Xu hướng phát triển của hoạt động CTXH với cá nhân: sự ra đời của các tổ chức tiền thân của CTXH và các mốc thời gian của chúng, phương thức hoạt động của các tổ chức này và quá trình p
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XÃ HỘI HỌC - CÔNG TÁC XÃ HỘI - ĐÔNG NAM Á
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Trang 3MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ
xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học Bao gồm các nội
dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học
Phần 2: Cách thức ôn tập Mô tả cách thức để hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra Mô tả hình thức kiểm
tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án Cung cấp một đề thi mẫu và
đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi
PHỤ TRÁCH KHOA XHH – CTXH - ĐNA
Lâm Thị Ánh Quyên
Trang 4Phần 1
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CTXH VỚI TRƯỜNG HỢP CÁ NHÂN
1 Lịch sử hình thành và hoạt động của CTXH với cá nhân
2 Xu hướng phát triển của hoạt động CTXH với cá nhân
Chương 2: CTXH VỚI TRƯỜNG HỢP CÁ NHÂN – NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.Khái niệm/ Định nghĩa về CTXH với cá nhân
2 Mục đích và đặc điểm của CTXH với cá nhân
3 Các yếu tố trong CTXH với cá nhân
4 Các giá trị và ý nghĩa của CTXH với cá nhân
Chương 3: CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRONG CTXH VỚI
CÁ NHÂN
1 Những nguyên tắc đạo đức trong thực hành CTXH với cá nhân
2 Những yêu cầu về kỹ năng và thái độ ở nhân viên CTXH khi làm việc với cá nhân
3 Các lý thuyết cơ bản áp dụng trong CTXH với cá nhân
Trang 5Chương 4: QUY TRÌNH CAN THIỆP/ HỖ TRỢ CTXH TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CÁ NHÂN
1 Xác định Vấn đề
2 Thu thập thông tin
3 Đánh giá tầm quan trọng hoặc mức độ nguy hiểm/tính nghiêm trọng của vấn đề
4 Lên kế hoạch hỗ trợ hoặc can thiệp
2/ Công tác xã hội với cá nhân, tập bài giảng Powerpoint, biên soạn: Tôn Nữ Ái Phương, Khoa XHH-CTXH và ĐNA học, Đại học Mở Tp HCM
Tài liệu tham khảo thêm:
3/ Một số lý thuyết Công tác Xã hội ở Việt Nam và Đức, Juliane Sagebiel và các tác giả khác Nhà xuất bảnThanh niên-2012.(Dự án Hợp tác Khoa học giữa Đại học Mở Tp HCM và Đại học Ứng dụng Munichcuar CHLB Đức do tổ chức Hans Seidel tài trợ)
Trang 61 Lịch sử hình thành và hoạt động của CTXH với cá nhân:
lịch sử hình thành và phát triển của CTXH ở Việt Nam và
ở các nước khác, nguồn gốc của các ý tưởng bắt đầu của hoạt động CTXH, lý do phát sinh và điểm mốc của các ý tưởng đó, sự khác biệt giữa công việc từ thiện và CTXH với
cá nhân,
2 Xu hướng phát triển của hoạt động CTXH với cá nhân: sự
ra đời của các tổ chức tiền thân của CTXH và các mốc thời gian của chúng, phương thức hoạt động của các tổ chức này và quá trình phát triển của chúng, các mốc thời gian và những nhận vật và sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển ngành công tác xã hội đưa nó từ công việc từ thiện trở thành một nghề chuyên nghiệp và một ngành khoa học thực sự, so sánh với những kinh nghiệm tương tự trong lịch sử phát triển của CTXH ở Viêt Nam
Hướng dẫn đọc và nghiên cứu tài liệu:
1/ Công tác xã hội với cá nhân và gia đình: trang 4-13
2/ Công tác xã hội với cá nhân, tập bài giảng Powerpoint: trang 5-20
Trang 73/ Một số lý thuyết Công tác Xã hội ở Việt Nam và Đức: trang 30-54
Bài tập:
Sinh viên đọc kỹ tài liệu và và những ghi chép tại lớp qua lời giảng của giảng viên về các sự kiện quan trọng và những điểm nổi bật của các sự kiện này mà có sức ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ngành CTXH trên thế giới và ở Việt Nam Trình bày tóm tắt các điểm chính trong giới hạn 1 trang giấy viết tay
Chương 2: CTXH VỚI TRƯỜNG HỢP CÁ NHÂN – NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Các khái niệm cần nắm vững:
1 Khái niệm/ Định nghĩa về CTXH với cá nhân: Khái niệm về
CTXH và CTXH với cá nhân, và sự thay đổi của các định nghĩa này theo các mốc thời gian quan trọng và trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của CTXH, định nghĩa chung về CTXH với cá nhân
2 Mục đích và đặc điểm của CTXH với cá nhân: các mục
đích của quá trình thực hành CTXH với cá nhân, và những đặc điểm chính trong phương pháp thực hành CTXH với
cá nhân,
3 Các thành phần/ yếu tố trong CTXH với cá nhân: 4 nhân
tố quan trọng để hình thành hoạt động CTXH với cá nhân, những vấn đề cần lưu ý đối với từng yếu tố, vai trò của nhân viên xã hội và mối quan hệ giữa NVXH và khách hàng trong hoạt động của CTXH với cá nhân
4 Các giá trị và ý nghĩa của CTXH với cá nhân: 4 giá trị nghề
nghiệp của CTXH và ý nghĩa của chúng trong thực hành CTXH với cá nhân,
Trang 8 Hướng dẫn đọc và nghiên cứu tài liệu:
1/ Công tác xã hội với cá nhân và gia đình: trang 18-20, 23-26, 20-12
2/ Công tác xã hội với cá nhân, tập bài giảng Powerpoint: trang 22-44,
Bài tập:
Sinh viên sử dụng 10 ca mẫu do giảng viên cho để làm bài tập hoặc có thể chọn một trường hợp thực tế trong cuộc sống mà sinh viên đã từng biết (nên làm điều này vì nó sẽ giúp sinh viên thấy các hoạt động gần gũi với cuộc sống và thực tế hơn)
Ở bước này sinh viên xác định:
1/ Ai là khách hàng (thân chủ) cần được giúp đỡ,
2/ Ai là nhân viên xã hội?
3/ Cơ quan xã hội ở đây sẽ là cơ quan nào?
4/ Sinh viên suy nghĩ như thế nào về những trường hợp này?
Và những công việc mà sinh viên sẽ làm trong các trường hợp này sẽ là gì?
5/ Sinh viên sẽ chọn một trường hợp để làm bài tập nhóm tại lớp cho các bài học tiếp theo
Chương 3: CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRONG CTXH VỚI
Trang 9cách thực hành các kỹ năng đó trong CTXH với cá nhân, 4 yêu cầu về thái độ quan trọng và cách thức tuân thủ, thực hiện các yêu cầu này trong CTXH với cá nhân
Các lý thuyết cơ bản và sơ đồ áp dụng trong CTXH với cá nhân: nội dung cơ bản của các lý thuyết hệ thống và hệ thống sinh thái, sơ đồ phả hệ, lý thuyết về sức mạnh, sơ đồ phân tích điểm mạnh và điểm yếu của thân chủ, lý thuyết về nhu cầu của Maslow, sơ đồ tâm sinh-lý-xã hội, sơ đồ con người trong môi trường, sự thực hiện chức năng xã hội,… và cách thức vận dụng các lý thuyết và sơ đồ này trong các hoạt động phân tích vấn đề của khách hàng và lên kế hoạch giúp khách hàng giải quyết vấn đề
Hướng dẫn đọc và nghiên cứu tài liệu:
1/ Công tác xã hội với cá nhân và gia đình: trang 20-23, 26-29
2/ Công tác xã hội với cá nhân, tập bài giảng Powerpoint: trang 25-73
3/ Một số lý thuyết Công tác Xã hội ở Việt Nam và Đức: trang 55-94, 158-159
Bài tập:
Sinh viên tiếp tục bài tập đã bắt đầu ở chương 2, tiếp tục làm những công việc sau đối với các tình huống đã cho và đặc biệt tập trung vào tình huống mà nhóm chọn làm ca mẫu để làm việc: 1/ Suy nghĩ và thảo luận với nhóm xem thử đối với các trường hợp này thì nguyên tắc đạo đức nào cần phải được tôn trọng nhất, và giải thích lý do tại sao các nguyên tắc đó phải được tôn trọng tuyệt đối trong các trường hợp này 2/ Suy nghĩ và thảo luận xem những kỹ năng nào được xem
là quan trọng nhất trong quá trình tiếp xúc và hỗ trợ cho các thân chủ trong các trường hợp cụ thể hoặc trường hợp
Trang 10được chọn để làm bài tập nhóm? Giái thích lý do tại sao kỹ năng đó là quan trọng đối với từng trường hợp riêng biệt 3/ Sinh viên tập sử dụng những kiến thức về các lý thuyết và các sơ đồ vào việc phân tích vấn đề của các khách hàng/thân chủ trong các trường hợp cụ thể đã cho gồm có:
mô tả các mối quan hệ, các nguyên nhân gây ra vấn đề và những tương tác có lợi hoặc bất lợi đối với khách hàng/thân chủ, để từ đó đưa ra định hướng hỗ trợ hợp lý giúp khách hàng giải quyết vấn đề
Chương 4: QUY TRÌNH CAN THIỆP/ HỖ TRỢ CTXH TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CÁ NHÂN
Các khái niệm cần nắm vững:
1 Xác định vấn đề ban đầu: cách thức tiếp cận với khách
hàng/ thân chủ trong lần đầu tiên, cách thức tiếp nhận và nhận biết thông tin, tóm tắt thông tin và gọi đúng tên vấn
đề, thể hiện cho khách hàng/thân chủ biết mình thực sự quan tâm đến những vấn đề họ đang gặp phải,các biện pháp xử lý hoặc ngăn chặn những tình huồng có thể gây nguy hiểm cho khách hàng (nếu có) và các kỹ năng khác
2 Thu thập thông tin và khẳng định lại vấn đề thực sự của khách hàng: các kỹ năng phỏng vấn thu thập thông tin và
xác định các đối tượng có thể cung cấp thông tin về vấn đề của khách hàng, kỹ năng giao tiếp và tạo sự tin cậy với khách hàng, kỹ năng sử dụng các sơ đồ, mô hình và lý thuyết để tóm tắt và phân tích thông tin về vấn đề của khách hàng (nguyên nhân, những tương tác tốt, không tốt trong các hệ thống xã hội, sự sai lệch hoặc suy yếu về vai trò và chức năng xã hội, điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng và các hệ thống xã hội chung quanh khách hàng…)
và quá trình phát triển của vấn đề, kỹ năng xét đoán vấn
đề khách hàng từ nhiều góc cạnh khác nhau và có thể xác
Trang 11định lại đối tượng nào cần tập trung tác động để giúp thay đổi tình huống hoặc giải quyết vấn đề của khách hàng, khẳng định lại vấn đề thực sự của khách hàng và có thể là phải xác định lại ai sẽ là thân chủ chính mà NVXH cần giúp
thái độ cần có của nhân viên xã hội,
4 Lên kế hoạch hỗ trợ hoặc can thiệp: các kỹ năng phân tích
và tổng hợp thông tin, khuyến khích sự tham gia và tinh thần trách nhiệm của khách hàng, kỹ năng tư vấn và hỗ trợ khách hàng tự tìm giải pháp cho bản thân họ và phát huy khả năng
tự đưa ra quyết định của khách hàng, kỹ năng biện hộ, kỹ năng lập kế hoạch để giải quyết vấn đề và xác định các tiêu chí để theo dõi và giám sát, kỹ năng quản lý thời gian, quản
lý cảm xúc,…
5 Thực hiện kế hoạch can thiệp hoặc giúp đỡ: các kỹ năng và
kiến thức về CTXH với cá nhân nói chung, cách đánh giá và phân loại khách hàng và nhu cầu của họ để đưa ra hướng giúp đỡ phù hợp, vai trò hỗ trợ của NHXH trong những tình huống khác nhau, vai trò và trách nhiệm của khách hàng trong quá trình giải quyết vấn đề, các kỹ năng và thái độ cần thiết của NVXH …
6 Giám sát và lượng giá: các kỹ năng theo dõi, giám sát và
đánh giá các hoạt động theo các tiêu chí đã đề ra trong kế hoạch hỗ trợ, thái độ linh hoạt cởi mở, chấp nhận những sai sót hoặc thất bại (nếu có) và khả năng điều chỉnh kế hoạch,
Trang 12kỹ năng khuyến khích/ phát huy tính tự chủ và độc lập của
thân chủ,…
7 Kết thúc sự hỗ trợ: các thời điểm hoặc lý do và điều kiện để
kết thúc sự hỗ trợ, các hoạt động tiếp theo sau khi kết thúc sự
hỗ trợ (nếu cần), các thủ tục liên quan đến việc kết thúc sự hỗ trợ, các phương án chuẩn bị tư tưởng cho khách hàng yên tâm trước khi NVXH kết thúc sự giúp đỡ
Hướng dẫn đọc và nghiên cứu tài liệu:
1/ Công tác xã hội với cá nhân và gia đình
2/ Công tác xã hội với cá nhân, tập bài giảng Powerpoint 3/ Một số lý thuyết Công tác Xã hội ở Việt Nam và Đức
Bài tập:
Sinh viên tiếp tục thực hành 7 bước của chương 4 này bài tập đối với các trường hợp đã chọn ở bài tập chương 2 và lồng ghép những kết quả thảo luận nhóm ở chương 3 vào các bước có liên quan theo yêu cầu sau:
Bước 1: thực tập xây dựng một tiểu cảnh/ đóng kịch cho một cuộc
tiếp xúc với khách hàng: sinh viên phải thể hiện các kỹ năng giao tiếp, xây dựng quan hệ và niềm tin với khách hàng, kỹ năng phỏng vấn thu thập thông tin (đặt câu hỏi, xác nhận thông tin, phân tích và tổng hợp thông tin), kỹ năng lắng nghe, và những thái độ ứng xử cần thiết, những kỹ năng tư vấn hoặc kỹ năng xử lý/phản ứng với trường hợp nguy cấp (nếu có), và những kỹ năng khác…
Tiểu cảnh này sẽ được trình bày tại lớp nếu có điều kiện về thời gian Các nhóm sau khi trình diễn sẽ được nhận xét về những điểm tốt và chưa tốt để rút kinh nghiệm cho quá trình thực hiện
về sau trong thực tế công việc
Trang 13Bước 2: Sinh viên phải thực tập quá trình thu thập thêm thông
tin và xác định lại vấn đề của khách hàng Sinh viên cũng phải thực hiện một tiểu cảnh: chọn các đối tượng phù hợp để thu thập thêm thông tin, thể hiện kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn, sử dụng các sơ đồ, các lý thuyết trong quá trình thu thập thông tin và phân tích thông tin của khách hàng Sáu đó sinh viên sẽ trình bày các thông tin có được thông qua các công cụ lý thuyết đó
Bước 3: sinh viên sẽ áp dụng những kiến thức, hiểu biết của các
môn học khác trong ngành để áp dụng vào việc chẩn đoán/ phân tích và phân loại vấn đề, xác định mức độ nghiêm trọng của vấn
đề và dự đoán những hậu quả tiêu cực nếu vấn đề không được giải quyết kịp thời, xác định vấn đề nào là khẩn cấp cần được ưu tiên đưa vào kế hoạch giải quyết,…
Bước 4,5,6,7: Sinh viên sẽ tiếp tục làm việc cùng với khách hàng
lập kế hoạch hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề của họ Nếu có thể thực hiện các tiểu cảnh sắm vài thì càng tốt vì qua đó, giảng viên có thể có những nhận xét và góp ý cụ thể hơn về các kỹ năng
và thái độ cấn thiết cho thực hành CTXH với nhân về sau của sinh viên
Lưu ý: Một bảng kế hoạch tốt phải có mục tiêu, các hoạt động
dự kiến sẽ làm theo thứ tự hợp lý (cái gì nên ưu tiên giải quyết trước và cái gì sẽ giải quyết sau), các kết quả mong muốn từ các hoạt động, thời gian cần thiết, các tiêu chí để theo dõi và giám sát sự tiến triển của các hoạt động hoặc những thay đổi tích cực theo mong đợi và có lợi cho khách hàng, những dự đoán về các tình huống bất lợi có thể xảy ra và các hoạt động thay thế, và những người tham gia vào các hoạt động và những nguồn lực khác cần vận động theo từng giai đoạn của kế hoạch, và thời điểm dự tính có thể kết thúc sự hỗ trợ, các phương án chuẩn bị
tư tưởng cho khách hàng yên tâm trước khi NVXH kết thúc sự
Trang 14Phần 3
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a/ Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Đề kiểm tra áp dụng cho hoạt động bài tập cá nhân và nhóm trong lớp được phân phối như sau:
a.1/ Dạng bài tiểu luận:
Áp dụng cho các bài tập nhóm tại lớp để lấy điểm giữa kỳ hoặc điểm chuyên cần để được cọng vào điểm thi cuối kỳ
Các sinh viên vắng mặt ở các buổi học sẽ không được tham gia làm các bài tiểu luận này
Bài tập nhóm: để lấy điểm giữa kỳ hoặc để được tính cộng như
là điểm chuyên cần vào điểm thi cuối kỳ:
Nội dung các bài tiểu luận này thường là các nội dung đã được giảng viên giao cho hoặc do sinh viên tự chọn để làm bài tập nhóm tại lớp, và sau khi được sửa và góp ý, sinh viên sẽ về nhà
và tiếp tục hoàn chỉnh bài để nộp
o Các nhóm gửi bài tập nhóm qua email cho giảng viên theo thời gian thỏa thuận với giảng viên nhưng phải gửi trước ngày thi cuối môn học và gửi theo đúng quy cách đặt tên tài liệu và ghi dòng chủ đề của email đã được hướng dẫn tại lớp
a.2/ Dạng đề tự luận: áp dụng cho các đề kiểm tra giữa kỳ hoặc
đề thi tự luận cuối kỳ
Các đề tự luận thường có 2 phần: phần lý thuyết và phần ứng dụng
Trang 15Thời gian làm bài thường là 75 phút hoặc 90 phút (tùy theo đề)
Phần lý thuyết: 2 -3 câu với tổng số điểm là từ 3-6 điểm (tùy theo
- Vế thứ hai: yêu cầu cung cấp những ví dụ trong thực tế có liên quan đến các kiến thức lý thuyết đó
=> nếu sinh viên không trả lời đủ hai vế này của câu hỏi thì sẽ không đạt yêu cầu
Phần ứng dụng: sẽ có khoảng 3-5 câu hỏi với tổng số điểm từ
5-7 điểm (tùy theo từng đề riêng lẻ)
Sinh viên sẽ được cho một tình huống cụ thể về một trường hợp khách hàng có vấn đề cần được giúp đỡ và sẽ được yêu cầu thực hiện các công việc cần thiết để giúp đỡ cho khách hàng đó
Nôi dung của các công việc sẽ được yêu cầu cụ thể trong các câu hỏi, nhưng chủ yếu là: tập trung vào các bước trong quy trình giải quyết vấn đề gồm có 7 bước của Helen Harris Perlman mà sinh viên đã được học
Các yêu cầu của phần bài ứng dụng này là nhằm mục đích kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên về các kiến thức đã được học thông qua việc áp dụng những kiến thức đó vào một công việc cụ thể, và những tiến bộ (nếu có) sau khi sinh viên đã tham gia các hoạt động thảo luận nhóm và làm bài tập nhóm tại lớp và đã được nghe nhận xét và góp ý