Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng nói chung và các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều b
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐINH THỊ HẢI YẾN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TRỰC THUỘC
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2019
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Nguyễn Ngọc Thao
2 PGS.TS Nguyễn Trường Giang
Thời gian: vào hồi…… giờ…… ngày… tháng… năm
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp học viện
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ – Phòng họp … Nhà… , Học viện Hành
chính Quốc gia Số 77- Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – Hà Nội
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện của
Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ở nước ta giáo dục đào đã được Đảng và Nhà nước xác định là “quốc sách hàng đầu” Trong những năm gần đây chi NSNN cho giáo dục và đào tạo cùng với nguồn xã hội hóa đã tạo được một nguồn lực tài chính khá lớn Chính chủ trương đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục đào tạo (trong đó có cả đào tạo, bồi dưỡng) có bước phát triển đáng kể gặt hái được nhiều thành quả quan trọng Và chính quy mô nguồn lực tài chính khá lớn dành cho đào tạo, bồi dưỡng đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cho công tác QLTC
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng nói chung và các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập từ khuôn khổ pháp luật đến cơ chế, chính sách và quá trình triển khai thực hiện cần phải được tiếp tục hoàn thiện Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu QLTC đối với các đơn vị SNCL trực thuộc Bộ GTVT một cách khoa
học là rất cần thiết, đó là xuất phát điểm để tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải” làm luận án nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích
Làm sáng tỏ cơ sở khoa học và thực tiễn QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng nói chung và của Bộ GTVT nói riêng
Trang 42.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, Nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài, tiếp
thu, kế thừa các công trình, xác định những vấn đề và nội dung luận án cần
tiếp tục đi sâu nghiên cứu, giải quyết Thứ hai, Hệ thống hóa và làm rõ
những vấn đề lý luận về QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng Rút
ra kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới hàm ý cho Việt
Nam và Bộ GTVT nói riêng Thứ ba, Khảo sát, phân tích và đánh giá thực
trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT; chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế về QLTC đối với
các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT Thứ tư, Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT theo hướng tự chủ tài chính
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu về cơ sở khoa học QLTC đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng Thực trạng của 11 đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính trong thời gian 13 năm, từ năm 2006 (áp dụng cơ chế tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP), đến nay theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP Số liệu khảo sát 5 năm (từ năm 2012-2017) Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLTC tầm nhìn đến năm 2030
- Phạm vi nội dung: QLTC được nghiên cứu trong luận án gồm 6 nội
Trang 5dung: Quản lý hoạt động tạo lập nguồn tài chính; quản lý hoạt động sử dụng nguồn tài chính; quản lý hoạt động phân phối kết quả hoạt động tài chính; quản lý tài sản công; tổ chức bộ máy QLTC; thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính đối với đơn vị SNCL
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận và các phương pháp cụ thể
* Phương pháp luận
Đề tài luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử kết hợp với những nguyên lý cơ bản của khoa học kinh tế để phân tích
và đánh giá, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QLTC
* Các phương pháp cụ thể:
Tổng thể gồm 3 phương pháp: định lượng, định tính và kết hợp định lượng với định tính
- Phương pháp định lượng: Tổng hợp phân tích dữ liệu thu thập được
qua phỏng vấn; khảo sát; sưu tầm trên sách báo, tạp chí; tìm kiếm trên các website Sử dụng phần mềm thống kê và phân tích số liệu, mô hình hồi quy tương quan tuyến tính Phân tích cụm (Clustering Analysis - CA)
- Phương pháp định tính: Nghiên cứu tài liệu; Thu thập thông tin;
Trực tiếp trao đổi và thảo luận với các chuyên gia mỗi đơn vị 42 người, bao gồm các trưởng, phó phòng; cán bộ quản lý phụ trách phòng Kế toán tài chính; cán bộ viên chức trong đơn vị; học sinh, sinh viên, học viên
- Phương pháp kết hợp định lượng và định tính: So sánh các kết quả
tổng hợp, phân tích với các kinh nghiệm của các nước khác để đề xuất các giải pháp, các khuyến nghị phù hợp
4.2 Phương pháp tiếp cận và khung nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp tiếp cận
Hoàn thiện QLTC được xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa
Trang 6lượng và chất, giữa trước mắt và lâu dài Cần được tiếp cận theo quan điểm hệ thống, toàn diện Nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng giữa
lý luận với thực tiễn về QLTC
4.2.2 Khung nghiên cứu
Luận án đề xuất khung nghiên cứu QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT Mô tả và giải thích một cách logic về mối quan
hệ giữa các nội dung nghiên cứu Đề xuất giải pháp thiết thực thông qua thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT
5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1 Câu hỏi nghiên cứu của luận án
QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng đang được thực hiện như thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng? Hạn chế và những vấn đề đặt
ra đối với QLTC là gì? Cần phải làm gì để đổi mới cơ chế hoàn thiện QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT trong giai đoạn tới?
5.2 Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu, tìm hiểu và chỉ ra được các nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong QLTC thì sẽ xây dựng được một hệ thống các giải pháp quản lý phù hợp khắc phục những tồn tại và hoàn thiện phù hợp với thực tiễn hơn
6 Những đóng góp mới của luận án
6.1 Về lý luận
Luận án đã làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn về QLTC Từ đó, xác định các nội dung nghiên cứu hoàn thiện QLTC
6.2 Về thực tiễn
(1) Phân tích tác động của cơ chế tài chính đến các đơn vị giai đoạn từ
2006 đến nay, đánh giá toàn diện thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào
Trang 7tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT Làm rõ các cơ chế, chính sách QLTC hiện đang tác động; các chính sách lớn của Nhà nước, của ngành nhằm đẩy
mạnh TCTC (2) Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam (3) Xác định, phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả QLTC (4) Đánh giá
các kết quả đạt được, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với hoàn thiện QLTC; đề xuất nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLTC đến năm 2030
7 Ý nghĩa của luận án
- Về lý luận: Luận án trình bày có hệ thống cơ sở khoa học về QLTC đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng
- Về thực tiễn: Luận án phân tích thực trạng QLTC gồm 6 nội dung Tìm
ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị của luận án có giá trị thực tiễn tham khảo cho hoạt động QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT
8 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả, tài liệu tham khảo, phụ lục, bảng biểu, sơ đồ Nội dung chính của luận án kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp
công lập đào tạo, bồi dưỡng
Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập
đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với các đơn vị
sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Thực tế đã có khá nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, gần với với lĩnh vực của đề tài Có thể phân thành các góc độ nghiên cứu sau:
1.1 Tổng quan những công trình liên quan đến luận án
1.1.1 Một số công trình nghiên cứu nước ngoài
Gồm 16 công trình khoa học được nghiên cứu chia thành hai nhóm: (1) Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý tài chính và quản lý tài chính công (2) Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước
Gồm 22 công trình khoa học được nghiên cứu chia thành hai nhóm: (1) Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý tài chính và quản lý tài chính công (2) Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý tài chính đơn vị sự
nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên là tài liệu
có giá trị tham khảo tốt cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài
1.2 Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.1 Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Một số công trình nghiên cứu có phần liên quan đề tài ở những góc độ khác nhau Trên cơ sở đó, những nội dung chủ yếu đã được nghiên cứu và
Luận án sẽ tiếp thu, kế thừa là: Thứ nhất, Luận án kế thừa và tiếp tục phát
triển trong việc thiết lập khung lý thuyết QLTC về các đơn vị SNCL đào tạo,
bồi dưỡng gắn với điều kiện thực tiễn Bộ GTVT Thứ hai, Để hoàn thiện
QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng đòi hỏi Nhà nước, Bộ, ngành
Trang 9cần chú trọng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách Hướng tới xã hội hóa,
tăng cường tự chủ, phân cấp cho các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng Thứ
ba, QLTC cần đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường; mô hình QLTC như doanh nghiệp, áp dụng cơ chế nhà nước đặt hàng, đấu thầu dịch vụ Thứ tư,
các nghiên cứu QLTC khẳng định điều quan trọng nhất để quản lý chặt chẽ, hiệu quả là thể chế, cơ chế, chính sách và việc ban hành các quy định của
Chính phủ Thứ năm, QLTC cần dựa trên kết quả đầu ra, NSNN thực hiện
theo cơ chế đặt hàng theo định mức; các nghiên cứu đã phân tích tác động của chính sách, rút ra những bài học nhằm hoàn thiện QLTC về đào tạo, bồi dưỡng trong điều kiện đổi mới GDĐT ở nước ta nói chung
1.2.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.2.1 Những nội dung chưa được tập trung nghiên cứu chuyên sâu
(i) Cơ sở lý luận và thực tiễn của QLTC đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng (ii) Những vấn đề về phương pháp quản lý, công cụ, tổ chức bộ
máy QLTC; cơ chế QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng
hiện nay (iii) Các yếu tố tác động đến hoạt động QLTC về đào tạo, bồi dưỡng (iv) Thực trạng QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT; hạn chế; nguyên nhân (v) Phương hướng và giải pháp
hoàn thiện QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ
GTVT trong những năm tiếp theo vẫn tiếp tục được quan tâm giải quyết
1.2.2.2 Các vấn đề chủ yếu luận án cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết
- Về lý luận: Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công bố, Luận
án tiếp tục hệ thống hóa và thiết lập khung lý thuyết QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng Chú trọng làm rõ khái niệm, đặc điểm, chủ thể QLTC; sự cần thiết QLTC, nội dung QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng; tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến QLTC; đúc rút những giá trị cần tham khảo từ kinh nghiệm QLTC một số nước qua đó áp dụng cho
Trang 10QLTC các đơn vị SNCL nói chung ở Việt Nam và các đơn vị SNCL đào
tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT nói riêng
- Về thực tiễn: Một là, Quản lý các hoạt động tài chính góc độ
QLTCC, cần được quan tâm như: thể chế, việc ban hành văn bản, cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy QLTC và thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính tại một Bộ ngành trong lĩnh vực GDĐT cần tiếp tục nghiên cứu
một cách toàn diện phù hợp hơn Hai là, Các công trình nghiên cứu về
QLTC tiếp cận ở các góc độ, phạm vi khác nhau Đối với các đơn vị
SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT chưa được nghiên cứu Ba
là, Để khắc phục hạn chế phân bổ NSNN theo bình quân, chỉ tiêu biên chế
với những ngành GTVT mang tính nặng nhọc hoặc khó, không thể huy động từ xã hội hóa cần được xem xét nghiên cứu do tính đặc thù khác biệt
lớn Bốn là, Nghiên cứu một cách có hệ thống từ công tác kế hoạch, hệ
thống thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy đến phương thức, nội dung QLTC sẽ là cơ sở khoa học quan trọng cho việc hoàn thiện QLTC đối với
một Bộ, ngành cụ thể (Bộ GTVT) Năm là, Từ việc xây dựng luận cứ khoa
học (cơ sở lý luận và thực tiễn) đề ra định hướng, giải pháp hoàn thiện QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT trước yêu cầu đổi mới căn bản về CCHC, phát triển ngành đến năm 2030
và những năm tiếp theo Sáu là, Đề xuất kiến nghị với các chủ thể QLTC
(Chính phủ, các Bộ) một số vấn đề về thể chế, đầu tư, hoạch định và thực thi chính sách để hoàn thiện QLTC đối với các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc Bộ GTVT
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG 2.1 Khái quát về tài chính đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
Trang 112.1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
2.1.1.1 Các khái niệm
Đơn vị sự nghiệp công lập
Đào tạo, bồi dưỡng
Đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng
2.1.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
Hoạt động của đơn vị sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng mang tính định hướng của nhà nước, phục vụ lợi ích công cộng không vì mục tiêu lợi
nhuận Cung ứng sản phẩm đặc biệt là tri thức Sử dụng chính con người để
đào tạo con người Hoạt động mang tính kết nối cao giữa gia đình, nhà trường và xã hội, cơ quan, đơn vị và nhà trường Năm học không trùng với năm ngân sách
2.1.1.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
Nghiên cứu 2 tiêu chí: Theo mức độ tự chủ tài chính (Nghị định
43/2006/NĐ-CP có ba loại hình đơn vị, Nghị định 16/2015/NĐ-CP có 4 loại
hình đơn vị) Theo thời gian đào tạo gồm 2 loại hình: (Đơn vị SNCL đào tạo
và đơn vị SNCL bồi dưỡng)
2.1.2 Tài chính đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
2.1.2.1 Khái niệm
Có thể khái quát: Tài chính trong các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các hoạt động biểu hiện dưới hình thái giá trị bằng tiền, hiện vật và nguồn vốn khác nhằm đạt được mục tiêu cung ứng dịch vụ công đào tạo, bồi dưỡng về nâng cao tri thức
Qua nghiên cứu chỉ ra bản chất tài chính của đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng có sự khác biệt Nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động cung cấp dịch vụ công của các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng mang tính chất không thuần túy, có thể xã hội hóa (thu từ người học), do vậy NSNN chỉ
Trang 12đảm bảo một phần kinh phí Nhà nước ban hành cơ chế tài chính sẽ khắc phục được tâm lý trông chờ ỷ lại vào ngân sách cấp
2.1.2.2 Đặc điểm tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
Xuất phát từ vai trò của đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng đối với phát triển kinh tế xã hội Đặc điểm tài chính thể hiện thông qua các hoạt động: tạo lập nguồn tài chính; sử dụng nguồn tài chính; phân phối kết quả hoạt động tài chính; quy chế CTNB và quản lý TSC
2.2 Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
2.2.1 Khái niệm
“QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động của các chủ thể QLTC thông qua việc sử dụng có chủ định bằng các phương pháp và công cụ quản lý để tác động, điều khiển hoạt động của tài chính nhằm đạt được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng”
Trong hoạt động QLTC, các vấn đề đòi hòi phải được xác định đúng đắn về: Chủ thể QLTC; đối tượng QLTC; nội dung QLTC Làm tốt các nội dung trên giúp cho Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách phù hợp đem lại hiệu quả chi tiêu công
2.2.2 Nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
2.2.2.1 Nguyên tắc quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
QLTC các đơn vị SNCL đào tạo, bồi dưỡng cần tuân thủ nguyên tắc:
Một là, nguyên tắc có kế hoạch Hai là, nguyên tắc thống nhất, tuân thủ luật pháp Ba là, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả Bốn là, nguyên tắc công
khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình
2.2.2.2 Phương pháp quản lý tài chính đối với các đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
Trang 13QLTC đơn vị SNCL có thể áp dụng một trong các phương pháp sau
đây: Thứ nhất, Phương pháp thu đủ, chi đủ Thứ hai, Phương pháp thu, chi
chênh lệch Thứ ba, Phương pháp quản lý theo định mức Thứ tư, Quản lý
theo hợp đồng kinh tế đấu thầu, khoán chi Thứ năm, Quản lý theo dự toán
kinh phí Có thể áp dụng nhiều phương pháp cùng đan xen nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý cao nhất
2.2.2.3 Công cụ quản lý tài chính đối với các đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
Có nhiều công cụ QLTC, gồm: Thứ nhất, Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước Thứ hai, Công tác kế hoạch Thứ ba, Về quy chế CTNB Thứ tư, Hạch toán kế toán, thanh kiểm tra Thứ năm, Tổ chức bộ
máy QLTC Việc áp dụng có thể dùng một trong các công cụ hoặc đồng thời hai hay nhiều công cụ Với Nhà nước xu hướng quản lý ngày càng không can thiệp sâu vào các đơn vị
2.2.3 Nội dung quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
2.2.3.1 Quản lý hoạt động tạo lập nguồn tài chính
2.2.3.2 Quản lý hoạt động sử dụng nguồn tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
2.2.3.3 Quản lý phân phối kết quả hoạt động tài chính
2.2.3.4 Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
2.2.3.5 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính
2.2.3.6 Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập đào tạo, bồi dưỡng
Có hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến QLTC tại các đơn vị SNCL