MỞ ĐẦU Theo ƣớc tính, có khoảng 8-12 % các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản chịu ảnh hƣởng bởi tình trạng hiếm muộn [72, 73]. Tình trạng này đƣợc xếp thứ 5 trong các bệnh lý khiếm khuyết của dân số toàn cầu ở độ tuổi dƣới 60 [48]. Giải quyết vấn đề này không những là giải quyết sự khao khát thiêng liêng của một gia đình mà còn là giải quyết một vấn đề lớn về sức khỏe sinh sản cho dân số nói chung. Sự kiện Louis Brown, em bé đầu tiên đƣợc ra đời bằng phƣơng pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTON) vào năm 1978, đã mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển của chuyên ngành hỗ trợ sinh sản (HTSS). HTSS là giải pháp hữu hiệu cho các cặp vợ chồng hiếm muộn và cho đến nay đã có hơn 4 triệu em bé ra đời bằng phƣơng pháp này [72]. Chƣơng trình TTON đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trên toàn thế giới. Ở thời điểm năm 2010, đã có hơn phân nửa quốc gia của thế giới đã phát triển dịch vụ TTON [57]. Tuy nhiên, TTON là giải pháp can thiệp vào sự sống. TTON càng phát triển, càng có thêm nhiều kĩ thuật cải thiện tỉ lệ thành công nhƣng can thiệp càng nhiều. Nếu nhƣ trong tự nhiên để thụ tinh, tinh trùng phải tự bơi đến kết hợp với noãn thì trong điều trị TTON tinh trùng có thể đƣợc bắt bằng kim đâm xuyên vào noãn (kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tƣơng noãn). Chính vì vậy sau TTON có nhiều vấn đề cần quan tâm nhƣ: bất thƣờng di truyền, sanh non, các vấn đề tiền sản, chậm phát triển,…[84]. Một đứa bé muốn hòa nhập xã hội và phát triển thì phải có sự phát triển bình thƣờng về tâm thần, xã hội, vận động. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sức khỏe và cũng đƣợc dùng để đánh giá độ an toàn của chƣơng trình TTON. Năm 1998, kết quả một nghiên cứu đƣợc công bố, trong đó chỉ số phát triển tâm thần ở nhóm trẻ tiêm tinh trùng vào bào tƣơng noãn (ICSI) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm mang thai thụ thai tự nhiên [ICSI 95,9 (SD 10,7)], tự nhiên 102.5 (SD 7,5), p