
lá (Chóc máu,…)
Mật độ cao: Trên 2.500 cây/ha (thậm chí trên 5.000 cây/ha như loài Củ Dòm, Sa nhân); Áp dụng cho cây dược liệu lấy củ, rễ, thường mọc thành cụm, khóm
4 Xử lý thực bì và làm đất
Xử lý thực bì và đào hố cục bộ: Áp dụng cho hầu hết các trường hợp trồng cây dược liệu Hố đào kích thước 30x30x30cm (bầu trung bình) hay 40x40x40cm (bầu lớn)
Xử lý thực bì toàn diện và cây đất: Chỉ áp dụng cho một số trường hợp trồng cây dược liệu trên quy mô nhỏ như vườn hộ vườn gia đình
5 Bón lót
– Bón đầy đủ: Phân chuồng hoai (hoặc Phân hữu cơ sinh học), NPK; nên
áp dụng cho tất cả các loài cây khi điều kiện cho phép Lượng phân bón thông thường: 2-5kg phân chuồng hoai (hoặc 0,5kg phân hữu cơ sinh học) + 30-50g NPK (hoặc 15g Supe lân)
ít nhất là ½ phần dưới bầu, dùng cuốc cào vun đất và dùng chân dẫm đất xung quanh gần sát với thành bầu, tiếp tục sửa thế cây và vun đất cao hơn mặt bầu độ 2-3cm
Nếu có điều kiện có thể tưới nước ngay sau khi trồng, nếu thời tiết khô hạn hay nắng nóng đột xuất trong thời vụ trồng cần tiếp tục tưới nước thời gian đầu cho tới khi thời tiết thuận lợi
Trang 28Trồng cây con rễ trần: Chọn thời tiết trồng cây phù hợp (râm mát, mưa nhỏ, đất đủ ẩm) mới đem cây ra trồng Cắt bỏ bớt lá và cành bên và rễ cọc nếu dài Trộn đất và phân trong hố, moi một lỗ phù hợp với kích thước của bộ rễ và có phần sâu hơn Đặt cây ngay ngắn vào lỗ, một tay giữ cây, tay kia gạt đất và lèn nhẹ cho đến khi đất lấp đầy miệng hố, dùng tay kéo nhẹ cây lên một chút cho rễ duỗi thẳng và cổ rễ hơi thấp hơn mép hố, đồng thời dùng chân dẫm chặt đất sát xung quanh gốc cây, vun đất vừa đủ so với mặt đất Dùng rơm ra, cỏ khô hay lá cây che phủ quanh gốc cây rồi tưới đẫm cho cây vừa trồng Có thể cắm thêm rào bảo vệ và chống gió lay
8 Chăm sóc cây trồng
Năm thứ 1: Chăm sóc 2-3 lần Nội dung chăm sóc: Trồng dặm lại những cây bị chết, phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 40-45cm, vun gốc, sửa thế cây, bón thúc, phòng chống gia súc và sâu bệnh gây hại
Năm thứ 2: Chăm sóc 3-4 lần Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì, làm
cỏ, xăm xới đất quanh gốc 50-70cm, vun gốc, sửa thế cây, tạo tán, bón thúc, diệt trừ sâu hại
Năm thứ 3: Chăm sóc 3- 4 lần Nội dung chăm sóc: Phát dọn thực bì cạnh tranh, làm cỏ, xới đất quanh gốc 70-100cm, vun gốc, diệt trừ sâu hại
Các năm tiếp theo: Tiếp tục chăm sóc, nhất là sau khi thu hoạch
9 Bảo vệ cây trồng
Phòng chống gia súc: Cần quản lý việc chăn thả ở giai đoạn cây còn non Phòng chống sâu bệnh: Cây dược liệu trong tự nhiên rất ít khi bị dịch sâu bệnh gây hại Một số loài cây khi trồng có thể xuất hiện dịch bệnh, do vậy cần có biện pháp điều tra phát hiện và tổ chức phòng trừ theo khả năng cho phép