1. Trang chủ
  2. » Tất cả

GIAO AN BAN TAY NAN BOT CAC BAI KHOA HOC LOP 4

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 189,5 KB

Nội dung

VD : Để sống được, thực vật cần : - Được tưới nước thường xuyên... - Thực vật cần được chiếu sáng - Cần có nhiệt độ thích hợp - Thực vật cần ô - xi để thở - Cây cần được bón phân chuồng

Trang 1

GIÁO ÁN BÀN TAY NẶN BỘT CÁC BÀI

KHOA HỌC LỚP 4

- HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng theo yêu cầu TN

( 5cây cùng loại được trồng trong 5 lon sữa bò hoặc 5 chai nhựa)

- Phiếu học tập theo nhóm

IV CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Giới thiệu bài :

- Các em cho cô biết : Ở môn khoa học, từ đầu năm học lại nay, chúng ta đã được học mấy chủ đề ? Đó là những chủ đề nào ? ( Chúng ta đã được học 2 chủ

đề, đó là chủ đề Con người và sức khỏe ; chủ đề Vật chất và năng lượng)

GV: Từ tiết học này trở đi, chúng ta bắt đầu học sang một chủ đề mới, đó là chủ

đề « Thực vật và động vật »

- Vậy em nào có thể nhắc lại được : Con người cần gì để sống ? ( Con người muốn sống được cần phải có thức ăn, không khí, nước uống, ánh sáng, )

GV : Còn cây cối muốn sống và phát triển được cần phải có những điều kiện

nào ? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta cùng tìm hiểu xem Thực vật cần gì để

sống ?

- GV ghi mục bài

2 Dạy bài mới :

Bước 1: Tình huống xuất phát nêu vấn đề

GV nói: Như các em đã biết con người cần ô- xi để thở, cần nước để uống, cần

thức ăn để tồn tại, cần ánh sáng để duy trì sự sống và cảm nhận được các vẻ đẹp

của thiên nhiên Vậy theo các em, Thực vật cần gì để sống và phát triển? cô

mời các em nêu dự đoán của mình vào vở ghi chép khoa học, sau đó hội ý nhóm

và ghi vào bảng của nhóm mình

Bước 2: Ý kiến ban đầu của học sinh

- GV phát phiếu, bút dạ cho 3 nhóm để ghi dự đoán

- HS nêu dự đoán

VD : Để sống được, thực vật cần :

- Được tưới nước thường xuyên

Trang 2

- Thực vật cần được chiếu sáng

- Cần có nhiệt độ thích hợp

- Thực vật cần ô - xi để thở

- Cây cần được bón phân chuồng

- Nếu không có đất thì cây cối sẽ chết

- Cây trồng cần phải có phân đạm,

- Cây cần được bảo vệ

- Thực vật cần có nước, ánh sáng, không khí, đất thì mới sống và phát triển được

Bước 3 Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi, nghiên cứu:

- Qua dự đoán của các nhóm, các em có điều gì còn băn khoăn nữa không?

- HS nêu thắc mắc của mình

VD: Thiếu nước không biết cây có sống được không?

Không biết cây cần những điều kiện gì để mà sống và phát triển được? Bạn có chắc rằng cây cần được chiếu sáng thường xuyên không?

- Qua nghe các thắc mắc của 1 số bạn, cô đã tổng hợp chung với một câu hỏi, đólà:

+ Những điều kiện nào giúp cây sống và phát triển bình thường?

- 1 HS nêu lại thắc mắc GV vừa ghi bảng

Bước 4 Tiến hành thực nghiệm phương án tìm tòi:

- GV: Trên đây là thắc mắc của các em, vậy chúng ta nên làm gì để giải quyếtthắc mắc đó?

- HS: Đọc sách giáo khoa, hỏi bố mẹ, làm thí nghiệm,

- Vậy theo em phương án nào tối ưu nhất để chúng ta gải thích được điều đó? ( Làm TN)

- Để làm thí nghiệm, các em cần chuẩn bị những đồ dùng gì? Và thí nghiệm ralàm sao?

*HS: Các nhóm báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình

Nhóm 1 : Nhóm em cùng gieo 5 hạt ngô cho cây nảy mầm Sau 2 tuần em đem

cây con trồng vào trong 5 hộp 4 cây được trồng cùng loại đất màu như nhau, cây thứ 5 trồng trong một chậu sỏi đã rửa sạch Sau khi trồng xong :

Cây 1: Đặt trong phòng tối, tưới nước thường xuyên.

Cây 2: Để nơi có ánh sáng, tưới nước thường xuyên và bôi một lớp sơn móng

tay mỏng lên 2 mặt lá

Cây 3: Để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước.

Cây 4: Để nơi có ánh sáng, tưới nước thường xuyên.

Cây 5: Trồng với 1 ít sỏi đã rửa sạch, tưới nước thường xuyên.

Nhóm 2 : Nhóm em trồng 5 cây bạc hà vào cùng một thời điểm, sau đó em phân

ra cho mỗi bạn tự chăm sóc một cây Cách chăm sóc cây của nhóm em cũnggiống nhóm bạn

Nhóm 3 : Báo cáo tương tự với cây tía tô.

Trang 3

Nhóm em cùng nhau làm thí nghiệm tại nhà em là Hà My Đầu tiên chúng

em chuẩn bị 5 hộp nhựa Sau đó em ra vườn chọn 5 cây tía tô thật đẹp và có độlớn như nhau Tiếp đến, chúng em lấy đất màu bỏ vào 4 hộp, hộp thứ 5 chúng

em rửa sạch 1 ít sỏi bỏ vào Và chúng em tiến hành trồng 5 cây tía tô vào 5 hộp

đã chuẩn bị Sau khi trồng xong, tiếp đến phần chăm sóc cây chúng em cũng làmgiống nhóm 1 Nhưng có khác hơn 1 tí là ở cây số 2, chúng em dùng keo 502bôi lên 2 mặt lá

GV : Vừa rồi cả lớp ta đã được nghe các nhóm báo cáo cách làm TN của nhóm

mình Sau khi làm TN xong các nhóm có kết quả như thế nào, cô mời các em tiếp tục hoàn thành phiếu học tập sau :

- GV phát phiếu học tập

- 1 HS đọc nội dung phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

Đánh dấu X vào ô trống những yếu tố mà cây được cung cấp và ghi kết

luận vào cột Kết quả:

Cây bị lá vàng, chết nhanh

- Các nhóm tiếp tục thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm đính kết quả phiếu học tập lên bảng.

- GV cùng lớp kiểm tra kết quả của các nhóm

VD: Nhóm 1: Sau một thời gian, quan sát em thấy:

Cây 1: Thiếu ánh sáng, nên cây còi cọc yếu ớt và sẽ bị chết.

Cây 2: Thiếu không khí, cây sẽ còi cọc và chết nhanh.

Cây 3: Thiếu nước, cây sẽ bị héo và chết nhanh.

Cây 4: Phát triển bình thường.

Cây 5: Thiếu chất khoáng nên cây bị lá vàng, chết nhanh.

- Cũng làm thí nghiệm như nhóm bạn, nhóm 2, 3 rút ra kết luận gì?

Trang 4

Nhóm 2: Thưa cô, Chúng em cũng có kết quả giống nhóm bạn.

Nhóm 3, có ý kiến gì nữa không? ( Nhóm em đồng ý với ý kiến của 2 nhóm )

5 Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:

- Qua thí nghiệm vừa rồi, các em thấy các cây trồng trên có những điều kiệnsống nào giống nhau? (Các cây trên cùng gieo một ngày và cùng trồng một lớpđất giống nhau)

- Cây số 1 thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường? Vì sao em biết?

( cây số 1 thiếu ánh sáng, vì bị đặt ở nơi tối, ánh sáng không thể chiếu vào được)

- Cây số 2 vì sao lại còi cọc và chết nhanh? ( Vì lá cây bị quét một lớp keo mỏng

nhằm ngăn không cho lá trao đổi khí với môi trường nên cây thiếu không khí)

- Cây số 3 thiếu điều kiện gì? ( cây thiếu nước)

- Cây số 5 thiếu điều kiện gì?( thiếu chất khoáng có trong đất vì cây được trồngbằng sỏi đã rửa sạch.)

- Cây số 4 thì sao các em? ( Cây này có đầy đủ các yếu tố để giúp cây phát triểnbình thường)

- Vậy theo em, làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì? ( Làm thí nghiệm để biếtxem thực vật cần gì để sống)

GV tiểu kết: TN chúng ta vừa làm nhằm tìm ra những điều kiện cần cho sự

sống của cây Các cây 1, 2, 3, 5 gọi là các cây thực nghiệm, mỗi cây trồng đều

bị cung cấp thiếu một yếu tố Riêng cây số 4 gọi là cây đối chứng Cây này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng Vậy với những điều kiện nào thì cây phát triển bình thường?

( Để sống và phát triển bình thường, cây cần có đủ nước, ánh sáng, không khí vàchất khoáng)

+ Trong 5 cây trên, cây nào phát triển bình thường ? Tại sao ? ( Cây số 4, vì cây này có đủ các yếu tố)

+ Những cây khác như thế nào ? Tại sao cây đó phát triển không bình thường và

có thể chết rất nhanh ? ( Các cây khác đều thiếu 1 ttrong các yếu tố…)

+ Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường ? – HS nêu,

GV ghi kết luận lên bảng lớp:

Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường

- 1 số em nhắc lại phần ghi nhớ bài

- Các em hãy đối chiếu kết luận của mình với dự đoán ban đầu? ( HS KL đúng như dự đoán ban đầu)

GVKL chung: Các em ạ, thực vật có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh

sáng thì mới sống và phát triển bình thường được Đất cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây Ánh sáng, không khí giúp cây quang hợp chất hữu cơ, quá trình trao đổi chất, trao đổi khí giúp cây sống, sinh trưởng và phát triển bình

thường Thiếu một trong các điều kiện trên cây sẽ bị chết Còn nhu cầu về nước,

không khí, ánh sáng, chất dinh dưỡng của từng loài cây như thế nào, các em sẽ tìm hiểu kĩ ở các bài sau.

Trang 5

5 Củng cố, dặn dò :

- Thực vật cần gì để sống?

* Liên hệ đến việc trồng cây:

+ Ở nhà em thấy khi trồng cây gì đó thì bố mẹ em trồng như thế nào? Lấy VD?+ 1 HS nêu cách trồng cây hoa ở trường?

+ Cây xanh vai trò gì đối với chúng ta?

GV: Cây xanh không những góp phần tạo ra môi trường xanh, không khí trong

lành mà đó còn là nguồn thực phẩm vô cùng quý giá của con người Vậy tất cảchúng ta nên tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây các em ạ

- Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh , tên 3 loài cây sống ở

nơi khô hạn, 3 loài cây sống ở nơi ẩm ướt và 3 loài cây sống dưới nước

- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước

- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,

II PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC

2 Học sinh chuẩn bị: Vở thí nghiệm, 1 số đồ dùng khác do Gv quy định

IV HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Trang 6

GV: Các em ạ, nước rất gần gũi với chúng ta Vậy để biết nước có tính chất gì

cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay - Ghi mục bài

- Cho HS nhắc lại mục bài

2 Ý kiến ban đầu của HS

- Gv cho học sinh ngồi theo nhóm 4

GV đặt một cốc nước, 1 viên phấn, 1quyển sách

Hỏi: Nước có khác 2 vật này không?

- Các em hãy suy nghĩ 1 phút và nêu cảm nhận của mình về nước

- HS phát biểu: ( HS ghi vào vở khoa học, 1 em ghi vào bảng nhóm các cảm nhận ban đầu)

Nước hòa tan một số chất/

- Các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng lớp, 1 số học sinh đọc to cảm nhận ban đầu của nhóm cho lớp nghe

3 Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi, nghiên cứu:

+ GV: Có điều gì các em còn băn khoăn không?

HS nêu, GV ghi bảng:

1 Bạn có chắc rằng nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị không?

2 Vì sao các bạn lại cho rằng nước không có hình dạng nhất định?

3 Bạn có chắc rằng nước chảy từ trên cao xuống thấp và chảy lan ra mọi phía không?

4 Vì sao nước không thấm qua tất cả các vật?

5 Không biết nước có hòa tan một số chất không?

+GV: Trên đây là những thắc mắc của các nhóm, vậy chúng ta nên làm gì đểgiải quyết các thắc mắc trên?

HS suy nghĩ, Cho HS phát biểu: Ví dụ, như: ( Đọc sách giáo khoa, làm thínghiệm, xem thông tin trên mạng, … )

GV: Vì sao nhóm em lại cho rằng nước không có hình dạng nhất định? ( Em dự

đoán là như vậy )

+ Vậy em nghĩ ra phương án gì để biết nước không có hình dạng nhất định?+ Vậy theo em phương án nào là tối ưu nhất? HS nêu, GV hướng cho HS làmthí nghiệm

4 Tiến hành thực nghiệm phương án tìm tòi::

Chuyển tiếp: Để làm các thí nghiệm các em cần những vật liệu gì? Phương án

làm ra sao? Các nhóm hãy thảo luận trong vòng 2 phút

Trang 7

Để giải đáp câu hỏi 1, TN cần có vật liệu gì? Phương án làm ra sao? Cô mời

Nhóm 3: 1 tấm kính nhỏ, 1 khai đựng nước, 1 ít nước, …

Nhóm 4: 1 khăn bông, 1 miếng xốp, 1 túi ni lông, …

Nhóm 5: 3 cốc thủy tinh giống nhau, 1 ít đường, 1 ít cát, 1 ít muối, nước lọc.

- GV phát đồ thí nghiệm cho các nhóm và dặn dò: trong quá trình làm thínghiệm các em cần ghi chép vào vở ghi chép khoa học kết luận các em tìmđược

( HS ghi vào vở khoa học các kết luận về tính chất của nước)

Cho HS tự làm, sau đó gọi đại diện nhóm lên làm:

5 Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm lên trình bày (bằng cách tiến hành lại thí nghiệm)

Để trả lời câu hỏi 1 mời nhóm 1 lên làm thí nghiệm

Nhóm 1 thực hành, các nhóm khác theo dõi.

( Đặt 2 cốc thủy tinh lên bàn, có đánh số 1 và 2 Đổ 1 ít nước vào cốc số 1 và 1

ít sữa vào cốc số 2; )

+ Em thấy cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?

+ Làm thế nào em biết được điều đó?

( nhìn vào 2 cốc, cốc số 1 trong suốt, không màu và nhìn rõ chiếc thìa; cốc 2 có màu trắng đục và nghe mùi sữa Em KL cốc 1 đựng nước, cốc 2 đựng sữa.)Gv: cho HS lần lượt ngửi từng cốc và nếm thử tựng cốc.-> KL…

+ Sau khi làm thí nghiệm, nhóm em rút ra kết luận gì?

+ Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị.

Lưu ý: GV nhắc HS trong cuộc sống rất cần thận trọng, nếu không biết chắc

một chất nào đó có độc hay không, tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm

+ Như vậy ta có thể nói: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định

+ Vậy nước có hình dạng nhất định không? Muốn trả lời được câu hỏi này, phương án của nhóm em là gì? ( S tiến hành làm thí nghiệm)

( Đổ nước vào 1 cái chai, em thấy nước có hình dạng của cái chai đó, đổ nước vào cốc thủy tinh, em thấy nước có hình dạng của cốc thủy tinh, …)+ Qua thí nghiệm này, em có kết luận gì?

Trang 8

+ Nước không có hình dạng nhất định.

Nhóm 3 thực hành:

+ Sau khi làm thí nghiệm, nhóm em rút ra kết luận gì?

+ Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía.

* Liên hệ: Trong thực tế, người ta ứng dụng tính chất nước chảy từ trên cao

xuống thấp để làm gì? (làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, sức nước chảy làm quay tua bin sản xuất, … )

Nhóm 4 thực hành:

+ Em làm thế nào để biết được nước thấm qua một số vật?

( em đổ nước trên chiếc khăn bông, khăn ướt, chứng tỏ nước thấm qua chiếc khăn bông; Em đổ nước trên tấm xốp, tấm xốp ướt và nặng hơn lúc đầu, chứng

tỏ nước thấm qua tấm xốp; đổ nước vào tíu ni long, nước không thấm ướt bề ngoài túi ni long, điều đó chững tỏ nước không thấm qua ni long; cốc nhựa, …)

+ Qua thí nghiệm vừa rồi, em có kết luận gì?

+ Nước thấm qua một số vật.

+ Nước có thấm qua giấy không? ( yêu cầu HS thực hành luôn)

Hỏi: Để một vật không bị thấm nước, ta phải lưu ý điều gì? (Không để các vật

dễ

thấm nước như: vải, khăn bông, sách vở,… ở những nơi ẩm ướt)

* Liên hệ: Trong thực tế, người ta vận dụng tính chất nước không thấm qua

một số để làm gì? ( sản xuất các dụng cụ chứa nước như: ấm nhôm, xô, chậu, …

các đồ dùng nhà bếp để nấu ăn, để chứa nước, làm áo mưa mặc để tránh mưa,

…)

Nhóm 5 thực hành:

+ Mời nhóm 5 thực hành thí nghiệm của nhóm mình

( Đặt 3 cốc thủy tinh lên bàn, đổ nước vào 3 cốc- lượng nước bằng nhau Cốc 1,

em cho vào một thìa muối, cốc 2 em cho vào 1 thìa đường, cốc 3 em cho vào 1 ítcát Dùng thìa khuấy đều cả 3 cốc, em thấy cốc 1 không còn muối, cốc 2 không còn đường, cốc số 3 vần còn nhìn thấy cát Em kết luận nước hòa tan một số chất.)

+ Nước hòa tan một số chất.

Cuối cùng cho HS nhắc lại toàn bộ kết luận

+ Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị + Nước không có hình dạng nhất định.

+ Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía.

+ Nước thấm qua một số vật.

+ Nước hòa tan một số chất.

*GV cho HS đối chiếu KL với cảm nhận ban đầu của HS xem có đúng không?

*Em còn có thắc mắc gì nữa không?

C Tổng kết, nhận xét ,dặn dò

- Nêu các tính chất của nước ?

Trang 9

- GV nhận xét tiết học, khen tinh thần phối hợp học tập của HS.

Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau: Ba thể của nước.

- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,…

- Biết đun sôi nước trước khi uống

- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước

* Tích hợp môi trường: Toàn phần

II PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột, thảo luận nhóm

- Nêu các nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm ?

- Nêu tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người ?

B Bài mới

HĐ1: Tìm hiếu một số cách làm sạch nước

1 Tình huống xuất phát:

- Điều gì sẽ xảy ra đối sức khoẻ con người khi nguồn nước bị ô nhiễm?

- GV yêu cầu HS trình bày những điều mình biết trước lớp?

HS: Con người dùng nước để nấu ăn, uống sẽ bị bệnh./ Con người dùng nước tắm, giặt sẽ bị bệnh ngoài da./ Sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người./ Sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tính mạng con người, loài vật, …./ …

- Ở gia đình em, bố mẹ thường dùng nguồn nước lấy từ đâu để nấu ăn, để uống?( Nước giếng khơi/ nước giếng khoan/ nước máy/ nước giếng bơm/ …)

GV: Không phải nước ở tất cả các nguồn nước mà gia đình chúng ta dùng ở nhàđều được sạch cả, mà một số nguồn nước chúng ta dùng chưa được trong vàsạch Vậy, để sử dụng nguồn nước sạch nhằm đảm bảo đến sức khỏe con người,chúng ta nên làm gì? ( HS: làm sạch nước)

GV: Bài học hôm nay, cô tro mình cùng tìm hiểu về một số cách làm sạch nước

GV ghi mục bài, sau đó nêu tình huống:

- Em hãy kể tên một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương em đã

áp dụng?

( HS suy nghĩ và ghi kết quả của nhóm mình vào bảng nhóm, số còn lại ghi vào

vở khoa học)

Trang 10

2.Ý kiến ban đầu của học sinh:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả ban đầu, VD:

Có các cách làm sạch nước:

- Khử trùng nước

- Đun sôi nước

- Lọc nước bằng sỏi / Lọc nước bằng giấy lọc, bông, …lót ở phểu/ Lọcnước bằng than củi, bằng cát/ Lọc nước bằng cách bơm nước bào bểsau đó cho lắng xuống, …

3 Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:

- Qua ý kiến của các nhóm, chúng ta thấy có băn khoăn gì không?

- HS nêu những băn khoăn của mình, GV ghi bảng các băn khoăn của HS:

Bạn có chắc rằng khử trùng nước là làm cho nước sạch không?

Vì sao bạn lại cho rằng lọc nước là một cách làm sạch nước?

Đun sôi nước có phải là làm sạch nước không?

- GV: Trên đây là những băn khoăn của các em, vậy chúng ta nên làm gì để tháo

gỡ các băn khoăn đó?( Hỏi bố me/ Em đã thấy bố mẹ làm/ Đọc sách giáo khoa/Tìm hiểu thông tin trên mạng/ làm thí nghiệm nghiên cứu/ …)

- Vậy theo em, bây giờ ta cần giải quyết theo phương án nào là tối ưu nhất?( làm thí nghiệm để biết được)

4 HS tiến hành làm TN:

GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và thí nghiệm thực hành một trong các cách

làm sạch nước, đó là lọc nước ( nước thấm qua than hoạt tính, qua cát, sỏi,…)

- Để tiến hành làm thí nghiệm lọc nước, ta cần những đồ dùng và vật liệu gì?

- Yêu cầu các nhóm nhận đồ dùng cần cho TN, tiến hành TN tại nhóm

Thực hành lọc nước

- Tổ chức HS thực hành theo nhóm 6, GV theo dõi các nhóm làm TN

5 Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:

- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả ( bằng cách tiến hành lại TN trước lớp.)

HS vừa làm vừa nêu cách làm

Kết luận:

* Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:

-Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước

- Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan

Kết quả: Nước đục trở thành nước trong, nhưng không làm chết các vi khuẩn

gây bệnh có trong nước.Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được.

- Vậy như thế nào mới là nước sạch có thể dùng được? ( qua lọc nước, khử trùngnước, …)

*Liên hệ thực tế:

- HS liên hệ cách lọc nước ở gia đình, địa phương em

*GDBVMT:

- Nêu cách BV nguồn nước trong thiên nhiên?

- Nêu cách tiết kiệm nước sạch?

Trang 11

- Tại sao cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống?

GV tểu kết HĐ 1: Thông thường có 3 cách làm sạch nước:

Lọc nước: bằng giấy lọc, bông , lót ở phễ, hoặc bằng sỏi, cát, than ,củi ,

đối với bể lọc Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước

Khử trùng nước: Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất

khở trùng như nước gia - ven Tuy nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc

Đun sôi: Đun nước cho tới khi sôi để thêm chừng mười phút, phần lớn vi

khuẩn chết hết Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết

- Yêu cầu HS nhắc lại các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách

HĐ2: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch

- GV hiển thị hình 2 ( SGK) lên màn chiếu

- HS đọc các thông tin trong SGK trang 57 và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập,theo bảng: ( Phần in đậm là phần HS cần điền)

Các giai đoạn của dây

chuền sản xuất nước sạch

Thông tin

6 Trạm bơm đợt hai Phân phối nước sạch cho người tiêu dùng

5 Bể chứa Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các

chất bẩn khác

1 Trạm bơm nước đợt một Lấy nước từ nguồn

2 Giàn khử sắt - bể lắng Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong

 Nước đã làm sạch bằng các cách trên đã uống được hay chưa?Vì sao?

 Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?

GVKLChung: Nước được sản xuất từ nhà máy phải đảm bảo 3 tiêu chuẩn:

Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và khử trùng Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chất sắt và chất độc khác Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

C Củng cố, dặn dò

GV nhận xét tiết học và nhắc HS biết bảo vệ nguồn nước sạch và uống nước sạch để bả đảm sức khoẻ

Ngày đăng: 03/11/2019, 09:42

w