1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Báo cáo khả thi dự án trang tại chăn nuôi heo

69 70 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 5,28 MB

Nội dung

Báo cáo khả thi là một cơ sở quan trọng nhất để nhà đầu tư quyết định có nên tiến hành đầu tư dự án hay không, là phương tiện để chủ đầu tư thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ tài trợ hoặc cho vay vốn, là tài liệu quan trọng để các cấp có thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy phép đầu tư

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ 2

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ TỈNH VÀ HUYỆN 8

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH 18

CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ 24

CHƯƠNG V TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 34

CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ 41

CHƯƠNG VII: CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC DỰ ÁN 53

CHƯƠNG VIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

Trang 2

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

1.1GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

1.1.1 Tên dự án

Dự án đầu tư khu chăn nuôi heo tập trung công nghệ an toàn sinh học

1.1.2 Địa điểm đầu tư dự án:

Khu vực thôn ……., xã …………., Huyện , Tỉnh nằm gầnđường Quốc lộ …., Khu vực dự án có các vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Đông, và Đông Nam được bao bọc bởi đồi cao;

- Phía Tây, và Tây Nam giáp Quốc lộ ;

- Phía Bắc, Đông Bắc giáp xã , thành phố

- Địa điểm xây dựng nhà máy cách thành phố 9km về phía Tây Nam

1.1.3 Mục tiêu dự án:

Đầu tư xây dựng dự án “Khu chăn nuôi heo tập trung công nghệ an toàn sinhhọc” với quy mô nuôi 2500 con heo nái sinh sản và 15000 con heo thịt, hậu bị/lứanhằm mục tiêu là:

- Cung cấp thịt heo sạch và chất lượng cho thị trường Tỉnh và các tỉnh lân

cận

- Đáp ứng nhu cầu về giống cho thị trường trong và ngoài nước

- Tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương

- Tạo công ăn việc làm cho trên nhiều lao động địa phương

- Đảm bảo phát triển bền vững kinh tế xã hội.

- Tạo vành đai an toàn sinh học bảo vệ môi trường

1.1.4 Chủ đầu tư dự án

- Tên công ty: CÔNG TY

- Địa chỉ trụ sở chính: thôn 3, ., Huyện ,

Tỉnh , Việt Nam

- Điện thoại:

- Tài khoản: ………

1.2NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ

Các văn bản áp dụng trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản:

- Căn cứ Luật đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày

26/11/2014;

- Căn cứ Nghị định 210/NĐ-CP/2013 ngày 23/12/2013 của Chính phủ về việc

chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn;

- Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 về hướng dẫn thực hiện Nghị

định số 210/2013/NĐ-CP;

- Thông tư số 30/2019/TT-BTC ngày 9/3/2019 về hướng dẫn việc lập dự toán,

thanh toán và quyết toán các khoản hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định số210/2013/NĐ-CP;

- Thông tư số 14/2014/TT-BNNPTNT ngày 28/4/2014 về danh mục giống vật

nuôi cao sản

Trang 3

- Thông tư số 43/2014/TT-BNNPTNT ngày 18/11/2014 về danh mục sản phẩm

nông lâm thủy sản, sản phẩm phụ trợ, sản phẩm cơ khí để bảo quản, chế biếnnông lâm thủy sản hỗ trợ theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP;

- Căn cứ Luật đất đai được Quốc hội ban hành và sửa đổi năm 2013, có hiệu lực

từ ngày 01/07/2014;

- Căn cứ vào văn bản hướng dẫn khác của các Sở, Bộ ngành có liên quan;

- Căn cứ vào nhu cầu đầu tư của Doanh nghiệp

1.3GIỚI THIỆU VỀ NHÀ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

- Chăn nuôi heo, chăn nuôi gia cầm.

- Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.

- Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản

- Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ.

- Bán buôn máy móc, thiết bị phụ tùng và phụ tùng máy nông nghiệp.

có năng lực và ý thức trách nhiệm cao, đạo đức tốt, tận tình phục vụ khách hàng.Tổng số lao động trong Công ty tính đến …./…./2019 là 55 người trong đó laođộng nữ chiếm 40%, tuổi đời bình quân 30 Cơ cấu lao động được thể hiện trongbảng sau:

Trình độ học vấn

Gián tiếp

Lao động trực tiếp

Tổng

Lao động gián tiếp

Trang 4

Công ty sử dụng chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thờihạn 1-3 năm, hợp đồng thử việc và hợp đồng thời vụ, giao khoán phù hợp với từng

vị trí công việc, trong đó loại hợp đồng không xác định thời hạn chiếm 95% Cán

bộ công nhân viên trong Công ty được phân công công việc phù hợp với khả năng

và trình độ, đảm bảo có thể phát huy tối đa năng lực và kinh nghiệm của mình Trong công ty các tổ chức đoàn thể luôn được quan tâm như Công đoàn, Hộiphụ nữ…và người lao động được tự nguyện tham gia các tổ chức đó

Phương châm hoạt động của Công ty là: Phấn đấu không mệt mỏi, làm chủkhoa học kỹ thuật tiên tiến, cung cấp những sản phẩm an toàn nhất cho xã hội, vớimong muốn ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển mạnh mẽ, làm giầu cho mọingười, mọi nhà

1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Trồng trọt đã đạt tầm thế giới, thủy sản xuất khẩu đạt hàng tỷ USD/năm, nhưngchăn nuôi thì vẫn chưa có sự bứt phá mạnh mẽ, trước mắt ngành chăn nuôi khôngnên đặt số lượng lên hàng đầu mà cần quan tâm đến chất lượng, hiệu quả kinh tế

Từ trước đến nay, chăn nuôi luôn có vài trò quan trọng đối với nền nông nghiệpnước ta, giá trị chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá, trên 27% cơ cấu của toàn ngành vàtăng trưởng mỗi năm (giai đoạn 2001-2009) đạt 7-8% Theo Tổng cục thống kênăm 2010, tổng số đầu heo đạt 27,3 triệu con, số lượng gia cầm hơn 300,498 triệucon, sản lượng thịt đạt 615 nghìn tấn Đàn bò trong cả nước đạt gần 6 triệu con, bòsữa 128 nghìn con và đàn trâu là 2,9 triệu con Tổng sản phẩm chăn nuôi trongnước đạt 4,006 nghìn tấn thịt; 306 nghìn tấn sữa tươi và 5,87 tỷ quả trứng

Xu hướng chăn nuôi trang trại quy mô công nghiệp áp dụng kỹ thuật công nghệcao đang được quan tâm, trong khi đó chăn nuôi nông hộ giảm dần thể hiện quabảng số liệu thống kê dưới đây

Bảng số liệu thống kê số lượng trang trại chăn nuôi qua các năm:

Trang 5

(Nguồn: Tổng cục thống kê – www.gso.gov.vn)

Bảng tính toán tốc độ tăng trưởng của số lượng trang trại:

Tốc độ tăng

trưởng

(Nguồn: Tổng cục thống kê – www.gso.gov.vn)

Qua những số liệu của Tổng cục thống kê thì ta thấy số lượng trang trại có xuhướng giảm và giảm mạnh nhưng số lượng gia súc, gia cầm lại vẫn tăng đều quacác năm Điều này cho thấy việc chăn nuôi trong các hộ gia đình, nông hộ giảmdần do không mang lại hiệu quả kinh tế lớn trong khi chi phí ngày càng tăng, dịchbệnh bùng phát và lại phải cạnh tranh sản phẩm đầu ra với các trang trại quy môlớn và áp dụng công nghệ kỹ thuật cao trong việc chăn nuôi, các sản phẩm nhậpkhẩu…

Qua một số đợt dịch bệnh hoành hành chúng ta có thể thấy rằng việc chăn nuôitrang trại quy mô nhỏ, chăn nuôi theo kiểu truyền thống và các nông hộ thì đãkhông chủ động được các biện pháp kỹ thuật để phòng tránh, chữa trị khiến chothiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ chăn nuôi

Về chăn nuôi trang trại, theo Bộ trưởng bộ NN-PTNT Cao Đức Phát: “Nhữngnăm vừa qua tuy tăng nhanh về số lượng, song nhìn chung phát triển thiếu quyhoạch, quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ chưa đồng bộ và trình độ quản lý thấp.Hơn nữa, hệ thống tổ chức, quản lý ngành chăn nuôi, thú y và kiểm soát vệ sinh antoàn thực phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thịtrường và hội nhập kinh tế quốc tế” Bộ trưởng nêu lên một ví dụ, trong khi Mỹ vàcác quốc gia Châu Âu phát triển chăn nuôi công nghiệp từ lâu, thì hiện chúng tavẫn chăn nuôi kiểu “gà ngủ cành cây” ở Sông Hồng và miền núi Phía Bắchoặc “vịt chạy đồng” ở Năm Bộ và ĐBSCL Tuy chất lượng cao nhưng năng suấtthì khó có thể cải thiện được Hay như chuyện quản lý xuất nhập khẩu: Năm 2010,việc xuất nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vẫn còn nhiều bất cập và chưa kiểmsoát được, đặc biệt là xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua đường biên giới Việt Nam vớicác nước láng giềng và đường biển

Việc nhập các sản phẩm chăn nuôi không kiểm soát được đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước Mặt khác,việc nhập khẩu gia súc, gia cầm sống, nhập nội tạng và các phụ phẩm chăn nuôiảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và tiềm ẩn các bệnh nguy hiểmcho người và vật nuôi nội địa

Bảng giá trị nhập khẩu phân theo khu vực kinh tế và nhóm hàng của Việt Nam

Trang 6

Đơn vị: triệu đô la Mỹ

-(Nguồn: Tổng cục thống kê – www.gso.gov.vn)

Điều này cho chúng ta thấy rằng sản lượng chăn nuôi trong nước hàng năm vẫnchưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và chúng ta phải nhập khẩu Và đặcbiệt là nhiều sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng theo đường tiểu ngạch và biêngiới từ Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam làm ảnh hưởng lớn đến hoạt độngchăn nuôi trong nước, nhất là các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, các nông hộchăn nuôi…

Việt Nam đã là thành viên của WTO cũng như nhiều tổ chức, tham gia các hiệpước thương mại song phương cũng như đa phương khác Điều này đã mở ra nhiều

cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trong đó chăn nuôi heo nói riêng là ngành cung cấp thịt chủ yếu không chỉ ởnước ta mà cả ở nhiều nước trên thế giới Một đặc điểm quan trọng mang tính ưuviệt của chăn nuôi heo là thời gian chăn thả ngắn, sức tăng trưởng nhanh và chu kỳtái sản xuất ngắn Tính bình quân một con heo nái trong một năm có thể đẻ trungbình 2,2-2,4 lứa, mỗi lứa 12-15 con và có thể tạo ra một khối lượng thịt hơi tăngtrọng từ 2000 kg trở lên Mức sản xuất và tăng trưởng cao 5-7 lần so với chăn nuôi

bò trong cùng điều kiện nuôi dưỡng Hơn nữa tỷ trọng thịt sau giết mổ so với trọnglượng thịt hơi tương đối cao, có thể đạt tới 70-72%, trong đó thịt bò chỉ đạt từ 40-45%

Chăn nuôi heo không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùngtrong nước mà sản phẩm thịt heo còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá trị Nhờđặc tính sinh sản nhiều mỗi lứa và nhiều lứa trong một năm nên hiện nay chăn nuôiheo nái sinh sản đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị được thị trường trong nước

và trong khu vực ưa chuộng Đối với nhiều vùng nông thôn và nhất là trong xu thếphát triển nền nông nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn nuôi heo còn góp phần tạo ranguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho phát triển ngành trồng trọt, góp phần cảitạo đất, cải tạo môi trường sinh sống của các vi sinh vật đất

Trang 7

TỈNH là một tỉnh thuộc vùng ……… tiếp giáp với …………, ở tọa độ

từ ….0….’ – ….016’ vĩ độ Bắc, từ … 056’ – … 003’ kinh độ Đông Địa giới hànhchính của tỉnh tiếp giáp với:

- Tỉnh …… và ……… về phía Đông Bắc.

- Tỉnh ……… về phía Đông Nam.

- Tỉnh ……… về phía Tây Nam.

- Tỉnh ……… và ……… về phía

TỈNH là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng – ……… và ……… Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền , có hệ thống giao thông tương đối đadạng đã tạo cho TỈNH có điều kiện và cơ hội thuận lợi để tăng cường hộinhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội… không chỉ với cáctỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưukinh tế quốc tế TỈNH có vị trí quan trọng chiến lược bảo vệ an ninh quốcphòng đã được khẳng định trong lịch sử đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ Quốc,Ngày nay, Tỉnh đã và đang được xây dựng thành khu vực mạnh về kinh tế

và trở thành khu vực phòng thủ vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TổQuốc

Để cụ thể hóa văn bản số ……/UBND-TNMT ngày …./…./2019 của Chủ tịchUBND tỉnh , Công ty .muốn đầu tư vào việc chăn nuôi heo theophương thức chăn nuôi bằng công nghệ an toàn sinh học và chăn nuôi theo phươngthức thâm canh đầu tư lớn để đẩy nhanh hiệu suất tăng trọng sử dụng chất lượngthức ăn ổn định và sử dụng thức ăn tổng hợp chế biến sẵn với kỳ vọng dự án sẽ gópphần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống, tăng thungân sách và đảm bảo môi trường sinh thái không chỉ cho vùng dự án mà còn cho

Trang 8

TỈNH nằm ở vùng …… tiếp giáp với ……… Phía Đông giáp -, phía Tây giáp tỉnh…… ,

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, cáccấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tích cực, nỗ lực thực hiệnhoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Giai đoạn 2011-2019,tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 13,5% trở lên, trong đó nông, lâm nghiệp5,4%, công nghiệp xây dựng 17,1%, dịch vụ 14,5% Cơ cấu kinh tế chuyển dịchtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục vàcông tác xã hội đã có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dântrong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế- xã hội, đưaTỈNH cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực,quốc tế

Với phương châm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh củatỉnh, trong thời gian qua Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn,

mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển cácngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốnnhanh và đạt hiệu quả cao Mục tiêu đến năm 2019: Nâng cao năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ; phát huy truyền thống đoàn kết, huy động và

sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao

và bền vững, văn hoá - xã hội phát triển, tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện rõrệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tăng cường củng cố, xây dựng quốcphòng - an ninh vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; xây dựngTỈNH trở thành tỉnh phát triển khá vào năm 2019, tạo nền tảng để đến năm

2020 trở thành trung tâm kinh tế của vùng

Tuy nằm sâu trong nội địa nhưng TỈNH lại là đầu mối và trung độ củamột số tuyến giao thông quan trọng, là một trong những cửa ngõ thông thương giữaĐông Bắc và Hệ thống giao thông của Tỉnh hết sức thuận lợi với

cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không bao gồm … km đường bộ với

… tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn, … tuyến tỉnh lộ, tất cả các xã đều có đường ô

tô đến trung tâm Hiện nay tuyến đường cao tốc … nằm trong hành lang đườngbộ… thiết kế với vận tốc 80 đến 100 km/giờ đang (đã) được xây dựng phục vụvận tải Ngoài ra, Tỉnh còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế - xã hộinhư con người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch thủy điện

2.1.2 Hành chính

Hiện Tỉnh có …… km2 diện tích tự nhiên, nằm trải dọc đôi bờ sôngHồng và …… người, mật độ dân số trung bình là … người/km2 tập trung ở một

Trang 9

số khu đô thị như thành phố , thị xã và các thị trấn huyện lỵ Tỉnh có 1thành phố, 1 thị xã và 7 huyện:

TỈNH nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là

22 - 230C; lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 –87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp Dựa trên yếu tố địa hình khíhậu, có thể chia TỈNH thành 5 tiểu vùng khí hậu Tiểu vùng với độcao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, có khi xuống dưới 00C vềmùa đông, thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới Tiểuvùng – nam , độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 –

200C, phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thíchhợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới Tiểu vùng – Tú

Lệ, độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 320C, thích hợp pháttriển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả vàcây lâm nghiệp Tiểu vùng nam , , thành phố , , độcao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 240C, là vùng mưa phùn nhiều nhấttỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâmnghiệp, cây ăn quả Tiểu vùng Lục Yên – độ cao trung bình dưới 300 m,nhiệt độ trung bình 20 – 230C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp vànuôi trồng thuỷ sản, có tiềm năng du lịch

b Về địa hình, địa chất

TỈNH nằm ở vùng ……, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Namlên và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy – ĐôngNam: Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùngthấp Vùng cao có độ cao trung bình 300 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàntỉnh Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có

Trang 10

khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội Vùng thấp có độ cao dưới 300

m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tựnhiên toàn tỉnh

2.1.4 Tài nguyên thiên nhiên – môi tr ư ờng

b Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là …… ha Trong đó diện tích nhóm đấtnông nghiệp là ………… ha, chiếm 85% diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đấtphi nông nghiệp là ………… ha chiếm 8%; diện tích đất chưa sử dụng là 49827,82

ha chiếm 7%

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là ………… ha; đất lâm nghiệp ………… ha; đất nuôi trồng thủy sản ………… ha, còn lại làđất nông nghiệp khác Trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp thì đất ở ………….ha; đất chuyên dùng ……… ha, còn lại là đất sử dụng vào mục đích khác Trongtổng diện tích đất chưa sử dụng thì đất bằng chưa sử dụng là ………… ha; đất đồinúi chưa sử dụng là …… ha, còn lại là núi đá không có rừng cây

Đất Tỉnh chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít,đất phù sa, đất glây, đất đỏ…

2.1.5 Đặc điểm văn hóa, di tích lịch sử, du lịch và sinh thái

Trang 11

TỈNH một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt cổ với trên 30dân tộc anh em cùng chung sống, là nơi có nền văn minh sông Hồng, sông Chảy, làtrung điểm giao lưu giữa vùng Đông Bắc và của tổ quốc, có nhiều lợi thế

về giao thông đường sắt, đường bộ và đường thuỷ Nơi đây có nhiều di tích lịch sửcách mạng, hệ thống các đình, đền, chùa gắn liền với lịch sử dựng nước và giữnước của dân tộc Bên cạnh đó, Tỉnh còn là nơi có khí hậu mát mẻ, cảnhquan thiên nhiên, với danh thắng ………., khu du lịch ……

Lễ hội và địa danh văn hóa

Tỉnh có hồ là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn và gắn vớicông trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam, với diện tích 23.400 ha, trong

đó diện tích mặt nước 19.050 ha Hồ có 1.331 hòn đảo và nhiều hang động đẹp vàphong cảnh sơn thủy hữu tình Bên cạnh đó còn có đầm , hệ thống suốinước khoáng nóng thiên nhiên , quần thể thác …, hệ thống các hang động

có giá trị cảnh quan như ……, các khu rừng và cảnh quan tự nhiên như khu sinhthái ………, khu bảo tồn loài và sinh cảnh ………, khu bảo tồn thiên nhiên…

Lễ hội truyền thống: Các lễ hội văn hoá tâm linh ở Tỉnh được tổ chứchàng năm thu hút đông đảo nhân dân và du khách gần xa như: lễ hội đền ; lễhội đền ………; lễ hội đền ; lễ hội đền ………, Ngoài ra còn có một số lễhội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như: hội ……… củangười … ; lễ đón ……… của người ………

2.1.6 Đặc điểm dân số, nguồn lực

Năm 2016, tổng dân số toàn tỉnh là ……… người Mật độ dân số bình là

……… người/km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố , thị

xã và các thị trấn huyện lỵ

Cư dân dân TỈNH sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, một số địaphương có làng nghề truyền thống còn duy trì đến ngày nay Cơ cấu lao động trongtỉnh đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động tronglĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vựcnông – lâm – ngư nghiệp Sự chuyển dịch này phù hợp với xu hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh

2.2

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA TỈNH

Phấn đấu đến năm 202, Tỉnh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và

là một trong những trung tâm phát triển của vùng miền núi phía Bắc Duy trì tốc độtăng trưởng kinh tế hợp lý và bền vững Phát triển kinh tế gắn với phát triển vănhóa xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân, thu hẹp đáng kể khoảng cách chênh lệch về mức sống của dân

cư so với bình quân chung cả nước

Trang 12

Chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2025 như sau:

Định hướng phát triển trọng điểm, phát triển ngành và lĩnh vực:

* Các trọng điểm phát triển chủ yếu

- Trọng điểm thứ nhất: Huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ

phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; khai thác có hiệu quả tiềmnăng, thế mạnh về kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa

- Trọng điểm thứ hai: tập trung cao vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp và ngành nghề nông thôn, ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực có lợithế, có giá trị hàm lượng công nghệ cao, từng bước hướng mạnh ra xuất khẩu,nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa và cả nền kinh tế

- Trọng điểm thứ ba: Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp

hóa hiện đại hóa, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sảnxuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu thị trường, nângcao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất/đơn vị diện tích, canh tác Chuyểndịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động côngnghiệp và dịch vụ

- Trọng điểm thứ tư: gắn liền phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói,

giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về mức sống giữa các khu vực, khôngngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, quan tâm xây dựng vàphát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, antoàn xã hội

* Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực

a) Phát triển nông, lâm nghiệp:

Tập trung phát triển những cây trồng, vật nuôi có lợi thế Hình thành các vùngsản xuất hàng hóa sinh thái sạch, công nghệ cao Giữ ổn định diện tích các cây

Trang 13

trồng lớn; tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trên cơ sở thâm canh, áp dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động Chuyển dịch cơ cấu sản xuấtnông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và tỷ trọng lâm nghiệp Phát triểnmạnh mô hình sản xuất nông nghiệp đa canh

Đẩy mạnh cơ giới hóa, kết hợp phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghềnông thôn Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên2,5 lần so với hiện nay Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng theo hướnghiện đại; gắn với phát triển đô thị, bảo vệ môi trường; xây dựng quy hoạch các xãnông thôn mới và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu theo tiêu chí phù hợp vớiđiều kiện của tỉnh

b) Phát triển công nghiệp:

Tiếp tục phát triển công nghiệp để tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xãhội Chú trọng công nghiệp chế biến sâu, tập trung vào các lĩnh vực chế biến nônglâm, khoáng sản, vật liệu xây dựng: Chè, tinh bột sắn, gỗ, giấy đế, bột giấy, sứ cáchđiện, xi măng, gạch, cao lanh, cácbonnát canxi, đá mỹ nghệ, đá xây dựng, Cácthủy điện nhỏ nhằm cung cấp điện sinh hoạt tại chỗ cho đồng bào vùng sâu, vùng

xa Phát triển một số ngành công nghiệp mới như: Sơn công nghiệp, cồn nhiên liệusinh học, ván ép, giấy bao bì, công nghiệp phụ trợ, sản xuất và lắp ráp ô tô, xemáy, điện tử; công nghiệp chế tạo, sản xuất linh kiện điện tử; công nghiệp dệt may,giày da,

Phát triển các cơ sở chế biến nông lâm sản tại các vùng nông thôn nhằm tănggiá trị sản xuất công nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, tiêu thụ hàng hóanông lâm sản và nâng cao đời sống nông dân

c) Phát triển dịch vụ:

Hình thành một số trung tâm, khu, cụm thương mại, dịch vụ gắn với các điểmgiao cắt với đường cao tốc Phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh,hiện đại

Đầu tư khai thác phát huy các tiềm năng du lịch, đưa du lịch thành một mũi độtphá trong phát triển các ngành dịch vụ Tập trung vào các loại hình dịch vụ du lịchchất lượng cao, gắn với du lịch sinh thái và các di tích lịch sử, lễ hội truyền thốngmang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của từng vùng

Đổi mới, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tăng tỷtrọng các sản phẩm đã qua chế biến Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu,thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại Xây dựng thươnghiệu cho các sản phẩm xuất khẩu

Trang 14

Nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải Chú trọng năng lực, trách nhiệm củangười điều khiển phương tiện và chất lượng các phương tiện vận tải để đảm bảo antoàn giao thông Tiếp tục phát triển các dịch vụ vận tải chất lượng cao, văn minh,hiện đại như: Vận tải lữ hành, tắc xi, xe buýt,

Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chuyển giao tiến bộ khoahọc kỹ thuật, các dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sốngcủa nhân dân

d) Các lĩnh vực văn hóa, xã hội:

- Giáo dục và đào tạo: phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập

giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổcập giáo dục trung học cơ sở Phát triển giao dục và đào tạo theo hướng toàn diện

và vững chắc, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡngnhân tài

- Y tế, chăm sóc sức khỏe: Phát triển các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao.

Chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, nâng cao thểlực, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống Quan tâm chăm sóc sức khoẻđối với người có công, gia đình thương binh liệt sỹ, người nghèo Thực hiện tốt antoàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh an toàn lao động

- Văn hóa, giáo dục, thể thao: Phát triển văn hóa, thể thao theo hướng văn minh,

hiện đại Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao mứchưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa, bài trừ các hủ tục lạc hậu; phong trào toàn dân rènluyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại Chú trọng đầu tư tập luyện, bồi dưỡngcác vận động viên năng khiếu tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cao

- Thông tin và truyền thông: Phát triển các lĩnh vực phát thanh truyền hình, xuất

bản báo chí theo quy hoạch Từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới nộidung và nâng cao chất lượng, phát sóng, tiếp sóng các chương trình Trung ương vàđịa phương Tăng thời lượng và chất lượng các chương trình phát thanh truyềnhình tiếng dân tộc

- Khoa học – công nghệ: Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng các

hoạt động nghiên cứu triển khai để cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạchđịnh các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

và đời sống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo sự chuyển biến rõrệt trong sản xuất và đời sống xã hội

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ có chất lượng cao,

có chuyên môn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Xây dựngthị trường công nghệ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh số lượng

Trang 15

và chất lượng các giao dịch mua bán công nghệ Tổ chức các chợ công nghệ vàthiết bị đáp ứng nhu cầu về công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp trong tỉnh.

- Giảm nghèo, phát triển nhân lực, giải quyết việc làm và giải quyết các vấn đề xã

hội: Phấn đấu hàng năm giải quyết việc làm cho 18.000 lao động, bình quân mỗinăm đưa khoảng 1.000 người đi xuất khẩu lao động Tỷ lệ lao động qua đào tạonăm 2019 là 45%, năm 2020 là 55% Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 4% (theochuẩn của từng thời kỳ)

Quan tâm thực hiện chính sách đối với người có công, gia đình thương binh liệt

sỹ, người nghèo; đảm bảo các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội

Chú trọng công tác đào tạo nghề, đào tạo nhân lực cho vùng cao, vùng sâu,vùng xa Khuyến khích thành lập các cơ sở dạy nghề tư nhân Đẩy mạnh xuất khẩulao động, nhất là lao động nông thôn Tập trung đầu tư hỗ trợ 2 huyện

và giảm nghèo nhanh và bền vững, từng bước nâng cao đời sống ngườidân

- Sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái: Phát triển kinh tế - xã hội

gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, mọingười dân được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh Không ngừngbảo vệ và cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe củanhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững

Thực hiện tốt quy hoạch các vấn đề về môi trường: Hệ thống thoát nước của cácthành phố, thị xã và thị trấn; hệ thống thoát nước sinh hoạt; hệ thống thoát nướcnước thải công nghiệp; hệ thống xử lý chất thải rắn; hệ thống nghĩa trang, nghĩađịa, nhà tang lễ, làng nghề, rác thải nông thôn

Tăng cường quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường trong các khu đô thị, thị trấn,thị tứ, khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các khu vựckhai thác khoáng sản

e) Phát triển kết cấu hạ tầng:

- Hệ thống giao thông: Tiếp tục củng cố - khôi phục, nâng cấp hệ thống giao

thông hiện có, đầu tư theo chiều sâu một số công trình quan trọng và xây dựngmới một số công trình cấp thiết để từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông,nhất là hệ thống giao thông đường bộ

Hoàn thiện hệ thống đường đô thị kết hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị;

hệ thống bến, bãi đỗ xe; quảng trường, cây xanh, vườn hoa; hệ thống đèn tín hiệu,phân làn, luồng đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn giao thông Phát triển các tuyếnđường trục chính của các huyện; hoàn thiện hệ thống đường huyện, đường liên xã;đảm bảo 100% các xã có đường giao thông ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa,

đi lại được 4 mùa; kiên cố hóa hệ thống đường giao thông nông thôn

Trang 16

Tham gia với Bộ Giao thông vận tải xây dựng tuyến đường sắt đồng bộ, hiệnđại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành đường sắt Việt Nam Nângcấp hoàn thiện hệ thống thông tin tín hiệu hiện đại Đầu tư cải tạo, nâng cấp một số

ga trên địa bàn tỉnh

Đầu tư xây dựng các bến cảng, bến thủy, các phương tiện vận tải đường thủyđảm bảo chất lượng phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách

- Hệ thống thủy lợi, đê điều và cấp, thoát nước: Tiếp tục đầu tư xây dựng kiên cố

hóa hệ thống thủy lợi, đê, kè chống ngập úng, sạt lở Xây dựng các trạm bơm đảmbảo tưới cho các diện tích lúa dọc theo bờ sông Hồng Đầu tư xây dựng các cụmcông trình thủy lợi thay thế cho các công trình thủy lợi có diện tích tưới nhỏ lẻ,manh mún

Xây dựng hoàn chỉnh, cải tạo hệ thống lọc nước, mở rộng thêm đường ống phânphối của các nhà máy nước hiện có; mở rộng các nhà máy nước ở khu, cụm côngnghiệp; đầu tư xây dựng thêm các cơ sở cung cấp nước sạch cho các thị trấn, thị tứ

và nông thôn

- Hạ tầng cấp điện: Đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện, thiết bị hiện có và

hoàn thành các công trình đường dây tải điện, trạm biến áp phân phối và lướiđiện, đảm bảo chất lượng, giảm tổn thất điện năng Tiếp tục thực hiện đầu tư xâydựng các dự án thủy điện, nhất là hệ thống thủy điện cực nhỏ phục vụ các vùngnông thôn nằm quá xa trung tâm xã, phân bố dân cư thưa thớt, đi lại khó khănkhông có điện lưới quốc gia

- Hệ thống hạ tầng công cộng khác: Căn cứ vào nguồn lực từng thời kỳ xem xét

đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới các cơ quan Đảng, đoàn thể, nhà nước, trụ sởxã; các khu công viên cây xanh, vui chơi, giải trí; khách sạn, trung tâm thương mại

và các chợ đầu mối; các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung; các nhà máy xử lýnước thải, rác thải; hệ thống công trình kè chống lũ, chống sạt lở bờ sông Hồng; Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông với công nghệ tiên tiếnđáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ và ứng dụng công nghệ thông tin

- Quốc phòng an ninh: Tiếp tục xây dựng TỈNH trở thành tỉnh giàu về

kinh tế, mạnh về quốc phòng, xây dựng căn cứ hậu phương vững mạnh trong khuvực phòng thủ vững chắc, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội Pháttriển kinh tế - xã hội luôn gắn với củng cố quốc phòng an ninh, hoàn thiện thế trậnquốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân Nâng cao khả năng sẵn sàngchiến đấu của quân đội và khả năng chủ động ứng phó của lực lượng công antrong mọi tình huống

Trang 17

chế và không đồng đều Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, sảnxuất công nghiệp nhỏ bé chủ yếu là công nghiệp chế biến nông lâm sản, quy mônhỏ lẻ, phân tán, công nghệ thô sơ lạc hậu Song nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhànước các cấp, cùng với sự đoàn kết của nhân dân, về kinh tế, huyện luôn duy trìđược tốc độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước, phát huy lợi thế về rừng

và đất lâm nghiệp rộng lớn

2.3.2 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Diện tích: có diện tích tự nhiên là …… ha, chiếm ……… diện tíchtoàn tỉnh

Địa giới hành chính:

là một huyện miền núi vùng thấp của tỉnh , có điều kiện tựnhiên và địa hình tương đối thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh –quốc phòng Phía Bắc giáp với huyện , phía Nam giáp huyện ……., phíaĐông giáp huyện và thành phố , phía Tây giáp với huyện Tổng diện tích tự nhiên là ……… ha, chiếm ……… diện tích toàntỉnh Trung tâm huyện cách thành phố … km, Có hệthống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ rất thuận lợi cho việc đi lại vàtrao đổi hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện

Thủy văn:

Mực nước, lưu lượng nước ở các con suối trong khu vực dao động mạnh theomùa và có liên quan chặt chẽ với các yếu tố khí tượng thuỷ văn của vùng Lượngmưa thay đổi theo mùa, trung bình vào mùa khô lượng mưa … mm; vào mùa mưalượng mưa trung bình …….mm

Tài nguyên khoáng sản

Theo số liệu thống kê đất đai ngày …/…/20…, Huyện có tổng diệntích đất tự nhiên ………… ha, bao gồm:

- Đất nông nghiệp: có diện tích ………… ha, chiếm … % diện tích tự nhiên,

trong đó:

Đất sản xuất nông nghiệp: ………… ha chiếm … % so với diện tích đất nôngnghiệp Trong đó: đất trồng cây hàng năm: ……… ha (đất trồng lúa: ……… ha,đất cỏ dùng vào chăn nuôi: …… ha, đất trồng cây hàng năm khác: ……… ha),đất trồng cây lâu năm: ………… ha

Đất lâm nghiệp ………… ha chiếm …………% so với diện tích đất nôngnghiệp Trong đó: đất rừng sản xuất: ……… ha; đất rừng phòng hộ: ……….ha

Đất nuôi trồng thuỷ sản: ……… ha, chiếm 0,4% so với diện tích đất nôngnghiệp

Trang 18

Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: có sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua địa

phận theo hướng – Đông Nam Đây là giao thông đường thuỷ lớn nhấtcủa huyện Hệ số xâm thực sông Hồng rất lớn: 450 tấn/km2/năm, nên lượng phù

sa sông Hồng cao, bình quân 1,39 kg/m3/năm, đây cũng là lượng phân bón rất tốtcho sản xuất nông nghiệp với các xã ven sông

- Hệ thống ngòi, suối: có gần 30 ngòi, suối phân bố tương đối đều trên

địa bàn, đặc biệt của ngòi suối ngắn, dốc thuận tiện cho việc xây dựng các côngtrình thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và thuỷ điện nhỏ

- Ngoài hệ thống sông ngòi, còn có hệ thống ao, hồ khá phong phú, có

tổng diện tích gần 700 ha là tiềm năng rất lớn cho việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷsản cũng như xây dựng các điểm du lịch sinh thái trong tương lai

Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2018 là ……… ha

chiếm ……% so với diện tích đất tự nhiên

- Đất rừng sản xuất …… ha Trong đó đất rừng tự nhiên sản xuất ………… ha;

đất rừng trồng ……… ha

Nhìn chung rừng của Huyện cơ bản là rừng tái sinh, rừng trồngchiếm tỉ lệ trên 60% có trữ lượng khá, hàng năm đưa vào khai thác từ 1200 – 1300

ha, với sản lượng 60 – 70 nghìn m3

Hiện trạng dân số và lao động.

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH

3.1

HIỆN TRẠNG KHU VỰC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

Vị trí và đặc điểm điều kiện tự nhiên

Vị trí và giới hạn khu đất nghiên cứu lập quy hoạch

Khu vực lập Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Trang trại chăn nuôi heo tập trungcông nghệcaoan toàn sinh học thuộc địa giới hành chính khu thôn

3, , Huyện , Tỉnh

Giới hạn và quy mô thiết kế

Khu vực lập Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Trang trại chăn nuôi heo tập trungcông nghệcaoan toàn sinh học có giới hạn chính như sau:

+ Phía Đông và Đông Nam khu đất được bao bọc bởi đồi cao;

+ Phía Tây và Tây Nam khu đất giáp với ………;

+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp

Quy mô dự án:

+ Dự án có tổng quy mô trong ranh giới thiết kế là 80 ha

Điều kiện tự nhiên

Trang 19

Địa hình địa mạo

là một vùng thấp nằm ở phía Nam tỉnh , Phía Bắc giáp vớihuyện và huyện , phía Nam giáp với huyện , phía Tây giáphuyện .và huyện ., phía Đông giáp huyện ., thànhphố và tỉnh Phú Thọ Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi về giaothông, khoảng cách từ trang trại đến đường trục chính liên huyện, xã khoảng 1 kmđường đã có sẵn xe tải vận chuyển vào tận nơi

Khí hậu

Khu vực , Huyện , Tỉnh có đặc điểm khí hậu nhiệtđới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, có 2 mùa rõ rệt Nhiệt độ mùa hè từ 25-39oC,mùa đông nhiệt độ từ 8-12oC đôi khi xuống tới 7oC Thường xuyên có mây mù,mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa dài kéo dài liên tục Mùa khô thường từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau, độ ẩm thấp Khí hậu khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng trựctiếp đến việc canh tác và sinh hoạt của nhân dân nơi đây, cũng như quá trình khaithác mỏ Vào mùa khô thỉnh thoảng có bị ảnh hưởng mưa, nhiệt độ chênh lệch giữahai mùa khá lớn từ 10 ÷ 25oC

Độ ẩm:

Độ ẩm tương đối trung bình năm tại khu vực dao động trong phạm vi từ 86%

81-Đặc trưng độ ẩm trung bình trong năm như sau:

+ Độ ẩm trung bình trong năm: 84%

+ Độ ẩm thấp nhất: 81% (tháng 5)

+ Độ ẩm cao nhất: 86% (tháng 8)

Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình khoảng từ 1,1m/s

Hướng gió: Nhìn chung tại khu vực có hai hướng gió chính là:

+ Mùa mưa: Gió Bắc từ tháng 6 đến tháng 11

+ Mùa khô: Gió Bắc – từ tháng 1 đến tháng 3, gió Đông Bắctháng 4 và gió Đông Nam tháng 5

Các hiện tượng thời tiết khác:

- Bão: Hàng năm, ở khu vực Nhà máy chịu ảnh hưởng của các cơn bão của các

tỉnh vùng Đông Bắc Bắc Bộ

- Nắng và bức xạ: Chế độ nắng và bức xạ

+ Số giờ nắng trung bình trong năm: 1437 giờ

+ Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 173.8 giờ(tháng 8).+ Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 57.5 giờ (tháng 2).+ Lượng bức xạ tổng cộng trung bình trong năm: 86 kcal/cm2

Nhìn chung, khí hậu phù hợp cho sinh trưởng và phát triển đa dạng hóa các loạicây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc

Hiện trạng sử dụng đất đai: Tổng diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch theoranh giới là 50 ha, diện tích đất này là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

Trang 20

Hiện trạng các công trình xây dựng: Trong khu đất quy hoạch không có côngtrình kiến trúc nào

Hiện trạng về giao thông: Trong khu đất chỉ có đường mòn lên đỉnh đồi

Hiện trạng về san nền, thoát nước mưa: Nước mặt tự chảy theo tự nhiên theohướng ra xung quanh chân đồi

Hiện trạng về cấp điện: đường dây trung thế đi qua khu vực đã có sẵn, dự áncần đầu tư thêm trạm biến áp 350 KVA và hệ thống đường dây hạ thế Khoảng cách

từ đường điện quốc gia vào dự án dài khoảng 2,5 km

Hiện trạng về cấp nước: Trong khu đất không có hệ thống cấp nước nào

Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Hiện trạng trong khu vựcchưa có hệ thống thoát nước bẩn

Nhận xét chungvề tình hình hiện trạng: Các yếu tố hiện trạng và điều kiện tựnhiên của khu vực lập quy hoạch cho thấy đây là khu vực thuận lợi để phát triểnkhu chăn nuôi gia súc, gia cầm

3.2.2 Nhà nghỉ của cán bộ công nhân viên:

Nhà nghỉ của cán bộ công nhân viên được xây dựng theo kiểu nhà cấp IV vớikết cấu: trụ bê tông cốt thép, kèo thép, mái tôn, tường gạch Bên trong mỗi cănphòng bố trí vệ sinh khép kín, Nhà dành cho các cán bộ công nhân viên trực làmviệc qua đêm hoặc cán bộ công nhân có nhu cầu ở lại sinh hoạt trong khuôn viêncông ty Dành cho công nhân ở và sinh hoạt tại công ty trong các đợt có dịch bệnhkhông cho công nhân ra vào trại tự do…

3.2.3 Trạm xử lý nước sạch:

Trạm xử lý nước sạch làm nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho toàn bộ dự ángồm: cung cấp nước sạch cho khối văn phòng (nhà điều hành, nhà ăn, nhà nghỉ củacán bộ công nhân viên), khối chăn nuôi heo…

T

Số lượn g

Định mức lít/ngày

Tổng cộng (m 3 / ngày)

Trang 21

4 Lợn con sau cai sữa con 5.000 4 20

5 Nước rửa vệ sinhchuồng chuồng 56 500 280

Với bảng tổng hợp công suất tiêu thụ nước trên, việc cần thiết phải đầu tư 1trạm xử lý nước để vận hành phải đạt công suất là 36.9m3/h Vì hệ thống chỉ có thểvận hành trong khoảng 8 tiếng là có đủ nước cho cả ngày và đủ nước dự trữ.Nếukhông có nước sẽ rất nguy hiểm cho công việc chăn nuôi

3.2.4 Trạm biến áp 350 KVA

Trạm biến áp 350 KVA sẽ làm nhiệm vụ cung cấp điện cho dự án Trạm biến ápnày sẽ được lấy điện từ đường dây hạ thế 35KV Kéo từ nguồn cấp cách dự ánkhoảng 3km đường dây cao thế

Do kết cấu xây dựng khu nhà chăn nuôi thực nghiệm là dạng kín nên trongnhững trường hợp sự cố mất điện xảy ra vào mùa nắng nóng thì nhiệt độ trong nhànuôi sẽ rất cao và có thể làm heo chết hàng loạt Để đảm bảo an toàn cho đàn heothì trạm biến áp này được kết nối với hệ thống 2 máy phát điện công suất 350 KVA

dự phòng Trong trường hợp sự cố mất điện xảy ra thì ngay lập tức hệ thống sẽ kíchhoạt máy phát điện khởi động và cung cấp điện trở lại cho toàn bộ hoạt động của

dự án

3.2.5 Hệ thống xử lý nước thải Biogas:

Hệ thống xử lý nước thải Biogas sẽ được đầu tư đồng bộ để xử lý các nước thải,nước rửa trong quá trình nuôi thực nghiệm trước khi thải ra ngoài môi trường xungquanh

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi theo công nghệ xử lý kỵ khí tậnthu khí sinh học kết hợp xử lý sinh hóa, tận dụng tái sử dụng nước và đủ đạt chuẩn

xả thải, công suất xử lý 300 m3/ngđ (ngày đêm), chia làm 2 hệ thống Biogas (1modul thịt hậu bị và 1 modul nái) gồm các công đoạn sau:

- Toàn bộ nước thải cần xử lý từ các chuồng nuôi được xả thẳng đến bể Biogas,

nước thải được xử lý ủ > 40 ngày trong hầm Biogas đến hồ xử lý tương đối triệt để(bằng các phương pháp lắng điều hòa, thiếu khí, hiếu khí, sinh học…) trước khicác cấp hồ sinh học và ra môi trường với chất lượng nước thải đảm bảo theo luậtđịnh Đường ống thu nước thải đặt ngầm, kín nên cũng ngăn không cho mùi hôithối của nước thải cần xử lý phát tán ra không khí Có hệ thống rãnh nước mưa

Trang 22

riêng biệt không cho nước mưa qua hệ thống Biogas mà ra các hồ sinh học tùynghi

- Hầm Biogas được thiết kế với thời gian lưu là trên 40 ngày và thời gian lấy bùn

lắng đọng là 10 năm, có tổng thể tích là 12.250 m3 Hiệu quả xử lý thể hiện quamức giảm COD và BOD trung bình là 70-80% Mức giảm này thay đổi theo nhiệt

độ của khí quyển

- Khí sinh học sinh ra được giữ lại nhờ tấm phủ của hầm và đượcthu về sử dụng

(đun nấu, chạy máy phát điện, đốt lò…) sau khi lọc H2S và CO2

- Nước thải sau xử lý ở hầm Biogas sẽ được đưa vào hệ thống DEWATS gồm bể

lắng điều hòa, bể xử lý thiếu khí (giảm Nitơ), bể xử lý hiếu khí (tiếp tục giảm ônhiễm BOD COD) và các ao sinh học có trồng cây thủy sinh nổi trên mặt và thả cá

để tiếp tục giảm tải lượng ô nhiễm, tạo sinh khối với tiêu chuẩn loại B được phépthải ra mương tưới tiêu phục vụ nông nghiệp Hệ thống được thiết kế với công suất

xử lý 300 m3/ngđ (ngày đêm) Một phần tận thu tái sử dụng để vệ sinh chuồng trạisau khi khử trùng và một phần xả thải phục vụ cho tưới tiêu

3.2.6 Hệ thống tường rào

Hệ thống tường rào sẽ được xây dựng bao quanh khu đất thực hiện dự án

Tường xây cao 2m, phía trên căng dây thép gai cao 0.5m Đảm bảo an ninh,tường được xây 3 mặt, phía hồ chỉ dùng đóng cọc bê tông và căng thép gai

3.2.7 Nhà khử trùng

Đây là hệ thống sát trùng người và các phương tiện trước khi vào khu chăn nuôithực nghiệm, Dự án sẽ xây dựng 3 nhà khử trùng riêng biệt gồm:

a Nhà khử trùng số 1

Nhà khử trùng số 1 chỉ dành cho các cán bộ, công nhân viên cũng như là bất kỳ

ai trước khi đi vào khu chăn nuôi thực nghiệm (phương tiện không đi qua nhà khửtrùng này).Nhà khử trùng số 1 này sẽ bao gồm các phòng tắm vệ sinh, phòng thay

đồ trước khi vào khu chăn nuôi thực nghiệm

và nhà để xe dành cho các cán bộ công nhân viên còn lại

Việc xây dựng 2 nhà để xe nhằm làm thuận tiện cho việc sắp xếp trật tự xeravào làm việc của tất cả các cán bộ công nhân viên của Trung tâm

3.2.9 Hệ thống giao thông nội khu

Trang 23

Giao thông nội khu sẽ được phân ra làm 2 khu vực tách biệt nhau: khu vực nhàđiều hành và khu vực nhà chăn nuôi.

+ Đối với khu vực nhà điều hành thì toàn bộ sân được sử dụng làm lưu thông vàđược đổ bê tông có làm mịn bề mặt

+ Đối với khu vực nhà chăn nuôi thực nghiệm sẽ được phân ra là 2 loại: đườngtrái cấp phối bê tông nhựa nóng và đường bê tông có làm mịn bề mặt

- Đường bê tông nhựa nóng có kích thước lớn dùng cho các phương tiện vận tải

ra vào khu chăn nuôi và sẽ có 2 tuyến: tuyến xe ra vào dành cho cung cấp thức ănkhu chăn nuôi và tuyến ra vào dành cho lấy phân của khu chăn nuôi

- Đường bê tông làm mịn bề mặt dùng làm đường di chuyển trong khu chăn nuôi

với kích thước nhỏ

3.2.10 Cảnh quan cây xanh

Xung quanh hệ thống tường rào của khu vực chăn nuôi thực nghiệm đều đượctrồng cây xanh để giảm thiểu tác động mùi hôi phát tán ra môi trường xung quanh

và tạo cảm giác xanh sạch cũng như mỹ quan

Ngoài ra cây xanh còn được trong rải rác trên các tuyến đường nội bộ của khuchăn nuôi

Khu vực nhà điều hành ngoài việc trồng cây xanh tạo cảnh quan thì còn có thểđược xây dựng thêm tiêu cảnh, đài phun nước…

Toàn bộ phần đất khí bố trí công trình vì là địa hình đồi núi sẽ được bố trí trồngnhiều cây xanh phủ kín tạo môi trường và cũng tránh lãng phí tài nguyên đất Sẽ sửdụng trồng keo và bạch đàn

Trang 24

CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ4.1

Mô hình chăn nuôi AI/AO:

Môhìnhchănnuôi AI/AO (Cùngvàocùngra)

Chu chuyển đàn theo tuần

2

Trang 25

Môhìnhchănnuôi AI/AO (Cùngvàocùngra)

Ph ối

Siê uâ m

Phối Mangthai Chờ

đẻ Nuôi con

Cai sữ a

Cai sữa Nuôi thịt

Chuyển trại thương phẩm

Hậu bị

11

0 kg

3

Trang 26

Mô hình chăn nuôi cùng vào cùng ra theo tuần:

- Là hệ thống nuôi theo nhóm các lứa cùng độ tuổi, cân nặng, thể trạng, chu kỳ

sinh sản cũng như chế độ dinh dưỡng

- Lợn được phối theo nhóm tuần và luân chuyển hết sang các khu chức năng khác

theo tuần

- Là mô hình chăn nuôi tiên tiến, đang được áp dụng phố biến ở Việt Nam và

nhiều quốc gia khác

Lợi ích của mô hình chăn nuôi cùng vào cùng ra:

- Giảm nguy cơ phơi nhiễm và lan truyền dịch trong trại

- Kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi và đơn giản trong quản lý hệ thống hóa

tổng đàn

- Đồng bộ chế độ dinh dưỡng, tiêm chủng và chăm sóc.

- Nâng cao năng suất sinh sản.

- Đồng bộ hóa trong công tác đào tạo và luân chuyển nhân sự chuyên môn

4.2

Kỹ thuật chăm sóc:

4.2.1 Chăm sóc nái hậu bị cách ly:

1 Thời điểm chọn giống:

- Lợn cái hậu bị được lựa chọn sau khi kết thúc kiểm tra năng suất, đánh giá đầy

- Vệ sinh máng ăn, nền chuồng hàng ngày.

- Lợn cái hậu bị cần nuôi dưỡng theo nhóm để kích thích khả năng phát dục

- Đối với chuồng nền, diện tích tối thiểu cho mỗi cái hậu bị là 1,5 m2; với chuồng

sàn, diện tích tối thiểu cho mỗi cái hậu bị là 1,2 m2

3 Chế độ ăn:

- Cho ăn tự do để đảm bảo chúng phát triển tốt.

- Cho uống nước tự do, tốc độ chảy tại vòi uống tối thiểu là 1 lít/phút

4 Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng:

- Thường xuyên chọn lọc theo dõi khả năng sinh trưởng và phát dục của heo

- Từ 24 tuần tuổi cho cái hậu bị tiếp xúc với heo đực hằng ngày nhằm kích thích

động dục sớm và kéo dài thời gian động dục

- Lựa chọn các cá thể có chu kỳ động dục đều đặn để đưa lên phối giống

Trang 27

- Trước khi đưa lên phối giống phải đảm bảo tiêm phòng theo quy trình thú y 4.2.2 Chăm sóc heo đực giống:

1 Chọn giống:

- Lợn đực kết thúc kiểm tra năng suất đạt các tiêu chí về khả năng sinh trưởng và

ngoại hình được đưa vào huấn luyện nhảy giá để khai thác tinh

2 Chuồng nuôi:

- Đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo, thoáng mát: Nhiệt độ thích hợp 21 – 250C;

ẩm độ 65 – 75%; tốc độ gió 0,2 – 0,7 mét/giây; thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày

- Lợn đực phải được nhốt riêng từng con Diện tích mỗi ô nuôi 4-6m2

- Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, hệ thống cung cấp nước và vòi uống của từng ô.

- Vệ sinh ô chuồng hàng ngày: dọn phân, rửa chuồng, rửa máng ăn

- Chuồng nuôi phải được phun sát trùng trong và ngoài chuồng theo định kỳ 1

tuần/ lần

3 Chế độ ăn:

- Cho ăn đúng giờ, đúng khẩu phần từng con

- Tùy thuộc vào mùa vụ, thể trạng và lượng thức ăn thực tế của từng con đực để

điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp

4 Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng:

- Thường xuyên kiểm tra thể trạng, lượng thức ăn để có chế độ chăm sóc hợp lý.

- Với mỗi cá thể heo đực khi đưa vào sử dụng phải được bấm lỗ tai và ghi chép

lịch để theo dõi và quản lý

- Không cho ăn no trước khi khai thác tinh và không tắm ngay sau khi lấy tinh

- Lợn đực đưa vào khai thác phải đảm bảo theo đúng phẩm cấp giống, đạt từ 8

tuần tuổi trở lên

- Không sử dụng heo đực trên 3 năm tuổi hoặc đang trong giai đoạn điều trị bệnh 4.2.3 Chăm sóc heo chờ phối:

1 Chuồng trại:

- Lợn được nuôi ở khu phối giống

- Nhốt heo vào cũi nuôi cá thể

- Nhiệt độ trong chuồng đạt 20-25 độ C, thời gian chiếu sáng 12-14 giờ/ngày

2 Chế độ ăn uống:

- Sử dụng thức ăn dùng cho heo nái chửa

- Nước uống tự do

Trang 28

3 Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng:

- Sắp xếp heo chờ phối theo thứ tự để dễ dàng chăm sóc và theo dõi kiểm tra

động dục

- Kiểm tra tổng thể tình hình sức khỏe đàn heo, máng ăn, vòi uống, thú y, nhiệt độ

chuồng

- Kiểm tra động dục: Quan sát bằng mắt thường và dùng heo đực thí tình

4.2.4 Chăm sóc heo nái chửa:

1 Chuồng trại:

- Lợn được nuôi ở khu chuồng dưỡng thai.

- Nhốt heo vào cũi nuôi cá thể.

- Nhiệt độ trong chuồng đạt 20-25 độ C.

- Đảm bảo điều kiện vệ sinh chuồng trại: vệ sinh máng ăn, máng uống, thu gom

phân, vệ sinh hằng ngày

2 Chế độ ăn uống:

- Dùng thức ăn cho heo chửa từ khi phối đến trước khi đẻ 1 tuần.

- Không cho heo ăn nhiều trong giai đoạn 4 tuần đầu sau phối giống

- Hàng tuần phải tiến hành đánh giá thể trạng heo nái để điều chỉnh thức ăn cho

phù hợp

3 Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng:

- Kiểm tra tình hình sức khỏe đàn heo, vệ sinh chuồng trại.

- Tránh stress, không tiêm vacxin từ 1-28 ngày sau phối giống

- Kiểm tra khả năng đậu thai, nếu nái không chửa hoặc sảy thai được chuyển về

khu chờ phối Nái có chửa thì chuyển về khu dưỡng thai và nhốt theo ngày phốigiống

4.2.5 Chăm sóc heo nái đẻ - nuôi con:

1 Chuồng trại:

- Nền chuồng cần giữ khô ráo

- Tẩy uế chuồng đẻ trước khi chuyển heo sang bằng hóa chất.

2 Chế độ ăn, uống:

- Sử dụng thức ăn cho heo nái nuôi con.

- Cho nái ăn tự do theo nhu cầu ngày từ khi đẻ

3 Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng:

Trang 29

- Chuyển heo nái chửa sang khu chuồng đẻ trước dự kiến đẻ 5-7 ngày

- Khi có triệu trứng sắp đẻ, phải chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ đẻ, phải giữ yên tĩnh cho

heo trong quá trình đẻ

- Lợn con sinh ra phải được bấm nanh, cắt đuôi, đếm vú, cắt tai theo đúng quy

định, đảm bảo nhiệt độ úm heo con

- Lợn con 5 ngày tuổi cần được tập cho ăn bằng Thức ăn tập ăn từ 5-6 lần/ngày

- Tiến hành thiến heo đực khi heo đạt 7-10 ngày tuổi

- Tùy thuộc vào quy mô đàn heo để tiến hành cai sữa, khoảng từ 23 ngày tuổi đến

28 ngày tuổi

- Đối với khó sinh thì phải báo ngay cho kỹ thuật để có biện pháp xử lý kịp thời 4.2.6 Chăm sóc heo sau cai sữa đến 09 tuần tuổi:

1 Chuồng trại:

- Đảm bảo ô chuồng, hệ thống máng ăn, bạt che, trần nhà được rửa sạch, sát trùng

và cách ly tối thiểu 3 ngày trước khi nhận heo

- Lợn mới cai sữa cần được phân loại theo tính biệt, cấp giống, thể trạng và tình

trạng sức khỏe

2 Chế độ ăn và nước uống:

- Thức ăn cho heo cai sữa phải được bổ sung thường xuyên, tránh ẩm mốc

- Chế độ thức ăn tự do nhưng phải kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn cho heo con.

Trong 3 ngày đầu sau cai sữa, tiếp tục cho ăn thức ăn tập ăn, từ ngày thứ 4, bắt đầuchuyển dần sang thức ăn cho heo sau cai sữa heo > 25 kg sử dụng thức ăn cho heochoai

3 Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng:

- Kiểm tra, chi chép tình trạng sức khỏe heo hằng ngày Đối với heo có biểu hiện

ốm, què quặt … phải có chế độ nuôi dưỡng, chữa bệnh riêng

- Lợn con sau cai sữa phải được tiêm phòng vacxin theo quy trình vệ sinh thú y 4.2.7 Chăm sóc nuôi dưỡng heo thịt:

1 Chuẩn bị chuồng trại và nhận heo:

- Khi nhận heo đảm bảo ô chuồng, hệ thống máng ăn, bạt che, trần nhà được rửa

sạch, sát trùng và và cách ly tối thiểu 3 ngày trước khi nhận heo

- Máng ăn được vệ sinh hàng ngày, kiểm tra vòi uống và núm uống trước khi

nhận heo

- Nhận heo vào đúng nơi quy định theo kế hoạch chu chuyển đàn, đếm kỹ số

lượng heo, ghi chép và ký nhận vào phiếu chuyển heo ngay trong ngày Sắp xếp

Trang 30

các loại heo theo đúng các khu chuồng đã quy đinh, nhốt nguyên từng ô theo khusau cai sữa chuyển lên

- Phải áp dụng phương pháp chăn nuôi "Cùng vào - cùng ra"

2 Chế độ ăn và nước uống

- Thức ăn phải được bổ sung hàng ngày tránh ẩm mốc.

- Chế độ cho ăn tự do, trong 3 ngày đầu tiếp tục cho ăn thức ăn sau cai sữa Từ

ngày thứ 4, bắt đầu chuyển dần sang thức ăn cho heo choai như sau:

- Ngày 1 - 75 % thức ăn cũ + 25% thức ăn mới

- Ngày 2 - 50 % thức ăn cũ + 50% thức ăn mới

- Ngày 3 - 25 % thức ăn cũ + 75% thức ăn mới

- Lợn >60 kg sử dụng thức ăn finisher Khi chuyển đổi thức ăn phải thực hiện từ

từ như chuyển từ thức ăn sau cai sữa sang thức ăn cho heo choai

- Nhu cầu nước uống cho heo hàng ngày được khuyến cáo theo phụ lục 4

- Lợn từ 75 ngày đến xuất bán được tiêm phòng vắc xin theo quy trình vệ sinh thú

y của trung tâm

3 Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng:

- Kiểm tra, chi chép tình trạng sức khỏe heo hằng ngày Đối với heo có biểu hiện

ốm, què quặt … phải có chế độ nuôi dưỡng, chữa bệnh riêng

2 Quy trình sử dụng vacxin:

Trang 31

7 Xuyễn heo Tiêm bắp

21 Rối loạn hô hấp, sinh sản Tiêm bắp

Lợn hậu bị trước

khi phối giống

Trang 32

210 Rối loạn hô hấp, sinh sản Tiêm bắp

60 ngày kể từ ngày mang thai, không tiêm

Trang 33

Trước khi sinh 2 tuần không tiêm

Nái đẻ

Trong khi đẻ Thuốc co bóp tử cung Tiêm bắp

Ngay khi đẻxong

Viêm vú, viêm tử cung,

từ ngày đẻ Parvo, dấu son, lepto Tiêm bắp

Nái cai sữa Khi cai sữa Viêm phổi, màng phổi Tiêm bắp

Lợn đực

Tháng 3,7,11hàng năm

- Hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao về kinh tế, không bị ảnh hưởng bởi dịch

bệnh Công ty chúng tôi xây dựng quy trình chăn nuôi khép kín từ các khâu: chọngiống, xây dựng chuồng trại phù hợp, thức ăn và chế độ chăm sóc hợp lý

- Về con giống: công tác chọn giống luôn được Công ty đặc biệt chú trọng

Trang 34

+ Con nái: Công ty chọn giống Yorkshiere, Landrace thuần để nuôi gây giống Ưuđiểm của giống này là đẻ con sai, nuôi con khéo, tuổi sử dụng kéo dài, khả năng tiếtsữa tốt, khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới cao Mỗi con heo nái cóthể đẻ từ 2,2 – 2,5 lứa/năm, mỗi lứa đạt từ 12– 14 con heo.

+ Con đực: Công ty chọn giống Duroc Đây được coi là giống heo tốt nhất trên thếgiới với tỷ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp,khả năng sinh sản tương đối cao

- Về chuồng trại: Công ty luôn coi trọng tính khoa học hợp lý và công tác vệ sinh.

Ở mỗi dẫy chuồng nái đều có lắp đặt hệ thống điều hòa không khí, tạo mát mẻ vàomùa hè, ấm áp về mùa đông, quạt thông gió hút mùi, có hầm biogas xử lý chất thải

và hệ thống nước máy, hệ thống cho ăn tự động ở mỗi dãy chuồng

- Về thức ăn: nguồn thức ăn luôn được ổn định, đủ thành phần dinh dưỡng, đáp

ứng các giai đoạn phát triển của đàn heo Ngoài ra cùng với chế độ tiêm vacxinđịnh kỳ vì vậy vấn đề dịch bệnh của trại luôn được đảm bảo an toàn

- Sản phẩm đầu ra của Công ty chúng tôi tập trung ở hai mảng lớn:

- Thứ nhất đó là nguồn heo giống chất lượng cao nhằm phục vụ cho hệ thống các

trang trại vệ tinh của Công ty và phục vụ cho bà con nông dân trên địa bànTỉnh nói riêng cũng như các tỉnh thành lân cận khác, góp phần cải thiệnchất lượng đàn, nâng cao năng suất lao động và góp phần tăng thu nhập, cải thiệnđời sống cho bà con

- Thứ hai đó là nguồn thực phẩm sạch an toàn Heo thương phẩm sau khi đạt cân

nặng sẽ được chuyển đến các lò mò có uy tín trên địa bàn rồi phân phối cho cácchợ đầu mối, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, bếp ăn tập thể…

CHƯƠNG V TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Nội dung đánh giá tác động môi trường chiến lược trong dự án Khu chăn nuôiheo tập trung công nghệ an toàn sinh học tại khu vực thôn …… , .,Huyện , Tỉnh bao gồm:

+ Dự báo, đánh giá tác động xấu đối với môi trường của các phương án quyhoạch chi tiết xây dựng đô thị làm cơ sở lựa chọn phương án quy hoạch tối ưu.+ Các vấn đề môi trường đã và chưa được giải quyết trong dự án

Ngày đăng: 01/11/2019, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w