- Nhóm các bệnh truyền lây theo vòng đời Cyclo – zoonosis: Những bệnh truyềnlây giữa động vật và người mà căn bệnh đòi hỏi hai hoặc nhiều loài vật chủ độngvật có xương sống để hoàn thiện
Trang 1PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG BỆNH TRUYỀN LÂY GIỮA NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
1.1. Định nghĩa và lịch sử tên gọi “Bệnh truyền lây giữa động vật và người”
Zoonosis được định nghĩa bởi Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO, 1959): Nhữngbệnh nhiễm trùng xảy ra một cách tự nhiên giữa động vật có xương sống và conngười Lý do chính để nhóm những bệnh lây truyền giữa người và động vật lànhằm mục đích kiểm soát có hiệu quả trong nỗ lực hợp tác giữa thú y và y tế
Bệnh truyền lây giữa người và động vật được gọi theo tên danh pháp khoahọc là zoonosis hoặc zoonotic disease Tên gọi zoonosis có nguồn gốc từ tiếng HiLạp, hợp thành từ hai từ đơn: zoon – động vật và osis – bệnh
1.2. Phân loại các bệnh truyền lây giữa người và động vật
Việc phân loại zoonosis dựa vào các dạng vòng đời của các tác nhân gâynhiễm trùng Từ đó, Zoonosis được phân chia thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm các bệnh truyền lây trực tiếp (Direct zoonosis): Những bệnh truyền lây giữađộng vật và người theo phương thức tiếp xúc trực tiếp, thông qua tiếp xúc với cácvectơ truyền bệnh cơ học Các tác nhân gây bệnh không phải trải qua sự biến đổihoặc phát triển trong quá trình truyền lây Ví dụ: Rabies, Brucellosis
- Nhóm các bệnh truyền lây theo vòng đời (Cyclo – zoonosis): Những bệnh truyềnlây giữa động vật và người mà căn bệnh đòi hỏi hai hoặc nhiều loài vật chủ (độngvật có xương sống) để hoàn thiện vòng đời của chúng Ví dụ: Echinostomiasis (sán
lá ruột gia cầm), Cysticercosis (bệnh gạo lợn)
- Nhóm truyền lây qua trung gian (Meta – zoonosis): Những bệnh truyền lây giữađộng vật và người truyền lây qua động vật xương sống Tác nhân gây bệnh pháttriển, nhân lên bên trong vectơ truyền bệnh (động vật không xương sống), cần thời
kỳ ủ bệnh bên ngoài vật chủ trước giai đoạn nhiễm trùng tạo ra Ví dụ: Bệnh sán lágan lớn
- Nhóm các bệnh truyền lây qua chất hoại sinh (Sapro – zoonosis): Những bệnhtruyền lây giữa động vật và người mà căn bệnh có thể phát triển trên động vật cóxương sống và cả trên các dạng vật chất không phải động vật Các chất hữu cơ, đất,thức ăn, cây trồng được coi là các dạng vật chất không phải là động vật Ví dụLeptospirosis (bệnh xoắn khuẩn)
- Nhóm bệnh truyền qua thực phẩm (Foodbone disease): Bao gồm những bệnhtruyền qua thức ăn, nước uống và các dạng thực phẩm khác Nhóm này còn đượcphân chia thành (1) nhóm các bệnh nhiễm trùng qua thực phẩm (Foodbone
Trang 2infection) Ví dụ: bệnh do E coli, Samonella, bệnh viêm não xốp và (2) nhóm cácbệnh do ngộ độc độc tố (Foodborne intoxication), ví dụ như bệnh ngộ độc thịt 1.3. Các loại động vật mang mầm bệnh và các bệnh truyền lây chủ yếu giữa động
vật và người
1.3.1. Các loại động vật mang mầm bệnh
Trong tự nhiên, có nhiều loài động vật mang mầm bệnh Tuy nhiên, chỉ một
số nhóm động vật nhất định tham gia vào quá trình truyền lây:
- Loài gặm nhấm: Dơi (Nipah, Ebola, Rabies virus), chuột (vi khuẩn Leptospira,
Clostridium perfringens)
- Động vật nuôi: Ấu trùng sán dây, giun xoắn, vi khuẩn Salmonella
- Chim: Cúm gia cầm, Salmonella
- Động vật linh trưởng: HIV, sốt vàng da, Ebola, sốt xuất huyết
- Ốc, cá nước ngọt, lưỡng cư: đây là nhóm động vật đóng vai trò quan trọng trongviệc lây truyền một số bệnh ký sinh trùng giữa động vật và người như bệnh Sán lágan lớn và nhỏ, Sán lá ruột gia cầm
Ngoài các loại động vật trên, một số yếu tố không phải là sinh vật cũng cóthể là yếu tố lây truyền mầm bệnh từ động vật sang người ví dụ như không khí, đất,nước, sự vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và giết mổ
1.3.2. Các bệnh truyền lây chủ yếu giữa động vật và người
a Nhóm bệnh do vi khuẩn
- Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis)
- Bệnh liên cầu khuẩn lợn (Streptococcosis)
- Bệnh ngộ độc thịt (Botulism)
- Bệnh sảy thai truyền nhiễm do Brucella (Brucellosis)
- Bệnh viêm ruột hoại tử (Neucrotic Enteritis – do Clostridium perfringens)
Trang 3- Hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARS – Sever Acuta RespiratorySyndrome).
- Bệnh giun đũa chó mèo
- Bệnh giun xoắn dạ dày lợn
- Bệnh trùng roi đường máu (Trypanosoma lewisi)
- Bệnh đơn bào phủ tạng (Toxoplasmosis)
- Bệnh do cầu trùng thuộc họ Cryptosporididae gây ra (Cryptosporidiosis)
1.4. Nguyên tắc các hoạt động ưu tiên phòng chống bệnh truyền lây giữa
Trong phòng chống bệnh truyền lây, nguyên tắc cơ bản nhất là phá vỡ vòngtruyền lây của tác nhân gây bệnh bằng cách:
- Vệ sinh cá nhân (rửa tay sạch trước khi ăn uống hoặc chế biến thực phẩm, thựchiện “ăn chín uống sôi”; rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với động vật, sử dụng bảo hộ
cá nhân khi tiếp xúc với động vật hoang dã, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt không bị
ô nhiễm bởi các chất thải của động vật)
- Nuôi cách ly động vật trước khi cho nhập đàn hoặc đưa vòa khu vực chăn nuôinhằm hạn chế lây truyền bệnh mới cho đàn vật nuôi và cho khu vực tiêm phòng
Trang 4vaccine nhằm toajo miễn dịch chủ động cho người và vật nuôi Tổ chức diệt chuột,ruồi, muoix và các trung gian truyền bệnh khác
- Giảm thiểu các hoạt động tàn phá môi trường dẫn tới mất cân bằng giữa vật chủ mầm bệnh – nhân tố trung gian truyền bệnh và môi trường
-1.4.2. Các hoạt động ưu tiên
Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác, khả năng nhận biết vàbiện pháp phòng tránh dịch bệnh ở cấp cộng động Tăng cường hợp tác hai ngànhthú y và y tế trong phòng chống dịch Xây dựng chiến lược quốc gia khống chếmột số bệnh nguy hiểm
Chủ động điều tra giám sát (bệnh mới hoặc lưu hành bệnh cũ) và khống chế
ổ dịch, ưu tiên ở các khu vực có nguy cơ cao, từ đó thiết lập hệ thống cảnh báosớm về dịch bệnh
Khi phát hiện ca bệnh, tập trung kiểm soát nguồn bệnh và nhân tố trung giantruyền bệnh
Xử lý xác động vật và vật chất nhiễm bệnh, thực hiện tiêu độc khử trùng khuvực nhiễm bẩn để giết chết tác nhân gây bênh
Tiêm phòng cho người và động vật ở khu vực có nguy cơ cao, dự phòng sẵnnguồn vaccine
Tăng cường sức đề kháng cho người và động vật thông qua chế độ dinhdưỡng hợp lý, lai phối giống tốt ở vật nuôi
Điều trị và cách ly sớm các ca bệnh ở người và động vật để hạn chế lây lanbệnh Tiêu chuẩn hóa phác đồ điều trị Xác định loại thuốc và dự phòng nguồnthuốc điều trị
Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm
Kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu, tuyến biên giới để hạn chế việc đưa mầmbệnh vào trong nước qua các hoạt động thương mại và du lịch
Tăng cường điều tra, nghiên cứu để hiểu rõ thêm về vòng truyền lây củadịch bệnh từ đó có biện pháp đối phó hiệu quả hơn
Giảm thiểu sự tương tác giữa con người và động vật
1.5. “Một sức khỏe” và bệnh truyền lây
Cách tiếp cận “Một sức khỏe” công nhận mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏecon người, sức khỏe động vật và sức khỏe môi trường Trên thế giới cách tiếp cận
“Một sức khỏe” đã được áp dụng để kiểm soát nhiều vấn đề sức khỏe khác nhauđặc biệt là bùng phát dịch bệnh
1.5.1. Khái niệm “Một sức khỏe”
Trang 5Một Sức khỏe là một phương thức phối hợp đa ngành nhằm tăng cường sứckhỏe con người, động vật và môi trường đã được FAO, OIE và WHO công nhận.Phương thức tiếp cận Một Sức khỏe nhằm khuyến khích nỗ lực phối hợp đa ngànhtại các cấp địa phương, quốc gia, quốc tế, và áp dụng các kiến thức chuyên mônnhằm cải thiện tối đa sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
1.5.2. Năng lực cốt lõi ứng dụng trong cách tiếp cận “Một sức khỏe”
Năng lực cốt lõi “Một sức khỏe” được hiểu là những kiến thức, kỹ năng,hành vi mà mọi thành viên trong đội ngũ “Một sức khỏe” cần có được Thuật ngữ
“cốt lõi” chỉ ra rằng các năng lực được coi là điều kiện tiên quyết tối thiểu cho tất
cả các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực “Một sức khỏe”, không phân biệt quốcgia, sắc tộc hay bất cứ yếu tố cá nhân nào
Tháng 7/2012, sau một chuỗi các hội thảo xây dựng anwng lwucj cốt lõi
“Một sức khỏe”, các thành viên SEAOHUN đã thống nhất một khung năng lực cốtlõi chung bao gồm 7 nhóm năng lực cốt lõi:
(1) Hợp tác và quan hệ đối tác
(2) Truyền thông và thông tin
(3) Văn hóa và niềm tin
CHƯƠNG 1 BỆNH CẢM NHIỄM VI KHUẨN
1.1 BỆNH XOẮN KHUẨN (Leptospirosis)
1.1.1 Đặc điểm bệnh và căn bệnh
- Đặc điểm
Bệnh xoắn khuẩn là một bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc vàngười Với những đặc điểm sốt cao, rối loạn tiêu hóa, con cái có thể sẩy thai, viêmgan thận, vàng da, nước tiểu có huyết sắc tố
- Căn bệnh
Trang 6Bệnh do nhiều dạng huyết thanh học của xoắn khuẩn Leptospira interogans thuộc chi Leptospira, họ Leptospiraceae gây nên
Hình thái:
Leptospira là những xoắn khuẩn dài, mảnh, xoắn có quy tắc, ở đầu vi khuẩn có
đoạn uốn khúc dạng móc câu, có nhiều vòng lượn sóng sát nhau, tạo thành nhữnghình giống như chữ S Chiều rộng vòng xoắn 0,2 – 0,3 µm
Vi khuẩn không có lông nhưng di động được ở dạng lắc lư, co rút, lượn sóng
Sức đề kháng:
Vi khuẩn có sức đề kháng mạnh trong nước trung tính hay hơi kiềm, có thểsống hàng tháng hay vài năm và có khả năng gây bệnh cho động vật mẫn cảm Tuynhiên, nó đề kháng yếu với nhiệt độ, ở 55 – 60oC chỉ sống khoảng 1 giờ, dưới 0oCchết rất nhanh
Các chất sát trùng thông thường có thể diệt vi khuẩn nhanh chóng, acid dạ dày
và muối mật có khả năng diệt xoắn khuẩn
1.1.2 Dịch tễ học
- Địa dư bệnh lý
Năm 1915, Inada và Yido đã phát hiện được một loại xoắn khuẩn đặc biệt và
đặt tên là Spirochaeta icterohaemorrhagiae ở chuột lang được tiêm truyền máu của một bệnh nhân nhiễm khuẩn vàng da tái phát, sau này được gọi là Leptospira
icterohaemorrhagiae
Năm 1994, khoảng 212 serotype Leptospira thuộc 23 nhóm đã được phân lập
bởi các nhà khoa học trên thế giới
Bệnh có khắp nơi trên thế giới đặc biệt là ở những vùng có khí hậu nóng ẩm và
có diện tích mặt nước lớn như châu Phi, Nam Mỹ, châu Á
Ở Việt Nam, bệnh đã có từ rất lâu và xảy ra ở tất cả các vùng miền, trên nhiềuloài gia súc như lợn, chó, bò và gây ra nhiều thiệt hại nặng nề ở những đàn gia súcsinh sản Trong những năm gần đây, bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng.Leptospirosis vốn được coi là bệnh ở các vùng núi, đầm lầy nhưng đã trànxuống thành phố và khu đông dân cư từ rất nhiều năm
- Loài mắc bệnh
Leptospira gây bệnh cho bò và chó nhiều nhất, sau đó đến ngựa, cừu, dê, lợn,
mèo Ở nhiều khu vực trên thế giới, lợn được coi là một trong những động vật có
vú quan trọng nhất có liên quan đến bệnh của người và gia súc
Trang 7Bệnh do Leptospira gây ra được coi là bệnh của chuột Chuột được biết là ổ
chứa thường xuyên của vi khuẩn, luôn mang và thải mầm bệnh Vì vậy, chuộtkhông chỉ là nhân tố trung gian truyền bệnh mà còn được coi là nguồn bệnh
- Chất chứa mầm bệnh
Trong cơ thể con vật mắc bệnh, ban đầu vi khuẩn cư trú trong máu, sau khoảng
15 ngày thì vi khuẩn chủ yếu có ở đường tiết niệu, màng thai và sau đó được thải
ra ngoài qua nước tiểu, thai sẩy
Dã thú, loài gặm nhấm như chuột và chồn bệnh ở thể ẩn tính, luôn mang vàtàng trữ mầm bệnh, thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng
Xoắn khuẩn có thể gây nên một số biến đổi bệnh lý dựa trên 2 cơ chế sau:
Độc tố: Tất cả các loài Leptospira đều có độc tính, chúng gây bệnh cho vật chủ
bằng cách nhân lên để tạo một lượng lớn vi khuẩn trong cơ thể Ngoài ra, trongthành phần của chúng có chứa các chất hóa học có khả năng gây viêm và giết chết
tế bào gần đó bằng cách tạo thành lỗ hổng trên bề mặt tế bào
Sự bám dính: Leptospira có khả năng bám dính vào thành mạch máu, từ đó
chúng có thể xâm nhập vào các mô bào Khi xoắn khuẩn di chuyển trong cơ thể sẽdẫn đến một số triệu chứng như đau cơ, xuất huyết, phát ban, đau đầu; suy giảmchức năng gan, mô bào thận chết nhanh dẫn đến gia súc thiếu máu, vàng da vàtrong nước tiểu có huyết sắc tố Xoắn khuẩn rất dị cảm với thai và thường gây sẩythai
Trang 8(đặc biệt là loài 4 chân) bước đi theo tư thế lưng bị uốn cong, không đi nhanh và cóbiểu hiện sốt
Con cái trong thời kỳ tiết sữa thì sản lượng sữa giảm từ 10 – 75% và sau 10 –
14 ngày thì trở lại bình thường, thậm chí cả trong một số trường hợp không cầnđiều trị
Đặc trưng của bệnh xoắn khuẩn ở trâu bò là bầu vú thường mềm và nhão Sữathường có màu vàng, có vệt máu hoặc cục máu mặc dù rất ít trường hợp có biểuhiện bò bị viêm vú Có thể phân lập được xoắn khuẩn từ sữa
Ở thể mãn tính con vật thường bị sẩy thai (ở tuần thứ 6 – 12 hoặc thời kỳ chửacuối) hoặc đẻ non Ở thể này, bệnh thường kết hợp với bệnh ký sinh trùng đườngmáu
- Triệu chứng ở lợn
Thể cấp tính thường gặp ở lợn con (đặc biệt lợn dưới 3 tháng tuổi) Con vật cóchứng phù đầu rõ, hoàng đản, sốt, co giật, xuất huyết, nước tiểu có lẫn máu, mắtmàu hồng, tổn thương ở thận và chết
Thể mạn tính thường gặp ở lợn lớn, chủ yếu do lây qua đường sinh dục Lợn bịsẩy thai, đẻ non, lợn con đẻ ra thường yếu ớt Lợn nái có chửa ít có biểu hiện triệuchứng, có thể chẩn đoán dựa vào hiện tượng lợn bị sẩy thai sau khi nhiễm xoắnkhuẩn một vài tuần Lợn bị phù rõ (đầu to, mắt híp, phù cả đầu và ngực) Niêmmạc và da màu vàng (nặng thì vàng toàn thân như nghệ, nhẹ thì chỉ vàng niêmmạc)
- Triệu chứng ở chó
Thời gian nung bệnh ở chó từ 4 – 12 ngày, có thể là 2 ngày
Chó thường có vệt máu ở lòng trắng của mắt khiến cho mắt có màu hồng Giaiđoạn sau, hiện tượng hoàng đản phát triển khiến cho mắt có màu vàng nhạt
- Triệu chứng ở người
Triệu chứng ở người có 2 thể:
Trang 9Thể vàng da (thể viêm gan thận): Bệnh xảy ra đột ngột, gây nhức đầu, đau cơ,
viêm kết mạc mắt, nôn, tiêu chảy hay táo bón Viêm gan, thận với các biểu hiệnvàng da, giảm hay vô niệu và chết Trong thời kỳ dưỡng bệnh, bệnh nhân thườngsốt, đau đầu, đau cơ, và khó chịu có thể tái xuất hiện Thể này ít phổ biến hơn thểkhông vàng da
Thể không vàng da: Bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau cơ, viêm kết mạc mắt, cổ
cứng, buồn nôn, thỉnh thoảng có nôn mửa Bệnh nhân bình phục trong khoảng 1tháng kể từ khi xuất hiện triệu chứng
- Chẩn đoán dịch tễ và phân biệt
Phẫu thuật gia súc bệnh để tìm các bệnh tích đặc trưng (thịt có mùi khét, mấthẳn phẩm chất thịt và có màu vàng), cần chú ý phân biệt với một số bệnh khác,
như: Bệnh suy dinh dưỡng, hoàng đản do E coli haemorrahagiae ở lợn, sẩy thai
truyền nhiễm, ký sinh trùng đường máu ở trâu bò
- Chẩn đoán bệnh trong phòng thí nghiệm
Phương pháp quan sát trực tiếp:
Vì chiều rộng của xoắn khuẩn là 0,1 – 0,2 µm nên phải quan sát dưới kính hiển
vi nền đen hoặc sử dụng phương pháp miễn dịch huỳnh quang để quan sát thấyxoắn khuẩn trong nước tiểu và mô bào
Có thể sử dụng một số phương pháp nhuộm như nhuộm thấm bạc hayimmunoperoxidase để tìm xoắn khuẩn trong lát cắt mô của thận và các cơ quankhác
Phương pháp nuôi cấy xoắn khuẩn:
Nuôi cấy ở nhiệt độ 30oC trên môi trường như Teckit, Korthof, môi trường bán
cố thể Fletcher trong vòng 8 tuần Hàng tuần lấy 1 giọt canh trùng soi dưới kính
hiển vi tụ quang nền đen sẽ thấy Leptospira vận động Trong môi trường Teckit (2
– 10% huyết thanh) sau 48 thì xoắn khuẩn mọc tốt, dưới ánh sáng đèn thấy môi
Trang 10trường có khói và mây mù, đó là dấu hiệu vi khuẩn mọc tốt.
Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm:
Có thể sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu hoặc nước tiểu để tiêm vào xoang bụngthỏ hoặc chuột lang đang bú mẹ
Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên hoặc tại các thời điểm 5, 8, 10 và 14 ngày sau khitiêm, tiến hành lấy máu tim rồi nuôi cấy trong các môi trường nuôi cấy xoắn khuẩnthường dùng
Định type vi khuẩn:
Có thể sử dụng phản ứng miễn dịch huỳnh quang hoặc phương pháp nhuộmimmunoperoxidase trực tiếp đối với các mẫu bệnh phẩm Kỹ thuật PCR cũng được
sử dụng để xác định xoắn khuẩn có trong mẫu mô bào hoặc dịch thể
- Chẩn đoán huyết thanh học
Phản ứng vi ngưng kết (MAT):
MAT là phản ứng huyết thanh học thường được sử dụng để chẩn đoán bệnhxoắn khuẩn Phương pháp này rất có ý nghĩa và được sử dụng trong các kiểm traliên quan đến xuất nhập khẩu Để đảm bảo độ nhạy của phản ứng được tốt, nên sửdụng các chủng phân lập được tại địa phương hơn là các chủng tham chiếu
Được thực hiện với kháng nguyên là các chủng Leptospira sống, phát hiện
được các serovar, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
Trang 11khẩu phần đầy đủ và chế độ vệ sinh tiêm phòng vaccine Nhập lợn về phải tiêmphòng và nuôi riêng 15 ngày trước khi cho nhập đàn.
Cần thực hiện định kỳ xét nghiệm máu để loại thải sớm các gia súc có bệnh.Ngoài ra cần tích cực diệt chuột, diệt ruồi, khai thông cống rãnh tránh bùn lầynước đọng sẽ làm môi giới truyền bệnh
Khi có dịch xảy ra, cần kịp thời chẩn đoán chính xác và khai báo cho cơ quan
có chức năng Cấm bán chạy gia súc và nhập gia súc khi có dịch Xử lý gia súc ốm
và gia súc chết vì bệnh nhanh chóng
Không bơi lội trong các hồ hoặc lặn trong nước ô nhiễm với nước tiểu củađộng vật
- Phòng bệnh bằng vaccine
Phòng bệnh trên bò: Thường dùng vaccine Cattle – Master 4 – 5L, Leptoferm 5
để phòng bệnh cho bò Tiêm cho trâu bò khỏe mạnh từ 6 tháng tuổi trở lên, hằngnăm tiêm nhắc lại, không dùng vaccine trong vòng 21 ngày trước khi giết thịt giasúc
Phòng bệnh cho lợn: Vaccine Leptospira dùng 3ml/con, tiêm dưới da cho lợn 2
lần, cách nhau 7 ngày Ngoài ra có thể dùng vaccine Farrowsure, Farrowsure B Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh cho ngựa Một số nước sử dụng vaccinexoắn khuẩn của trâu bò cho ngựa tuy nhiên không an toàn Vì thế nên không được
sử dụng vaccine bừa bãi
1.1.7 Điều trị
Với những con nặng thì không điều trị mà tiến hành tiêu hủy
Điều trị cho trâu bò, lợn, ngựa: Tetracycline và oxytetracycline được cho là có
hiệu quả trong điều trị thể cấp tính Trong thể mạn tính có thể sử dụng một sốkháng sinh khác như amoxicillin, enrofloxacin Khi gia súc đã bị nhiễm trùngđường tiết niệu thì hiệu quả điều trị không cao
Ngoài ra có thể điều trị bằng kháng huyết thanh: Cần dùng kháng huyết thanh
để điều trị sớm, đúng chủng gây bệnh, tiêm dưới da, tiêm chậm và khi có dị ứng thìdùng adrenalin để can thiệp Trâu bò dùng 50 – 150 ml, lợn dùng 10 – 50 ml tùytrọng lượng
Đối với người bị bệnh: Người lớn khi mắc xoắn khuẩn có thể uống một liềuduy nhất 200mg Doxycycline Trẻ em dưới 8 tuổi không uống được Doxycycline
do một số phản ứng phụ có thể uống penicillin
Trang 121.2 BỆNH LAO (Tuberculosis)
1.2.1.Đặc điểm bệnh và căn bệnh
- Đặc điểm bệnh
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm mạn tính của nhiều loài động vật và
người do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra, bệnh có đặc trưng là
gây ra trong phủ tạng những hạt viêm đặc biệt gọi là hạt lao
- Căn bệnh
Bệnh do trực khuẩn Mycobacterium gây ra, đây là vi khuẩn Gram dương không
sinh nha bào
Trực khuẩn lao có sức đề kháng khá cao đối với các nhân tố lý hóa so với các
vi khuẩn không có nha bào khác, nhất là những chỗ thiếu ánh sáng và khô Trongđờm ẩm chúng có thể sống được một tháng, trong sữa sống được nhiều tuần Trongphân gia súc vi khuẩn tồn tại hàng tháng
Tuy nhiên, vi khuẩn lại rất mẫn cảm với tia tử ngoại và sức nóng Ánh sáng mặttrời giết chết vi khuẩn sau 8 giờ Các chất sát trùng thường dùng là formol 1%,NaOH 2% và vôi bột có thể diệt được vi khuẩn
Type lao ở người, trực khuẩn lao ngày cáng kháng lại streptomycin,ethambutol, rifampicin
1.2.2. Dịch tễ học
- Địa dư bệnh lý
Mặc dù được biết đến ở thể viêm phổi với các u lao từ rất lâu nhưng chỉ đếnnăm 1820, bệnh lao mới được xác nhận là một bệnh và được gọi với tên là bệnh
Trang 13lao “tuberculosis”
Năm 1882, Mycobacterium tuberculosis lần đầu tiên được Robert Koch phân
lập Sau đó, Kock đã tìm thấy trong nước lọc canh khuẩn đã nuôi cấy vi khuẩn laomột chất gọi là khuẩn tố lao Tuberculin
Năm 1921, Calmette và Guérin đã nghiên cứu tạo ra vaccine nhược độc BCG(Bacillus Calmette Guérin) để phòng bệnh lao
Bệnh có khắp nơi trên thế giới đặc biệt là Châu Âu, thường gặp nhiều ở gia súccao sản Ở nước ta bệnh đã có từ thời Pháp thuộc nhưng không nhiều và thườnggặp ở gia súc nhập nội
- Loài cảm nhiễm
Các loài gia súc, gia cầm, thú rừng và người đều có thể mắc bệnh
Có thể xếp theo thứ tự: Người – bò – gà – lợn – chó – mèo – trâu Con noncảm thụ hơn con trưởng thành
- Chất chứa mầm bệnh
Trong cơ thể bệnh, máu và các tổ chức bị lao đều có mầm bệnh
Lao ở phổi và đường tiêu hóa: Mầm bệnh có trong nước mũi, nước bọt,phân
Lao cơ quan sinh dục: Mầm bệnh có trong nước tiểu, tinh dịch, dịch âm đạo.Sữa của những gia súc bị lao cũng thường có vi khuẩn
Ở gia cầm nếu lao ở buồng trứng và ống dẫn trứng thì trứng có chứa mầmbệnh
- Đường truyền lây
Vi khuẩn chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua hai đường chính:
- Đường hô hấp: Phổ biến nhất là ở người và bò.
Vi khuẩn từ cơ thể bệnh bài xuất qua nước bọt do ho, hắt hơi, khạc nhổ hoặctheo phân ra ngoài Khi phân và đờm khô mầm bệnh dính vào hạt bụi lơ lửng trongkhông khí Con vật hay người khỏe mạnh hít phải sẽ bị lây bệnh
- Đường tiêu hóa: Phổ biến là ở bê và lợn.
Do bê bú sữa mẹ hoặc qua thức ăn nước uống bị ô nhiễm mầm bệnh, độngvật khỏe ăn phải bị lây bệnh Uống sữa tươi hoặc dùng các sản phẩm sữa được làm
từ sữa tươi chưa qua tiệt trùng có nguy cơ lây bệnh cao
Trang 14- Cơ chế sinh bệnh
Trực khuẩn lao lần đầu tiên xâm nhập vào một cơ thể sẽ gây nhiễm lao cho cơ
thể đó, khi đó gọi là “giai đoạn lao sơ nhiễm”.
Vi khuẩn sau khi xâm nhiễm sẽ gây những bệnh tích cục bộ hoặc ở các hạchlympho lân cận Sự tác động tương hỗ giữa sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnhtạo ra những hạt viêm đặc biệt gọi là hạt lao Các hạt này tiến triển thành các nanglao có bã đậu hoặc canxi hóa Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt, các tổn thương cóthể thành sẹo thì cơ thể lành bệnh Nếu sức đề kháng của cơ thể yếu đi, những hạtlao này lan tràn mạnh hơn tại phổi và vi khuẩn có cơ hội đi theo đường bạch huyết,vòng tuần hoàn đi đến và gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể và khi đó
lao sơ nhiễm sẽ chuyển thành “lao thực thụ”.
1.2.3. Triệu chứng
Cơ thể những loài nhiễm lao thường sốt nhẹ, sốt kéo dài, sáng giảm, chiều tăng.Gia súc gầy dần, lông dựng, da khô, tận dụng thức ăn kém Tuy nhiên ở mỗi loàiđộng vật, bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau
Khi nghe có âm ran ướt, khi gõ lồng ngực thì có âm đục phân tán, âm bùng hơi
Lao vú:
Tùy vào mức độ bệnh mà bầu vú, núm vú có thể bị biến dạng, khi sờ vào có thể
Trang 15thấy những hạt lao lổn nhổn
Hạch vú sưng to, cứng, nổi cục, sản lượng sữa giảm
Lao đường tiêu hóa:
Phổ biến nhất là lao ở ruột, gan, con vật bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảyliên miên, gầy dần, và có thể chướng hơi nhẹ
- Lao ở người
Triệu chứng toàn thân: Sốt (37 – 38oC), sốt về chiều hoặc có cảm giác ớn lạnh,gai người, đổ mồ hôi (thường được gọi là mồ hôi trộm) Người bị bệnh thường mệtmỏi kém ăn, giảm trọng lượng
Triệu chứng hô hấp: Điển hình là hiện tượng ho kéo dài và dai dẳng Khạc đờm
có thể lẫn máu Đau tức ngực, khó thở, nghe phổi có tiếng bất thường (ran ướt, rít).Qua xét nghiệm hình ảnh (Xquang) thì có thể thấy phổi có tổn thương thể hiệnqua các nốt mờ, thâm nhiễm
1.2.4. Bệnh tích
- Hạt lao
Tùy theo giai đoạn phát triển mà có những hạt lao khác nhau:
Hạt xám: Lúc đầu hạt nhỏ, cứng (lao hạt kê), hạt có giới hạn rõ rệt, khó bóc,màu trắng hoặc xám, nếu như hạt này nhiều thì khi sờ tay nắn thì thấy tương tự nhưphổi bị trộn cát, lạo xạo
Hạt vàng: Các hạt lao lớn dần, bằng hạt đậu xanh hay hạt bắp; nhân bị thoáihóa tạo thành bã đậu, có màu vàng hoặc màu trắng đục
Hạt xơ: Do các hạt trên tăng sinh to hơn nữa, vỡ ra Khi không bị vỡ được các
Trang 16tổ chức xơ tăng sinh bao bọc.
- Khối tăng sinh thượng bì
Các hạt trên tăng sinh có khi to bằng hạt dẻ, quả ổi, hạt có khuynh hướng bãđậu hay canxi hóa
- Đám viêm bã đậu
Đến giai đoạn sau các hạt lao vỡ ra tạo thành bã đậu, nát, thẩm dịch
1.2.5. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu gia súc
Khi chẩn đoán cần căn cứ vào các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh:Gia súc gầy dần, da khô, lông dựng, sốt nhẹ (chủ yếu sốt vào buổi chiều tối); một
số bệnh tích như hạt lao, các khối tăng sinh thượng bì hay các đám viêm bã đậu.Thực hiện nghe, gõ để kiểm tra một số âm có thể có trong quá trình lao phổi.Thường xuyên kiểm tra bằng cách sờ nắn bầu vú hay các hạch để kiểm tra hạt lao
- Chẩn đoán bằng phản ứng dị ứng
Thực hiện bằng cách tiêm tuberculin vào nội bì cho bò ở 2 vị trí là ở nếp gấp cổ
và nếp gấp đuôi Trước khi tiêm phải cắt lông, rửa sạch da bằng nước sinh lý, đo độdày da cho con vật
Tiến hành tiêm tuberculin TbPPDA (hàm lượng 1mg/1ml) với liều 0,1ml vàotrong da ở vị trí đã xác định Sau 72 giờ tiến hành đo độ dày của nếp gấp da nơitiêm, nếu độ dày da tăng lên ít nhất là 5mm thì được cho là dương tính Trongtrường hợp nghi ngờ sau 60 ngày phải thử lại
- Chẩn đoán vi khuẩn học
Nhuộm trực tiếp bệnh phẩm bằng phương pháp Ziehl Neelsen:
Sau khi nhuộm bằng phương pháp Ziehl Neelsen, quan sát dưới kính hiển vithấy vi khuẩn lao bắt màu đỏ trên nền xanh
Nuôi cấy vi khuẩn:
Thực hiện nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường Lowenstein - Jensen Sau khoảng
1 -2 tháng vi khuẩn tạo khuẩn lạc khô, nhăn nheo như hình hoa súp lơ
Trang 17lao, phương pháp này cho kết quả chính xác cao
Ngoài ra có thể dùng phản ứng ELISA để chẩn đoán bệnh lao
1.2.6. Phòng bệnh
Phòng bệnh lao chủ yếu là thực hiện tốt công tác vệ sinh và định kỳ phát hiệnbệnh bằng phản ứng dị ứng
- Định kỳ kiểm tra phát hiện bệnh lao bằng phản ứng dị ứng
Đối với bò cái và bò đực giống: Kiểm tra tuberculin 1 năm 2 lần; ngựa, lừa, la,các trại lợn giống kiểm tra 1 năm 1 lần; trại gà với đàn lớn thì kiểm tra 10%, nếudương tính với tỷ lệ cao thì giết hết cả đàn
Những con có phản ứng dương tính và những con có triệu chứng thì giết,những con không có triệu chứng thì nuôi riêng và theo dõi
Gia súc nhập nội phải có giấy chứng nhận là không bị bệnh lao, khi nhập vềphải thử bằng phản ứng tuberculin
- Vệ sinh phòng bệnh
Đối với gia súc:
Để phòng bệnh lao, việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể là việc làm hết sứcquan trọng, đối với gia súc phải cho ăn uống tốt, sử dụng và khai thác hợp lý
Vệ sinh chuồng trại cũng rất quan trọng vì trực khuẩn lao có sức chống đỡ cao,chuồng trại phải thông thoáng, thường xuyên dùng một số chất sát trùng như vôibột, formol 1%, crezyl 5%
Sữa của gia súc bị lao phải được tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur
Trang 18ngày nay người ta ít dùng vaccine B.C.G vì nó làm cản trở việc chẩn đoán bệnh laobằng phản ứng dị ứng
Miễn dịch với lao là miễn dịch thu được không truyền từ mẹ sang con, cho nên
ở người cần tạo miễn dịch cho trẻ bằng cách tiêm phòng lao với vaccine B.C.G khitrẻ sinh ra
1.2.7. Điều trị
Theo luật thú y thế giới và Việt Nam, bệnh lao ở động vật không điều trị, nhữngcon vật bị bệnh lao phải tiêu diệt để tránh lây lan sang con vật khác và người
Với những người bị bệnh lao cần khám sớm để được điều trị kịp thời, dùng đúng
và đủ theo phác đồ điều trị tại các trung tâm phòng chống lao ở địa phương Đặcbiệt, cần có bác sỹ trực tiếp theo dõi quá trình điều trị, không được tự ý cắt bỏthuốc điều trị Khi bị bệnh, có thể sử dụng một số thuốc như streptomycin,ethambutol, rifampicin để điều trị bệnh
Trang 191.3 BỆNH SẨY THAI TRUYỀN NHIỄM DO BRUCELLA (Brucellosis)
1.3.1 Đặc điểm bệnh và căn bệnh
- Đặc điểm bệnh
Bệnh sẩy thai truyền nhiễm là một bệnh truyền nhiễm mạn tính chung cho
nhiều loài động vật và người, do vi khuẩn Brucella gây ra.
Bệnh có những đặc điểm chung là viêm và hoại tử các phủ tạng, đặc biệt là tửcung, nhau thai, gây sẩy thai và sát nhau
- Căn bệnh
Bệnh do các loài vi khuẩn Brucella spp thuộc chi Brucella, nhóm trực khuẩn
Gram âm, hiếu khí
Brucella là những trực khuẩn nhỏ, đa hình thái (tròn, dài, dẹt), kích thước 0,5 –
0,7 x 0,6 – 2 µm, không hình thành giáp mô, lông và nha bào
Brucella phát triển tốt ở nhiệt độ 37oC, pH 6,6 – 7,4 Khuẩn lạc có màu ánhxanh, dạng S (màu trắng, mịn) hoặc dạng R và M (màu vàng sẫm và đục); nhữngkhuẩn lạc dạng S thường có độc lực cao hơn dạng R
Vi khuẩn có sức đề kháng tương đối cao, nhất là trong điều kiện lạnh, chúng cóthể tồn tại được 4 tháng trong sữa, nước tiểu và đất ẩm ướt ở nhiệt độ thường Hấp Pasteur (70oC/30phút) có thể diệt được vi khuẩn trong sữa Các chất sáttrùng thông thường như formol 4%, nước vôi tôi diệt khuẩn dễ dàng
1.3.2 Dịch tễ học
- Địa dư bệnh lý
Năm 1886, David Bruce – nhà khoa học người Anh đã tìm ra lượng lớn vikhuẩn hình cầu trong lách của người chết vì bệnh, một năm sau đó ông đã phân lập
được căn bệnh ở trên khỉ và đặt tên là Mycrococcus melitensis
Năm 1920, tại hội nghị thú y thế giới tổ chức ở Luân Đôn, người ta thống nhất
gọi tên vi khuẩn là Brucella để kỷ niệm công lao người đầu tiên phát hiện ra căn
bệnh
Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những nước điều kiện vệ sinhthú y không đảm bảo tiêu chuẩn Bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên
Ở nước ta, bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 1956 trên đàn bò nhập nội với type
gây bệnh là Brucella abortus Thời gian gần đây, việc chẩn đoán bệnh này chủ yếu
thực hiện trên bò, lợn nhập nội và bò sữa cao sản
Trang 20Muỗi, ruồi nhà, ruồi trâu, rệp, ve cũng mang mầm bệnh
- Đường xâm nhập và cách lây lan
Bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua 3 con đường chính:
Bệnh lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống, sữa có nhiễm vi khuẩn.Lây qua giao phối và cơ quan sinh dục
Lây qua da và đường hô hấp
- Cách sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn vào hạch lympho rồi sinh sản và pháttriển trong máu gây bại huyết Sau đó vi khuẩn lan vào các cơ quan phủ tạng vàkhu trú ở đó gây viêm, hoại tử, tăng sinh ở khớp
Ở con vật có chửa 5 – 6 tháng, vi khuẩn gây hoại tử núm nhau, màng nhaubằng độc tố, qua tĩnh mạch rốn tấn công vào thai, làm thai bị sẩy hoặc chết lưu.Khi bị sẩy, có thể cả bọc thai và nhau thai ra; hoặc chỉ bọc thai ra còn nhau thaisót lại bám chặt vào tử cung, khó bóc, gây viêm tử cung có mủ, để lại vết sẹo xâyxát trên tử cung, làm cho con vật bị sẩy thai liên tiếp ở các lần chửa sau (3 – 5 lần),
vì vậy gọi là bệnh sẩy thai truyền nhiễm
Trang 21nước nhớt, vú căng, có sữa đầu, sụp mông
Nếu sẩy ở tháng thứ 5 – 6 thường ra cả bọc thai, nếu sẩy vào tháng thứ 7 thì sótnhau Nước âm hộ chảy ra đục, không mùi, bẩn và lẫn màng nhau màu trắng Nhau
bị viêm dính vào niêm mạc tử cung rất khó bóc ra hoặc bóc ra từng mảng
Sau khi sẩy một vài tuần, nước ngừng chảy ở âm hộ, tử cung vẫn bình thường
và chịu đực trở lại Sau khi sẩy con vật khỏe mạnh
Bò đực: Dịch hoàn sưng to gấp 2 – 3 lần, sưng nóng, ấn tay vào con vật đau
đớn Sau 2 – 3 ngày dịch hoàn lạnh dần và bắt đầu teo lại
Tinh dịch chuyển sang màu ánh vàng, số lượng tinh trùng giảm đáng kể, tỷ lệ
dị hình tăng cao
Hiện tượng viêm khớp: Thường xuất hiện ở khớp háng, khớp chậu (ở con cái),
khớp gối (con đực) Khớp sưng, sờ thấy mềm, có nhiều dịch viêm, không tạo thành
lỗ dò (khác ngựa)
- Ở dê, cừu
Thời gian nung bệnh từ 2 – 18 tuần
Thường gặp nhất là hiện tượng sẩy thai Trước lúc sẩy thai từ 2 – 8 ngày, cừuxuất hiện một số triệu chứng toàn thân, viêm âm hộ, chảy nước nhớt có khi bị liệtchân sau
Ở cừu đực có triệu chứng giống bò đực, viêm dịch hoàn Cừu có hiện tượngviêm khớp mạn tính, viêm màng dịch hoàn và có các triệu chứng thần kinh
- Ở lợn
Con cái: Nếu lợn nái nhiễm Brucella trong quá trình thụ tinh hay giao phối thì
thường thụ thai hỏng, con cái động dục sau 5 – 8 tuần
Khi sẩy thai lợn bị liệt chân sau (1 hoặc 2 chân), viêm khớp, sau 10 – 15 ngàyhồi phục trở lại Vi khuẩn có thể tồn tại sau 18 tháng
Con đực: Khi bị nhiễm bệnh, con vật thường có hiện tượng viêm sưng dịch
hoàn
- Ở ngựa
Ngựa cái ít hoặc không bị sẩy thai
Triệu chứng đặc trưng là viêm khớp: Chủ yếu là ở khớp cổ, sống lưng, khấuđuôi Xoang bao khớp to dần lên, hình thành lỗ dò ở gáy, lưng và khớp khấu đuôi
- Ở người
Thời gian nung bệnh khoảng 2 – 3 tuần
Trang 22Người lúc đầu có một số triệu chứng như: Sốt (sốt cách nhật, thường sốt vềđêm), đau đầu, ớn lạnh ban ngày, ra mồ hôi trộm, mệt mỏi; đau khớp, đau cơ, đaulưng gáy khó cử động
Có những trường hợp bị viêm tinh hoàn Đặc biệt trường hợp viêm nội tâm
mạc là nguyên nhân gây chết do Brucella ở người chiếm tỷ lệ khoảng 2%.
1.3.4 Bệnh tích
- Con cái
Trường hợp bị sẩy thai: Nước ối đục, bẩn có lẫn máu và màng giả Nếu sẩy thai
ra cả bọc thì bọc thai dày lên, trên bề mặt phủ một chất nhớt, bẩn Toàn bộ bề mặtphôi thai phủ một lớp vàng đục Phôi phát triển không bình thường, còi cọc Gan,lách, thận của thai bị viêm, xuất huyết và hoại tử
Bầu vú: Các hạch vú bị viêm sưng Trên bề mặt da mỏng của bầu vú có nhữngđiểm hoại tử màu trắng xám
Sữa của con vật có màu vàng
- Chẩn đoán trên con vật sống
Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm dịch tễ của bệnh để chẩnđoán; thường chẩn đoán bệnh trên con vật sống, ít khi tiến hành trên con vật chết Nếu trong đàn có những con bị sẩy thai vào cuối hoặc giữa kỳ chửa thì phảicách ly theo dõi
- Chẩn đoán huyết thanh học
Đây là phương pháp chẩn đoán cơ bản, có thể lấy huyết thanh, dịch nhờn âmđạo, sữa làm phản ứng như ngưng kết nhanh trên phiến kính (Huddlenson), phảnứng ngưng kết chậm trong ống nghiệm (Wright), phản dị ứng, phản ứng kết hợp bổthể, ELISA
- Chẩn đoán vi khuẩn học
Nhuộm vi khuẩn: Sử dụng phương pháp nhuộm Ziehl - Neelsen, vi khuẩn bắt
Trang 23màu đỏ trên nền xanh thẫm, không có hiện tượng bắt màu sẫm hai đầu
Nuôi cấy vi khuẩn: Để nuôi cấy Brucella người ta thường sử dụng môi trường
đặc, ví dụ như tryptone – soy agar (TSA), serum – dextrose agar (SDA), glyceroldextrose agar
Sau khi nuôi cấy, nếu có Brucella thì vi khuẩn sẽ mọc sau 3 – 5 ngày, sau đó
bắt đầu ổn định dạng khuẩn lạc
Tiêm truyền động vật thí nghiệm: Tiêm bệnh phẩm cho chuột lang, theo dõi
trong 3 – 6 tuần sau khi tiêm, có thể lấy máu tìm kháng thể Khi chuột chết cần làmphản ứng huyết thanh học hoặc lấy bệnh phẩm (cấy vào môi trường nước thịt gan,màng thai hoặc lòng đỏ thai) tìm vi khuẩn để khẳng định
- Chẩn đoán dựa vào công nghệ gen
Thường sử dụng một số phương pháp như Southern blot, PCR, pulse field gel
electrophoresis để xác định chủng Brucella.
- Chẩn đoán dị ứng
Chẩn đoán dị ứng có thể dùng để phát hiện bệnh ở những đàn chưa sử dụngvaccine, sử dụng kháng nguyên chuẩn là Brucellin (kháng nguyên tinh khiết, đây làchất lọc canh trùng của Brucella, không có kháng nguyên lipopolysaccharide)
1.3.6 Phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng vệ sinh
Thường xuyên sát trùng chuồng trại bằng các chất sát trùng thích hợp
Người chăn nuôi nên tự túc con giống, nếu nhập thì phải kiểm tra kỹ bằngphương pháp huyết thanh học, nên nuôi riêng đến khi đẻ lứa đầu tiên
Ở những cơ sở nhân giống cần phải kiểm tra bằng phản ứng huyết thanh họcmỗi năm 2 - 4 lần để phát hiện những con có phản ứng dương tính và loại thải.Nếu trong đàn có hiện tượng sẩy thai thì nuôi riêng để tìm ra nguyên nhân,chuồng nhốt gia súc phải tiêu độc kỹ, phải có chuồng nhốt riêng gia súc đẻ và giasúc bị sẩy thai, trước khi nhập đàn cần rửa toàn thân cho con vật bằng dung dịchNaOH 0,2%
Sử dụng các sản phẩm từ sữa có nguồn gốc rõ ràng, được hấp khử trùng cẩnthận
Những người thợ săn, làm ở lò mổ phải đeo găng tay cao su để làm thịt gia súc.Khi tiếp xúc với thai sẩy, cần đi ủng và đeo găng và những dụng cụ bảo hộ khác
- Phòng bệnh bằng vaccine
Trang 24Vaccine B abortus chủng 19 nhược độc được dùng phòng bệnh cho bò
trưởng thành và bê 3 – 8 tháng tuổi (tiêm 1 lần) Vaccine này cho miễn dịch lâu dàikhi tiêm 1 lần, trâu bò miễn dịch từ 3 – 5 năm, cừu 1 năm rưỡi
Vaccine sống B melitensis, chủng Rev.1, được sử dụng rộng rãi trong phòng
bệnh cho dê cừu
Các vaccine phòng bệnh Brucellosis vẫn có khả năng gây bệnh cho người,
do đó phải bảo quản ở điều kiện riêng biệt
1.3.7 Điều trị
Với gia súc có thể điều trị được nhưng tốn kém, hiệu quả điều trị không cao,đòi hỏi thời gian kéo dài; do đó, người ta thường không tiến hành điều trị mà ápdụng chương trình làm sạch bệnh, thường bị giết thịt
Người ta có thể dùng tetracyclin hoặc dihydrostreptomycin để điều trị chocừu đực cho kết quả tốt Tuy nhiên, khi bệnh tích thấy rõ ở mào tinh hoàn thì điềutrị bằng kháng sinh không có kết quả
Để điều trị cho chó có thể dùng kết hợp dihydrostreptomycin và tetracyclinhoặc minomycline Thời gian điều trị kéo dài từ 2 – 4 tuần Nếu là chó sinh sản thìkhông điều trị mà giết thịt
Ở người yêu cầu can thiệp kháng sinh sớm, thời gian điều trị kéo dài Có thể
sử dụng doxycycline (200mg/ngày) kết hợp với rifampin tiêm bắp trong 6 tuần.Một số nơi sử dụng tetracycline, gentamycin, bên cạnh đó ciprofloxacin cũng cótác dụng tốt để điều trị
Trang 25- Căn bệnh
Bệnh do trực khuẩn Clostridium tetani, chi Clostridium, thuộc họ vi khuẩn
Gram dương yếm khí sinh nha bào gây ra
C tetani là trực khuẩn lớn, ngắn hơi cong, kích thước 0,5 – 0,8 x 3 – 4 µm,
không có giáp mô và có khả năng di động
Nha bào được hình thành ở cực tế bào nên thường có hình trứng hoặc hình dùitrống Đa số trường hợp hai đầu tế bào có hình tròn, kích thước thường khác nhau,đứng riêng lẻ hoặc tạo thành chuỗi ngắn
C tetani phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy yếm khí, nhiệt độ thích hợp
37oC, pH 7,2 – 7,6
Trực khuẩn C tetani sinh ra hai ngoại độc tố rất mạnh: Độc tố uốn ván
tetanospasmin (độc tố co thắt), độc tố dung huyết tetanolysin
Vi khuẩn có sức đề kháng yếu nhưng nha bào có sức đề kháng mạnh, nha bàokhông bị tiêu diệt sau khi đun sôi 1,5 giờ Các chất sát trùng phải pha đặc như axidfenic 15% (15 giờ), formol 3% (24 giờ), còn với nồng độ thông thường thì không
có tác dụng
Độc tố của C tetani bị phá hủy ở 65oC trong vòng 15 phút, 60oC trong vòng 20phút Cồn, formol, iod làm mất độc tính của độc tố nhưng vẫn giữ được tính khángnguyên, do đó người ta dùng formol 4‰ để giải độc tố uốn ván trong vòng 1 tháng
Trang 26không mắc bệnh trừ trường hợp gây bệnh trong não Gia súc non mẫn cảm hơn giasúc trưởng thành
Trong phòng thí nghiệm dùng chuột bạch, chuột lang, thỏ để tiêm truyền
Nha bào sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, ở điều kiện yếm khí sẽ
“nảy mầm” thành vi khuẩn rồi nhanh chóng sinh sản và tiết ngoại độc tố, đặc biệt
là ngoại độc tố thần kinh tetanospasmin Độc tố theo máu hoặc hệ bạch huyết tácđộng ở một số vị trí trong hệ thần kinh trung ương như điểm nối thần kinh cơ củadây thần kinh vận động, tủy sống, não và hệ thần kinh giao cảm, chủ yếu ức chếcác dây thần kinh hướng tâm của tủy sống, tác động của độc tố làm tăng tiết cácchất dẫn truyền thần kinh, tuy nhiên sự giải phóng chúng lại bị ngăn cản gây nênhiện tượng co cứng cơ
1.4.3 Triệu chứng
Thời gian nung bệnh thường từ 3 – 21 ngày tùy thuộc vào vị trí vết thương sovới thần kinh trung ương Nếu thời gian nung bệnh càng ngắn, tỷ lệ chết càng cao(tỷ lệ chết ít nhất là 50%, ở con non tỷ lệ này cao hơn)
Phản xạ quá mẫn:
Mọi kích thích tác động đến thính giác, thị giác đều làm con vật dễ hoảng hốt,run rẩy, thậm chí giật ngã
Trang 27Rối loạn cơ năng:
Lúc đầu ngựa không sốt, lúc gần chết nhiệt độ lên đến 40 – 41oC, sau khi chết 1– 2 giờ nhiệt độ tăng lên 43 – 44oC, xác nóng mềm
Mạch nhanh, yếu; mồ hôi vã ra như tắm, vật cứng hàm không ăn được, con đực
bị cường dương Bệnh tiến triển 3 – 10 ngày, tỷ lệ chết cao 80 – 90%
- Ở loài nhai lại
Triệu chứng tương tự như ngựa nhưng tiến triển chậm hơn, trâu bò thường bịchướng hơi do cứng hàm không ợ hơi và không nhai lại được
Ở dê, cừu (cừu non) bệnh có thể bị hàng loạt do cắt lông hoặc do nhiễm trùngrốn Bệnh thường tiến triển ở thể cấp tính, con vật chết sau vài ngày, hiện tượng cocứng xuất hiện nhanh rồi lan ra toàn thân Sau đó, con vật nằm nghiêng một chỗ,đầu ngửa ra phía sau, khi chạm phải thì chúng co giật mạnh, nhanh chết
- Ở lợn
Lợn ít mẫn cảm và bệnh thường xảy ra sau khi thiến
Triệu chứng tương tự như ngựa, hiện tượng co cứng thường thấy rõ ở hàm,lưng, chân rồi lan ra nhanh chóng; con vật nằm nghiêng, đầu cứng, duỗi thẳng,hiện tượng co giật thường xảy ra
- Ở người
Khi có vết thương, đặc biệt vết thương bầm dập: Giai đoạn đầu bị sưng tấy(kéo dài 3 – 4 ngày); sốt theo giai đoạn; các phản xạ và khả năng tiêu hóa bìnhthường
Ngày thứ 5 – 6 xuất hiện hiện tượng cứng hàm Tiếp đến là tổn thương cơ gáy,
cơ lưng, cơ thành ngực và cơ bụng, cơ chi dưới và cuối cùng là cơ chi trên Khi cótiếng động, bệnh nhân thường hoảng loạn, co cứng cơ, bí đại tiểu tiện, Các cơ colàm cho lưng và cổ người bị uốn cong lên giống như tấm ván uốn (vì vậy bệnh cótên là bệnh uốn ván) Triệu chứng có thể xảy ra ở những nhóm cơ khác nhau, cóthể dẫn tới đứt cơ và sai khớp, bệnh nhân vô cùng đau đớn Hiện tượng này kéo dàitrong vòng 2 – 3 ngày, sau đó dẫn đến tử vong
1.4.4 Bệnh tích
Mổ khám bệnh tích thấy máu có màu thẫm không đông hoặc khó đông Phổi cómàu đỏ tối và bị phù nề tích nước
Nếu bị nhiễm trùng kế phát sẽ có một số điểm hoại tử, các màng bao quanh các
cơ quan nội tạng và niêm mạc của đường tiêu hóa bị xuất huyết điểm hoặc tràn lan
Trang 281.4.5 Chẩn đoán
- Chẩn đoán phân biệt
Bệnh uốn ván có triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết, cần phân biệt với một sốbệnh sau: Bệnh dại, viêm màng não, ngộ độc strychnin
- Chẩn đoán vi khuẩn học
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm tìm vi khuẩn C tetani có thể thực hiện
nhưng ý nghĩa không cao vì chỉ tìm thấy vi khuẩn trong 30% trường hợp bịthương, nhưng lại có thể phân lập được mầm bệnh trong những trường hợp khôngmắc bệnh Việc xác định độc tố của vi khuẩn có thể thực hiện bằng cách tiêm chođộng vật thí nghiệm như chuột
Việc phân lập căn bệnh ở vết thương thường rất khó khăn, vì có thể không biết
rõ vết thương hoặc nếu biết thì có thể lấy mủ, lấy tổ chức hoại tử nhuộm Gram, cấybệnh phẩm vào môi trường gan thịt yếm khí và tiêm dưới da lưng hoặc đùi củachuột nhắt trắng, trên động vật thí nghiệm bệnh xuất hiện rất nhanh và có triệuchứng rất rõ
- Các phương pháp khác
Sử dụng phản ứng miễn dịch enzyme cho việc xác định lượng kháng thể IgG
chống lại độc tố của trực khuẩn Clostridium tetani trong huyết thanh của con vật.
Ngoài ra, có thể sử dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán bệnh, phương pháp nàycho độ chính xác cao
Chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc tốt, vệ sinh chuồng trại thân thể gia súc sạch sẽ,khai thác và sử dụng gia súc hợp lý
Đảm bảo vô trùng người và dụng cụ phẫu thuật trước, trong và sau khi phẫuthuật
Khi có gia súc bệnh phải thực hiện các biện pháp như nhốt riêng và theo dõi,không chăn thả gia súc vì mầm bệnh có thể theo phân ra ngoài làm ô nhiễm chomôi trường xung quanh, chôn đốt chất thải và xác chết theo quy định (chôn sâu 1,2
Trang 29– 1,5m giữa hai lớp vôi bột hoặc cresyl 5%).
Đối với người:
Phụ nữ có thai phải tiêm đủ 2 mũi giải độc tố uốn ván
Vệ sinh vô trùng dụng cụ và tay người đỡ đẻ Dụng cụ cắt rốn phải hấp sấy tiệttrùng Khi bị thương phải sát trùng cẩn thận và kịp thời
- Phòng bệnh bằng vaccine
Vaccine (veterinary tetanus toxoid) dùng cho mọi lứa tuổi Thường được dùngcho thú quý hiếm Chủng ngừa 2 liều, cách nhau 1 tháng Liều thứ 3 tái chủng 1năm sau đó, và tái chủng 5 năm 1 lần
Tạo miễn dịch cho con non qua sữa đầu bằng cách chủng ngừa cho con mẹ 2mũi lúc 8 tuần và 4 tuần trước khi sinh
Ở “vùng uốn ván” khi bị thương, vết thương bẩn, đặc biệt là những vùng tiếpxúc với đất thì cần tiêm kháng huyết thanh (trong vòng 12 giờ sau khi bị thương)vào dưới da
Tiêm cho gia súc (đặc biệt là trâu bò) trước vụ cày kéo 5 – 15 ngày
Ở người sử dụng vaccine đa giá phòng bệnh Bạch hầu + Ho gà + Uốn ván
1.4.7 Điều trị bệnh
- Điều trị nguyên nhân
Mục đích là ngăn chặn mầm bệnh sản sinh ra độc tố mới và trung hòa độc tố đãsinh ra, can thiệp càng sớm càng tốt
Biện pháp:
Xử lý vết thương: Mở rộng vết thương tạo điều kiện hiếu khí bất lợi cho vikhuẩn; cắt bỏ các tổ chức dập nát, tổ chức lạ tại vết thương
Sát trùng vết thương
Tiêm kháng huyết thanh (kháng độc tố uốn ván)
Tiêm kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn: Penicillin, cephalosporine, tetracycline Liệu trình dùng như sau:
Ngày 1: Kháng huyết thanh, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da Liều lượng: trâu
bò ngựa: 80.000 – 100.000 UI/con; bê nghé, gia súc nhỏ: 40.000 – 50.000UI/con
Ngày 2, 3, 4: Tiêm kháng sinh.
Tiêm giải độc tố uốn ván: Sau khi tiêm kháng huyết thanh 1 tuần, tiêm 3 - 4
mũi cách ngày tiêm 1 lần Liều lượng 1ml/con; tiêm dưới da
Trang 30- Điều trị triệu chứng
Để con vật ở nơi yên tĩnh và mát mẻ, hộ lý, chăm sóc tốt
Dùng các thuốc làm dịu thần kinh như cho uống 30 – 50 gam Cloranhydrat,magie sulphat (MgSO4) 10% hoặc gluconat magie 15%, tiêm 1 lít vào tĩnh mạchhoặc dưới da
Để trợ lực tiêm 1 – 1,5 lít nước sinh lý hoặc sinh lý ngọt vào tĩnh mạch Tiêmadrenalin để trợ tim, tiêm ephedrin để cho gia súc dễ thở Trong trường hợp cầnthiết thì cho ăn bằng ống xông
1.5 BỆNH NHIỆT THÁN (Anthrax)
1.5.1 Đặc điểm và căn bệnh
- Đặc điểm
Bệnh nhiệt thán, còn gọi là bệnh than (Febris Carbunculosa), là bệnh truyền
nhiễm thường ở thể cấp tính, do trực khuẩn Bacillus anthracis gây ra.
Bệnh có một số đặc điểm như sốt cao, tổ chức liên kết thấm máu và tương dịch,máu đen sẫm, đặc và khó đông, lách sưng to mềm nhũn như bùn
- Căn bệnh
Bệnh do vi khuẩn Bacillus anthracis (trực khuẩn Davaine, 1850) thuộc chi
Bacillus, họ trực khuẩn Gram dương hiếu khí sinh nha bào gây ra.
Hình thái: B anthracis là trực khuẩn lớn (0,5 - 2,5 x 1,2 - 10 µm), hiếu khí
hoặc yếm khí tùy tiện, không di động, hình thành nha bào, không có khả năng hìnhthành tiêm mao nhưng hình thành giáp mô trong cơ thể động vật
Trong môi trường nuôi cấy nhân tạo trực khuẩn đứng thành từng chuỗi dài còntrong cơ thể động vật ốm thường hình thành chuỗi ngắn hay riêng lẻ
Giáp mô: Là yếu tố độc lực của vi khuẩn, ngăn cản sự thực bào, đồng thời giáp
mô đề kháng với men pepsin và tripsin nên vi khuẩn không bị dung giải khi xâmnhập vào cơ thể gia súc qua đường tiêu hóa
Nha bào: Thường có hình bầu dục hay hình trứng nằm ở giữa thân của vi
khuẩn, kích thước nha bào nhỏ hơn bề ngang của vi khuẩn nên không làm biếndạng vi khuẩn
Các điều kiện để hình thành nha bào:
- Có oxy tự do đầy đủ
Trang 31- Có nhiệt độ thích hợp từ 12 – 42oC, tốt nhất là 37oC
- Có độ ẩm thích hợp (90%)
- Thiếu dinh dưỡng
- Môi trường trung tính hay kiềm nhẹ (pH trong khoảng 7 – 9)
Vì nha bào có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong tự nhiên và là nguồn lâylan bệnh cực kỳ nguy hiểm, nên trong thực tế người ta cấm mổ gia súc bị bệnhnhiệt thán để ngăn chặn sự hình thành nha bào vi khuẩn
Sức đề kháng: Trực khuẩn có sức đề kháng yếu với nhiệt độ, ở 50 – 55oC vikhuẩn chết sau 15 - 40 phút, ở 75oC chết sau 1 - 2 phút, chết ngay ở 100oC
Trong xác chết thối vi khuẩn tồn tại 2 - 3 ngày Ánh sáng mặt trời diệt vi khuẩnsau 10h, trong bóng tối vi khuẩn tồn tại được 2 - 3 tuần Các chất sát trùng diệtkhuẩn nhanh chóng
Tuy nhiên nha bào có sức đề kháng mạnh, chỉ bị tiêu diệt khi đun sôi ở 100oCtrong 10 - 20 phút, hấp ướt 120oC chết trong 20 phút, hấp khô 140oC trong 3 giờ,các chất sát trùng như formol 1% giết chết vi khuẩn trong 2 giờ, acid fenic 5%trong 24 giờ, HgCl2 1% trong 2 giờ, nước vôi đặc 48 giờ Nha bào có thể sống rấtlâu 15 năm hoặc hơn nữa
1.5.2 Dịch tễ học
- Địa dư bệnh lý
Nhiệt thán là một trong những bệnh được phát hiện đầu tiên trên thế giới
Robert Kock là người đầu tiên phân lập được vi khuẩn Bacillus anthracis gây nên
bệnh nhiệt thán vào năm 1877, và Louis Pasteur sau đó đã tạo ra vaccine chống lạibệnh nhiệt thán
Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những vùng nóng ẩm châu Á, châuPhi Bệnh có tính chất địa phương và tính chất mùa; có thể xảy ra quanh nămnhưng hay xảy ra nhất là vào mùa nóng ẩm, mưa nhiều như tháng 8, 9, 10, cuốixuân đầu hè
Những vùng ẩm trũng hay bị ngập lụt thường xảy ra bệnh được gọi là “vùngnhiệt thán” Ở miền núi, bệnh phát vào mùa hanh khô do gia súc gặm cỏ sát đất cóchứa nha bào; mặt khác vào mùa khô, những nơi ao tù nước cạn thường tập trungnhiều nha bào, gia súc uống phải dễ mắc bệnh
- Loài vật mắc bệnh
Hầu hết các loài động vật ăn cỏ đều cảm nhiễm (trâu, bò, dê, cừu, lạc đà )
Trang 32Loài lợn cảm nhiễm cục bộ ở họng và hạch Chó, mèo ít bị cảm nhiễm Bệnhcũng lây lan sang người Chim không cảm nhiễm, gà khi ngâm chân xuống nướclạnh hay bồ câu nhịn đói lâu ngày đều có thể mắc bệnh
Trong thí nghiệm người ta thường gây nhiễm chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ
- Chất chứa vi khuẩn
Máu và các tổ chức lách, gan, thận, các chất bài tiết qua các lỗ tự nhiên nhưmũi, mắt, mồm, hậu môn, âm hộ, dịch mật, nước tiểu, sữa, tủy xương đều chứa vikhuẩn
Ở người, vi khuẩn nằm sâu trong các mụn loét ác tính, trong các chất nhầy thủythũng, trong các hạch xung quanh mụn
- Đường xâm nhập
Đường tiêu hóa: Là đường xâm nhập phổ biến nhất, chủ yếu là do thức ăn,nước uống nhiễm nha bào nhiệt thán
Qua da: Do tổn thương cơ giới hoặc là do côn trùng mang mầm bệnh đốt
(người ta thấy vai trò của ruồi và một số loại côn trùng hút máu khác có khả năngtruyền bệnh cơ học)
Qua đường hô hấp: Do gia súc hít phải bụi có chứa nha bào nhiệt thán (ít xảyra) Những người làm nghề thuộc da, cắt xén lông cừu, chế biến len sợi thường dễnhiễm bệnh
- Cách sinh bệnh
Sau khi nha bào xâm nhập vào cơ thể, đầu tiên nó hình thành giáp mô để chốnglại sự thực bào của cơ thể, sau đó thì phát triển thành vi khuẩn Vi khuẩn nhanhchóng nhân lên và cướp chất dinh dưỡng của vật chủ, chúng tiết độc tố vào hệthống tuần hoàn để đến các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể
Trong hệ thống tuần hoàn, độc tố của vi khuẩn làm tổn thương thành mạch gâyxuất huyết, thấm tương dịch vào các cơ quan tổ chức gây bại huyết
Vi khuẩn nhân lên nhiều, cướp hết oxy của vật chủ, con vật thường chết dongạt thở, máu có màu đen
Độc tố của vi khuẩn tác động làm mất các yếu tố đông máu dẫn đến máu khóđông Ngoài ra nó cũng có thể làm tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, vìthế đó cũng là một nguyên nhân làm cho con vật bị chết do bại liệt trung khu hôhấp
1.5.3 Triệu chứng
Trang 33- Ở trâu bò
Thể quá cấp hay thể kịch liệt
Bệnh tiến triển rất nhanh, con vật đột nhiên sốt cao (40,5 - 42,5oC), run rẩy, thởgấp, hai má sưng, vã mồ hôi, bỏ ăn
Các niêm mạc tím đỏ, mắt đỏ ngầu, quay cuồng, lảo đảo, đứng không vững.Sau đó con vật co giật toàn thân, ngã quỵ và chết nhanh
Ở miệng, hậu môn, âm đạo (nếu là con cái) thường có máu tím sẫm chảy ra.Một số con trước khi chết thường sốt cao và thể hiện hội chứng thần kinh như nhảyxuống ao, húc đầu vào tường, đâm vào bụi rậm hoặc kêu rống lên, tỷ lệ chếtthường 100%
Thể cấp tính
Con vật ủ rũ, dựng lông, thở nhanh, mắt đờ đẫn, sốt cao (40,5 - 42,5oC), bỏ ănhoặc ăn ít, nhu động dạ cỏ giảm dần, con vật ỉa ra phân táo có dính máu, nước tiểucũng pha lẫn máu
Mắt và các niêm mạc đỏ sẫm có thể pha lẫn các vết đen tím, mũi, miệng, hậumôn thường có chảy máu đỏ sẫm hoặc tím, hầu ngực, bụng sưng, nóng và đau đớn;
tỷ lệ vật bệnh bị chết là 80%
Thể ngoài da
Có những ung nhiệt thán ở cổ, hạch lâm ba cổ, mông, ngực trong trực tràng,trong lưỡi, dẫn tới hiện tượng sưng phù cục bộ Lúc đầu sưng nóng đau về sau lạnhdần và không đau, giữa ung thối, có lúc mụn loét màu đỏ thẫm chảy nước vàng Ấntay vào ung thì không có tiếng kêu lạo xạo, tiếng nổ lép bép
Hạch lâm ba cổ họng sưng to làm gia súc không kêu được (đưa cổ ra phíatrước), bệnh tiến triển chậm khoảng 5 - 8 ngày thì khỏi
Ngoài ra còn có thể thấy chỗ sưng ở ngoài da Chỗ sưng to, lan đến bụng có khisưng ở đầu, một bên cổ trước vai, ức mông Chỗ sưng mềm nóng đau, ấn tay vào
có cảm giác mềm, chích vào không có nước
Trang 34Đặc điểm rõ nhất là lợn sưng hầu, lan xuống bụng ngực và mặt làm cho con vậtkhó nuốt, khó thở, không kêu, không ăn, chỗ sưng bùng nhùng màu đỏ bầm hoặctím sẫm.
Ở thể cấp tính con vật thường chết sau 1 - 3 ngày, một số trường hợp có thểsống 1 tuần hoặc hơn Nguyên nhân gây chết là do ngạt thở
- Ở người
Người mắc bệnh nhiệt thán ở 2 thể:
Thể ngoại nhiệt thán: do nhiễm nha bào nhiệt thán qua vết xây xát, chiếm tỷ lệ
95% Bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, thích nằm, khó thở hay ngạt thở
Chỗ nhiễm trùng lúc đầu ngứa, sưng nóng, đỏ đau Hình thành các nốt loét cóđáy sâu, ướt và đen xung quanh có màu đỏ thẫm
Nếu không điều trị kịp thời sẽ chết sau 2 - 3 tuần
Thể nội nhiệt thán: Người nhiễm bệnh chóng mặt buồn nôn, tức ngực, ho khan.
Bệnh nhân đi tháo, bụng trướng, khó thở, rất dễ chết sau 5 - 7 ngày
1.5.4 Bệnh tích
Thường xác chết có biểu hiện cứng không hoàn toàn
Sau khi chết bụng trướng rất to, xác chết chóng thối, lòi dom, hậu môn phânlẫn máu, đen nhớt khó đông Các niêm mạc đỏ hoặc tím bầm, mũi có chất lầy nhầylẫn máu, vùng hạch hầu thường sưng to
Khi mổ xác, các tổ chức liên kết có vết tụ máu, thấm tương dịch màu vàng, cácbắp thịt chín nhũn, thấm đầy nước vàng hơi đỏ hoặc hơi đen
Phổi tụ máu nặng, có máu hơi đen lẫn bọt ở khí phế quản, nội tâm mạc xuấthuyết, tim nhão Xuất huyết màng não
Lách sưng to 4 - 5 lần, mềm nát nhũn như bùn, đen, bóng đái chứa nhiều nướctiểu màu nâu hồng, ruột viêm xuất huyết nặng, trong ruột có phân lẫn máu đen
Ở lợn, bệnh tích rõ nhất xuất hiện ở hạch amidan, hạch tử cung Hạch lymphosưng to, xuất hiện các chấm đỏ gạch trên bề mặt Hạch bị thủy thũng, bị bao bọcbởi một lớp dịch nhầy
Trang 35để chẩn đoán chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng sẽ khó khăn, chính vì thế cầnphải chẩn đoán khẳng định trong phòng thí nghiệm
- Chẩn đoán vi khuẩn học
Kiểm tra vi khuẩn bằng kính hiển vi
Có thể tiến hành làm tiêu bản từ mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm rồi thực hiệnnhuộm bằng phương pháp Gram hoặc Giemsa để chẩn đoán bệnh
Nuôi cấy phân lập vi khuẩn
Nuôi cấy vi khuẩn: lấy một miếng da đun sôi 70oC trong vòng 30 phút để diệttạp khuẩn, sau đó cấy vào thạch máu, nước thịt, thạch thường để phân lập vikhuẩn
Tiêm truyền động vật thí nghiệm
Có thể sử dụng một số động vật thí nghiệm để tiêm truyền như chuột bạch,chuột lang và thỏ Có thể tiêm hoặc khứa da chân tùy thuộc vào loại bệnh phẩm.Nếu trong bệnh phẩm có vi khuẩn nhiệt thán thì chuột sẽ chết sau 2 - 3 ngày,chỗ tiêm sưng thủy thũng có chất keo màu hồng tương tự như lòng trắng trứng;máu đen đặc khó đông, lách sưng to mềm nhũn như bùn
- Chẩn đoán huyết thanh học
Có thể sử dụng phản ứng miễn dịch huỳnh quang xác định kháng nguyên cótrong bệnh phẩm là máu hoặc tổ chức, nhưng phản ứng này không thông dụng.Ngoài ra có thể sử dụng phản ứng ELISA dùng để xác định kháng thể
Phản ứng kết tủa Ascoli: là phản ứng kết tủa dùng để phát hiện kháng nguyên
chịu nhiệt của B anthracis Khi thực hiện phản ứng, mầm bệnh có thể lẫn với một
số loài Bacillus khác, vì vậy cần kết hợp với những phương thức chẩn đoán khác
Dùng hai ống nghiệm nhỏ, một ống thí nghiệm (cho 0,5ml kháng nguyên nghi),
1 ống đối chứng (cho 0,5ml kháng nguyên âm) Dùng pippet 1ml, lấy kháng thể
Trang 36chuẩn cho vào mỗi ống 0,5ml, kháng thể được thả chậm và thật nhẹ nhàng từ dướilên; để yên và đọc kết quả sau 10 - 15 phút.
Phản ứng dương tính là giữa hai lớp kháng nguyên và kháng thể có một lớp kếttủa màu trắng
1.5.6 Phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng vệ sinh
Khi chưa có dịch: Ở những vùng nhiệt thán cần chú ý phòng bệnh cho động vật
cảm thụ
Tiêm phòng triệt để cho gia súc cảm thụ
Xây dựng chuồng nuôi hợp vệ sinh, luôn giữ chuồng trại sạch sẽ và định kỳ sáttrùng tẩy uế
Kiểm dịch chặt chẽ việc xuất nhập gia súc trong vùng
Không mổ, tiêu thụ thịt và sản phẩm của gia súc ốm chết
Không chăn thả gia súc gần nơi chôn xác chết vì bệnh nhiệt thán hoặc nơi mổthịt gia súc mắc bệnh
Nhốt riêng và theo dõi 15 ngày đối với gia súc mới mua về trước khi cho nhậpđàn
Khi có dịch xảy ra:
Khi đã xác định có bệnh nhiệt thán, cần phải công bố dịch và thi hành chặt chẽcác biện pháp phòng chống dịch
Tiêm phòng ngay cho toàn đàn gia súc
Cách ly kịp thời gia súc mắc bệnh và nghi mắc bệnh, các chất thải của gia súccách ly phải được thu gom hằng ngày đem đốt và chôn sâu dưới hai lớp vôi bột.Xác chết của gia súc chết vì bệnh phải chôn đúng kỹ thuật: Hố chôn sâu 2m,xác nằm giữa hai lớp vôi bột Hoặc tiến hành đốt xác, yêu cầu phải đốt cho đến khicon vật cháy hoàn toàn, hố phải xa bãi chăn thả và nguồ nước Đổ formol 5% lêntrên mộ: 30ml/10cm, độ sâu 0,5m Tiến hành xây mả và ghi biển báo “gia súc chết
vì bệnh nhiệt thán”, có hàng rào bao xung quanh
Tiêu độc chuồng trại, sân chơi, nơi mổ gia súc, quần áo, dụng cụ chăn nuôi…
vv
Đề phòng bệnh nhiệt thán cho người, đối với những người không có tráchnhiệm và những người bị xây xát tay chân không nên động chạm đến gia súc,không ăn thịt gia súc mắc bệnh nhiệt thán
Trang 37Tuyệt đối không mổ thịt gia súc ốm chết khi không có chỉ định từ cục thú y,nếu cần thiết mổ ngay trên miệng hố chôn để tránh lây lan mầm bệnh ra ngoài môitrường, không bán chạy gia súc.
Sau 15 ngày kể từ khi con vật mắc bệnh nhiệt thán cuối cùng chết hoặc bị tiêuhủy, không có con vật nào trong khu vực dịch mắc bệnh hoặc chết vì bệnh nhiệtthán và làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng thì mới được coi là hết dịch
- Phòng bệnh bằng vaccine
Hiện nay trên thế giới sử dụng vaccine 34 F2 để phòng bệnh nhiệt thán cho giasúc Tiêm 1ml vaccine dưới da cho gia súc lớn và 0,5ml cho gia súc nhỏ, thời giantiêm phòng: Tháng 3 – 4 dương lịch và tiêm bổ sung vào tháng 9 – 10 cho gia súcchưa được tiêm phòng như gia súc mới sinh hay gia súc mới được mua về
Vaccine được sử dụng quy định như sau:
- Đối với vùng có gia súc chết vì bệnh Nhiệt thán đã được đốt xác hoặc chôn,
mả gia súc được xây và đổ bê tông thì tiêm phòng 5 năm liên tục tính từ năm códịch cuối cùng
- Đối với vùng có gia súc mắc bệnh Nhiệt thán bị giết mổ ăn thịt, phải tiêmphòng 10 năm liên tục tính từ năm có dịch cuối cùng
- Đối với vùng có gia súc chết vì bệnh Nhiệt thán đã chôn nhưng mả chưa xây
và đổ bê tông thì phải tiêm phòng 20 năm liên tục tính từ năm có dịch cuối cùng
- Không tiêm cho gia súc ốm, con có chửa (trừ trường hợp nguy cơ mắc bệnhrất cao)
- Vaccine thừa phải đem chôn hoặc đốt; trong quá trình tiêm không được làmrơi vãi vaccin ra ngoài môi trường Lọ vaccine, seringe, kim tiêm, dụng cụ nhiễmphải hấp vô trùng
1.5.7 Điều trị
Đối với gia súc: Theo pháp lệnh thú y nước ta, bệnh nhiệt thán không điều trị
mà phải thiêu hủy theo luật định
Đối với người: Cần điều trị thật sớm, cách ly bệnh nhân trong buồng riêng,nhân viên phục vụ phải có các trang phục bảo hộ để tránh nhiễm bệnh
Với người lớn: Ciprofloxacin 400mg tiêm tĩnh mạch, ngày 2 lần hoặcDoxycycline 10mg tiêm tĩnh mạch, ngày 2 lần kết hợp với một loại kháng sinhkhác
Với trẻ em: Ciprofloxacin 10 – 15mg/1kg TT/ngày, tiêm tĩnh mạch, ngày 2 lần,
Trang 38tối đa 1g/ngày Hoặc Doxycycline 2,2 mg/1kgTT, tiêm tĩnh mạch ngày 2 lần, dùngliều người lớn nếu > 8 tuổi hoặc >45kg
- Căn bệnh
Bệnh do vi khuẩn Clostridium botulinum thuộc chi Clostridium, là trực
khuẩn Gram dương yếm khí sinh nha bào gây ra
Nha bào có sức đề kháng rất cao và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 121oC trong 15phút
Trang 39Nguồn chứa độc tố là xương và xác chết thối rữa, nước có xác chết của độngvật trong đó có thể trở thành chất độc.
Ngoài ra, C botulinum cũng có thể xuất hiện trong nguồn thức ăn và gây
nhiễm cho các loài động vật và người
- Cơ chế sinh bệnh
Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hoặc qua đường tiêu hóa
Các độc tố này được hấp thu từ đường ruột, nhờ máu vận chuyển đến cơ và cácsynap, chúng tác dụng ức chế sự tiết xuất acetylcholin từ synap nên làm mất xungđộng kích thích đến thần kinh – cơ ngoại vi, dẫn đến tê liệt (dạng trì hoãn) các thầnkinh thị giác, tê liệt các cơ Nuốt, phát âm và hô hấp khó khăn dẫn đến tử vong Độc tố không ngừng tác động đến thần kinh ngoại biên, phá hủy sự truyềnxung động từ thần kinh trung ương đến sợi thần kinh vận động, làm yếu co cơ,trương lực cơ giảm, sự vận động của cơ vân yếu dần, con vật đờ đẫn, ngạt thở
1.6.3 Triệu chứng
- Ở đại gia súc
Con vật chuyển động với tư thế bơi chèo và ngày càng khó thở trầm trọng, sau
đó có thể chết trong vòng vài giờ ở tư thế nằm nghiêng
Ngựa:
Con vật rất mẫn cảm với mầm bệnh, dấu hiệu đầu tiên là uể oải, nước bọt chảynhiều, hay ngáp, đau bụng nhẹ, phân táo
Hệ thống cơ vân yếu dần, vận động khó khăn, đi loạng choạng, quỵ xuống, mất
cả tiếng Dáng đi lê với ngón chân kéo lê, run cơ, con vật nằm nghiêng, rất khóđứng lên, việc nâng đầu lên ở tư thế sinh lý bình thường rất khó khăn với nhữngcon ngựa bị mắc bệnh độc thịt; rất dễ bị phù thũng ở đầu và khó thở Mi mắt trên
và hàm bị liệt nên hoạt động nhai mất hẳn, khó
Niêm mạc mắt, mũi, miệng xung huyết, vàng và dần dần chuyển sang màuxanh tím
Trâu bò:
Trâu bò có thân nhiệt thấp hơn bình thường, xuất hiện một số triệu chứng nhẹ ở
dạ dày và ruột như giảm nhu động dạ cỏ và nhu động ruột, phân rắn
Giảm trương lực cơ và khó nuốt ở các mức độ khác nhau Xuất hiện triệuchứng giãn đồng tử nhẹ, phản ứng với ánh sáng của con ngươi kém
Với đại gia súc, nằm nghiêng một bên là tiên lượng xấu, thường đi kèm với
Trang 40triệu chứng khó thở (do liệt cơ hô hấp) và nhiều biến chứng có thể gặp
- Ở lợn
Lợn có sức đề kháng tốt với bệnh trúng độc thịt Khi mắc bệnh chúng có một
số triệu chứng như: Lợn mất tiếng kêu, hai bên mép đầy bọt, không ăn được do bạiliệt cơ họng; vận động không nhịp nhàng, thường đi xiêu vẹo, hay nằm, kém ănuống Con vật thường chết sau vài giờ đến vài ngày, có khi bị mủ
Triệu chứng đầu tiên là khả năng nhìn kém, khó nuốt, miệng khô, người yếu ớt,buồn nôn và mệt mỏi
Triệu chứng tiếp theo là chứng hoa mắt, không tập trung, khó phát âm, sa mímắt, thể tạng kém, liệt nhẹ trực tràng, phản xạ đồng tử mắt không bình thường
Cơ yếu, sau đó liệt dần, bắt đầu từ đầu rồi đến cổ, tiếp đến là các phần kháctrong cơ thể Bệnh nhân thường chết do liệt cơ hô hấp
Phổi phù và có thể viêm phổi thùy lớn; não bị xung huyết, khi nghiên cứu tổchức học ở não các tế bào hình hạch bị thoái hóa có khi đến lớp mielin, các nơron